Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

CẦN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU ĐÒI XÉT LẠI LỊCH SỬ, VĂN HỌC

Trong cái gọi là chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các phần tử xấu tiến hành nhằm chống phá các nước XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng, có một thủ đoạn rất nham hiểm của họ để đánh vào trái tim, khối óc của quần chúng nhân dân đó là xét lại lịch sử, xét lại các giá trị văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần của dân tộc. Từ sự xét lại này sẽ dẫn tới đánh vào niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng, với chế độ, với Nhà nước XHCN, sẽ dẫn tới sự suy giảm niềm tin và sau đó là dẫn tới sự bàng quan, thờ ơ với chế độ, thậm chí là quay lưng và chống phá lại chế độ.


Câu hỏi đặt ra rằng, ở Việt Nam hiện nay có những tiếng nói đó không. Xin thưa là có và thậm chí có thể nói rằng là nó đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

Trên lĩnh vực lịch sử, không khó để chúng ta nhận thấy thời gian vừa qua có những tiếng nói đòi xét lại lịch sử, thay sử diễn ra rất mạnh mẽ. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như.

Xuyên tạc các nhân vật lịch sử.
Có những tiếng nói cố tình xuyên tạc rằng những nhân vật như anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, là sự hư cấu trong chính sách tuyên truyền của Cộng sản.
Có những tiếng nói bóp méo hình tượng anh hùng Võ Thị Sáu, cho rằng chị có vấn đề về “thần kinh” nhằm hạ bệ hình tượng này.
Mạnh mẽ nhất là những tiếng nói bịa đặt nhằm vào chủ tịch Hồ CHí Minh nhằm hạ bệ thần tượng, giải thiêng thần tượng, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đòi xét lại lịch sử.
Tiểu biểu phải kể đến là những tiếng nói đòi xét lại khởi nghĩa Tháng Tám, đòi xét lại cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Không ít tiếng nói cho rằng khởi nghĩa Tháng Tám là một sự ăn may hoặc có lẽ không cần khởi nghĩa tháng Tám cũng có thể giành chính quyền. Hay là những tiếng nói vu cáo, xuyên tạc kháng chiến chống Mỹ là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, là cuộc chiến ý thức hệ.
Và cũng không thể không nói đến là những tiếng nói đòi xét lại vai trò của Việt Nam Cộng hòa, ca ngợi Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí bộ sử Việt mới đây còn tìm cách dẫn dắt nhận thức người đọc từ một chế độ ngụy quân ngụy quyền tay sai trở thành một chế độ hợp danh, hợp hiến…
Trong lĩnh vực văn học, không thể không nói đến là trào lưu đòi vinh danh những tác phẩm gắn với những tác giả gắn với chế độ Việt Nam Cộng Hòa hay đòi xét lại những vấn đề như vụ Nhân văn giai phẩm.
Và gần đây nhất không thể không nói đó là tiếng nói của anh nghiên cứu sinh tên Nguyễn Sóng Hiền nào đó đòi loại tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ra khỏi sách giáo khoa với quan điểm hết sức lệch lạc rằng tác phẩm này gây tác động, ảnh hưởng xấu đến nhận thức của học sinh. Trong quan điểm mà anh ta nêu ra, anh ta phủ nhận hết những giá trị phản ánh hiện thực xã hội của tác phẩm kinh điển này, hạ thấp giá trị của tác phẩm cũng như những đóng góp của nhà văn Nam Cao.

Xâu chuỗi các sự kiện, vấn đề trên để thấy, có lẽ các phần tử xấu đang phát động một cuộc tấn công tổng lực vào lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tinh thần của chúng ta. Chúng muốn xóa sạch những giá trị tốt đẹp của chúng ta, làm chúng ta chao đảo, mất phương hướng trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa để rồi tạo điều kiện cho các tư tưởng lệch lạc, sai trái có điều kiện len lỏi vào trong xã hội chúng ta.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác và tỉnh táo bởi đó là một thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét