Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Tại sao các vụ tai nạn máy bay quân sự của Việt Nam ít thấy phi công nhảy dù?



Máy bay chiến đấu là một loại khí tài đặc biệt với vô số các chi tiết và thiết bị điện tử. Việc xảy ra những sự cố ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà phi công thực hiện chuyến bay bắt buộc phải luôn luôn mang dù để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra trong khi huấn luyện cũng như chiến đấu. Tuy nhiên, dù cũng chỉ là trợ giúp thoát nạn chứ dù không phải có quyền năng vô biên để cứu giúp phi công. Chính vì vậy mà từ Mỹ, châu Âu, NATO, Nga... cũng thường xuyên xảy ra những tai nạn máy bay tiêm kích hiện đại bậc nhất thế giới như: F18, F15, F16, F35, Typhoon, Tonado, Su 30... và ngay cả F22 cũng tương tự và phi công cũng đã phải hy sinh.

Tại sao các vụ tai nạn máy bay quân sự của Việt Nam ít thấy phi công nhảy dù?
Máy bay SU-22, số hiệu 8551 gặp nạn trong khi bay huấn luyện ngày 26/7/2018 tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; hai phi công là Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam hy sinh.
Phi công QĐND Việt Nam luôn lấy tính mạng, tài sản của nhân dân đặt lên hàng đầu và chấp nhận hy sinh để giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Người lính phi công được tuyển chọn kỹ càng, được rèn luyện qua nhiều thử thách. Do vậy các phi công luôn thấu hiểu rằng, đất nước chúng ta còn đang khó khăn, máy bay là một tài sản có giá trị lớn và quý giá mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó cho họ. Ý thức được vinh dự và trách nhiệm đó nên mặc dù được quán triệt phải ưu tiên tính mạng của mình nhưng trong giờ phút nguy cấp họ luôn lựa chọn làm hết mọi cách để cứu lấy tài sản quý giá đó. Chính vì vậy mà họ thường hy sinh cùng máy bay.

Dù bất cứ lý do gì thì họ cũng hy sinh vì đất nước, vì nhân dân để cho các bạn được sống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét