Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Chiêu trò bao biện cho các tân tù nhân Nguyễn Văn Túc, Đỗ Công Đương và Đào Quang Thực

Vừa qua, đã có 3 đối tượng bị kết án tù do phạm tội hình sự liên quan đến vấn đề trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia. Cụ thể, trong phiên xử phúc thẩm ngày 14/09/2018, Nguyễn Văn Túc đã chịu y án 13 năm tù giam, do phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong quá trình tham gia tổ chức Hội Anh em Dân chủ (HAEDC). Trong phiên xử sơ thẩm ngày 17/09/2018, Đỗ Công Đương đã lĩnh án 4 năm tù giam vì tội "Gây rối trật tự công cộng", do quay phim, chụp ảnh nhiều vụ cưỡng chế thu hồi quyền sử đụng đất ở Bắc Ninh, rồi sử dụng những hình ảnh đó để kích động quần chúng. Trong phiên xử sơ thẩm ngày 19/09/2018, Đào Quang Thực đã lĩnh án 14 năm tù giam vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", do tham gia tổ chức khủng bố mang tên "Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời". Các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt tuyên truyền về những bản án vừa nêu, chủ yếu theo 3 thông điệp.


Thông điệp thứ nhất là Đỗ Công Đương chỉ "đưa tin về các vụ cưỡng chế đất phi pháp", còn Nguyễn Văn Túc và Đào Quang Thực chỉ "phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm môi trường", "phản đối các chính sách sai lầm", chứ họ không phạm những tội mà tòa nêu. Chẳng hạn, luật sư bào chữa Lê Văn Luân viết rằng Đào Quang Thực chỉ gia nhập "Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời" để "châm biếm, mỉa mai" tổ chức hữu danh vô thực này, chứ không vì mục đích lật đổ chế độ. Nhân đó, họ đồng loạt tuyên bố rằng tòa đã xử oan cho các bị cáo, để "đàn áp" những người "chống tiêu cực"; và đây là biểu hiện "vi phạm nhân quyền" của Nhà nước Việt Nam.
Thông điệp thứ hai là ca ngợi các bị cáo, vì họ đã "dũng cảm" chấp nhận bản án, thay vì tỏ ra bi lụy hoặc nhận tội, xin khoan hồng. Trong nhánh cực đoan của thông điệp này, Thái Bá Tân đã làm thơ ca ngợi câu chửi "địt mẹ tòa" của bị cáo Nguyễn Văn Túc. Trong hàng loạt các gương mặt hùa theo ca ngợi Túc, Bùi Thị Minh Hằng viết rằng chính ông Túc, chứ không phải ông Bùi Hiền, đã có công "cải cách ngôn ngữ" Việt Nam.
Thông điệp thứ ba là an ủi rằng các bị cáo "không cô đơn". Chẳng hạn, Nguyễn Thúy Hạnh viết rằng từ một người hoạt động đơn độc ở vùng miền núi Hòa Bình, nay Đào Quang Thực đã được nhiều nhóm chống đối, bao gồm nhóm của Hạnh, "bênh vực và đùm bọc". Sau khi tiếp xúc với nhóm của Hạnh, vợ con Thực đã hết sợ hãi, và chuyển sang công khai ủng hộ ông.
Sau khi xem xét các vụ việc, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, các luật sư bào chữa nên tôn trọng một sự thật, rằng Nguyễn Văn Túc và Đào Quang Thực thật sự có động cơ lật đổ chế độ. Chẳng hạn, từ ngày 07/09/2008, ở cầu vượt Lai Cách, Hải Dương, Nguyễn Văn Túc đã cùng một số đối tượng khác treo một biểu ngữ lớn mang nội dung “Khối 8406. Lạm phát, dân nghèo khổ là do chính quyền cộng sản; mất dân chủ, tự do, nhân quyền là do chính quyền cộng sản: yêu cầu đa nguyên, đa đảng”. Tổ chức "Khối 8406" mà Túc tham gia khi đó không giấu mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam. Còn Hội Anh em Dân chủ mà Túc tham gia gần đây vốn được đồng sáng lập và điều hành bởi một Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân tên Hà Đông Xuyến.
Trong khi đó, bức ảnh này không ủng hộ quan điểm của luật sư bào chữa, rằng Đào Quang Thực chỉ tham gia tổ chức khủng bố của Đào Mình Quân cho vui:

Thứ hai, độc giả có thể thông cảm cho câu chửi tục của Nguyễn Văn Túc, vì nó xuất phát từ cảm xúc nhất thời của Túc tại tòa. Nhưng khi các "nhân sĩ, trí thức" của phong trào chống Cộng làm thơ ca ngợi một câu chửi tục, và thủ lĩnh biểu tình Bùi Thị Minh Hằng cho rằng nó góp phần cải cách ngôn ngữ Việt Nam, thì người dân nên lo ngại về những thay đổi mà phong trào này đem đến cho đất nước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét