Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

CÁI GIÁ CỦA SỰ MIỄN PHÍ

Có lẽ luật sư là cái nghề mà mình thấy đáng ghét nhất, bởi với yêu cầu bảo vệ thân chủ (chứ không phải bảo vệ lẽ phải), họ phải làm đủ mọi cách để thân chủ mình được giảm án hoặc trắng án. Vì vậy, với luật sư lương thiện thì họ chỉ dối trá, lừa lọc, đổi trắng thay đen… chứ còn những loại luật sư bất lương thì họ không từ thủ đoạn nào. Nhớ có vụ một luật sư khá nổi tiếng chống lại một vị Tổng biên tập có những bài báo công kích một doanh nhân giàu có, hắn ta tung lên mạng đủ thứ chuyện bôi nhọ vị TBT kia là sa đọa, chơi gái, hiếp dâm, v.v… mặc dù cụ TBT đó đã ngoài 70 tuổi.
Nhưng cũng phải thông cảm, bởi để kiếm được tiền từ nghề nghiệp, họ phải làm như vậy. Và xét về độ đáng ghét thì luật sư bào chữa kiếm tiền vẫn chưa là gì so với những luật sư bào chữa miễn phí để kiếm danh. Bởi khi đó những nạn nhân của họ lại chính là thân chủ của họ.


CÁI GIÁ CỦA SỰ MIỄN PHÍ

Vụ xử án blogger Mẹ Nấm là một ví dụ, dù có 4 vị luật sư bào chữa miễn phí nhưng họ làm việc cực kỳ phản cảm, ngay khi phiên tòa bắt đầu một vị vắng mặt không lý do, một vị khác thậm chí còn ăn mặc sai quy định, rồi còn đứng lên đòi hoãn phiên tòa vì 3 luật sư không đủ sức để bảo vệ??? Quá trình diễn ra phiên tòa, mặc dù bị cáo đã nhận tội, nhưng không hiểu sao các vị luật sư vẫn cứ cố cãi rằng bị cáo vô tội, trong khi đáng lẽ phải cãi theo chiều hướng giảm tội. Thực tế, những luật sư đó đâu có chiến đấu vì thân chủ, họ chỉ muốn làm cho phiên tòa rối lên để câu được nhiều sự quan tâm từ dư luận, quảng bá cho bản thân mình là chính. Khổ cho bị cáo tự dưng mất đi quyền được bảo vệ (bởi nếu ngay kể cả bị cáo không có tiền thì tòa án vẫn sẽ chỉ định luật sư bảo vệ, đâu cần hội miễn phí).
Đó chính là lý do tại sao anh nông dân Đoàn Văn Vươn đã từ chối hàng loạt các luật sư bào chữa miễn phí, mà chỉ chọn duy nhất một luật sư không mấy tên tuổi (trên truyền thông) để bảo vệ. Kết quả là một phiên tòa không mấy rùm beng nhưng cuối cùng là một bản án khá dễ chịu, 5 năm tù cho tội “Giết người, chống người thi hành công vụ” (sau ân xá còn 3,5 năm).
Trong vụ án chạy thận ở Hòa Bình, thật tiếc là bị can Hoàng Công Lương đã không rút ra được bài học từ những vụ án trên, mà Lương có đến 5 luật sư bào chữa miễn phí. Mặc dù vụ án của BS Lương hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên bản chất chỉ là tai nạn ngoài ý muốn, đồng thời BS Lương và các bị can đều là ân nhân của các nạn nhân, cho nên người nhà cũng không ai kiện cáo gì. Có lẽ vậy nên cơ quan tư pháp cũng không đào sâu xem xét mà chỉ truy tố BS Lương một tội rất nhẹ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, và nếu được 1 luật sư tử tế cãi giảm tội thì có lẽ Lương cũng chỉ nhận một án treo nhẹ nhàng.
Tuy nhiên các luật sư của BS Lương không làm như vậy, mục tiêu của họ không phải bảo vệ thân chủ mà muốn chứng minh rằng cơ quan điều tra gán tội vô lý, tòa án bất công, cấp trên đổ tội cho cấp dưới,… Dư luận vốn sẵn ghét quan chức và cơ quan công quyền nên ra sức ủng hộ luật sư, được thể họ càng làm tới. Tòa án dưới áp lực dư luận càng phải xử chặt chẽ hơn, mấy lần tuyên hủy bản án bắt điều tra lại. Và thế là bs Lương lãnh đủ, bởi cơ quan điều tra càng làm chặt thì tội của Lương càng nhiều (từ “thiếu trách nhiệm…” chuyển thành “vô ý làm chết người” với khung hình phạt từ 3 đến 3,5 năm).
Một bản án nhẹ đối với Lương và các cộng sự có lẽ là điều cả xã hội ai cũng mong muốn, trừ các luật sư của anh ta. Thế mới thấy cái giá của sự miễn phí nó đắt biết nhường nào.
Dinh Hai Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét