Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

VỤ VIỆC THỨ TRƯỞNG LÊ HẢI AN QUA ĐỜI: NHỮNG KẺ KHỐN NẠN VỚI THUYẾT ÂM MƯU


Sáng ngày 17/10/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát đi thông tin về việc đồng chí Lê Hải An, sinh năm 1971, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từ trần do bị tai nạn, ngã từ trên cao xuống tại tòa nhà trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội. Bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đến sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng, nhiều người còn không tin điều đó là sự thật. Thế nhưng khốn nạn thay, lợi dụng sự việc này, một số kẻ táng tận lương tâm đã không từ thủ đoạn, lấy hình ảnh người đã khuất để dựng lên hàng loạt thuyết âm mưu phục vụ cho mưu đồ xấu của mình.
VỤ VIỆC THỨ TRƯỞNG LÊ HẢI AN QUA ĐỜI: NHỮNG KẺ KHỐN NẠN VỚI THUYẾT ÂM MƯU
Đánh đúng vào tâm lý tò mò, háo tin giật gân của một bộ phận người dân, những thuyết âm mưu được dựng lên, những câu chuyện mập mờ được xào xáo truyền đi nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. Có lẽ sớm nhất là câu chuyện của một thanh niên mắc bệnh hoang tưởng ngồi uống trà đá ven đường “Có đứa em đang là sinh viên trọ phường Bách Khoa, sáng nay ngồi uống trà đá ở đường Tạ Quang Bửu cạnh bộ giáo dục. Ngõ ngay cạnh nhà Luật Sư Nguyễn Văn Đài, nó bảo khoảng hơn 7h nghe tiếng súng nổ trong bộ giáo dục”. Giữa khu dân cư đông đúc, ấy vậy mà mỗi anh thanh niên tai thính nghe thấy tiếng súng. Một câu chuyện tưởng chừng như rất vô lý, nhưng hóa ra lại rất vừa tai đối với các đối tượng: một là đám phản động, đám dân chủ cuội, và hai là đối với một bộ phận không ít Giang cư mận.
Một cách tinh vi, đầu óc hơn, một vài nhà dân chủ cuội bắt đầu liên hệ, dẫn dắt về câu chuyện của một bản thông báo mà ông Lê Hải An đã kí thay Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo Phùng Xuân Nhạ về việc xem xét kỷ luật 13 công chức ngày 21/8/2019 và sau đó đến ngày 9/9/2019, Bộ Giáo dục & đào tạo có văn bản hủy bỏ các Quyết định và Thông báo trên. Từ đó mở ra thuyết âm mưu về câu chuyện đấu đá nội bộ rất li kỳ và gay cấn. Về lý do hủy bỏ thì xin mời vào đây đọc sẽ rõ:
Sự ra đi của một con người tài năng ở tuổi đời còn trẻ để lại sự mất mát, niềm thương tiếc vô hạn. Điều này dĩ nhiên cũng dẫn đến tâm lý chung là sự tò mò, cảm thấy cần thêm những chi tiết cụ thể hơn để sáng tỏ vấn đề. Nhưng thay vì bình tĩnh chờ đợi kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra để giải đáp thắc mắc của mình thì nhiều người lại dễ dàng đặt niềm tin vào những mẩu tin nhảm tràn lan trên mang xã hội. Nói cách khác thì những câu chuyện, thông tin bị tam sao thất bản bỗng trở thành “cứu tinh” cho một bộ phận người đọc khỏi sự “khát” tin, để rồi họ ngồi rung đùi gật gù tự thỏa mãn rằng thì ra câu chuyện nó như vậy, và từ đó vô tình họ vừa trở thành nạn nhân của tin đồn, vừa trở thành người tiếp tay cho việc lan truyền những thông tin thất thiệt này.
Bao nhiêu sự tiếc thương còn chưa hết, nhưng đâu đó vẫn còn không ít những kẻ khốn nạn lợi dụng sự mất mát của người khác, lấy cái chết của người khác ra làm trò mua vui, biến đó trở thành công cụ để thực hiện những âm mưu xấu xa của mình. Đó thực sự là những kẻ táng tận lương tâm, thú chứ không còn là người nữa./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét