Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

ĐẾN GIỜ MÀ HỌ VẪN NGHĨ VIỆT NAM GIẤU DỊCH

Trước khi đọc bài viết này, mình xin phép được hỏi mọi người rằng, Việt Nam có đang che giấu dịch không? Những hình ảnh vui chơi, đón lễ ở Việt Nam có phải là giả mạo không? Và các bạn có đồng ý với việc xử phạt những cá nhân đưa thông tin sai sự thực, cố tình tung ra các tin tức giả mạo ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh hay không?


Ngày 17/12/2020, Chatham House, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, lớn tiếng cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thông qua việc xử phạt, bắt giữ hàng trăm người vì đưa những thông tin “đúng đắn” về đại dịch. Champa Patel, chuyên gia của Chatham House, viết rằng Việt Nam đã ngăn cản những thông tin sự thực về đại dịch từ những tiếng nói đối lập nhằm "che giấu tình hình dịch bệnh tại Việt Nam".
BHRRC - Business Respect For People, một đơn vị theo dõi nhân quyền tại Anh Quốc, cũng cho rằng Việt Nam đã "không thông tin đầy đủ" về dịch bệnh vì mục đích chính trị. Họ cho rằng Việt Nam đã tiến hành bắt giữ những người đưa thông tin đúng đắn về đại dịch ở Việt Nam nhằm ngăn chặn tình hình xấu ở Việt Nam được phát tán ra nước ngoài (?).
Thực tế đã chứng minh rằng, những người mà BHRRC hay Chatham House đã nêu ra, đều là những người đã cố tình đưa những thông tin sai sự thực về đại dịch tại Việt Nam. Từ những thành phần bán hàng online muốn kiếm tương tác bẩn, đến những kẻ ăn không ngồi rồi thích kiếm chuyện, hoặc là những tên chống phá đất nước... chứ đâu có phải có những người đấu tranh cho tự do, dân chủ hay đóng góp vào công tác phòng chống dịch bệnh đâu?
Khoác một tấm áo bào hời hợt không làm cho một bãi phân hết bốc mùi được.
International Press Institute, một mạng lưới báo chí tự do quốc tế, viết tắt là IPI, có bài viết phê phán Việt Nam bắt giam Trương Châu Hữu Danh là vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền báo chí. Tờ này nói một phần nguyên nhân khiến Trương Châu Hữu Danh bị bắt là việc anh này có những dòng viết về đại dịch đi ngược lại với những thông tin từ nhà cầm quyền Việt Nam. IPI đặt nghi vấn rằng Việt Nam giấu dịch hoặc chưa thông tin đầy đủ về đại dịch, những thông số từ phía Việt Nam cung cấp là “đáng nghi ngờ” hoặc “khó xác thực”, và những người như Trương Châu Hữu Danh là những người “đưa sự thực Việt Nam ra với thế giới”.
IPI thẳng thừng lên án Việt Nam vì đã đưa ra những điều luật xâm phạm quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí. Vậy những điều luật đó là gì? Đó là Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt các cơ quan báo chí đưa tin sai sự thực. Sai sự thực thì phải bị phạt, cãi cọ cái gì?
Ngày 06/01, theo tờ Saudi Gazette, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng phê phán Việt Nam có những hành động vi phạm nhân quyền thông qua việc bắt giam những nhà báo "bất đồng chính kiến" hay gia tăng việc xử phạt những người dân đăng tin trên mạng xã hội vì mục đích tự do ngôn luận.
Trường hợp mà OHCHR nhắc đến là một số nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Thời báo Việt Nam. Chính hai đơn vị này đã tung tin những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam như là thông tin Việt Nam nhập khẩu vaccine Covid-19 của Trung Quốc rồi gán nhãn vaccine Việt Nam và bán giá đắt cho nhân dân, Việt Nam che giấu thông tin ổ dịch Đà Nẵng, Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng mà không lo chống dịch, Việt Nam lợi dụng Covid-19 để phạt tiền những người đưa thông tin trên mạng, người dân Việt Nam về nước lại bị phạt tù -đây là vụ bệnh nhân vượt biên trái phép bị khởi tố hình sự thì bị mấy đơn vị này “hóa phép” thành một người vô tội bị áp bức.
Và cũng chính những người này thuộc hai đơn vị trên đã không biết bao nhiêu lần gửi những thông tin sai sự thực về Việt Nam ra nước ngoài dưới cái nhãn mác là “thông tin sự thực về tình hình dịch bệnh và nhân quyền ở Việt Nam”. Đại diện của Văn phòng Cao ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo: “Chúng tôi cũng lo ngại nghiêm trọng rằng những cá nhân cố gắng hợp tác với các cơ quan nhân quyền của LHQ sẽ bị đe dọa và trả thù, có khả năng ngăn cản những người khác chia sẻ thông tin về các vấn đề nhân quyền với LHQ”.
Ngày 22/01, Journal Pioneer dẫn lại từ Reuters cho biết một số nhà lập pháp EU lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi EU có những động thái hoãn, hủy các thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các nhóm nhân quyền đã cáo buộc phía Việt Nam đang chủ trì một cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động, một luận điểm mà họ đưa ra là họ nghi ngờ rằng Việt Nam đã có sự che giấu nhất định về đại dịch và bỏ quan vấn đề an toàn của nhân dân, nhằm phục vụ lợi ích cai trị và lợi ích kinh tế. Bằng chứng mà nhóm này đưa ra là trong năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành bắt giữ nhiều nhà báo, người dân “lương tâm”...
"Giấu dịch" là một trong những cụm từ nóng nhất năm 2020, nhưng một năm kể từ ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, chúng ta đã chứng minh rằng những gì liên quan đến cụm từ "giấu dịch" tại Việt Nam là vô lý.
Nhưng đôi khi thật khó hiểu, khi cũng trong từng ấy thời gian, không biết bao nhiêu cáo buộc được nhắm vào Việt Nam. Người ta cử người điều tra tại các nhà tang lễ, làm phóng sự tại những tụ điểm vui chơi, đặt phóng viên cắm cọc tại các bệnh viện... Đáp án về chuyện "giấu dịch" vẫn không hề có.
Ừa thì đúng là "dân chủ" và "nhân quyền" là tốt đấy, nhưng đáng nhẽ ra, người Việt Nam chân chính phải là những người có quyền đánh giá những điều đó, chứ không phải đến từ những người "ngoại lai".
Chẳng lẽ giờ lại phán thế này: Được rồi, chúng tôi giấu dịch đấy, được chưa?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét