Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯƠNG CỦA ĐẢNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÂN TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG.

Ông có tên gọi khác là Sáu Nghĩa quê tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ông sinh ra trong một gia đình có bảy người con và là con thứ sáu nên cái tên Sáu Nghĩa gắn bó với ông từ thuở lọt lòng. Nối gót truyền thống ông bà, ba mẹ anh tham gia kháng chiến từ thời chống Pháp đến chống Mỹ, là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, tổ chức mạng lưới giao liên hoạt động ngầm trong lòng địch. Gia tộc và gia đình ông là “cách mạng nòi”. Khi ông mới được 4 tuổi thì cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ của gia đình ông ở trong rừng bị lộ vì bọn chỉ điểm. Trong lúc bị địch bao vây, ba ông đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh để bảo vệ đồng chí của mình. Mẹ ông lúc đó đang mang thai đứa út. 5 năm sau, khi Sáu Nghĩa bắt đầu ý thức được nhiệm vụ mà ba mẹ và chị Hai đang làm thì một lần nữa, cơ sở cách mạng lại bị lộ. Cũng giống như ba ông, người mẹ yêu thương dù đang nuôi con nhỏ, vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, chấp nhận hy sinh tính mạng để giữ bí mật tuyệt đối cho tổ chức cách mạng.


Ba mẹ hy sinh để lại 7 đứa con. Ngoại trừ chị Hai đã lớn, theo tổ chức đi kháng chiến, còn lại đều đang tuổi ăn tuổi lớn. Gia đình nội ngoại hai bên quyết định đưa đứa thứ ba, thứ năm, thứ bảy về Gò Công Tây ở với dì. Đứa thứ tư, thứ sáu và đứa út về Gò Công Đông ở với cô. Sáu Nghĩa lớn lên trong tình yêu thương của người cô. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô ông vừa bí mật tham gia hoạt động cách mạng, vừa quần quật làm đủ mọi nghề để nuôi nấng, dạy dỗ các cháu nên người. Thương các cháu mồ côi tội nghiệp, cô ông đã từ chối mọi lời cầu hôn, quyết định ở vậy thay anh chị nuôi dạy các cháu. 9 năm sau ngày mẹ mất, Sáu Nghĩa 17 tuổi. Ông nằng nặc xin cô cho nhập ngũ. Lúc bấy giờ những học sinh con liệt sĩ được Nhà nước quan tâm cho đi học nước ngoài. Sáu Nghĩa thuộc diện được ưu tiên đặc biệt nhưng ông đã nhường lại suất đi du học cho người khác để lên đường nhập ngũ, ra chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
___________
"Có những thông tin bên nọ cung cấp để chiến đấu với bên kia"
Nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 sáng 23.12, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm và nêu quan điểm, đây không chỉ là nhiệm vụ bảo vệ Đảng và đặt trong nội hàm của nhiệm vụ bảo Tổ quốc.
Từ kinh nghiệm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là thống nhất về nhận thức để coi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
“Tôi thấy nhận thức của chúng ta đã có sự chuyển biến rồi nhưng sắp tới cần chuyển biến hơn nữa”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, phải xác định đây là "cuộc đấu tranh một mất một còn, quyết liệt, nóng bỏng, cấp bách và không nhân nhượng", vì âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch, phản động, ngày càng tinh vi, phức tạp, trực diện và triệt để khai thác công nghệ, bóp méo, làm sai lệch, gán ghép thông tin, gây hoang mang, lo lắng cho dự luận.
“Mục đích của chúng là làm tan rã, suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, chế độ và lực lượng vũ trang nhân dân”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Về lực lượng thế lực thù địch, phản động, ông Nghĩa chỉ rõ, ngoài lực lượng hoạt động thù địch của chế độ cũ thì hiện nay đã có lực lượng mới là những cán bộ thoái hóa, biến chất, những người đã bị xử lý kỷ luật, xử lý về pháp luật, thậm chí có những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, rồi thanh niên, sinh viên và tầng lớp khác, do đó, công tác đấu tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất phức tạp.
Về giải pháp, một vấn đề được Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đặc biệt lưu ý là chống "lợi ích nhóm" trên mặt trận tư tưởng.
“Trong công tác tư tưởng, có hay không "lợi ích nhóm"? Tôi cho cho là có. Nhiều đồng chí nói các thông tin này do ai đưa ra? Thực tế nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch lợi dụng chống phá”, ông Nghĩa lưu ý và cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu tâm giải quyết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét