Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

KHI BẠN THUA THÌ BẠN SẼ NGHĨ RA ĐỦ MỌI CÁCH ĐỂ BIỆN HỘ CHO SỰ THẤT BẠI CỦA MÌNH

Trên Quora, cựu thiếu tá Keith Parker từng phục vụ trên các máy bay B-52G và C-130 cho biết Việt Nam đã bắn hơn 1400 tên lửa SAM-2 lên bầu trời một cách mù quáng để hạ gục các máy bay B-52 chứ không phải là do thực lực của phòng không Việt Nam. Keith Parker cho biết Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) đã tự nghiên cứu rất nhiều phương pháp chống B-52 nhưng đều thất bại, ngay cả những quốc gia như Liên Xô cũng đều không dám tự tin hạ gục B-52. Các cựu chiến binh cũng cho rằng “Việt Nam đã thất bại vào 12/1972 chứ không phải là một chiến thắng như họ tuyên truyền. Thiệt hại của Việt Nam nặng nề hơn trong khi chỉ bắn hạ được 2% số B-52 mà Hoa Kỳ có”.

Cùng quan điểm, một số phi công về hưu của Hạm đội 7 cho biết Việt Nam đã may mắn bắn hạ được B-52 nhờ vào chiến thuật “vãi đạn”. Là chiến thuật sử dụng hỏa lực phòng không bừa bãi để hạ gục B-52 chứ không đến từ sự tính toán chiến thuật và năng lực phòng không. Gary Cummings, một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam còn đặt một giả thuyết rằng chính những sĩ quan Liên Xô mới bắn rụng B-52 chứ không phải là bộ đội Việt Nam. Một cựu binh khác là Paul Reinman cho biết phi công MiG của Việt Nam đã bắn hạ thành công B-52 là do vô tình lạc vào đường bay của B-52 chứ không phải là do năng lực.
Trong một nhóm nghiên cứu lịch sử có hơn 70 ngàn thành viên, có rất nhiều đánh giá Việt Nam đã “may mắn” bắn hạ B-52 vì sự chủ quan của đối phương, vì trời tối, vừa sự chủ quan của quân địch, vì Trung Quốc và Liên Xô đã “bắn hộ”...
Nếu chỉ bắn được 1 hoặc 2 máy bay B-52 thì còn có thể nói là may mắn, chứ bắn rụng đến hơn 30 chiếc (16 chiếc theo cách tính của phía Hoa Kỳ) thì tuyệt nhiên không còn là may mắn nữa. Có câu “may mắn chỉ đến với những người có thực lực và nỗ lực” và không phải tự nhiên mà chỉ có Việt Nam mới có thể bắn rụng được B-52, mặc cho B-52 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác…
Phòng không Việt Nam đã trải qua rất nhiều trận chiến từ trước đó và kịch bản mà Việt Nam phải đối diện luôn là lấy ít đánh nhiều, luôn ở chiếu dưới hơn cả về hỏa lực, trang bị và kinh nghiệm. Vũ khí chủ lực của Việt Nam hồi đó là tên lửa SAM-2 cũng không phải là loại tên lửa hiện đại nhất hồi đó, thậm chí loại tên lửa này còn thất bại nặng nề ở Ai Cập và Iraq và được coi là “đồ bỏ đi” trong mắt không quân Hoa Kỳ. Việt Nam đánh bại B-52 là nhờ năng lực nghiên cứu từ lâu, kinh nghiệm qua rất nhiều trận đụng độ trực tiếp với không quân Hoa Kỳ từ trước đó. Thậm chí một giáo trình nghiên cứu B-52 đã ra đời trước trận chiến khoảng 2 tháng và liên tục được cập nhật, nghiên cứu mới… Cựu phi công John Cheshire tiết lộ rằng việc Hoa Kỳ thất bại vào tháng 12/1972 là do chiến thuật mồi nhử, bẫy, phục kích của phòng không Bắc Việt rất hiệu quả. Họ đã nhử B-52 vào các nơi mà các tên lửa SAM-2 sẽ nhắm đến, biết trước các điểm là B-52 xuất kích lúc nào nhờ mạng lưới tình báo rộng rãi…
Nếu thiệt hại nhiều hơn được tính là thua, vậy những thiệt hại nhiều hơn đó đến từ đâu? Từ hơn 1600 dân thường thiệt mạng, từ những bệnh viện, trường học, khu dân cư bị tan hoang. Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ và đạo đức giả mới tự hào bằng thành tích không kích vào dân thường. Đừng nói là Việt Nam đặt hệ thống phòng không vào trường học, bệnh viện, khu dân cư… vì đơn giản là không có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy điều đó, mặc do miền Bắc lúc ấy tràn ngập ký giả nước ngoài, đại sứ quán.
John Cheshire tiết lộ rằng việc B-52 bị bắn hạ đến từ sự chủ quan của các tướng lĩnh ở cắn cứ không quân Offutt, Nebraska khi cho rằng kinh nghiệm tác chiến của quân nhân Hoa Kỳ hơn nhiều so với bộ đội Việt Nam, SAM-2 đã bị nghiên cứu quá rõ ràng và sự chênh lệch trang bị, khí tài, radar và hỏa lực của Hoa Kỳ với Việt Nam là quá lớn… Các phi công bay đến Việt Nam với tâm lý “không thể bị bắn hạ” và còn vui vẻ nghĩ đến lễ Giáng Sinh. Vậy nên khi bị bắn hạ, mọi sự thay đổi là không kịp.
Nói chiến công MiG của Phạm Tuân bắn hạ B-52 là may mắn do “vô tình đi vào đường bay của B-52” có đúng không? Đừng quên rằng B-52 đi cùng với rất nhiều các máy bay vệ tinh làm nhiệm vụ bảo vệ, vậy những chiếc máy bay đó đã làm gì? Việc để máy bay MiG vượt qua hệ thống radar, qua mặt các phi công lão luyện lái F- 111 và F-4 để bắn hạ B-52 rồi lại nói là “may mắn” thì thú thực, đây là hành động không quân tử, không dám nhận thất bại. Mà nếu nói là “may mắn” thì tin chắc rằng bất cứ một phi công nào cũng muốn có cái may mắn đó trong đời.
Xin mượn câu nói của một streamer về sự ngụy biện khi cho rằng Việt Nam thắng Điện Biên Phủ trên không là nhờ may mắn: “Nói thế thì chịu rồi chứ biết sao giờ. Uống miếng nước cho đỡ quê, được không”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét