KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn 600 giáo viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 600 giáo viên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Tiếp vụ gần 600 giáo viên nguy cơ mất việc: Hiệu trưởng nhận chạy việc 300 triệu đồng/suất



Một Hiệu trưởng đã nhận 300 triệu đồng để chạy việc cho mỗi giáo viên, nhưng không xin được việc nên bị tố cáo ra cơ quan Công an.

Sáng 15/3, thượng tá Nguyễn Văn Dân, Phó Trưởng Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết: cơ quan Công an đang vào cuộc điều tra 2 vụ việc liên quan đến ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk).

Vụ gần 600 giáo viên nguy cơ mất việc: Hiệu trưởng nhận chạy việc 300 triệu đồng/suất
Thượng tá Nguyễn Văn Dân trao đổi với báo chí về vụ việc nhận tiền chạy việc

Theo Thượng tá Dân, cuối năm 2017 cơ quan Công an đã nhận được đơn tố cáo của bà Ch. Th. L. (ngụ huyện Krông Pắk) tố cáo ông Huỳnh Bê nhận 300 triệu đồng để xin việc cho con gái bà L. vào dạy tại Trường CĐSP Đắk Lắk. Quá trình điều tra, ông Huỳnh Bê thừa nhận mình nhận tiền chạy việc nhưng bất thành và hiện chưa có tiền trả lại. "Chúng tôi đã họp, xin ý kiến chỉ đạo và đang cố gắng trong thời gian sớm nhất ra kết luận vụ việc" - Thượng tá Dân cho biết thêm.

Cũng theo thượng tá Dân, ngoài ra ngày 14/3, Công an huyện đã nhận được đơn tố cáo của các giáo viên hợp đồng tại Trường THCS Ngô Mây từ Thanh tra huyện chuyển qua. Nội dung đơn, các giáo viên tố cáo ông Huỳnh Bê đã bớt xén tiền lương của các giáo viên. Cùng ngày, cơ quan Công an đã triệu tập ông Huỳnh Bê và ông Huỳnh Bê đã tới làm việc. Hiện ông Huỳnh Bê đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk.

Trước đó, báo chí phản ánh, dư luận quan tâm việc 578 giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắk phải bỏ tiền chạy chọt nhưng đứng trước nguy cơ mất việc. Ngay sau đó, chúng tôi tiếp nhận được phản ánh nhiều giáo viên hợp đồng tố bị nhà trường ăn chặn những đồng lương ít ỏi của giáo viên.

Theo tài liệu mà các giáo viên cung cấp tại Trường THCS Ngô Mây có tổng cộng 7 giáo viên bị chi trả lương sai so với số thực nhận từ kho bạc. Trong 5 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12/2017), tổng số tiền của 7 giáo viên này nhận tại trường là 17 triệu đồng, còn số tiền mà kho bạc chi trả cho 7 giáo viên là gần 70 triệu đồng, chênh lệch 53 triệu đồng.

Liên quan đến ông Huỳnh Bê, ông Nguyễn Văn Minh (ngụ xã Ea K’Mút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) cũng vừa gửi đơn lên cơ quan chức năng tố cáo ông này đã nhận tổng số tiền 120 triệu đồng để chạy việc cho con ông Minh về dạy tại Trường THCS Ngô Mây. Mặc dù trong đơn tố cáo, ông Minh khẳng định số tiền 120 triệu đồng là số tiền chạy việc nhưng trong giấy biên nhận của ông Bê thể hiện ông chỉ vay nợ và hứa sẽ trả lại đầy đủ.

Theo Người Lao động

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

CÔNG AN VÀO CUỘC VIỆC GIÁO VIÊN NÓI PHẢI "CHUNG CHI" MỚI ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG



Công an tỉnh Đắk Lắk đang vào cuộc xác minh, làm rõ việc một số giáo viên, người nhà giáo viên trả lời báo chí nói phải "chung chi" tiền mới được ký hợp đồng lao động.

Chiều 13-3, trao đổi với phóng viên, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi - Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết lực lượng công an đang vào cuộc xác minh, làm rõ việc một số giáo viên nói phải "chung chi" mới được ký hợp đồng lao động tại huyện Krông Pắk.

Các giáo viên hợp đồng tới UBND huyện xin gặp lãnh đạo để trao đổi

Trong những ngày qua, một số giáo viên hợp đồng, người nhà giáo viên hợp đồng trả lời báo chí cho rằng phải "chung chi" từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mới được ký hợp đồng lao động.

Liên quan đến vụ việc, trước đó ngày 12-3, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết chưa phát hiện tiêu cực trong việc huyện ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên dẫn đến tình trạng dôi dư như hiện tại. Theo bà Trinh, đến nay UBND huyện chưa nhận được thông tin phản ánh của giáo viên về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo quy định. Ai vi phạm pháp luật cũng phải xử lý, không thể né tránh.

Như chúng tôi đã phản ánh, ngày 09-3, UBND huyện Krông Pắk đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 208 giáo viên trong tổng số 578 giáo viên dôi dư tại huyện này. Trong đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk (Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, giai đoạn 2011 - 2015) ký và chỉ đạo ký khoảng 400 hợp đồng; ông Y Suôn Byă đương nhiệm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk ký vào chỉ đạo ký khoảng 100 hợp đồng. Sau khi hàng trăm giáo viên phản ứng và nhận được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Krông Pắk đã tạm dừng chấm dứt hợp đồng và tìm phương án giải quyết.

Theo Người Lao động

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Đắk Lắk: Hơn 500 giáo viên ngậm ngùi nghe thông báo sắp mất việc


Sau cuộc họp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác sử dụng biên chế, hàng trăm giáo viên vô cùng bức xúc vì có nguy cơ bị mất việc.

Liên quan đến vụ việc một huyện tuyển dụng thừa hơn 600 giáo viên hợp đồng, chiều 09/3, UBND huyện Krông Pắk - tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác sử dụng biên chế, tuyển dụng hợp đồng lao động trong ngành giáo dục.

Theo đó, cuộc họp được tổ chức tại hội trường Nhà văn hóa huyện Krông Pắk, do bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk chủ trì. Tại cuộc họp, bà Ngô Thị Minh Trinh cho biết: UBND huyện đã có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 200 giáo viên đang hợp đồng giảng dạy các môn học không thuộc diện phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.

“Cuối tháng 3 năm 2018, UBND huyện sẽ tổ chức tuyển dụng viên chức với 83 chỉ tiêu. Sau khi có kết quả kỳ thi, huyện sẽ tiếp tục chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không trúng tuyển”, bà Trinh nói tại cuộc họp.

Như vậy, trong hơn 600 giáo viên hợp đồng do UBND huyện tuyển dụng dư từ năm 2011 - 2016, sẽ có hơn 500 giáo viên các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Cuộc họp diễn ra và kết thúc rất chóng vánh khiến hàng trăm giáo viên hợp đồng vô cùng bức xúc. Các giáo viên này đã kéo đến trụ sở UBND huyện để kiến nghị. Chị N.T.B. (giáo viên hợp đồng tại một trường THCS trên địa bàn huyện Krông Pắk) cho biết: “Vào năm 2012, UBND huyện Krông Pắk đã ký quyết định hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế đối với tôi. Đến nay, tôi đã công tác và cống hiến cho trường hơn 5 năm. Trong những năm qua, tôi liên tục đạt được những thành tích cao trong giảng dạy và được tặng nhiều giấy khen. Vậy mà huyện đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với tôi là không hợp lý”.

Đắk Lắk: Hơn 500 giáo viên ngậm ngùi nghe thông báo sắp mất việc
Hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk có nguy cơ mất việc.

“Trong Quyết định của UBND huyện ghi rõ “Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế”, lương được chi trả từ ngân sách Nhà nước giao trong chỉ tiêu biên chế của trường. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi đã đóng góp công sức và tuổi thanh xuân cho ngành Giáo dục của huyện vậy mà huyện đơn phương thanh lý hợp đồng, hành xử theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” là không được....”, một giáo viên trường tiểu học trên địa bàn huyện bức xúc.

Trước đó, một số báo đã phản ánh, từ năm 2011 - 2016, huyện Krông Pắk liên tục ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên ở các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Sau đó, các ngành chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc kiểm tra và kết luận sai phạm của UBND huyện Krông Pắk trong việc tuyển dụng dẫn đến dư thừa 600 giáo viên.

Trao đổi với PV, một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: “Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có kết luận sai phạm đối với lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk. Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ họp và đưa ra mức kỷ luật đối với những cá nhân do Tỉnh ủy quản lý”.