KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI HỌC VỀ “NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” CỦA SRI LANKA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI HỌC VỀ “NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” CỦA SRI LANKA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

BÀI HỌC VỀ “NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” CỦA SRI LANKA

Qua các sự kiện ở Sri Lanka cho thấy, sự sụp đổ của quốc gia này có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây chỉ nói đến một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "khủng hoảng kinh tế" khiến bùng nổ bạo loạn và lật đổ tổng thống cùng chính phủ đương nhiệm.
Chính phủ vừa sụp đổ của Sri Lanka là những người ủng hộ nhiệt tình đến mức mù quáng đối ói với chương trình nông nghiệp hữu cơ, lệnh cấm phân bón và các “ý tưởng xanh” khác của Hoa Kỳ và EU. Từ tháng 4/2021, chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập khẩu phân bón vào nước này.

Kết quả là, sản lượng thu hoạch gạo "hữu cơ" trong mùa vụ 2021/2022 thấp hơn mức trung bình tới 40-45% và giá gạo tăng thêm 50%. Đất nước này từ một nước xuất khẩu gạo đã lập tức trở thành một nước nhập khẩu, và ngân sách phải gánh thêm hàng trăm triệu đô la. Năng suất chè, ngô, đuông dừa và hevea (cao su), tức là hầu hết các sản phẩm xuất khẩu, đều giảm mạnh, nhờ “công nghệ hữu cơ” của phương Tây.
Vào tháng 11/2021, nhìn thấy hậu quả có thể xảy ra, chính phủ Sri Lanka đã vội hủy bỏ quyết định cấm nhập khẩu phân bón. Nhưng đã quá muộn - chính sách năng lượng “tiên tiến” của Châu Âu đã khiến giá khí đốt tự nhiên và phân bón, những thứ cần thiết để sản xuất, tăng vọt ngoài khả năng.
Vào ngày 12/4/2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ. Đất nước này gặp các vấn đề về điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men, do đó người dân đã xuống đường tổ chức các cuộc biểu tình lớn. Vào ngày 1/6/2022, Sri Lanka đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ lương thực để tránh một thảm họa nhân đạo.
Vào ngày 30/6/2022, dù mới gây khó dễ cho Nga với chính sách phong tỏa của phương Tây, tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã muối mặt gửi lời kêu gọi đến tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị cung cấp dầu. Vào ngày 6/7/2022, Putin đã thể hiện thiện chí khi nói chuyện qua điện thoại với Rajapaksa về vấn đề viện trợ ngũ cốc và nhiên liệu. Nhưng đã quá muộn. Đám đông dân chúng “bần cùng sinh đạo tặc” xông vào phủ tổng thống.
Bài học của Sri Lanka là một minh chứng rõ nét về chương trình “nghị sự xanh” mờ mịt đến ngu ngốc của Liên minh Châu Âu, bị trầm trọng hơn bởi sự thiếu hụt nguồn năng lượng do hậu quả của chứng sợ Nga đến phi lý, khiến lệ thuộc vào Mỹ - kẻ mà ai cũng biết sẽ phủi tay ngạo nghễ khi có việc xảy ra!
Bài học Sri Lanka cũng đang hiển hiện ở châu Âu, và có vẻ cũng đã quá muộn. Không biết Việt Nam ta có rút ra được gì từ bài học thực tiễn đó?