KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!

“Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam không bao giờ bị lôi kéo để chống lại ai. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp thì chúng ta hoan nghênh”, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết như vậy.
VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!
Mới đây, phía Mỹ đã bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Có ý kiến cho rằng đây là điều thuận lợi cho các nước trong khu vực, trong đó có nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, ông nghĩ sao?

- Tôi nghĩ, đối với Mỹ bao giờ họ cũng tuyên bố dựa trên lợi ích của họ, khi nào họ thấy lợi ích của mình bị đụng chạm thì họ lên tiếng. Trước đây, có lúc giữa Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng trên Biển Đông, lúc đó Mỹ có những tuyên bố mang tính trung lập.

Những tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông chủ yếu họ khẳng định về tự do hàng hải. Còn như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa qua, cho thấy đây là lần đầu tiên Mỹ khẳng định rõ những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều bị bác bỏ. Ví dụ như vấn đề đường 9 đoạn mà Trung Quốc nêu ở Biển Đông (còn gọi là đường lưỡi bò), Mỹ khẳng định điều này là phi lý; chuyện Tòa trọng tài thường trực ra phán quyết xung quanh việc Philippines kiện Trung Quốc (năm 2016) về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ công nhận phán quyết của Tòa trọng tài.

Liên quan khu vực bãi Tư Chính (Việt Nam) rồi vùng biển liên quan đến Philippines, Malaysia trước đây Trung Quốc nhận là của họ thì nay Mỹ khẳng định là phi lý.

Có thể thấy đây là lần đầu tiên Mỹ không tuyên bố kiểu chung chung về vấn đề Biển Đông theo kiểu tự do hàng hải nữa mà tuyên bố thẳng thừng, cụ thể để bác các yêu sách phi lý do Trung Quốc đưa ra.

Theo ông, việc Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông có sự trùng hợp với quan điểm của chúng ta và các nước ASEAN trong bảo vệ chủ quyền lãnh hải?

- Mới đây, cũng có ý kiến cho rằng việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là có mục đích "ly gián quan hệ Trung - Việt", cũng như nhằm lôi kéo Việt Nam về phía mình...

Tuy nhiên điều mà thế giới cũng thấy rõ không ai lôi kéo được Việt Nam cả. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp với chúng ta thì chúng ta hoan nghênh. Điều gì gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thì chúng ta phản đối.

Trường hợp Việt Nam, Mỹ hay các quốc gia khác đưa ra lập trường trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế thì lẽ đương nhiên nó có sự tương đồng, mặc dù lợi ích mỗi bên có thể khác nhau.

Phía Trung Quốc không nên đặt vấn đề Mỹ làm thế này, thế kia để lôi kéo Việt Nam. Chúng ta không bị lôi kéo để chống ai mà chỉ bảo vệ chủ quyền trên cơ sở hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nếu như Mỹ không có những tuyên bố cứng rắn, hành động mạnh để kiềm chế sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì vai trò, uy tín của cường quốc số 1 sẽ bị giảm sút?

- Đúng như vậy. Lâu nay Trung Quốc cứ nói đến chuyện đàm phán, rồi nói tình hình Biển Đông ổn định, tuy nhiên sự thực không hề ổn định. Phía Trung Quốc gây ra chuyện này, chuyện kia, tuyên bố và hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Ví dụ, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền thực hiện các hoạt động kinh tế mà không quốc gia nào có quyền ngăn cản, quấy nhiễu, thế nhưng Trung Quốc cho các tàu ra gây khó khăn, họ tìm cách ngăn cản hoạt động của chúng ta.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn cho các tàu hải cảnh hoặc tàu có vũ trang, giả dạng tàu đánh cá ngăn cản, đe doạ và dùng vũ lực, thậm chí cố tình đâm chìm tàu cá của ta, xâm hại tính mạng của ngư dân ta...; họ ngăn chặn quyết liệt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của ta, kể cả ở những khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng ta muốn Biển Đông luôn luôn hòa bình, ổn định. Nếu như Trung Quốc đưa tàu chiến vào tập trận, Mỹ cũng đưa tàu chiến, máy bay vào tập trận ở Biển Đông thì tình hình sẽ bất ổn. Trung Quốc phản đối Mỹ nhưng họ vẫn đưa lực lượng quân sự vào, rõ ràng như vậy cũng gây mất ổn định. Chúng ta mong muốn hòa bình, ổn định trong khu vực, chúng ta ủng hộ những hoạt động giúp cân bằng ổn định tình hình, giữ hòa bình khu vực này./.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

MỸ LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI BA MÁ CHÚNG TA ĐÂU!

Mỹ nhe nanh ở Biển Đông, Tàu khoe móng vuốt trên Biển Đông. Việt Nam làm gì? Theo Mỹ ư? Ngu ngốc và đáng thương cho ai có ý nghĩ điên rồ đó. Đứng về phía Trung Quốc ư? Càng ngu ngốc hơn nếu có một chút ý nghĩ này.

Lịch sử quan trọng lắm. Hãy giở sách ra mà đọc, mà học, mà ngẫm. Chỉ cần Việt Nam ngả về bên nào đều trở thành kẻ thất bại thảm hại, là hành động tự sát.
MỸ LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI BA MÁ CHÚNG TA ĐÂU!

Đơn giản thôi: Ngả theo Mỹ và có một động thái bất cẩn thì Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung quốc hiện thực hóa ngay âm mưu chiếm thêm đảo của Việt Nam trên biển Đông (khi đó Mỹ cũng chẳng làm gì hết, Mỹ - Trung là bạn hay là thù của nhau, có đi đêm với nhau không thì có chúng mới biết). Và trong thực tế, Mỹ có đem toàn bộ chiếm hạm đến biển Đông đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ lòng vòng mép ngoài/chưa bao giờ bước qua lằn ranh 12 hải lý của cái gọi là hải phận của các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng. Mỹ không bao giờ dám vượt qua lằn ranh đó. Điều này đã được minh chứng trong thực tế và nói lên điều gì? Thưa rằng:

(1) Mỹ - Trung chỉ ve vãn nhau thôi, nếu thấy lợi (khi một bên nhượng bộ về kinh tế hoặc ủng hộ bên kia về một vấn đề mà bên đó đang gặp khó trên bàn cờ quốc tế...) chúng sẽ làm bạn của nhau ngay lập tức. Việt Nam chẳng là cái thá gì sất.

(2) Mỹ không dám vượt qua hải phận vì muốn an toàn, dù đang làm bộ éo sợ chết. Nhưng kỳ thực Mỹ ngầm ủng hộ, công nhận cái chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng, tức là công nhận cái chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo đó còn gì. Vậy Việt Nam được gì nào?

(3) Mỹ đưa thêm 1 tàu thì Trung Quốc đem thêm 1 tàu vào Biển Đông, hai bên cùng dàn hàng ngang, bịt nòng súng, mở nhạc cùng khiêu vũ với nhau. Mỏi chân thì Mỹ nó rút, nhưng thằng Trung Quốc nó lại không rút. Việt Nam phải làm gì? Khóc à?

Mỹ - Trung càng ve vãn, vờn nhau trên Biển Đông thì Việt Nam càng đau đầu lắm lắm. Thách thức sẽ trở thành nguy cơ, nếu không hóa giải được nguy cơ thì tai họa sẽ ập đến. Vì dù liều đến đâu, mạnh đến đâu cũng không thể đối đầu với 2 thằng khổng lồ trước mặt. Tốt nhất là toàn dân nên tin tưởng vào đối sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Kiên định nguyên tắc độc lập, tự chủ. Chỉ cần mỗi người dân kiêu dũng đứng bên Đảng, Nhà Nước khi nước lâm nguy và khắc lên trán hai chữ "Sát Tàu" hoặc "Sát Mỹ" thì bố thách Trung Quốc - Mỹ dám láo với Việt Nam.

Thế nhé! Mỹ là bạn, là đối tác toàn diện chứ không phải ba má chúng ta đâu!

(Lão nông Thanh Minh)
Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

P/s: Những con ong bắp cày trên biển Đông, của ai đấy nhỉ???🤣

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CHƯA BAO GIỜ SAY SÓNG BIỂN ĐÔNG

Trung quốc chơi bài cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, chiêu trò này xưa rồi. Đây là thủ đoạn tinh vi của Trung Quốc, họ muốn lặp đi, lặp lại nhiều lần, từ năm này qua năm khác, nếu không có quốc gia nào trong khu vực phản đối hoặc ngư dân của các nước trong khu vực ngại va chạm mà ngưng nghỉ đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia mình trong thời gian TQ đưa ra cái lệnh cấm vớ vẫn ấy thì dần dần cái lệnh cấm ấy sẽ trở thành thông lệ, tập quán khu vực, quốc tế. Khi đó vô tình mặc nhiên công nhận cái lệnh cấm ấy có hiệu lực, tức là công nhận quyền chủ quyền của TQ trên vùng biển mà họ áp đặt lệnh cấm. Thế là xong.
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CHƯA BAO GIỜ SAY SÓNG BIỂN ĐÔNG
Nhưng Việt Nam không dễ bị bắt nạt đâu, ngư dân Việt Nam không phải dạng vừa đâu. Ở đâu có sóng biển ở đó có ngư dân Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển trên biển Đông. Biển của ta, sóng của ta thì ta cứ lướt sóng, tắm biển, không sợ thằng con nào hết. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì Việt Nam cứ phải thăm thú, chăm nom, bồi đắp, xây dựng, bảo vệ.
Bao đời nay vẫn thế, Việt Nam đầu gối Trường Sơn, chân gác Hoàng Sa, Trường Sa, hai tay dang rộng ôm biển Đông vào lòng. Bao đời nay vẫn thế, sóng biển Đông là lời ru giấc ngủ của Nước Việt, cát biển Đông, đảo đá Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của thân thể Tổ quốc Việt Nam. Bao đời nay vẫn thế, ngư dân Việt phải được ngụp lặn, lắng nghe hơi thở, tiếng hát của sóng biển Đông mỗi ngày mới vui vẻ, khỏe mạnh được. Bao đời nay vẫn thế, người Việt Nam luôn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân cướp nước, chứ không chịu khom lưng trước cái lệnh cấm vớ vẫn, tào lao ấy đâu.
Và bởi, bao đời nay vẫn thế, Việt Nam chưa bao giờ say sóng biển Đông.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC

Sau khi trở nên đuối lý và phải dịu giọng với Việt Nam, chuyển từ “yêu cầu tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”, thì mới đây tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển Việt Nam di chuyển về phía đảo Hải Nam, tạm kết thúc hơn 3 tháng đội tàu của Trung Quốc có các hoạt động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, đây liệu có phải là hành động đơn thuần khi bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ cũng như gặp phải sự phản ứng cứng rắn từ phía Việt Nam hay phía Trung Quốc còn có những âm mưu, mưu đồ mới?
ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC
Thực chất, nhiệm vụ chính của tàu Địa chất Hải Dương 8 không phải là khảo sát đáy biển, mà chính là gây hấn sau khi Việt Nam triển khai giàn khoan Hakuryu 5 để thăm dò ở lô 06.01 thuộc dự án Nam Côn Sơn. Giàn khoan ban đầu dự kiến trở về Vũng Tàu từ ngày 30/7, nhưng các hành động hung hăng của Trung Quốc khiến Việt Nam quyết định cắm giàn khoan tới ngày 15/9 và chỉ rời đi ngày 22/10. Và ngày 23/10, giàn khoan Hakuryu-5 được kéo về Vũng Tàu sau khi hoàn thành khoan được một giếng dầu mới.
Theo dõi những diễn biến liên tục sau hơn 3 tháng tàu Địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh hỗ trợ “cày xới”, “đan áo” trên một số vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì có thể thấy trận địa này chúng ta hoàn toàn chủ động. Lực lượng triển khai của ta luôn đông đảo hơn đối phương và luôn khôn khéo ứng phó với những hành động khiêu khích, thủ đoạn bỉ ổi “dùng sườn tàu Trung Quốc đâm vào mũi tàu của Việt Nam” để lu loa ăn vạ. Chính vì thế, dù “quần thảo” kéo dài nhiều tháng nhưng Việt Nam vẫn luôn ổn định được tình hình và bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển Đông.
Mặc dù tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút đi, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan. Các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bám trụ thực địa, sẵn sàng đối phó với những động thái khác của Trung Quốc. Có lẽ trong thời gian tới tình hình biển Đông sẽ dịu lại khi giọng điệu của Bắc Kinh mấy ngày gần đây xem ra đã dịu hơn trước, chuyển từ “yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”.
Tuy nhiên, dù thái độ có xoay chuyển thế nào thì cũng không thể mất cảnh giác đối với gã láng giềng hàng nghìn năm vẫn không từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam./.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

HẢI DƯƠNG 8 RÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG VÀ SỰ THANH CÔNG CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VIỆT NAM

🎲🎲🎲🎲🎲🎲🎲🎲🎲🎲
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng về thông tin nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Hành động đưa tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế.
HẢI DƯƠNG 8 RÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG VÀ SỰ THANH CÔNG CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Bên cạnh việc đưa các tàu khảo sát tiến sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc còn ngang nhiên đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, điển hình là phát biểu ngày 18/9 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Những hành động này xuất phát từ âm mưu thâm độc của Trung Quốc muốn biến những vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác thành vùng biển có tranh chấp để từ đó tuyên bố chủ quyền thuộc về mình.
Khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, một bộ phận công dân Việt Nam đã kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, đòi kiện ra tòa án quốc tế hay sử dụng vũ lực để đáp trả hành động vi phạm pháp luật quốc tế của bọn chúng. Tuy nhiên, những hành động nôn nóng tức thời này sẽ dính bẫy kích động của Trung Quốc, bất cứ khi nào Việt Nam có hành động sử dụng vũ lực thì Trung Quốc sẽ công khai sử dụng lực lượng hải quân để cướp biển đảo của chúng ta.
Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam được xác định theo Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam đều là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Chính phủ nước ta là trái pháp luật quốc tế cần được xử lý mềm dẻo bởi đây là hành vi dân sự thông thường, nếu sử dụng quân sự là Việt Nam vi phạm luật quốc tế.
Mặc dù sức ép từ dư luận khá lớn nhưng Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường giải quyết vấn đề hết sức đúng đắn, đó là sử dụng biện pháp đấu tranh ngoại giao. Trong bất cứ diễn đàn quốc tế nào được tổ chức, đại diện của chính quyền nước ta đều nhắc đến hành vi ngang ngược của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên tuyên bố để khẳng định hành vi sai trái của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc luôn bị cô lập trên trường quốc tế bởi hành vi sai trái của mình, cộng đồng quốc tế luôn ủng hộ Việt Nam khi thực hiện biện pháp ngoại giao hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đòn ngoại giao luôn là thứ vũ khí mà Trung Quốc sợ nhất tại thời điểm này bởi Việt Nam dùng biện pháp ngoại giao chính là không mắc bẫy của Trung Quốc. Sau nhiều ngày lượn lờ tại vùng biển của Việt Nam thì phía Trung Quốc buộc phải rút tàu Hải Dương 8 về nước. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh ngoại giao mềm dẻo của Việt Nam./.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

T̳R̳U̳N̳G̳ ̳Q̳U̳Ố̳C̳ ̳Đ̳A̳N̳G̳ ̳D̳Ầ̳N̳ ̳T̳R̳Ở̳ ̳N̳Ê̳N̳ ̳Đ̳U̳Ố̳I̳ ̳L̳Ý̳

Thời gian quan việc Trung Quốc liên tục thực hiện các hoạt động sử dụng tàu khảo sát dầu mỏ tiến hành thăm dò tại các khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Để ngụy biện cho hành vi phi pháp, ngang ngược của mình Trung Quốc luôn sử dụng lập luận cho rằng khu vực bãi Tư Chính này nằm trong phạm vi đường chín đoạn hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa” mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền trái phép.
T̳R̳U̳N̳G̳ ̳Q̳U̳Ố̳C̳ ̳Đ̳A̳N̳G̳ ̳D̳Ầ̳N̳ ̳T̳R̳Ở̳ ̳N̳Ê̳N̳ ̳Đ̳U̳Ố̳I̳ ̳L̳Ý̳
Tuy nhiên, khi nói về cái gọi là “đường chín đoạn” thì lập luận mà nước này đưa ra cũng rất mù mờ về “quyền lịch sử” và không một ai trên thế giới hiểu rằng theo cách diễn giải của Trung Quốc, cơ chế pháp lý của vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” là gì, nó là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa?
Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 đã nêu rõ hai điểm: (1) Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường chín đoạn và (2) Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Có thể thấy rằng Trung Quốc đã nhận ra rằng yêu sách đường chín đoạn quá ngớ ngẩn và không thể lừa ai. Vì vậy, lần này chính người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này - Cảnh Sảng trong phát ngôn của mình đã gắn bãi Tư Chính với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lập luận này cũng hoàn toàn đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực là một phần của luật pháp quốc tế. Như vậy, theo luật pháp quốc tế, đường chín đoạn là phi pháp và không tồn tại cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa” như cách nói của Trung Quốc nên bãi Tư Chính thuần túy thuộc Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để biện minh rằng vùng biển bãi Tư Chính là vùng tranh chấp hay vùng nước thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ.
Bên cạnh đó, việc trong thời gian vừa qua Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động thăm dò dầu khí tại các khu vực thuộc chủ quyền của quốc gia khác trong đó có Việt Nam bản chất là Trung Quốc muốn sử dụng các hoạt động trên thực địa nhằm đạt được những mục đích trên bàn đàm phán. Bởi hiện nay, Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN thảo luận để thống nhất ký kết Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC). Trong dự thảo của Trung Quốc, nước này đề xuất là các nước trong khu vực Biển Đông không được phép hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác tài nguyên biển Đông. Biết rằng quy định này trái với luật pháp quốc tế nên Trung Quốc tăng cường sức ép trên thực địa để các quốc gia ASEAN thấy rằng nếu không thuận theo Trung Quốc thì không thể khai thác được tài nguyên trên biển Đông. Như vậy, Trung Quốc mưu đồ dùng sức mạnh để bắt nạt các nước trong khu vực nhằm dễ bề thao túng, chiếm đoạt tài nguyên của các nước xung quanh biển Đông trong tương lai. Dễ thấy mục đích này Trung Quốc đã thực hiện với Philippines khi thỏa thuận với nước này sẽ bắt tay cùng khai thác dầu khí tại các vùng thuộc chủ quyền của Philippines nhưng chỉ nhận về 40% lợi nhuận còn 60% là của Philippines. Với Việt Nam dụ dỗ không được nên Trung Quốc muốn sử dụng chân tay đây mà./.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VEN BIỂN

👉 Trên thế giới ngày nay, các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã góp phần xây dựng ngày càng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cơ bản về biển và đảo; việc phân định biển, bảo vệ môi trường biển, khai thác tài nguyên biển, giải quyết các tranh chấp biển v.v...
CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VEN BIỂN
👉 Nếu tính từ đất liền của quốc gia ven biển hướng ra biển khơi, tuần tự có các vùng biển sau đây: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển quốc tế. Rải rác ven bờ hay ngoài biển khơi có các đảo, quần đảo nhô lên trên mặt nước. Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là ba vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Còn lại vùng biển cả xa xôi ngoài phạm vi ấy là biển tự do, không một quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền đối với bất cứ bộ phận nào của biển cả.
1️⃣ NỘI THỦY
“Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội địa) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
2️⃣ LÃNH HẢI
Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 3 Công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác định phù hợp với công ước này”. Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở”.
3️⃣ VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 33, Công ước về Luật biển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977 cũng nêu rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”.
4️⃣ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
5️⃣ THỀM LỤC ĐỊA:
Thềm lục địa nói nôm na là cái nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm. Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra rất xa. Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này co hẹp lại gần bờ hơn (như ven biển miền Trung Việt Nam từ bờ ra ngoài khoảng 50 km (hơn 26 hải lý) thì thụt sâu xuống hơn 1.000 m). Các nhà địa chất học gọi vùng đáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa. Vùng đó kéo dài đến đâu thì thềm lục địa của nước đó ra đến đó; không kể độ sâu là bao nhiêu. Vì thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lục địa đất liền ra biển, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển, cho nên nó thuộc về quốc gia ven biển.
🔴 Như vậy thường thì thềm lục địa là phần đáy biển và lòng đất đáy biển nằm dưới nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Có khi thềm lục địa rộng ra đáy biển khơi (trường hợp thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý)./.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam?



Dù đưa ra thông điệp độc chiếm Biển Đông, phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc vẫn "lọt lưới" kiểm duyệt của cơ quan chức năng rồi được trình chiếu rộng rãi ở nhiều hệ thống rạp tại VN.

Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam?
Đoàn chiến hạm trong một cảnh phim Điệp vụ Biển Đỏ ẢNH:  CHỤP LẠI TỪ PHIM

Từ ngày 16.3 vừa qua, phim Điệp vụ Biển Đỏ, do Công ty CGV VN phát hành, bắt đầu được công chiếu tại nhiều hệ thống rạp ở VN. Dựa trên một sự kiện có thật xảy ra tại Yemen vào năm 2015, bộ phim kể về việc Trung Quốc triển khai tàu chiến cùng đội đặc nhiệm Giao Long đến giải cứu kiều dân nước này ở châu Phi.

Sau khoảng 120 phút với nhiều màn chiến đấu nhằm khoe khoang sức mạnh quân sự, phim đến hồi kết thúc với hình ảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc đi qua một vùng biển được chú thích bằng dòng chữ “South China Sea” (tức Biển Đông). Tại đây, hạm đội Trung Quốc phát loa yêu cầu một tàu chiến khác phải “rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc”. Thông điệp này hoàn toàn sai lệch, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của VN đối với Biển Đông. Chính vì thế, nhiều khán giả đã vô cùng bức xúc.

Sự ngụy biện của CGV

Đến chiều qua (24.3), ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành phim của CGV VN, cho biết đã ngừng chiếu Điệp vụ Biển Đỏ tại các rạp kể từ chiều cùng ngày. Giải thích lý do ngừng chiếu, ông Hải cho biết: “Phim này đã chiếu được 10 ngày nay và cũng không đông khán giả lắm, nên chúng tôi quyết định ngưng chiếu để xếp lịch cho phim khác ra rạp”.

Bên cạnh đó, ông Hải cho rằng: “Nội dung phim rất bình thường như các phim ngoại khác về việc giải cứu con tin. Khi xem 2 phút cuối có cảnh về Biển Đông, tôi cũng có để ý trước nhưng xem kỹ thì tôi thấy rất bình thường vì Biển Đông trong cảnh này rất mơ hồ, không rõ hải phận của nước nào. Tôi nghĩ người xem nhạy cảm quá, nên suy diễn là biển của VN chứ trong phim không nói gì”.

Tuy nhiên, với những gì diễn ra trên phim thì sự bức xúc của nhiều khán giả về việc Trung Quốc tuyên truyền sai lệch là chính xác, chứ không phải “suy diễn” như đại diện CGV VN phát biểu. Cụ thể, nếu “không rõ hải phận nước nào” có nghĩa là chưa chắc bối cảnh diễn ra tại tọa độ đã được phân định của Trung Quốc, tại sao phim dám nói chung chung là “South China Sea” như cách Bắc Kinh đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” để thâu tóm cả khu vực Biển Đông. Cách “úp mở mờ ám” này không khác gì cách Bắc Kinh vẫn luôn ngang ngược tuyên truyền về chủ quyền Biển Đông. Xét ở tổng thể bộ phim, tình tiết này gần như chẳng ăn nhập với diễn biến chính thì tại sao phải cố “câu kéo” đưa vào nếu không nhằm xuyên tạc sự thật.

Thêm vào đó, tại đoạn cuối ở trên, hạm đội Trung Quốc có cả tàu mẹ đổ bộ lớp 071 mà nhiều hình ảnh có mang theo cả tàu đệm khí đổ bộ. Chỉ khoảng 2 tháng trước, vào cuối tháng 1 (thời điểm phim Điệp vụ Biển Đỏ được đẩy mạnh quảng bá để chuẩn bị ra rạp - NV), chuyên trang Navy.81.cn (trực thuộc tờ PLA Daily - cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc) đưa tin 6 tàu đổ bộ vừa tham gia cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong số tàu đổ bộ tham gia tập trận có 2 chiếc thuộc lớp 071 mang tên Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn. Bình luận về cuộc tập trận trên, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia quân sự Lý Kiệt tuyên bố cuộc tập trận gửi thông điệp tới các bên khác rằng Trung Quốc có khả năng bảo vệ cái gọi là chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Chính vì thế, trò tuyên truyền sai lệch trong phim Điệp vụ Biển Đỏ rất tương thích với cách Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ôm trọn Biển Đông.

Trách nhiệm ở đâu?

Chiều 24.3, PV cũng liên lạc với đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia thuộc Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch). Đạo diễn Vũ Xuân Hưng cho biết ông đã nắm được những thông tin phản ánh về bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ. Trước những thắc mắc liên quan đến bộ phim, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia hứa sẽ trả lời bằng văn bản vào hôm nay (25.3).

Cũng vào chiều 24.3, ông Khuất Duy Tân, Trưởng phòng Phổ biến phim (Cục Điện ảnh), cho biết Cục chưa có bất cứ quyết định gì về việc rút bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ khỏi các rạp tại VN, việc rút bộ phim nếu có là do quyết định từ phía CGV. Như thế, Cục Điện ảnh vẫn giao quyền “tự quyết” cho đơn vị phát hành phim, bất chấp việc phim thể hiện rõ sự tuyên truyền sai lệch nguy hiểm như trên. Điều này chẳng khác nào một sự thờ ơ, trong khi trách nhiệm ban đầu để bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ được phát hành tại VN rõ ràng thuộc về Cục Điện ảnh.


Câu hỏi đặt ra là tại sao Cục Điện ảnh tạo ra lỗ hổng cho bộ phim trên được chiếu ở VN để tuyên truyền sai lệch về chủ quyền đất nước?

Dùng điện ảnh gửi thông điệp dọa nạt

Gần đây, song hành cùng việc bành trướng ảnh hưởng trong làng điện ảnh thế giới từ việc thâu tóm các hãng phim cũng như hệ thống rạp ở nước ngoài, Trung Quốc không chỉ gửi gắm hình ảnh “lãnh đạo” thế giới, mà còn đưa ra thông điệp dọa nạt. Mới đây là phim Chiến lang 2 do Ngô Kinh làm đạo diễn kiêm thủ vai chính. Bộ phim không chỉ đơn thuần là cuộc giải cứu những người Trung Quốc tại châu Phi, mà còn nêu rõ thông điệp rằng: “Ai khiêu chiến với Trung Quốc thì đều bị tiêu diệt, dù mục tiêu ở xa tận đâu”. So với thực tế, đây cũng là thông điệp mà nhiều tướng lĩnh và một số cơ quan truyền thông Trung Quốc vẫn “lên gân” khi bàn về các vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Bài học đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia


Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.

Bài viết của tác giả Koh Swee Lean Collin, nghiên cứu viên Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Các động thái của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm xuống thang căng thẳng về tình hình bế tắc tại Doklam đã làm xuất hiện những bình luận về cách thức đối phó với các chiến lược cưỡng ép của Bắc Kinh. Một số người có thể lập luận rằng xét cho cùng, Ấn Độ có thể được coi là đối thủ ngang hàng với Trung Quốc về sức mạnh tương đối, đặc biệt là quân sự. Cả hai đều là những quốc gia có vũ khí hạt nhân và nếu bị đẩy vào cuộc chiến tranh biên giới mới, họ có thể tính đến việc leo thang hành động vũ trang vượt ra ngoài ngưỡng chiến tranh toàn diện, và tệ hơn là rơi vào một cuộc xung đột hạt nhân.
Những bài học của Ấn Độ về cách đối phó với sức ép từ Trung Quốc quả thực thú vị. Nhưng nếu nhìn vào các đối thủ của Bắc Kinh trong bối cảnh có sự bất cân xứng rõ ràng về sức mạnh thì sao? Có thể lập tức nghĩ ngay đến các đối thủ ở Đông Nam Á của Trung Quốc trên Biển Đông. Khu vực đó bao gồm các quốc gia-dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn, những nước không có hàng loạt công cụ sức mạnh và các hình thức đòn bẩy chiến lược khác như của Ấn Độ. Có thể kết luận rằng các nước Đông Nam Á này là những lựa chọn dễ dàng để Bắc Kinh thực hiện thành công chiến lược cưỡng ép của mình.
Các đối thủ ở Đông Nam Á có phải là lựa chọn dễ dàng cho Trung Quốc?
Trên thực tế, không lâu sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra một tuyên bố chung về Biển Đông, điều đó như một sự nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cả 2 bên đã chính thức thông qua khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử được đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp sau khi tin một số tàu Trung Quốc được nhìn thấy xuất hiện gần đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng. Một tàu kiểm ngư của Philippines được cho là cũng bị quấy rối.
Đây chính là điểm khác biệt giữa phản ứng của Manila và sự phản đối mau lẹ và quyết đoán của Ấn Độ với cái được cho là nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Doklam. Đúng với phong cách đặc trưng của Chính quyền Rodrigo Duterte thân Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano đã không xác nhận cũng như không phủ nhận báo cáo này. Thay vào đó, ông đã hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông nhận xét: “Chỉ sự hiện diện của các tàu thì không có ý nghĩa gì”.
Người ta có thể cảm thông với nỗ lực của Manila nhằm bỏ qua trò hề mới của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp, vì nước này cần phải đối mặt với những thách thức an ninh trước mắt khác do những kẻ khủng bố và trùm ma túy gây ra. Duterte đã xoay từ Washington sang Bắc Kinh để có được viện trợ và đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm chương trình cơ sở hạ tầng toàn quốc “Xây, Xây, Xây” rình rang của ông, chương trình mà ông đã quảng bá tại Diễn đàn “Vành đai và Con đường” do người bạn mới hào phóng của ông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chủ trì.
Nói một cách đơn giản, một vụ ầm ĩ ở Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của chính quyền ông. Duterte và các cộng sự thân thiết của ông, chẳng hạn như một Cayetano cũng ủng hộ Trung Quốc không kém, không muốn làm xáo trộn tình hình và gây ra nguy cơ khiến Bắc Kinh rút lại những củ cà rốt mà họ đã hứa hẹn với Manila. Do đó có lẽ việc Philippines đầu hàng Trung Quốc là không thể tránh khỏi, không chỉ gác lại phán quyết của Tòa trọng tài vốn đã trao cho nước này chiến thắng áp đảo về pháp lý trước nước láng giềng phương Bắc lớn hơn và hùng mạnh hơn nhiều; mà nếu cần thiết, họ sẽ phải chịu đựng trong im lặng trước điều mà chuyên gia Robert Haddick cho là những chiến lược “vùng xám cắt lát salami” vùng xám thường được Bắc Kinh sử dụng để đánh bại các đối thủ của mình trong vùng biển tranh chấp.
Các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc
Durtete không chỉ có một mình. Ông có thể tìm được một người bạn tâm giao thân thiết là Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người mà khi cuộc tổng tuyển cử đang tới gần, cũng đã quay sang Bắc Kinh vì viện trợ và đầu tư để chống đỡ cho vị thế của đảng cầm quyền của ông. Najib đã nỗ lực lấy lòng Trung Quốc, chẳng hạn như thông qua chính sách “ngoại giao sầu riêng”. Ông đã ngăn cấm những nhà phê bình trong nước lo sợ rằng ông đang bán rẻ chủ quyền của Malaysia để đổi lấy sự bố thí của Trung Quốc, thậm chí đến mức bộc lộ sự mâu thuẫn – dưới danh nghĩa không gây đối đầu – về các cuộc xâm nhập thường xuyên của cảnh sát biển Trung Quốc gần các cấu trúc địa hình nằm trong quyền tài phán trên biển của Malaysia.
Liệu đây có phải vận mệnh đã định trước của các quốc gia nhỏ và yếu hơn như Philippines và Malaysia, là đầu hàng trước các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc hay không? Ban Cố vấn an ninh quốc tế đã xác định các cách tiếp cận “vùng xám” trong báo cáo tháng 1/2017 lên Bộ Ngoại giao Mỹ là “sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ – mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết”. Chương trình xây dựng đảo của Trung Quốc trên Biển Đông được coi là một ví dụ như vậy, chưa kể chính sách ngoại giao pháo hạm của họ, trong đó bao gồm sử dụng lực lượng dân quân đánh bắt cá nổi tiếng của họ.
Manila và Kuala Lumpur nằm vừa vặn trong hạng mục các đối thủ “dễ bảo” mà Bắc Kinh vô cùng khao khát – không muốn leo thang các tranh chấp của họ vượt ra ngoài “giới hạn đỏ” hay chiến tranh nóng toàn diện, và không cản trở nhiệm vụ tìm kiếm lợi ích của họ từ Trung Quốc. Nhưng trước khi bắt đầu cho rằng phản ứng của Malaysia và Philippines đối với Trung Quốc là đang lập ra chuẩn mực tại Đông Nam Á, chúng ta phải cân nhắc liệu có cần thiết phải kết hợp một mặt là giữ vững chủ quyền và quyền của một nước, mặt khác là thúc đẩy quan hệ kinh tế hay không.
Indonesia và Việt Nam, vốn có lợi ích lớn trên Biển Đông, đã chứng tỏ rằng không có sự phân đôi sai lầm đó và không phải là trường hợp để Bắc Kinh có thể áp dụng như Philippines và Malaysia.
Phản ứng của Indonesia trước Bắc Kinh
Có thể nói, quan hệ Trung Quốc-Indonesia đã nở rộ trong khoảng một thập kỷ qua. Jakarta không chỉ tìm kiếm đầu tư từ Bắc Kinh, mà thậm chí họ còn mua vũ khí của Trung Quốc. Tuy vậy, họ đã không trở thành một kẻ nhu nhược khi sự cố tàu đánh cá nổ ra vào tháng 3/2016. Năm đó, cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm thủng tàu đánh cá Kway Fey 10078 của nước này ngay trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Jakarta ngoài khơi đảo Natuna, can thiệp mạnh mẽ vào việc Indonesia thực thi luật thủy sản. Thay vì hạ nhiệt vụ việc, Tổng thống Joko Widodo, mà tính hợp pháp trong tầm nhìn “trục biển toàn cầu” của ông có nguy cơ bị chệch hướng bởi bất kỳ điều gì ít hơn quyết tâm chống lại sự xâm phạm của Bắc Kinh, đã tới thăm đảo Natuna trên một con tàu chiến.
Trong một dấu hiệu còn đáng ngại hơn rằng Jakarta sẽ không dung thứ cho hành động vô lý từ Bắc Kinh, Hải quân Indonesia đã tăng cường sự hiện diện của mình trên quần đảo này. Tháng 6 cùng năm, hải quân nước này đã nổ súng cảnh cáo một số tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Natuna, được cho là đã làm bị thương một ngư dân trong quá trình này. Bắc Kinh đã phản đối, nhưng Jakarta không hề nao núng. “Chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động quyết liệt chống lại các tàu nước ngoài, bất kể tàu đó mang cờ và quốc tịch nước nào, khi họ vi phạm lãnh thổ của Indonesia”, người phát ngôn của Hải quân Indonesia, Đô đốc Edi Sucipto, phát biểu sau vụ việc. Kể từ đó, không có thêm báo cáo nào về sự vi phạm của Trung Quốc.
Nhưng sau đó không có hệ quả nào lớn. Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia không bị ảnh hưởng; trên thực tế, những khoản đầu tư này đã tăng 291% từ tháng 1-9/2016, đạt 1,6 tỷ USD vào tháng 1/2017. Tuy vậy, Jakarta muốn báo hiệu cho Bắc Kinh rằng đừng nên đùa với họ. Tháng 10/2016, Jakarta đã tìm kiếm thêm nhiều khoản đầu tư hơn từ Nhật Bản và 1 tháng sau, tuyên bố họ ưu tiên Nhật Bản để cùng ký kết một dự án tàu bán cao tốc. Tháng 1/2017, cả 2 nước đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Bắc Kinh đã tính toán hết sức sai lầm rằng chiến thuật “vùng xám” của họ sẽ chống lại Indonesia hiệu quả, như những gì họ đã làm vào tháng 3/2013, do đó đã đẩy Indonesia thành đối thủ của Trung Quốc.
Các mối quan hệ song phương đã dần khôi phục, với việc Indonesia thu được thành công sự quan tâm lớn hơn của Trung Quốc để tăng cường đầu tư. Đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này cũng không hề lơ là lợi ích trên Biển Đông của mình, thậm chí đổi tên một phần ở vùng biển này thành biển Bắc Natuna. Ngoài việc chỉ trích động thái này, Bắc Kinh đã ngừng trả đũa.
Cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại Trung Quốc
Còn Việt Nam thì sao? Từ thời xa xưa, quốc gia Đông Nam Á can trường này đã duy trì thành tích đáng nể là chống sự gây hấn của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu biển sâu của nước này, Hải Dương-981, trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam và gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014, Hà Nội đã phản ứng quyết liệt – và ít nhất cũng tương xứng với trò hề “vùng xám” của Bắc Kinh. Họ đã cẩn thận tránh cử các lực lượng quân sự đến đối mặt với Trung Quốc – thay vào đó triển khai các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư – và thậm chí cả lực lượng dân quân biển của riêng họ.
Thế bế tắc này kéo dài cho đến khi chính sách ngoại giao “kênh sau” – chủ yếu là giữa 2 đảng cộng sản – dẫn đến việc cả 2 bên đều lùi bước vào cuối tháng 7. Tuy vậy, Hà Nội có lý do để tự hào, cho dù phải trả giá. Thế bế tắc kéo dài buộc Việt Nam phải ngừng việc bảo dưỡng định kỳ các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư, gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hoạt động của chúng cho các nhiệm vụ khác. Nếu thế bế tắc duy trì, Việt Nam, vốn bất lợi về khả năng vũ lực, có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dù vậy, nước cờ của Hà Nội đã có hiệu quả. Bắc Kinh đã tôn trọng hơn đối thủ từ lâu của mình ở Đông Nam Á.
Việt Nam không phải chịu tác động từ tình trạng bế tắc. Việc có quan hệ kinh tế với Trung Quốc, với đặc trưng là thâm hụt thương mại có lợi cho Trung Quốc, không ngăn Việt Nam thử thách người láng giềng phương Bắc hùng mạnh của mình hết lần này đến lần khác. Tháng 9-10/2014, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Ấn Độ đã trao đổi các chuyến viếng thăm lẫn nhau và ký kết nhiều hiệp định, bao gồm hợp tác an ninh quốc phòng và hàng hải chặt chẽ hơn. Gây quan tâm đặc biệt là một hiệp ước kêu gọi công ty ONGC Videsh Limited thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ “mở rộng sự hiện diện của họ ở Việt Nam và củng cố hơn nữa hợp tác trong việc thăm dò và các lĩnh vực khác giữa 2 nước trong ngành năng lượng”. Cần nhớ lại rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu là để đáp lại việc Việt Nam đề nghị cung cấp thêm các lô ngoài khơi cho công ty Ấn Độ ở những vùng biển Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trong những năm sau đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc như Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên họ không phải chịu bất cứ phản ứng nào của Trung Quốc. Trên thực tế, thương mại biên giới giữa hai nước tiếp tục nở rộ. Đáng chú ý là thương mại với tỉnh Quảng Tây đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước lên tới gần 6,9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2015 – mức cao nhất của bất kỳ thành phố biên giới nào ở Trung Quốc. Đầu năm 2017, Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội; Hà Nội đã tăng lượng xuất khẩu sang Bắc Kinh 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông, và việc tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG