KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG LỜI THỀ KHÔNG BAO GIỜ THÀNH HIỆN THỰC.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, tất cả những ký ức về nó đều đã trở thành những trang sử hào hùng của dân tộc. Những chiến công, những mất mát và cả sự hy sinh, tất cả đều làm nên một đất nước Việt Nam kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu trước bất kỳ kẻ thù nào.
CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG LỜI THỀ KHÔNG BAO GIỜ THÀNH HIỆN THỰC.
Và ở một vùng quê, có một người phụ nữ đã dành trọn cuộc đời mình vì một lời hứa của anh lính giải phóng năm xưa. Ông đã từng hứa với bà: "Anh sẽ cùng ăn cơm với em suốt quãng đời mình, từ thế kỷ 20, đến sang cả thế kỷ 21” nhưng bom đạn chiến tranh đã khiến người đàn ông ấy không thể thực hiện được lời hứa đó, vào cái đêm trước ngày anh lính trẻ xin được về quê bàn chuyện cưới xin.
Và kể từ đó, bà đã luôn coi người lính cụ Hồ năm ấy là chồng của mình dù chưa một lần cưới hỏi. Bà cứ lặng lẽ sống, nuôi mẹ, nuôi em và nuôi những hồi ức đẹp đẽ về anh, người con trai mãi tuổi 26 ấy. Bà còn xin phép gia đình, lập một bàn thờ cho riêng anh và tự nhủ rằng: "Chồng mình đã hy sinh..."
Chiến tranh và sự hy sinh, đáng sợ không? Có. Nhưng giá trị nó mang lại là một dân tộc anh hùng, một đất nước hòa bình và sự tự hào của người ở lại. Hôm nay, 27/7, xin cúi đầu cảm tạ một thế hệ con người đã không tiếc ma’u xương và hạnh phúc của mình để chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp và tôi tin, dù là thế hệ nào, chỉ cần yêu nước Việt, đều sẽ sản sinh ra những con người như thế!
Bà là Hoàng Thị Trinh - vợ Liệt sĩ Hồ Đức Tín ( Nghệ An )

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHÍNH LÀ LÒNG YÊU NƯỚC!

Trong 1 chương trình phỏng vấn thì nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Ngô Thị Tuyển - người nữ anh hùng tải đạn chỉ vẻn vẹn 42kg, cách đây 55 năm, từng vác 2 hòm đạn gần 100 kg - đã chia sẻ suy nghĩ của bà về lòng yêu nước của thế hệ trẻ sau này.
SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHÍNH LÀ LÒNG YÊU NƯỚC!
Bà tin rằng, sức mạnh của chúng ta chính xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn và yêu từng mảnh đất máu thịt của quê hương. Thế hệ của bà đã từng làm được những điều phi thường mà chúng ta hay gọi đó là những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và bà tin rằng, không chỉ với lớp người đó, mà bất kỳ thế hệ nào, chỉ cần mang trong mình dòng máu Việt đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì hòa bình và chủ quyền đất nước.
Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng, cùng nhìn lại những con người như thế, họ đã sống và chiến đấu bằng cả thanh xuân và tính mạng của mình, tất cả vì một lý tưởng cao đẹp: Đất nước này, phải được độc lập, Đất nước này, phải được tự do

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ!

Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) bảo: “Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ?
KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ!
Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ! Thế nên chúng ta mới phải chịu cảnh này”.
”Tớ già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn tư lệnh nhiều, khổ hơn tư lệnh nhiều vì tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho? Ở đây có cậu nào làm được tư lệnh không, xung phong nào! Cậu nào làm được tư lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương”.
Ông tâm tình: “Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ Tư lệnh nghèo quá, đất nước nghèo quá. Chúng ta vừa qua chiến tranh, còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tàu ra, tàu về, rồi tàu lại ra. Mà dầu thì ta không có, phải mua của nước ngoài, rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn...”.
Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc: “Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm”. Tướng Cương bảo: “Chẳng ai nỡ làm cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu.
Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho đi ngay, bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Trai trẻ gì mà kém thế! Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy”. Thế là tướng với lính cười bò. Cười mà nước mắt giàn giụa.
Vậy đấy, Tổ quốc sẽ không bao giờ bị ''trôi dạt'' bởi chúng ta đã có những vị tướng như thế, những người lính như thế.
“HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI” !

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

TRUYỀN HÌNH MỸ PHÂN TÍCH LÝ DO VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI TỬ VONG VÌ COVID-19

Kênh CNBC đưa ra nhiều thông tin, số liệu, phỏng vấn chuyên gia, người nước ngoài sống tại TP.HCM để giải thích vì sao Việt Nam không có ai tử vong vì Covid-19.
TRUYỀN HÌNH MỸ PHÂN TÍCH LÝ DO VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI TỬ VONG VÌ COVID-19
Mới đây, kênh truyền hình CNBC của Mỹ đã có phóng sự dài gần 8 phút với tựa đề “Việt Nam không có ai chết vì virus corona. Đây là lý do”.

Khi video được phát lại trên YouTube đã có tới 467.000 lượt xem sau 3 ngày và 3.000 bình luận.

Mở đầu chương trình, kênh truyền hình đã phát sóng hơn 30 năm chia sẻ về ca bệnh nặng nhất trong đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Theo đó, ngày 18/3, phi công 43 tuổi người Anh bị xác định nhiễm nCoV được đưa vào bệnh viện ở TP.HCM. Là bệnh nhân nguy kịch nhất ở Việt Nam, người này trở thành tâm điểm chú ý.

Khi thông tin phổi của phi công bị suy được đưa lên các kênh truyền thông, hơn 50 người Việt đã tình nguyện hiến phổi, các chuyên gia y tế gắng sức khi cả nước tập trung toàn bộ nỗ lực để cứu bệnh nhân.

Chính phủ đã chi ra 200.000 USD để chữa trị cho phi công của Vietnam Airlines (sau đó bảo hiểm đã thanh toán) và cuối cùng anh đã làm được điều tưởng chừng không thể: gần như bình phục hoàn toàn.

Đây chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân đã bình phục ở đất nước không có ai tử vong vì dịch Covid-19 với vài trăm ca dương tính nCoV trong 6 tháng, một kết quả ấn tượng.

Việt Nam đã giữ sạch lưới nhà như thế nào

Khi nghe tin tức về một loại virus giống viêm phổi xuất hiện ở Trung Quốc, Việt Nam lập tức đưa ra những đánh giá cẩn trọng về nguy cơ lây lan, cho rằng đất nước có thể có hàng nghìn ca bệnh và coi việc bùng nổ dịch giống như một cuộc chiến.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành phản ứng theo các giai đoạn.

Ngay từ 10/1, trước khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào 23/1, Việt Nam bắt đầu kiểm tra sức khỏe của những hành khách xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Những ca nghi nhiễm bị cách ly và toàn bộ 97 triệu người dân được yêu cầu đeo khẩu trang trước khi có khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Tất cả người dân Việt Nam đều lo lắng, thậm chí trước khi Việt Nam ghi nhận các ca bệnh”, Ngoc Pham và bạn của cô, Kevin Moulié, đang sống ở TP.HCM, chia sẻ.

“Chính phủ đã thông tin cho chúng tôi rất sớm về tình hình diễn ra ở Trung Quốc. Theo đó, nguy cơ cao virus sẽ lan sang Việt Nam. Chúng tôi nhớ tới dịch SARS xảy ra một vài năm trước. Mọi người nhận thức được về tác động của virus có thể xảy ra”.

SARS - Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng, xuất phát từ miền Nam Trung Quốc vào năm 2003 và nhanh chóng lan sang Việt Nam. Cuối năm đó, Việt Nam lại phải chống chọi với một dịch khác - cúm gia cầm.

Khi Việt Nam ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1, các nước Đông Nam Á khác đã sẵn sàng.

Ngày 1/2, Việt Nam là nước đầu tiên dừng mọi chuyến bay từ Trung Quốc và đóng cửa biên giới dài 1.400 km với nước láng giềng ở phía Bắc.

Bước tiếp theo trong chiến lược của Chính phủ là tập trung vào tăng cường năng lực xét nghiệm, truyền thông cho công chúng và nỗ lực cách ly.

Từ tháng 1 tới tháng 5, đất nước đã tăng số lượng khu xét nghiệm từ 2 lên 63, tiến hành 260.000 xét nghiệm.

Thêm vào đó, những người có kết quả dương tính nCoV và người tiếp xúc trực tiếp được cách ly tại các doanh trại quân đội, bệnh viện dã chiến và ký túc xá đại học.

“Tôi nghĩ cách ly tập trung tại các doanh trại quân đội là một trong những yếu tố khiến Việt Nam thành công bởi kiểm soát mọi người trong một khu vực sẽ dễ dàng hơn nhiều”, nhà phân tích Nguyễn Phương Linh cho hay.

Có lẽ chiến dịch khác biệt nhất của chính phủ là việc viết lời lại bài hát “Ghen” để khuyến khích việc rửa tay và vệ sinh chung. Và bài hát nhanh chóng trở thành hiện tượng.

“Tôi nghĩ đó là một cách hay để tiếp cận công chúng và khiến mọi người quan tâm tới chủ đề này. Bài này được phát ở mọi nơi, trong thang máy, hành lang”, Ngoc Pham và Kevin Moulié chia sẻ.

Dù chiến dịch ban đầu là tích cực xét nghiệm, truyền thông và cách ly, Việt Nam vẫn ghi nhận số lượng ca nhiễm mới tăng vọt.

Từ 16 ca trong tháng đầu tiên của dịch, làn sóng thứ hai xảy ra vào ngày 6/3 với 254 ca (tính tới ngày 1/5). Khi con số tăng nhanh, Chính phủ tuyên bố đất nước đang trong đại dịch và và thực hiện giãn cách xã hội. Tới 1/5, có khoảng 200.000 người bị cách ly tập trung.

“Nếu bạn so sánh hệ thống y tế công của Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, tôi nghĩ Việt Nam vẫn có những khoảng trống lớn cần cải thiện. Giải pháp quan trọng nhất trong trường hợp này là cách ly mọi người, hạn chế đi lại và Chính phủ đã làm được”, nhà phân tích Nguyễn Phương Linh nói.

Ngày 20/1, Bộ Y tế chỉ định 22 bệnh viện điều trị người nhiễm Covid-19. Điều này đảm bảo các bệnh viện khác không bị quá tải.

Việt Nam đang trên con đường hồi phục, nhanh hơn các nước lân cận. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội và tái mở cửa nền kinh tế.

Trên thực tế, các chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) xuất phát từ Nhật đã được thực hiện từ cuối tháng 6 sau khi ngừng bay từ tháng 3. Từ tháng 4 tới 20/6, nền kinh tế đã tăng trưởng 0,36% và Chính phủ đặt mục tiêu tăng 5% trong 6 tháng còn lại.

Đối với nhiều người, cuộc sống thậm chí dường như đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, Ngọc và Kevin không xem việc tái mở cửa như quay trở lại cuộc sống trước đây mà là “bình thường mới” với những bài học mới.

“Chúng tôi nhận thấy rất nhiều thứ quan trọng hơn như sức khỏe, gia đình, bạn bè. Chúng tôi luôn quá lo lắng. Tôi nghĩ có mọi người để dựa vào là rất quan trọng”, Kevin Moulié nói.

“Bạn nhận ra mình không còn trẻ, bố mẹ bạn cũng đang già đi và luôn có nguy cơ cao. Tôi nhắn tin cho bạn bè rằng nếu khu nhà của họ bị cách ly, họ có thể báo tôi đem đồ ăn tới. Họ cũng nói như vậy với tôi. Nếu bạn không có gia đình ở đây, bạn đã có bạn bè”, Ngoc Pham tâm sự./.

Ảnh 1: Kênh CNBC phân tích kỹ càng về thành công chống dịch của Việt Nam;

Ảnh 2: CNBC phát lại bài hát Ghen được viết lời mới để tuyên truyền về phòng dịch Covid;

Ảnh 3: Đường phố ở các tỉnh thành đã đông đúc trở lại khi giãn cách được nới lỏng./.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC

Má là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Quang Mẫn (Trần Thị Sáu, Sáu Mẫn, Mười Mẫn).
NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC
“Anh” Trần Quang Mẫn

Cuộc đời má lắm đau thương nhưng cũng thật oanh liệt.

Thời con gái má tên là Trần Thị Sáu. 17 tuổi, má đã cả gan rủ người em gái thứ tám trốn nhà đi kháng chiến chống Pháp. Trốn lần thứ nhất thì cha đuổi kịp, bắt về.

Trong cơn giận dữ, ông cắt phăng mái tóc dài của Sáu, đốt cả quần áo của con. Một thời gian sau, Sáu và em gái trốn đi lần hai. Cô cắt luôn phần còn lại của mái tóc cho giống con trai. Lúc đó còn mấy tháng nữa Sáu mới tròn 18 tuổi.

Đầu năm 1946, hai chị em Sáu trở thành tân binh của trung đội 1, đại đội 70, chi đội 124 của Bộ đội Huỳnh Thủ hoạt động ở Vĩnh Thuận (U Minh Thượng, Kiên Giang). Sáu khai tên Trần Quang Mẫn, vốn là cái tên Mẫn hay gọi ở nhà.

Từ đó, Sáu bắt đầu cuộc đời mới dưới cái tên Trần Quang Mẫn. Sáu bắt em gái gọi mình là “anh Sáu”. Để che giấu hình hài con gái, cô tập la, tập hét cho bể tiếng, tập đi đủ 6-7 tấc một bước cho ngả mình về phía trước như đàn ông, phơi nắng gió cho da đen sạm. Cô băng miếng vải nịt ngực sát rạt, cố che đi hình hài con gái, bắt chước học hút thuốc...

“Lần đầu tiên được ôm cây súng, thấy nặng nhưng khoái lắm. Súng của Đức hai ký mấy lận. Riết rồi thấy quen. Lần lần tập bắn súng máy, tập tháo ráp, trườn bò, đứng bắn, nằm bắn, tập xáp lá cà, đâm lê... Rồi hành quân ban đêm. Có bữa đi vài ba cây số, có khi đi mười mấy cây số cũng có. Đàn ông làm gì mình làm vậy” - má Sáu Mẫn cười khi hồi tưởng chuyện quá khứ.

Sau mấy lần được giao nhiệm vụ đi trinh sát dẫn bộ đội đánh đồn, chỉ sau mấy tháng nhập ngũ, chiến sĩ Trần Quang Mẫn đã được kết nạp Đảng. Khi đó Mẫn vừa tròn 18 tuổi.

Vốn là người gan dạ, thông minh, Sáu Mẫn được cử đi học sĩ quan ở Trường Quân chính Quang Trung. Năm 1947 trở về đơn vị, cô chỉ huy đại đội 70 (đại đội cảnh vệ - sau này là trung đoàn 124 thuộc Quân khu 9). Khi đó “anh” Trần Quang Mẫn 21 tuổi.

Gần năm năm binh nghiệp, cô gái giả trai ấy luôn hành xử như một nam thanh niên và đã cùng đồng đội xông pha biết bao trận. “Mỗi lần đi biết là thế nào cũng có thể hi sinh nhưng vẫn đi. Đạn nó tránh không trúng mình chớ trúng là chết rồi. Cũng có trúng mấy lần nhưng nhẹ nhẹ vô tay, vô giò thôi”, má cười bảo.

Cho đến một ngày cô không thể giấu được nữa. Đó là khi có người bộ đội ở tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc) tên Nguyễn Văn Bé (Mười Bé) đi tìm “cô” Trần Quang Mẫn đòi cưới vì đó là người vợ đã được hứa hôn.

Một đám cưới kỳ lạ đã diễn ra. “Mấy bà má cứ theo hỏi hoài. Tui cười biểu chừng đó má hay. Tới chừng vô làm đám tuyên bố, mấy đứa con nít la dữ lắm: đàn ông mà đi cưới đàn ông”, má kể. Đám cưới, cô dâu chú rể đều mặc đồ bộ đội của nam. Không áo cưới, không hoa, không cả quà cưới. Đơn vị tuyên bố. Mấy bà má nấu bánh canh, nấu chè mừng cho đôi trẻ.

Đêm 20-7-1958. Sáu Mẫn bị bắt. Về khám lớn của tỉnh Rạch Giá, địch tra tấn Sáu Mẫn bằng những trận mưa đòn. Sáu Mẫn bị kết án 7 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ. Sáu Mẫn được đưa tới khám Chương Thiện, Tân Hiệp, xuống Chí Hòa, ra Thủ Đức, đi Gò Gông rồi trở về Chí Hòa, đưa lên Phú Lợi rồi đày ra Côn Đảo.

Cuối năm 1966, sau tám năm giam cầm, tra tấn, Sáu Mẫn mới được thả. Một năm sau, con trai hi sinh. Má vẫn không rời chiến trường. Đơn vị mở chiến dịch đánh ở đâu, má có mặt ở đó. Năm 1974, Trần Quang Mẫn giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng.

_______
Ngày 23-4-1952, chồng má, một sĩ quan tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc), hi sinh khi tham gia trận đánh vào đồn Chàng Chẹt (Rạch Giá). “Đồng đội kể đêm đó trước khi công đồn, ổng nói với anh em: "Tui đi như vầy chắc ở nhà Sáu Mẫn sanh con rồi".

Tui cũng đâu hay ổng hi sinh. Chị Chín Lé đi công tác ghé qua bảo: Mười Bé hi sinh, chôn chung 11 người. Lúc đó tui mới hay. Ổng hi sinh khi tui sanh thằng nhỏ mới được bốn ngày...” - má khóc khi nhớ lại ký ức đau đớn ấy.

Cả đời má những lúc còn chồng, còn con thì thời gian gần gũi bên những người yêu thương nhất quá ngắn ngủi. “Cưới nhau được hơn tuần lễ ổng phải trở về đơn vị - má kể - Tụi tui gặp nhau thêm hai lần, mỗi lần chừng 3-4 ngày. Khi có thai thằng Hưng gần hai tháng, vợ chồng tui mới gặp lại nhau lần nữa”.

Và đó cũng là lần cuối cùng họ nhìn thấy nhau... Chồng hi sinh khi má sinh con mới được bốn ngày. Và cuộc đời làm vợ của má cũng chỉ gặp chồng được bốn lần.

Lúc con trai mới được 5-6 tháng tuổi, má phải dằn lòng gửi con cho ông bà ngoại nuôi giùm, trở về đơn vị chiến đấu cùng đồng đội. Kể từ đó, má không gặp lại con nữa cho đến 5-6 năm sau khi đang ở trong tù. “Hồi địch nhốt tui ở trại giam Phú Lợi, một bữa tui thấy bà già, nhỏ em gái dẫn theo thằng nhỏ chừng 5-6 tuổi vô thăm. Tui đâu biết nó là con mình, tưởng con của nhỏ em”, má cười thiệt buồn kể.

Sau lần gặp ngắn ngủi đó, má bị đày ra Côn Đảo. Khi má được thả về, Quốc Hưng đã 14 tuổi và đã đi theo các anh bộ đội được... bốn năm. Má không hay khi mình đang trong tù, mới 10 tuổi Quốc Hưng đã trốn ông bà ngoại lên tỉnh đội Rạch Giá xin làm liên lạc.

Ai cũng biết đó là giọt máu duy nhất của má và liệt sĩ Mười Bé nên tìm cách bảo vệ Hưng, chờ ngày hai mẹ con sum họp. Cán bộ tỉnh đội bố trí cho Hưng làm liên lạc ở đội U Minh 10.

“Tới lúc ở Côn Đảo về tui mới gặp lại con. Nó giống cha như đúc. Nó nằng nặc xin sang bộ phận trinh sát. Biết tính con cũng như mình ngày trước, tui không nỡ cản”, má kể.

Một năm sau, má đau đớn nhận tin đứa con duy nhất cũng hi sinh. 15 năm sau ngày chồng hi sinh, má lại chết một lần nữa. “Hồi thằng Hưng hi sinh tui cũng đâu có hay.

Tới bữa có người báo: Cô có hay gì không? Thằng Quốc Hưng hi sinh 3-4 bữa rồi cô hổng hay hả?...” - má kể rồi lặng đi, để cho những dòng nước mắt chảy tràn khi nhắc đến người con trai độc nhất.

Sau hòa bình, má không đi bước nữa. Hỏi, má lặng thinh rồi bảo: “Biết bao nhiêu người hỏi mà tui đâu có chịu. Có con, có chồng, muốn gần gũi nuôi dưỡng còn không được. Giải phóng rồi người không còn, còn ưng làm gì nữa...”.

CU BA MỘT TÌNH BẠN BỀN VỮNG

Nhắc tới Cuba là nhắc tới một tình bạn, tình anh em hữu nghị cộng sản vô tư trong sáng, một mối quan hệ tương trợ lẫn nhau không vụ lợi giữa Đảng và dân dân hai nước Việt Nam - Cuba.
CU BA MỘT TÌNH BẠN BỀN VỮNG
Có thể nói trong những năm kháng chiến Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, nhưng lại nhận được sự giúp đỡ chí tình từ một đất nước cách chúng ta nửa bán cầu, đó là Cuba, chúng ta được trợ giúp trên tất cả mọi mặt. Đó là ân nghĩa khó có thể trả hết được.

Hòa bình lập lại, Việt Nam được dỡ bỏ cấm vận vươn lên mạnh mẽ hòa nhập với thế giới, vị thế của Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh... Thì người anh em Cuba vẫn bị cấm vận khó khăn đủ thứ.


Trước những tình cảm quý báu thời chiến ấy, thời bình này Việt Nam đang tích cực, nỗ lực không ngừng trợ giúp lại người anh em Cuba.

- Tháng 4/2018 trong chuyến thăm Cuba Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố xóa nợ cho Cuba.

- Việt Nam cũng là nước tích cực nhất kêu gọi dỡ bỏ cấm vận cho Cuba.

- Việt Nam là đồng minh chính trị, kinh tế của Cuba và thương mại song phương trên các lĩnh vực lúa gạo, dệt may, điện tử, cà phê...

- Việt Nam đang tích cực giúp đỡ Cuba phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, giúp nước bạn phát triển hơn nữa nền nông nghiệp, tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình.

- Việt Nam giúp đỡ Cuba phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Việt Nam đảm bảo cung cấp gạo ổn định cho Cuba. Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào Cuba, thúc đẩy phát triển ICT, mạng và 4G thông qua tập đoàn quân đội Viettel.

- Trong những tháng dịch bệnh Việt Nam trợ giúp 5000 tấn gạo các nhu yếu phẩm cho chính phủ và nhân dân Cuba anh em....

Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ hết mình nếu Cuba cần. Đó chính là những việc Đảng và nhà nước ta đang làm đối với đảng và chính phủ anh em Cuba... Còn đất rất nhiều những điều nữa không thể kể hết được, đó chính là minh chứng cho sự tương trợ, tương thân, tương ái, làm keo sơn bền vững hơn mối quan hệ giữa hai nước.

ĐẤT NƯỚC SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Một trong những người học trò xuất sắc nhất của lãnh tụ Hồ Chí Minh, mà tên tuổi luôn luôn được gắn với Bác, chính là Đại tướng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp. Suốt đời vì nước, vì dân; thực hiện lời dạy của Bác Hồ đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết, không bao giờ bợn chút cá nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ trường tồn trong lòng nhân dân.
ĐẤT NƯỚC SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
Với các lực lượng vũ trang, không bao giờ quên người Anh Cả của toàn quân, từ 69 năm trước trong khu rừng Trần Hưng Đạo đã đứng lên thành lập đơn vị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, để rồi sau đó trực tiếp cầm quân đánh thắng tất cả các đạo quân xâm lược, từ chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954 đến giải phóng quần đảo Trường Sa ngay nửa tháng trước ngày giải phóng Sài Gòn, thu cả non sông về một mối, để cho quân dân ta ngày nay tiếp tục nắm chắc tay súng, bảo vệ hòa bình, gìn giữ di sản toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Các lực lượng an ninh ta ngày nay không bao giờ quên những bài học quý báu lãnh đạo đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng những ngày đầu thành lập nước, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra sức bảo vệ cách mạng chống thù trong giặc ngoài, trước khi nước ta phải bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.

Giai cấp công nhân Việt Nam không bao giờ quên nhà báo trẻ Võ Nguyên Giáp từ những năm 30 của thế kỷ trước đã đạp xe đạp một mạch từ Hà Nội ra vùng mỏ Quảng Ninh để điều tra, viết bài ủng hộ công nhân mỏ than đình công chống bóc lột của chủ mỏ.

Giai cấp nông dân Việt Nam không thể nào quên cuốn sách “Vấn đề dân cày” mà Đại tướng viết chung với đồng chí Trường Chinh với bút danh Vân Đình và Qua Ninh, một cuốn sách nghiên cứu sâu về tình cảnh dân cày và hoàn cảnh ruộng đất lúc ấy, đưa ra giải pháp phải thực hiện chế độ người cày có ruộng. Đến thời hòa bình lập lại, sau những năm 1950, tuy còn bộn bề công tác quân sự, nhưng Đại tướng vẫn suy nghĩ nhiều đến nông dân, nông nghiệp và đã đề xuất những chương trình đưa khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất, cải thiện đời sống của nông dân.

Ngư dân Việt Nam không thể nào quên những năm 1977, sau khi đi thăm các đảo Côn Lôn, Thổ Chu, Cô Tô và hai tỉnh duyên hải Phú Yên-Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã triệu tập hội nghị lần thứ nhất về biển, đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế biển, đồng thời từ những chuyến đi thực tế, xây dựng được một kế hoạch đổi mới cơ chế kinh tế, không để ngư dân làm ăn đơn độc, riêng lẻ gặp khó khăn không biết gỡ, lần đầu tiên đưa ra đường lối cơ cấu một nền kinh tế nhiều thành phần, không chỉ có quốc doanh mà còn có kinh tế hợp tác xã và kinh tế tư nhân.

Đồng bào các dân tộc thiểu số trong nước không thể nào quên những kỷ niệm Đại tướng cùng với Bác Hồ và các lãnh tụ đã sống trong sự đùm bọc thân thương của đồng bào, không thể nào quên "Anh Văn", nói sõi tiếng dân tộc của đồng bào, đã viết Việt Minh ngũ tự kinh giải thích bằng văn thơ tiếng dân tộc nhiệm vụ cứu nước trong thời kỳ cách mạng còn đang trong trứng nước. Đồng bào Cao Bằng không thể quên lời chân thành của Đại tướng nói: “Cao Bằng là quê hương thứ hai của tôi”. Đồng bào Điện Biên ở khu di tích Mường Phăng mãi mãi gọi ngọn đồi chỉ huy sở của Chiến dịch Điện Biên là “Đồi Đại tướng”.

Các nhà trí thức Việt Nam không thể quên những hoạt động của Đại tướng khi được phân công phụ trách khoa học kỹ thuật, đã thành lập nhóm nghiên cứu về cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới và thực trạng công nghệ hiện có ở Việt Nam, để đưa lực lượng khoa học trong nước gắn với lực lượng sản xuất, thành một động lực mới đẩy mạnh kinh tế quốc dân, hiện đại hóa nông nghiệp, và trên cơ sở ấy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Thanh niên và sinh viên, học sinh toàn quốc không thể nào quên những suy nghĩ của Đại tướng đề xuất về một chiến lược đổi mới giáo dục, đã in thành sách “Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục”. Đại tướng cũng là người đã đề ra sáng kiến lập ra giải thưởng Vifotec để khen thưởng những sáng tạo thành công của giới trẻ ở các ngành công nghệ và kỹ thuật.

Các doanh nhân Việt Nam không thể nào quên Đại tướng đã mệnh danh các doanh nhân hiện nay như những “chiến sỹ trên thương trường” và đã cổ vũ lấy ngày 13/10 làm Ngày Doanh nhân Việt Nam để khích lệ tinh thần dân tộc ở các doanh nhân Việt Nam khi hội nhập với thế giới.

Bà con kiều bào ta ở nước ngoài không thể nào quên tấm gương suốt đời vì nước của Đại tướng, không thể nào quên tư tưởng coi kiều bào như một bộ phận không thể tách rời với đất nước và tình cảm thân thiết với các cháu từ nước ngoài về dự trại hè trong nước đã đến thăm Đại tướng trong chuyến trở về dự trại hè đầu tiên.

Bạn bè quốc tế, kể cả những người có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trước đây, những người từng ở phía bên kia chiến tuyến cũng ngả mũ kính trọng và không thể quên nhân cách chính trị và nhân cách văn hóa của vị nhân tướng Việt Nam, vị tướng của Hòa bình, đã tranh đấu cho Hòa bình, Tự do và tình Hữu nghị giữa các dân tộc. Tình cảm bền chặt của những Patti, Thomas, Mac Shin, Clinton (ở Bắc Mỹ), của Fidel Castro (ở Trung Mỹ), của Hugo Chavez và nhiều nguyên thủ ở Nam Mỹ và châu Phi từ tình cảm gắn bó với Đại tướng đã trở thành những nhịp cầu liên kết toàn thế giới với Việt Nam. Với nhân dân thế giới Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là vị tướng của Hoà bình.

ĐẠI đoàn kết nhân dân là sức mạnh.
TƯỚNG và quân lớn mạnh bởi kết đoàn.
VÕ học trí cao anh tài cứu quốc.
NGUYÊN khí thịnh suy vận nước là đây.
GIÁP trận chiến công vang kháp toàn cầu.
KÍNH già thương trẻ sáng ngời đạo đức.
YÊU mến vì dân suốt đời tận tụy
TRƯỜNG kỳ kháng chiến sử ghi huyền thoại.
THỌ với non sông mãi lưu danh.

(Tác giả: Trường Sa)

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!

"Một hôm, cậu con trai hỏi bố của mình:
MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!
“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “
Người bố trả lời:
“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.
“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.
- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được...
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn...
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…
Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:
- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…
- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.
- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

Hình ảnh - Minh họa .

BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

   Đây là hình ảnh "bữa tiệc bằng máu của người Việt Nam" khi Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc chiêu đãi Tổng thống Mỹ Nixon trong buổi dạ yến với món vịt quay tại Bắc Kinh tháng 2/1972.
BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Sở dĩ nói thế là vì đây là cuộc gặp gỡ, thoả hiệp giữa hai nước lớn với nhau: Trung Quốc chỉ muốn giữ miền Bắc nước ta để làm phên dậu cho họ, như cái cách họ đã làm với Triều Tiên chứ không hề muốn chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ im lặng để cho Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc hòng gỡ thế thua trên chiến trường miền Nam. Mỹ muốn chiếm giữ miền Nam, đồng thời bảo vệ cho chế độ tay sai ngụy Sài Gòn. Đổi lại, Trung Quốc được bật đèn xanh để cướp quần đảo Hoàng Sa. Mỹ - Trung vì lợi ích đất nước họ nên đã thoả hiệp trên đôi vai của người Việt Nam!

Nói thế không có nghĩa là xới lại quá khứ, kích động hận thù mà là để chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thời và thế; về thời cơ, vận hội và thách thức! Hiện Mỹ và Việt Nam là bạn, đối tác toàn diện. Với Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược; song, một khi lợi ích của Mỹ và Trung Quốc đạt được trên biển Đông thì liệu họ còn có cuộc dã tiệc thế này nữa không? Câu trả lời là có thể có. Việt Nam đã có vị thế rất vững vàng trên trường quốc tế, tuy nhiên nói gì đi nữa thì ta so với họ thì vẫn là nước nhỏ. Bởi vậy phải khôn khéo để vừa bảo đảm chủ quyền, vừa có môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tự lực tự cường là chính trên tinh thần tranh thủ ủng hộ của quốc tế. Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị tốt cho chiến tranh, thực túc binh cường. Không theo Tàu chống Mỹ, không theo Mỹ để chống Tàu. Bất kỳ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền của ta thì đều có thể hợp tác phát triển.

Một đất nước hùng cường khi và chỉ khi đất nước đó đứng vững trên đôi chân của mình. Đừng mơ dựa vào Mỹ để lấy lại biển đảo của chúng ta, cũng đừng mơ dựa vào Tàu để bảo vệ đất nước. Đất nước Việt Nam phải do người Việt Nam xây dựng và bảo vệ chứ không mơ hồ ảo tưởng là dựa vào quốc gia khác để mình hùng cường. Ngoảnh mặt về Tàu e Mỹ giận, quay đầu về Mỹ sợ Tàu ghen!

Nói thế để biết chủ trương đa dạng hoá, đa phương hóa trong các mối quan hệ ngoại giao của Đảng là tinh anh. Không dùng đến chiến tranh mà vẫn bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là cái dũng của kẻ cơ trí! Hợp tác nhưng phải đề phòng để đấu tranh. Lợi ích quốc gia là dĩ bất biến, linh động, sáng tạo trong các mối quan hệ là ứng vạn biến. Tin tưởng đất nước ta sẽ "cưỡi sấm lên trời" trong nay mai./.
---------
Lão chăn bò DVK-MNQ

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

KHI NHÀ TÌNH BÁO PHẠM XUÂN ẨN GIẢI CỨU VỢ CON.

Sau chiến dịch giải phóng tỉnh Phước Long (01/1975 ), Phạm Xuân Ẩn được tổng hành dinh yêu cầu trả lời câu hỏi: Mỹ có đem quân trở lại không, khi chúng ta tổng công kích kết liễu số phận của VNCH? Câu trả lời của ông Ẩn là, chiến tranh Việt Nam đối với người Mỹ đã chấm dứt và các thông tin phân tích tình báo cho thấy Mỹ sẽ không đem quân trở Việt Nam tham chiến, kể cả cho máy bay B-52 ném bom huỷ diệt. Đây là thông tin vô cùng quý giá, rất nhiều lưới tình báo khác cũng cung cấp các thông tin khác nhau, trong đó có cả thông tin về khả năng can thiệp có mức độ của Mỹ nếu chế độ VNCH sụp đổ. Sự thận trọng của tổng hành dinh trong chiến dịch giải phóng miền Nam vẫn là cần thiết, vì thế sau đó, chúng ta đã chuẩn bị để đánh tiếp một đòn thăm dò nữa vào Ban Mê Thuột (tháng 3/1975) để xem thái độ của người Mỹ? Sau ngày 30/4/1975, khi Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có gặp và nghe ông Ẩn báo cáo tình hình của địch sau giải phóng Phước Long, Đại tướng Văn Tiến Dũng có nói: nếu được gặp ông Ẩn sớm hơn như thế này thì chúng ta đã giải phóng miền Nam nhanh hơn bởi thông tin phân tích chính xác tuyệt vời của ông Ẩn. Trao đổi với GS.Larry Berman - người viết cuốn sách ”X6- điệp viên hoàn hảo”, ông Ẩn đã nói rất thật: tôi đã có báo cáo rất chi tiết về tình hình sau giải phóng Phước Long cho tổng hành dinh và trả lời câu hỏi của họ là Mỹ sẽ không đưa quân vào can thiệp nữa, cơ hội cho chúng ta kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam. Nhưng ở ngoài chỉ huy, họ vẫn chưa thật tin vào thông tin và nhận xét ấy của tôi. Bởi vậy mới có thêm một đòn thăm dò nữa vào Ban Mê Thuột. Nhìn lại, bản thân tôi cũng không tin VNCH vỡ trận nhanh như vậy sau 55 ngày so với tương quan lực lượng . Rõ ràng, khi Mỹ đã thôi không trợ giúp thì việc VNCH thua trận là điều tất yếu.
KHI NHÀ TÌNH BÁO PHẠM XUÂN ẨN GIẢI CỨU VỢ CON.
Có một chi tiết mà không phải ai cũng được biết. Ngay từ đầu tháng 3/1975, trong một bức thư gửi về tổng hành dinh, ông Ẩn cũng trình bày mong ước cá nhân của mình là khi chiến tranh kết thúc, ông Ẩn xin được nghỉ vì đất nước đã có hoà bình như mong ước của mọi người dân. Đã gần 20 năm phục vụ cách mạng trong ngành tình báo, giờ thì ông cũng cảm thấy mệt mỏi và nếu tiếp tục phải hoạt động tiếp, rất sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Khi chúng ta giải phóng Ban Mê Thuột, tình báo Mỹ cũng đã có dự báo mọi chuyện sẽ nhanh chóng sụp đổ với VNCH, tạp chí Time nơi ông Ẩn làm việc đã lên kế hoạch đóng gói mọi tài liệu và chuẩn bị di tản nhân viên của mình ngay từ khi ấy. Ông Ẩn lại càng sốt ruột vì cấp trên chưa trả lời nguyện vọng của ông, tức là mặc nhiên ông vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Trước tình hình ấy, ông Ẩn lại phóng tiếp một lá thư thứ 2 xin cấp trên có chỉ đạo cụ thể trước yêu cầu của mình. Ông Ba Minh (Cụm trưởng H-63 khi đó thay ông Tư Cang) đã có thư gửi cấp trên trình bày quan điểm ủng hộ ông Ẩn được ở lại, không tiếp tục công việc tình báo sang Mỹ, vì ông ấy đã lập công rất lớn cho cuộc kháng chiến này rồi và nên giải quyết theo nguyện vọng của ông. Ông Ba Minh đã nói, chuyện của anh Ẩn ở lại hay đi tiếp là việc rất lớn, phải do tổng hành dinh quyết định, phòng tình báo miền B2 đâu thể tự quyết định? Rõ ràng là ở trung ương đang cân nhắc nên chưa có trả lời, nhưng tình hình thì quá bức bách, ông Ẩn là một quân nhân, phải chuẩn bị ngay phương án cấp trên muốn ông tiếp tục công việc của mình trên đất Mỹ. Những ngày tháng ấy với ông Ẩn là nỗi lo âu không thể tả nổi. Thân phận của ông chưa bị lộ, vỏ bọc của ông còn quá tốt đến lúc này và cấp trên luôn tin tưởng ông sẽ có những đóng góp rất quan trọng từ đất Mỹ thời hậu chiến tranh. Ông Ẩn khi ấy chỉ nhận được thông tin là phải chờ lệnh của cấp trên. Ông Ẩn thừa hiểu ông sẽ khó khăn như thế nào nếu tiếp tục công việc trên đất Mỹ đơn tuyến, những nguồn tin của ông trước đây thì giờ cũng chả giúp ích được gì cho ông ở đó và quan trọng nhất là không còn có sự trợ giúp của cả một Cụm tình báo với những người đồng đội dũng cảm của ông , họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng cho ông. Sống trong tâm trạng lo âu như thế, rất nhiều khả năng là ông phải tiếp tục lên đường nên ông đã bàn với người em ruột của mình là phải ở lại chăm sóc mẹ giúp ông, ông có thể ra đi bất kỳ lúc nào.
Sau giải phóng, khi được hỏi về trường hợp của Phạm Xuân Ẩn ở lại, ông Mai Chí Thọ (Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ ) có trả lời rằng: trường hợp của anh Ẩn ở lại tôi cũng tiếc vì vỏ bọc của anh ấy còn khá tốt và anh ấy lại là người tình báo chiến lược xuất sắc nhất của chúng ta chưa hề bị lộ, chúng ta rất cần anh ấy trong thời hậu chiến với Mỹ. Ông Mười Hương là người chỉ đạo hoạt động tình báo, ông cũng là người đề xuất cho ông Ẩn đi Mỹ học khi đó để chui vào vỏ bọc nhà báo cũng tỏ ra rất tiếc vì ông Ẩn không tiếp tục công việc. Ông Mười Hương nói: tôi thấy Ẩn rất giỏi, vỏ bọc còn quá tốt, thuận lợi cho công việc tiếp theo, không ai có thể thay thế cho anh ấy được. Sau khi cân nhắc mọi thứ, chính Đại tướng Văn Tiến Dũng đã đề nghị nên cho anh Ẩn ở lại. Có thể anh ấy sẽ hoàn thành được nhiệm vụ khi đi tiếp, nhưng ở trên đất Mỹ, sớm muộn gì anh ấy cũng sẽ bị lộ và anh ấy mệt mỏi rồi, thiệt hại sẽ là rất lớn khi anh ấy bị lộ. Nên giải quyết cho ở lại theo đề nghị của anh ấy. Nhưng quyết định ông Ẩn sẽ được ở lại chỉ đến với ông sau ngày 30/4/1975, tức là ông Ẩn vẫn phải chuẩn bị tinh thần cho việc mình phải tiếp tục ra đi trước ngày giải phóng. Ngày 22/4/1975, toà báo Time đã đưa vợ và 4 đứa con của ông Ẩn di tản ra khỏi Việt Nam, bà Thu Nhàn, vợ ông hy vọng sau ít ngày thì ông Ẩn cũng sẽ sang đoàn tụ với gia đình. Nói về quyết định ra đi này, thật tâm bà Thu Nhạn không hề muốn, bà và con cái muốn được ở bên ông để chứng kiến ngày chiến thắng và hoà bình thống nhất đất nước . Ông Ẩn vẫn tâm sự với bà, bao hiểm nguy của nghề tình báo của ông luôn rình rập gia đình. Ông muốn khi chấm dứt chiến tranh, bà Nhạn không phải sống trong lo âu nữa. Nhưng bây giờ, lại một cuộc chiến nữa với ông và gia đình trên đất Mỹ mà lành ít dữ nhiều. Lý do ông Ẩn đưa ra với toà báo Time rằng mình chưa thể ra đi được vì mẹ già, bà không muốn rời Việt Nam và ông chưa thu xếp được, ông không thể bỏ mẹ trong lúc này vì ông rất yêu mẹ. Ông thừa biết mình phải ở lại để nhận nhiệm vụ mới rồi sẽ lên đường. Ông khi ấy rất buồn vì đề nghị của mình xin được thôi mà cấp trên không cho phép. Ông Ẩn đã rớm lệ khi nhìn bà Nhạn tay túi, tay bọc quần áo kéo 4 đứa trẻ ra xe mà đứa lớn chỉ mới 12, đứa bé nhất 8 tuổi mà ông không giúp được gì cho vợ? Ông Ẩn khẳng định với Larry Berman rằng, nếu cấp trên đồng ý cho ông ở lại thì ông đã không để Time đưa vợ con ông đi như thế, bởi sau đó là một cuộc chiến cân não với ông để đưa vợ con trở về.
Trở lại với ông Ẩn sau ngày 30/4/1975, ông và mẹ mình vẫn ở trong khách sạn Continental mấy ngày rồi mới về nhà. Hàng ngày, ông vẫn lên văn phòng Time ở đây. Cách mạng đã cho người đến canh văn phòng ông ở toà soạn và kiểm duyệt mọi bài vở của ông trước khi ông gửi về trụ sở chính của báo. Giờ thì ông lại lo sợ, ông có thể bị giết bất cứ lúc nào vì làm việc cho Mỹ, thân phận của ông sẽ do họ định đoạt vì họ đâu có biết ông là tình báo của phía đàng mình? Thậm chí, ông còn nói đùa với Larry Berman là tôi lo sợ ngay cả con chó của tôi cũng có thể bị họ thịt và nướng vàng khè trên ngọn lửa. Ngày 30/4/1975, ông không thể hò reo mừng vui với chiến thắng của dân tộc, không thể khoác lên mình bộ quân phục quân giải phóng với hàng loạt huân chương chiến công được trao tặng như có lần ông đã nói với ông Tư Cang rằng không biết khi nào mới hết chiến tranh để được đeo những tấm huân chương chiến công mà ông Tư Cang vừa thông báo cho ông? Trong mừng vui của đồng bào ngày kết thúc chiến tranh thì ông lại cảm thấy buồn và cô đơn. Dẫu chiến thắng hôm nay của đất nước, ông cũng đã đóng góp một phần công sức .
Ông Ẩn phải ra trình diện chính quyền cách mạng, ông điền trong tờ khai là làm việc cho tờ báo Time của Mỹ. Mọi việc với ông sau đó vẫn phải dấu kín cho ông là người tình báo của cách mạng. Chỉ cần hở ra một chút thông tin là thân phận của vợ con ông tại Mỹ sẽ rất nguy hiểm. Việc ông kẹt chưa thể thu xếp sang đoàn tụ với vợ con sau ngày 30/4/1975 với lý do mẹ già không thể bỏ lại một mình thì tất cả các bạn đồng nghiệp của ông đều biết và rất thương cảm cho ông . Tạp chí Time đã đối xử rất tốt với vợ con ông, họ đưa sang Guam, ở đó một tuần mà không thấy ông Ẩn sang, họ làm bảo lãnh để bà Thu Nhạn và 4 đứa con đến định cư ở bang California. Tụi nhỏ được đi học và bà Nhạn được nhận tiền trợ cấp để sinh sống nuôi con. Tháng 01/1976, ông Ẩn có tên trong danh sách được tuyên dương AHLLVTND do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký. Và một lần nữa, ông Ẩn cũng không được ăn mừng danh hiệu cao quý này cùng với các đồng đội của mình, cũng nhờ có họ mà ông đã đóng góp được nhiều tin tức tình báo có giá trị cho tổng hành dinh. Ông được tuyên dương với cái tên : Trần Văn Trung, một cán bộ quân báo. Ông muốn chia vui tin này với vợ cũng không được, dù biết rằng không có bà trong ngần ấy năm trợ giúp thì ông khó lòng mà hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ như thế. Giờ thì đã đến lúc phải tìm cách đưa vợ con quay trở về. Vẫn trong vòng bí mật, ông Ẩn chỉ thông tin ngắn gọn cho vợ: trở về thôi. Thời điểm này vào tháng 3/1976. Bà Thu Nhạn đã khéo thu xếp để 5 mẹ con xin đi du lịch châu Âu vào tháng 9/1976 và họ đã bay tới Paris để tìm cách bay về Việt Nam. Bấy giờ, không có chuyến bay từ Pháp về Việt Nam, 5 mẹ con bà Thu Nhạn bị kẹt tại Paris tới 3 tháng rồi mới bay được sang Moscow để đáp máy bay đi Hà Nội. Thời điểm này, người ta mới lờ mờ đặt nghi vấn là ông Ẩn có quan hệ với cách mạng nên vợ con đã chuồn khỏi Mỹ? Vâng, đầu năm 1977 thì người ta đã thấy ông khoác lên mình bộ quân phục QĐNDVN với cấp bậc Đại tá và ngợi ca ông khi biết cái tên Trần Văn Trung được tuyên dương AHLLVTND tháng 1/1976 lại chính là ông, Phạm Xuân Ẩn, tức Hai Trung, tức điệp viên X6 của tình báo quân đội.
Gia đình ông Phạm Xuân Ẩn đón mừng ngày chiến thắng và thống nhất đất nước khi nào? Xin thưa, đó là vào cuối năm 1976 khi vợ con ông trở về được căn nhà của mình tại Tp.Hồ Chí Minh, mừng tủi buồn vui ngày sum họp sau hơn một năm tám tháng đầy sóng gió với ông Ẩn là như thế!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

DẠY SỬ VÀ HỌC SỬ Ở VIỆT NAM SAO PHẢI THAM KHẢO TÊN TAY SAI TRẦN TRỌNG KIM

Sau buổi hội thảo kỳ lạ về nền cộng hòa và các giá trị Cộng hòa của miền Nam Việt Nam, một số kẻ phản động lưu vong đã đưa ra ngu kiến là nên tham khảo Trần Trọng Kim cho cách dạy sử và học sử. Tất nhiên, ngu ý này của đám dân chủ có vẻ rất thuyết phục với tình trạng học lịch sử hiện nay ở Việt Nam nhưng vấn đề lại ở chỗ cách dạy sử, học sử xuất phát từ một kẻ bù nhìn làm tay sai cho giặc ngoại xâm.
DẠY SỬ VÀ HỌC SỬ Ở VIỆT NAM SAO PHẢI THAM KHẢO TÊN TAY SAI TRẦN TRỌNG KIM
Trần Trọng Kim là tác giả của cuốn sách Việt Nam Sử lược được sử dụng để giáo dục tại chế độ Mỹ Ngụy mang tên Việt Nam Cộng hòa, đây là kẻ cầm đầu chính phủ bù nhìn làm tay sai cho thực dân Nhật xâm lược và chính phủ phản bội dân tộc này chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn từ ngày 17/4/1945 đến 23/8/1945.
Tư tưởng lịch sử của Trần Trọng Kim là cái nhìn thiển cận thân tư bản, ủng hộ Việt Nam nên theo mô hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Tây phương, thậm chí còn cho rằng việc Pháp xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XIX là để giành quyền thống trị ở Việt Nam, giúp dân tộc Việt Nam. Tư tưởng bán nước thấm nhuần vào đầu óc của Trần Trọng Kim rồi thì việc dạy sử và học sử sẽ bị biến tướng theo ý thức hệ như vậy thôi. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước sẽ chỉ còn là những trang giấy ca tụng tư bản, ngợi khen việc xâm lăng của các thế lực ngoại xâm.
Các đối tượng phản động lưu vong đòi học theo Trần Trọng Kim bởi cái tư tưởng “độc lập dân tộc không phải là vấn đề quan trọng nhất mà là phát triển dân tộc”, tức là không coi trọng chủ quyền quốc gia mà chỉ nhăm nhe vào lợi ích kinh tế, chúng có thể bán nước cho bất cứ quốc gia nào có thể đầu tư phát triển Việt Nam. Giá trị về sự độc lập, tự do, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ lại bị những kẻ tị nạn bôi bác với lời lý giải bất hợp lý: “bởi vì nếu anh độc lập về chính trị mà không phát triển dân tộc thì độc lập đó cũng là giả vì sớm muộn gì anh cũng trở lại như cũ”.
Đúng là thực trạng dạy sử và học sử hiện nay ở Việt Nam đang có vấn đề nan giải cần tập trung giải quyết nhưng thà không biết còn hơn là có cái nhìn sai lệch về sự thật lịch sử nước nhà. Nếu dạy sử hay học sử theo Trần Trọng Kim thì mọi thế hệ người dân Việt Nam mãi là nô lệ, là thuộc địa của các quốc gia tư bản. Những kẻ này không hiểu thế nào là sự thật lịch sử, thế nào là cái giá của sự tự do mà cha ông ta đã đánh đổi bằng máu xương để giữ lại cho con cháu ngày này. Hàng vạn thế hệ con em dân tộc Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền quốc gia, tự do, dân chủ lấy bất kỳ lợi ích nào./.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

CON CŨNG LÀ CHIẾN SĨ

BỨC ẢNH LÀM LAY ĐỘNG HÀNG TRIỆU TRÁI TIM YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH...
CON CŨNG LÀ CHIẾN SĨ
Đây là bức ảnh : Đứa con nhỏ ngồi trong lòng người cha bị lính Mỹ bắt vì nghi là du kích trong chiến dịch Móng vuốt Đại bàng ở Bồng Sơn ngày 17/2/1966.
CON CŨNG LÀ CHIẾN SĨ
Mạnh lên con, đừng làm rơi giọt lệ
Đừng để buồn trên nét mặt ngây thơ
Hãy vui lên dù có phải gượng cười
Hãy rắn rỏi, con cũng là chiến sĩ.
Cả dân tộc đang dồn sức đánh Mỹ
Thì trẻ thơ cũng hóa những anh hùng
Dẫu hôm nay cha có phải đi xa
Thì con hãy đứng lên cầm cây súng.
Điều không may cha lọt vào tay chúng
Khi cùng con chăm mãnh ruộng ngô non
Bởi chúng nghi cha: cộng sản nằm vùng
Trói giật khuỷu bên con thơ bé bỏng.
Thương con lắm, con yêu đừng thất vọng
Hãy ngồi yên và tựa hẳn vào cha
Không bế bồng nhưng hơi ấm làn da
Sẽ cùng con vượt qua miền giông tố.
Môi mím chặt cha ngăn dòng lệ đổ
Mắt trừng trừng con nhìn lũ bất nhân
Phút nữa thôi một tiếng súng nổ “đoàng”
Cha vĩnh viễn sẽ xa con mãi mãi.
Đây tấm áo được may từ mảnh vải
Mà ông con tặng cha buổi lên đường
Giờ cha đi để lại nó cho con
Chút hơi thở, giọt mồ hôi thấm đẩm.
Gần chút nữa để cha truyền hơi ấm
Lời cuối cùng nghe cha dặn nghe con
Chút nữa thôi mẹ sẽ đón con về
Nói với mẹ: ĐỪNG BUỒN cha muốn thế
Rộng vòng tay hãy ôm cha lần cuối
Cha con mình sắp sửa phải chia xa
Mạnh lên con hãy nở nụ cười xòa
Để khẳng định: con là người chiến thắng.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Vĩnh biệt Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng Đờ-cát.

65 năm về trước, tại trận Điện Biên Phủ, Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người con của quê hương Hưng Yên cùng đồng đội tham gia bắt sống tướng Đờ-cát. Người cựu chiến binh ấy, giờ tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn luôn tâm nguyện phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong cuộc sống hôm nay.
Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở thôn Hoàng Các, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, ông Vinh chứng kiến cảnh những người thân yêu nhất của mình bị tra tấn, đày ải dưới gót giày của bè lũ thực dân. Chưa tròn 17 tuổi, chàng trai trẻ Hoàng Đăng Vinh lên đường nhập ngũ và trở thành tân binh của Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312.
Vĩnh biệt Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng Đờ-cát.
Đến cuối năm 1953, ông cùng đơn vị hành quân về Điện Biên. Đầu tháng 3 năm 1954, Hoàng Đăng Vinh tham gia trận đánh đầu tiên, cách cứ điểm Him Lam chừng 10 cây số.
Đại tá Hoàng Đăng Vinh kể lại: "Lúc đó tôi là chiến sỹ súng trường. Tôi cũng như các chiến sỹ khác chiến đấu rất dũng cảm, bắn hết viên đạn, ném hết lựu đạn đứng dậy đã thấy hai thằng Tây. Lúc đó không còn tính toán gì lao luôn mũi lê đâm được một thằng, rút ra thì thằng đó ngã lăn quay. Thằng khác chạy gần đến nơi thấy thế cũng ngã luôn. Trận đó tôi được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba."
Sau trận đánh đầu tiên bảo vệ giao thông hào trước đồi Him Lam, ông cùng đồng đội tiếp tục được giao nhiệm vụ đào công sự và giao thông hào để chuẩn bị cho các trận đánh tiếp theo. Đến chiều ngày 07/5/1954, lệnh tấn công được phát ra, đại đội của ông Vinh được chia làm ba mũi truy quét quân địch. Với vai trò là tiểu đội trưởng, ông Vinh ra lệnh cho các chiến sĩ tiến lên.
Đúng 17 giờ ngày 07/5, đại đội trưởng Đại đội 360 Tạ Quốc Luật chỉ huy 5 chiến sĩ xông vào hầm chỉ huy bắt sống tướng Đờ-cát cùng toàn bộ sĩ quan cao cấp của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chấm dứt 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt.
Đại tá Hoàng Đăng Vinh kể lại: "Khi chúng tôi vào thấy hơn 20 sỹ quan Pháp nhốn nháo cả lên, co rúm nhau lại. Tất cả đều giơ tay xin hàng, riêng Đờ-cát vẫn ngồi im. Tôi xông vào, tướng Đờ-cát giơ tay ra bắt tay tôi. Ngay lúc đó, tôi dùng mũi súng thọc vào bụng ông ta, ông ta đau quá giơ tay lên hàng."
Ngày 19/5/1954, chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh cùng đoàn đại biểu là cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vinh dự được về gặp Bác Hồ, chúc mừng sinh nhật Người và báo cáo về kết quả chiến dịch.
Sau khi được nhận Huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ, ông Hoàng Đăng Vinh lại được triệu tập để đoàn làm phim của đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Các-Men thực hiện một số cảnh quay về chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại đây, người chiến sĩ trẻ có dịp gặp lại tướng Đờ-cát lần thứ 2.
65 năm qua, những dòng kí ức của ông về Điện Biên, về những người lính trong trận chiến đến hôm nay đều nguyên vẹn như chỉ diễn ra ngày hôm qua, vẫn còn đầy ắp cảm xúc như giờ mới được kể và là niềm tự hào không chỉ với ông mà với cả dân tộc Việt Nam.
Ảnh: Đại tá Hoàng Đăng Vinh.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Cụ Bảy vác cả điếu cày sang Mỹ bắn tòm tọp

Một trong những câu hát ấn tượng trong bài hát “em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày” là đoạn, mai đây chiến thắng bố về, sẽ nghe mẹ kể chuyện con, rằng con bé lon ton, khi con đưa cơm cho mẹ vui đi cày.
Cụ Bảy vác cả điếu cày sang Mỹ bắn tòm tọp
Đất nước đã có một thế hệ anh hùng, chiến đấu và chiến thắng, hy sinh và mất mát, chẳng để và cũng chẳng cần đòi hỏi gì cao siêu cả, mà chỉ muốn thu vén chiến tranh, để được hưởng cái thành quả giản dị nhất của một ông nông dân thời bình.
Chùm ảnh này chụp một người nông dân nhỏ bé bình dị, nhưng lại được xem là huyền thoại của không quân Việt Nam. Không ai tin được rằng, đây là người tiêu diệt máy bay Mỹ xuất sắc đến nỗi mà Bác Hồ phải cấm ra trận vì sợ nhỡ hy sinh thì rất phí, rất “có lỗi với đồng bào Nam Bộ”, và phải sử dụng cho công tác đào tạo các thế hệ tiếp nối.
Chòm râu của ông già này để theo đúng kiểu chòm râu của Hồ Chủ tịch, như là một sự ghi ơn đối với lãnh tụ.
Việt Nam cần phải hãnh diện trưng những bức ảnh đời thường như thế này một cách kiêu hãnh, và tự hào nói rằng, đây là anh hùng của chúng tao!
***
[Xem cái ảnh Cụ Bảy vác cả điếu cày sang Mỹ bắn tòm tọp quá đã, hehe].
M.D

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

"THE VIETNAM WAR": Ý ĐỒ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM BẰNG NGHỆ THUẬT

Mấy ngày qua các đối tượng trong và ngoài nước đang tích cực tuyên truyền, quảng bá cho một bộ phim được cho là đã dàn dựng mất 10 năm nhưng lại với những tình tiết xuyên tạc lịch sử Việt Nam mà theo các đối tượng miêu tả là xuất phát từ cái nhìn từ phía thua cuộc, chiêu bài khách quan. Các đối tượng có tư tưởng lệch lạc chống đối gay gắt bấy lâu nay bao gồm Đỗ Trung Quân, Trương Huy San, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tuấn Khanh,… đang tập trung cổ súy cho bộ phim sai trái này như một cách bám vào cái phao đang chìm của chúng. Cùng với đó là trong phim sử dụng dữ liệu phỏng vấn những đối tượng chống đối trong nước như Nguyên Ngọc, Huy Đức,… Với lăng kính của những con người lệch lạc đã bị cả dân tộc lên án gay gắt thì không thể nào đưa ra được những quan điểm đúng đắn, chưa nói đến nhận định, phán xét của họ sẽ là bịa đặt, xuyên tạc lịch sử từ góc nhìn, lăng kính đầy hằn học.

Một bộ phim đầy tranh cãi, có nhiều tình tiết phản ánh sai lệch lịch sử và ẩn sau là âm mưu, ý đồ của chiến dịch chống Việt Nam thông qua nghệ thuật

Để thực hiện một bộ phim phải trải qua rất nhiều khâu, từ khi hình thành ý tưởng rồi đến kịch bản, tiến hành các thủ tục hợp đồng, quay phim và rất nhiều các công việc khác nữa. Thời gian 10 năm cho một bộ phim cũng không phải là dài đặc biệt là một bộ phim với đề tài lịch sử. Mục đích của bộ phim này nằm trong chiến dịch tô đậm cái thực thể mà các đối tượng và thế lực chống đối đang cố vẽ rõ nét hơn mang tên “hòa giải, hòa hợp dân tộc”. Chúng đang muốn dành lại sự chính danh mang tên lịch sử khi mà những người thực sự chứng kiến lịch sử giờ không còn nhiều. Chỉ còn lại các nhà sử học nghiên cứu về đúng bản chất của chính quyền Ngụy trước kia. Bản chất là giả tạo, tay sai, không hề thay đổi và lịch sử luôn phản ánh đúng như vậy. Giờ đây chúng đang cố gắng để tẩy xóa đi điều đó. Để thực hiện cái mà các đối tượng gọi là “đòi lại những gì đã mất trong quá khứ”.
Không chỉ dừng lại ở bộ phim mà các thành phần quảng bá, tuyên truyền trong chiến dịch được sắp đặt trước cho bộ phim này đã tổ chức cả hội thảo bàn về nội dung phim nhưng thực ra Hội thảo không hề có gì về nội dung mà chỉ là một hình thức tập hợp với nhau nhằm đánh bóng cho bộ phim. Một Hội thảo cũng lố bịch không kém khi mà chỉ toàn thành phần là tiếng Việt nói không sỏi, toàn người nước ngoài chưa một ngày nghiên cứu lịch sử Việt Nam kiểu Bill Laurie.
Các đối tượng trong nước bấy lâu nay vẫn tích cực tuyên truyền chống phá Việt Nam cảm thấy có phần phấn khích khi có một bộ phim để chúng tập trung vào làm đề tài và tranh đấu cho cái tư duy lệch lạc của mình. Một nguồn “Tài liệu” cho dù là thiếu chính xác nhưng méo mó có hơn không. Giờ đây chẳng quan tâm nội dung và lịch sử phản ánh của bộ phim ra sao, tất cả đang nhảy vào tích cực tuyên truyền, tích cực vận động và tích cực ca ngợi. Trong khi mới chỉ 15 phút sau khi đăng quảng bá trên Yahoo đã bị gỡ bỏ hoàn toàn vì các nhà quản trị đã thấy được tính xuyên tạc của bộ phim đồng thời để bảo vệ sự trong sạch của lịch sử nên họ đã gỡ bỏ.
Nội dung xuyên tạc của bộ phim nhìn thấy rõ ràng rằng bằng cái nhìn cực kỳ chủ quan duy ý chí cùng ý thức hệ dân tộc và quan điểm lịch sử sai lầm, là đơn đặt hàng của các thế lực chống đối trong nước trong chiến dịch đòi lại thực thể Ngụy quân, Ngụy quyền. Nhiều dữ liệu thể hiện tính không chuẩn xác như là Các câu chuyện về mâu thuẫn nội bộ trong đảng là mơ hồ, không có tính thực tế hay như dữ liệu sai về 320.000 quân Trung Quốc giúp đỡ miền Bắc VIệt Nam. Bộ phim này trong chiến dịch quảng bá đã gây chú ý nhất định nhưng chính vì thế mà đang thực sự gây phẫn nộ trong lòng công chúng chân chính cùng các học giả, các văn nghệ sĩ đích thực, cụ thể: ý kiến của NSND Trà Giang: “Bộ phim là những gì không có thật cần phải lên án, phản đối cũng loại bỏ nó để đảm bảo cho sự trong sạch của lịch sử”.  Cùng với đó mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước. Những bước phát triển tích cực trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua là kết quả của những nỗ lực to lớn của hai nước và chủ trương của Việt Nam về việc gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Cá nhân tôi mong muốn nhân dân Hoa Kỳ và các nhà làm phim hiểu được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như thiện chí của Việt Nam”.
Và kết lại câu chuyện xung quanh bộ phim này, tác giả không cần phải nói nhiều vì tất cả sẽ cảm thấy rõ như ban ngày một âm mưu trong chiến dịch phá hoại tư tưởng, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch bên ngoài. Cái nghệ thuật không thấy đâu, bộ phim đang khiến cho dư luận và truyền thông cảm thấy bị xúc phạm. Chiến dịch truyền thông của một ý đồ chính trị xuyên tạc, âm mưu đen tối quảng bá cho sự đánh tráo khái niệm đang được tiến hành một cách trơ trẽn nhất và bất chấp tất cả. Sự đánh tráo khái niệm cần được xử lý, xem xét nghiêm chỉnh, nghiêm túc bởi nó có thể sẽ vô hình chung tạo ra sự hiểu nhầm và ngộ nhận trong nhân dân một cách không đáng có. Và những nội dung lệch lạc của bộ phim phải được phán xét công bằng cho những gì thuộc về máu và xương của bao thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc không thể bị xúc phạm./.