KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Bộ Công an thông báo bắt được Vũ 'nhôm' theo lệnh truy nã

Ngày 4-1-2017, thông tin từ Bộ Công an cho biết cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an thông báo bắt được Vũ 'nhôm' theo lệnh truy nã
Thông tin này trên cũng đã được Bộ Công an công bố trên website của bộ. Chiều 4-1, máy bay chở Phan Văn Anh Vũ cũng đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ chuyến bay mang số hiệu VN 662 xuất phát từ Singapore. Trả lời Tuổi Trẻ Online qua mail lúc 16h57 phút giờ Singapore, Bộ nội vụ Singapopre xác nhận đã trục xuất Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam.
Nội dung email của Bộ Nội vụ Singapore trả lời Tuổi Trẻ
Ông Phan Van Anh Vu bị bắt vào ngày 28-12-2017 với cáo buộc vi phạm Đạo luật nhập cư Singapore.
Ông Phan Văn Anh Vũ nhập cảnh vào Singapore với hộ chiếu Việt Nam nhưng không đúng tên thật của mình. Trong khi ông ấy cũng có mang theo trong người một hộ chiếu Việt Nam với tên thật của mình. Ông Phan Văn Anh Vũ lúc đó còn mang theo một hộ chiếu thứ ba.
So sánh với lần nhập cảnh gần nhất vào Singapore cũng như những lần nhập cảnh vào Singapore trước đây, Phan Văn Anh Vũ đã khai gian dối với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA). ICA cũng đã hoàn tất các điều tra riêng của mình.
Phan Văn Anh Vũ cũng đã bị cảnh cáo nghiêm khắc thay cho việc khởi tố. ICA đã hủy quyền du lịch và trục xuất ông Phan Văn Anh Vũ ra khỏi Singapore theo quy định của Đạo luật nhập cư Singapore.
Ông Phan Văn Anh Vũ là đối tượng truy nã với thông báo "Đỏ" của Interpol với lệnh truy nã của chính phủ Việt Nam. ICA đã yêu cầu Phan Văn Anh Vũ quay về Việt Nam, nơi đầu tiên ông rời khỏi trước khi nhập cảnh vào Singapore cũng là nơi cấp hộ chiếu mang tên ông.
Như đã thông tin, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) bắt ngày 28-12-2017 do vi phạm đạo luật di trú của Singapore và bị trục xuất sau đó. 
Theo thông tin từ luật sư người Singapore Reme Choo Zheng Xi, ông Vũ (với hộ chiếu mang tên Phan Van Anh Vu) bị bắt lúc 11h ngày 28-12 khi đang làm thủ tục xuất cảnh từ Singapore qua Malaysia tại cửa khẩu tiếp giáp với bang Johor của Malaysia. 
Hộ chiếu của ông Vũ lúc này đã bị phía Việt Nam hủy nên không còn hợp pháp khi ông Vũ tìm cách sang Malaysia.
Trước đó, chiều 21-12, Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố bị can ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263 Bộ luật hình sự. Cùng với lệnh khởi tố bị can, lực lượng công an đã khám xét nhà của Vũ "nhôm" tại Đà Nẵng.
Sau đó, cơ quan Công an đã phát lệnh truy nã và triển khai lực lượng truy bắt ông Vũ.


Theo Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/bo-cong-an-thong-bao-bat-duoc-vu-nhom-theo-lenh-truy-na-20180104154758821.htm

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?

Bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đã bị bắt sau khi bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam và ngồi số ghế 38C. Vì sao Vũ "nhôm" phải ngồi ghế 38C?

Chiều nay, 04/01, Bộ Công an cho biết Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã bị bắt sau khi bị trục xuất khỏi Singapore do vi phạm Luật di trú của nước này.

Trước đó, trên báo Thanh niên viết rõ: ông Phan Văn Anh Vũ bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam, hạ cánh lúc 15h30 tại sân bay Nội Bài và ngồi số ghế 38 C.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Chiếc máy bay của VNA được cho là đã thực hiện chuyến bay từ Singapore về Việt Nam chiều nay có chở Vũ "nhôm" 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyến bay VN 662 sử dụng loại máy bay Airbus A321-100/200 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA).

Mặt khác, thông tin về cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA cho hay trên chiếc máy bay này, 38 là số của hàng ghế ở phía cuối cùng, cách xa cửa thoát hiểm. Và ghế 38C của Vũ "nhôm" ngồi là ghế cạnh lối đi, cách 2 ghế so với cửa sổ.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Sơ đồ cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA
Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, Công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2h.

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm trong khi di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác. Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra.

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong".

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC

Tôn giáo là nền tảng của đạo đức?

TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC

             Nhiều người cho rằng “tôn giáo là nền tảng của đạo đức”.
Mặc dù một số những người này không có ý gì khác hơn là chỉ hãnh diện về tôn giáo của họ, họ không nhận thức được rằng ý tưởng trên còn hàm ý là “phải cần có tôn giáo mới có thể có đạo đức”. Và từ đó họ cũng vô tình quảng bá cái quan điểm rằng “không có tôn giáo là không có đạo đức”.
Đây là một quan điểm rất nguy hiểm.
Nó tạo ra một lằn ranh chia rẽ nhóm người “có tôn giáo” và nhóm người “không tôn giáo”. Nó đồng thời quảng bá cái ý niệm “có tôn giáo = có đạo đức” và “vô tôn giáo = vô đạo đức”.
Quan điểm này là một lý do chính tại sao những người vô tôn giáo thường bị kỳ thị ở nhiều lãnh vực trong xã hội. Thí dụ như ở Mỹ (là một quốc gia có phần lớn dân chúng theo Thiên Chúa Giáo), một người không “có đạo” sẽ không bao giờ có hy vọng gì ra tranh cử và thắng cử trong các cuộc bầu cử quan trọng.
Có những tín đồ cho rằng hiện tượng Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái trong đệ nhị thế chiến, tội ác của Polpot ở Cambuchia, v.v. là kết quả của sự thiếu đạo đức trong các tổ chức vô thần đó. Thật ra các cuộc thảm sát này không có liên can gì đến việc có hay không có tôn giáo cả. Chúng đã xảy ra trong các thời điểm đó là chỉ vì chủ nghĩa độc tôn, độc quyền, độc tài có cơ hội vượt thoát ra khỏi vòng kiểm soát bình thường hiện diện trong các tập thể con người.
Mặt khác, cuộc tấn công thành phố Newyork ngày 11/9/2001 là kết quả trực tiếp của lý tưởng tôn giáo cực đoan từ một tổ chức cầm quyền Hồi giáo. Các vụ cảm tử quân đánh bom hàng ngày giết hại thường dân tại các nước Trung Đông, vụ nổ súng tàn sát mười mấy người trong trụ sở tuần báo Charlie Hebdo ở Paris và các vụ khủng bố tràn lan ngày nay ở nhiều nước Tây phương bởi tổ chức tự xưng là “Quốc Địa Hồi Giáo” (“Islam State”) là kết quả trực tiếp của hệ thống tẩy não trong các lực lượng quân sự cực đoan dựa vào lý tưởng Hồi giáo. Họ không hề ngần ngại tàn sát những người ngoại đạo vì theo họ thì “ngoại đạo = vô tôn giáo = vô đạo đức = vô giá trị = không đáng sống”.
Ý niệm "tôn giáo của tôi là nền tảng đạo đức" là lý do và nguồn gốc của bao nhiêu cuộc đổ máu lớn nhỏ giữa con người với con người khi nền văn minh sơ khai nhất thành hình cho đến ngay cả ngày hôm nay.
Có vô số cuộc chiến tranh đã và đang xảy ra vì tôn giáo. Chỉ cần nhìn vào lịch sử của hầu như bất cứ quốc gia nào ra cũng có thể thấy điều nầy. Thông thường thì 2 tôn giáo đối nghịch nhau giết hại nhau vì danh nghĩa tôn giáo của mỗi bên. Thí dụ như sự tranh chấp ưu thế giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo nhiều lần trong gần 2000 năm qua.
Cũng có nhiều khi chính cùng một tôn giáo cũng phân chia ra thành những tiểu nhóm khác nhau để rồi tàn sát lẫn nhau. Thí dụ như cuộc chiến tranh dài 30 năm từ cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 giữa Công giáo và Tin Lành ở Âu Châu. Mối hiềm khích giữa 2 nhóm môn đồ của Thiên Chúa này vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay. Gần đây, giữa 1969 và 2001, sự bất hòa cũng giữa Công giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan dẫn đến cuộc nội chiến với hàng ngàn người thiệt mạng.
Ngay bây giờ, nếu ai google “Catholic vs Protestant” (“Công giáo vs Tin Lành”) thì vẫn sẽ thấy hiện đang có hàng ngàn trang mạng, diễn đàn mà tín đồ của 2 phe vẫn ngày ngày liên tục mạt sát lẫn nhau về niềm tin của phe bên kia.
Một thí dụ khác về chiến tranh giữa các tín đồ cùng tôn giáo hiện nay là mối bất hòa dai dẳng hàng thế kỷ ở Iraq giữa 2 nhóm Hồi giáo khác nhau Sunni và Shia giết hại lẫn nhau hàng ngày cùng dưới danh nghĩa của Thượng đế Allah của họ.
Nhiều chiến tranh giữa 2 tập thể, 2 quốc gia xuất phát từ sự tranh chấp tài sản, quyền lực hay lãnh thổ. Tuy nhiên tôn giáo cũng thường được sử dụng để tạo dựng danh nghĩa và khuyến dụ sự hỗ trợ của đại chúng. Khi một người nghĩ rằng Thượng Đế đứng cùng phía với họ thì họ sẵn sàng thí bỏ sinh mạng của mình đổi lấy một tấm vé vào cổng thiên đường. Khi một người nghĩ rằng mình đứng cùng phía với Thượng Đế thì họ sẵn sàng sát hại “kẻ thù” đồng loại của mình mà không mang mặc cảm tội lỗi.
Steven Weinberg, một vật lý gia Hoa Kỳ có lần tuyên bố trên tờ New York Times rằng “Dù có hay không có tôn giáo thì trên đời lúc nào cũng có người tốt làm những điều tốt và kẻ ác độc làm những điều ác độc. Tuy vậy, muốn có người tốt làm điều ác độc thì phải cần đến tôn giáo”.
Richard Dawkins cho rằng tôn giáo chỉ cung cấp những cái cớ để biện hộ cho nhiều hành động và sự việc vô đạo đức. Ông cũng cho rằng tôn giáo chỉ là một sản phẩm phụ trong quá trình nhận thức của nhân loại và không liên quan gì đến nền tảng đạo đức của con người. Lấy Thiên Chúa Giáo làm thí dụ, có vô số người vô thần cũng là người “tốt” (theo định nghĩa của Thiên Chúa giáo) mà không cần biết đến hay nhìn nhận sự hiện hữu của Chúa Trời. Đồng thời cũng có vô số tín đồ Thiên Chúa giáo rõ ràng không phải là người “tốt” (cũng theo định nghĩa của chính tôn giáo họ).
Triết gia Dan Dennett (Tufts University – Boston) cho biết rằng tỉ lệ giữa số người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng của dân số trong tù ở Mỹ cũng rất tương tự như tỉ lệ này của dân số bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng tỉ lệ ly dị trong tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Mỹ có phần cao hơn tỉ lệ ly dị của những người không theo nền tín ngưỡng nào cả.

Đạo đức hiện hữu không cần tôn giáo

Trong vũ trụ có sẵn những giá trị “chân thiện mỹ” tự nhiên mà con người ai cũng có thể cảm nhận và ngưỡng mộ. Thí dụ như thương yêu đồng loại, bảo vệ gia đình, mến kính cha mẹ, chăm sóc con cái v.v. Con người có thể truyền dạy và thực hành các giá trị chân thiện mỹ này không cần tôn giáo.
Hầu hết trong giáo điều của mọi tôn giáo đều có bao gồm một số những giá trị chân thiện mỹ này. Những giá trị chân thiện mỹ trong các tôn giáo đều tương tự nhau, mặc dù người ta có thể khoát cho chúng những lớp áo có màu sắc và hình dạng khác nhau.
Gần đây đã có nhiều chương trình khảo cứu về ảnh hưởng của tôn giáo trên cung cách của con người. Người ta muốn thử tìm hiểu xem tôn giáo có những ích lợi gì cho con người và tôn giáo có thật sự làm cho một người trở thành có đạo đức hay không.
Từ những cuộc nghiên cứu này, có nhiều chứng cứ hỗ trợ quan điểm nói rằng tiêu chuẩn đạo đức có thể tự xảy sinh từ tâm thức mỗi người và không cần phải xuất nguồn từ tôn giáo.
Hầu như có thể nói rằng chúng ta sinh ra với những nhận định cơ bản đâu là sai đâu là đúng đã có sẵn trong đầu. Không tôn giáo hay hệ thống tín ngưỡng nào có thể làm thay đổi những giác quan cảm nhận việc sai đúng cơ bản này trong mỗi người cả.
Jesse Bering, khoa trưởng của Khoa Văn Hóa và Nhận Thức ở Queens University, Belfast, Anh Quốc cho rằng ý niệm và cung cách đạo đức có thể khởi phát ngay trong những người không có đạo. Đó là vì tôn giáo và đạo đức đều cùng phát xuất từ một nguồn gốc chung, đó là quá trình tiến hóa của nhân loại. Theo ông, đạo đức không phát xuất từ tôn giáo như nhiều người thường nghĩ, mà cả hai tuy tiến hóa trên 2 con đường riêng biệt nhau nhưng đều cùng phát nguồn từ những động lực chung trong môi trường xã hội.
Theo ông Bering, ngay từ khi bắt đầu có ngôn ngữ và khả năng suy luận, tổ tiên chúng ta đã nhận thấy rằng nếu một cá nhân có khuynh hướng làm nhiều điều tốt hay xấu, thì mọi người xa gần đều biết về danh tiếng, tốt hay xấu, của cá nhân này. Hơn nữa, những cá nhân sống hòa đồng và có ích lợi cho mọi người chung quanh thường được yêu chuộng hơn. Trong những tập thể tiền sử này (cũng như trong xã hội ngày nay), một cá nhân được nhiều người yêu chuộng thường có nhiều lợi điểm trong đời sống hằng ngày. Vì thế dần dần mọi người đều đi đến một nhận xét rằng "làm điều tốt sẽ đem lại điều tốt cho chính mình". Từ nhận xét này, một sự kiện quan trọng xảy ra: con người dần dần nhận biết rằng "lúc nào cũng có người quan sát và phán xét xem việc mình làm có tốt hay không". Từ những áp lực xã hội này, tiêu chuẩn đạo đức thành hình.
Nói cách khác, đạo đức thành hình vì mọi người từ thời cổ đại dần dần có một khái niệm chung về những điều gì là xấu, những điều gì là tốt. Việc có đạo đức là một điều có ích lợi, và được khuyến khích, vì người có đạo đức thường đem lại và nhận được nhiều điều tốt từ những người chung quanh.
Tôn giáo thành hình là vì cái quan niệm "có ai đó ngó chừng từng hành động của mỗi người" được dần dần biến cải thành ý niệm "có một ai đó siêu hình ngó chừng từng hành động của mỗi người".
Đây là do cái khuynh hướng của con người hay nâng nhấc những gì mình ngưỡng mộ lên cao hơn mức độ thật sự của nó. Từ cái cảm giác lúc nào cũng bị/được quan sát và phán xét bởi đồng loại, từ sự nhận định rằng sự phán xét này rất quan trọng trong đời sống của họ, từ khuynh hướng trong tâm thức muốn giải thích lý do và ý nghĩa cho mọi sự việc bất kể có hoàn toàn chính xác hay không, con người đã từ từ bao bọc cái áp lực xã hội này với những khía cạnh “siêu hình” do chính họ tạo dựng lên.

Đạo đức của tôn giáo là đạo đức hoàn hảo?

Nếu:
- Con chó dữ = người có khuynh hướng làm ác
- Sợi dây xích = tôn giáo (với những hứa hẹn và đe dọa ngăn cản không cho con người làm ác).
Một trong những quan điểm đạo đức thường được dùng bởi nhiều người khi nói về tôn giáo là "dùng sợi dây xích để cột con chó dữ lại cho đến khi nào nó được huấn luyện thuần thục rồi sẽ thả ra".
Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng sợi dây xích không có khả năng để huấn luyện con chó dữ trở thành thuần thục. Sợi dây xích chỉ có khả năng cột giữ con chó lại một chỗ mà thôi. Tôn giáo cũng vậy, những lời hứa hẹn và đe dọa của tôn giáo chỉ có thể ngăn cản một phần nào không cho người ta làm điều ác mà thôi.
Tôn giáo do đó không phải là một phương cách hữu hiệu để biến cải những người có khuynh hướng hay bản tính làm ác. Ai cũng thấy trên đời xưa nay có vô số thí dụ về các tín đồ sùng đạo triệt để nhất, các bậc tu hành cấp bật cao cả nhất vẫn phạm đủ loại tội ác kinh khiếp nhất. Những thí dụ này có thể thấy trong bất cứ tôn giáo nào.
Đồng thời có vô số những con chó bản tính hiền thục cũng bị cột cổ bằng những sợi dây xích như vậy. Những con chó này dù có bị xích hay không thì chúng cũng không có khuynh hướng cắn người. Tương tự, có vô số người bản chất hiền hòa sinh ra đã bị cha mẹ tròng vào cổ một tôn giáo. Đối với những người này thì dù có hay không có những lời hứa hẹn hay đe dọa trong tôn giáo, bản chất hướng thiện của họ cũng vẫn không cho phép họ làm hại người khác.
Phương thuốc dùng sợi dây xích để cột giữ con chó có vài phản ứng phụ nghiêm trọng sau đây.
Thứ nhất, với sợi dây xích cột chặt vào cổ, con chó có thể bị người chủ điều khiển, áp chế, sử dụng cách nào cũng được. Họ có thể cột nó ở chỗ nào họ muốn; họ có thể bắt nó làm trò tiêu khiển hay giữ nhà cho họ; họ có thể thâu ngắn lại hay nới lỏng dây sợi xích ra tùy theo nhu cầu của họ. Nhiều nhà cầm quyền, giáo hội, tu sĩ, tăng lữ xưa nay hiểu biết rất rõ điều này và sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn để vụ lợi.
Thứ hai, con chó dữ bị cột lâu ngày ngược với bản tính tự nhiên của nó sẽ bị đè nén về nhiều mặt tâm sinh lý. Tuy sợi dây xích ngăn cản không cho nó đi đâu xa hay cắn người được nhưng nó vẫn sẽ tìm cách để giải tỏa các đè nén trên bằng cách này hay cách khác. Nó có thể đào phá sân cỏ, cắn gặm những cây cối, vật dụng nằm trong phạm vi nó có thể vói tới.

TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ ba, con chó dữ khi nằm trong phạm vi sợi dây xích của nó có thể có vẻ rất hiền ngoan. Nhiều người lầm lẫn cho rằng cái bề ngoài hiền ngoan này là bản chất thật sự của nó. Khi họ bước đến gần con chó mà không đề phòng, nó sẽ không ngần ngại để cắn họ. Có bao nhiêu người đã than vản các câu tương tự "tôi không ngờ ông ấy tu hành đức độ như vậy mà làm những chuyện ác độc đó hãm hại tôi!"?
Thứ tư, khi đã bị cột cổ bằng sợi dây xích lâu ngày thì con chó nghĩ rằng sợi dây xích là vật sỡ hữu quý báu của nó. Nếu một người lạ vì lý do gì đó đụng chạm vào sợi dây xích này thì con chó sẽ lập tức hùng hỗ cắn sủa người ấy. Đó là tại sao nhiều tín đồ hung hăng tấn công những người phê bình, chỉ trích về tôn giáo của họ.

Tôn giáo có trước hay đạo đức có trước?

Đứng trước câu hỏi "Phật có trước hay pháp có trước?" có người cho rằng "pháp có trước", có người cho rằng "Phật có trước".
Lý do là vì hai câu trả lời trên dùng ý nghĩa của chữ "pháp" hai cách khác nhau.
Nếu dùng chữ "pháp" với ý nghĩa "là lẽ thật của vũ trụ muôn đời" thì pháp có trước Phật. Trong trường hợp này thì dù có Phật hay không thì pháp này vẫn hiện hữu.
Nếu dùng chữ "pháp" với ý nghĩa "lời dạy của Phật" (tức là những gì Phật truyền dạy lại cho đệ tử sau khi Phật đã giác ngộ được lẽ thật của vũ muôn đời) thì Phật có trước pháp.
Nếu dùng khái niệm "tập hợp" trong toán học để minh giải thì tập hợp những lời dạy của Phật sẽ nhỏ hơn (hay nhiều lắm là "bằng") tập hợp những lẽ thật của vũ trụ muôn đời.
Vấn đề này có thể sẽ dễ hiểu hơn nếu dùng câu hỏi thí dụ sau đây "Newton có trước hay nguyên lý trọng lực có trước?"
Ai cũng thấy rằng trọng lực, và nguyên lý vận hành của trọng lực, đã có sẵn trong vũ trụ bất kể Newton có sinh ra đời hay không. Tuy nhiên nhờ có Newton mà lý thuyết về các vận hành của trọng lực mới được đề ra và truyền dạy lại cho mọi người. Do đó tùy cách hiểu và cách sử dụng chữ "nguyên lý trọng lực" mà Newton có trước hay nguyên lý trọng lực có trước.
Tương tự về câu hỏi "đạo đức có phải phát nguồn từ tôn giáo hay không?"
Nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng nhờ có tôn giáo (của họ) nên mới có cơ sở đạo đức trong xã hội Tây Phương ngày nay.
Những người này không thấy rằng họ đang nhầm lẫn giữa " đạo đức của nhân loại" với "đạo đức của Thiên Chúa Giáo" khi dùng chữ “đạo đức” trong lý luận trên.
“Đạo đức của nhân loại” là những giá trị chân thiện mỹ, những tiêu chuẩn hành sử, những cách đối đãi lẫn nhau đã được con người công nhận, áp dụng và lưu truyền trong xã hội qua một quá trình tiến hóa dài dẳng từ khi con người bắt đầu sống chung với nhau trong thời tiền sử.
Trong khi đó “đạo đức Thiên Chúa Giáo” là những gì được Kinh Thánh cho là lời dạy của Chúa Trời, là hay là tốt. Cái mà tín đồ Thiên Chúa Giáo gọi là “đạo đức” trong lý luận trên thật ra chỉ là “đạo đức của Thiên Chúa Giáo”.
Ba bốn trăm năm trước Công Nguyên, các triết gia Hy Lạp như Socrates, Plato, v.v. đã hệ thống hóa và soạn thảo ra nhiều văn kiện về những giá trị đạo đức của nhân loại. Những văn kiện này trở thành nền tảng đạo đức trong xã hội của nhiều nền văn minh quá khứ và hiện tại.
Kinh Thánh là một tác phẩm được đúc kết, sao chép, góp nhặt từ các truyền thuyết và truyền thống của các tôn giáo cổ Trung Đông. Một điều không ai chối cãi được là Kinh Thánh chỉ mới ra đời khoảng 2000 năm nay, có nghĩa là sau những triết gia như Socrates, Plato, v.v.
Chỉ sự kiện trên thôi cũng đủ cho thấy Kinh Thánh không phải là nguồn gốc của cơ sở đạo đức mà chúng ta sử dụng ngày nay trong xã hội Tây Phương. Kinh Thánh có dạy về một số giá trị đạo đức đã có sẵn trong những giá trị đạo đức của nhân loại. Nếu dùng khái niệm "tập hợp" trong toán học để minh giải thì tập hợp những giá trị đạo đức này của Thiên Chúa Giáo nhỏ hơn (rất nhiều) so với tập hợp những giá trị đạo đức của nhân loại.

Ích lợi của tôn giáo về mặt đạo đức

Một điều không thể tranh cãi được là tôn giáo đóng góp không nhỏ trong việc truyền dạy một số vấn đề về đạo đức.
Người ta khảo cứu và thấy rằng nhiều tín đồ tôn giáo thường có sự hiểu biết khá nhiều về đạo đức và ít khi có khuynh hướng phạm tội ác. Họ cũng thường có một đời sống hạnh phúc, thường quan tâm đến người khác, có từ tâm và đóng góp cho từ thiện. Người ta cũng thấy rằng tôn giáo có thể giúp tín đồ cai thuốc, cai rượu, cai bài bạc và có một đời sống sinh dục điều độ. Một cuộc khảo cứu gần đây cho thấy trong những bệnh nhân AIDS, người có tín ngưỡng thường có liên hệ tình dục với ít người khác hơn khi so sánh với người không có tín ngưỡng.
Tuy vậy, các cuộc khảo cứu này cũng cho thấy rằng tôn giáo không phải là nền tảng duy nhất của đạo đức. Một thí dụ là trong những bệnh nhân AIDS, nhiều người Công giáo xử dụng bao cao su trong việc giao dịch tình dục hơn những người không theo Công Giáo. Điều này đi ngược hẳn lại với việc Giáo Hội Công Giáo nghiêm cấm các tín đồ không được xử dụng bao cao su ngừa thai. Những bệnh nhân AIDS Công Giáo này đã lấy lương tâm và sự phán xét cá nhân của mình khi quyết định dùng bao cao su ngừa thai để ngăn ngừa sự lan truyền chứng bệnh của họ đến người khác.
Do đó, những cuộc khảo cứu trên tuy ủng hộ quan điểm tôn giáo có ảnh hưởng tốt đến hành vi cung cách đạo đức của tín đồ, nó cũng chỉ cho thấy rằng đạo đức không phải chỉ phát xuất từ tôn giáo mà còn từ những nguồn gốc khác, thí dụ như lương tâm và sự phán xét độc lập của cá nhân.
Theo ông Bering, ngày nay bất kể một người có tin ở Thượng Đế hay không, thì trong bộ óc họ cũng đã được “rèn luyện” sẵn để cho họ có một cái cảm giác rằng khi làm điều gì “xấu” thì họ sẽ bị phán xét. Cái quan niệm “đúng” hay “sai”, “thiện” hay “ác” đó đã trở thành một bản năng tự nhiên không khác gì những bản năng khác đã thành hình qua quá trình tiến hóa của con người. Từ đó ta có thể nói rằng bản chất của một người vô thần không thể nào “vô đạo đức” hơn bản chất của một người hữu thần.
Sinh học gia David Wilson (State University – New York) cho rằng tôn giáo đóng góp một phần rất lớn trong việc đoàn kết các tập thể của con người sơ khai lại với nhau. Trong vòng 10 ngàn năm gần đây khi sự phát triển của nông nghiệp trở thành nền tảng của cơ cấu, nề nếp, giai cấp của xã hội loài người thì tôn giáo và đạo đức cũng đã phát triển song song với nhau để kết hợp những cơ cấu, nề nếp, giai cấp này lại chặt chẽ hơn.
Một trong những lợi thế để tôn giáo tồn tại và phát triển mạnh mẽ chính là vì tôn giáo giúp ích trong việc gắn bó cá nhân vào trong tập thể như vừa nói ở trên. Trong xã hội loài người xưa cũng như nay luôn luôn có vô số những hoạt động hay tổ chức có liên quan đến cái khuynh hướng “muốn/cần là thành viên của một tập thể” tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta.
Cái cảm giác an lành, tốt đẹp khi biết mình là một thành phần của một tập thể xuất phát từ nhu cầu cần được an toàn dưới sự bảo vệ của đồng loại và nhu cầu cần bảo vệ đồng loại (để bảo vệ tập thể và sự sinh tồn của chính mình) từ thời tiền sử. Những ai đã tham dự các đại hội ca nhạc, các buổi lễ cúng đình làng, những buổi diễn binh, các hội đoàn thể thao, hàng ngũ quân sự, v.v. đều biết qua cái cảm giác này. Những câu nói như “tình nghệ sĩ”, “tình đồng bào ruột thịt”, “tình huynh đệ chi binh”, “tình đồng đạo”, v.v. đều diễn tả lên những ý nghĩa sâu kín của cái cảm giác này.
Tôn giáo còn có một lợi thế khác không kém phần quan trọng. Thí nghiệm cho thấy nhiều người khi đang thiền định, cầu nguyện hay khi đang “đắm mình cảm nhận đấng thiêng liêng” thì trong người họ toát ra một chất hormone gọi là oxytocin. Chất này có tác dụng làm người ta cảm thấy “phiêu diêu” và “hạnh phúc”. Chất này cũng hiện diện trong nhiều trường hợp khác, dưới các mức độ khác nhau, chẳng hạn như khi người ta đang thưởng thức một bài thơ hay, chứng kiến một tài nghệ tuyệt vời, thực hành một điều nghĩa khí, yêu thương hay đồng cảm cao độ với một người khác, v.v. Đây là điểm thu hút rất lớn của tôn giáo ngày nay vì nó thỏa mãn một trong những nhu cầu sâu xa nhất của tâm thức con người. Và đây có thể là lý do lớn mà nhiều tín đồ ngày nay vẫn còn bám víu vào tôn giáo mặc dù họ cũng nhận thấy những lãnh vực tai hại và tệ hại của nó.
Tóm lại, mặc dù tôn giáo không hẳn tối cần thiết trong việc đoàn kết xã hội hay làm nền tảng cho đạo đức, chúng ta vẫn phải nhìn thấy vai trò quan trọng của tôn giáo trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Tuy rằng con đường vô thần là một lối đi thích đáng dựa trên lý trí, tôn giáo vẫn có ích lợi trong việc nhắc nhở và yểm trợ cái giá trị đạo đức cơ bản có sẵn trong mỗi người chúng ta.
Thiên Trúc


PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

Liệu Phan Văn Anh Vũ có bị dẫn độ về Việt Nam và rằng, Phan Văn Anh Vũ có được cấp quy chế tỵ nạn tại Đức hay không, là những câu hỏi nóng trong suốt 2 ngày qua.
Ông Victor Pfaff, luật sư người Đức đại diện cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, nhưng cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này.
Ông Choo Zheng Xi, một luật sư người Singapore, cũng đại diện cho Phan Văn Anh Vũ xác nhận rằng, thân chủ của mình muốn “xin tỵ nạn chính trị” ở Đức. Tuy nhiên, hôm nay 03/01/2018, tin mới nhất trên tờ Straitstimes lại xác nhận rằng, ông Vũ chưa có đơn xin tỵ nạn chính trị tại Đức.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017 tại phi trường ở Singapore. 
Cho đến lúc này, cả 2 luật sư của Phan Văn Anh Vũ vẫn chưa được phép tiếp cận để hỏi chuyện trực tiếp với thân chủ của mình. Và hiện tại Vũ “nhôm” vẫn đang bị tạm giam.

PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

1. Về chuyện dẫn độ
Được biết, Khoản 4, Điều 9 Hiến pháp Singapore 1965, có quy định rằng, nếu một người bị bắt giữ (arrested) mà không được thả thì trong vòng 48 tiếng từ khi bị bắt giữ, người bị bắt phải được đưa ra trước một thẩm phán tòa vi cảnh (magistrate) để kiểm tra cơ sở pháp lý của việc bắt giữ. Việc tạm giữ người bị bắt đó sẽ chỉ được tiếp diễn nếu có sự cho phép của thẩm phán.
Tuy nhiên, Điều 35 - Đạo luật Nhập cư 2008 của Singapore quy định: "Bất kỳ ai mà nhà chức trách có lý do hợp lý để tin là người phải bị tống khứ khỏi Singapore (liable to removal from Singapore) chiếu theo đạo luật này thì đều có thể bị bắt giữ mà không cần lệnh bắt giữ (warrant) bởi bất kỳ sỹ quan quản lý nhập cư nào… và có thể bị tạm giữ trong bất kỳ nhà tù, sở cảnh sát, hay trụ sở quản lý nhập cư nào trong một khoảng thời gian tối đa là 14 ngày trong khi chờ quyết định có nên đưa ra lệnh tống khứ người đó (order for his removal) hay không".
Nếu quyết định "tống khứ" được đưa ra, tức Vũ bị trục xuất về lại nơi có quốc tịch thì đồng nghĩa với việc Phan Văn Anh Vũ sẽ bị tống cổ về Việt Nam.
Điều 35 nói trên cũng sẽ cho phép cơ quan chức năng Singapore tạm giam Vũ đến ngày 11/01/2018 để xem xét tất cả khía cạnh pháp lý.

2. Về việc xin tỵ nạn chính trị tại Đức có thể khẳng định rằng, cơ hội dành cho Vũ rất thấp bởi Vũ không và chưa được Cao ủy liên hiệp quốc công nhận là người tị nạn. Phía Việt Nam cũng không khởi tố Vũ về tội Tham nhũng mà có thể dẫn tới án tử hình để các quốc gia từ chối dẫn độ. Mặt khác, phía an ninh Đức cũng "không ngu ngốc" tới mức, tin rằng Vũ đang nắm trong tay tài liệu và có thể cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng đến lợi ích quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức (như những đồn đoán về kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh) để mặc cả. Bởi thực tế, người Đức biết tỏng, người như Vũ chỉ lợi dụng sự cộng tác với Công an (giả sử Vũ là Công an như đồn đoán trên mạng xã hội) để đục khoét công thổ quốc gia, vơ vét tài sản cho mình mà thôi. Tinh ý một chút, lần lại quá khứ theo trình tự thời gian, người ta dễ dàng nhận thấy, Vũ chưa hề được đào tạo bài bản qua các trường lớp nào thuộc ngành tình báo của Việt Nam. Vì thế, Vũ chỉ có các mác Công an và triệt để lợi dụng cái mác này để "kinh doanh", thao túng thị trường bất động sản Đà Nẵng. Và tất nhiên, Phan Văn Anh Vũ không thể nắm được bí mật gì mà cung cấp cho phía Đức.
Một khía cạnh khác cần chú ý, theo Luật Di trú của Đức, sẽ không thể nộp đơn tỵ nạn vào Đức khi đang ở bên ngoài lãnh thổ Đức. Có nghĩa là, muốn đặt đơn xin tỵ nạn tại Đức, Vũ phải có mặt tại Đức. Đơn tỵ nạn không thể nộp tại cơ quan đại diện của Đức ở nước ngoài. Như vậy, muốn tỵ nạn tại Đức, Phan Văn Anh Vũ phải trực tiếp tới nộp đơn. Điều này với Vũ còn khó hơn đường lên trời.
Nói thêm, Bộ Ngoại giao Đức đang đứng trước canh bạc lớn mà phần thiếu may mắn đang nghiêng về phía họ, khi mà ngoài chuyện ngoại giao quốc tế phải cân nhắc, thì họ cũng không muốn bị mất mặt thêm nếu thất bại trong việc cứu vớt hay bảo kê một tên tội phạm bị truy nã như Phan Văn Anh Vũ.
Bảo lãnh, mà thực chất là bảo kê cho Vũ qua Đức là quá mạo hiểm. Danh dự quốc gia của nước Đức hùng mạnh, ngạo nghễ không dễ gì bị đem ra cá cược để đối lấy một tên tội phạm không cung cấp được gì cho họ. 
Đó là chưa  nói đến, đối thủ của họ là cơ quan an ninh Việt Nam, một đối thủ được đánh giá là đáng gờm. Ngay chuyện Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố về tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" chứ không phải tội danh nào về tham nhũng đã nói lên tầm nhìn của họ. Đụng vào vụ này có thể sập bẫy họ bất cứ lúc nào. Vậy nên, tốt nhất là im lặng.

Như vậy, trên mọi phương diện, từ pháp luật tới ngoại giao, Phan Văn Anh Vũ đều đang bế tắc. Có lẽ, với Phan Văn Anh Vũ, quay đầu vẫn là bờ./.




VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Kể từ khi bị khởi tố và truy nã, cái tên Phan Văn Anh Vũ trở thành từ khóa hot nhất trong tuần. Sự kiện Vũ Nhôm đào thoát và hiện đang bị tạm giam tại Singapore làm dấy lên những đồn đoán về số phận của con người này.

VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Nổi lên là những đồn đoán về khả năng dẫn độ Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam và khả năng CHLB Đức can thiệp để người này có mặt ở Đức, phục vụ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nhiều tờ báo đăng tin Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Đức đã tiếp nhận hồ sơ Phan Văn Anh Vũ với thái độ hả hê. Điều này làm lộ ra thái độ thù địch của các hãng truyền thông đối với nhà nước Việt Nam.
Nói thẳng, nếu không có thái độ thù địch chống phá Việt Nam thì sao lại tỏ vẻ khoái trá về việc này, trong khi Phan Văn Anh Vũ chỉ là một tên tội phạm tham nhũng, một loại tội phạm mà cả thế giới văn minh đều chung tay loại trừ?
Một tờ báo phản động của người Việt tại Đức đã loan báo rằng Vũ Nhôm đang “cố lách mình qua khe cửa hẹp”, hòng đến được nước Đức với món quà dùng để mặc cả là sẽ “tiết lộ những bí mật của tình báo Việt Nam mà ông ta đang nắm giữ”, đặc biệt là sẽ “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin”.
Ở vế thứ hai, việc “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin” từ lời hứa của Vũ Nhôm có vẻ như là bình nước quý giá có thể làm thỏa cơn khát của lực lượng an ninh tình báo CHLBĐ trong bối cảnh họ đang cần có gì đó để rửa đi nỗi nhục về “một nước Đức cao ngạo nhưng lại bị mất an ninh” nếu câu chuyện “bắt cóc” là có thật. 
Người Đức có vẻ như không kìm được ham muốn khi Vũ Nhôm đưa ra lời gợi ý này thông qua Luật sư Victor Pfaff - hiện là người đại diện pháp lý của ông Phan Văn Anh Vũ tại Đức.
Tin vào lời hứa của kẻ sắp chết đuối đang cầu xin sự cứu dỗi chưa bao giờ là khôn ngoan, nếu không muốn nói là hành động ngu xuẩn.
Nói toạc móng heo ra, lời hứa từ Phan Văn Anh Vũ thì khó có thể tin. Hãy nhìn những gì gã làm ở Việt Nam để thấy sự trung thực của ông ta đến đâu và thấy khả năng lợi dụng của gã như thế nào. Ngay khi chưa bị khởi tố, Vũ “nhôm” đã “chơi” luôn cả những người đã sát cánh, đùm bọc mình trong các thương vụ đất đai. Đã hơn 1 lần Vũ bán rẻ ngay cả người có vị trí xã hội tại Đà thành trước mặt đông đảo người chứng kiến.
Vậy Vũ sẽ "bán" tài liệu "bí mật" nào cho Đức để đổi lấy sự bảo kê cho cái thân xác ấy?
Xin thưa, cỡ như Vũ thì chả có tài liệu bí mật nào còn giá trị ngoài tấm thẻ ngành và vài văn bản có dấu mật đầy rẫy trên mạng trong khi cơ quan Công an Việt Nam còn chưa xác nhận đó là tài liệu thật hay giả. 
Suy cho cùng cỡ con tép như Vũ thì không có cơ hội nào để biết “kế hoạch tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” trên đất CHLB Đức (nếu chuyện này có thật), bởi ai cũng biết nếu Vũ là tình báo viên (cứ cho là vậy đi) thì gã cũng chỉ được giao mỗi nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng, và cũng chỉ trong lĩnh vực bất động sản mà thôi.
Mặt khác, luật pháp Đức quy định rõ “chỉ chấp nhận đơn tỵ nạn” "nộp từ người đã có mặt tại Đức" mà thôi. 
Vậy nên, khả năng Vũ “nhôm” được Ngoại giao Đức bảo kê sang Đức như một món hàng trao đổi sẽ không thành hiện thực. 
Tôi cũng biết, an ninh, tình báo Đức không ngu như một số tác giả bài viết theo hướng này trên mạng. Đặc biệt là trong điều kiện, Vũ không bị khởi tố về các tội tham nhũng để tới mức bị xử mức án tử hình để người Đức lấy cớ nhân đạo mà từ chối dẫn độ. Và cho đến phút này, Cao ủy Liên hợp quốc cũng chưa hề phê chuẩn Phan Văn Anh Vũ thuộc diện "tỵ nạn chính trị" để Vũ có thể được tỵ nạn ở đâu đó thuộc châu Âu.
Rõ ràng, khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là một nước cờ cực kỳ cao tay của an ninh Việt Nam. Bằng cách này, khả năng xin tỵ nạn của Vũ coi như chấm hết và dù muốn hay không, khả năng Vũ bị dẫn độ về Việt Nam theo thông luật quốc tế là rất cao.
Đề cập về tội danh "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" mà Vũ đang bị cáo buộc, luật sư Hà Luân nói: "Khó có thể đánh giá cánh cửa dành cho quan chức Việt Nam đào thoát là hẹp hay rộng, vì nó tùy thuộc cánh cửa đó nằm ở vị trí nào" và "Ví như tôi mà muốn đào thoát thì cánh cửa sẽ rất hẹp".
Bàn về cơ hội tỵ nạn của Vũ “nhôm”, một người có hoạt động phá nhà nước Việt Nam có tên Phạm Lê Vương Các đã bình luận rất hay rằng: "Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ “nhôm” hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế “người tỵ nạn” để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore -nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam". Vũ “nhôm” không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như “đoạn trường tân thanh” để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền phi Chính phủ để họ lên chiến dịch “giải cứu Vũ nhôm”. Tất cả họ dễ dàng “dị ứng” khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.
Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là “người tỵ nạn” theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951".
Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của gã đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người “rất đặc biệt” đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp. Nói thẳng ra là phía Vũ “nhôm” đang đề xuất cho một sự “đổi chác” với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có. Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam - Singapore và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.
Rõ ràng, khả năng tẩu thoát của Phan Văn Anh Vũ là khó hơn tìm đường lên trời. Giờ đây, có lẽ con đường duy nhất đúng, là tình nguyện trở về Việt Nam, và tự giác "cống hiến", sửa sai để hưởng lượng khoan hồng./.



Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

Báo "The Straitstimes" của Singapore đã xác nhận Vũ Nhôm bị bắt và bị tạm giữ tại quốc đảo này. 

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?
“The straitstimes” (Thời báo Eo biển) - Tờ báo lớn của Singapore đã đưa tin Phan Văn Anh Vũ đang bị tạm giữ ở Singapore. Ông Vũ bị bắt giữ vào thứ 5 tuần trước (28/12/2017) tại điểm kiểm soát biên giới Tuas khi ông này đang cố gắng vượt biên từ Singapore sang Malaysia. 
Báo dẫn lời ông Remy Choo, luật sư đại điện của ông Vũ, cho biết gia đình ông Vũ đang lo ngại ông ta có thể đối mặt với án tử hình nếu bị gửi trả lại Việt Nam và ông vẫn chưa thể liên lạc được với ông Vũ. 
Tờ báo cũng cho biết, mặc dù Singapore chưa ký hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, nhưng cơ quan xuất nhập cảnh của Singapore vẫn có thể hồi hương trong những trường hợp nhất định theo “Luật di trú”.

***
Trong một diễn biễn khác, VOA đưa tin “Ông Vũ “nhôm” muốn “tị nạn chính trị ở Đức”.
Theo VOA, Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 02/01/2018.
Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ tại Frankfurt (Đức) cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, ít ngày sau khi người được cho từng làm trong ngành Công an Việt Nam “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này. Và cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao cũng như Bộ Ngoại giao Đức.
Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ đã đề nghị ông đại diện cho chồng mình.
Còn từ Singapore, một luật sư đại diện cho ông Vũ ở quốc gia Đông Nam Á này - ông Choo Zheng Xi - xác nhận rằng thân chủ của mình muốn “xin tị nạn chính trị” ở Đức.
Theo bài báo, VOA Việt ngữ đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Đức, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017  tại phi trường ở Singapore. Khi được hỏi lý do vì sao ông Vũ bị bắt ông, luật sư này nói: “Chúng tôi hiện không rõ. Chúng tôi chỉ biết là có một số vấn đề gì đó về hộ chiếu. Nhưng chúng tôi không thực sự rõ các vấn đề đó là gì”.
Ông cho hay thêm rằng ông chưa thể gặp ông Vũ nên tôi “đã viết thư lên chính quyền xem cơ quan nào đang giữ ông ấy” để “yêu cầu được gặp”.
“Chúng tôi hiện không rõ là ông ấy ra sao nữa. Chúng tôi đang tìm cách xác minh và làm rõ mọi chuyện”, ông Choo nói.
Hôm 01/01, ông Chia Hui Keng, Giám đốc Bộ phận Truyền thông của Cơ quan Nhập cư và Cửa khẩu Singapore, cho VOA Việt ngữ biết sẽ “tìm hiểu vụ bắt giữ” và báo lại, nhưng cho tới ngày 02/01, vẫn chưa cung cấp thông tin vụ việc.
Theo luật sư Choo, thông qua trung gian, gia đình ông Vũ đã đề nghị ông bảo vệ cho ông Vũ, và mong muốn của người thân của nhân vật được coi là “đại gia bất động sản” này “muốn ông ấy tự do đi lại như trước vì ông ấy trước đây không vấp phải vấn đề gì”.
Khi được hỏi về nhận định lý do vì sao người thân của ông Vũ lại chọn mình, ông Choo nói ông không muốn nói thay họ, nhưng nói tiếp rằng “công ty của chúng tôi đã xử lý một số vụ liên quan tới luật lệ quốc tế”.
Theo báo chí Singapore, ông Choo từng nhận được giải thưởng cho nỗ lực pháp lý về nhân quyền của Hội Luật gia Quốc tế. Khi được hỏi liệu nó có đóng vai trò nào đó dẫn tới sự lựa chọn của gia đình ông Vũ, luật sư này nói rằng “hiện tôi tiếp cận vấn đề theo khía cạnh luật pháp”, và rằng “quá sớm để đánh giá xem còn có câu hỏi nào khác” trong vụ này.
Về mức độ phức tạp của vụ việc liên quan tới thân chủ người Việt, ông Choo thở dài: “Tôi nghĩ vụ này sẽ tiến triển khá phức tạp vì còn liên quan tới một số các vấn đề pháp lý khác, nhưng hy vọng chúng tôi có thể giúp ông ấy đi tới nơi ông ấy muốn”.
Về khả năng ông Vũ bị dẫn độ về Việt Nam, ông Choo nói ông “không muốn phán đoán về vấn đề này”, nhưng ông nói rằng “trước đây từng có các trường hợp mà người ta bị đưa trả về nước vì các tội liên quan tới nhập cảnh dù không có hiệp định dẫn độ với Singapore”.
Trong một bài viết hôm 02/01, tờ Giáo dục Việt Nam dẫn lời một số luật sư trong nước cho rằng ông Vũ “chỉ còn duy nhất một con đường là đầu thú để hưởng khoan hồng”.
Tờ báo này cũng viết về sự “xuất hiện một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng ông Vũ “nhôm” đang bị giữ ở Singapore vì có vi phạm về quy định xuất nhập cảnh”.
Trong khi đó, tờ Đất Việt dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho hay rằng cơ quan này “chưa nhận được thông tin Vũ "nhôm" đang bị giữ ở Singapore”.
***
Hãng tin Reuters khẳng định Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore
Nguồn tin Reuters cho biết Vũ Nhôm đã bị bắt và đang xin tị nạn chính trị tại một quốc gia phương tây, rất có thể là Đức. Đây là nguồn thông tin có uy tín của thế giới để khẳng định rằng tin đồn Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore là có thật.

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

SINGAPORE (Reuters) - A real estate developer wanted by Vietnamese authorities amid a crackdown on corruption has been detained in Singapore, lawyers representing him said on Tuesday.
Phan Van Anh Vu, 42, was detained in Singapore on Thursday at the Tuas border checkpoint as he tried to leave for Malaysia, said Remy Choo, who said he had been engaged by Vu’s family to represent him but had not yet been able to contact him.
Vietnam’s Ministry of Public Security said last month it was seeking the arrest of Vu, a major property developer in the central city of Danang, where the local leadership was shaken up after corruption accusations last year.
Vietnamese media quoted police as saying Vu was wanted for revealing state secrets. They did not say what these related to or whether that was linked to his role as a property developer.
Choo said Vu had applied for asylum in a European country.
Another lawyer retained by the family, Foo Chow Ming, said: “I am now trying to obtain access to see Mr Vu, who is held in remand.”
Singapore’s Immigration and Checkpoints Authority did not respond immediately to a request for comment.
Vietnam’s foreign ministry also did not respond immediately to a request for comment on Vu’s detention in Singapore and whether Hanoi had sought his extradition.
Singapore has close diplomatic and trade ties to Vietnam. This year, Singapore is also chairing the regional Association of Southeast Asian Nations grouping, which has sought to strengthen regional cooperation on all fronts.
Dozens of Vietnamese officials and business figures have been arrested in a crackdown on corruption that has gathered pace since the security establishment gained greater sway in the ruling Communist Party in 2016.
The crackdown grabbed world headlines last year when Germany accused Vietnam of kidnapping a former oil executive to return him home to face trial.


Trương Huy San (Osin Huy Đức): Kẻ có tài nhưng không có tâm.

Công bằng mà nói, tài năng của Huy Đức là thứ không thể phủ nhận, hắn có những nguồn tin nhanh chóng chính xác, có những bình luận đắt giá về các vụ án lớn như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng. Nếu biết cách giữ sạch ngòi bút của mình và viết một cách công tâm, khách quan; chắc hẳn Trương Huy Đức sẽ là một ngôi sao sáng trong làng báo Việt Nam. Chỉ tiếc rằng hắn đã đang tâm mài ngòi bút của mình thành vũ khí, sử dụng ngôn từ như một công cụ để kiếm tiền. Một kẻ có tài nhưng không có tâm.

Trương Huy San (Osin Huy Đức): Kẻ có tài nhưng không có tâm.


Trong vụ “Đường Sơn Quán”, thứ làm nên danh tiếng của Huy Đức không thể không nói đến những lần được ông trùm Năm Cam bắn tin cho. Nhờ những tin tức này, một mặt đưa Huy Đức trở thành một ngôi sao lớn trong làng báo, mặt khác Đức dùng mặt báo để giúp Năm Cam triệt hạ đối thủ và những công an dám ngáng đường hắn, đưa hắn trở thành ông trùm thao túng toàn bộ thế giới ngầm. Tiếp nữa là vụ án kinh tế Epco - Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997 - 1998, khi phóng viên Hoàng Linh bị bắt đã khai nhận y đã được Liên Khui Thìn cho tiền nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Trương Huy San. Tuy nhiên chỉ có lời khai của Hoàng Linh là chưa đủ để Trương Huy San xộ khám, nhưng cũng khiến hắn phải cuốn gói trong ê chề khỏi báo Tuổi Trẻ.
Những người đã khuất cũng không được yên thân.
Dường như viết về những người đã khuất núi là một sở thích của Đức, bởi lẽ người chết thì không biết nói, không thể đối chứng cũng chẳng thể thanh minh. Dưới ngòi bút sắc như dạo cạo của Đức mà gia đình Ba Tung - một biệt động quân nổi tiếng một thời phải tan nát, bản thân Ba Tung mất hết công danh sự nghiệp, cô con gái tội nghiệp uống thuốc độc tự tử vì không chịu nổi những lời đàm tiếu của bạn bè sau những bài báo bỉ bôi của Đức, vợ Ba Tung cũng vì những con chữ trên mặt báo mà cả quãng đời còn lại sống trong điên điên khùng khùng, lúc tỉnh lúc mê. Giết người còn sống, Đức còn nhẫn tâm “giết” cả những người đã khuất. Cũng chính con gái của Ba Tung, sau khi cô mất được vài năm, Đức tìm thấy lá thư tuyệt mệnh cô để lại, và một lần nữa, trên mặt báo, Đức “giết” cô lần hai với quyết tâm dồn Ba Tung – bây giờ đã là một lão nông vào con đường chết.
Sau này trở thành một “nhà báo dân chủ”, Đức chuyển đề tài. Bây giờ mục tiêu của hắn là những lão thành cách mạng, là những khai quốc công thần. Hắn viết “Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó”. Ai là người chứng kiến câu chuyện này rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả. Đại tướng Lê Đức Anh quỳ xuống cầu xin được đi Paris để đàm phán với Kissinger. Ai đã chứng kiến rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả.
Vậy đó, hắn viết về lịch sử một cách tùy hứng, không nhân chứng, không bằng chứng. Những mẩu chuyện của hắn có thể là thật, có thể là giả, cũng có thể chỉ có 1 nửa là thật. Nhưng thứ “lịch sử” chắp vá, cóp nhặt ấy chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bôi xấu và hạ bệ những lão thành cách mạng.
Một kẻ có tài nhưng không có tâm, sớm muộn cũng sẽ gặp họa bởi chính tài năng của mình.
Thanh Thao Phan


Tổ chức phản động "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời"



Tiền thân của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” được thành lập năm 1991, tại Mỹ, tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ”. Trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, CA 92814, Mỹ; điện thoại: 7605233011; trang web: chinhphuquocgia.com, cuutuchinhtri.org, phamvanlong.com, cpqgvnlt.com.

- Đối tượng cầm đầu, chỉ huy gồm: Đào Minh Quân, bí danh: Minh Quân, Anh Thương, sinh 27.7.1952 tại Thừa Thiên - Huế, quê quán: Kỳ Hương, Tam Kỳ, Quảng Nam, quốc tịch Mỹ, trú tại Santa Ana, California, Mỹ, tự xưng “Thủ tướng”, “Tổng thống” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; Quách Thế Hùng, sinh 1.4.1948, trú tại 5386 Somerset St, Los Angeles, California 90032, Mỹ; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa), sinh 1968, quốc tịch Mỹ; Phạm Lisa (Phạm Anh Đào), sinh 1979, trú tại 614 Progressive Way, Denmark, South California 29042, Mỹ.

- Một số hoạt động chống phá:

+ Sau khi thành lập, Đào Minh Quân và số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đến các trại tị nạn người Việt ở Hồng Kông và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại.

+ Năm 2015, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở móc nối, lôi kéo phát triển lực lượng, thành lập các “chí nguyện đoàn” trong nước; khảo sát tìm địa điểm lập căn cứ, mua vũ khí nhằm thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố, nhưng đã bị cơ quan an ninh Việt Nam kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắt, xử lý 4 đối tượng (Hà Ngọc Hân, Mai Xuân Nghĩa, Lương Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Hội). Riêng Mai Xuân Nghĩa lẩn trốn sang Lào, sau đó xâm nhập về nước cùng với Đào Quang Thực lên kế hoạch mua vũ khí tấn công khủng bố nhưng bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.

+ Năm 2017, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bên ngoài ráo riết phát triển lực lượng, thành lập các nhóm “Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt động quân”, “Đại Việt” nhằm khủng bố, phá hoại, ám sát cán bộ. Chúng đã cử 2 thành viên là Phan Angel (Phan Thị Đào, sinh 1956, quốc tịch Mỹ) và Nguyen James Han (Nguyễn Thanh Hân, sinh 1967, quốc tịch Mỹ) về nước cung cấp tài chính và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Theo sự chỉ đạo của số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, các đối tượng trong nước đã thực hiện ném bom xăng gây cháy 320 chiếc xe tại Kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 8.4.2017; đặt bom xăng tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 22.4.2017 và tiến hành khảo sát, lên kế hoạch gây cháy, nổ trụ sở các cơ quan công quyền và một số nhà máy, xí nghiệp nhưng đã bị cơ quan chức năng Việt Nam ngăn chặn.

Tháng 4.2017, cơ quan chức năng Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam 15 đối tượng là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 BLHS Việt Nam năm 1999); tháng 12.2017, Tòa án nhân dân TP.HCM đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên phạt các đối tượng từ 4 đến 16 năm tù.