KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

NGUYỄN NGỌC NAM PHONG: ĐĨ LẠI NÓI CHUYỆN TRINH TIẾT


Trong cuộc sống thật giả khó phân biệt như hiện nay, xuất hiện nhiều thứ nực cười: kẻ đạo đức giả thường đi dạy dỗ người khác về đạo đức, kẻ ác hay nói về tính lương thiện, thậm chí kẻ phản động lại đi lý sự về lòng yêu nước. Và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là một kẻ như vậy. Trong buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình diễn ra vào tối 25/02/2018 tại nhà thờ Thái Hà, trước hàng trăm giáo dân, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ngạo nghễ thuyết giảng về lòng yêu nước.

NGUYỄN NGỌC NAM PHONG: ĐĨ LẠI NÓI CHUYỆN TRINH TIẾT



Ông ta nói rằng: “Người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt. Chúng ta không thể là giáo dân tốt nếu chúng ta không sống tốt tư cách của một công dân, một công dân mẫu mực, yêu nước thương nòi. Thư chung viết: yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Đối với người công giáo không những là một tình cảm tự nhiên mà nó còn là một đòi hỏi của tin mừng.”Hoàn toàn đúng, người công giáo tốt phải là người công dân tốt. Nhưng thử xem, nếu xét trên phương diện này, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có phải là công dân tốt hay không? 
Từ trước đến nay, ai quan tâm đến nhà thờ Thái Hà, đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đều biết ông ta là một kẻ thường xuyên có hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do dân chủ của một công dân để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, vi phạm quy định tại Điều 88 và Điều 258 BLHS. Không chỉ vậy, ông ta còn thường xuyên ca ngợi, khích lệ hoạt động chống phá của các đối tượng chống đối khác, đã và đang bị cơ quan chức năng xét xử và xử lý, giam giữ. Điển hình, tháng 9/2016, ông ta từng nói: “Những người như anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và rất nhiều những tù nhân lương tâm khác - những người đã chấp nhận trả một cái giá quá đắt cho sự thật, chấp nhận chịu tù đầy, không vì sự an nguy của bản thân, của gia đình, đã can đảm lên tiếng trước những bất công của xã hội, nhất là trước sự an nguy của tổ quốc; một cách nào đó, họ đang làm nhiệm vụ của một ngôn sứ thay cho chúng ta”. Hay ngay trước buổi Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngày 25/02 vừa qua, Nguyễn Ngọc Nam Phong còn tỏ ra vui mừng giới thiệu sự có mặt của Cấn Thị Thêu và suy tôn ả là “nữ anh hùng của làng Dương Nội” bị “giam giữ bất công”, “đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp”…. Vậy, suy tôn những kẻ bị pháp luật xét xử; ngang nhiên vi phạm pháp luật, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có tư cách để nói về lòng yêu nước, công dân tốt, giáo dân tốt hay không?
Và như để biện minh cho những hành vi sai trái của mình, vị linh mục này lấp liếng rằng: “Nhưng thưa anh chị em, ở đất nước chúng ta, người ta hay đánh đồng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội cho nên hôm nay chúng ta phải dứt khoát nói với nhau rằng yêu nước không phải là yêu chủ nghĩa xã hội như những người cộng sản người ta thường tuyên truyền vì chế độ chính trị nào rồi cũng sẽ thay đổi theo thời gian chỉ có dân tộc là trường tồn thôi. Do đó, yêu nước là đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, là đồng hành với những con người cụ thể, đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ”. Đúng, dân tộc thì trường tồn, chế độ thì cũng có sự thay đổi, nhưng không thể vin vào cớ đó để cho rằng yêu nước là phải chống đối chế độ. Vấn đề ở đây là cần phải xác định chế độ đó là chế độ xấu hay tốt, có hướng tới mục tiêu phát triển đất nước và dân tộc mình hay không. Khi một chế độ tốt lãnh đạo đất nước, góp phần giúp đất nước phát triển, cải thiện đời sống của người dân, thì lúc đó, yêu nước chính là yêu chế độ, cống hiến để chế độ phát triển và ngược lại.
Trong lịch sử, chúng ta chứng kiến rất nhiều bài học về lòng yêu nước và thực sự chỉ với lòng yêu nước, dân tộc ta mới có thể trường tồn và phát triển đến ngày hôm nay. Chúng ta nhớ lại thời kỳ nhà Trần với 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên. Trong thời khắc vận nước mong manh như vậy, chỉ có biểu hiện tinh thần yêu nước mà biểu hiện rõ nét nhất ở đây là chung sức, chung lòng với vua tôi nhà Trần - với chế độ nhà nước lúc đó, nhân dân chúng ta mới giành được chiến thắng, bảo vệ sự độc lập chủ quyền của đất nước. Chúng ta nhớ tới thời kỳ đất nước 1954 -1975, khi nhà nước Việt Nam Cộng hòa trở thành tay sai của quân đội Mỹ, sẵn sàng dùng vũ lực để giết hại hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sỹ của ta thì lúc đó, yêu nước không còn là yêu chế độ nữa mà yêu nước phải là đứng lên lật đổ chế độ bán nước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù trong xã hội còn một số vấn đề như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, nhưng xét một cách tổng thể, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi đúng con đường phát triển, nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một cách toàn diện. Điều đó khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đúng đắn, là lựa chọn khách quan của lịch sử. Và như vậy, yêu nước chính là yêu chế độ, yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bằng sự lắt léo trong câu chữ của mình, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong định bao biện, lấp liếm hành vi vi phạm pháp luật của mình, đánh đồng những kẻ bán nước, phản quốc - như hắn với những con người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, dù có diễn giải như thế nào, dư luận vẫn nhìn thấy rõ bộ mặt và ý đồ đen tối của y mà thôi!


TƯỚNG LĨNH NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.


TƯỚNG LĨNH NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
Một thanh niên người Pháp chịu tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từng là kẻ thù của nhau trên mặt trận Điện Biên Phủ, nhưng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Đại tướng Marcel Bigeard vẫn phải thừa nhận: "Hồi ấy, nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng trở thành Việt Minh". Điều đó cho thấy sức thuyết phục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là không thể chối cãi. 

"Ông Giáp lãnh đạo quân đội nước Việt Nam giành được chiến thắng trong một thời hạn thật đặc biệt kéo dài suốt 30 năm, đó là một kỳ tích chưa từng thấy. Đúng vậy! Không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi vẫn tin rằng cuộc đời và sự nghiệp huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam", ông Bigeard nói thêm. 

Ở Mỹ, Thống tướng Westmoreland's, Tổng chỉ huy quân viện chính Mỹ trên chiến trường Đông Dương nhận xét: "Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở Tướng Giáp - một Thống soái vĩ đại."

Trên thế giới cũng có không ít những cuốn sách lịch sử, những thước phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp và tài cầm quân thiên bẩm của Tướng Giáp. 

Đại tướng Anh Peter MacDonald, đồng thời là một nhà phân tích về chiến lược, trong cuốn "Giap an assessment" có viết "Võ Nguyên Giáp đã có 30 năm làm tổng tư lệnh quân đội và gần 50 năm tham gia vào những suy tính chính trị ở cấp cao nhất, đó là hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử thế giới. Vả lại, khó so sánh ông với tướng lĩnh khác, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở một trình độ như vậy trước đây cũng chưa từng có. Tướng Giáp đã chứng tỏ những phẩm chất hiếm có trong tất cả những lĩnh vực chủ yếu của chiến tranh."

Sử gia Stanley Kamow đã xếp tướng Giáp ngang với những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới "Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur."

Cùng với đó là những lời ca ngợi trong hàng nghìn, hàng vạn bài báo của giới truyền thông quốc tế khi viết về cụ Giáp. Võ Nguyên Giáp chính là vị tướng châu Á được phương tây và thế giới nhắc tới nhiều nhất sau thế chiến II bằng cả sự kiêng nể, kính trọng và ngưỡng mộ. 


St.

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ



Một sáng cuối tuần tại sân bay Los Angeles, 15 người đàn ông bắt tay, trò chuyện rồi lên chiếc máy bay đến nơi mà họ từng muốn thoát khỏi đó mãi mãi - Việt Nam. 

Hầu hết những người trong đoàn chưa bao giờ gặp nhau trước đây, nhưng họ có một mối gắn kết mà ít ai hiểu được. Là các cựu binh của một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Mỹ, họ đang quay trở lại chiến trường mà họ từng tham chiến gần 50 năm trước. Mỗi người có những lý do khác nhau và phức tạp để thực hiện chuyến đi này.

Đặt chân xuống Đà Nẵng

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Các cựu binh Mỹ Jorge Azpeita (trái) và Steven Haas ngồi trên xe Jeep đi thăm Đà Nẵng hôm 25/02. Ảnh: Stars and Stripes

Trên đoàn xe Jeep màu olive mang biển số Đà Nẵng, 15 cựu binh từng phục vụ ở đây hoặc quanh thành phố biển này dạo qua những con phố ngày chủ nhật, thu hút sự chào đón từ người dân địa phương.

Theo Stars and Stripes, chuyến đi Việt Nam của 14 lính thủy đánh bộ và một sĩ quan bệnh viện Hải quân này do tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Greatest Generations Foundation tổ chức.

“Mọi người thật tuyệt vời. Những người đứng dọc đường và vẫy chào khi chúng tôi đi qua, tất cả đều mỉm cười, vẫy tay và vui mừng. Thật tuyệt khi được chứng kiến cảnh đó”, ông Steven Berntson, người đóng quân ở Đà Nẵng và nhiều nơi thuộc miền Trung Việt Nam, giai đoạn 1967 - 1968, nói về ấn tượng đầu tiên của chuyến đi.

50 năm sau ngày Berntson rời khỏi đây, Đà Nẵng đã lột xác. Từ địa bàn đóng quân của hàng loạt căn cứ quân sự Mỹ, Đà Nẵng ngày nay đã vươn mình trở thành một đô thị hiện đại với hơn 1,3 triệu dân, những đường phố tấp nập xe cộ và các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một số nơi là chiến trường cũ của ông vẫn còn rõ nét, Berntson, người được sơ tán khỏi Việt Nam vì lý do y tế khi đang là một trung sĩ, cho hay.

“Tôi rất ngạc nhiên khi họ thân thiện như thế”, Jorge Azpeitia, một lính thủy đánh bộ nghỉ hưu, từng phục vụ ở Đà Nẵng năm 1968 - 1970, nói. “Đã 50 năm trôi qua và tôi nghĩ họ rất vui khi chúng tôi đến đây”.

Azpeitia cho biết cảm xúc đã trào dâng trong ông khi nhận ra những địa điểm quen thuộc quanh Đà Nẵng, nhưng ông thậm chí xúc động hơn trước sự chào đón mà các cựu binh nhận được. “Những gì tôi thấy từ người Việt Nam hôm nay là những gì chúng tôi không hề nhận được khi trở về nước, mọi người đã gọi chúng tôi là những kẻ giết người và đó là tất cả”, ông nói.

Đồi 55 và Trại Reasoner

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Đoàn cựu binh Mỹ chụp ảnh trước dấu tích cổng vào Trại Reasoner ở Đà Nẵng. Ảnh: Stars and Stripes

Còn rất ít dấu tích cho thấy hàng nghìn lính Mỹ từng đóng quân ở Đà Nẵng hàng chục năm trước, nhưng với đoàn cựu binh, việc tìm thấy biểu tượng hình đại bàng, quả cầu và mỏ neo của Lính thủy Đánh bộ trong ngày thứ hai ở Việt Nam vẫn là một khoảnh khắc đáng giá.

Dù đã bị mờ, biểu tượng nổi tiếng nằm trên một khối đá ở ngọn đồi nhìn ra Đà Nẵng, thuộc một căn cứ trinh sát cũ, vẫn ngay lập tức thu hút sự chú ý của Joe Silva.

“Đó là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy khi chúng tôi lái xe đến đây”, ông Silva, người từng giữ vai trò quan sát viên của Lính thủy Đánh bộ Mỹ năm 1968, nói. Ông nhớ lại thời gian mình từng ở Trại Reasoner trước khi được điều ra chiến trường phía bắc.

Biểu tượng và một bảng hiệu gần đó đánh dấu cổng vào Trại Reasoner, nơi các tiểu đoàn Lực lượng Trinh sát số 1 và 3 của Mỹ đóng quân. Đây là một trong số ít những tàn tích còn sót lại cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Khu trại giờ đây là một mỏ khai thác đá.

Trên Đồi 55, nơi lính thủy đánh bộ Mỹ từng xây dựng một cứ điểm và một tiểu đoàn pháo binh, dấu hiệu duy nhất của cuộc chiến là một tượng đài lớn vinh danh những người lính giải phóng của Việt Nam.

Ngày nay, quan hệ giữa quân đội hai nước đang ngày càng được cải thiện. Tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ USNS Mercy sẽ đến thăm Việt Nam khi tham gia cuộc diễn tập cứu trợ nhân đạo và thiên tai thường niên ở Thái Bình Dương. Sự kiện này đã bắt đầu hôm 23/02 và sẽ kéo dài đến tháng 6.

Chuyến thăm của tàu USNS Mercy dự kiến diễn ra sau chuyến thăm tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào đầu tháng 3. Đây là tàu sân bay Mỹ đầu tiên ghé thăm cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.

An Hòa

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua căn cứ An Hòa trước kia. Ảnh: Stars and Stripes

Gần 49 năm kể từ khi đến căn cứ An Hòa vào ngày đầu tiên ở Việt Nam, ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua khu trại, mở những bức ảnh cũ trên chiếc iPad cho thấy căn cứ lính thủy đánh bộ này xưa kia trông như thế nào. Bây giờ, đường băng trải nhựa nứt nẻ là tất cả những gì còn lại của căn cứ từng là nơi nghỉ dưỡng cho Baviello và hàng nghìn sĩ quan Mỹ khác tham chiến ở chiến trường Quảng Nam.

“Thật quá khác thường. Chúa ơi”, cựu binh 70 tuổi nói khi chỉ về phía nơi có những ngôi nhà và một bãi đỗ trực thăng ngày xưa.

Dù những công trình của quân đội Mỹ đã được thay thế bằng một rừng cây rậm rạp và các nhà dân, ông vẫn cảm thấy khu vực này thân thuộc và nhận ra hình dạng "không thể nhầm lẫn" của dãy núi mà lính Mỹ từng gọi là Charlie ở đằng xa.

“Đây là một nơi đặc biệt, nơi để đến nghỉ ngơi một chút, ăn một bữa nóng sốt. Vì thế chúng tôi không dành nhiều thời gian ở đây. Hầu hết chúng tôi hoạt động ở giữa nơi này những dãy núi được gọi là Arizona”, ông Baviello kể về căn cứ An Hòa.

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Steven Berntson thắp hương ở một nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Baviello phục vụ ở Việt Nam năm 1969 - 1970 và cảm thấy ngạc nhiên với chính quyết định quay lại đất nước này của mình. Ông không dám chắc mình có muốn gia nhập đoàn cựu binh hay không nhưng nhờ sự động viên của vợ, ông nhận ra chuyến đi này có giá trị như thế nào.

Ông xem đây là cách để tưởng nhớ về những binh lính Mỹ mà ông từng làm việc, chiến đấu cùng trên chiến trường. “Đó cơ bản là những gì tôi đang làm ở đây. Tôi hy vọng điều đó giúp họ khép lại những gì mà họ đã trải qua”, ông nói.

Chuyến thăm Việt Nam của 15 cựu binh Mỹ sẽ kéo dài đến ngày 07/3/2018.

Anh Ngọc/VNEXPRESS

Tâm sự của một giáo dân: Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt


Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết của một bạn giáo dân nói về trách nhiệm của giáo dân với quê hương, đất nước:


Tâm sự của một giáo dân: Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt


Là một người Công giáo tốt cũng đồng nghĩa với việc là một người công dân tốt. Về mặt đời và đạo thì việc hàng ngày anh chị em chúng ta luôn thực hiện theo nếp sống đúng với các quy định trong Bộ giáo luật, nhưng đồng thời chúng ta cũng là công dân nước Việt Nam, vậy nên cũng phải chấp hành tốt các quy định của pháp luật nhà nước và các quy định khác của địa phương.

Tuy nhiên, đã có một số nơi, vì lý do nào đó mà các anh chị em quên đi nghĩa vụ của một người công dân mà chỉ biết sống ích kỷ, nhỏ nhen. Chẳng hạn như việc các anh em ở bất kỳ một xứ đạo nào đó, chắc chắn hàng năm chúng ta luôn dành những tấm lòng vàng để xây dựng cho giáo xứ, việc phục vụ các hoạt động, lễ nghi tôn giáo…. Ngoài ra, một phần lớn trong số tiền đó sẽ được sử dụng để xây dựng nhà thờ và các công trình tôn giáo khác như nhà phòng, nhà giáo lý, tượng đài, khuôn viên…

Đó là điều cần thiết mà bất cứ giáo xứ nào cũng đều phải làm. Vậy nhưng, đã có trường hợp, khi chính quyền kêu gọi người dân đóng góp để xây dựng xã hội thì không ít sự phản cảm được thấy ở trong giáo hội của chúng ta khi đã có những người đứng lên phản đối việc thu các khoản phí đôi ba chục nghìn để xây dựng nông thôn, xây dựng đường làng, ngõ xóm, hay các khoản phí học đường đơn thuần???

Xin thưa với anh em rằng, chúng ta hãy suy nghĩ thật thông thoáng, thật tích cực cho những việc này, bởi vì khi thu các loại phí đó cũng là để phục vụ cho chính cuộc sống của anh em và gia đình. Về đời sống tinh thần, chúng ta luôn muốn xây dựng nhà thờ giáo họ khang trang, sạch đẹp, vậy tại sao với cuộc sống hiện tại, mà ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày chúng ta lại không muốn đóng góp để xây dựng những con đường bê tông hóa, kéo điện chiếu sáng đường làng, ngõ xóm, xây dựng điện, đường, trường, trạm để cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, sạch hơn, văn minh hơn???

Trong chúng ta, phần người vẫn đang trỗi dậy, lòng ham muốn lại đi cùng với sự ích kỷ, các anh em chẳng bao giờ muốn ngồi cầu nguyện ở một nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, vậy không lẽ anh em cũng lại muốn đi lại trên những con đường bùn đất lầy lội, ban đêm không dám ra đường vì tối tăm, con em chúng ta lại ngồi học ở ngôi trường lụp xụp, lúc ốm đau bệnh tật lại chỉ biết ngồi nhà mong bệnh chóng khỏi…. Đó là sự ích kỷ trong con người cần chúng ta phải giải thoát nó. Chúng ta đang sống trong cuộc sống trần thế, hãy luôn làm những điều thiện, từ bỏ những điều ác, luôn cầu nguyện để hướng tới cuộc sống vĩnh hằng, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải sống tốt cho cuộc sống ngày hôm nay, có như vậy thì đảm bảo hài hòa được cả cuộc sống tâm linh và cuộc sống hiện tại.


Hoà Bình Xanh

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI


Thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/3 tới bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ hầu tòa ở vụ án thứ 2: vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI
Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại PVN và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu năm 2018.

Các bị cáo sẽ bị xét xử gồm Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức - nguyên Thành viên HĐTV PVN. 

Cáo trạng cho hay, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) nhưng không thông qua HĐQT. 

Tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank lên đến 800 tỷ đồng. 

Cáo trạng cũng nêu rõ, đến thời điểm ngày 01/01/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định. 

800 tỷ này được cho là mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng. 

Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Trước đó (tháng 01), Hội đồng xét xử sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng vào tháng 3 tới sẽ do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa và khoảng 20 luật sư. 

Tòa dự kiến làm việc trong 10 ngày, từ ngày 19-29/3/2018. 




TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ

Trò mạt hạng của đám 3 dòng kẻ. 

Lấy ảnh ở một sự kiện rồi chữa thêm vài dòng xuyên tạc là sự kiện khác mà khối kẻ tin. Không biết trong thủ cấp của kẻ xuyên tạc và của những kẻ nhảy vào nâng bị kèn sáo kia chứa thứ gì trong đó? 

Anh Châu Xuân Nguyễn đăng bài "Chuyện thật cứ như hài, lãnh đạo Việt Cộng xếp hàng bốc thăm xuống “địa ngục". Anh mừng như bắt được vàng. Thật ra, anh chỉ là người sao chép lại từ một diễn đàn chống cộng kiểu thiếu não. 

Đây là bức ảnh mà các nhà báo của chế độ 3 dòng kẻ sử dụng để chứng minh cho điều họ nói là sự thật (có ảnh hẳn hoi nhé, mọi người tin đi). Hãy xem và so sánh luôn nhé!

TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ
Nội dung chúng xuyên tạc


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ
Đây là ảnh gốc

Đây là 1 nội dung của bài báo: 

"Lo sợ người khác xí mất, ngày 25 tháng 2 năm 2018, toàn thể lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN xếp hàng để bốc thăm lấy chỗ chôn cho bản thân."

Hết trích. 

Vậy sự thật là thế nào? 

Sự thật là bức ảnh trên là bức ảnh của các nhà báo Việt Nam phản ánh sự kiện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài Lênin vào ngày Chủ Nhật, 05/11/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2017). 

Xem link dưới: 


Mời xem một số ảnh: 

TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


He he, sau khi năm lần bảy lượt dự đoán như đinh đóng cột về cái gọi là "Chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ" bị thất bại. Chế độ cộng sản Việt Nam không những không đổ mà ngày càng vững chắc, mạnh mẽ. Lũ ngợm 3 dòng kẻ có lẽ đã hết bài, nên phải sử dụng thủ đoạn hạ đẳng là sử dụng ảnh thật để xuyên tạc, bóp méo sự thật, với hi vọng có vài ba mống thuộc loài nhũn não tin và nghe theo. 

Làm báo theo kiểu ăn tục nói phét, đánh rắm rong như các anh chị nhóm 3 dòng kẻ bị thiên hạ phách vị thì có lỗ nào mà chui? 

Chống cộng, đòi lật đổ chế độ, nhưng với cái trình độ ấy thì chỉ xứng đáng bốc cứt ăn vã thôi. 

Bây giờ thì tôi tin, hộp sọ chỉ để múc phân tưới rau là có thật.



MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA

Trên FB của mình, bà Tuyết Lan Nguyễn là mẹ của phạm nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, đăng 1 stt: "CÔNG AN TRẠI GIAM V THANH HOÁ KHÔNG CHO QUỲNH NHẬN THUỐC VÀ ĐỒ DÙNG". 

MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA


Trong stt này, bà Lan lên án công an Trại giam số 5 ở Thanh Hóa không cho Quỳnh nhận thuốc và đồ dùng. Theo bà thì "Quỳnh nói “con cần thuốc mẹ à, đồ mẹ gửi hồi ở Trại Khánh Hoà hầu như bị thất lạc hết. Mẹ cứ gửi thuốc vào cho con trước, mẹ đừng ra đây vội nha mẹ. Mẹ để qua rằm rồi hãy đi cũng được"

Cũng theo bà Lan, bà đã "cặm cụi sắp xếp đồ đạc, thuốc thang để mang ra bưu điện gửi cho Quỳnh" và "Trong lòng chắc mẩm con đã nhận được thuốc và đồ rồi, nếu có quá ký chút thì trại cũng sẽ lưu ký để tháng sau, tôi sắp xếp gửi Nấm và Gấu, đặt vé sau rằm đi thăm con. Thì hôm nay tôi bàng hoàng khi nhận được thùng đồ gửi lại nguyên. Công an trại giam số V Thanh Hoá đã không cho Quỳnh nhận bất cứ thứ gì gia đình gửi vào, họ chuyển trả lại vì quá ký và để tôi trả phí bưu điện". 

Kèm theo stt trên là 3 tấm hình, trong đó có tấm ghi rõ "Nhận Chuyển Hoàn" của Bưu điện, ô "người nhận từ chối" đã được đánh dấu và dòng chữ "quản giáo trả lại". Xem hình dưới: 


MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA


Như vậy, nếu bức ảnh trên là thật thì chuyện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không nhận được bưu phẩm do bà Nguyễn Tuyết Lan gửi là có thật. Nhưng có đúng là công an không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận thuốc và đồ dùng không thì cần phải bàn. 

Theo quy định, Công an Trại giam sẽ không tiếp nhận bưu phẩm [1] vượt quá số cân quy định, và [2] chứa những đồ cấm. 

Theo tôi, lý do thứ nhất là thuyết phục hơn cả, vì nó phù hợp với lý do hoàn trả của bưu điện, với nội dung stt của bà Lan. 



Và nó cũng phù hợp với quy định tại điều 9 của Thông tư số 46/2011/TT-BCA về Tổ chức cho phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà. Theo đó: 

"3. Ngoài việc được nhận thư và quà khi gặp thân nhân, mỗi tháng phạm nhân được nhận quà qua đường bưu điện do thân nhân gửi 02 lần, mỗi lần không quá 05kg (nếu gửi 01 lần thì không quá 10kg). Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được nhận thêm 01 lần quà không quá 05kg. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức kiểm tra thư, quà gửi qua đường bưu điện cho phạm nhân và xử lý theo quy định của pháp luật. 

4. Nghiêm cấm phạm nhân nhận, sử dụng các loại hàng hóa, đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật....." Như vậy đã rõ, hình ảnh bà Tuyết Lan đưa lên Facebook cá nhân cho thấy, bà đã gửi vượt quá quy định (10kg). Đây chính là lý do để Công an Trại giam số 5 không thể tiếp nhận, vì nếu tiếp nhận là trái quy định. 

Rõ ràng, bà Tuyết Lan rất thương Quỳnh, nhưng bà đã thương con không đúng cách. 

Chính sự tham lam của bà đã khiến cho bưu phẩm không thể đến tay con gái. Và điều này cũng có nghĩa, hoàn toàn không có chuyện "CÔNG AN TRẠI GIAM V THANH HOÁ KHÔNG CHO QUỲNH NHẬN THUỐC VÀ ĐỒ DÙNG", bởi Công an không được nhận bưu phẩm thừa cân theo quy định. 

Tôi nghĩ bà Tuyết Lan đã cố ý viết như vậy để đánh lừa người đọc, làm cho họ hiểu rằng, Công an đã nhận bưu phẩm gồm thuốc và đồ dùng, nhưng họ không chuyển đến tay cho Quỳnh sử dụng. Stt này của bà vừa kêu gọi được tình thương của cộng đồng lại vừa chĩa mũi nhọn vào ngành công an. 

Đây cũng là một cách vu cáo trắng trợn của bà Lan. 

*** 

Trước đó, hôm 12/02/2018, bà Tuyết Lan cũng viết stt loan báo cho giới chống nhà nước Việt Nam rằng, con gái của bà đã bị chuyển trại từ thành phố Nha Trang đến tỉnh Thanh Hóa. Và bà Lan cho rằng, đó là "đòn thù" mà chính quyền nhằm vào gia đình bà. 

Bà Tuyết Lan nói với đài phản động VOA: "Sáng nay tôi đi gửi đồ cho con thì cán bộ trại giam nói con của tôi đã bị chuyển ra trại số 5 Thanh Hóa ngày 07/02. Tôi hỏi tại sao chuyển trại mà không thông báo thì cán bộ này nói không biết, nói rằng việc đó do bên cơ quan thi hành án phụ trách và bảo về nhà đợi tin". 

Được biết, việc chuyển trại cho phạm nhân là hoàn toàn bình thường. 

 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an. Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt. 

Như vậy, lời quy kết của bà Tuyết Lan rằng, đó là "đòn thù" của chính quyền đối với gia đình bà là không có cơ sở. Trái lại, phát biểu của bà Tuyết Lan mới là "đòn thù" của bà nhằm vào chính quyền. 

*** 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979, ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Quỳnh nổi danh với cái tên mạng là Mẹ Nấm Gấu. 

Tháng 6/2017, tại phiên sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm 10 năm tù giam. Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng đưa ra nhưng vẫn một mực cho rằng không tuyên truyền chống phá Nhà nước. 

Từ các tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng, và từ lời khai của Quỳnh, HĐXX cho rằng từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Quỳnh đã sử dụng Facebook cá nhân để viết và đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. 

Quỳnh soạn thảo tập tài liệu "Stop police killing civilians" về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với Công an với nội dung hoàn toàn suy diễn, không có căn cứ Quỳnh, với mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an. 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng tham gia vào tổ chức bất hợp pháp với mục đích chống phá chế độ tại Việt Nam có tên Mạng lưới Bloggers Việt Nam và nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động chống lại nhà nước, Quỳnh đã nhận được 50.000 euro tổ chức chống Việt Nam mang tên Civil Rights Defenders. 

Với số tiền này, Quỳnh đã tự chi cho mình 164,2 triệu đồng vào mục đích mua sắm phương tiện để hoạt động viết và đăng tải lên mạng xã hội những bài viết chống phá nhà nước. 

Tại phiên phúc thẩm, Quỳnh cũng công nhận đã lợi dụng việc trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; tàng trữ ấn phẩm thơ, nhạc có nội dung sai trái. 

Với những cứ liệu trên, TAND cấp cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo, tuyên y án 10 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình sự đối với Quỳnh.

NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.



NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN