KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954


Đêm trước 10/10/1954, người Hà Nội hồi hộp không ngủ, bí mật may cờ đỏ sao vàng rồi tìm chỗ cất giấu, tránh giặc Pháp phát hiện.
Đã 64 năm trôi qua, ký ức nhiều cựu binh và người dân đất Thăng Long vẫn vẹn nguyên cảm giác vừa háo hức, vừa căng thẳng, lo lắng của những ngày mùa thu năm 1954. Đoàn quân Việt Minh từ chiến khu Việt Bắc hẹn về tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp vào ngày 10/10.
Chàng trai Lê Văn Ba khi ấy vừa tròn 20 tuổi. Anh tham đội Thanh niên cứu quốc Hà Nội, được giao nhiệm vụ bí mật tổ chức in báo Tiền Phong 16 trang để kịp phát cho mọi người trong thời khắc lịch sử.
Chỉ có mấy anh em xúm vào cùng nhau làm. Ông Ba vừa đi lấy tin, viết bài, biên tập, dàn trang, liên hệ với họa sĩ làm bìa và mang đi in. Người khác thì viết xã luận, tin tức. Nhóm vận động được nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác bài hát Mừng giải phóng thủ đô dành riêng cho ngày lịch sử sắp tới và kịp in lời trên báo.
Vì máy móc còn thô sơ, ông phải in bìa ở một nơi, ruột báo ở nơi khác rồi mang về ghép lại với nhau.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Những toán lính Pháp cuối cùng trên phố hàng Bông, Hà Nội tháng 10/1954.
“Tôi đã chuẩn bị bài vở trước đó vài ngày, mua giấy, mực từ các văn phòng phẩm và in nhờ tại xưởng của một nhà tư sản yêu nước. Ngay đêm trước quân ta tiến về, chúng tôi đã in xong hơn 1.000 số báo, phân phát khắp nội thành” - ông Ba kể.
Số báo ấy ngoài thông tin đến nhân dân thời gian quân giải phóng vào tiếp quản thủ đô, còn giải thích các chính sách của Chính phủ cách mạng. “Có kẻ phao tin khi quân Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội sẽ cắt tóc, nhổ móng tay nữ sinh, bắt công chức… khiến nhiều người rất sợ hãi” - ông Ba nhớ lại.
Vì vậy, báo nói rõ với người dân Hà Nội rằng sau giải phóng, trường học sẽ mở cửa trở lại, công chức được giữ nguyên lương và “không ai bị cắt tóc, nhổ móng tay”.
Trên nhiều tuyến phố, sau khi quân Pháp rút gần hết, những cổng chào bằng tre nứa phủ vải, lá dừa được cấp tốc dựng lên. Cổng chào ở trước cửa đền Ngọc Sơn to, đẹp nhất. “Đó là những khải hoàn môn chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm xa thủ đô” - ông Ba nói trong niềm xúc động.
Trước ngày tiếp quản, ông Vũ Tiến Bằng là chiến sĩ tiểu đoàn 172, F350 được cử vào Hà Nội cùng công nhân đấu tranh không cho lính Pháp mang máy móc của bệnh viện Phủ Doãn đi.
Còn ông Dương Tự Minh, tham gia đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội, bí mật cùng bạn tù Hỏa Lò làm cờ, hoa, khẩu hiệu chuẩn bị đón quân kháng chiến.
“Tình hình thủ đô lúc đó rất căng thẳng. Khu nhà tôi sống ở Lương Yên đêm nào cũng có kẻng báo động. Khi đó quân Pháp đã rệu rã nhưng có thể bắt chúng tôi bất cứ lúc nào” - ông Minh nhớ lại.

Những đêm thấp thỏm

Nhà sử học Vũ Dương Ninh khi đó là học sinh cấp 3 trường Bưởi - Chu Văn An nhận nhiệm vụ “nghe tin tức từ đài phát thanh của ta, rồi phổ biến cho bạn bè, mọi người”.
“Càng gần ngày tiếp quản thủ đô, trong thành phố xuất hiện một số xe jeep cắm cờ đỏ sao vàng cùng chiến sĩ giải phóng quân. Đó là những người lính vào thành phố tiền trạm, chuẩn bị cho việc tiếp quản. Chúng tôi cực kỳ ngạc nhiên và thích thú truyền tai nhau tin tức ấy” - ông Ninh kể.
Trước ngày quân giải phóng tiến vào tiếp quản thủ đô là những đêm căng thẳng, thấp thỏm khó ngủ của người Hà Nội. Những học sinh hoạt động bí mật như ông Vũ Dương Ninh phải rất đề phòng để không bị Pháp bắt. “Trong lòng người Hà Nội ai cũng háo hức chờ đợi đoàn quân giải phóng, nhưng phải cố gắng kìm nén vì lính Pháp có thể gây sự” - ông Ninh cho hay.
Buổi tối, đường phố vắng tanh, nhà nào cũng đóng kín cửa, im lặng chờ đợi. Thi thoảng mới có người hé cửa ngó xem ngoài phố có động tĩnh gì hay không. Nhà ông Ninh có bố và hai anh đều theo kháng chiến, nên mỗi tối cả nhà ngồi quây quần ngóng theo từng mẩu tin tức từ radio.
Dù còn nhỏ, nhà văn Lê Phương Liên vẫn ấn tượng sâu sắc với không khí Hà Nội thời khắc ấy. Trong những căn nhà đóng kín cửa, người dân bí mật mua giấy, vải may cờ đỏ sao vàng và tìm chỗ cất giấu.
Còn trên đường phố, những toán lính Pháp cuối cùng tiếp tục rút qua cầu Long Biên. “Nhà tôi trên phố Hàng Dầu. Tôi nghe rất rõ tiếng giày đinh lính Pháp nện xuống đường phố rầm rập và tiếng còi xe jeep phóng trên đường Đinh Tiên Hoàng trong đêm. Cảm giác rất ghê sợ” - nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại.

“Ba không” của người lính giải phóng

Trong khi người Hà Nội bí mật chuẩn bị tiếp đón quân giải phóng trở về, thì ở ngoại thành, những người lính cũng bồn chồn chờ giây phút được tiến vào thủ đô.
Hơn một tháng trước ngày tiếp quản, chiến sĩ Trần Quốc Hanh cùng Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 được vinh dự nhận lệnh về tiếp quản Hà Nội. Trung đoàn hành quân từ thị xã Sơn Tây về Chúc Sơn, Chương Mỹ chuẩn bị.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Cựu chiến binh Trần Quốc Hanh.
Dù phía Việt Nam và Pháp đã ký kết các điều khoản tiếp quản, các chiến sĩ như ông Hanh vẫn được tập luyện kỹ lưỡng tình huống tác chiến trong thành phố, đề phòng quân Pháp trở mặt.
“Cấp trên yêu cầu chúng tôi thực hiện nghiêm kỷ luật khi vào thành phố. Phải làm cho dân tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, quân đội. Không để địch lợi dụng phá hoại quan hệ quân dân. Tôi vẫn nhớ lời Bác Hồ dặn trong thư gửi trung đoàn, có người không gục ngã trước những viên đạn của quân thù, nhưng lại gục ngã trước những viên đạn bọc đường” - người cựu binh năm xưa nhớ lại.
Lính trung đoàn 57 chủ yếu là thanh niên quê Thanh Hóa, Nghệ An, nên có người từ bé đến khi vào Hà Nội thậm chí còn chưa biết bật, tắt công tắc điện, cách dùng nhà vệ sinh… Mỗi chiến sĩ đều được hướng dẫn cách thức sinh hoạt, đi lại trong thành phố rất tỉ mỉ.
Ông Hanh vẫn rất nhớ một trong ba điều kỷ luật khi tiếp quản thủ đô là không ra phố một mình; không được phiền nhiễu, xin ăn của dân; lên xe phải từ tốn, nhường dân.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Quân giải phóng vào tiếp quản Hà Nội tháng 10/1954 (ảnh tư liệu)
Ngày 09/10, trung đoàn 57 bắt đầu tiến về Hà Nội theo 4 hàng dọc. Hai bên đường, nhân dân mang cờ hoa đổ ra đón như trẩy hội.
“Nhưng đến Phùng Khoang, Thanh Xuân, chúng tôi nhận được tin quân báo là Pháp đang dàn 4 xe tăng ở Ngã Tư Sở. Chỉ huy trung đoàn hội ý và sắp thành hai hàng đi hai bên đường tiếp tục tiến vào. Súng vác trên vai được lệnh hạ xuống cầm tay, sẵn sàng chiến đấu” - ông Hanh nhớ như in khoảnh khắc căng thẳng đó.
Đến Ngã Tư Sở, sĩ quan Pháp thông báo đó chỉ là nghi thức tiếp đón Trung đoàn Thủ đô một cách trang trọng. Vậy là xe tăng Pháp dẫn đầu cùng đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản sân bay Bạch Mai.
“Đêm đầu tiên sau 9 năm xa cách, tôi trằn trọc không ngủ được. Hà Nội là nơi tôi sinh ra và lớn lên, có bao người thân yêu đang đón đợi tôi về” - ông Hanh chia sẻ.
Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đồng thời rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đúng 16h ngày 09/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên.
Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng là những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô giương cao ngọn cờ “Quyết chiến - Quyết thắng”.

Viết Tuân/VNE

VỀ SỰ HỢP NHẤT HAI CHỨC DANH TỔNG BÍ THƯ VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC


Mấy ngày gần đây, lại gặp hai Quốc tang khá gần nhau, trong sự tiếc thương cho người quá cố có nhiều công trạng đã về với cõi hiền, tôi cũng tiết chế cảm xúc vụn vặt của mình lại. Hôm nay đã xong Đại tang, tôi viết đôi dòng này. Đọc qua thông tin FB, thấy nhiều người có cảm xúc thương tiếc những người đã mất là cố Chủ tịch Trần Đại Quang và cố Tổng Bí thư Đỗ Mười mà lòng nghẹn lại! Những cây đại thụ theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử lần lượt ra đi, bạn bè chân chính của tôi cũng bày tỏ niềm tiếc thương mà lòng cũng vơi nỗi buồn đôi phần. Tuy nhiên, thật lạc lõng, trơ trẽn và bất nhân khi thấy những tên giặc già, đến giặc trẻ như Võ Văn Tạo, Trịnh Gấm, Trần Hữu Đạo... lại lạc loài thể hiện vui mừng khi nghe tin các cụ mất. Những bài vạch mặt chúng cũng đã được mọi người lên tiếng.

VỀ SỰ HỢP NHẤT HAI CHỨC DANH TỔNG BÍ THƯ VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC

Do đặc điểm dân tộc có Quốc tang nên mọi hoạt động vui chơi, giải trí đã được dừng lại, một số sự kiện cũng được nhắc ít đi. Nhìn lại tình hình thì một trong những nội dung đang thu hút sự quan tâm của dư luận đó là việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XII (HNTW8) lần này. Theo kế hoạch, trong thời gian diễn ra Hội nghị, Bộ Chính trị sẽ trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu chức danh Chủ tịch nước. Trước đó, trong lúc làm công tác chuẩn bị cho Hội nghị TW8 lần này, có 5 phương án nhân sự được đưa ra, cuối cùng họp bàn đã thống nhất đề cử đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nhất trí 100%. Khi đưa ra bàn bạc, thảo luận tại HNTW8 (trong ngày 03/10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thống nhất cao của 100% đại biểu tham dự. Đó là một sự nhất trí cao, tuyệt đối tin tưởng của Trung ương cũng như ý chí, trách nhiệm trước vận mệnh đất nước của các đại biểu tham dự. Quy trình bầu chức danh Chủ tịch nước phải được Quốc hội thông qua với hình thức bỏ phiếu kín tại kỳ họp thứ 6 (Khóa XIV) dự kiến khai mạc vào ngày 22/10/2018 tới đây.
Nhiều bạn bè trên FB của tôi và cả bạn bè ngoài đời thực đều mong mỏi điều đó như là ý nguyện tốt đẹp của bản thân khi mong muốn có sự hợp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, chúng ta còn phải đợi kết quả từ kỳ họp tới đây của Quốc hội. Đồng thời lại thấy có một số vị được cho là “cấp tiến”, “dân chủ đểu”, một số linh mục cực đoan thì lại đi ngược lại xu hướng chung đó, như: Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Phạm Công Út, Nguyễn Duy Tân, Phan Trí Đỉnh, Bùi Thanh Hiếu (Hiếu Nghiện)... Chúng cho rằng hợp nhất đó là sự “tham quyền”, là “đấu đá quyền lực”, phe thân “Tàu cộng” đã thắng phe “thân Mỹ”...
Cá nhân tôi nói cho nhanh và cho vuông: Tôi ủng hộ việc hợp nhất này, tôi thích bác Trọng không phải chỉ vì những gì bác đã làm trong vai trò TBT như đốt lò tham nhũng “không có vùng cấm”, mà còn là người kiên quyết, mạnh tay với lũ “dân chủ giả cầy” qua hàng loạt vụ khởi tố và tăng nặng án phạt tù.
Về con người đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị là Tổng Bí thư đã để lại những dấu ấn đặc biệt ấn tượng, nhất là đưa ra các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thật sáng suốt (Nghị quyết TW4 khóa XI, Khóa XII, Quy định tiêu chuẩn chức danh, các quy định thi hành kỷ luật trong Đảng được cụ thể hóa hơn...). Với sự trong sạch, liêm khiết, gương mẫu về đạo đức và lối sống của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã được khẳng định trong thực tế. Do vậy sự lựa chọn nhân sự này là một sự lựa chọn tốt nhất hiện nay về Tài và Đức.
Việc hợp nhất chức danh giữa Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đảm bảo sự thống nhất của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, công tác ngoại giao, không vi phạm vào Hiến pháp và pháp luật liên quan. Điều đó cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết trước sự can thiệp vô duyên, lố bịch của phương Tây về "dân chủ, nhân quyền" để giữ vững quan hệ đa phương hóa, đưa Việt Nam đi lên theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Việc này còn là một bước tinh giảm bộ máy Nhà nước của ta. Khi đó thì một số cơ quan, đơn vị sẽ được hợp nhất, thông suốt hơn và bộ máy giúp việc cũng được thu gọn hơn. Việc tinh giản biên chế sẽ xảy ra, làm lợi cho ngân sách Nhà nước. Điều này cũng tạo ra tiền đề quan trọng để các cấp từ Trung ương đến địa phương sắp xếp, hợp nhất, tinh giản bộ máy chính quyền vốn có sự cồng kềnh, đan xen nhiệm vụ...
Cái quan trọng là công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, loại bỏ “lợi ích nhóm”, tiêu cực... chắc chắn sẽ tốt hơn khi có sự chỉ đạo quyết liệt tập trung nhưng đầy tính nhân văn, cao cả của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, từ thực tế, dư luận còn băn khoăn bởi nếu không cẩn thận, người nắm “hai vai” sẽ nắm trọn quyền lực, dễ dẫn tới độc tài, độc đoán, kiểm soát quyền lực sẽ rất khó. Bản thân tôi nhìn nhận rằng đây là sự lựa chọn của lịch sử, hồng phúc của Việt Nam càng lớn hơn khi có sự hợp nhất như vậy với con người cụ thể như vậy! Từ thực tế đánh giá, ghi nhận kết quả công tác thì những suy nghĩ kia đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hơi “thừa” bởi ở Ông có đủ Đức - Trí hơn người. Ông luôn vì cái cao đẹp mà hướng tới, luôn học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu ở những đức tính mà không phải ai cũng vượt qua được nhất là “Cần - Kiệm - Liêm chính - Chí công - Vô tư”, không màng vụ lợi cá nhân, gia đình, dòng tộc, xóm làng... Thêm nữa, công tác cán bộ đã được chuẩn bị và “nuôi quân” cũng đã thực hiện thì sau này tôi nghĩ những việc lo lắng kia sẽ khó có cơ hội xảy ra với người kế nhiệm.
Thế thôi, chả có gì phải băn khoăn như "tầm nhìn chính trị tâm thần" của bọn thối mồm kia rêu rao! Và chúng ta luôn tin tưởng vào sự sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Chúc mọi người ngày đầu tuần vui vẻ, thuận lợi...


Đặng Việt Nam

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

TẠI SAO SHOW DIỄN CỦA TUẤN HƯNG BỊ DỪNG?

Tối hôm qua, thông tin về việc liveshow ca nhạc của Tuấn Hưng mang tên "Ngựa hoang" kỷ niệm 20 năm ca hát của anh ca sỹ này đột ngột bị dừng thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là các bạn trẻ. Rất nhanh sau đó, trên các diễn đàn lớn, rất nhiều bình luận, chia sẻ có nội dung chỉ trích chính quyền "làm khó" ca sỹ Tuấn Hưng; mấy anh phóng viên thì nhanh tay đưa lên báo các bài "ngày buồn nhất của Tuấn Hưng", "Tuấn Hưng bật khóc vì liveshow bị dừng"... Ai cũng thắc mắc, tại sao liveshow của Tuấn Hưng lại bị dừng? 

TẠI SAO SHOW DIỄN CỦA TUẤN HƯNG BỊ DỪNG?

Thưa các anh chị phóng viên, thưa các bạn trẻ, chẳng hiểu các anh vì quá để ý giọt nước mắt của Tuấn Hưng và các điệu nhảy xập xình tan thành mây khói mà lờ tịt đi một thực tế là: chỉ mấy giờ sau đó là ngày Quốc tang của đất nước (ngày 06/10). Chưa xét về lòng thành kính của thế hệ sau đối với sự ra đi của người lãnh đạo đã đưa đất nước ra khỏi những năm tháng khó khăn nhất mà chỉ bàn về tính an toàn của chính các anh. Trong khi cả Công an thành phố đang dồn sức chuẩn bị cho ngày Quốc tang, phân luồng giao thông, đón tiếp đoàn khách ra vào... thì lấy ai bảo vệ sự kiện của các anh, các chị. Nhỡ không may có mấy anh chị dùng thuốc lắc, bóng cười (mà chắc chắn là có), rồi lại bị như sự kiện Hồ Tây vừa qua, lúc đó lại trách Công an ở đâu, chính quyền ở đâu mà xảy ra sự việc như vậy. 

TẠI SAO SHOW DIỄN CỦA TUẤN HƯNG BỊ DỪNG?

Không chỉ vậy, theo Công văn mà Công an quận gửi cho Chủ tịch quận Cầu Giấy thì: công ty tổ chức sự kiện là công ty tổ chức sự kiện truyền thông Thăng Long khi tổ chức sự kiện không hề có kế hoạch bảo vệ an ninh, an toàn sự kiện; địa điểm tổ chức không đáp ứng về yêu cầu phòng cháy chữa cháy, nếu có sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia sự kiện. 
Xin khẳng định rằng, dừng sự kiện là đúng, để đảm bảo tính an toàn cho tất cả mọi người, chứ không thể cứ khuất mắt cho qua được; đến khi hậu quả xảy ra tội lỗi lại đổ lên đầu chính quyền. Kỷ niệm 20 năm, 30 năm hay 100 năm có thể dời sang ngày khác, nhưng tính mạng của con người là phải đảm bảo. 

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

VinFast chính thức ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show 2018


Vào chiều nay (02/10), thương hiệu ô tô Việt Nam VinFast đã chính thức trình làng hai mẫu xe đầu tiên của mình tại sự kiện Paris Motor Show 2018.

Sự kiện ra mắt hai mẫu xe VinFast khai màn bằng màn múa truyền thống của Việt Nam với hình ảnh cây tre trên nền phong cảnh đất nước Việt Nam với cánh đồng lúa, tàu thuyền đánh cá trên biển…

Sau đó, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast, cùng với ông James DeLuca - CEO của VinFast bước ra sân khấu mở màn buổi ra mắt, giới thiệu về dự án xe VinFast.

Bà Lê Thị Thu Thuỷ cho biết, mục tiêu của Vingroup là xây dựng thương hiệu Việt Nam tầm cỡ quốc tế. Và hôm nay, tập đoàn đã tự hào đưa chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam tham dự triển lãm quốc tế, để Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo ô tô thế giới.

Trong khi đó, là người từng có kinh nghiệm 37 năm làm việc cho General Motors (GM), ông DeLuca cho biết, mục tiêu của VinFast là trở thành một hãng xe toàn cầu.

Ngay sau đó, không để các phóng viên có mặt tại buổi lễ và những người đang theo dõi trực tiếp phải chờ đợi lâu, ông David Lyon – Giám đốc thiết kế xe hơi VinFast cùng với Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy và danh thủ David Beckham đã chính thức giới thiệu hai “ngôi sao” của gian hàng VinFast tại Triển lãm ô tô Paris 2018: mẫu LUX A2.0 và LUX SA2.0.

VinFast chính thức ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show 2018
Beckham: “VinFast là một phép màu của Việt Nam”. Từ trái qua phải trong ảnh: ông David Lyon - Giám đốc thiết kế xe hơi VinFast, Hoa hậu Trần Tiểu Vy và danh thủ David Beckham

VinFast chính thức ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show 2018
Việc mời ngôi sao hàng đầu thế giới tới sự kiện thể hiện cho khát vọng của VinFast trong việc chinh phục thị trường quốc tế.

Danh thủ Beckham có mặt tại Paris Motor Show với tư cách khách mời của VinFast trong sự kiện lần này. Beckham là một tay chơi xe nổi tiếng, sở hữu hàng loạt những mẫu xe thuộc các thương hiệu siêu sang như Rolls-Royce, Bentley cho đến Range Rover, hay siêu xe như Lamborghini, Ferrari…


VinFast chính thức ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show 2018

Mẫu sedan của VinFast mang tên LUX A2.0, được trang bị động cơ xăng tăng áp 2.0L cho công suất 174 mã lực. Trong khi đó, mẫu xe SUV của VinFast có tên gọi LUX SA2.0, được trang bị khối động cơ với công suất 178 hoặc 228 mã lực tùy phiên bản. Cả 2 đều dùng hộp số tự động 8 cấp của nhà sản xuất danh tiếng ZF (Đức) giống như trên các dòng xe của BMW, Audi hay Porsche.

Ông DeLuca cho biết đội ngũ thiết kế đã cố ý đẩy các đèn trước và lưới tản nhiệt về phía trước để cung cấp một mẫu xe thanh lịch, kiểu dáng đẹp, cảm giác về động lực phía trước. Để tạo tính nhận diện, mặt ca-lăng có điểm nhấn là biểu tượng chữ V màu bạc ở trung tâm lưới tản nhiệt màu đen. Phía sau xe cũng có sự hiện diện của logo hình chữ V. Các dải đèn LED dài mảnh ở cả trước và sau xe giúp nhấn mạnh phong cách thiết kế hiện đại.

VinFast chính thức ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show 2018

Khoang xe được giới thiệu là có chất lượng cách âm tốt, mang lại cảm giác thư thái cho người ngồi trên xe, với các đường nét thiết kế đơn giản và tinh tế.

Ông David Lyon cho biết: “Đối với xã hội hiện đại, công nghệ luôn là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Một màn hình cảm ứng lớn dễ sử dụng quả là điều hấp dẫn đối với những khách hàng hiểu biết về công nghệ. Người Việt Nam rất tự hào về đất nước xinh đẹp của mình, vì vậy chúng tôi đã thiết kế hệ thống hình nền phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của Việt Nam. Trong ví dụ này, chúng ta có thể thấy phong cảnh mang tính biểu tượng là Vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.”

Dự kiến vào cuối năm nay, hai mẫu xe VinFast LUX A2.0 và LUX SA2.0 sẽ ra mắt tại Việt Nam.

Thông tin trước sự kiện

Mẫu Sedan và SUV của VinFast được công bố là kết quả bình chọn của hơn 62.000 người tiêu dùng Việt Nam từ 20 phác thảo do 4 nhà thiết kế hàng đầu thế giới thực hiện. Hai mẫu xe này được Ital Design thiết kế, Pininfarina hoàn thiện; trong đó, phần nội thất và động cơ vẫn được giữ bí mật đến phút chót và hứa hẹn mang lại nhiều bất ngờ.

Sự xuất hiện của VinFast tại Paris Motor Show 2018 đã làm kinh ngạc giới chuyên môn trong ngành và truyền thông quốc tế trong suốt thời gian qua. Hàng ngàn các bài báo đã liên tục đưa tin về một tên tuổi mới xuất hiện nhưng đã tạo nên một dấu ấn không thể tin nổi khi ra mắt những mẫu xe đầu tiên chỉ trong hơn 365 ngày, điều mà các hãng xe tên tuổi nhất thế giới cũng phải mất ít nhất vài năm. Đặc biệt, cả 2 mẫu xe đều được đánh giá cao về sự quyến rũ cũng như đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Đại diện VinFast cho biết, để phát triển hai mẫu xe này trong thời gian kỷ lục, hãng đã tìm đến các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực của công nghiệp chế tạo xe hơi, từ Magna Steyr đến Bosch, tích hợp các hệ thống xe mới nhất, hiện đại, tạo nên những mẫu xe đẳng cấp.

Thiết kế - ItalDesign và Pininfarina

Với sự tham gia của 2 studio thiết kế nổi tiếng nhất thế giới đến từ Italy - hai mẫu xe đầu tiên của VinFast đã gây bất ngờ lớn cho thị trường khi những hình ảnh trang nhã, sang trọng và mạnh mẽ đầu tiên được hé lộ. ItalDesign và đặc biệt là Pininfarina đã cân đối và hài hòa một cách xuất sắc yêu cầu truyền tải được tinh thần Việt Nam vào các đường nét tinh xảo, thời thượng và đẳng cấp mang phong cách Ý.

Nền tảng chất lượng - Magna Steyr và Bosch

Nền tảng hoàn toàn mới cho các mẫu xe đầu tiên của VinFast được thiết lập bởi hơn 400 kỹ sư đến từ công ty tư vấn kỹ thuật xe hàng đầu - Magna Steyr. Công ty tư vấn đến từ Áo chịu trách nhiệm tích hợp các hệ thống xe mới phát triển, những công nghệ ECU đời mới nhất từ Bosch và một hệ thống điện hiện đại. Một phần dựa trên những sáng chế và bí quyết được cấp phép sử dụng, khung xe được kết hợp từ việc sử dụng rộng rãi nguyên liệu nhôm và thép dập nóng thế hệ mới nhất có độ bền cao.

VinFast đã tiến hành thử nghiệm trên 30 nguyên mẫu tại Việt Nam và Châu Âu. Và nền tảng kỹ thuật đó là minh chứng cho chất lượng và các tiêu chuẩn về an toàn và công nghệ của các sản phẩm được sản xuất bởi VinFast.

Động cơ hộp số - AVL và ZF

VinFast đã ký thỏa thuận hợp tác với AVL của Áo, để công ty dẫn đầu thế giới về kỹ thuật hệ thống truyền động thiết kế động cơ xăng bốn xi-lanh 2 lít tăng áp mới cho cả hai mẫu xe.

Chương trình phát triển động cơ mở rộng, thừa hưởng từ các sáng chế và bí quyết được cấp phép sử dụng, đã tạo ra một động cơ đáp ứng được các yêu cầu của địa phương, mang lại hiệu suất vượt trội và hiệu quả cao. Động cơ này sẽ có 02 phiên bản với công suất 130kW và 170kW, đồng thời sẽ là một trong những sản phẩm đầu tiên mở bán tại Đông Nam Á có thể tuân thủ các quy định về khí thải Euro 5.

Động cơ VinFast mới kết hợp với hộp số tự động 8 cấp nổi tiếng của ZF, được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất trên thế giới.

Khu phức hợp sản xuất hiện đại - Đa thương hiệu

Khu phức hợp sản xuất 335 hec-ta của VinFast được xây dựng gần thành phố Hải Phòng và là một trong những nhà máy hiện đại nhất thế giới, hoàn toàn sử dụng các hệ thống công nghiệp 4.0, cùng với hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu, cảm biến kết nối và máy chủ đám mây do Siemens và SAP cung cấp. Công nghệ này sẽ giúp VinFast không ngừng nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lượng trong mọi lĩnh vực sản xuất.

Xưởng dập 50.000 m2 với những quy trình và công nghệ sản xuất được Schuler của Đức cung cấp. Xưởng làm vỏ (100.000 m2) sẽ là phân xưởng hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, được thiết kế và trang bị công nghệ từ FFT, EBZ và Hirotec, cùng với 1.200 robot do ABB sản xuất.

Đối tác chính của xưởng sơn là Durr, với những quy trình và công nghệ sơn tiên tiến, đảm bảo quá trình sơn đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và mang lại màu sơn hoàn thiện mang đẳng cấp thế giới cho xe hơi VinFast. Hệ thống không khí thông minh EcoSmart VEC của Durr tối đa hóa hiệu suất năng lượng trong việc làm khô sơn. Xưởng sơn có công suất hơn 800 xe mỗi ngày.

Xưởng động cơ được thiết kế và cung cấp bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành bao gồm GROB, Thyssenkrupp, AVL và MAG, với công nghệ gia công chính xác và thiết bị kiểm tra nóng lạnh.

Dây chuyền lắp ráp và hoàn thiện xe với quy mô 200.000m2 là kết quả của mối quan hệ hợp tác với Eisenmann. Dây chuyền được thiết kế và lắp đặt với hệ thống băng tải và xe tải tự hành có tính tự động hóa cao. Các quy trình lắp ráp rất linh hoạt khi cho phép lắp ráp cùng lúc cả hai mô hình trên dây chuyền.

Công nghiệp phụ trợ - ZF, Lear và APPICO

VinFast cũng đang tiếp tục tiếp cận các nhà cung cấp hàng đầu thế giới đến xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp phụ trợ nằm trong Tổ hợp dự án. Không gian này sẽ giúp VinFast hỗ trợ sự phát triển liên tục của chuỗi cung ứng ô tô tại Việt Nam và tăng cường hàm lượng nội địa hóa cho sản phẩm. Một số nhà cung cấp hàng đầu đã cam kết tham gia vào khu công nghiệp phụ trợ, bao gồm Tập đoàn ZF của Đức, Lear của Hoa Kỳ và APPICO của Thái Lan.

Đào tạo nhân sự - Eckhert Schulen


Ngoài quan hệ đối tác trong công nghệ và quy trình sản xuất, VinFast cũng đang hợp tác với Eckhert Schulen để đào tạo 200 lao động học nghề mỗi năm tại trung tâm đào tạo tại chỗ. Với các khóa học về Cơ khí Công nghiệp và Cơ điện tử tiêu chuẩn Đức, sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ cấp bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức.

BẾ MẠC HỘI NGHỊ TW 8 KHÓA XII: ĐƯA VIỆT NAM GIÀU LÊN TỪ BIỂN

BẾ MẠC HỘI NGHỊ TW 8 KHÓA XII: ĐƯA VIỆT NAM GIÀU LÊN TỪ BIỂN
Toàn cảnh lễ bế mạc.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, chiều 06/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đồng chí Trung ương đã nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo, đề án; thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận và quy định của Trung ương.

Tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí đánh giá, 9 tháng năm 2018, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. 

Dự báo, đến cuối năm 2018, có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 6,6-6,8%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỷ USD. 

Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công có xu hướng giảm. Xuất khẩu ước đạt 238 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017; xuất siêu hơn 3 tỷ USD. 

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, gần 40% số xã của cả nước đã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 5,2 - 5,7%... 

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, đánh giá cao. 

Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế...

Những kết quả, thành tích đạt được trong năm 2018 tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 - 2020.

Trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thách thức, những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Ban Chấp hành Trung ương xác định, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra cho cả năm 2018. 

Trong năm 2019, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động bất thường của thị trường, nhất là thị trường thế giới; duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với phát triển kinh tế, cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra, cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển. 

Trung ương xác định đến năm 2030 phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phốven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65-70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo...

Trung ương chỉ rõ phải kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, nhất là chất thải nhựa đại dương; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hòa với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về biển... 

Trung ương nhấn mạnh kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế. 

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam. 

Cụ thể là cơ cấu lại, phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế biển. 

Trung ương nhấn mạnh cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học-công nghệ; khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển.


BẾ MẠC HỘI NGHỊ TW 8 KHÓA XII: ĐƯA VIỆT NAM GIÀU LÊN TỪ BIỂN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế. Trong đó, chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới. Tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới, đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.

Đề cao trách nhiệm nêu gương 

Tại Hội nghị lần này, Trung ương thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cơ bản thống nhất với các nội dung trong dự thảo Quy định, Trung ương cho rằng dự thảo đã được chuẩn bị công phu, vừa có tính khái quát, vừa cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi; đồng thời giao Bộ Chính trị tiếp thu các ý kiến đóng góp bằng văn bản của Trung ương để hoàn thiện và sớm ban hành Quy định. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhấn mạnh nếu gần 200 Ủy viên Trung ương khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân, đúng như lời dạy của Bác Hồ: "Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền." 

Trung ương quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.

Trung ương yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động. Đặc biệt, Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước, chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây và căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước để đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, với Đại hội XIII của Đảng, những chủ trương, chính sách tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và đồng bộ hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bền vững, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước khóa XIV; bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII. 

Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016; kỷ luật đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng

Trong phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh năm 2018 và nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, sự nghiệp phát triển đất nước đã có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn, vì trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều việc lớn, việc khó phải làm và phải làm tốt hơn nữa mới có thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Tổng Bí thư đề nghị từng đồng chí Ủy viên Trung ương, trên cương vị công tác của mình, ngay sau Hội nghị này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, quy định của Hội nghị, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và các năm tiếp theo./.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

PHẢN ĐỐI DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN LUẬT AN NINH MẠNG ?

Bộ Công an đã hoàn tất việc xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Theo quy trình xây dưng Luật, dự thảo được Bộ Công an gửi xin ý kiến một số cơ quan và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một ai đó đã scan bản dự thảo này tán phát lên mạng, khởi đầu cho một “phong trào phản đối” các nhà “dân chủ” và truyền thông lề trái giống như câu chuyện đã từng diễn ra trước khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng


Bộ Công an đã hoàn tất việc xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Theo quy trình xây dưng Luật, dự thảo được Bộ Công an gửi xin ý kiến một số cơ quan và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một ai đó đã scan bản dự thảo này tán phát lên mạng, khởi đầu cho một “phong trào phản đối” các nhà “dân chủ” và truyền thông lề trái giống như câu chuyện đã từng diễn ra trước khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng

Nổi bật trong đó là chuỗi hoạt động phản đối của Luật khoa Tạp chí và Hate Change, bắt đầu từ 19h ngày 10/10, và một số bài viết phản đối của cha con luật sư Trần Vũ Hải – Trần Đức Hoàng, bắt đầu được đăng từ ngày 11/10/2018. Sau đó các hãng truyền thông lề trái như BBC, RFA, các trang mạng của Việt tân nhảy vào viết bài phê phán, chỉ trích dự thảo Nghị định.

Điểm qua các bài viết của họ thấy tập trung nhất là họ vẫn chủ yếu xoáy sâu vào điểm các công ty cung cấp dịch vụ phải “lưu dữ liệu” và “cung cấp dữ liệu người dùng” cho các cơ quan chức năng Việt Nam trong một số trường hợp quy định.

Luận điệu của họ so với lần trước cũng chẳng có gì mới, chủ yếu đi vào mấy khía cạnh như với quy định như vậy thì Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định đã xam phạm quyền tự do riêng tư cá nhân, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền; biến Bộ Công an thành Bộ siêu quyền lực có khả năng theo dõi, giám sát tất cả cuộc sống riêng tư của cá nhân, các giao dịch kinh tế tài chính của tổ chức, doanh nghiệp…

Tôi gọi những luận điệu trên là luận điệu của những con bò bởi nó không có gì mới mà chỉ là nhai lại mấy luận điệu trước đây.

Về vấn đề quy định yêu cầu các công tư cung cấp dịch vụ phải lưu dữ liệu và cung cấp dữ liệu Luật đã quy định rất rõ Bộ Công an chỉ có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và Bộ Công an không thể can thiệp. Nguyên tắc này khiến Bộ Công an không thể trở thành một “siêu quyền lực” có thể giám sát và tận dụng mọi thông tin, luận điệu xuyên tạc mà họ nêu ra cũng như không có chuyện vi phạm tự do riêng tư cá nhân ở đây.

Có thể họ biết rõ điều này, bởi điều này đã được quy định trong Luật và Nghị định, nhưng họ vẫn to tiếng phản đối bởi thực ra đây là điều mà các nhà “dân chủ”, truyền thông kề trái lo sợ khi chính họ là những người đang hàng giờ, hàng ngày lợi dụng Internet để tung lên mạng nhiều thông tin xấu, độc vi phạm pháp luật Việt Nam.

Họ biết nếu quy định này thành hiện thực thì chính họ là những người sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật.

Thế nên họ ngoác mồm lên nhai đi nhai lại như một con bò để phản đối. Còn với nhiều người dân Việt Nam khác, họ không phản đối bởi họ biết việc ban hành Luật và Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng là cần thiết nhằm đảm bảo cho một môi trường mạng trong sạch, thực sự hữu ích cho cộng đồng và đất nước.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

TỔNG BÍ THƯ VÀ CÂU CHUYỆN NÊU GƯƠNG

Trong một cơ quan, tổ chức vấn đề nêu gương của người đứng đầu cực kì quan trọng. Rộng hơn ra, trong một xã hội và thể chế chính trị, câu chuyện nêu gương của người lãnh đạo là tối quan trọng. Không có cách giáo dục tư tưởng nào tốt hơn chuyện nêu gương của người lãnh đạo.


Trên chính thì dưới liêm, thượng bất chính thì hạ tất loạn.

Từ câu chuyện của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình để thấy được vấn đề nêu gương hiện nay trong đất nước chúng ta.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dành hết cả tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng Đảng, đặc biệt là công cuộc chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng.

Có những lúc con thuyền cách mạng chao đảo, có những lúc cụ Tổng đã khóc vì vận nước, đó là tấm gương trách nhiệm vì đất nước.

Cụ tổng nêu tấm gương về tinh thần làm việc không mệt mỏi vì đất nước. Ở cái tuổi đã ngoài 70, cụ vẫn ngày ngày tất bật lo chuyện triều chính, đêm về vắt tay lên trán suy nghĩ về vận nước.

Cụ và gia đình cụ nêu tấm gương về đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị và đặc biệt là thanh bạch, không dùng uy tín, quyền lực, vị trí của mình để làm giàu bất chính cho bản thân và gia đình.

Nhìn vào vợ và các con của cụ tổng, người đứng đầu đất nước, cũng chỉ làm những vị trí bình thường, không nhà lầu xe hơi, chúng tôi thấy kính phục tinh thần nêu gương của cụ.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những cậu ấm, cô chiêu của một số lãnh đạo tai to mặt lớn, tất nhiên chưa to bằng cái chức của cụ Tổng nhưng cũng đã giám đốc sở này, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp kia, dù bất tài, vô dụng, tạo nên sự bức xúc cho dư luận. Đó là những cái tên như Vũ Khánh Duy, Lê Phước Hoài Bảo…

Cụ cũng là tấm gương không bị tha hóa quyền lực hay nói đúng hơn là không bị quyền lực làm cho tha hóa như nguyên chủ tịch Đà Nẵng, như hai ông thứ trưởng Công an, như ông bí thư Đà Nẵng…

Còn nhiều lắm câu chuyện nêu gương của cụ Tổng.

Và từ cụ tổng, người viết lại đặt ra câu hỏi rằng, các đảng viên khác, từ Bộ trưởng, thứ trưởng các bộ ngành, từ bi thư, chủ tịch tỉnh thành phố huyện… đã nêu gương được như cụ Tổng.

Tôi nghĩ là chưa, và điều đó khiến cho người dân vẫn chưa thực sự khôi phục niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước.

Các vị đó, khi nhìn về cụ tổng nên cảm thấy xấu hổ và nên tự chấn chỉnh lấy bản thân mình.

Hãy ráng làm người tử tế để khi về hưu còn có người đến thăm.

Giới zân chủ cãi nhau về chuyện "nhất thể hóa" hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước

Tại kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 21/10/2018, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới để thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Ngày 03/10/2018, với 100% số phiếu thuận, Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử vị trí đó. Có dư luận cho rằng đây sẽ tạo một tiền lệ, để tiến tới "nhất thể hóa" hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai. Diễn biến này đã khiến dư luận phi chính thống phân hóa thành 2 xu hướng đối nghịch nhau, là ủng hộ và phản đối.
Tiêu biểu cho xu hướng ủng hộ như 2 luật sư Ngô Ngọc Trai và Trần Quốc Thuận bình luận rằng việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sẽ tạo cơ hội tốt để "nhất thể hóa" 2 chức danh. Những người thuộc xu hướng này không đồng nhất về mặt động cơ, và họ có thể được chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những người tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng với vị trí Chủ tịch nước, vì chiến dịch chống tham nhũng và cải cách hành chính của ông đang phát huy hiệu quả. Nhóm thứ hai gồm những người tin rằng nếu "nhất thể hóa" vị trí đứng đầu cơ quan Đảng và cơ quan hành chính, cả ở cấp trung ương lẫn cấp cơ sở, thì hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ hoạt động tiết kiệm, hiệu quả, ít tham nhũng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người tin rằng sau khi "nhất thể hóa" hai chức danh, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để cải cách chính trị, nhằm chuyển thành một nền Cộng hòa theo mô hình bán tổng thống như post Facebook hôm 30/09 của Trương Huy San.
Trong tuần qua, những người ủng hộ "nhất thể hóa" 2 chức danh đã tiếp tục đưa ra nhiều lập luận để bảo vệ quan điểm của họ. Chẳng hạn, Phạm Đức Bảo nói với BBC tiếng Việt rằng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một đại biểu Quốc hội, việc ông ứng cử chức Chủ tịch nước không trái với Hiến pháp. Bảo cũng nói rằng trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa "nhất thể hóa" 2 chức danh; và rằng ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước. Bảo cũng hi vọng Việt Nam "tiếp tục cải cách thể chế chế" sau khi "nhất thể hóa" 2 chức danh.
Trái với xu hướng ủng hộ nêu trên, hầu hết các nhà zân chủ mạng đã đồng loạt công kích việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử chức Chủ tịch nước. Tương tự những người ủng hộ, những người phản đối cũng không đồng nhất về mặt động cơ, và có thể chia thành 2 loại. Loại thứ nhất tin rằng khi chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư được gộp làm 1, quyền lực sẽ tập trung vào tay 1 người, gây tình trạng độc tài, khiến các chính sách sai lầm khó bị ngăn chặn. Trong khi đó, loại thứ hai gồm những thành phần cực đoan, muốn tận dụng sự kiện để công kích cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người tham quyền lực, muốn làm "vua" mới của Việt Nam; và đặt nghi vấn rằng "quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối". Mục tiêu xu hướng này đều hướng đến công kích chế độ độc tài, tiếp tay hình thành nhà độc tài, chịu sự chi phối của Trung Quốc dẫn đến “bắt chước mô hình chính trị của Trung Quốc”,nguyên nhân bởi chế độ “không có bầu cử đa đảng”, việc "nhất thể hóa" 2 chức danh chỉ phục vụ chuyện "thao túng quyền lực cá nhân" chứ không giúp cải cách thể chế
Ở cao điểm của hướng tuyên truyền này, nhiều nhà zân chủ mạng đồng loạt đăng lại một câu nói cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?". Dựa vào đó, họ tuyên truyền rằng Tổng Bí thư đang có hành động mâu thuẫn với lời nói. Tuy nhiên, trong thực tế, những người công kích đã cắt câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng ra khỏi ngữ cảnh, để khiến nó bị hiểu sai.


Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, nhiều nhà zâm chủ từng nhìn nhận rằng các chiến dịch chống tham nhũng, cải cách hành chính của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến người dân có thêm hy vọng vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do này, giới chống Cộng đã không ngừng công kích cá nhân Tổng Bí thư và chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng là chính khách có uy tín nhất của Đảng Cộng sản, thì việc Đảng cử ông đi ứng cử chức Chủ tịch nước là chuyện rất bình thường. Sinh hoạt nội bộ của mọi đảng phái trên thế giới đều diễn ra như vậy.
Thứ hai, dù Việt Nam có "nhất thể hóa" hai chức danh, việc đó cũng không liên quan đến Trung Quốc. Như Phạm Đức Bảo đã đề cập, trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa "nhất thể hóa" 2 chức danh. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước.
Thứ ba, nếu nhìn lại toàn bộ dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy vấn đề "nhất thể hóa" vốn do truyền thông phi chính thống nêu ra, chỉ một tiếng sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 08/10, đây không phải là “nhất thể hóa” mà chỉ là “tình huống”. Như vậy, giới chống Cộng không bình luận một chính sách có thật, họ chỉ đang tranh cãi về một ảo ảnh mà họ tự tưởng tượng ra, do bị thôi thúc bởi những động cơ chính trị riêng.
Như vậy, khuyên các chuyên gia “chống Cộng” nên dừng cãi nhau về cái ảo ảnh mà họ tự tạo ra, để chuyển sang những chủ đề khác thiết thực hơn cho họ.

THỐNG NHẤT CAO GIỚI THIỆU TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐỂ BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC


Ngày 03/10, ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự.

THỐNG NHẤT CAO GIỚI THIỆU TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐỂ BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII là đồng chí Võ Thái Nguyên và đồng chí Trần Đức Thắng.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

KẺ NÀO MỚI LÀ NGƯỜI ĐANG LÀM NHỤC QUỐC THỂ?

Có thể nói, bức hình chụp giấc ngủ của nhân viên ngoại giao Việt Nam tại phiên họp 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang là giấc ngủ được truyền thông bàn tán nhiều nhất trong những ngày gần đây, cả báo chí trong và ngoài nước. Sự thật của nội dung bức ảnh thế nào cũng đã rõ, hình ảnh được chụp lại trong lúc nghỉ giữa các phiên thảo luận, không chỉ mỗi hình ảnh của nhân viên ngoại giao Việt Nam, mà còn cả những lãnh đạo cấp cao của các nước cũng đang tranh thủ chợp mắt giữa giờ sau những phiên họp căng thẳng, kéo dài.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu bức hình chụp không được các rận chủ rồ lên, thi nhau nhảy vào chửi và chửi, kèm với bức ảnh là những lời lẽ cho rằng viên chức ngoại giao trong bức hình đã “làm nhục quốc thể” trên trường quốc tế, “là tốn tiền thuế của nhân dân cử đi họp”... Có những rận chủ còn “rảnh háng” đến mức chế bức ảnh gốc thành những hình ảnh kèm theo hình ảnh của vị cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro, hình ảnh tựa vai cô gái... nhằm mục đích để “câu lai”, thu hút sự chú ý của dư luận. Bên cạnh chủ đề “giấc ngủ của anh nhân viên ngoại giao Việt Nam”, thì bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được giới rận chủ đặc biệt “quan tâm”. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mặc dù được các đoàn quốc tế đánh giá cao khi đề cập đến vấn đề “trách nhiệm kép trong sự phát triển của mỗi quốc gia và các vấn đề toàn cầu...”, ấy vậy mà qua ngòi bút của những rận chủ đã không ngại thêu dệt, xuyên tạc bài phát biểu của Thủ tướng là nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ của anh nhân viên ngoại giao; đồng thời so sánh một cách khập khiễng bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với bài phát biểu của Tổng thống Mỹ, không gì khác ngoài việc kiếm chuyện để xuyên tạc.
Đó còn chưa nói đến việc quốc tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa diễn ra, trong khi bạn bè quốc tế và người dân cả nước đều tỏ lòng tiếc thương vô hạn, gửi lời chia buồn sâu sắc... thì bên cạnh đó, những rận chủ lại đi ngược với cả dân tộc, tỏ ra vui mừng, hả hê, diễu cợt trước cái chết của cố Chủ tịch nước. Trong khi đó, trước cái chết của Thượng nghị sỹ John MC Cain, giới rận chủ lại tỏ ra tiếc thương vô hạn, phúng viếng một người đã từng khiến những người dân Việt Nam phải chịu biết bao chết chóc, đạn bom trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ... Và mới đây, việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần, bộ mặt của những rận chủ này một lần nữa lại được bộc lộ.
Với những con người sinh ra và trưởng thành trên đất nước Việt Nam, được sống trong môi trường hòa bình, ổn định và ngày càng phát triển như hiện nay, không gì hơn chúng ta phải cảm thấy may mắn, tự hào dân tộc... Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có một số kẻ mang danh đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, nhưng những gì số này làm không gì khác ngoài việc ngày đêm soi mói, tìm cớ để xuyên tạc, đả kích chế độ... Vậy ai mới là người đang làm nhục quốc thể cũng đã rõ.