KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Công an Cần Thơ thông tin việc “bắt giữ đạo diễn Quốc Việt”

Công an Cần Thơ cho rằng nội dung đăng tải trên mạng xã hội không đúng sự thật. Trong quá trình làm việc với công an, ông Việt không bị đánh đập...
Mới đây trên một tài khoản facebook mang tên Viet Quoc Dang có đăng tải nội dung: Ông Đặng Quốc Việt (46 tuổi, ngụ Phường 2, quận 3, TP.HCM) có đơn trình bày ông vô cớ bị Công an TP Cần Thơ còng tay, đánh đập, đối xử thậm tệ.

Công an Cần Thơ thông tin việc “bắt giữ đạo diễn Quốc Việt”
Số thuốc lá và cần sa công an thu giữ được trong xe Tín.
Theo nội dung đơn được đăng tải, ngày 09/11, ông Việt đến TP.Cần Thơ với mục đích chụp hình và chọn bối cảnh cho một bộ phim. Tại Cần Thơ ông thuê một xe ôm chở đi vòng quanh để chọn cảnh. Khi ông Việt đang đứng trên cầu Quang Trung chụp hình thì công an bất ngờ ập tới khống chế, sau đó áp giải ông và người xe ôm về Công an quận Ninh Kiều.
Theo Facebook, tại đồn công an, ông Việt bị đánh và bắt khai nhận có tàng trữ ma túy. Đến trưa cùng ngày, ông Việt lên cơn đau khó thở nên được công an đưa đến bệnh viện. Đến bệnh viện, ông Việt phải ngồi chờ khám bệnh trong tình trạng bị còng tay. Sau đó bệnh tim của ông tái phát, mệt mỏi và xin đi vệ sinh nhưng công an không cho khiến ông phải tiểu trong quần.
Đến sau 22 giờ cùng ngày, ông Việt được đưa về Công an phường Xuân Khánh làm việc. Ông Việt cho biết tại đây ông tiếp tục bị tra hỏi và thử nước tiểu, kết quả âm tính với ma túy.
Đến khoảng 12 giờ khuya, Công An phường Xuân Khánh lập biên bản tạm giữ tang vật cây gậy ba khúc mà ông Việt nói là đạo cụ diễn xuất.
Sau khi được thả, ông Việt về quê vợ ở An Giang và đến bệnh viện Đa khoa An Giang để điều trị. Tại đây, ông được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhập viện trong tình trạng đa chấn thương do ngoại lực bên ngoài.
Chiều 12/11, ông Việt được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục điều trị.
Ông Việt cũng cho biết thêm, trong lúc bị bắt giữ tại cầu Quang Trung ông có làm rơi một số tài sản giá trị như: cặp mắt kiếng trị giá 600 USD, 300 USD và 150 triệu đồng.
Về sự việc trên, sáng 13/11, Công an TP Cần Thơ cho biết những nội dung đăng trên không đúng sự thật. Công an chưa nhận được đơn gì từ phía ông Việt, chỉ mới biết sự việc qua mạng xã hội và báo chí.
Sau khi nắm thông tin, Công an TP đã kiểm tra và Công an quận Ninh Kiều đã có báo cáo sự việc.
Theo đó, trưa 09/11, Công an Ninh Kiều có theo dõi Phan Trung Tín (có tiền án mua bán trái phép chất ma túy) có dấu hiệu mua bán, tàng trữ chất gây nghiện trên địa bàn. Khi đến khu vực cầu Quang Trung lực lượng chức năng yêu cầu Tín dừng xe kiểm tra. Lúc này ông Việt từ trên xe nhảy xuống bỏ chạy, trên tay cầm côn ba khúc mà sau này ông Việt khai là đạo cụ diễn. (Theo công an côn ba khúc là công cụ hỗ trợ khi muốn sử dụng phải có phép, nhưng ông Việt nói là đạo cụ).
Lực lượng chức năng đuổi theo khống chế ông Việt, trong lúc bỏ chạy thì ông có té ngã. Sau đó công an đưa ông Việt về Công an Ninh Kiều làm việc. Trong quá trình làm việc, ông Việt nói sức khỏe không tốt, khai bị tim nên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thăm khám.
Tại đây các bác sĩ đã cho ông Việt làm xét nghiệm huyết học, huyết dịch, siêu âm. Kết quả cho thấy ông Việt bị viêm phổi do vi khuẩn, bóng tim to, sức khỏe bình thường.
Đồng thời, kết quả xét nghiệm còn thể hiện ông Việt dương tính với thành phần Marijuana. Theo công an chất này là thành phần của cần sa.

Công an Cần Thơ thông tin việc “bắt giữ đạo diễn Quốc Việt”
Kết quả xét nghiệm ông Đặng Quốc Việt dương tính với chất Marijuana
Thấy rằng mức độ vi phạm của ông Việt không nghiêm trọng nên Công an Ninh Kiều đã đưa ông Việt về Công an phường Xuân Khánh lập biên bản về hành vi sử dụng gây ba khúc trái phép và sử dụng ma túy trái phép.
Nói về vấn đề còng tay hay đánh đập thì công an khẳng định không có. Hơn nữa, tại Công an phường Xuân Khánh, ông Việt có viết tường trình với nội dung: Lúc 11 giờ 15 tổ cảnh sát hình sự có tiến hành kiểm tra hành chính đối với ông và mời ông về làm việc. Trong quá trình làm việc, ông không bị đánh đập, dùng cực hình, việc ông này bị bệnh là do bệnh từ trước đến nay.
Còn nội dung ông Việt cho rằng mất số tài sản trên là không có cơ sở xem xét. Vì theo công an từ khi bị bắt ông Việt không hề nói đánh rơi tài sản gì để lực lượng công an quay lại tìm. Hơn nữa trong người ông Việt lực lượng chức năng phát hiện có giấy cầm đồ, tài sản còn có máy chụp ảnh và điện thoại di động. Sau khi làm việc, công an đã trả lại tài sản cho ông Việt, chỉ giữ cây côn ba khúc.
Riêng đối với Tín, Công an phát hiện trong xe của Tín có cần sa. Hiện công an Ninh Kiều đã cho Tín tại ngoại để tiếp tục điều tra.
Còn về việc người đưa những thông tin sai lệch trên mạng thì Công an Cần Thơ sẽ xác minh, xem xét xử lý quy định.
Sáng ngày 13/11, chúng tôi đã liên lạc theo số điện thoại được nêu trong đơn để làm rõ vụ việc nhưng chưa liên hệ được.
Trưa cùng ngày, người thân ông Việt đã gọi điện thoại lại cho chúng tôi và cho hay ông Việt đang điều trị tại một BV ở TP.HCM.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

CHU HẢO - SAO CHƯA CHỊU SÁM HỐI, HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN!

         Ông Chu Hảo, sinh năm 1940 tại Bắc Giang, nay đã sắp bước qua tuổi 80 - cái tuổi gần đất xa trời; cái tuổi đáng sẽ được vui vầy, điền viên bên con cháu, làm vườn, chăm hoa... Chu Hảo - một người được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân nuôi dưỡng, chăm bẵm và đùm bọc từ khi còn rất nhỏ, đến khi đứng trên đỉnh cao về danh vọng, tiền bạc và được tạo điều kiện tối đa để thỏa đam mê làm khoa học, lại “trở cờ” và biến chất đến đáng thương. Hậu quả có lẽ đã được dự báo từ trước! Và ngày 19/10/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo vì “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa” như là điều tất yếu. Vậy vì sao lại như thế? Và cái án lơ lửng trên đầu ông Chu Hảo liệu có đáng và nhẹ quá hay không? Vấn Đề Đa Chiều xin được chia sẻ đôi lời cùng quý độc giả. 

CHU HẢO - SAO CHƯA CHỊU SÁM HỐI, HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN!

         Là con trai của cụ Chu Đình Xương, một cán bộ cách mạng lão thành, từng giữ nhiều trọng trách quan trọng của ngành Công an thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng 8/1945. Ông Chu Hảo được sinh ra, lớn lên, học tập, trưởng thành từ mái trường XHCN; được uống nước hòa bình, ăn cơm của tự do. Và có lẽ, ông chưa biết và nếm được mùi khốc liệt, đau thương nhưng đầy bi tráng của chiến trường, nơi hàng triệu những người con ưu tú khác đã nằm xuống, để đổi lấy giá trị của độc lập và tự do. Bởi ngay từ nhỏ, ông đã được sang Trung Quốc học 5 năm, đến lớp 10 mới về Việt Nam để học tập; 20 tuổi, đã được Đảng, Nhà nước đài thọ và cử sang Liên Xô (nay là Nga) để học tập, nghiên cứu và lấy tới bằng Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ… và lên tới học hàm Giáo sư, cùng chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 1996. Đó là con đường như được trải thảm, vinh dự và rất đỗi tự hào. Cuộc đời của mỗi con người sinh ra, chỉ luôn ao ước được một phần như thế! 
         Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu vào năm 2005 và làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản (NXB) Tri thức, ông đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Cụ thể trong các năm (2005 - 2009), ông đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý, tiêu hủy cũng như cấm phát hành. Một số cuốn như “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít; cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ. Cuốn sách “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hết sức sai lầm, lệch lạc, trái với những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Ngoài ra, cuốn sách “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy Nhà xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”“gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước. 
        Nhưng phải chăng mầm móng của sự “phản trắc” của ông đã được nuôi dưỡng âm thầm, manh nha từ rất lâu. Đến khi không còn ở vị trí đỉnh cao của địa vị, quyền lực, danh lợi thì nó ngày càng lộ rõ và biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn. Đó là biểu hiện của tư tưởng “cấp tiến”, “cơ hội chính trị”. Đặc biệt nguy hiểm hơn, khi ông cũng là một thành viên chủ chốt trong nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự của tên ngáo đá, “lưu manh chính trị” Nguyễn Quang A; đã từng tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội; kiến nghị đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp; yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang... “Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng” trong đó kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn một số điều của Luật, tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên thư kiến nghị, đưa lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, tư tưởng của nhân dân. Đồng thời, ông còn có nhiều bài viết, bài phát biểu trên báo chí và mạng xã hội có nội dung sai trái; tự ý sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ, các tổ chức khác và có các hoạt động để truyền bá tư tưởng, quan điểm sai trái của mình. Việc có quan hệ với các phần tử có quan điểm lệch lạc, sai trái là đã góp phần tiếp tay cho các phần tử cơ hội, thù địch chống phá Đảng. 
        Là đảng viên, phải chăng Chu Hảo đã quên đi lời thề trước Đảng, lời hứa với nhân dân; quên đi công lao, bề dày truyền thống được xây dựng bằng máu và nước mắt của gia đình; quên đi lý tưởng, chế độ đã nuôi dưỡng và tạo điệu kiện hết mực để ông phát triển tài năng, trí tuệ. Là đảng viên trí thức nhưng ông đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không thể và không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên chân chính. 
        Tuy nhiên, thật biết chớp lấy thời cơ, chụp giật kiểu phường chợ búa, các phần tử cơ hội, phản động “cấp tiến” đã lợi dụng việc ông bị đề nghị xử lý kỷ luật để đu theo, hô hào như “nấm mọc sau mưa”. Lần lượt, nào là Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Phát triển giáo dục, ả diễn viên hết thời Kim Chi tuyên bố “bỏ Đảng”. Gần đây, có vài người cũng tự tuyên bố bỏ Đảng, như “tiến sĩ” Trần Thanh Tuấn (được cho là công tác tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), “trung tá” Trần Nam (được cho là “quân nhân chuyên nghiệp”… Thậm chí các tổ chức, cá nhân chống đối còn nêu lên viễn cảnh là sẽ có cái gọi là “một trào lưu ra Đảng”. Nhưng cần phải thấy rằng, đây không phải là một “hiện tượng” mới mà đã diễn ra trong vài năm qua, có thể kể đến như Nguyễn Đình Cống - giáo sư, tiến sĩ, sinh năm 1937, vào Đảng năm 1985 tại Đảng bộ Đại học Xây dựng, tuyên bố bỏ Đảng ngày 03/02/2016; ông Tương Lai - Giáo sư, vào Đảng năm 1959, tuyên bố ra Đảng ngày 02/9/2017… Như vậy, đây thực chất là thủ đoạn “bổn cũ soạn lại” để gây áp lực với các cấp ủy đảng, tạo điều kiện cho một số kẻ “theo đóm ăn tàn” cổ vũ cho hành động trở cờ của những nhân vật được hưởng rất nhiều ưu đãi của Đảng, Nhà nước, đồng thời vu khống Đảng và Nhà nước ta “ruồng bỏ trí thức”.
         Cơ mà, trớ trêu thay, những kẻ tuyên bố “bỏ đảng” thường rơi vào trường hợp theo chủ nghĩa “xét lại”, đề cao những giá trị của Tây lông, hoặc đã từng bị kỷ luật, đã làm đơn xin ra khỏi Đảng (nhưng chưa được chấp thuận), từ lâu đã không tham gia sinh hoạt Đảng, có mối quan hệ mật thiết và thường xuyên được các đối tượng chống đối, phản động khác "nuôi dưỡng". Và như muối bỏ bể, vì cho đến nay những hành động này không gây ra được hiệu ứng gì và cũng không có ai hưởng ứng. Có thể nhận thấy, khi Đảng đang thực hiện việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật, những hành vi sai trái của các đối tượng khó còn che đậy hoặc lấp liếm được nữa, sẽ phải đối mặt với kỷ luật nghiêm khắc của Đảng. Do đó, các đối tượng đã tuyên bố “bỏ Đảng” để tự gán cho mình cái mác “kiên quyết từ bỏ, sám hối”“giữ vững lập trường chống Đảng” và “đỡ mang tiếng vì là đảng viên”... Hay nói một cách dân gian là tuyên bố “bỏ Đảng” để không bị “Đảng bỏ” vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng đến mức Đảng phải thi hành kỷ luật, thậm chí ở hình thức cao nhất!
       Để thêm phần đặc sắc, sinh động, vẽ vời công lao của Chu Hảo, những người như Nguyễn Quang A, Huy “vẩu” Trương Huy San đồng loạt viết trên facebook rằng, Chu Hảo “có công lớn với dân tộc” vì đã “đưa Internet vào Việt Nam” và đã đưa tri thức của thế giới vào Việt Nam khi làm Giám đốc NXB Tri thức hay nhóm “Tinh thần Khai Minh” với Nguyễn Vi Yên, Nguyễn Trường Sơn, Nguyệt Hà thì đồng loạt mô tả ông Chu Hảo như một “ân nhân” vì Nhà xuất bản của ông đã trang bị kiến thức chính trị cho họ, đồng thời cung cấp “cơ sở vật chất” và “sự bảo trợ” để họ hoạt động. Nhưng những thành phần này đã “thần tượng hóa” vai trò cá nhân Chu Hảo, mà quên rằng những đóng góp đó được thực hiện trên cơ sở tập hợp, cộng hưởng trí tuệ và tâm huyết của bao tập thể cán bộ, đảng viên, đội ngũ chuyên gia, tri thức những nơi ông từng công tác. Đó còn là sự đầu tư, chỉ đạo triển khai quyết liệt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển Khoa học và Công nghệ. Đằng này, dù từng là cán bộ cao cấp, khi “hạ cánh an toàn”, ông đã phản bội lại niềm tin, lý tưởng, lời tuyên thệ của người đảng viên khi tự nguyện xin đứng vào hàng ngũ của Đảng, tự phủ định những đóng góp đã được tổ chức, đồng chí, đồng nghiệp ghi nhận. 
        Ngáo đá hơn, một số tên đồng loạt xuyên tạc “Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam” (Đài RFA tiếng Việt), “là chống lại tri thức, chống lại sự tiến bộ” (nhóm Tinh thần Khai minh). Viện dẫn những nội dung được cho là “công lớn” của ông Chu Hảo như nêu trên, để chứng minh cho luận điệu đó. Nhưng có lẽ chúng đã quên rằng, Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo - là một ĐẢNG VIÊN, xin nhắc lại là Đảng viên. Mà đảng viên khi viết đơn xin vào vào Đảng thì phải chấp hành mọi quy định của Đảng. Sai phạm của Chu Hảo là đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy việc đề nghị xử lý kỷ luật là hợp lý, hợp tình. Điều này, hoàn toàn không liên quan tới việc chúng lu loa “chống lại giới tri thức”, bởi trí thức đâu chỉ là đảng viên. Thật nực cười! 
        Lời cuối dành cho ông Chu Hảo - một đất nước giàu không chỉ có nền kinh tế mạnh, có một nền chính trị ổn định, mà đó còn là cả một chiều sâu văn hóa, nền tảng tư tưởng vững chắc và truyền thống ngàn năm của dân tộc. Vì thế những lời nói, việc làm của ông đã chà đạp lên truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, biểu hiện của sự “ăn cháo đá bát” trắng trợn. Nó đã phá tan, vùi dập những cống hiến của cụ thân sinh, của bao thế hệ, nó như một vết lem không thể xóa nhòa. Nay đã ở tuổi xế chiều, thời gian ở lại chốn nhân gian chẳng được bao nhiêu, sao không làm những việc có ích hơn, dạy dỗ con cháu nên người mà lại thường trực dã tâm phá hoại cuộc sống này. Dân ta có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn - Ngàn năm bịa miệng vẫn còn trơ trơ” ông Chu Hảo ạ. Mong ông sớm tỉnh ngộ và quay đầu. 

ĐỜI CÁT

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

Vừa rồi có cái hội thảo về Biển Đông tổ chức ở Đà Nẵng, trên backdrop có chữ "South China Sea" gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người dè bỉu và chửi rủa xa xả không tiếc lời, đến mức không tiện nhắc lại. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà trí thức lên tiếng về vấn đề này.
Nhưng nôm na lại thì:
ẤN ĐỘ DƯƠNG KHÔNG PHẢI CỦA ẤN ĐỘ
VỊNH THÁI LAN KHÔNG PHẢI CỦA THÁI LAN
THÁI BÌNH DƯƠNG CŨNG KHÔNG PHẢI CỦA TỈNH THÁI BÌNH.
Và, SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

Thực ra thì cụm từ “South China Sea” là tên tiếng Anh QUỐC TẾ của vùng biển bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000km2, hai hướng Đông và Tây tiếp giáp với Philippines và Việt Nam. Các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường là về vị trí địa lý so với  đất nước họ. Việt Nam gọi bằng tên Biển Đông, Philippines gọi là biển Tây Philippines.
Và “South China Sea”“biển Nam Trung Hoa” không phải của Trung Quốc, đấy là điều chắc chắn. Tên đại dương (ocean), tên biển (sea), tên vịnh (gulf) chỉ là cái tên gọi mà người ta đặt để gọi và để dễ tra cứu, nó không liên quan đến chủ quyền hay quyền tài phán.
Cách đây 500 năm (vào thế kỷ 16), các thủy thủ Bồ Đào Nha, những người đầu tiên của thế giới có hạm đội tàu vượt đại dương gọi nó là Biển Trung Hoa (Mare da China), bởi thời ấy Trung Quốc là quốc gia rộng lớn nhất, phát triển nhất trong khu vực và đấy là tuyến đường từ châu Âu và Nam Á đến Trung Quốc để giao thương buôn bán, đặc biệt là tơ lụa. Những năm sau đó người ta đổi tên thành South China Sea để phân biệt với vùng biển phía đông Trung Quốc cũng có tên là China Sea.
Cũng theo cách đặt tên như vậy, Ấn Độ Dương (India Ocean) không phải của Ấn Độ, nó là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi; hay biển Nhật Bản (Japan Sea) không phải của Nhật Bản, nó bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản; hay Arabian Sea không phải của các nước Arabia, nó bao quanh bởi Ấn Độ, Pakistan, Somalia, Iran, Oman và Yemen; hay biển Timor (Timor Sea) không phải của Timor Leste, nó được bao quanh bởi Úc và Timor Leste; hay Vịnh Mexico (Gulf of Mexico) không phải của Mexico, nó được bao quanh bởi Mỹ, Cu Ba và Mexico; hay Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) không phải của Thái Lan, nó được bao quanh bởi Malaysia, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Cái tên South China Sea đã tồn tại gần 500 năm nay, là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh cho biển, trong tiếng Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nó được dùng các từ có ý nghĩa tương đương trên bản đồ thế giới: Người Pháp gọi là “Mer de Chine méridionale” (các bản đồ thế giới thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), người Đức gọi là “Südchinesisches Meer” (bản đồ thế giới 1890). Ở khu vực châu Á, người Thái Lan gọi là “Thale Chin Tai”, người Malay và Indonesia gọi là “Laut Cina Selatan”, người Nhật gọi là “Minami Shina Kai”.
Cái tên South China Sea chỉ bắt đầu có vấn đề khi Trung Quốc leo thang tranh chấp quần đảo Trường Sa năm 2011 bằng việc bồi đắp quy mô lớn các đảo chìm, Philippines bắt đầu sử dụng tên “West Philippine Sea (biển Tây Philippines), một số học giả, sử gia đề xuất đổi tên biển thành "biển Đông Nam Á" ("Southeast Asia Sea") hay biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea).
Việt Nam chúng ta đã dùng tên gọi Biển Đông (East Sea) từ rất lâu, ít nhất là từ thời cụ Nguyễn Trãi (trong Bình Ngô đại cáo), sau này cụ Phan Huy Chú (1782 - 1840) cũng ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí.
     Vì vậy dù Trung Quốc hay thế giới có gọi là East Sea hay South China Sea thì Biển Đông không bao giờ, chưa bao giờ là của Trung Quốc./.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN THỨ TRƯỞNG LÊ BẠCH HỒNG


Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty ALCII và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 72/C46-P13 ngày 26/12/2017. 

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN THỨ TRƯỞNG LÊ BẠCH HỒNG
Nguyên Thứ trưởng Lê Bạch Hồng
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và chứng cứ thu thập được, ngày 09/11/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các Quyết định tố tụng: 
1. Quyết định Khởi tố bị can số 204/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 60/C03-P14; Lệnh khám xét số 94/C03-P14 đối với Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
2. Quyết định Khởi tố bị can số 205/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 61/C03-P14; Lệnh khám xét số 95/C03-P14 đối với Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
3. Quyết định Khởi tố bị can số 202/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 58/C03-P14; Lệnh khám xét số 92/C03-P14 đối với Trần Tiến Vỹ, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
4. Quyết định Khởi tố bị can số 203/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 59/C03-P14; Lệnh khám xét số 93/C03-P14 đối với Hoàng Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
Về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999. 
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên, ngày 09/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành các Lệnh đối với bị can theo đúng quy định của pháp luật. 
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Thông não về Luật An ninh mạng và quyền tự do ngôn luận!


Gần đây, trên mạng rộ lên nhiều nguồn thông tin xung quanh Luật An ninh mạng. Trong đó có những cách suy nghĩ, suy luận, áp đặt thông tin hết sức nực cười, nếu không muốn nói toẹt ra là ngu ngốc, hướng lái dư luận vào mục đích cuối cùng là phản đối, lên án Luật này. Nói thật, chỉ có ai gà mờ, còn mù mập thông tin, lờ đờ về nhận thức mới tin, còn người tỉnh táo ngửi sơ qua sẽ biết: mùi lắm ạ, đếch ngửi được!

Thông não về Luật An ninh mạng và quyền tự do ngôn luận!

Thông tin chính thức là: Bộ Công an đã hoàn tất xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh Mạng và đã thông tin với báo chí về tiến độ soạn thảo Nghị định từ ngày 09/10/2018. Tuy nhiên, văn bản chính thức của dự thảo này chưa được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng không hiểu sao, từ ngày 10/10, trên mạng đã lan truyền 01 file pdf một bản scan được cho là của dự thảo này. Theo đó, một số Điều, Khoản của bản scan được phát tán yêu cầu các công ty Internet phải lưu trữ tại Việt Nam và cung cấp cho chính phủ Việt Nam nhiều “dữ liệu cá nhân” của người dùng như: dữ liệu về thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, CMND…), dữ liệu do cá nhân tạo ra (nội dung tương tác, thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị…); dữ liệu về mối quan hệ cá nhân, “thông tin khởi tạo tài khoản người dùng”, nhật ký truy cập, địa chỉ IP, thói quen tìm kiếm…
Từ đây, nhiều cá nhân, tổ chức điên cuồng hô hào phản đối dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, cho rằng Luật An ninh mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận; “làm khó” nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Internet và sẽ khiến họ ngừng kinh doanh ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại; Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an thành một cơ quan “siêu quyền lực”, là công cụ và biểu hiện của một chế độ chính trị “độc tài”, “toàn trị”… Một số anh hùng bàn phím, “nhà hoạt động chính trị” (như: Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn,  Lê Hoài Anh…) lên mạng sủa nhặng xị thế nào lại bị facebook gỡ bài hoặc khóa trang vì vi phạm các “Điều khoản dịch vụ” của facebook. Thế là các anh quay sang vu vạ facebook đã “thỏa hiệp” với Luật An ninh mạng và Nhà nước Việt Nam để “bịt miệng” những người bất đồng chính kiến như các anh. Ôi! Hài vãi!
Xin thưa ạ! Việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều đã có những quy định cụ thể về vấn đề này từ lâu. Ngay tại các nước Âu - Mỹ, quyền tự do ngôn luận luôn phải gắn với các nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức, nghề nghiệp, nhất là trong báo chí, truyền thông.
Ở Đức: việc đăng tải lên internet các nội dung phỉ báng nguyên thủ quốc gia, phỉ báng nhà nước, tôn giáo hoặc các nội dung có tác động phá hoại trật tự công cộng, kích động hận thù… đều bị cho là tội phạm hình sự. Ngày 30/6/2017, Đức đã ban hành Đạo luật cưỡng chế hành vi sai phạm trên mạng (NetzDG), cho phép chính phủ yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” nêu trên, nếu không muốn bị phạt số tiền lên tới 50 triệu Euro. Đạo luật này cũng yêu cầu bất kỳ trang mạng nào có hơn 2 triệu người sử dụng phải thực hiện một hệ thống báo cáo và lọc nội dung thông tin; trong vòng 24 giờ (hoặc 7 ngày đối với các trường hợp phức tạp hơn), các trang web này phải điều tra và xóa các nội dung bất hợp pháp trong trường hợp bị khiếu nại.
Tại Pháp: ngày 04/01/2018, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Chính phủ Pháp có kế hoạch sửa đổi luật truyền thông để chống tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội. Theo Euro News, thông báo này được ông Macron đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới dành cho báo chí. Một quốc gia gần với Việt Nam là Indonesia cũng đã thành lập cơ quan an ninh trực tuyến mới khi đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này đang trong tiến trình đẩy mạnh cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và nạn thông tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Còn tại Mẽo (Mỹ) - thiên đường tự do ngôn luận đang được các nhà “dâm chủ” tung hô thì sao? Thưa quý dị! Mấy ai biết đến sự kiện vào tháng 6/2013, Edward Snowden (sinh năm 1983, cựu nhân viên chính thức của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ - CIA) đã tiết lộ thông tin về nhiều chương trình theo dõi mật, bao gồm chương trình siêu dữ liệu nghe lén điện thoại của Mỹ và Châu Âu, chương trình theo dõi PRISM và Internet Tempora. Theo đó, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các công ty lớn về công nghệ và mạng xã hội như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Youtube, Skype… để theo dõi hoạt động internet trên toàn thế giới. Vụ việc đã đẩy chính quyền Tổng thống Obama cũng như giới chức tình báo Mỹ vào một loạt các vụ bê bối, làm ảnh hưởng tới hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế. Đồng thời phô bày một sự thật rằng: NSA, CIA đã vi phạm nhân quyền một cách không giới hạn, không công khai trên quy mô toàn cầu. Một sự thật rành rành cả thế giới biết, ấy thế nhưng các nhà “dâm chủ”, các thành phần cơ hội chính trị bu bám Mỹ đã cố tình lờ đi, đã thế lại còn ca ngợi, tôn thờ, coi đất nước Mỹ như một hình mẫu của tự do, dân chủ, nhân quyền! (Thế nên tôi tự hỏi: Óc chó là có thật, phỏng ạ?).
Để ý sẽ thấy, các luận điệu chống phá Luật An ninh mạng trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc công kích, vu cáo lực lượng Công an lạm dụng quyền lực khi thi hành Luật An ninh mạng nhằm tạo tâm lý bất an, nghi ngờ, phản đối trong dư luận. Xin thưa, chả có một cơ quan an ninh, cảnh sát nào có quyền lực như vậy đâu ạ! Cơ quan Công an chỉ có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những thông tin, dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và lực lượng Công an (kể cả đơn vị theo dõi, làm nhiệm vụ trên lĩnh vực an ninh mạng) không được phép tùy tiện can thiệp.
Nhìn vào cục diện và bối cảnh quốc tế hiện tại có thể thấy rằng: sự ra đời của Luật An ninh mạng thời điểm này là đi đúng xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới; là bước đi tất yếu trong tiến trình mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia ký kết. Rõ ràng, mọi sự chống phá quyết liệt của các cá nhân, tổ chức, thành phần cơ hội chính trị đối với Luật An ninh mạng trong thời gian qua không xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân, mà chỉ vì Luật An ninh mạng một khi được ban hành sẽ ảnh hưởng, thu hẹp phạm vi, nội dung, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các phần tử chống đối, phá hoại. Phỏng ạ?
Trên hết, mọi công dân Việt Nam cần hiểu rằng: mỗi người đều có quyền được góp ý, phản biện về các dự thảo luật, nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nội dung các văn bản pháp lý, có tinh thần xây dựng và có thiện chí trong tham gia xây dựng đất nước. Mọi hành vi a dua, hô hào, đưa thông tin sai sự thật, kích động hận thù và bạo lực trong thời điểm này không những là hành vi phá hoại, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, vi phạm các chuẩn mực về đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật./.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng mấy ngày qua nổi như cồn. Các bạn thử lên google chỉ cần gõ chữ Lưu thôi là tên ông đã được google xếp đầu danh sách tìm kiếm. Lưu Diệc Phi - mỹ nhân điện ảnh Trung Quốc nổi tiếng thế giới cũng chỉ xếp thứ 7, thứ 8. Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu ông Nhưỡng bỏ bớt cái tôi, nhìn nhận thẳng thắn về phát ngôn gây sốc của mình để có trả lời xác đáng hơn và đặc biệt là “người lớn” hơn trong cách giao tiếp, ứng xử.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chắc chắn nhiều người đã hiểu ra cái sai của ông Nhưỡng khi phát biểu “rất khủng khiếp” tại nghị trường Quốc hội. Theo tôi thấy, việc sai lầm trong phát biểu, lấy “mẫu số sai” để chia phần trăm không hẳn chỉ là sai lầm đơn thuần mà có dụng ý. Với tiến sỹ Luật, trình độ như ông Nhưỡng không thể không hiểu rõ được con số mình đưa ra vô lý như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an. 

Kỳ họp trước, phát biểu về vụ Đồng Tâm, ông cũng đã từng nói không đúng về lực lượng Công an. Phải chăng đại biểu Nhưỡng không thiện chí với lực lượng bảo vệ bình yên cho xã hội. Đại biểu phát biểu nhiều vấn đề có dấu hiệu sai phạm của xã hội, đó là việc làm bình thường của 1 đại biểu Quốc hội, nhưng phải nói cho đúng việc, đúng đối tượng, đưa ra cái xấu để xử lý, khắc phục, sửa chữa với tinh thần xây dựng tập thể chứ không phải dùng mấy con số lập lờ, đánh lận con đen để quy chụp, nói xấu, gây mất đoàn kết lẫn nhau.

Trước phát biểu sai lệch của đại biểu Nhưỡng, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi của Công an một số đơn vị, địa phương phản ánh và tỏ rõ sự không đồng tình. Tuy nhiên ông Cầu vẫn rất điềm tĩnh để nói trước nghị trường rằng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu “làm cho chúng tôi rất phân tâm”. Thực sự tôi rất ấn tượng và đánh giá rất cao về từ “phân tâm” mà đồng chí Nguyễn Hữu Cầu đã phát biểu, dù rất bức xúc trước việc uy tín, danh dự của lực lượng bị hiểu sai nhưng đại biểu Cầu phản bác rất có tinh thần xây dựng, để cho mọi người thấy đâu là đúng, đâu là sai, không hằn trách ý kiến của người nói chưa đúng.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Trái ngược lại, khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đang phát biểu, ống kính có quay đến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, tôi thấy ông cười, rồi giơ bảng xin phản biện ngay khi ông Cầu chưa dứt lời. Đánh giá đơn giản mọi người cũng thấy sự khác biệt trong cách ứng xử của 2 đại biểu. Sau khi kết thúc buổi họp, tưởng chừng đại biểu sẽ thẳng thắn nhìn nhận ra cái mình nói chưa đúng; thế nhưng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục thanh minh, thậm chí lái sang vấn đề khác để bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận hòng né tránh phát biểu không đúng của mình. Trên trang Facebook của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng với rất nhiều người theo dõi, đại biểu tiếp tục có những stt để bảo thủ quan điểm và kiên quyết không nhận sai.

Lời khuyên chân thành cho đại biểu: nói thì dễ, nhưng nói để người khác nể mới khó!!! Người giỏi, người thông minh, tài tình là người nói 1 người ta hiểu 10, nghe 11!!!

MH

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HLV Park: “Chúng tôi sẽ làm hài lòng người hâm mộ Việt Nam”


Sáng 07/11, huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo tham dự buổi họp báo trước trận ra quân gặp Đội tuyển (ĐT) Lào tại AFF Cup. Ông khẳng định tuyển Việt Nam sẵn sàng cho chiến thắng trước đội chủ nhà.

Huấn luyện viên Park Hang-seo trả lời họp báo trước trận gặp ĐT Lào.
“Đó sẽ là trận đấu không dễ dàng. Chúng tôi phải chuẩn bị tốt, tập trung vào trận đấu ngày mai (08/11). Đội tuyển Việt Nam cần có điều kiện tốt cả về thể lực và tâm lý” - HLV Park Hang-seo mở đầu buổi họp báo.
Vị thuyền trưởng của ĐT Việt Nam nói thêm: “Là huấn luyện viên, tôi luôn có áp lực của mình và phải sống chung với áp lực. Tôi đã có kinh nghiệm chịu đựng điều đó ở Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để có kết quả tốt”.
Huấn luyện viên Park Hang-seo tiết lộ đã cùng học trò xem trận đấu giữa Đội tuyển Lào và Bangladesh. Và các cầu thủ Việt Nam sẵn sàng cho chiến thắng.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cho rằng 13 cầu thủ U23 và những cầu thủ còn lại của ĐT Lào còn rất trẻ và sẽ thể hiện quyết tâm ở giải đấu này. HLV Park Hang-seo khẳng định: “Đội tuyển Việt Nam sẽ làm hài lòng người hâm mộ. Chúng tôi biết rằng nhiều người Việt Nam ở Lào, nên đội tuyển sẽ không để họ thất vọng khi đến sân”.
Trong khi đó, huấn luyện viên V. Sundramoorthy của ĐT Lào phát biểu: “Chúng tôi có 3 tuần tập luyện chuẩn bị cho giải đấu quan trọng. Trận gặp ĐT Việt Nam là thử thách lớn. Trong bóng đá, điều gì cũng có thể xảy ra. Chúng tôi luôn muốn đối diện với điều đó, sẽ làm hết khả năng ở trận đấu ngày mai (08/11)”.
HLV Sundramoorthy đánh giá Đội tuyển Việt Nam có nhiều cầu thủ nổi bật, từng thi đấu ở những giải đấu quốc tế như Asian Cup, ASIAD. Trong đó, tiền vệ Lương Xuân Trường và tiền đạo Văn Quyết - hai cầu thủ trụ cột của Đội tuyển Việt Nam và có nhiều đường chuyền xuyên thủng hàng phòng ngự đối phương.
Vị thuyền trưởng của Đội tuyển Lào thừa nhận: “Tôi biết đẳng cấp của Đội tuyển Việt Nam, nhưng chúng tôi sẽ cho họ thấy khó khăn như thế nào khi đối đầu Lào”.


Trước đó, hôm 06/11, trong buổi tập kín của đội tuyển Việt Nam trước trận đấu đầu tiên tại AFF Cup 2018 gặp tuyển Lào, tiền đạo Văn Quyết đã có những chia sẻ về quá trình chuẩn bị cũng như mục tiêu của toàn đội ở giải lần này, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của người hâm mộ Việt Nam với các cầu thủ.
Văn Quyết chia sẻ: “Hiện mọi người có thể thấy anh em rất tập trung. AFF Cup là một trong những giải đấu quan trọng đối với bóng đá Việt Nam. Toàn đội đang có một thể trạng và tinh thần tốt”.

Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng


Ngày 05/11/2018, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm gây dư luận không tốt.

Văn bản nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua được tiến hành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, được đồng bào, cử tri cả nước, trong đó có cử tri trong lực lượng CAND đặc biệt quan tâm theo dõi và đánh giá cao. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá thẳng thắn, khách quan về các vấn đề chất vấn, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của lực lượng CAND. Tuy nhiên, chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Trên không gian mạng, ngày 03/11/2018, tài khoản Facebook có tên “Lưu Binhnhuong” tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết về vấn đề trên, trong đó có đưa ra đánh giá tiêu cực về ngành Công an. Đồng thời, khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác và kêu gọi cộng đồng mạng, cử tri cả nước biết để cùng chia sẻ. Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu.
Đảng ủy Công an Trung ương rất trân trọng các ý kiến của đại biểu Quốc hội, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Văn bản cũng điểm lại một số nét về công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong thời gian qua. Lực lượng CAND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ, phối hợp các cấp, các ngành bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
  
Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Đã đấu tranh làm giảm 2,72% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra); triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm, khẩn trương điều tra, làm  rõ các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... Chất lượng công tác điều tra tiếp tục được nâng lên, chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra được bảo đảm, kiểm sát tuân theo pháp luật, hạn chế tình trạng oan, sai, bức cung, nhục hình...
“Như vậy, phải khẳng định tình hình an ninh, trật tự của nước ta tiếp tục được giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhất là ý chí quyết tâm, sự hy sinh, gian khổ của lực lượng CAND trong bối cảnh tình hình đang phức tạp như hiện nay. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã có 7 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh, 90 đồng chí bị thương, 37 đồng chí bị phơi nhiễm HIV trong khi thực hiện nhiệm vụ” - văn bản nêu rõ.
Về các số liệu liên quan việc nhận định, đánh giá chưa đúng của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ Công an đã kiểm tra lại và có thông tin cụ thể: 
Tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 118.731 tin chiếm 98,83%; (1,17% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các Cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT Quân đội nhân dân; CQĐT của Viện Kiểm sát nhân dân; Cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát Biển, Kiểm lâm...).
Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). So với tổng thể chung số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể là:
- Số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%.
- Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện Kiểm sát của CQĐT trong CAND là 37/118.731 tin chiếm 0,03%.
- Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/118.731 tin chiếm tỷ lệ 2,82%.
- Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT trong CAND là 33 chiếm tỷ lệ 0,01%.
Như vậy, số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định “vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...” là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.

Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước. Kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Nguyễn Thành

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm

Bộ Công an thấy rằng, số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội vừa qua là không chính xác, gây tổn hại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội tranh luận về vấn đề liên quan số liệu công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an. 

Trong đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: “Đối với lĩnh vực Công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong CQĐT trong việc này”. 

Sau khi có một số ý kiến đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu tranh luận lại nội dung này, sáng ngày 1-11-2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết nguồn số liệu trên được ông tính toán, phân tích từ số liệu trong bảng phụ lục báo cáo số 158/BC-VKSTC ngày 8-10-2018 của Viện KSND tối cao gửi Quốc hội và khẳng định số liệu đại biểu đưa ra là đúng. 

Bộ Công an trân trọng tất cả các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, mong muốn lực lượng Công an hạn chế những sai phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Quan điểm của Bộ Công an là không chấp nhận các vi phạm trong hoạt động điều tra và đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế vi phạm. Tuy nhiên, để cử tri và nhân dân cả nước hiểu rõ vấn đề trên, Bộ Công an xin cung cấp đầy đủ thông tin như sau: Số liệu của Bộ Công an và Viện KSND tối cao, tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1-10-2017 đến 30-9-2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết 120.142 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (tăng 4,57% so cùng kỳ năm 2017). 

Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 117.138 tin, chiếm 97,5%; 2,5% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT trong QĐND, VKSND, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm...

Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). 

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm
Hoạt động điều tra trong CAND được nâng cao hiệu quả, chất lượng
Số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội nói trên là không chính xác, gây tổn tại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. So với tổng thể chung, số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên là rất nhỏ, cụ thể:

- Số tin báo, tố giác không thụ lý đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/117.138 tin, chiếm tỉ lệ 0,07%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định cho VKS của CQĐT trong CAND là 37/117.138 tin, chiếm 0,03%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/117.138, chiếm 2,86%.

- Vi phạm về tống đạt: 0,01%.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có CQĐT trong CAND, gây dư luận không tốt. Do đó, Bộ Công an thấy rằng, vấn đề này cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu vấn đề, đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội xung quanh phiên chất vấn, trả lời chất vấn vừa qua.

Bộ Công an cho biết, sẽ có văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội báo cáo vấn đề này.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Biết sai mà nhận, sai thì sửa sai chứ không phải lấp liếm cái sai cho qua chuyện.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nói gì?

Thẳng thắn phê bình, nói ra cái xấu không phải là đi ngược lại lợi ích tập thể, của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ ra cái sai “khủng khiếp” của người khác bằng chính cái sai “khủng khiếp” của bản thân thì không chấp nhận được.

Sau khi nghe ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu về số liệu sai phạm của cơ quan kiểm sát, lực lượng Công an tôi thật sự bất ngờ và khẳng định tỷ lệ % những số liệu ông đưa ra đó hoàn toàn không đúng.

Trước đòi hỏi dẫn nguồn về số liệu mà mình đã đưa ra, ông Lưu Bình Nhưỡng nói tránh trớ rằng đó là các số liệu tại Phụ lục báo cáo có đóng dấu “Mật” số hiệu 158 đính kèm báo cáo số 495/BC-CP và nói cứng rằng “tôi dựa trên cơ sở báo cáo này và tất cả các thứ tôi đã ngồi tính toán chi li từng số phần trăm ở đây.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI
Ảnh chụp từ facebook được cho là của ông Lưu Bình Nhưỡng
Đúng là Ngành Công an còn sai phạm, nhưng ai sai? Sai như thế nào? Và sai đến đâu thì đã bị xử lý theo quy định. Còn việc ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đại diện cho nhân dân phát biểu trước nghị trường Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước mà nói Ngành Công an tỷ lệ điều tra sai phạm rất “khủng khiếp”. Trong khi những Đại biểu khác không tán thành và cũng có những phát biểu phản hồi là số liệu mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra là không có (những con số ấy chỉ một mình ĐBQH tự có và tự tính).

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng biết, lực lượng Công an là ngành đầu tiên tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đấu tranh quyết liệt, xử lý không có vùng cấm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của các tướng lĩnh, lãnh đạo từ cấp Bộ đến CBCS, điều đó đau xót lắm chứ, mất uy tín, danh dự lắm chứ. Nhưng để có một bộ máy trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì phải cương quyết làm.

Đã là đại biểu Quốc hội, mọi lời nói của ông Lưu Bình Nhưỡng phải thực sự cân nhắc, đằng này câu phát biểu vô căn cứ của ông làm rúng động dư luận, làm bàng hoàng nghị trường, gây bức xúc trong các đại biểu lực lượng Công an và các cử tri trong lực lượng. Chắc hẳn trong những ngày qua ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận được những quan điểm trái chiều, không đồng tình của dư luận, cũng có những ý kiến ủng hộ ông.

Trong nội dung bài thanh minh của ông ở trên trang Facebook cá nhân, ông đã thực sự không quan tâm và nói về số liệu mình đưa ra là đúng hay sai mà chỉ chăm chăm nói về sai phạm nghiêm trọng của lực lượng Công an. Đó là sự đánh đồng cả một hệ thống, một lực lượng. Nếu số liệu khủng khiếp như ông đưa ra mà là sự thật thì tôi nghĩ xã hội này loạn lâu rồi, đâu có được môi trường sống ổn định, xã hội kỷ cương, đất nước phát triển như hiện nay.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Lưu Bình Nhưỡng có những phát ngôn sai trái chiều như vậy trên nghị trường Quốc hội. Còn nhớ, khi tình hình vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức còn đang rất nóng, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã trắng trợn phát ngôn rằng: “Vì lực lượng Công an đến đàn áp bằng vũ lực nên bà con nhân dân mới chống lại và bắt giữ Cảnh sát cơ động”. Quả là một sự bịa đặt hoang đường. Trên thực tế là trong suốt quá trình giải quyết sự cố đất đai Đồng Tâm, lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng khác đã không hề có bất cứ một hành động sử dụng vũ lực nào đối với bà con nhân dân Đồng Tâm mà chỉ có một số kẻ quá khích đã sử dụng vũ lực tấn công Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng.

Sau vụ “phát biểu lộn xộn” này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phải xin lỗi. Những tưởng ông ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc hơn để cẩn trọng khi phát ngôn thì diễn biến vừa qua cho thấy ông ta lại chứng nào tật nấy. Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nợ cả nước, nợ ngành Kiểm sát, Công an một lời xin lỗi chứ không phải lời bao biện.