KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

DANH SÁCH NHỮNG TRANG MẠNG PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

(Đều được lập tại Mĩ)
Việt Tân;
Thanh niên Công giáo;
Tin Mừng Cho Người Nghèo;
Saigon Broadcasting;
Đô Thành Sài Gòn;
Nhật Ký Yêu Nước;
Hội Sinh Viên Nhân Quyền;
Tiếng Dân TV;
Truyền Thông Công giáo Vinh;
Đại kỷ nguyên;
Luật sư X;
Luật khoa tạp chí;
Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do | https://www.facebook.com/caulacbonhabaotudo
Chân Trời Mới Media | https://www.facebook.com/chantroimoimedia
Dân Oan Dương Nội | https://www.facebook.com/trinhbaphuong.trinhba
Defend the Defenders | https://www.facebook.com/defendthedefenders
Hoàng Sa FC | https://www.facebook.com/hsfcvn (suspended)
Hội Anh Em Dân Chủ | https://www.facebook.com/hoianhemdanchu
Hội Giáo Chức Chu Văn An | https://www.facebook.com/hoigiaochucchuvanan
Hội Thánh Tin Lành Mennonite Cộng Đồng https://www.facebook.com/tamlinh.tran.188
PT Lao Động Việt | https://www.facebook.com/phongtraolaodongviet
Sài Gòn Báo | https://www.facebook.com/saigonposts
Saigon Broadcasting Television Network | https://www.facebook.com/SBTNOfficial
Tin Mừng Cho Người Nghèo | https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo
Thanh Niên Công Giáo | https://www.facebook.com/thanhnienconggiao
Truyền Thông Thái Hà | https://www.facebook.com/nhathothaiha
Tuổi Trẻ Lòng Nhân Ái | https://www.facebook.com/Tuổi-Trẻ-Lòng-Nhân-Ái-955756777816551
Việt Tân | https://www.facebook.com/viettan
Activists & Citizen Journalists: "Nhà hoạt động & nhà báo công dân"
Nguyễn Xuân Diện:https://xuandienhannom.blogspot.com/
Huy Đức https://www.facebook.com/Osinhuyduc…
Angelina Trang Huỳnh | https://www.facebook.com/angelinahuynh2004
Anh Chi | https://www.facebook.com/nu.pontaultcombault2010
Cấn Thị Thêu | https://www.facebook.com/profile.php?id=100004583148627
Đặng Xuân Diệu | https://www.facebook.com/TS.DangXuanDieu
Đỗ Thị Minh Hạnh | https://www.facebook.com/tiachopnho.minhhanh
Effy Nguyen | https://www.facebook.com/boy.zing.14
Emily Page-Le | https://www.facebook.com/emily.pagele (suspended)
Hoàng Tứ Duy | https://www.facebook.com/hoangtuduy71
Huynh Ngoc Chenh | https://www.facebook.com/ho.lytien.1
Lã Việt Dũng | https://www.facebook.com/lavietdung
Lê Công Định | https://www.facebook.com/LSLeCongDinh
Lê Văn Dũng | https://www.facebook.com/AlfonsoVova (suspended)
Paulus Lê Sơn | https://www.facebook.com/paulusleson.83
Mã Tiểu Linh| https://www.facebook.com/profile.php?id=100007923318405
Ngọc Vũ | https://www.facebook.com/ngoc.vu.33821
Nguyễn Thúy Hạnh | https://www.facebook.com/Melinh.liberty
Nguyen Chí Tuyen (Anh Chí) | https://www.facebook.com/N.AnhChi
Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm | https://www.facebook.com/nhttam
KimLiên Thị Nguyễn | https://www.facebook.com/kimlienmeuykha
Nguyen Thien Nhan | https://www.facebook.com/nguyen.t.nhan.923
Nguyen Thuy Quynh | https://www.facebook.com/MotLanDiLaVinhBiet
Nguyễn Văn Hải (Van Hai Nguyen) | https://www.facebook.com/dieucayclbnbtdvietnam
Nhân Thế Hoàng | https://www.facebook.com/culoo.hoang
Phạm Minh Hoàng | https://www.facebook.com/phamminh.hoang.351
Phạm Thành | https://www.facebook.com/profile.php?id=100005584186799
Phạm Lê Vương Các | https://www.facebook.com/cui.cac
Paul Trần Minh Nhật | https://www.facebook.com/minhnhat.paultran
Trang Le | https://www.facebook.com/matbiec1904
Trịnh Bá Phương | https://www.facebook.com/trinhbaphuong.trinhba
Trinity Hồng Thuận | https://www.facebook.com/trinity.hongthuan
Trúc Hồ | https://www.facebook.com/nhacsitrucho
Trương Dũng | https://www.facebook.com/truong.v.dung.73
Từ Anh Tú | https://www.facebook.com/chutichdangbia
Võ An Đôn | https://www.facebook.com/profile.php?id=1000082310

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Kẻ tung tin đồn nhảm về 2 nữ công nhân môi trường nhằm hạ uy tín TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng là ai?

Trong đêm giao thừa vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, chúc tết cho những công nhân vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hành động của người đứng đầu nhà nước lại bị coi là “màn kịch vụng về” và “diễn” bởi một status ác ý từ  facebook Chánh Lê.

Chánh Lê tung tin rằng: “Cô Ngô Nhã Phương vừa đánh rơi tiền mấy giờ trước, may mắn nhận lại được tài sản đánh rơi đã hiếm xảy ra tại Việt Nam. Rồi ngay sau đó lại đi làm công nhân môi trường và lại may mắn được ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước lì xì lấy hên? Ôi những người quét rác xinh đẹp và sạch sẽ hơn cả diễn viên điện ảnh. Sau hơn 2 giờ phát hình thì cư dân mạng đã tìm ra tung tích 1 trong 2 em được bác ấy lì xì, đó là em Hương 20 tuổi, nhân viên của một cửa hàng bán điện thoại di động trên Hà Đông…”. “Mừng như bắt được vàng” các đối tượng chuyên núp dưới mác dân chủ như “Luân Lê”, “Mạc Văn Trang”, “Hoa Mai”, “Từ Thức”, “Đỗ Ngà”… cũng như các group phản động như “Hội những người cầm bút can đảm”, “Bàn luận chính trị xã hội”, “Lều của đầy tớ”, “Hội ghét Cộng sản Việt Nam”, “Góc báo chí công nhân”… chia sẻ thông tin này mạnh mẽ. Chỉ đọc mấy ý này thôi đã thấy rõ sự quy chụp, áp đặt của đối tượng này.

Kẻ tung tin đồn nhảm về 2 nữ công nhân môi trường nhằm hạ uy tín TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng là ai?
Chân dung của Chánh Lê được đăng tải trên facebook cá nhân
Chộp nhanh hình ảnh 2 cô công nhân vệ sinh môi trường xinh đẹp ăn mặc sạch sẽ, Chánh Lê mỉa mai ngay họ là diễn viên điện ảnh đóng vai công nhân. Ủa vậy cứ xinh đẹp là không có quyền làm công nhân vệ sinh chăng? Đây là dịp giao thừa, chẳng lẽ họ không được mặc đồ mới, mà có phải se sua gì cho cam chỉ là một bộ đồ đồng phục mới. Hơn nữa, được gặp lãnh đạo cấp cao thì việc ăn mặc tươm tất là điều bình thường, nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng người gặp mà còn cả đối với những người xung quanh. Chánh Lê là gì mà có quyền ngăn cấm mọi người được thực hiện quyền tự do cơ bản của chính mình?
Chỉ cần nhìn bằng mắt thường vào cô gái Nhã Phương trong tấm hình được trao trả tài sản và cô ng nhân trong tấm hình nhận lì xì của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thấy hoàn toàn khác nhau, ấy thế mà chả biết Chánh Lê vẫn “cố đấm ăn xôi” quy chụp nói liều như thế? Trong khi đó, đã có thông tin xác nhận cô gái Nhã Phương thực ra là Kiều Thúy Ly, nhân viên của công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh Hà Nội. “Một cái tát” vào mặt những đối tượng này là mới đây, đơn vị CSGT trao trả tài sản cho Nhã Phương đã khẳng định cô gái này không phải là nữ công nhân môi trường đô thị mà là nhân viên ngân hàng ACB.
Xin Chánh Lê cung cấp cho chúng tôi một vài bằng chứng về việc cô Hương đang là nhân viên bán hàng chứ không phải công nhân. Không có nhiều thì chí ít một tấm hình nơi cô Hương làm việc hay đồng phục bán hàng mà cô ấy mặc. Mà kẹt quá thì cho chúng tôi xin cái facebook cá nhân của cô gái trẻ 20 tuổi tên Hương ấy? Chứ cứ nói suông vu vơ thì trẻ con hay bất cứ ai cũng làm được. Cộng đồng mạng mỗi khi muốn bóc phốt ai đều đưa ra bằng chứng chứ không nhắm mắt nói liều như ông đâu Chánh Lê! Đừng mang họ ra để biện bạch và bào chữa cho cái âm mưu của mình!

Kẻ tung tin đồn nhảm về 2 nữ công nhân môi trường nhằm hạ uy tín TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng là ai?
3 nữ công nhân được nhận tiền lì xì của Chủ tịch nước
Rõ ràng là trong bức ảnh mà báo chí chụp được ngày Chủ tịch nước đi chúc tết thì thấy rằng có ít nhất 3 nữ công nhân được nhận lì xì, thế nhưng các đối tượng lại c tình cắt ghép bỏ bớt một người. Lý do vì sao vậy? Vì cô công nhân thứ 3 không xinh đẹp, đã trung tuổi và có nếp nhăn không thể xem đó là diễn viên điện ảnh nên phải loại bỏ ngay chăng?
Cuối cùng, phải dành “lời khen” cho việc tìm được “con mồi” phù hợp để gây ra sóng gió dư luận của đối tượng này. Nếu không phải là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn sự việc này không nhận được sự quan tâm lớn như vậy. Nếu để ý trong thời gian gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Tô Lâm luôn nhận được sự “chăm sóc kĩ càng” từ các đối tượng phản động như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Đài, Hải Điếu Cày… thế nên xuất hiện thêm một cái tên Chánh Lê “tát nước theo mưa” nữa thì cũng chẳng có gì lạ.
Qua một vài ý phân tích ở trên để thấy rằng, những đối tượng phản động đang bất chấp mọi thủ đoạn để hòng hạ uy tín của người đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng. Vì vậy mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình kiến thức để chọn lọc thông tin tránh việc bị “dắt mũi”. 

Hạ Anh

40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/02/1979 - 17/02/2019)

Bài 2: Lạng Sơn những ngày khói lửa

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã diễn ra khốc liệt tại 6 tỉnh biên giới vào rạng sáng 17/02/1979 trên các mặt trận. Quân Trung Quốc dùng hỏa lực, bộ binh, xe tăng nhanh chóng lấn chiếm biên giới các tỉnh.
Ác liệt nhất là mặt trận Đồng Đăng, Lạng Sơn, bởi chiếm được Đồng Đăng coi như con đường thọc sâu vào lãnh thổ nước ta của Trung Quốc trở nên thuận lợi. Những chứng tích, nhân chứng còn lại đã minh chứng sự chiến đấu anh dũng để gìn giữ từng tấc đất biên cương Tổ quốc của quân và dân ta.


40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/02/1979 - 17/02/2019)
Ông Nguyễn Văn Bình tại hang Đền Mẫu, Đồng Đăng, Lạng Sơn, nơi mà cách đây 40 năm là nơi trú ẩn của hơn 500 người dân trước quân địch

Cầm cự để chiến đấu đến cùng

Trong sử sách thị trấn Đồng Đăng ghi rõ: Năm 1979, tình hình biên giới với Trung Quốc diễn biến ngày càng phức tạp. Ngày 15/02/1979, phía Trung Quốc huy động 2 đại đội đánh chiếm một số điểm thuộc thị trấn Đồng Đăng và xã Bảo Lâm. Sáng sớm 17/02, thị trấn Đồng Đăng bị đánh chiếm… Bảo vệ Đồng Đăng, các chiến sĩ Đồn biên phòng 193 đã phối hợp với cảnh sát cơ động, đại đội công binh, Trung đoàn 12 cùng nhân dân xã Bảo Lâm nổ súng đánh trả quyết liệt. Lực lượng phòng thủ tại Đồng Đăng chưa được chi viện kịp, nhưng vẫn bám trụ trận địa cho tới ngày 22/02.
Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, quân Trung Quốc đã phải chở bộc phá đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn vào lỗ thông hơi giết hại nhiều thương binh và dân thường. Nhưng ác liệt nhất, phải kể đến cuộc bám trụ 3 ngày đêm tại hang Đền Mẫu của quân và dân thị trấn Đồng Đăng.
Trong cơn mưa nặng hạt những ngày giáp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, ông Nguyễn Văn Bình (nguyên là lính trinh sát, tiểu đội trưởng, trong sự kiện ngày 17/02/1979) đang giúp vợ và các con dọn dẹp vài chiếc ghế nhựa cũ kỹ sau buổi bán hàng ăn sáng dưới chân hang Đền Mẫu. Biết chúng tôi tìm đến ông để hỏi về cuộc chiến đấu biên giới cách đây 40 năm, ông Bình như “sống lại” thời khắc oanh liệt đó.
Cách đây tròn 40 năm, nhiều người cao tuổi ở thị trấn Đồng Đăng không ai không nhớ rạng sáng 17/02, khi mọi người đang ngon giấc thì bất chợt đạn pháo từ bên kia biên giới dội ầm ầm xuống thị trấn, khói mù mịt khiến nhiều người hoảng sợ. Ông Bình nhớ lại, lúc đó ông là tiểu đội trưởng đóng quân tại thị xã Cao Bằng nhưng vì bị ốm, ông Bình được đưa về tuyến dưới điều trị. Sau khi ra viện, ông Bình trở lại đơn vị, trên đường đi từ Hà Nội qua Đồng Đăng để lên Cao Bằng thì không ngờ tới Đồng Đăng (ngày 16/02/1979) cũng là thời điểm chiến sự nổ ra. Lúc 5 giờ sáng 17-2-1979, đạn pháo Trung Quốc bắn vào thị trấn đỏ trời.
Nhà ông Bình cạnh hang Đền Mẫu, pháo bắn cạnh nhà ông, ông hô hoán gia đình và làng xóm chạy lên hang để tránh đạn, vì vội không ai mang theo thứ gì. Lên đến hang thì gặp một đại đội cảnh sát cơ động cũng đang đưa từng tốp người dân địa phương di chuyển lên để tránh đạn pháo của địch. “Lúc tới hang, thấy đại đội toàn tân binh, kinh nghiệm còn ít nên tôi nghĩ không lên Cao Bằng nữa mà ở trong hang cùng bà con. Đã chiến đấu thì ở đâu cũng chiến đấu. Sau đó, tôi xin sáp nhập vào đại đội công an này, lúc đầu các anh chưa chấp nhận, sau khi xem giấy tờ quân nhân và biết tôi là người địa phương nên được chấp nhận cùng đại đội chiến đấu và bảo vệ người dân...” - ông Bình nhớ lại.
Cho tới giờ, trong tâm trí của người lính năm xưa vẫn không quên hình ảnh gần 500 người dân với 120 chiến sĩ cảnh sát cơ động cùng trú tại hang Đền Mẫu trong 3 ngày (từ sáng 17/02 đến ngày 19/02), không chỉ có cái đói, cái khát bủa vây mà còn là súng đạn của quân địch rình rập, đe dọa. Ban ngày, ông Bình và các chiến sĩ thay nhau canh gác cửa hang để đảm bảo quân Trung Quốc không xâm phạm tới tính mạng người dân. Nói là canh gác nhưng người phải nằm, phải bò từng gang để cảnh giới quân địch. Cầm cự được đến hết ngày 17/02, sang ngày 18/02, ban đêm, ông Bình cùng vài chiến sĩ đã bò ra ngoài, men theo sườn hang xuống nhà dân để tìm thức ăn cho đồng bào. “Gần như tìm được cái gì có thể ăn là ăn, lạc (đậu phộng) sống, su hào sống, cơm nguội… miễn cầm cự càng lâu càng tốt. Trong hang không có nước uống, người cứ khô đi...” - ông Bình xúc động kể.
Sát cánh chiến đấu cùng ông Bình trong những ngày ở hang Đền Mẫu còn có Binh nhì Triệu Quang Điện, thuộc Đại đội cảnh sát cơ động. Trong hàng trăm con người ở trong hang, 2 ông là người thông thạo địa hình, xông xáo trong từng việc. Cách đây 40 năm, Binh nhì Triệu Quang Điện chưa đầy 20 tuổi nhưng vô cùng gan dạ. Chứng kiến quân địch có hỏa lực mạnh, biết mình không bắn xuể, ông Điện nhắc đồng đội phải tiết kiệm đạn để chuyển phương án tác chiến bắn tỉa. “Tới khoảng 11 giờ trưa, tôi và các chiến sĩ nghĩ rằng, phải tính viên đạn nào cho địch, viên nào bảo vệ người dân. Đồng đội tôi có người hy sinh ngay trước cửa hang, lập tức có người khác cầm súng lên thế chỗ. Cho tới ngày 18/02, toàn bộ thị trấn Đồng Đăng bị bao vây, biết tình thế nguy hiểm, anh em bảo nhau bắn tỉa sau lưng địch... Việc bảo vệ đồng bào mình là trên hết, song lúc đó đạn dược rất ít nên việc chọn phương án tác chiến nào vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm đạn được ưu tiên hàng đầu...”, ông Điện nhớ lại.

Mở đường máu cứu đồng bào

Trong ký ức đầy sự kiện của mình, ông Bình vẫn thường kể chuyện cho các con cháu nghe về cuộc “giải cứu” hơn 500 người dân ở hang Đền Mẫu. Ông Bình tâm sự: “Trong chiến tranh, giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nếu không đánh giá kỹ, tìm hiểu kỹ đối phương sẽ dẫn đến thương vong rất lớn. Thực tế, sau 3 ngày trong hang, không ánh sáng, không thức ăn, không nước uống, sức lực đã dần cạn kiệt và phải tính phương án đưa đồng bào thoát ra ngoài càng sớm càng tốt. Sau vài ngày tìm hiểu, ông nắm được “điểm yếu” quân Trung Quốc là ban ngày chúng hùng hổ, đi đi lại lại quanh thị trấn với xe tăng yểm trợ, nhưng ban đêm chúng co cụm và thi thoảng chỉ bắn đạn chỉ thiên để dọa nạt”.
Chiều 18/02/1979, đại đội trưởng và chính trị viên đại đội cảnh sát cơ động bàn phương án đưa người dân trong hang ra vùng an toàn. Nhiều phương án được tính tới, trong đó có phương án đưa dân qua các khe núi hiểm trở để tránh quân Trung Quốc phát hiện (ông Bình gọi là yên ngựa). Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và một vài lần thăm dò quân Trung Quốc thông qua các lần đi tìm thức ăn, ông Bình ngăn cản phương án đó, bởi nếu đi giữa 2 khe núi ắt sẽ bị phục kích ở hai bên. Đại đội trưởng và chính trị viên thắc mắc thì ông phân tích: “Tôi là người khu vực này, nếu đi qua đó sẽ có 2 khẩu 12 ly 7 đợi sẵn”. Do vậy, phương án rời hang phải thay đổi, buổi tối hôm đó, ông Bình và ông Điện trinh sát lại khu vực để xem chỗ nào không bị phục kích, trước khi quyết định đưa người dân ra ngoài. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhận thấy tình hình yên ả hơn, ông Bình và ông Điện đề xuất đưa đại đội cảnh sát và người dân bắt đầu ra khỏi hang từ chiều ngày 19/02. Lối đi men bờ suối để ra quốc lộ 1B tới huyện Văn Quan. Lúc này, mọi người đã bàn nhau: “Nếu trên đường đi bị địch đánh thì phải chia nhỏ từng tốp để mở đường máu đưa bằng được dân ra khỏi vòng vây”.
Quả thật, quân Trung Quốc rất đông, hỏa lực mạnh, án ngữ nhiều nơi và đoàn người không tránh khỏi bị phục kích. Ông Điện và ông Bình lúc đó lấy hết sức để cõng những người bị thương ra khỏi vòng vây, một số đồng đội ông hy sinh ngay trước mặt. Nén lại nỗi đau, ông Bình, ông Điện cùng các chiến sĩ tiếp tục chiến đấu để đưa người dân về vùng an toàn. Trong thời gian từ chiều 19/02 đến sáng ngày 21/02, nhân dân mới đến được huyện Văn Quan. Lúc ra tới huyện Văn Quan, Trưởng ty Công an Đào Đình Bảng vỗ vai tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bình: “May quá, nhờ có đồng chí, nếu không thì đơn vị này không biết như thế nào”.
Trong cuộc giải vây đó đã có 13 chiến sĩ cảnh sát cơ động hy sinh. Sau này, khi nhắc lại sự kiện đó, Đại tá Triệu Quang Điện (nguyên Trưởng phòng Truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn) nói: “Chúng giết hết dân, phá nhà cửa, lúc đó mình chỉ nghĩ làm sao để cứu được bà con mình ra”. Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc, khi được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông Điện vẫn cho rằng: “Là thanh niên 18, đôi mươi, đi cứu dân, giữ nước là trách nhiệm của người chiến sĩ”.
ĐỖ TRUNG - NGUYỄN QUỐC - VĂN PHÚC

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT

Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu 38.400 đồng… Sau đó là màn quậy phá cảnh sát.
Ngày 12/02, Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thông tin với báo chí về vụ việc khởi tố Nguyễn Quang Tuy (49 tuổi, trú tại thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) về tội chống người thi hành công vụ.
Theo cơ quan Công an, qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Nghệ An biết ngày 09/02 có nhóm ba ô tô đi theo hướng TP.HCM - Hà Nội khi qua các trạm BOT thì thể hiện phản đối, chống đối và có quay phát trực tiếp trên mạng xã hội. Do đó, Công an tỉnh Nghệ An triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm BOT trên địa bàn Nghệ An.

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT
Bị can Nguyễn Quang Tuy tại cơ quan Công an.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, nhóm đi trên ba ô tô qua Trạm BOT Bến Thủy 2 thì ô tô BKS 47A - 130.89 do Tuy điều khiển chây ì, không chịu đưa đủ tiền mặt ra mua vé qua trạm.
Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu số tiền 38.400 đồng.
Tuy đề nghị được viết giấy xin nợ tiền, đòi quẹt thẻ ngân hàng, nhân viên bán vé không đồng ý và giải thích với Tuy trạm thu phí không quẹt thẻ ATM.
Sau đó, Tuy điều khiển ô tô lách qua barie đang đóng phía trước, đâm vào dải phân cách mềm và chạy qua trạm. Khi đến km 444 + 220, quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Nghi Lộc, lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An ra tín hiệu dừng xe nhưng Tuy không chịu xuất trình giấy tờ.
Đến 19 giờ cùng ngày, lực lượng CSGT Công an tỉnh, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên yêu cầu Tuy điều khiển xe chở 3 người cùng đi trên xe về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm việc.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi cơ quan Công an ra quyết định tạm giữ phương tiện và đang tiến hành làm việc thì Tuy tự ý bỏ ra ô tô rồi chốt khóa cửa.
Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã kiên trì tuyên truyền, vận động, yêu cầu người này xuống xe để tiếp tục làm việc nhưng Tuy không những không chấp hành mà còn cố tình khóa kín cửa xe rồi điều khiển xe chạy lòng vòng trong trụ sở Công an huyện. Ngoài ra, Tuy còn lao xe vào cán bộ, chiến sỹ công an huyện nhưng các chiến sĩ tránh được.
Sau nhiều giờ thuyết phục bất thành, đến 0 giờ ngày 10/02, Công an phải phá kính, lập biên bản bắt giữ quả tang Tuy.
Đại tá Lê Văn Thái cho biết: Hiện bị can Tuy đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ thêm một số tình tiết, hành vi. Về tờ tiền 200.000 đồng Tuy mang theo, vì chưa giám định nên chưa khẳng định được đó là giả hay thật.
“Cơ quan điều tra đã làm việc chắc chắn, cẩn trọng, tất cả các tài liệu liên quan đến sự việc chống người thi hành công vụ đã được thu thập đầy đủ từ camera hành trình ô tô, camera BOT Bến Thủy 2, đến lời khai cán bộ thi hành công vụ…” - Đại tá Thái nói.

B.SANG

40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/02/1979 - 17/02/2019)


Bài 1: Cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh nhân dân Việt Nam vừa kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng đất nước không lâu (1975), hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề. Chưa kể, nhân dân Việt Nam lại vừa phải trải qua cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam chống lại tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary. Do đó, đây là thử thách rất lớn đối với nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/02/1979 - 17/02/2019)

Phải khẳng định rằng, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau Đại thắng mùa xuân (30/4/1975), giang sơn liền một dải, khi mối quan hệ của ta với Liên Xô khăng khít hơn..., Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai (từ 234 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976, tăng lên 873 vụ năm 1977 và 2.175 vụ năm 1978), gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, khi thấy tập đoàn phản động Pôn Pốt bị quân dân Việt Nam trừng trị và bị nhân dân Campuchia (với sự giúp sức của quân tình nguyện Việt Nam) vùng lên đánh đổ, để đỡ đòn Pôn Pốt, đồng thời khích lệ Mỹ và các thế lực phản động khác tiếp tục chống phá cách mạng hai nước Campuchia và Việt Nam, ngày 17/02/1979, Trung Quốc mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, dài hơn 1.400km.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp ở biên giới phía Bắc, tháng 12/1978, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) họp, ra Nghị quyết xác định nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh “sẵn sàng mọi mặt công tác chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra”. Tiếp đó, ngày 06/01/1979, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị về việc tăng cường chiến đấu ở các tỉnh phía Bắc, nêu rõ: “Gấp rút đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương trên toàn tuyến biên giới, bảo đảm sẵn sàng đánh bại địch ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào”. Hai ngày sau, ngày 08/01/1979, Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị sẵn sàng chiến đấu, nêu rõ: “Tất cả các quân khu, quân chủng, binh chủng, đặc biệt là Quân khu 1, Quân khu 2 và các tỉnh biên giới phía Bắc, các quân chủng: Phòng không, Không quân, Hải quân phải ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất…”.
Bất chấp nỗ lực giải quyết căng thẳng bằng con đường hòa bình của ta, dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, từ 3h30’ ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động lực lượng lớn (hơn 600 nghìn quân) tiến công sang lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai; hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Giang.
Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, ngày 18/02/1979, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc, trong đó kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, triệu người như một, nhất tề đứng dậy quyết chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trên cơ sở Tuyên bố của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trên mặt trận Lạng Sơn (Quân khu 1), các lực lượng vũ trang địa phương nhanh chóng chặn đánh các mũi tiến công của quân bành trướng.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, Bộ Chính trị, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang cùng nhân dân địa phương phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, sử dụng lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 trực tiếp chiến đấu và điều động một bộ phận lực lượng của các quân khu, các tỉnh phía sau lên tăng cường. Điển hình là Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo và điều động Sư đoàn Bộ binh 327 (Quân khu 3), Sư đoàn 337 (Quân khu 4) cơ động lên Quân khu 1; điều động 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương TP Hà Nội lên mặt trận Lạng Sơn, 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương Hải Phòng đến mặt trận Quảng Ninh và 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Hà Sơn Bình lên mặt trận Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, đầu tháng 3/1979, Quân đoàn 2 nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng từ Campuchia về tập kết ở khu vực phía Bắc Hà Nội bí mật, an toàn, sẵn sàng bảo vệ biên giới phía Bắc.
Về phía Trung Quốc, tính đến đầu tháng 3/1979, trên dọc tuyến biên giới phía Bắc, đối phương đã chiếm được các thị xã: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường, Phố Lu, Sa Pa và một số thị trấn trên vùng biên giới. Nhằm ngăn chặn sự mở rộng tiến công xâm lược của Trung Quốc, ngày 05/3/1979, Chủ tịch nước công bố Lệnh tổng động viên lực lượng để bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, hàng triệu người, chủ yếu là thanh niên ở hầu khắp các tỉnh, thành phố đã tình nguyện đăng ký gia nhập lực lượng vũ trang, ra mặt trận, lên tuyến trước xây dựng trận địa chống quân thù. Nhiều đoàn viên, thanh niên ở Hà Nội và các địa phương khác đã viết đơn tình nguyện lên biên giới để được trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, chấp hành Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, trên hai hướng Quân khu 1 và Quân khu 2, toàn quân và toàn dân đã tích cực chuẩn bị, tăng cường tổ chức lực lượng, củng cố và xây dựng thêm một số đơn vị, sẵn sàng chiến đấu, tập trung cho phản công đánh bật quân Trung Quốc ra khỏi biên giới Tổ quốc. Trước những tổn thất lớn về lực lượng và bị dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ, ngày 05/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Với truyền thống nhân nghĩa và lòng mong muốn củng cố hòa bình, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để Trung Quốc được yên ổn rút toàn bộ lực lượng và phương tiện chiến tranh về nước.
Ngày 07/3/1979, Báo Nhân Dân đăng Xã luận nêu rõ thắng lợi của quân và dân Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: “Bọn xâm lược không thể đùa giỡn với ý chí của chúng ta, càng không thể đùa giỡn với sức mạnh bách chiến bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam chúng ta”. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tính từ ngày 17/02 đến 18/3/1979), quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự... của quân bành trướng.
Không thành công với mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” do bị sự kháng cự quyết liệt của quân ta và thiệt hại nặng nề, trong quá trình rút quân, quân Trung Quốc đã phá hoại nhiều thị trấn và các thị xã: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn; phá hủy nhiều đường sá, cầu cống… Trước tình hình đó, Bộ Chính trị chủ trương “để cho địch rút quân và ngừng triển khai cuộc phản công, nhưng tiếp tục dùng lực lượng tại chỗ đánh nhằm hạn chế các hoạt động phá hoại của địch, thúc đẩy chúng rút nhanh hơn”. Đến ngày 18/3/1979, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc cơ bản quân Trung Quốc đã rút khỏi đất Việt Nam.
Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979 là dịp để tôn vinh, tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, phấn đấu vươn lên xây dựng một Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ mong đợi lúc sinh thời! 

VŨ THÀNH TRUNG (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ NỮ SINH ĐI GIAO GÀ BỊ SÁT HẠI Ở ĐIỆN BIÊN


Liên quan đến vụ nữ sinh đi giao gà bị sát hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên, sau một thời gian khẩn trương điều tra xác minh vụ án, Công an tỉnh Điện Biên đã có những thông tin chính thức về vụ việc.

Lực lượng Công an khám xét khẩn cấp nơi ở của Vương Văn Hùng
Theo thông tin Ban chuyên án, vào khoảng 18 giờ 30’ ngày 04/02 (tức 30 tháng Chạp), con gái chị Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, trú tại Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là Cao Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1997, cùng trú tại địa chỉ trên, hiện là sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) sử dụng xe máy biển kiểm soát 27H1-7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau khi Duyên đi khoảng 2 giờ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy. Sau đó, gia đình không liên lạc được nên đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Đến 9 giờ ngày 06/02 (tức mùng 2 Tết năm Kỷ Hợi), lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe máy mà Duyên dùng để chở gà, tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đến 10 giờ 30’ ngày 07/02 (tức mùng 3 Tết), lực lượng điều tra tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông, thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan Công an xác định nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên bị chết do siết cổ.
Đến ngày 10/02, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ đối tượng Vương Văn Hùng (sinh năm 1984) trú quán tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là đối tượng đã 4 lần vi phạm pháp luật và có 3 tiền án, hiện sống lang thang ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Bước đầu Vương Văn Hùng khai nhận đã giết nạn nhân để cướp tài sản.
Lực lượng Công an đã thu giữ nhiều vật chứng gồm 1 xe máy, thẻ ATM của nạn nhân, 1 giấy đăng ký xe máy, 8 con gà sống, 1 lồng gà và nhiều vật chứng khác liên quan được đối tượng cất giấu tại nhiều nơi khác nhau.
Đấu tranh mở rộng vụ án, ngày 11/02, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục khám xét khẩn cấp căn nhà cậu ruột của Vương Văn Hùng tại Đội 16, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là căn nhà đối tượng Hùng cư trú từ ngày 02/02 đến khi bị bắt.
Qua khám xét, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện chiếc điện thoại của nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên và 1 sim điện thoại đối tượng đã sử dụng để liên lạc với nạn nhân, yêu cầu giao gà vào chiều 30 Tết.
Ban chuyên án, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Điện Biên đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc./.


TRANH CÃI QUANH VIỆC VEC TỪ CHỐI PHỤC VỤ 2 Ô TÔ TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC?


Ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị đã quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện có biển số 51A - 558.50 và 51G - 772.56 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác.

TRANH CÃI QUANH VIỆC VEC TỪ CHỐI PHỤC VỤ 2 Ô TÔ TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC?

Cụ thể, ông Nguyễn Viết Tân cho hay, vào lúc 18 giờ 20 phút ngày 10/02, phương tiện mang biển kiểm soát 51A - 558.50 di chuyển vào làn thu phí số 7, hướng từ Long Thành - Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến cabin thu phí, mặc dù đã nhận được tín hiệu từ nhân viên thu phí nhưng người điều khiển phương tiện đã không trả thẻ thu phí và trả tiền phí mà cố tình dừng tại làn thu phí.
Sau đó, các xe có biển số 51C - 781.96, 51G - 772.56 cũng thực hiện hành vi tương tự tại làn thu phí số 10, số 8. Nhằm tránh tình trạng kẹt xe nghiêm trọng nên nhân viên trạm thu phí đã mời các tài xế vào văn phòng của trạm để giải thích cụ thể, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác.
“Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện 51A - 558.50, 51G - 772.56 và những người đi cùng đã không tuân thủ hiệu lệnh của nhân viên điều khiển giao thông, có hành động phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa đánh đuổi nhân viên điều khiển giao thông, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực” - ông Nguyễn Viết Tân cho hay.
Giải thích về lý do từ chối phục vụ đối với 2 phương tiện này, Giám đốc VEC E Nguyễn Viết Tân cho hay, căn cứ theo quy định tại Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 về việc ban hành “Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác”, VEC E đã quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện trên.
Trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia pháp luật cho rằng, cần xem lại quy định của VEC về việc từ chối phục vụ đối với các phương tiện giao thông khi vi phạm các quy định trên đường cao tốc. Bởi đường cao tốc là hệ thống của đường giao thông, khi phương tiện vi phạm quy định về giao thông thì đã có chế tài Luật Giao thông đường bộ. Nếu chủ xe vi phạm các quy định khác, gây mất trật tự, an ninh thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật, có thể xử phạt hành chính, hình sự.
Các chuyên gia pháp luật cho rằng: “Việc từ chối phục vụ phương tiện gắn với một biển số nào đó khi chiếc xe này vi phạm các quy định trên đường cao tốc là chưa hợp lý bởi chiếc xe chỉ là một phương tiện giao thông không hề có lỗi gì, mà lỗi phải là do người điều khiển”.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ NHÓM PHÁ HOẠI GÂY ÁCH TẮC GIAO THÔNG

Chiều 09/02/2019, một tài xế xe hơi mang biển kiểm soát Đắk Lắk cố tình đâm vào barie và cọc tiêu phản quang để vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.

Tài xế cố tình đâm barie vượt Trạm thu phí Bến Thủy 2
Chiếc xe con đâm barie, vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2 - Video: Chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh cung cấp
Tối 09/02 (Mùng 5 tết), ông Võ Nghệ Sỹ - Giám đốc Chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh, Nghệ An - cho hay, đơn vị này đã lập biên bản sự việc xử lý một chiếc xe con cố tình đâm vào cọc tiêu nhựa để vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.
Trước đó, chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh nhận được thông tin từ các đơn vị quản lý trạm thu phí BOT quốc lộ 1 ở Quảng Đông (Quảng Bình) và Cầu Rác (Hà Tĩnh) thông báo về một nhóm người đi ôtô có hành vi được cho là gây rối khi cố tình chây ì, kéo dài thời gian trả phí đường bộ tại các trạm.
Đặc biệt, nhóm người còn quay video clip phát trực tiếp lên mạng xã hội.
Đến khoảng 15h chiều 09/02, đoàn xe này đi tới trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.
Lúc này, tài xế ôtô mang biển số 47A - 130.xx cố tình không mua vé bằng cách lấy các lý do “tôi hết tiền và đề nghị ghi nợ” và “tôi quẹt thẻ ATM để trừ phí”. Sau đó, người này lái ôtô đâm gãy cọc tiêu nhựa phản quang tại làn 5, rồi vượt trạm thu phí.
Ngay khi sự việc xảy ra, chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh đã báo cáo sự việc cho các cơ quan chức năng và đề nghị Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc, xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật của tài xế.
Đến khoảng 17h30’ cùng ngày, lực lượng CSGT đã đón dừng và yêu cầu tài xế ôtô mang biển số 47A - 130.xx về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm rõ sự việc.
Được biết, kẻ cầm đầu toán lái xe phá hoại từ Nam ra Bắc không ai khác chính là cái gọi là “nhà báo” Trương Châu Hữu Danh. Chưa nói về câu chuyện đúng sai của BOT, tuy nhiên, hành vi bất chấp pháp luật, hành xử như một tên giang hồ của nhà báo Trương Châu Hữu Danh thật khó chấp nhận. Không chỉ lập nhóm đi gây rối ở nhiều tỉnh thành, nhà báo Danh còn cố tình dàn dựng, tổ chức các tình huống phá hoại, chống người thi hành công vụ, quay phim đăng tải và cung cấp cho bọn phản động như Le Dung VoVa đăng tải lên các kênh truyền thông phản động để bôi nhọ uy tín các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Dưới góc nhìn pháp luật, hành vi của Trương Châu Hữu Danh là hành vi phá hoại, chà đạp, xem thường kỷ cương phép nước. Dưới góc nhìn báo chí, hành động của Trương Châu Hữu Danh với những thủ đoạn cò con, khôn lõi gián tiếp phết những vết nhơ lên bức tranh ngành báo và cũng chính hành vi đó, Trương Châu Hữu Danh tự liệt mình vào hàng những tên lưu manh, vô học.
Có thể thấy, quá trình quẩy phá của Trương Châu Hữu Danh không chỉ riêng gì tại Trạm thu phí Bến Thủy 2 mà diễn ra một cách có hệ thống, trong một thời gian dài với tính chất chống đối cao. Thừa nhận rằng, tình trạng BOT có nơi còn tồn tại nhiều bất cập song bất cập đó không thể và không bao giờ là cái cớ hợp pháp để bất cứ một cơ quan, tổ chức, hay cá nhân nào được quyền cho phép mình hành xử vượt trên pháp luật, xem thường kỷ cương phép nước.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật cần vào cuộc, điều tra khởi tố vụ án phá hủy tài sản; chống người thi hành công vụ; cố tình gây ách tắc giao thông; truyền đưa thông tin cơ quan, cá nhân, tổ chức lên không gian mạng với mục đích xấu của nhóm tài xế... nhằm đảm bảo đúng người, đúng tội, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Đồng thời sớm có giải pháp giải quyết triệt để những bất cập, tồn tại diễn ra tại một số BOT.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

TƯ TƯỞNG BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỰ MẤT GỐC, LAI CĂNG, CHỐI BỎ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải bỏ Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Âm lịch), chỉ nên đón Tết Dương lịch như các nước trên thế giới.

TƯ TƯỞNG BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỰ MẤT GỐC, LAI CĂNG, CHỐI BỎ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Những người này cho rằng duy trì Tết Nguyên đán như lâu nay dẫn đến sự tốn kém về kinh tế xã hội, từ nhà nước đến người dân, trung bình mỗi người dân đã tiêu tốn cho việc mua sắm Tết Nguyên đán từ vài triệu, cho đến hàng chục triệu đồng. Sự tốn kém còn kéo dài sau Tết, nhất là việc tham gia các lễ hội văn hóa dân gian. Các doanh nghiệp ở nước ngoài làm việc trong dịp Tết, còn người Việt Nam thì lo nghỉ Tết, do vậy bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Một số khác cho rằng Tết Nguyên đán là sản phẩm của văn hóa Trung Quốc, không phải văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Tuy nhiên, những người có tư tưởng như đã nêu ở trên có thể đã quên, không tính toán kỹ hoặc chưa biết những vấn đề sau đây:
Về kinh tế, Tết Nguyên đán là cơ hội làm ăn của các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là cung cấp những hàng hóa, dịch vụ truyền thống. Sự phát triển của các ngành cung cấp hàng hóa và dịch vụ này cho thu nhập lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong mỗi dịp Tết đến xuân về, đóng góp rất lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Mặt khác, Tết Nguyên đán cùng với các lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán đem lại nguồn thu to lớn cho ngành du lịch Việt Nam, thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, du lịch, khám phá vẻ đẹp về thiên nhiên, con người, ẩm thực, nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam mà phần lớn các nước trên thế giới không có được. Đối với nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp rất thuận lợi trong việc giao lưu với nước ngoài, để đi đến những thỏa thuận về ngoại giao, kinh tế và cả về chính trị, hoặc để ký kết các hợp đồng kinh doanh.
Về văn hóa, từ “Tết” là một từ thuần Việt. Người Trung Quốc gọi là “Tiết” (phiên âm Hán Việt). Lịch sử đã chứng minh rằng Tết Nguyên đán là sản phẩm văn hóa, phong tục tập quán có từ lâu đời của người Việt, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp trồng lúa nước, dựa vào “lịch mặt trăng”, thời tiết các mùa trong một năm để tính toán cho vụ mùa đạt kết quả cao. Tết Nguyên đán bắt nguồn từ các bộ lạc Việt ở phía nam sông Trường Giang với nghề trồng lúa nước lâu đời.
Còn ở Trung Nguyên (tức Cao nguyên Hoàng thổ), nơi khởi phát nền văn minh Trung Hoa, người dân xây dựng nền kinh tế của mình chủ yếu bằng nghề trồng lúa mì và chăn nuôi du mục, nên việc canh tác, nuôi trồng những sản vật cũng tuân theo một chu trình thời tiết nông vụ hoàn toàn khác so với những cư dân vùng lúa nước.
Trong quá trình xâm lược và mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã lần lượt thôn tính các bộ lạc Việt. Một số bộ lạc đã bị Hán hóa như Điền Việt (vùng Vân Nam, Quý Châu), Mân Việt (vùng Phúc Kiến), Đông Việt (vùng Giang Tây), Dương Việt (vùng Giang Tô), Ư Việt (vùng Chiết Giang), Sơn Việt (vùng Quảng Đông)… Chỉ có Âu Việt và Lạc Việt còn tồn tại, mở rộng bờ cõi và phát triển xuống phía nam, hình thành nên nước Việt Nam ta như hiện nay.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Tết Nguyên đán của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, thuần Việt và được lưu giữ đến ngày hôm nay. Các thủ tục nghi thức tế lễ, đến các sản vật, các trò chơi… đều có trong các lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. “Lễ hội cày tịch điền” là sự đánh dấu khởi đầu của một vụ mùa tươi tốt trong năm. Các sản vật như bánh chưng, bánh dày, bánh tét, bánh in... được làm với gạo nếp, đậu xanh thường được dùng trong dịp Tết Nguyên đán cũng chính là những sản vật của nền nông nghiệp lúa nước. Người Việt còn có lễ cúng Ông Táo và thả cá chép về chầu trời trong ngày 23 tháng chạp âm lịch, mâm ngũ quả được bày trang trọng trên bàn thờ tổ tiên; các lễ hội như chọi trâu (ở Đồ Sơn, Hải Phòng), rước giò hoa tre (Sóc Sơn, Hà Nội), cày ruộng tịch điền (Đọi Sơn, Hà Nam)… tất cả đều gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, đậm đà bản sắc văn hóa của người Việt Nam ta mà không một quốc gia nào khác trên thế giới có được.
Trong quá trình giao lưu văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được tích hợp vào những tục lệ chung trong dịp Tết Nguyên đán hoặc được bảo lưu trong mỗi vùng miền. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với nước ngoài, một số phong tục liên quan đến Tết Nguyên đán của một số nước đông á cũng được du nhập và tích hợp vào tục lệ Việt Nam, nhưng không bao giờ là sự sao chép nguyên vẹn, mà được biến đổi, điều chỉnh cho phù hợp với phong tục tập quán người Việt. Dù có phong phú, đa dạng đến đâu thì Tết Việt vẫn luôn gắn liền với nghề nghiệp của thủy tổ cư dân người Việt là nghề trồng lúa nước.
Vì vậy, việc cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc là hoàn toàn không có logic và không có biện chứng lịch sử.
Không phải tất cả mọi người dân Việt Nam ai cũng đều được nghỉ Tết, mà ngược lại, tất cả các cơ quan nhà nước đều cử cán bộ, công nhân viên trực trong dịp Tết; các ngành như quân đội, công an nghỉ Tết rất hạn chế, tăng cường làm việc nhằm bảo vệ an ninh, quốc phòng; các doanh nghiệp thiết yếu như ngành điện, ngành vệ sinh môi trường vẫn hoạt động bình thường… để nhân dân đón cái Tết vui tươi, bình an.
Tết Nguyên đán là dịp để mỗi người Việt Nam từ trong và ngoài nước sum họp, hướng về tổ tiên, quê hương đất nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc.
Trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan, phải luôn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do vậy, cần nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, đa chiều về góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không nên nhìn một cách phiến diện, thiển cận để rồi hô hào đòi bỏ Tết Nguyên đán là điều bất hợp lý, biểu hiện của sự mất gốc, lai căng văn hóa phương Tây, chối bỏ văn hóa truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam.

 TTN

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

VỮNG BƯỚC DƯỚI LÁ CỜ VINH QUANG CỦA ĐẢNG


Ngày 03/02/1930, giữa đêm đen nô lệ của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời, thắp lên ánh sáng niềm tin cho công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đảng là sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và chủ nghĩa Mác - Lê-nin do lãnh tụ kính yêu Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện từ những ngày đầu tiên còn trong trứng nước. Đảng là sự lựa chọn của dân tộc qua thực tế khắc nghiệt của cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Đảng là sự lựa chọn khách quan của lịch sử để trở thành người lãnh đạo duy nhất công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu nhà.

VỮNG BƯỚC DƯỚI LÁ CỜ VINH QUANG CỦA ĐẢNG

Ở tuổi 15, với năm nghìn đảng viên, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đánh đổ thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản và ách thống trị phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong thế nước “ngàn cân treo sợi tóc” với những khó khăn chồng chất của một chính quyền non trẻ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vững tay chèo lái, tranh thủ thời cơ để duy trì hòa bình, dưỡng sức dân, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ.
Chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân xâm lược Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là minh chứng không gì thuyết phục hơn cho sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, cho sức mạnh vô địch của nhân dân, của đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng khơi dậy và tổ chức. Điện Biên Phủ còn là đòn đánh cuối cùng quyết định, kết liễu số phận của chủ nghĩa thực dân cũ, là đột phá khẩu mở ra cơ hội và động viên thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên đấu tranh giải phóng, tự cứu lấy mình.
Dường như lịch sử nhân loại nửa cuối thế kỷ XX đã chọn dân tộc ta là điểm tựa thử thách cho lương tri con người, làm người chiến sĩ tiên phong trong cuộc chiến đấu chống lại cái ác và thói cường quyền đế quốc. Những hy sinh gian khổ của 9 năm kháng chiến trường kỳ chỉ mới mang lại hòa bình cho một nửa đất nước, nửa miền Nam ruột thịt còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta bình tĩnh, tự tin bước vào một thời kỳ mới, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Chiến thắng lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 đã viết nên một trong những trang sử tươi thắm rực rỡ nhất của dân tộc ta, chôn vùi chủ nghĩa thực dân mới, đuổi sạch bóng quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Đây là chiến thắng của lòng quả cảm, đức hy sinh, trí thông minh, tinh thần yêu nước, đoàn kết đồng lòng của dân tộc, được Đảng, Bác Hồ khơi dậy, tổ chức và rèn luyện thành lực lượng bách chiến, bách thắng. Đây cũng là chiến thắng của xu thế thời đại, của tình đoàn kết giúp đỡ của các nước anh em, của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên toàn thế giới!
Từ đống đổ nát do những tàn phá của cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm, dân tộc ta lại bước vào một thời kỳ thử thách mới. Đi ra từ thế nước có chiến tranh, Đảng bắt tay vào sự nghiệp mới mẻ - lãnh đạo công cuộc xây dựng cuộc sống mới và phát triển kinh tế - xã hội. Cho dù nơi biên giới phía Nam, phía Bắc còn chưa yên, cho dù cuộc sống của người dân còn bữa no, bữa đói, cho dù trên thế giới còn có những thế lực chống phá, bao vây cấm vận hòng xóa sổ những thành tựu cách mạng mà dân tộc ta đã giành được bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình, nhưng chúng ta đã đứng vững, đã vượt lên mọi khó khăn thử thách để đi tiếp con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và từ trong những khó khăn thử thách đó, Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, tự phê bình, nhận thức được những hạn chế, khiếm khuyết và mở ra một hướng đi mới, đúng đắn cho dân tộc. Hướng đi đó chính là đường lối “đổi mới” được Đại hội lần thứ VI của Đảng hoạch định và lãnh đạo toàn dân thực hiện.
Qua 25 năm thực hiện đường lối “đổi mới” của Đảng, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Thắng lợi của công cuộc “đổi mới” lại một lần nữa thể hiện sức mạnh văn hóa tiềm ẩn của dân tộc, tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam. Hơn thế nữa, đó là minh chứng hùng hồn cho sự đúng đắn của con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, minh chứng cho vai trò và năng lực lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc và phát triển nền kinh tế.
Tám mươi chín năm có Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta, đất nước ta đã đi những bước đi thần kỳ trên con đường phát triển. Từ thân phận nô lệ, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân xã hội, “có cơm ăn, có áo mặc, được học hành”. Từ một đất nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, nước ta đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, có vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Từ một dân tộc lầm than, mất nước, chúng ta đã ngẩng cao đầu, tự hào là dân tộc Việt Nam anh hùng trong đấu tranh, trí tuệ và sáng tạo trong xây dựng, sánh vai với các dân tộc trên toàn thế giới./.