KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Phạt chủ trang facebook đầm bầu 20 triệu vì đưa tin không đúng về dịch tả heo Châu Phi

Khoảng 20 triệu đồng là mức xử phạt hành chính đối với chủ sở hữu tài khoản trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami do hành vi tung tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.

Phạt chủ trang facebook đầm bầu 20 triệu vì đưa tin không đúng về dịch tả heo Châu Phi
Chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đăng thông tin đính chính tin thất thiệt về dịch tả heo châu Phi
Theo thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, chiều 11/3, đại diện Cục đã có buổi làm việc với chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami xung quanh việc tài khoản này đã có những thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi trên mạng xã hội.
Kết thúc buổi làm việc với cơ quan chức năng, chủ tài khoản facebook này đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt khoảng 20 triệu đồng (khung phạt từ 20-30 triệu đồng). Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt chính thức trong tuần này.
Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết trong buổi làm việc, chủ shop Đầm bầu thời trang Mami tỏ ra hối hận về hành vi tung tin sai sự thật trên facebook và nhận thức hành vi sai trái của mình là do nhận thức kém.
Đồng thời đã khắc phục bằng việc gỡ ngay thông tin sai sự thật đăng ngày 04/3. Ngày 10/3, chủ trang facebook này cũng đã viết một đính chính khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả heo châu Phi.


Gian lận thi tại Hòa Bình: Đã nhận tiền sửa điểm thi Quốc gia từ nhiều năm

Cơ quan ANĐT - Bộ Công an ngày 11/3 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Đây là vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm và mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Việc can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh đã ảnh hưởng đến kết quả thi, xét tuyển đại học của các thí sinh khác, trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, lấy kết quả xét tuyển vào các Trường Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.
Quá trình điều tra xác định: Ngày 14/5/2018, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 1165/ QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018.
Trên cơ sở đó, ngày 15/5/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 1196/QĐ-SGDĐT thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018.
Trong đó, Tổ chấm thi trắc nghiệm gồm có Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi làm tổ trưởng; Nguyễn Khắc Tuấn, Chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD); Đỗ Mạnh Tuấn; Nguyễn Hồng Biển, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy C; Đào Ngọc Thuật, giáo viên Trường THPT Mai Châu và Trần Phi Điệp, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy.
Tổ chấm thi tự luận môn Ngữ văn do Diệp Thị Hồng Liên, Phó Trưởng phòng KT&QLCLGD, Phó Trưởng ban chấm thi phụ trách gồm 1 trưởng môn chấm thi (Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cộng Hòa) và 45 cán bộ, giáo viên.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi, Vinh, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cùng một số đối tượng liên quan đã có hành vi sửa chữa, nâng điểm bài thi cho các thi sinh... làm sai lệch kết quả thi tại tỉnh Hòa Bình.
Kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an có đủ căn cứ xác định: Đầu tháng 5/2018, tại phòng làm việc riêng của Vinh, Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hòa Bình. Vinh và Mạnh Tuấn thống nhất, phải sửa trực tiếp trên bài thi của thí sinh, trước khi đưa vào máy quét file ảnh bài làm gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo sự thống nhất giữa các đối tượng, Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng để bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng thi bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện. Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp sửa bài thi của thí sinh.

Gian lận thi tại Hòa Bình: Đã nhận tiền sửa điểm thi Quốc gia từ nhiều năm
Nguyễn Khắc Tuấn và Ðỗ Mạnh Tuấn.

Sau đó, Mạnh Tuấn đã gặp, trao đổi và bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị bút chì, tẩy bút chì, in sẵn đáp án của các môn thi trắc nghiệm Bộ GD&ĐT đã công bố trên mạng Inrternet ra giấy A4; tập hợp danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi (có thí sinh cần đạt điểm xét tuyển đại học, có thí sinh chỉ cần đủ để tốt nghiệp THPT).
Để tạo điều kiện cho Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn can thiệp, sửa chữa, nâng điểm bài thi trắc nghiệm được thuận lợi, không bị phát hiện, Vinh đã chủ động tham mưu, lựa chọn và đề xuất nhân sự tổ chấm thi trắc nghiệm.
Trong đó, có Đỗ Mạnh Tuấn (mặc dù vào thời điểm trình ký Quyết định thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018, vẫn chưa có văn bản giới thiệu tham gia); chủ động bố trí tổ chấm thi trắc nghiệm làm việc, sinh hoạt tại tầng 5, Nhà khách Hòa Bình...
Trong đó phòng 503 là phòng ở và phòng 504 là phòng chấm trắc nghiệm. Bộ phận Thanh tra, Công an giám sát, bảo vệ tổ chấm thi trắc nghiệm ăn, nghỉ, làm việc tại tầng 4. Thanh tra, giám sát bảo vệ Ban làm phách ăn, nghỉ làm việc tại Phòng 404. Giữa cầu thang tầng 4 và 5 cửa sắt được khóa để cách ly vào buổi tối.
Tổ chấm thi trắc nghiệm tập trung và thực hiện nhiệm vụ chấm thi từ ngày 29/6/2018 đến ngày 09/7/2018. Buổi tối các ngày từ 30/6/2018 đến 03/7/2018, Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn sử dụng chìa khóa do Nguyễn Quang Vinh đưa, bóc niêm phong, mở khóa đột nhập vào phòng 504 để trực tiếp thực hiện việc chỉnh sửa đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm (bài thi) của các thí sinh theo danh sách đã tập hợp sẵn.
Trong vụ án này, thủ đoạn của Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn rất tinh vi. Cụ thể, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn đã sử dụng dao rọc giấy rạch theo mép gấp niêm phong túi đựng bài thi số 2, số 1, lấy các bài thi của thí sinh cần nâng điểm, đối chiếu với đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tẩy đáp án sai, dùng bút chì tô lại đáp án đúng. Hoặc tẩy tất cả đáp án rồi tô lại đáp án đúng theo điểm được yêu cầu...
Sau khi sửa, các đối tượng cho bài thi vào túi đựng bài, dùng ghim hoặc phết một lớp hồ dán lên tờ niêm phong bài thi để không bị phát hiện. Một số trường hợp thí sinh có bài thi đã “scan” lên vi tính chưa kịp sửa, Mạnh Tuấn mở máy vi tính rồi tiến hành scan lại toàn bộ tập bài thi và copy đè lên tập bài thi đã scan trước đó.
Cũng có trường hợp, chỉ “scan” riêng bài thi của thí sinh đã được sửa đáp án. Sau đó, các bài thi được thực hiện việc chấm điểm đúng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà không bị phát hiện. Kết thúc việc chấm thi, Mạnh Tuấn đã nhờ Nguyễn Khắc Tuấn chuyển lại cho Vinh chùm chìa khóa đã sử dụng để đột nhập vào phòng 504, thực hiện việc can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho các thí sinh.
Căn cứ kết quả điều tra, lời khai của bị can, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã trưng cầu Viện khoa học hình sự Bộ Công an tiến hành giám định 210 bài thi trắc nghiệm của 77 thí sinh có dấu hiệu bị can thiệp, nâng điểm.
Kết luận giám định, xác định 140/210 bài thi của 56 thí sinh tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án, các đáp án trên bài thi trắc nghiệm không phải do cùng một người tô ra. Kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT xác định 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh (có danh sách kèm theo) được can thiệp, nâng điểm ít nhất từ 0,2 điểm đến cao nhất 9,25 điểm/ một môn thi.
Trong số này, có thí sinh Đỗ Nguyễn Hoàng Anh là cháu của Nguyễn Quang Vinh (môn toán nâng 4,6 điểm; môn ngoại ngữ 5,2 điểm). Trong việc can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm, bị can Mạnh Tuấn thừa nhận được hưởng lợi bất chính 550 triệu đồng.
Ngoài ra, kết quả điều tra còn xác định, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình là thí sinh Đinh Ngọc Thảo.
Đối với môn thi tự luận, Đỗ Mạnh Tuấn khai nhận còn được Vinh chỉ đạo làm “Sinh phách” (mã hóa số báo danh của thí sinh từ phần mềm quản lý thi) chấm thi tự luận môn ngữ văn, mặc dù Tuấn không có nhiệm vụ.
Thông qua việc làm “Sinh phách”, Đỗ Mạnh Tuấn tập hợp và đưa lại cho Vinh danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi môn ngữ văn để Vinh chỉ đạo, xử lý. Kết quả chấm thấm định bài thi tự luận môn ngữ văn của Bộ GD&ĐT xác định có 22 bài thi của 22 thí sinh được chấm chênh lệch điểm từ 1,25 đến 4,75.
Song quá trình đấu tranh, cơ quan điều tra chưa có đủ căn cứ kết luận các cá nhân liên quan có dấu hiệu sai phạm trong việc can thiệp, nâng điểm thi tự luận môn ngữ văn như lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn. 
Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tiến hành điều tra mở rộng vụ án, xem xét trách nhiệm những người có quan hệ, nhờ Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp; nâng điểm thi cho các thí sinh; trách nhiệm nhân thân thí sinh và thí sinh; trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT của tỉnh và các thành viên còn lại của Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hòa Bình khi để xảy ra can thiệp, nâng điểm bài thi cho các thí sinh, tuy nhiên chưa có căn cứ để xử lý trong vụ án.


Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

MỜI CHỦ FANPAGE ĐẾN LÀM RÕ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) đã gửi giấy mời chủ tài khoản fanpage “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đến để làm rõ việc đăng thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.

MỜI CHỦ FANPAGE ĐẾN LÀM RÕ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu chủ tài khoản fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đến làm việc, giải trình về thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.
Chiều tối ngày 08/3, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT, Bộ Thông tin và truyền thông - cho biết Cục này đã có giấy mời gửi chủ tài khoản fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” để làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi và kêu gọi tẩy chay thịt heo đã đăng tải.
Theo nội dung giấy mời, Cục PTTH-TTĐT mời chủ sở hữu trang fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” có địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân đến để làm việc về việc hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng xã hội Facebook.
Thời gian làm việc theo giấy mời là 15h ngày 11/3. Giấy mời cũng nêu rõ, trường hợp chủ tài khoản Facebook này không đến làm việc theo giấy mời, Cục PTTH-TTĐT sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, sáng 08/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông kiến nghị xử lý một số cá nhân đã đăng tải thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi, trong đó có trang fanpage “Đầm Bầu Thời Trang Mami”.
Theo Bộ NN-PTNT, dịch tả heo châu Phi không lây sang người và hành vi đăng tin sai sự thật này sẽ gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội./.

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG THI HÀNH KỶ LUẬT MỘT SỐ CÁN BỘ


Trong hai ngày 06 và 07/3/2019 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 34. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG THI HÀNH KỶ LUẬT MỘT SỐ CÁN BỘ

Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện các dán, công trình trên địa bàn huyện; chấp hành không nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội.
- Các đồng chí Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy; Hoàng Thanh Vân, nguyên Thành ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy; Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và các đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Đình Dần, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Thế Hà, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì trong các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Đại tá Nguyễn Ngọc Thư và Đại tá Đào Ngọc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng
Trong thời gian giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Tổng Công ty Thái Sơn, các đồng chí Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tiếp nhận, chuyển ngạch lương, bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) sai quy định, để đối tượng này lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian dài; trong việc thành lập, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P do Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, để Công ty có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật và xử lý hình sự.
Vi phạm của đồng chí Nguyễn Ngọc Thư và đồng chí Đào Ngọc Tuấn là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Quân đội. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các đồng chí Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn.
3. Xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Đại tá Nguyễn Hải Châu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Phạm Ngọc Dũng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375, Quân chủng Phòng không – Không quân
Trong thời gian giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 375, các đồng chí Nguyễn Hải Châu và Phạm Ngọc Dũng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Chỉ huy Sư đoàn có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Vi phạm của đồng chí Nguyễn Hải Châu và đồng chí Phạm Ngọc Dũng là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và Quân đội. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với các đồng chí Nguyễn Hải Châu và Phạm Ngọc Dũng.
4. Xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dệt may Việt Nam trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp.
Qua giám sát, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
5. Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 03 trường hợp; cho ý kiến vào dự thảo Quy định trách nhiệm chỉ đạo của UBKT cấp trên đối với UBKT cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để trình Ban Bí thư xem xét, quyết định.

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

NGUYÊN NGỌC XƯA, NAY CÒN ĐÂU?

“Bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn,
Ham mồi béo nạp mình cho quỷ dữ”...

NGUYÊN NGỌC XƯA, NAY CÒN ĐÂU?
Nguyên Ngọc xưa, nay còn đâu??
Nhiều người, nhất là lớp học sinh, sinh viên Việt Nam đều biết đến nhà văn mang bút danh Nguyên Ngọc với những tác phẩm đã đi vào bất hủ như “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”, “Đất Quảng”, “Đường chúng ta đi”… Tôi đã từng đọc đi đọc lại những tác phẩm này mà không cảm thấy chán. Thật đáng khâm một con người có lòng nhiệt huyết với đất nước, tích cực tham gia chiến đấu bằng ngòi bút, bằng tư tưởng cách mạng như Nguyên Ngọc.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ mãi phẩm chất của T nú - nhân vật chính trong tác phẩm “Rừng xà nu” là một người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng, dù bị kẻ thù đốt mười đốt mười ngón tay nhưng T nú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”. Và khi đọc truyện ngắn này tôi đã từng tin rằng tác giả “Rừng xà nu” cũng mang trong mình những phẩm chất như T nú, có khi còn nhiều hơn vì ông là tác giả, là cha đẻ của tác phẩm mà. Vậy nhưng, điều gì đã xảy ra với tác giả của “Rừng xà nu”? Sự trung thành, kiên trung với cách mạng, tính kỷ luật của nhà văn cách mạng lẽ nào đã sói mòn dần theo thời gian khi tại các buổi hội thảo sau khi đã về hưu, nhà văn Nguyên Ngọc liên tục cho rằng: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là những kiểu viết minh họa đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can dự của Đảng”.
Tôi nghe sao mà thấy đắng chát, quá tàn nhẫn và bẽ bàng với chúng tôi, thế hệ hậu chiến tranh và được hun đúc tình yêu quê hương đất nước qua những tập truyện ngắn của các nhà văn cách mạng như ông. Chẳng lẽ những câu chuyện, những áng văn, những nhiệt huyết cách mạng trong các tác phẩm mà bao thế hệ chúng tôi lưu giữ là giả dối?! Vì ở một con người đã mượn văn học để nói lên nguyện vọng, tư tưởng của mình “chỉ có anh Cầm” (nhân vật trong “Đất nước đứng lên”) - người đại diện cho sự lãnh đạo của Đảng mới là gương sáng để đi theo. Vậy sao hiện tại lại có những suy nghĩ và hành động gây thất vọng đến thế???
Nhất là từ khi ông - nhà văn Nguyên Ngọc xưa kia đứng ra làm “lãnh tụ” cho Văn đoàn độc lập, cổ súy văn nghệ sỹ ly khai khỏi Hội nhà văn Việt Nam, bảo kê cho các văn sĩ chống Đảng lập nên trang Văn Việt ca tụng và trao giải thưởng vinh danh cho bất cứ tác phẩm và người nào có thành tích “chống cộng”, ông mơ về cái ngày được tận tay trao giải thưởng chính thức cho văn sĩ thời VNCH trong Dinh Thống Nhất… đã giết chết hình ảnh và tình cảm của chúng tôi đối với ông bấy lâu nay.
Một số ý kiến của ông như dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”, “không nên ca ngợi các bà mẹ Việt Nam Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH” là cớ vì sao? Làm sao lại cho rằng lịch sử “không nên bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”? Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì sẽ làm khổ đau các bà mẹ “lính Việt Nam cộng hòa” trước đây? Có đúng là “trời đất đảo điên, lòng người thay đổi” rồi sao? Không bồi đắp chủ nghĩa yêu nước để cho con cháu chúng ta sau này sẵn sàng “rước voi về xéo mả tổ” để rồi không có hạt muối mà ăn như dân làng “Krông-hoa” trước kia sao? Không bồi đắp chủ nghĩa yêu nước để những kẻ ngoại xâm lại một lần nữa dày xéo quê hương, bắn giết dân lành, đốt phá làng xóm, quê hương như tên “A-lê-nô” trong Đất Quảng ư? Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng luôn chịu đựng gian khổ, hy sinh để chồng, con đánh giặc cứu nước, đánh đuổi những tên như “thằng Pháp”, “A-lê-nô” để giành lấy muối, giành lại độc lập tự do, sao lại không ca ngợi? Những bà mẹ đó có đòi hỏi điều gì khi chồng, con không trở về đâu. Đây chỉ là tình cảm của dân tộc ta đối với họ mà thôi. Làm sao lại so sánh bà mẹ Việt Nam Anh hùng với những bà mẹ lính “cộng hòa”?
Bẵng đi một thời gian, mấy hôm nay tôi lại thấy tên ông “đại náo” mạng xã hội, tiếc thay sự trở lại đó không phải vì các tác phẩm vang bóng một thời mà vì một tuyên bố xanh rờn “rời bỏ Đảng”, có lẽ nào ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ...” trong “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”!!!
Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, tôi không quan tâm nhiều đến chính trị vì còn bộn bề với cuộc sống nhưng qua những lời ông nói, những việc ông làm và cả những bài viết về ông mà không khỏi suy nghĩ. Tôi tình cờ thấy dòng chia sẻ của Facebooker Trung Võ (được cho là của Trung tướng quân đội Võ Tiến Trung) viết thế này: “Sáng nay ngủ dậy đọc mấy lời của nhà văn Nguyên Ngọc nói về Đà Nẵng ông ấy nói rằng vì nôn nóng giành độc lập chúng ta chọn sai đường là đấu tranh bằng bạo lực mà không kiên trì đi theo con đường cải lương của Phan Chu Trinh. Tôi quá bất ngờ và tiếc nuối cho một Nguyên Ngọc anh hùng. Khi xưa ông ấy chưa được tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng với tôi đã từng kính trọng ông coi ông là thần tượng, là anh hùng. Còn nhớ vào những năm 1966 - 1968 tôi đã nhiều lần ôm khẩu AK đi trước để đưa ông vào vùng sâu (vùng lõm của ta nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm) nghĩa là tôi sẵn sàng chết cho ông được sống, một thời chúng tôi luôn mang bên mình bài bút ký của ông “Đường chúng ta đi” đó là hành trang quí giá nhất của chúng tôi khi ra trận, khi có những khó khăn chúng tôi lại đọc để củng cố niềm tin vào thắng lợi, vậy mà giờ đây Nguyên Ngọc lại xét lại lịch sử vô lương tâm chà đạp lên sự hy sinh của hàng triệu đồng bào ta đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Mất rồi, mất Vĩnh viễn một Nguyên Ngọc xưa! Đúng là “bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn, ham mồi béo nạp mình cho quỉ dữ”. Đây có lẽ là lời tâm tình chua xót của vị tướng già về cây bút chiến sỹ Nguyên Ngọc đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại nền hoà bình cho dân tộc. Tôi đã tự hỏi rất nhiều tại sao một con người như ông lại dễ dàng có suy nghĩ và hành động trái đạo lý thế. Phải chăng ông đã trở thành Bí thư Thiệt - nhân vật trong tiểu thuyết Đất Quảng (tập II) mà chính ông cũng không chịu nổi, đành phải dứt bỏ?
Dẫu sao những người như tôi - thế hệ từng một thời gối đầu giường các tác phẩm cách mạng của ông vẫn mong cuối cùng ông vẫn luôn là nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Trung Thành trong mỗi chúng tôi. Cũng chỉ là hy vọng thế thôi./.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Bắt đối tượng kích động biểu tình trong lúc diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Nguyễn Văn Công Em đã sử dụng 4 tài khoản facebook để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (livestream) video có nội dung xuyên tạc Nhà nước và kích động biểu tình trong thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Bắt đối tượng kích động biểu tình trong lúc diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Ngày 02/3, trung tá Nguyễn Thanh Tùng - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bến Tre cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã khám xét, bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Công Em (SN 1971, trú ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm) để điều tra về hành vi “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước”.
Ngày 28/02, qua khám xét nơi ở và khai thác dữ liệu điện tử trên các tài khoản mạng xã hội (Facebook…) của Công Em, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh đã thu được nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hành vi “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước”.
Công Em khai nhận đã sử dụng 4 tài khoản Facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (livestream) những video có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, kêu gọi, kích động biểu tình trong thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội ngày 27-28/02.
Hiện Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Bến Tre đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật./.

Kẻ bất hiếu thì làm được gì cho đời?

Làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần không khả năng chi trả, Huỳnh Bửu Long (SN 1979; ngụ đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 5, TP Vĩnh Long) lừa mẹ ruột và nhiều người khác sang tên giấy tờ nhà, đất đem cầm lấy tiền tiêu xài và trả nợ. Long sống cùng mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng (SN 1957) tại số nhà 16/2 Nguyễn Chí Thanh (Phường 5). Năm 2008, do làm ăn thua lỗ nên Long nhờ mẹ thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số AM 384140 và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (do bà Phượng đứng tên) cho bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy (ngụ Phường 1) vay 615 triệu đồng cho Long trả nợ và đầu tư kinh doanh.

Kẻ bất hiếu thì làm được gì cho đời?

Do việc làm ăn tiếp tục thất bại, Long không trả được nợ và cũng không có tài sản thế chấp để vay tiếp nên nảy sinh ý định gạt mẹ ruột làm thủ tục báo mất giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà để được cấp giấy mới. Quá trình điều tra, Công an TP Vĩnh Long có đủ cơ sở xác định Huỳnh Bửu Long dùng thủ đoạn gian dối lừa mẹ ruột và nhiều người khác chuyển nhượng QSDĐ và nhà ở không thuộc quyền sở hữu của mình để chiếm đoạt của anh Kiệt 199,5 triệu đồng nên đã khởi tố vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX của TAND TP Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù giam tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng Long kháng cáo xin được hưởng án treo để có điều kiện lo cho gia đình vì cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn.

Kẻ bất hiếu thì làm được gì cho đời?

Năm 2014, qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do Long và gia đình cung cấp, tại phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định: Hành vi lừa mẹ ruột và nhiều người khác để chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Bửu Long đã vi phạm khoản 2, Điều 139 Bộ luật Hình sự nên mức án 1 năm tù giam bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo là không nặng và đã có xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, do gia đình bị cáo đang gặp nhiều khó khăn, phải ở nhà thuê, bị cáo là lao động chính lại đang mắc bệnh phổi nên được xem là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt mới.  Xét không cần thiết phải cách ly bị cáo mà giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục nhằm tạo điều kiện cho bị cáo trị bệnh, thể hiện chính sách khoan hồng đối với người lầm lỡ của Đảng, Nhà nước. Do thế, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù treo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cư dân mạng chẳng lạ gì cái tên Huỳnh Bửu Long, khi vô tri tôn vinh Long là anh hùng dám công khai đấu tranh với cơ quan chức năng tại các trạm BOT trên cả nước với tôn chỉ là vì chính nghĩa, đòi lại công bằng, Long tỏ ra là một người có nghĩa khí nhưng cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu. Bởi vậy, phận làm con phải biết kính trên nhường dưới báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Vậy cái kẻ dám lừa cả mẹ ruột mang nặng đẻ đau nuôi nấng mình, thì liệu có trong sáng mà đấu tranh vì “đời” hay không ? Hay lại là một chiêu lừa đảo để kiếm miếng cơm và tiền bạc để tiêu xài của bọn phản động, nói đúng ra là hành nghề phản động khi không còn nhà để về.
Long có lẽ là một kẻ lười biếng muốn làm ít nhưng lại tham hưởng nhiều, thích dựa dẫm, và mong cầu sự giúp đỡ của người khác, nên thường sống ỷ lại vào gia đình, người thân. Cầu sự may mắn từ bên ngoài, vì tâm biếng nhác không nỗ lực hoàn thiện chính mình. Loại người như Long hay lánh nặng, tìm nhẹ, vì mang cục nhớt trên lưng quá lớn, không dám thức khuya, dậy sớm, hay chịu khó dầm mưa, dãi nắng để lao động góp phúc lợi cho cuộc đời mà thường lại hay nói khoác lác, nói chuyện trên trời mà việc dưới đất cũng chẳng làm được, sống như vậy chẳng khác nào mang thân người nhưng còn thua cả loài súc sinh, ngu độn.
Trong các tội không có tội nào lớn bằng tội bất hiếu, các tội khác còn có thể tha thứ và thông cảm được, riêng tội bất hiếu khó mà thứ tha. Trên đời này không một người con bất hiếu nào mà công thành danh toại, chỉ có những người con biết hiếu thảo mới làm nên sự nghiệp lớn lao. Đó là đạo lý làm người với trái tim hiểu biết.
Vậy có bao giờ tự hỏi, kẻ bất hiếu sẽ làm được gì cho đời? Anh hùng ư? Hay chỉ là một tên đường cùng bán mạng cho lũ người phản quốc vì miếng cơm còn nhục hơn bất cứ cái gì có thể hình dung được. Nếu còn lương tri hãy quay về hối lỗi như một đứa con hư biết quay đầu, có lẽ mẹ và đất mẹ (Tổ quốc) vẫn chừa cho Long một con đường hối cải, con đường lương tri của những người lao động chân chính! Hãy quay đầu trước khi quá muộn!

Vũ Khánh Tự

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Có hay không vụ việc tài xế lái xe bị oan sai khi giúp đỡ một em bé bị lạc để rồi vướng vào vòng lao lý tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk?

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Dư luận tại tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung vài tháng gần đây đã xôn xao về một vụ án xảy ra tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk khi tài xế Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989) ngụ tại TP. Buôn Ma Thuột bị xử sơ thẩm 24 tháng tù giam, phúc thẩm 15 tháng tù giam sau khi “giúp đỡ” một cháu bé đi lạc bằng cách đưa lên xe của Dũng và một ga chạy thẳng về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Vậy thực sự thì Dũng có bị oan hay không? Hay làm sao mà một việc “tốt” lại khiến một người anh em “thiện lành” phải nhập kho đi chăn kiến, mời các bạn đọc tiếp các tình tiết dưới đây.

Trước hết, tôi muốn giới thiệu các bạn về nhân thân của tài xế Nguyễn Ngọc Dũng.

Dũng sinh năm 1989, sống tại TP. Buôn Ma Thuột cùng vợ và 2 con bằng nghề lái xe khách. Nói về quá khứ hay hiện tại của Dũng thì người ta cũng sẽ bất ngờ về cuộc đời nam thanh niên mà báo đài ca ngợi là “thiện lành” này. Ngày 27/10/2006, Nguyễn Ngọc Dũng bị TAND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An xử phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý... Khi ấy Dũng mới 17 tuổi!
Nếu nói Dũng có ý chí khởi nghiệp khá sớm với ngành “ma túy” thì tôi tin, còn “thiện lành” từ tấm bé thì có vẻ hơi sai cho Dũng, bởi 17 tuổi đã làm shipper cho “ngành” này thì được mấy ai hiền lành?
Chưa hết, ngày 22/8/2011, Dũng tiếp tục bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 07 năm 06 tháng tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Án giao thông mà để đến mức đi tù thì quý bạn cũng hiểu Dũng đã phạm tội gì rồi chứ ạ? Vâng, anh ấy gây tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng nên đã phải đi chăn kiến 07 năm 06 tháng tù. Và nếu ngày bị bắt vì ship ma túy năm 2006 mà Dũng tròn 18 tuổi thì có lẽ Dũng sẽ dành cả thanh xuân để đi tù. Tính sơ sơ tổng 2 hình phạt trước khi dính vào vụ việc tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk thì cũng ngót nghét 09 năm tù.

“Cháu nó ở nhà ngoan lắm, là thanh niên gương mẫu” - lều báo said.

Quay trở lại với vụ việc xảy ra tại TX. Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, địa điểm xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ em của Dũng. Báo chí nói gì trên báo? Chỉ lấy ví dụ là Báo Người Đưa Tin đăng bài vào thứ 5, ngày 21/2/2019 như sau: "...bị cáo Dũng là lái xe tuyến Đắk Lắk - Gia Lai và ngược lại. Xe 16 chỗ có dán tên nhà xe, số điện thoại để mọi người gọi khi có nhu cầu đi lại. Khi đi trên đường quốc lộ thuộc TX. Buôn Hồ phát hiện thấy cháu bé gần 2 tuổi chạy ra giữa đường suýt bị xe ô tô khách 40 chỗ đi ngược chiều đâm phải. Cùng lúc đó xe 16 chỗ của bị cáo chở hơn 10 hành khách đi tới cũng dừng lại tránh gây nguy hiểm cho cháu bé.
Thấy cháu bé khóc, Dũng bảo phụ xe xuống bế cháu vào ven đường. Do bố mẹ cháu bé ngày hôm đó gửi cháu ở nhà ông cậu (cách đó mấy km) nên khi phụ xe bế cháu vào lề đường hỏi mọi người đứng xem thì không ai biết và lắc đầu. Thấy vậy, Dũng nói phụ xe đưa cháu lên xe để Dũng ẵm đưa đến trạm CSGT trên đường.
Khi đi được khoảng 10km, Dũng chủ động giảm tốc, xi nhan táp vào phía trạm CSGT theo hướng đưa khách về TP.Buôn Mê Thuột. Cùng lúc đó, CSGT cũng ra tín hiệu dừng xe để nhờ đưa 2 người khách trên đường về Chư Rê (2 khách này đi xe đang bị xử lý vi phạm).
Lúc phụ xe nhảy xuống mở cửa thì CSGT thấy lái xe đang ôm cháu bé nên hỏi. Anh Dũng trình bày lại sự việc như đã nói ở trên. Cùng lúc đó, CSGT nhận được điện thoại thông báo vừa có vụ bắt cóc trẻ em, yêu cầu lái xe và hành khách về trụ sở Công an TX. Buôn Hồ để làm việc.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan Công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em..."

Vậy sự thật của vụ việc ra sao ?

Chiều ngày 18/3/2018, Dũng điều khiển xe ô tô BKS 47B - 012.50 chở theo 10 hành khách cùng phụ xe là anh Lê Thanh Toàn (SN 1992) từ tỉnh Gia Lai về TP. Buôn Ma Thuột. Khoảng 18 giờ cùng ngày, khi đến km 1739 + 500m, đường Hồ Chí Minh (thuộc TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ), phát hiện cháu Trương Minh Huy (SN 2016) là con trai của chị Lương Thị Ái Nhi (SN 1989) cùng trú trên địa bàn TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ vừa chạy vừa khóc ra giữa đường mà không có người lớn trông chừng nên Dũng đã dừng xe lại. Lúc này cũng có một xe khách BKS 51B - 192.71 do anh N.Q.T, ngụ tại TX. Buôn Hồ cũng dừng xe lại khi thấy cháu bé đứng khóc giữa đường. Cùng lúc đó, một số người dân hiếu kì cũng xuất hiện tại hiện trường.
Thấy vậy Dũng mới nhờ Toàn là phụ xe xuống bế cháu bé vào lề đường. Tại địa điểm xảy ra vụ việc, vì cháu bé là cháu của một người dân sống tại khu vực mới đến chơi nên khi phụ xe Toàn hỏi người dân “đây là con ai” thì mọi người đều lắc đầu không biết. Lúc này, Dũng nói Toàn bế cháu bé lên xe để giao cho cơ quan Công an. Nghe Dũng nói vậy thì mọi người cũng an tâm mà giao cháu bé cho Dũng, 01 người dân lo xa đã ghi lại biển số xe của Dũng phòng khi gia đình cháu bé đi tìm.
Tuy nhiên, Dũng đã không làm theo những gì mình đã nói, dù xe chạy ngang qua rất nhiều cơ quan ban ngành hay cả Công an phường thì Dũng cũng không có ý định dừng xe để giao cháu cho đơn vị có thẩm quyền tìm cha mẹ. Lúc này, 02 hành khách có trên xe gồm anh P.V.V (SN 1985, HKTT tại huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) và anh Đ.T.H (SN 1974, HKTT tại Gia Lai) cùng nhiều hành khách hành trên xe có ý kiến yêu cầu Dũng nên giao đứa bé cho Công an hay trụ sở cơ quan ban ngành nhưng Dũng vẫn không làm theo mà còn đáp trả “các bác thông cảm, bế cháu đi để bố mẹ nó đi tìm cho chừa cái tội để con cái đi lung tung giữa đường” - một hành khách trên xe còn thông tin thêm rằng tài xế Dũng còn định gửi cháu bé vô chùa để bố mẹ khỏi tìm.
Khi phát hiện cháu mình bị thất lạc ở gần nhà, người thân của cháu bé đã đi tìm thì được người dân thuật lại sự việc và cung cấp thông tin về chiếc xe chở cháu bé. Sau đó, người thân của cháu bé đã báo Công an khi không có thêm bất cứ thông tin gì về cháu bé sau khi lên xe của Dũng.

Có hay không việc Dũng chủ động giao cháu bé bị lạc cho cơ quan Công an?

Nhận được thông báo về một trường hợp cháu bé bị thất lạc được đưa đi trên một chiếc xe khách, đang đi ra khỏi địa bàn TX. Buôn Hồ về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TX. Buôn Hồ đã phối hợp cùng trạm CSGT huyện Krong Buk (thuộc Phòng CSGT tỉnh Đak Lăk) bố trí chốt chặn. Đến khoảng 18h25 phút cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát đã phát hiện xe của Dũng đang lưu thông với tốc độ 50-60km/h. Khi bị yêu cầu dừng xe thì tài xế mới giảm tốc và bị lố qua khỏi chốt tuần tra kiểm soát. Một đồng chí CSGT lên xe của Dũng làm việc với y, thì lúc này tài xế Dũng vẫn ngồi im trên xe ôm đứa bé vào lòng, khi được hỏi “cháu bé là con ai? Tại sao lại nằm trên đùi anh thế này?”, lúc này Dũng mới trình bày sự việc và bị đưa về cơ quan CSĐT Công an TX Buôn Hồ làm việc.
Tại cơ quan Công an, Dũng quanh co chối tội, khi được hỏi vì sao lại không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi hay đến khi gặp chốt CSGT của Công an tỉnh Đak Lăk mà Dũng vẫn không chủ động giao cháu bé cho Công an thì Dũng im lặng, khai báo thiếu thành khẩn. Tất cả những hành động của Dũng từ việc không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi của Dũng (từ TX Buôn Hồ về TP. Buôn Ma Thuột), rồi cả việc Dũng nói với hành khách trên xe là muốn đưa cháu đi để bố mẹ khỏi tìm, cho đến việc Dũng không chủ động dừng xe khi thấy chốt tuần tra kiểm soát của CSGT cũng đã thể hiện dã tâm của Dũng trong việc này.
Khoảng cách giữa người tốt và kẻ xấu lúc này rất mong manh. Dũng có rất nhiều cơ hội để trở thành ân nhân với gia đình cháu bé thay vì trở thành một kẻ phạm pháp nếu như Dũng chủ động giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền trên đường đi về TP Buôn Ma Thuột hay tại mốc thời điểm nhìn thấy chốt CSGT, nếu Dũng chủ động dừng xe lại thay vì bị yêu cầu bởi CSGT thì có lẽ sự việc đã khác. Chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Dũng đưa cháu bé trót lọt về TP Buôn Ma Thuột, một vụ buôn bán trẻ em hay cháu bé sẽ được gửi vô một ngôi chùa hoang vắng nào đó để rồi không bao giờ về được với cha mẹ?.... Với suy nghĩ của một kẻ ăn cơm nhà nước, mặc áo sọc nhiều hơn ở nhà từ khi trưởng thành như Dũng thì hắn sẽ làm gì? Chúng ta chỉ có thể biết rằng việc các đồng chí Công an ngăn chặn kịp thời không để cho Dũng đưa cháu bé ra khỏi địa bàn TX Buôn Hồ là đã giúp cho gia đình cháu bé không bị chia ly, một gia đình không bị mất con và ông chú sẽ đỡ áy náy khi không trông nom đứa cháu cẩn thận. Đó là một bài học to lớn đối với gia đình về việc coi sóc trẻ nhỏ.
Còn đối với Dũng, một bản án công minh vẫn phải thực thi bởi không ai có quyền xâm phạm thân thể hay muốn đưa ai đó đi đâu tuỳ thích cũng được. Với tình tiết tăng nặng như việc Dũng mới chấp hành án xong vào 31/8/2015 và chưa được xoá án tích. Ngày 21/2/2019, TAND Tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử phúc thẩm 15 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989, trú tại phường EaTam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội Giữ người trái pháp luật (theo khoản 2, Điều 157, BLHS 2015). Còn phụ xe Toàn được trắng án bởi việc tài xế Dũng không muốn giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền chỉ nằm ngoài ý chí chủ quan của Toàn bởi Toàn vẫn nghĩ rằng Dũng sẽ đưa cháu bé giao cho Công an. Bản án cuối vẫn chưa được tuyên, nhưng sự thật vẫn được bảo vệ. Bắt cóc không thành thì vẫn phải xử lý cho dù Dũng chỉ có ý định đưa cháu vô chùa hay bắt đưa sang Trung Quốc. Tương lai của một đứa trẻ đã có thể về vực sâu u tối nếu ý định của Dũng thành công. Từ đây, tôi cũng xin cảnh báo mọi người cảnh giác khi tiếp nhận nguồn thông tin trên mạng xã hội, chả bao giờ có 2 chữ “tự nhiên” xuất hiện sau một quá trình điều tra của cơ quan Công an. Ác đúng chỗ là thiện nhưng thiện KHÔNG đúng chỗ lại là ác, chia sẻ thông tin đúng thì sẽ lan toả sự thật. Chia sẻ thông tin sai sự thật thì sẽ làm xã hội chỉ có thể rối loạn thêm thôi./.

Lan Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

Nhà xuất bản Trí Thức bị điều tra, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh dừng hoạt động: hai sự việc liên tiếp này gây ra một cơn chấn động trong giới “rận chủ” ở Việt Nam. Cơn chấn động này thật bất ngờ, khi không phải là sự tiếc nuối mà là sự hả hê. Sự hả hê này được thể hiện rõ nhất qua facebook của “nhà báo” Phạm Đoan Trang, thánh nữ tử đạo của phong trào “rận chủ”. Trong status của mình, Đoan Trang đã trực tiếp gọi các trí thức phản biện trong quỹ Phan Châu Trinh là “phò chính thống”.

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

“Từ lâu tôi đã thấy tâm lý “phò chính thống” (chữ dùng của nhà văn Phạm Thị Hoài), nệ nhà nước, hãnh diện vì được nhà nước công nhận… đã khiến nhiều trí thức Việt Nam tự giới hạn mình lại để chỉ làm những việc mà họ cho là an toàn - nghĩa là những việc nằm trong khuôn khổ nhà nước cho phép. Nếu an toàn mà lại có vẻ “cấp tiến”, mang màu sắc “khai dân trí” nữa thì càng tốt, càng khôn ngoan hơn. Thực là “vừa cấp tiến vừa an toàn” vậy.”

Tham khảo tại đây:

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

Ở dưới phần comment, Đoan Trang còn đùa cợt, không hề phản đối khi có người gọi các trí thức trong quỹ Phan Châu Trinh là “trí thức nửa mùa đội lốt đấu tranh dân chủ” gọi nôm na là dạng “đu dây, đi hai hàng”.
Đây là một chuyện kỳ lạ nếu ta biết về các trí thức vận hành quỹ Phan Châu Trinh và những người ủng hộ quỹ trong suốt quá trình hoạt động? Các trí thức của quỹ Phan Châu Trinh, không phải ai khác, chính là bộ sậu Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Toàn… Đây là những người là “đồng đội” hay nói cách khác là “cùng hàng ngũ” những nhà cấp tiến với Đoan Trang. Thậm chí, Đoan Trang còn có không ít lần làm việc chung với Quang A, và biết đâu lại chẳng được Quang A chu cấp tài chính trong các hoạt động biểu tình mà thánh nữ này tổ chức như cá chết, cây xanh, bầu cử Quốc hội… Các rận có lẽ đã quên Đoan Trang cầm bút cầm giấy đến chực chờ ở địa phương của Quang A để đưa tin về việc Quang A ứng cử Quốc hội, còn tâng bốc ông ta đến tận mây xanh. Ấy thế mà, ngoắt một cái, cô ta đã ám chỉ Quang A và những người bạn của ông ta là “phò chính thống”.

Lý giải cho hành vi này của Đoan Trang có thể đưa ra mấy lý do sau:

Một là, Đoan Trang hoàn toàn vận hành bởi đồng tiền. Bản tính này của thánh nữ, ai hoạt động lâu năm cùng cô ta cũng đều nhận thấy. Ai cho Đoan Trang tiền thì Đoan Trang ngoan với người đó. Việt Tân không cho Đoan Trang tiền, Đoan Trang chửi Việt Tân. Từ ngày Đoan Trang trốn vào Nam, sống ăn nhờ ở đậu bằng tiền của Việt Tân hỗ trợ các nhà hoạt động bị bầm dập thì từ đó không thấy Đoan Trang mở mồm ra chửi Việt Tân nữa. Đợt Quang A tự ứng cử Quốc hội, có lẽ Quang A cũng hỗ trợ Đoan Trang tài chính, nên cô ta hăng hái phỏng vấn Quang A, tâng bốc Quang A tận mây xanh. Bây giờ, cô ta đã có nhiều cơ hội tài chính hơn, thì việc nịnh bợ Quang A là không cần thiết nữa.
Hai là, Đoan Trang không mong muốn một xã hội được “khai dân trí”. Trong nhiều phát ngôn trên facebook, thánh nữ không hề che dấu thông điệp này. Câu cửa miệng của Đoan Trang: “dân chủ trước, dân trí sau”. Mà cái “dân chủ” mà thánh nữ mong muốn đến từ việc người dân xuống đường biểu tình, cùng lật đổ chính quyền, sau đó Đoan Trang và đồng đội Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn sẽ trở thành những đấng cứu rỗi cho dân tộc Việt Nam! Như vậy, các trí thức kêu gọi “khai dân trí” kia là vật cản, phá hỏng giấc mơ đẹp của Đoan Trang. Người dân mà có dân trí rồi thì lời lẽ của Đoan Trang ai thèm nghe nữa. Và có thể người dân nhìn thánh nữ Đoan Trang như một con tâm thần chính trị thích khỏa thân tự sướng trước gương.
Ba là, Đoan Trang vẫn ngấm ngầm ghen tị vì thứ chính danh mà Đoan Trang càng chửi bới thì càng mất. Đoan Trang vốn là một nhà báo, cũng từng “phò chính thống” như thế, chỉ vì nói ngu, nói không đúng thời điểm, lại còn qua lại đú đởn với các thành phần như Mẹ Nấm Gấu, Người Buôn Gió và các thế lực người Việt lưu vong chống Cộng ở hải ngoại mà mất đi tính “chính thống” của bản thân. Sự thật là cái thời trẻ đó, Đoan Trang ngu thật, cứ nghĩ mình có thể vừa làm thánh nữ với cái mác “nhà báo dấn thân”, lại vừa được an vị trong các cơ quan báo chí nhà nước. Khi Đoan Trang mới về nước, Đoan Trang vẫn cố tìm đường vào chính thống, còn thân tình chụp ảnh với các anh nhà báo “phò chính thống”. Thế nhưng đáng buồn, cái mác “chính thống” này Đoan Trang đã mất lâu rồi, đám bạn bè nhà báo thấy Đoan Trang trở thành thánh nữ của giới rận thì cũng dần xa lánh. Nhưng các trí thức của quỹ Phan Châu Trinh thì khác, họ vẫn nói chuyện dân chủ, nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động “chính thống”. Cay nhất là mấy thứ “Chính trị bình dân” hay “Học chính sách công qua chuyện đặc khu” của Đoan Trang chẳng bên nào cấp phép, trong khi NXB Tri Thức vẫn hàng ngày xuất bản đều đặn các cuốn sách kinh điển về dân chủ. Có lẽ cũng nhân status về quỹ Phan Châu Trinh này, Đoan Trang quảng cáo sách của mình trá hình chăng?
Tóm lại, sự thất bại của các trí thức trong quỹ Phan Châu Trinh sẽ mang lại một viễn cảnh đen tối cho giới rận: Đoan Trang sẽ lên ngôi Rận Chúa, mặc sức thao túng toàn bộ giới rận bằng tài chính và cái học lỗ mỗ của thánh nữ. Các nguồn tiền sẽ tiếp tục đổ hết vào túi Đoan Trang để thánh nữ tiếp tục mông muội hóa đầu óc các rận và sẽ tạo ra một thế hệ rận mới vận hành bằng tiền của bà con hải ngoại.

Theo Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang