KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

THÔNG CÁO BÁO CHÍ KỲ HỌP 35 CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Từ ngày 24 đến 26/4/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 35. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ KỲ HỌP 35 CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)
- Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ GTVT đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
- Nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng (đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và đang chấp hành hình phạt tù) chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ và Bộ GTVT. Cá nhân ông Đinh La Thăng vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
- Các Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng gồm: Đồng chí Nguyễn Hồng Trường, đồng chí Nguyễn Văn Công, đồng chí Nguyễn Ngọc Đông và đồng chí Nguyễn Nhật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
- Đồng chí Vũ Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
- Đồng chí Phạm Viết Muôn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Vi phạm của BCSĐ Bộ GTVT và các đồng chí nêu trên đã gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm nêu trên có trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ. UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan.

2. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng
- Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, để một số cán bộ, đảng viên trong Quân chủng bị xử lý hình sự.
- Đồng chí Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
- Đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng.
- Đồng chí Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và các đồng chí nêu trên đã gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

3. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9 và đồng chí Đại tá Trương Thanh Nam, Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8, Quân khu 9
Đồng chí Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy và đồng chí Đại tá Trương Thanh Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Trương Thanh Nam và cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Thủy.

4. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng
Đồng chí Nguyễn Bá Cảnh đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Bá Cảnh.

5. Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì, thành phố Hà Nội và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 34 của UBKT Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy và đồng chí Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; khiển trách đối với đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì.
UBKT Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.

6. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Quang Dũng. Trong thời gian giữ chức vụ Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Quang Dũng đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giát sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Cá nhân đồng chí trực tiếp tham mưu và ký một số tờ trình đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật đất đai và quy hoạch đô thị.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Quang Dũng.

7. Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy Ninh Thuận; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 04 trường hợp.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

MỘT QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đó là quyết định hoãn cuộc tấn công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, xây dựng các phương án tác chiến mới, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước giờ nổ súng.

MỘT QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo như kế hoạch cũ, ta sẽ tấn công Điện Biên Phủ vào lúc 17 giờ ngày 25/01/1954. Tuy nhiên gần ngày nổ súng, một chiến sĩ của đại đoàn 312 bị địch bắt. Bộ phận thông tin kỹ thuật của ta nghe địch thông báo cho nhau qua điện đài về ngày giờ tiến công của bộ đội ta. Đây là diễn biến đầu tiên nằm ngoài dự kiến, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại thời gian nổ súng 24 tiếng để đánh giá lại tình hình. Là người giữ trọng trách chỉ huy chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp không khỏi có những băn khoăn trăn trở, Đại tướng nhớ lại lời dặn của Hồ Chủ tịch trước lúc lên đường: “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”. Sau khi đánh giá lại tình hình, Đại tướng nhận thấy sự lạc quan tinh thần của bộ đội ta là rất tốt nhưng lại không đúng với thực tế của chiến trường. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm cho quân địch choáng váng, nhưng chúng ta chỉ có vài nghìn viên. Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng chỉ có giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Trong khí đó tình hình địch đã thay đổi nhiều. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có. Phân tích điểm mạnh của tập đoàn cứ điểm, Đại tướng nhận định ba khó khăn khi bộ đội ta tấn công: thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều; thứ hai, trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với qui mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập; thứ ba, bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km, rộng 6-7km. Vấn đề này phải giải quyết nhanh bởi khi đó các đơn vị pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong.
Nhận thấy những điểm yếu và khó khăn trên, Đại tướng đã có một quyết định sáng suốt và kịp thời là hoãn trận đánh, cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Ngoài công tác chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta cần có những hoạt động tạo nên bất ngờ mới cho địch. Sẽ điều ngay một cánh quân sang Thượng Lào thu hút quân địch về hướng này, có thể quét sạch hành lang Điện Biên Phủ - Luông Pha băng chúng mới lập ở lưu vực sông Nậm Hu và yêu cầu Liên khu V triển khai nhanh chiến dịch Tây Nguyên. Để triển khai nhanh các kế hoạch trên Đại tướng đã triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận vào ngày 26/01/1954. Trước cuộc họp Đại tướng đã có nửa giờ gặp mặt với đồng chí Vi Quốc Thanh, trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc để trao đổi những kế hoạch của mình và đề nghị đồng chí thuyết phục các đồng chí chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh, thắng nhanh mới giành được thắng lợi…
Tại buổi họp Đảng ủy mặt trận, Đại tướng đã trình bày những suy nghĩ chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh. Có rất nhiều ý kiến của các cán bộ chủ chốt trong cuộc họp vẫn bảo lưu kế hoạch tác chiến cũ như: “đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao” và “cứ giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được” hay “lần này ta có ưu thế về binh lực, pháo 105 ly và pháo cao xạ xuất hiện lần đầu sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn, nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi”. Trước những ý kiến đó, Đại tướng nhấn mạnh “tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng… tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi “nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”. Sau nhiều ý kiến trả lời câu hỏi trên, Đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ đó, Đại tướng đưa ra kết luận: Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tấn công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về điểm tập kết và kéo pháo ra, chuẩn bị lại. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.
Và thực tế đã chứng minh quyết định sáng suốt của Đại tướng, để sau một thời gian chuẩn bị lại kỹ lưỡng về mọi mặt, ngày 13/3/1954, pháo binh ta trút bão lửa xuống trung tâm đề kháng Him Lam, mở màn cho chiến dịch và trải qua 56 ngày đêm chiến đấu với những cách đánh táo bạo nhưng chắc thắng, ngày 07/5/1954 lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nắp hầm sở chỉ huy của quân Pháp, chúng ta đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ với thắng lợi hoàn toàn.
Trung Nghĩa (tổng hợp)

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM MẠNG THỜI 4.0

Tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi. Thông qua các trang mạng xã hội, các ứng dụng gọi và gửi tin nhắn miễn phí như zalo, Viber hay các trò games cùng vô vàn các trang mạng trên Internet, người dùng mạng dễ dàng trở thành miếng mồi cho các đối tượng xấu.

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM MẠNG THỜI 4.0
Các đối tượng Kim Joo Hyeon, An Kwang Ho và Kim Hong Min.
Nạn nhân của chúng có thể là những người già hưởng lương hưu, cánh chị em “nghiện fây” hoặc những người đàn ông trụ cột trong các gia đình hay các cô bé cậu bé tuổi ô mai.
Tôi xin nêu ra đây con số, hiện Việt Nam có trên 30 nhà cái quốc tế tổ chức đánh bạc, cá độ bằng việc thiết lập hàng trăm trang web và đặt máy chủ tại nước ngoài để thấy, chỉ riêng lĩnh vực này thôi cũng đủ thấy, cờ bạc trên Internet phong phú, phức tạp và “chiều lòng” các con bạc thế nào.

Muôn hình vạn trạng

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Đại tá, PGS.TS Đỗ Anh Tuấn, Cục phó Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết: “Thông qua không gian mạng, nhiều đối tượng tiến hành lừa đảo qua tin nhắn rác, nhắn tin làm quen, gửi quà hoặc giả danh cơ quan thực thi pháp luật gọi điện yêu cầu người dân nộp tiền vào tài khoản; nhắn tin trúng thưởng; chiếm quyền tài khoản xã hội; mua bán qua mạng, kinh doanh đa cấp; truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...”.
Ý kiến này đã phản ánh khá sinh động “đời sống” tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay. Đối tượng phạm tội đã tiếp cận 64 triệu người dùng Internet ở Việt Nam cực kỳ dễ dàng bằng chính hạ tầng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại.
Có thể tạm liệt kê ra đây các loại tội phạm công nghệ cao như: Tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng; lừa đảo qua mạng; game online trái phép, game cờ bạc; phim ảnh đồi trụy; trộm cắp tiền qua tài khoản ngân hàng; tấn công mạng; lừa đảo thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp, huy động tài chính… Tội phạm công nghệ cao ngày càng đa dạng, phức tạp, dễ biến hoá và nạn nhân của chúng có thể bất ai.
Trưa ngày 22-4, tôi nhận được cuộc điện thoại của anh lái xe trong cơ quan về việc, anh vừa nhận được cuộc gọi từ một người xưng là ở Viện Kiểm sát, bảo anh 16h đến TAND TP Hà Nội ở 42 Hai Bà Trưng để nhận giấy tờ liên quan đến giao dịch của anh tại Ngân hàng Agribank.
Nghe vậy, anh giật mình, bảo không có giao dịch gì với ngân hàng trên thì đầu dây bên kia yêu cầu cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nhà riêng… Anh răm rắp cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu.
Sau đó, người này bảo sẽ nối máy cho anh nói chuyện với đường dây nóng của Bộ Công an. Người đàn ông bên kia đầu dây nói rất dài nhưng chốt lại, sẽ thông báo kết quả cho anh sau khi xác minh.
Sau cuộc gọi, anh ngồi ngẫm lại thì thấy có gì đó không bình thường, bởi bản thân anh không vay nợ ngân hàng. Với lại, do công việc nên anh cũng tiếp xúc nhiều với cán bộ Công an, anh nghe giọng người đàn ông “đường dây nóng của Bộ Công an” giống giọng đọc truyện… ma. Chính chi tiết này khiến anh cảm thấy nghi ngờ nên gọi điện chia sẻ với tôi.
Thực tế, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để phân tích sự việc và giãi bày tâm sự với người xung quanh như anh lái xe này. Chẳng thế mà anh T, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ sau một cuộc gọi của người tự xưng là Cảnh sát đã 2 lần chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của người này 4,5 tỷ đồng.
Chuyện bắt đầu khi anh T nhận được cuộc gọi của một phụ nữ xưng là nhân viên bưu điện, bảo anh có bưu phẩm là lệnh bắt của Công an Hà Nội vì liên quan đến đường dây ma tuý, rửa tiền. Anh lên tiếng phủ nhận thì cô này nối máy với “anh Cảnh sát”.
“Anh Cảnh sát” yêu cầu anh T chuyển tiền đến tài khoản của cơ quan Công an, nếu không sẽ bắt giam. Sau khi xác minh, nếu anh không phạm tội cơ quan Công an sẽ trả lại. Anh T đã làm theo sự chỉ dẫn và đợi mãi không nhận được kết quả xác minh cũng như lời hứa trả lại tiền.
Giật mình, anh đến cơ quan Công an trình báo. Kết quả điều tra của cơ quan Công an cho thấy, tiền anh gửi vào hai tài khoản trên đã bị rút hết. Đứng tên chủ tài khoản không phải là cơ quan điều tra mà là hai người ở thành phố Đà Nẵng và Hà Nội.
Anh T không phải nạn nhân đầu tiên và duy nhất của chiêu lừa đảo này, nhiều người khác, đặc biệt là người cao tuổi có lương hưu, có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng cũng rơi vào tình cảnh này.
Nhiều người, sau khi cuống cuồng gom góp tiền gửi vào tài khoản theo yêu cầu của chúng mới chợt tỉnh ngộ đi báo cơ quan Công an thì hầu hết, tiền đã bị chúng rút. Câu hỏi đặt ra là, nếu tìm được chủ tài khoản (mà việc này là đương nhiên), sẽ tìm ra thủ phạm.
Thế nhưng, một đồng chí Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao cho chúng tôi biết, thường là khi tìm đến, những chủ tài khoản này không liên quan. Người thì khai rằng trước đó bị mất chứng minh nhân dân, người thì bảo được người lạ thuê mở tài khoản ngân hàng…
Thế nên, để bắt được đối tượng phạm tội trong tình huống này chẳng khác nào mò kim đáy bể và cũng bởi vì thế nên việc “đòi” lại tiền cho các nạn nhân cũng rất khó khăn.
Đã có thời gian, ở nhiều địa phương trên cả nước rộ lên tình trạng lừa đảo này nên cơ quan Công an phải phát đi thông báo trên các phương tiện truyền thông để người dân nâng cao cảnh giác, tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức.

Tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đang đối diện với loại tội phạm này. Không gian mạng không giới hạn về không gian, thời gian và được thiết lập bởi những biên giới mềm nhưng không ít đối tượng phạm tội người nước ngoài lại chọn vùng lãnh thổ của Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội, nạn nhân chính là người cùng quốc tịch với chúng. Đây có lẽ cũng là điểm khác biệt của loại tội phạm thời đại công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Mới đây, ngày 18-4, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp Cục Đối ngoại, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ 3 công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tổ chức, điều hành đường dây đánh bạc trăm tỷ qua mạng Internet cho người nước ngoài đánh bạc.
Theo cơ quan Công an, 3 đối tượng Kim Joo Hyeon, An Kwang Ho, Kim Hong Min nhập cảnh vào nước ta với mục đích du lịch nhưng đã thuê server, đăng ký tên miền của nước ngoài, sau đó mua phương tiện, thuê nơi hoạt động tại Việt Nam để tổ chức thiết lập, quản trị website cho công dân Hàn Quốc đánh bạc, cá cược thể thao trên mạng Internet.
Từ tháng 11-2018 đến khi bị phát hiện, đã có hàng nghìn tài khoản chơi bạc và tham gia cá cược với số tiền khoảng 8,6 tỷ WON (tương đương 170 tỷ VNĐ). Hành vi của nhóm đối tượng này vi phạm nghiêm trọng pháp luật về cá cược, xúc tiến thể thao của Hàn Quốc, gây ra nguy cơ mất an ninh, an toàn trên không gian mạng tại Việt Nam.
Cơ quan Công an đã thu giữ tại hiện trường 20 điện thoại di động, 9 thẻ ngân hàng, 37 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay, 1 Modem Internet, 7 thiết bị nhận mã OTP (Token key), nhiều thiết bị điện tử và tài liệu liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc.
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết, đây là ổ nhóm người nước ngoài phạm pháp thứ 4 mà đơn vị này đã phối hợp với Công an Bà Rịa - Vũng Tàu khám phá thành công.
Sang Việt Nam, thành lập đường dây, thiết lập hạ tầng để lừa đảo công dân trong nước bằng hình thức giả danh người của cơ quan pháp luật, dọa nạt, yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản. Nhóm đối tượng 21 tên, chủ yếu là người Thái Lan và nạn nhân của chúng cũng là công dân Thái Lan đã được Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện vào năm ngoái.
Kết quả điều tra cho thấy, nhóm đối tượng này sau khi đến Việt Nam đã thuê nhà ở TP Hồ Chí Minh, thiết lập tổng đài gọi điện trên nền Internet. Tại Việt Nam, chúng giả nhân viên bưu điện, ngân hàng, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan gọi điện cho nạn nhân, thông báo họ đang bị điều tra do nghi ngờ phạm pháp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, lập tức chúng rút hết khỏi tài khoản. Được biết, chúng đã thực hiện hàng nghìn cuộc gọi về nước và đã lừa đảo hàng triệu USD.
Mới đây nhất, ngày 20-4, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), lực lượng cảnh sát đã đột kích vào khách sạn Ba Nhất trên đường Nguyễn Tất Thành để bắt giữ 77 người có quốc tịch Trung Quốc vì sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.
Được biết, nhóm người này đã đến đây tạm trú từ cuối năm 2018. Tại hiện trường, cơ quan Công an phát hiện bên trong khách sạn lắp đặt nhiều thiết bị công nghệ, và nhóm đối tượng này đã thực hiện hành vi lừa đảo bằng chiêu giả danh nhà chức trách để gọi điện đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản… 
* Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.(Theo Luật An ninh mạng)
* Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội:
- Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.
- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán.
- Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Hành vi hướng dẫn người khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.(Theo Luật An ninh mạng)
Cao Hồng

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN


Chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?
 
CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN
Chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đăng thông tin đính chính tin thất thiệt về dịch tả heo châu Phi
Thông tin thịt lợn nhiễm sán của một facebooker sau khi đăng ít phút đã có 800 lượt chia sẻ và 300 lượt bình luận; Thông tin tiền giả số lượng lớn đang lưu hành tại địa phương do một tài khoản mạng xã hội đăng tải không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ. Cũng ở môi trường mạng, còn có cả chuyện mạo nhận cơ quan có thẩm quyền để định hướng dư luận…
Nước ta hiện có 64 triệu người sử dụng mạng Internet, 58 triệu tài khoản facebook nên những việc nêu trên gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến đời sống xã hội. Vậy chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?

Báo động tình trạng đăng tin giả

Thịt lợn là loại thực phẩm chiếm vị trí gần như chủ yếu trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngành chăn nuôi lợn vì thế cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Thế nhưng chỉ trong mấy tháng đầu năm Kỷ Hợi này, trên mạng xã hội lại có quá nhiều tin… vịt liên quan đến thịt lợn.
Cụ thể, truyền thông Nhà nước thông tin dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện vào dịp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi khiến nhiều người lo lắng. Từng ngày, thông tin các địa phương có dịch được ngành nông nghiệp công bố và cùng với đó là các biện pháp chặn dịch, chống dịch lây lan như tiêu huỷ, khoanh vùng dịch…Những tin tức về bệnh dịch được cập nhật thường xuyên đã giúp người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng chủ động trong phòng, chống dịch, không hoang mang.
Thế nhưng, trong bối cảnh cả xã hội đang nỗ lực phòng, chống và ngăn chặn tác động xấu của dịch thì fanpage có tên Đầm bầu Thời trang Mami lại gây nhiễu loạn xã hội vì đăng tin sai sự thật. Chủ trang mạng xã hội này tung tin, thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi tẩy chay thịt lợn. Thông tin khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, một số người đã chọn các thực phẩm khác thay thịt lợn.
Việc làm của trang Đầm bầu Thời trang Mami đã gây hiểu sai về dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chăn nuôi lợn. Trước thông tin sai sự thật và tác động xấu đến xã hội này, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) đã yêu cầu chủ nhân của fanpage này đến làm việc để làm rõ những thông tin sai lệch trên.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu, rằng không có việc bệnh dịch lợn tả châu Phi lây sang người. Cơ quan chức năng sau đó đã xử phạt chủ nhân của trang bán hàng online này 20.000.000đ.
Cũng chọn thời điểm dư luận đang nóng rẫy để đăng tin vịt là trường hợp của facebooker Trịnh Thị Huế. Ngày 18-3, tài khoản Hue Trinh Thi đăng tin, hình ảnh về thịt lợn nhiễm sán ở chợ Lộc Phát, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là thời điểm, tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang xảy ra việc phụ huynh tố bếp ăn nhà trường nhập thịt nhiễm sán và gây ra cơn sốt phụ huynh đưa trẻ hàng nghìn trẻ lên các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội xét nghiệm.
Thông tin này lập tức nhận được 300 lượt bình luận và 800 lượt chia sẻ. Điều này cho thấy, quá nhiều người đã đọc, đã tin vào tài khoản mạng xã hội này nên đã chia sẻ đến cộng đồng mạng. Thế nhưng, chỉ sau khi Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, thì những người trong danh sách bạn bè của Hue Trinh Thi trên facebook mới biết, họ đã bị “người bạn” này cho ăn … tin vịt.
Buồn hơn nữa là nhiều người trong số họ đã tin và chia sẻ nên chính họ đã góp phần làm tin xấu lan toả... Ngày 20-3, chủ nhân của tài khoản facebook Hue Trinh Thi là Trịnh Thị Huế bị Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính 10.000.000 đ.
Cũng vào trung tuần tháng 3 năm nay, nhiều chủ trang mạng xã hội ở vùng đất mũi Cà Mau đăng tin thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Việc này đã tạo nên hiệu ứng domino khiến cho thông tin sai lệch này lan rộng. Điều đáng nói là đại diện ngành chăn nuôi tỉnh này xác nhận, tại thời điểm tin thất thiệt đang lan tràn thì Cà Mau nói riêng và 13 tỉnh Đông Nam Bộ chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, mức độ tiêu thụ thịt lợn cũng gần như trở lại như trước đây, việc chăn nuôi của các hộ dân cũng dần ổn định. Để làm được điều này, cần có sự ra tay đồng bộ của các cơ quan hữu quan, người dân. Bởi, dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội.
Trong lúc đang có dịch bệnh, những thông tin liên quan được rất nhiều người quan tâm và có tác động rất lớn. Nếu là thông tin tích cực, sẽ giúp giảm thiểu tác hại của dịch bệnh, còn ngược lại thì gây hậu quả khôn lường. Chính vì thế, việc một số người dùng mạng xã hội vì muốn câu view, câu like, hay để được nổi tiếng, để bán được hàng … mà đăng tải thông tin sai sự thật là vô trách nhiệm.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP để xử lý các trường hợp đăng tin sai sự thật, với mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Luật An ninh mạng có hiệu lực ngày 01-01-2019 không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Tuy nhiên, chúng tôi được biết hiện nay, Bộ Công an đang khẩn trương đề xuất xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng. Đây là việc làm cần thiết nhằm có thêm căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm những người đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Ngăn chặn thông tin xấu

Trên mạng xã hội gần đây không chỉ xuất hiện những hoang tin mà mới đây, còn xuất hiện cả hiện tượng mạo danh cơ quan nhà nước để đăng tải thông tin, định hướng dư luận. Đó là hồi tháng 3, khi dư luận đang quan tâm đến dự thảo văn bản luật liên quan đến nước mắm thì trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản Ban Tuyên Trung ương.
Tài khoản này đăng thông tin “cảnh giác với chiêu trò bảo vệ nước mắm truyền thống, để phá hoại nền sản xuất nước nhà”. Khi tài khoản này xuất hiện, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, cơ quan này không có tài khoản nêu trên, yêu cầu cơ chức năng xác minh làm rõ và chỉ ra trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ phải xoá tài khoản mạo danh.
Mặc dù ngay sau đó, tài khoản này đã bị xoá, tuy nhiên trong thời gian tồn tại, những nội dung đăng tải trên tài khoản này đã có những ảnh hưởng xã hội nhất định. Bởi bối cảnh nó xuất hiện là lúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dự thảo Nghị định tiêu chuẩn nước mắm.
Trong dự thảo này, có nội dung gây tranh cãi về nước mắm truyền thống và nước chấm. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề này, tạo nên những luồng ý kiến trái chiều gay gắt. Lợi dụng việc này, có kẻ đã giả mạo Ban tuyên giáo Trung ương để đưa ra ý kiến “chỉ đạo” nhằm gây hiểu lầm, kích động, nhiễu loạn…
Rõ ràng, dã tâm phá hoại của kẻ lập ra tài khoản giả mạo thể hiện rất rõ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết tình trạng giả mạo cơ quan Nhà nước tuy không nhiều, nhưng như ví dụ vừa nêu thì rõ ràng là có xảy ra trong thực tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Thông tin từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, để hạn chế tình trạng này, cần phải đảm bảo việc:
(1) Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và chính quyền các cấp chủ động công tác thông tin tuyên truyền phản bác luận điệu xuyên tạc nội bộ trên không gian mạng với nhiều nội dung và hình thức; định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đưa tin báo chí và xử lý nghiêm minh các trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật, vi phạm tôn chỉ, mục đích của nghề báo.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật những vụ việc có liên quan đến quyền lợi của người dân.
(2) Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
(3) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trong cung cấp thông tin đối ngoại, đặc biệt là thông tin về các vụ việc thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.
Đối với hành vi đưa tin sai, thất thiệt trên không gian mạng, Điều 8, Điều 16, Luật An ninh mạng có quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi này. Đây được coi là căn cứ quan trọng để hạn chế cũng như xử lý những vi phạm có tính chất như trên.
(còn nữa)
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể:
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8).
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).
Cao Hồng

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Cùng là người giảng viên dạy tại Đại học Huế như Hà Văn Thịnh, tôi đã không ít lần nêu chuyện và cảnh báo trên mạng với kiểu nói càn của ông ta. Biết lúc này Thịnh đang bị ung thư, đang gấp rút chữa trị sợ không kịp với trời đất nhưng vào dịp này lại thấy ông ta lên tiếng viết lên FB những dòng quá trớn, buộc lòng tôi phải có vài lời…

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Trước hết, tôi cũng xin nói thẳng (vì tôi biết quá rõ bản chất và phong cách nói càn của HVT) ông ta không “nghĩ vụn…” một chút nào. Ông ta ngày càng bộc lộ bản chất của một kẻ hậm hực, căm hờn, chống đối với chế độ, với xã hội đang cưu mang mạng sống của ông ta. Đây cũng là một phần trong muôn điều mà ông ta đã thể hiện bản chất CÀN - CHỐNG ĐỐI từ nhiều năm nay. Khi viết lên FB, có nhiều kẻ cùng tâm trạng, một số sinh viên a dua, chỉ nghe thầy nói tưởng như là chân lý, có lương tâm và trách nhiệm đã like và share như rô bốt, đã làm cho thầy u mê tưởng như là những phát ngôn ấn tượng, hiếm hoi.
Trở lại bài viết.
Ông ta cho chiến thắng 30/4 nói là “vĩ đại”“tài giỏi” thì không. Với ông ta khi đang còn chiến tranh ở quê nhà chỉ ăn dưa cà, mắm nhút thì không thể nào thấm hiểu nổi cái giá của chiến tranh, nhất là ở miền Nam, dù ông ta học cao hiểu sử rành rẽ. Ông đã sống nhiều năm trên miền Bắc trước 1975, khi mà một ngày không có báo động, không nghe tiếng máy bay gầm rú là một ngày hạnh phúc, bình yên với hàng triệu người. Chiến tranh qua đi, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã phải thừa nhận và ngả mũ bái phục về cuộc trường kỳ kháng chiến của cả dân tộc này. Không chỉ một lần mà trên 40 năm nay người ta vẫn nhắc chiến thắng 30/4 như một huyền thoại của thế kỷ 20. Không phải những ông Cộng sản, không phải những người con Việt yêu nước thiết tha thì không có ai khác có thể làm nên sự vĩ đại, tài giỏi đó. Biết rằng sự vĩ đại không thể lấy hoa cẩm nhung thay cho cây súng, không thể nằm nệm ấm giường êm thay cho nếm mật (đắng) nằm gai. Cụ Hồ đã tiên đoán và quyết đoán: “Dù đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải dành cho được tự do độc lập”“Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đánh đổi độc lập của một dân tộc, tự do được sống bình an cho hàng chục triệu người thì không thể lấy nhung lụa mà đuổi được tà ma. Hy sinh của hàng triệu con người là cái giá quá cao nhưng không phải những ông Cộng sản gây ra, không phải hy sinh cho Cộng sản hưởng mà là hòa bình cho hàng chục triệu con người Việt trong đó có ông Thịnh và gia đình ông ta. Hãy ngước mắt mà nhìn sang Tàu, sang Triều Tiên dù là những nước lớn nhưng hơn 2/3 thế kỷ nay vẫn bị chia cắt, chiến tranh có thể đe dọa bất cứ lúc nào. Không dùng từ giải phóng miền Nam thử hỏi ai đã làm cho để có được như ngày hôm nay. Ông Thịnh nhìn vào đó để suy ngẫm, đừng như khi đang còn khỏe, cóc ngồi đáy giếng, ngày nào cũng lê lết bia lạnh dưới gốc cây đầu đường Lê Hồng Phong để rồi ma men làm lú lẫn…
Là “giáo sư sử học” nhưng ông ta lấy chiến tranh chống xâm lược của Việt nam để so sánh với cuộc nội chiến 1861-1865 của nước Mỹ. Ở đất nước họ, các tầng lớp quý tộc giành nhau quyền lợi dẫn đến nội chiến, không một kẻ xâm lược nào đưa quân đội, vũ khí vào đánh chiếm, bức hại dân Mỹ. Khác hoàn toàn với chiến xâm lược của Mỹ với VN khi chúng đưa nửa triệu quân đổ bộ vào Miền Nam. Quân Ngụy được dựng nên bởi chính quyền Sài Gòn chỉ là những thây ma chính trị để làm lính đánh thuê, làm bia đỡ đạn. Mỹ không hất cẳng Pháp sau 1954 dựng nên Đệ Nhất cộng hòa và các chính quyền nối tiếp sau này, không có Mỹ chống lưng, hậu thuẫn chi viện từ cân gạo đến vũ khí thì chắc chắn 1956 đã có Tổng tuyển cử thống nhất. Ở đây không có nội chiến giữa Cộng sản và chính quyền Ngụy, lại càng không phải là chiến tranh sắc tộc, xung đột 2 miền. Nêu việc Tổng thống Lincoln cho chiêu tập thi hài 3.200 liệt sĩ mền Bắc và 4.700 thi hài miền Nam nước Mỹ để xây dựng NGHĨA TRANG QUỐC GIA CHUNG Gettysburg coi “đó là cách duy nhất, con đường ngắn nhất để cả dân tộc sau này nhanh chóng bỏ qua hận thù”. Ông ta quên rằng nếu quy tập 58.000 binh sĩ Mỹ sang Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn để làm một nơi tưởng niệm chắc là nhân dân Mỹ hưởng ứng nhiệt tình lắm!? Không hiểu cái kiểu Ông ta đưa ra có phải là cách hay nhất để xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc?
Cái mà ông ta cố gào lên là năm nào cứ vào dịp 30/4 loa đài của nhà nước lại ngập tràn 2 chữ Giải phóng,“cứ ra rả ” kiểu này như xát muối vào nỗi đau của phía bên kia, biết khi nào mới hòa hợp và coi đây như trò hề. Không hiểu tư duy của ông thầy dạy sử khi nhắc lại lịch sử phải nói thế nào. Kỷ niệm và gợi lại niềm tự hào không khí chung của đất nước, của một ngày lịch sử phải là ngày vui chứ chẳng lẽ ngồi khóc? Và ngày này cũng không thể là ngày vui của những kẻ đã cố bám lên càng trực thăng “bán sống bán chết” chạy di tản. Ông ta phủ nhận điều đó cũng có thể không còn chút máu nào nữa của con dân Việt hoặc là hận thù chống đối quá độ sinh ra quẫn trí, sinh ra nói liều, nói cho lấy được.
Nói tóm lại, với HVT thì cái máu nói liều, nói càn đã thành bản chất tư duy, nhưng nói mang tính hận thù, cay nghiệt mang màu sắc chống đối chế độ thì ông ta đã có trong tiềm thức từ lâu. Người ta chưa “sờ gáy”của ông nên được đà nói càn, nói bạt mạng. Cái kiểu nói của ông làm cho một số “kẻ đồng dạng”, sinh viên biết ông nghe cho vui tai rồi làm ra vẻ hưởng ứng. Nhưng chuyện lớn mang tính đại sự quốc gia không thể cái để đùa đưa ra làm trò hề. Cái kiểu viết chống đối kiểu đó đưa lên mạng là vi phạm Luật ANM rồi đó! Mong cho ông bình tâm để có cái nhìn khách quan của con nhà sử. Bệnh tình ung thư qua khỏi là tốt, nếu có mệnh hệ gì cũng để tiếng thơm cho hậu thế. Với lương tri của nhà giáo tôi khuyên ông “mô phạm”, thanh thản những quãng ngày hưu còn lại.

HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC CÓ PHẢI LÀ “HÒA HỢP” VỚI NGƯỜI “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN”?

     Cứ đến dịp 30/4 hàng năm thì chủ đề “hòa giải, hòa hợp” dân tộc lại bị truyền thông “lề trái”, truyền thông chống Nhà nước Việt Nam như BBC, RFA, VOA... đem ra khai thác, mổ xẻ, mượn lời những thành phần chống đối, cực đoan để bóp méo, xuyên tạc; hạ thấp giá trị, ý nghĩa của sự kiện này với nhiều giọng điệu hằn học, nhằm khơi dậy hằn thù, phủ nhận chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, kích động kiều bào yêu nước “ba không” với quê hương. Họ ra sức rêu rao rằng: hòa hợp, hòa giải dân tộc chỉ là “cái bẫy” của cộng sản để thực hiện những mục tiêu nhất thời, không thể có hòa hợp, hòa giải dân tộc nếu còn chế độ cộng sản; thậm chí họ còn “lái” khái niệm hòa hợp, hòa giải dân tộc sang “hòa hợp” với những “người bất đồng chính kiến”.

HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC CÓ PHẢI LÀ “HÒA HỢP” VỚI NGƯỜI “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN”?

     Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài lên đến trên 4,5 triệu người. Thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong những năm gần đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động như: tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới; trại hè Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào; Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa hằng năm... Thông qua những chương trình mang tính thực tế, nhiều cá nhân kiều bào trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, chính kiến và có những đóng góp thiết thực cho quê hương, đất nước. Những cái tên kiều bào từ thành phần chống cộng cực đoan trở về ủng hộ đất nước và vô khối người ngày ngày lên tiếng chống lại thành phần “buôn hận thù” như nhà báo Nguyễn Phương Hùng, luật gia Phùng Tuệ Châu, doanh nhân Lợi Minh…
     TS Cao Đức Thái trong bài bàn về chủ đề này trên báo Nhân dân đã viết: “Hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, khẳng định rõ: lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, có nhiều tội ác với nhân dân được về thăm, đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ... Thiết nghĩ, lòng yêu nước, được đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở bất cứ đâu. Quyền và nghĩa vụ này luôn được Đảng, Nhà nước trân trọng và bảo đảm. Và như thế, những luận điệu xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không lừa gạt được ai và nhất định bị phủ nhận bởi thực tiễn sinh động về hòa giải, hòa hợp dân tộc trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
     Nói về tâm lý “quốc hận”, thù ghét cộng sản và xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, GS Trần Chung Ngọc - nguyên lính ngụy đã tâm sự:
     “Qua sự phân tích những sự kiện lịch sử và qua một số tài liệu đã dẫn chứng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, như trên đã nói, ngày 30 tháng 4 tất nhiên phải đến, vì đó là niềm khao khát nếu không phải của toàn dân thì cũng của đa số người dân. Bất kể là Tàu, hay Nga, hay Mỹ có muốn Việt Nam thống nhất hay không, điều này không quan trọng, người Việt Nam muốn và đã thực hiện được, thế là đủ. Đối với những người còn mang nặng trên vai cuộc xung đột Quốc - Cộng trong quá khứ, và còn muốn tiếp tục cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, thì họ chỉ có thể nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của ngày 30/4/1975, vì thế chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như “mất nước”, “quốc hận”, hay “cưỡng chiếm” và luận điệu “cái gì ở Việt Nam cũng xấu”...
     Ngày 30/4/1975 là ngày mà không ai có thể phủ nhận là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ. Và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lý” của ngoại bang: sự liên kết giữa Vatican và Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về để chống Cộng, xóa bỏ hiệp định Genève trong đó có điều khoản quy định một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, và Mỹ đã hứa không dùng võ lực để can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhưng lại phản bội lời hứa ngay sau đó. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác.
     Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc Gia không Cộng Sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.”
     Ý nghĩa chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc là giúp con em, kiều bào gốc Việt trở về cội nguồn, tìm về quê hương và để Nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách, sự quan tâm tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chứ không phải là “hòa hợp” với thành phần hận thù, chống phá, càng không phải là thủ đoạn lừa bịp để “cướp tiền” như những kẻ “buôn hận thù” rêu rao khi lo sợ ngày càng nhiều người Việt ở hải ngoại xa lánh, tẩy chay chúng./.
 Loa Phường

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Tăng trưởng GDP trong 3 tháng đầu năm 2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng 7,38% của quý I/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017.
Đặc biệt, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh đã đạt kết quả quan trọng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và toàn dân, tạo ra một bầu không khí phấn khởi của toàn xã hội.  
Thế nhưng, trên mạng internet, những người đã bị cách mạng xóa bỏ đặc quyền khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng và những lực lượng cực đoan về chính trị ở Hoa Kỳ tiếp tục điệp khúc cũ mòn, tìm cách xuyên tạc chiến thắng vĩ đại - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Lại là những câu từ sáo rỗng như “30 tháng tư là ngày quốc hận”; ngụy biện cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân ta là “cuộc nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”…
Quan điểm của tác giả bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War), đã phát trên kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ (từ ngày 17/9/2017) tiếp tục được nhắc lại. Họ rêu rao rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ là nhằm đưa Việt Nam trở về với thế giới tự do. Còn một số kẻ “ăn cháo đá bát” thì bình luận và gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến tranh mang tính chất ủy nhiệm, chiến tranh mang tính ý thức hệ”...
Để nhận thức rõ giá trị lịch sử và thời đại của chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta cần nhìn lại những chặng đương đầy khó khăn gian khổ của dân tộc ta để đi đến dấu mốc lịch sử đó như thế nào?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân-phong kiến hàng nghìn năm, giành lại được độc lập dân tộc. Năm 1946, thực dân Pháp gây chiến hòng một lần nữa áp đặt chế độ cai trị của họ đối với dân tộc ta.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cả dân tộc ta, từ Bắc chí Nam đều nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi đến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang ở vào thời điểm quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước. Người nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Thử hỏi trong cuộc chiến tranh này, đâu là cuộc chiến “ý thức hệ”, đâu là “nội chiến”? Tất cả những khái niệm đó là sự xuyên tạc lịch sử, vô lương tâm.
Lịch sử đã xác định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược mà lực lượng cực hữu Hoa Kỳ gọi mập mờ là “chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của Hoa Kỳ). Bản chất cuộc chiến này một bên là cuộc chiến tranh xâm lược và nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để cứu nước. Chẳng lẽ chỉ vì thủ đoạn chính trị - dựng lên chính quyền tay sai của Hoa Kỳ mà tính chất của cuộc chiến tranh này đã trở thành “nội chiến”? Còn nhớ Ngô Đình Diệm có lần đã nói: “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, chính quyền tay sai cũng đã tự thú nhận là kẻ bán nước!
Không phủ nhận rằng thắng lợi của cách mạng của dân tộc ta trong thế kỷ XX bắt nguồn từ sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác, Lênin vào Cương lĩnh chính trị của Đảng và có sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, sự giúp đỡ của các nước và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Về phía Hoa Kỳ, chính cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara - người được xem là “kiến trúc sư” cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995, đã thẳng thắn thừa 11 sai lầm mà Hoa Kỳ đã phạm phải trong cuộc chiến tranh này.
Đáng chú ý, ông thừa nhận có những sai lầm sau:
(1) Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ (sai lầm thứ 3).
(2) “…Chúng ta không chịu nhận thức về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác”, “Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn một dân tộc khác theo hình ảnh của chúng ta…” (sai lầm thứ 8).
Như vậy là, từ phía bên kia, những người lãnh đạo cuộc chiến tranh này đã thừa nhận họ đã sai lầm và tất yếu là bên thua cuộc trước tinh thần bảo vệ Tổ quốc quật cường của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng thắng lợi 30/4 lịch sử.
Ngày nay, nhìn lại Đại thắng 30/4/1975, chúng ta thấy rõ những giá trị lịch sử và thời đại lớn lao của dân tộc ta. Đại thắng mùa xuân 1975 là cộc mốc lịch sử rực rỡ nhất của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã đánh thắng một thế lực xâm lược cao hơn Việt Nam cả một thời đại - xét về lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ.
Đồng thời, chiến thắng này đã mở ra cho dân tộc ta một thời đại mới, trong đó, về chính trị, mở ra sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về kinh tế, đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Về đối ngoại, đó quan xây dựng các hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các quốc gia dân tộc, đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế…
Lê nin từng nói: “Cách tốt nhất để kỷ niệm một sự kiện lịch sử là tiếp tục làm những công việc mà sự kiện đó đã mở ra”.
Kỷ niệm Chiến thắng 30/4, chúng ta càng thấu tỏ biết ơn và ra sức gìn giữ, bảo vệ thành quả, giá trị to lớn, giá trị của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ; bằng những hành động thiết thực của mình để tri ân sự hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sỹ cả nước mới có được những thành quả đó. Lịch sử khắc ghi vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào cách mạng Việt Nam. Nhờ có lý luận cách mạng đó mà dân tộc ta đã giành được những thắng lợi có giá trị thời đại.
Để bảo vệ thành quả Chiến thắng 30/4, chúng ta cần nỗ lực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên trì và kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc; đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo con đường lịch sử đã lựa chọn; chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng hướng lái chế độ chính trị nước ta sang tư bản chủ nghĩa, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, không để thành quả cách mạng rơi vào tay nhóm lợi ích dưới bất cứ hình thức nào./.
TS. Cao Đức Thái

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC

Gần đến ngày 30/4 trên một vài diễn đàn, bloger, tài khoản mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết nhận định, kêu gọi xuống đường làm cách mạng dân chủ cho Việt Nam. Họ làm được gì hay muốn “Mùa xuân Ả rập” lại xảy ra trên mảnh đất bình yên này.

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC
Ảnh minh họa.
Nhắc để mọi người nhớ và liên tưởng điều gì đã xảy ra!
Xuất phát từ sự việc một người đàn ông bán hàng rong trên đường phố ở Tunisia bị cảnh sát bắt giữ xe, sau đó anh ta đã tự thiêu để phản đối. Thực hư, đúng sai chưa rõ nhưng trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình và hình thành trào lưu xuống đường dưới cái tên chống độc tài, đòi tự do dân chủ. Ban đầu diễn ra ở Tunisia sau đó lan ra các nước Trung Đông, Bắc Phi. Phong trào trở thành hiệu ứng dây chuyền xuống đường biểu tình của người dân thiếu thông tin khách quan ở các quốc gia này. “Mùa xuân Ả rập” lan đến đâu thì khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, lạm dụng quyền lực, chống tham nhũng lại được các thế lực thù địch, lực lượng đối nghịch triệt để lợi dụng để nêu cao như một ngọn cờ nhằm tập hợp lực lượng. Âm mưu, thủ đoạn này thực tế đã diễn ra ở Ai cập, Yemen, Libya, Syria… Nhưng khi các cuộc “cách mạng” được gọi là thành công thì dân chủ, nhân quyền giảm sút, tham nhũng tràn lan, lạm dụng quyền lực như là công cụ giúp các phe phái chính trị thanh toán triệt hạ lẫn nhau. Đất nước bùng phát nội chiến, tiếng súng bom đạn không còn xa lạ hàng ngày với cuộc sống của hàng triệu người. Cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, hàng đoàn người đã phải tìm đường di tản sang các nước Châu Âu lánh nạn và mưu sinh. Đất nước Libi được xếp vào nước có mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người là 16.640 USD. Hay như Syria thu nhập 4.600 USD thì đến nay sinh mạng hàng vạn con người vẫn nơm nớp trong chiến tranh, bỏ quê hương đi tìm chốn yên bình. Đó chỉ là vài ví dụ. Bên cạnh đó với cuộc chiến chống khủng bố được viện ra để gán cho những nước này chế tạo, sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân nên các nước lớn đã can thiệp bằng các cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ hiện thời. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào tiêu diệt lãnh tụ cao nhất, thủ tiêu quyền lực hợp pháp của nhà nước không đi theo quỹ đạo các thế lực thù địch nước lớn.
Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, xuất hiện nhiều âm mưu nhằm vào đánh đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nhiên mọi âm mưu và hành động của chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Không phải chúng không đủ lực để làm nhưng cái chính là Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính nghĩa, có đủ kinh nghiệm để vô hiệu hóa các cuộc cách mạng sắc màu như chúng đã làm ở nhiều nước. Quan trong nhất là nhân dân Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hàng chục năm chiến tranh không bao giờ muốn sự xáo trộn với cuộc sống hiện tại đã có được. Một ngày được yên bình là một ngày có hạnh phúc, có điều kiện xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh thêm. Những năm qua ở một số địa phương, những nhóm chống đối chính trị đã lợi dụng một số sơ hở, yếu kém của các cấp chính quyền, lợi dụng tình hình từ bên ngoài để kích động biểu tình, gây rối hòng làm bất ổn về chính trị, xã hội. Nhưng tất những vụ việc đó đã được ngăn chặn trong thời gian ngắn, thế lực bên ngoài không thể lợi dụng để làm “cách mạng sắc màu”“cách mạng đường phố” như kiểu “Mùa xuân Ả rập”.
Thành tựu hôm nay và tương lai mai sau sẽ vẫn là như vậy khi có một chính đảng, một nhà nước vì quyền lợi của cả dân tộc mà bảo vệ thành quả đã giành được. Bao nhiêu năm chiến tranh với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tận răng không khuất phục được Việt Nam. Chắc chắn chúng sẽ không bao giờ làm được gì. Truyền thống yêu nước của dân tộc này không bao giờ thay đổi./.
NGUYỄN PHƯỚC YÊN