KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2 - Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện - từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - BIỂN ĐÔNG, KHẢ NĂNG GIỮ VỮNG VÀ KHẢ NĂNG THU HỒI.

Tất cả các nước phát triển trên thế giới đều là các quốc gia Biển. Đảng ta đã xác định chủ trương phát triển kinh tế Biển: “Việt Nam phải trở thành một quốc gia Biển, phải mạnh lên từ Biển, vươn ra Biển, làm giàu từ Biển”. Biển Đông có giá trị vô cùng to lớn, là cửa ngõ, là con đường để chúng ta vươn lên sánh ngang với các cường quốc Năm Châu như mong ước của Bác. Chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải giữ vững chủ quyền, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để từng bước giành lại chủ quyền hợp pháp của mình với những đảo đã bị chiếm giữ trái phép.

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - BIỂN ĐÔNG, KHẢ NĂNG GIỮ VỮNG VÀ KHẢ NĂNG THU HỒI.

Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã có nhiều người đặt ra những câu hỏi thắc mắc, có người không nhận được câu trả lời thỏa đáng, đã vậy họ lại bị các thế lực thù địch xuyên tạc dắt mũi để kích động chống phá gây khó khăn thêm cho công cuộc giữ nước, thậm chí vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thời cơ chiếm thêm lãnh thổ nước mình.

Ở PHẠM VI BÀI VIẾT NÀY, TÔI XIN TRAO ĐỔI VỚI CÁC BẠN ĐỂ TA CÙNG TRẢ LỜI CHO 3 CÂU HỎI:
1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ MỘT SỐ ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA ĐÃ BỊ XÂM CHIẾM NHƯ THẾ NÀO?
2. KHẢ NĂNG GIỮ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TA HIỆN NAY?
3. KHẢ NĂNG THU HỒI CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM?

Trả lời cho câu hỏi thứ nhất:
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ MỘT SỐ ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA BỊ XÂM CHIẾM NHƯ THẾ NÀO?
Lịch sử cho thấy kể từ lần thứ nhất năm 1946, trong tình thế đất nước ta ngàn cân treo sợi tóc trước sự trở lại của người Pháp và đó cũng là lúc Liên Hiệp Quốc yêu cầu người Trung Quốc (đó là 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch) đến giải giáp quân Nhật. Lúc đó, khoảng trống có lợi cho Trung Quốc, họ ra đòn. Họ cũng tranh thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Năm 1949, Trung Quốc giải phóng thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, họ đã tiếp tục lộ rõ ý đồ chiếm các đảo của Việt Nam.
Lần thứ hai vào năm 1956, sau hiệp định Geneva, người Pháp phải rút đi, để lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền tay sai Mỹ tiếp quản, quân đội Ngụy lúc này chưa mạnh, chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ ba là năm 1959 họ ra đòn nhưng không thành công. Trung Quốc mang quân qua chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng Ngụy quân VNCH đã có mặt ở đó.
Lần thứ tư là năm 1974, Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do quân đội Ngụy VNCH quản lý. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chuyến thăm của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc năm 1972, Trung Quốc đã thoả thuận với chính quyền Nixon một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng “con bài Việt Nam” để ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Do vậy, chính quyền Nixon đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời cầu cứu của chính quyền VHCN khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. Đã vậy, Mỹ còn trực tiếp can thiệp không cho Thiệu dùng không quân tại Đà Nẵng ra đánh chiếm lại Hoàng Sa. Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đe dọa cắt viện trợ, buộc Thiệu phải thu hồi lệnh.
Ngày 14/3/1988, quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Thời điểm đó, chúng ta cũng bị cấm vận bốn bề, bị bao vây cô lập không khác gì Triều Tiên hiện nay khi chỉ có 13 nước ủng hộ ta, còn lại đều lên án ta xâm lược Campuchia do nghe theo Mỹ và Trung Quốc tuyên truyền. Thời cơ đó Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai:
KHẢ NĂNG GIỮ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TA HIỆN NAY?

Âm mưu của Trung Quốc và quyết tâm của ta?
Đảng ta đã nhận định: “Độc chiếm Biển Đông là âm mưu xuyên suốt các đời lãnh đạo Trung Quốc”. Từ năm 1946 đến nay Trung Quốc đã 5 lần đánh chiếm đảo của ta trên Biển Đông.
Ngày nay, Trung Quốc còn âm mưu đó không hẳn ai cũng rõ. Tham vọng đường lưỡi bò và quân sự hóa Biển Đông là một minh chứng nhưng ít ai biết rằng Lãnh đạo Trung Quốc đã hỏi Tướng lĩnh Quân giải phóng Trung Quốc: “Nếu đánh chiếm toàn bộ Trường Sa thì có chiếm được không, bao lâu thì chiếm được?”
Hiện nay, Trung Quốc đang âm mưu TẠO THẾ, TẠO LỰC và CHỜ THỜI để độc chiếm Biển Đông.
VỀ TẠO THẾ, Trung Quốc đang xây dựng thế trận liên hoàn từ Không quân, Hải quân, thế bố trí chiến lược các lực lượng và điểm tựa trên Biển Đông, kể cả sử dụng Campuchia như một con bài gây sức ép vào sau lưng Việt Nam cũng nằm trong thế trận chúng dựng lên.
VỀ TẠO LỰC, Trung Quốc đã cải tổ Quân đội, giảm vai trò của Lục quân, tập trung tăng cường phát triển Hải quân. Quân sự hóa các đảo đã chiếm giữ, xây dựng sân bay, cảng trú cho tàu thuyền, đưa tên lửa và ra đa lên các đảo ở Biển Đông, đóng mới hàng loạt chiến hạm, tàu sân bay...
VỀ CHỜ THỜI, theo các bạn, khi nào là thời cơ để họ đánh chiếm đảo của ta? Nhìn lại những lần Trung Quốc đánh chiếm đảo của ta thì chúng ta thấy, họ đều tận dụng thời cơ đất nước chúng ta loạn lạc, suy yếu, bị bao vây cô lập để đánh chúng ta. Tương lai cũng sẽ như thế, họ đợi chúng ta mất ổn định chính trị xã hội, đất nước rối loạn kích động thế giới can thiệp cô lập. Đó là thời cơ để ra tay. Họ có đủ thế, đủ lực nhưng thời cơ chưa đến thì họ không bao giờ ra tay. Vì vậy, phải giữ vững hòa bình, ổn định cho đất nước, không để xảy ra bạo loạn diện rộng để kẻ thù có thời cơ thôn tính biển đảo của ta. Đó là lý do, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bào hãy yêu nước bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng”, có như thế thì ta mới đủ tỉnh táo, sáng suốt để đấu trí với kẻ thù. Các cụ đã dạy: “Cả giận, mất khôn”, khi cái đầu nóng thì hành xử sao khôn ngoan được, chỉ tạo cớ cho kẻ thù mà thôi.
Về quyết tâm của ta: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri đã nói: “Mất đảo là mất nước”. Vậy mất nước thì chúng ta sẽ làm gì? Các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi.
Âm mưu của địch là vậy, quyết tâm của ta là thế. Vậy khả năng của ta đến đâu?
Xét ở mặt đối tượng. Ở thế đối đầu 2 quốc gia bất kỳ thì người ta xét trên 4 mặt sức mạnh răn đe: Một là, răn đe về kinh tế, hai là răn đe về ngoại giao, ba là răn đe về chính trị, bốn là răn đe về quân sự.
Về kinh tế, quy mô nền kinh tế Trung Quốc gấp 86 lần Việt Nam, với ta là con Trâu thì với họ chỉ là bó rau muống. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hoàn toàn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, đòn kinh tế không răn đe được Việt Nam.
Về ngoại giao, Việt Nam ở thế chính nghĩa, được cả thế giới ủng hộ, trừ một vài nước bị khống chế về lợi ích với Trung Quốc mà có tiếng nói bất lợi cho Việt Nam. Ví dụ trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, cả thế giới đứng về phía Việt Nam, đó là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao và tuyên truyền quyết liệt. Về ngoại giao, trong vụ này Trung Quốc đã thua ta.
Về chính trị, chính trị Trung Quốc có nét tương đồng Việt Nam, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, Trung Quốc không răn đe được Việt Nam về chính trị. Bằng chứng là Việt Nam đã đập lại Trung Quốc năm 1979 khi Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam. Thực tế, trong lịch sử chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa duy trì được sự độc lập khi không chấp nhận cho Trung Quốc đem quân tới Việt Nam trực tiếp tham chiến hoặc can thiệp vào đường lối chiến lược của mình. Có những lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối nhận viện trợ của Trung Quốc nếu khoản viện trợ đó đi kèm những điều kiện được xem là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã từng đề nghị đưa cả chục vạn dân quân sang xây dựng đảm bảo toàn bộ tuyến đường Trường Sơn cho Việt Nam nhưng Việt Nam đã từ chối dù lúc đó ta rất cần. Ngày nay thì sao? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tranh cãi trực tiếp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào về chủ quyền Biển Đảo. Bước vào Hội nghị, ông Đào nói: “Tây Sa, Nam Sa là chủ quyền của Trung Quốc, nếu Trung Quốc không thu hồi thì nhân dân Trung Quốc không tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không giữ được chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thì nhân dân Việt Nam cũng không tin Đảng Cộng sản Việt Nam. Đài Loan là của Trung Quốc, Trung Quốc không thu hồi tại sao nhân dân Trung Quốc vẫn tin Đảng Cộng sản Trung Quốc?” Hồ Cẩm Đào cứng lưỡi không biết nói gì, nhìn lên trần nhà (theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn).
Về quân sự, Trung Quốc được đánh giá mạnh gấp 10 lần Việt Nam. Binh pháp Tôn Tử chỉ ra: “Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh”. Nhưng với Việt Nam thì phép dụng binh này của Tôn Tử không áp dụng được vì Việt Nam chuyên đánh với thằng mạnh gấp trăm lần mình, chứ 10 lần ăn thua gì.
 Đảng ta xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tập trung xây dựng Hải quân, PKKQ, thông tin tác chiến điện tử tiến thẳng lên hiện đại”. Vậy chúng ta đã làm gì để xây dựng tiềm lực quân sự đủ sức răn đe:
Về vũ khí:
Với Hải quân, chúng ta đã mua 6 tầu ngầm Ki lô 636, đặt thêm những tính năng hiện đại vượt trội, đặc biệt là khả năng phóng tên lửa đối đất Club B, loại tên lửa hải đối đất này có tầm bắn tới gần 280km, sức hủy diệt vô cùng lớn, đủ để xóa sổ 1 đảo nhỏ hay đánh chìm một chiếm hạm lớn cỡ tàu sân bay chỉ bằng 1 phát bắn, làm tê liệt căn cứ tầu ngầm, tàu mặt nước của đối phương. Đó là lý do, Trung Quốc điên cuồng tìm cách ngăn chặn Việt Nam sở hữu loại tên lửa này, tiếc cho Trung Quốc là hợp đồng đã được ký và tên lửa đã được chuyển giao cho Việt Nam trước khi Trung Quốc kịp can thiệp. Bên cạnh tầu ngầm ta trang bị nhiều tầu mặt nước có khả năng tác chiến mạnh, tốc độ cao, hỏa lực mạnh với những cú đốt chết người như “Tia chớp- Molniya ” Gepard 3.9, và rất nhiều tàu tên lửa nhỏ “Ong độc”, nhỏ nhưng bay cực nhanh và đốt cực đau.
Với dải bờ biển dài, chiều sâu phòng thủ biển nằm trong tầm tên lửa bờ (tên lửa đất đối hải), đó là ưu thế lớn. Chúng ta có 1 chiến hạm không bao giờ chìm đó chính là đất liền. Bộ 3 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ cực mạnh của Hải quân Việt Nam gồm Redut-M, 4K51 Rubezh và tổ hợp K-300P Bastion-P, bán kính tác chiến từ 300km đến 500km. Tổ hợp K-300P Bastion-P là hiện đại nhất, đầu đạn nặng gần 1 tấn, tốc độ bay lớn, độ chính xác cao, uy lực cực mạnh, đủ để xé đôi một chiến hạm cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn. Đến nay, Mỹ vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khắc chế loại tên lửa này.
Với PKKQ, ta có các máy bay hiện đại Su -30 MK2 có bán kính tác chiến bao trùm Đông Nam Á, được thiết kế chuyên tác chiến Biển, là loại tiêm kích đa năng mang bom, tên lửa đối không và đặc biệt là tên lửa đối hải diệt tàu mặt nước hiện đại với uy lực lớn. Về tên lửa phòng không ta có nhiều loại, nhiều tầng, nhiều lớp, hiện đại nhất là S -300 PMU1 và tương lai sẽ trang bị hiện đại hơn.
Bên cạnh việc mua sắm vũ khí ta cũng đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo, những năm qua ta đã cử hàng nghìn học viên đi nghiên cứu học tập về khoa học chế tạo vũ khí ở Nga và các nước phát triển đồng thời tiếp nhận bàn giao công nghệ, tự phát triển công nghệ chế tạo tên lửa các loại đủ để tự chủ vũ khí hiện đại trong tương lai, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Về chiến thuật tác chiến biển:
Ta sử dụng chiến thuật tác chiến phi đối xứng, chống tiếp cận để phát huy tối đa lợi thế địa hình của ta. Ngoài ra ta có khả năng khống chế Biển Đông, khóa chặt đường Biển, đánh vào hậu cần của địch. Ta biết rằng 1/3 lượng hàng hóa của thế giới đi qua Biển Đông, 2/3 lượng hàng hóa và dầu khí Trung Quốc nhập khẩu để duy trì nền kinh tế đều đi qua Biển Đông. Nếu thiếu dầu khí và hàng hóa 3 tháng thì kinh tế Trung Quốc khủng hoảng. Máy bay, tầu chiến Việt Nam cứ nện cho chìm vài chiếc tàu hàng Trung Quốc thì bố nó cũng không dám chạy qua nữa. Đó cũng là lý do, “Tướng Trung Quốc báo cáo lãnh đạo Trung Quốc là chiếm Trường Sa 1 tuần là được nhưng không giữ được. Lãnh đạo Trung Quốc nói, chiếm không giữ được thì chiếm làm gì”. Nếu nó đánh ta gãy 1 tay mà ta cứ ôm tay khóc là nó đánh ngay, nhưng nếu nó đánh ta gãy 1 tay mà ta lại đấm nó gẫy răng thì nó sẽ phải suy nghĩ lại. Gẫy răng thì sẽ không được đẹp trai lại còn phải húp cháo cả tuần. Nó sẽ phải cân nhắc.

Trả lời cho câu hỏi thứ ba:
KHẢ NĂNG THU HỒI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM?

Câu hỏi đặt ra là chúng ta thu hồi chủ quyền Hoàng Sa bằng vũ lực hay bằng cách nào?
Thực lực quân sự của ta không thể dùng vũ lực để thu hồi. Vậy chúng ta có thể dựa vào một nước lớn khác như Mỹ để dùng vũ lực được không? Chúng ta không thể dựa vào Mỹ, lịch sử Mỹ chỉ chuyên đi xé nhỏ các nước chứ chưa bao giờ giúp nước nào mở rộng lãnh thổ. Chúng ta cũng không quên Mỹ đã bắt tay Trung Quốc bán Hoàng Sa ngay trên lưng chúng ta. Mỹ cũng xui dại Ucraina tiêu hủy các chiến hạm hải quân, các máy bay và tên lửa chiến lược để nhận sự bảo kê của Mỹ. Kết quả, Nga thu hồi C-rưm, Mỹ giương mắt ếch lên nhìn, Mỹ chỉ to mồm xui dại trẻ con chứ Mỹ dại gì xung đột quân sự trực tiếp với Nga, chẳng có lợi ích kinh tế gì, ú ớ mà gấu Nga điên lên thì chỉ có vỡ mồm. Lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ đứng sau Nga, 1 phần nhỏ phát nổ cũng đưa trái đất về kỷ băng hà. Mỹ đang sống sướng, tội gì phải chết.
Vậy thu hồi bằng cách nào?
Chỉ có 1 con đường là đấu tranh bằng pháp lý. Muốn đấu tranh thắng lợi phải biết đợi thời cơ để ra đòn quyết định. Quá trình chờ thời là quá trình ta xây dựng, chuẩn bị thế và lực chứ không phải đứng yên chờ thời. Giống như Cách mạng tháng Tám 1945, nếu nổ ra sớm, thời cơ chưa đến chúng ta sẽ thất bại. Philippines kiên Trung Quốc thắng lợi nhưng kết quả chẳng làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc có thể vượt Mỹ nhưng thời điểm đó chắc chắn luật pháp quốc tế trong đó có Luật biển sẽ có hiệu lực mạnh hơn. Tiếng nói của các nước được tôn trọng hơn. Trong khi đó Trung Quốc cũng còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, Trung Quốc còn vấn đề dân tộc, vấn đề các khu tự trị, vấn đề Đài Loan... năm 1930-1931 chẳng ai biết được thời cơ Tổng khởi nghĩa sẽ đến vào năm 1945. Hiện nay chúng ta cũng không thể biết khi nào là thời cơ để chúng ta kiện Trung Quốc và ra đòn quyết định, có thể 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng thời cơ nhất định tới, chỉ cần chúng ta đoàn kết và tự tin, giữ cho đất nước ổn định và phát triển thì thời cơ sẽ đến. Dùng cái đầu nóng, dùng bạo lực hay dựa hết vào ngoại bang giúp đỡ thì chẳng những không có cơ hội thu hồi mà có thể chúng ta còn mất cả những những đảo đang đứng chân.
NGUYỄN MẠNH TUÂN

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

TẠI SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHẤP THUẬN TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2 CỦA VIỆT NAM?

Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cụm từ “ngôn ngữ thứ 2” là gì thì mới hiểu được nguyên nhân và lý do tại sao Quốc hội lại không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bấy lâu nay nhiều người thường nhầm lẫn giữa “ngoại ngữ” và “ngôn ngữ thứ 2”. Chính xác tiếng Anh là ngoại ngữ cho người Việt Nam bởi vì nó được sử dụng để giảng dạy ở trường lớp như là một môn học và không bắt buộc bạn phải giỏi hay thông thạo tiếng Anh.

TẠI SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHẤP THUẬN TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2 CỦA VIỆT NAM?
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) không có quy định về ngôn ngữ thứ 2.
Đất nước chúng ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ đặc sắc riêng và thậm chí tiếng Kinh (tiếng Việt) cũng chỉ là ngôn ngữ thứ hai của họ.
Trích Hiến pháp 2013 quy định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”“công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai.

Ngôn ngữ thứ 2 được sử dụng như thế nào?

Ngôn ngữ thứ 2 là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống, người nói sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày của đời sống.
Nó cũng sẽ được sử dụng tương tự như tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trong giao tiếp hàng ngày.

Tạo sao không nên chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2?

Với việc chọn tiếng Anh để làm ngôn ngữ thứ 2 sẽ gây ra rất nhiều mặt tiêu cực.
Chúng ta biết rõ tâm lý của người Việt là “rất sính ngoại”, họ sẽ sẵn sàng lạm dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, gây khó chịu cho những người không biết tiếng Anh hoặc không giỏi tiếng Anh. Thậm chí, giá trị của tiếng mẹ đẻ có thể bị mất đi hoặc có thể sẽ bị ít sử dụng về sau.
Nếu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 thì tiếng Việt và tiếng Anh sẽ là hai ngôn ngữ chính của Việt Nam và người Việt sẽ bị bắt buộc phải học và thành thạo cả hai. Rất nhiều người cho đến thời điểm bây giờ không muốn phải học tiếng Anh, để họ có thể dành thời gian học những thứ tiếng khác như là tiếng Trung, Hàn và Nhật…

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2?

Nếu ta quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nó sẽ được sử dụng phổ biến và thường xuyên như tiếng Việt. Các văn bản, giấy tờ hành chính đều sẽ “có thể” được sử dụng bằng tiếng Anh. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho những người chưa được tiếp xúc với tiếng Anh bao giờ.
Và nếu đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam thì 53 dân tộc còn lại “có thể” sẽ không phải học tiếng Việt, trong khi đây là ngôn ngữ Quốc gia được ghi ở Hiến pháp.

Không chấp thuận tiếng Anh thì đồng nghĩa là chúng ta phải học tiếng Trung?

Hoàn toàn sai, chúng ta không hề phải học tiếng Trung và tiếng Trung cũng sẽ không bao giờ được chấp thuận là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Ấy vậy mà có những kẻ thiếu hiểu biết đã giãy nảy lên để phản đối Quốc hội về việc “không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2” và chúng bắt đầu bài ca “chỉ có tiếng Trung Quốc là sẽ được chấp nhận”.
Cái tâm lý của những kẻ “sợ Tàu”, cứ hễ thấy Việt Nam mình hợp tác với Trung Quốc về vấn đề gì đó là bắt đầu “gào thét” trên mạng rằng “Chính quyền Việt Nam bán nước cho Trung Quốc”, nào thì “nịnh bợ Trung Quốc”, bờ la bờ la… Vậy đầu óc chúng chỉ có suy nghĩ đến vậy là cùng thôi sao?
Theo chia sẻ của bản thân tôi, là một người biết tiếng Anh, có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày, nhưng tôi vẫn sẽ chưa chấp nhận tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ 2 bởi vì chúng ta không bắt buộc phải học nó hoàn toàn mặc dù nó là một ngôn ngữ quốc tế và đang trong xung hướng hội nhập quốc tế.
Việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau và tiếng Việt có thể bị mất đi giá trị bản sắc. Vấn đề này sẽ cần phải có thêm thời gian để xem xét lại rất nhiều trước khi ra quyết định.
Qua đây, tôi có ba điều muốn nhắn nhủ:
- “Hãy dành thời gian cho những ngôn ngữ mà bạn thực sự muốn học và nó sẽ là cầu nối cho sự nghiệp tương lai của bạn”
- “Chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan”
- “Bảo dân trí thấp lại tự ái”
Nguyễn Trọng Hiệp

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội có máy chủ đặt ở nước ngoài xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời bôi nhọ, hạ thấp uy tín một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc công tác cán bộ, kích động, gây chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến công tác cán bộ và vai trò lãnh đạo của Đảng.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Đáng chú ý, chúng lợi dụng những yếu kém, bất cập của đội ngũ cán bộ, tăng cường xuyên tạc, bóp méo sự thật. Chúng cho rằng, tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ thời gian qua là do sai lầm trong công tác cán bộ của Đảng. Những vụ việc mà Đảng ta kiên quyết xử lý nghiêm minh các cán bộ từ Trung ương đến địa phương thời gian qua thì chúng cho rằng các phe cánh trong Đảng triệt hạ nhau. Chúng xuyên tạc rằng công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ là nằm trong thanh trừng bè phái, đấu đá nội bộ, lợi ích nhóm… Chúng triệt để lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một số cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, để tung ra những bài viết mang tính suy diễn, phiến diện, một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Nguy hiểm hơn, chúng tuyên truyền xuyên tạc rằng việc quy hoạch cán bộ của Đảng ta không vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà vì lợi ích nhóm, là bước chuẩn bị để các cán bộ đương chức hạ cánh an toàn, là tiền đề cho con em, vây cánh tiến thân. Từ đó chúng cho rằng, việc quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ có sự thương lượng, thỏa hiệp giữa các phe cánh với nhau. Những giọng điệu thâm hiểm của chúng đã tác động, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.
Về công tác cán bộ, Lê Nin đã khẳng định: “Cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng”. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Quan điểm, tư tưởng ấy đã được Đảng ta vận dụng linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ, luôn thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Nhờ đó, Đảng ta xây dựng được đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, bắt nhịp tốt với xu thế hội nhập, có trình độ ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ tốt, đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín, có bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Do vậy, có ý nghĩa quyết định đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đối với việc chuẩn bị nhân sự cán bộ cho nhiệm kỳ tới, tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo: “Trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan; tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực”.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong công tác cán bộ thời gian qua như: việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc; việc bổ nhiệm một số cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có người nhà, người thân… xảy ra ở một số nơi; việc đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ…
Chúng ta thấy rằng những khuyết điểm, sai phạm nêu trên chỉ là cá biệt. Không nên có góc nhìn chủ quan, phiến diện, dựa vào thiếu sót, khuyết điểm của vài tập thể, cá nhân mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về công tác cán bộ đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì vậy, cần đề cao cảnh giác, nhận diện,vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bác bỏ những luận điệu sai trái của chúng nhằm phá hoại về công tác cán bộ và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Thảo Nhiên

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

CURACAO LÀ NƯỚC NÀO, BÓNG ĐÁ CỦA HỌ RA SAO?


Bàn thắng ở phút 90+4 của Anh Đức đã giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan tối 05/6 và giành quyền vào chơi trận chung kết King’s Cup 2019 gặp Curacao. Tuy nhiên, nhiều cổ động viên thắc mắc, Curacao là nước nào mà họ chưa từng nghe tới và nền bóng đá của họ ra sao?


CURACAO LÀ NƯỚC NÀO, BÓNG ĐÁ CỦA HỌ RA SAO?
Curacao là một đảo quốc nằm ở phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela.

Curacao nằm ở đâu?

Curacao (viết chính xác là Curaçao) là một đảo quốc nằm ở phía Nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela. Hòn đảo này là một quốc gia phụ thuộc, nằm trong Vương quốc Hà Lan.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Curacao là Willemstad, đây là đảo lớn nhất và cũng đông dân cư nhất, với diện tích 444 km2 đất liền.

Vài nét về Curacao:

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hà Lan, tiếng Papiamento, tiếng Anh.
Đơn vị tiền tệ: Gulden Antille thuộc Hà Lan
Tổng diện tích: 454 km2
Dân số (năm 2017): 160.337 người
GDP (năm 2012): 5,6 tỉ USD

CURACAO LÀ NƯỚC NÀO, BÓNG ĐÁ CỦA HỌ RA SAO?
Quốc kì của Curacao.
Là một quốc gia nhỏ tại châu Mỹ và nằm tại vịnh Caribe nên nước này có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp và là thiên đường du lịch.
Cuộc sống người dân nơi đây (đa phần là người Hà Lan nhập cư) tương đối thanh bình.
Du lịch cũng rất phát triển với nguồn lợi hải sản tuyệt ngon, những bãi cát dài vô tận cùng ánh nắng vàng tràn ngập khắp nơi do nằm gần xích đạo.

Đội tuyển Curacao có mạnh không?

Thực tế, trong các giải đấu quốc tế hay của châu Mỹ, đội Curacao đúng là “không tên tuổi”. Tuy nhiên, một vài cái tên đáng chú ý trong đội hình Curacao đang chơi bóng tại Hà Lan và Anh khi nhắc đến có thể nhiều người Việt cũng biết.

CURACAO LÀ NƯỚC NÀO, BÓNG ĐÁ CỦA HỌ RA SAO?
Đội hình đội tuyển Curacao có nhiều cầu thủ đang chơi bóng tại Anh và Hà Lan.
Ví dụ, thủ môn Eloy Room đang chơi cho PSV Eindhoven, cao 1m90; trung vệ Darryl Lachman đang chơi cho PEC Zwolle, cao 1m89; hậu vệ Shermar Martina đang chơi cho MVV Maastricht, cao 1m80; hậu vệ đội trưởng Cuco Martina (chơi cho Feyenoord, cao 1m85).
Trong khi đó các tiền vệ Shermaine Martina (cao 1m81); tiền đạo Gervane Kastaneer cao 1m85; hay tiền vệ Leandro Bacuna chơi cho Cardiff, cao 1m87 cũng là những cái tên rất đáng chú ý.
Đáng chú ý, do hấp thụ nền bóng đá phương Tây nên các cầu thủ Curacao có lối chơi bóng rất hiện đại. Vị trí thứ 82 trên bảng xếp hạng FIFA mà đội tuyển Curacao đang nắm giữ không phải tự nhiên mà có.
Nhìn cách đội tuyển Curacao đánh bại Ấn Độ với tỉ số 3-1 cho thấy, đẳng cấp của họ với các đội bóng châu Á là khá chênh lệch. Họ hoàn toàn xứng đáng là đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại trận chung kết King’s Cup 2019.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

KHI CHỮ “THẦY” BỊ BIẾN THÁI…

Mới đây, cơ quan An ninh Điều tra Công an Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976, quê quán xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117, BLHS.

KHI CHỮ “THẦY” BỊ BIẾN THÁI…

Nguyễn Năng Tĩnh nguyên là giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Lợi dụng vỏ bọc là giáo viên dạy nhạc, Tĩnh thường tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước...
Thông qua trang Facebook cá nhân, Nguyễn Năng Tĩnh có nhiều bài viết vi phạm pháp luật, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử; bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh…
Tại nhiều status, Nguyễn Năng Tĩnh công khai phản đối việc bắt giữ và xét xử các đối tượng chống đối trong các vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”“Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” do TAND tỉnh Nghệ An xét xử như Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức…
Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976, là người Công giáo, sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Tĩnh trở thành thầy giáo dạy nhạc và là giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Trong môi trường giáo dục, có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh lại biến giảng đường thành nơi thực hiện hành vi chống phá, tuyên truyền những sáng tác có nội dung sai lệch.
Cùng với đó, Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như “Việt Nam tôi đâu”“Xin hỏi anh là ai”“Trả lại cho dân”... Thậm chí, trên cương vị giảng viên âm nhạc, Tĩnh còn đưa những bài hát này “phổ biến” trong sinh viên.
Tại sao một giảng viên âm nhạc, được đào tạo bài bản lại “trở cờ”, có các hoạt động chống đối? Tìm hiểu về nhân thân cho thấy, Tĩnh đã không giữ được bản thân mình, không thực hiện đúng nghĩa vụ với tư cách một công dân cũng như với cương vị người thầy. Tĩnh đã trượt và ngày càng lấn sâu vào con đường phạm pháp dưới sự dẫn dắt, mua chuộc của đối tượng xấu.
Theo tìm hiểu, Nguyễn Năng Tĩnh tham gia nhiều tổ chức có hoạt động chống phá Việt Nam như “Bảo vệ sự sống”“NoU FC Vinh”“Quỹ phát triển con người”“Truyền thông công giáo”... Qua mạng xã hội, Tĩnh có mối quan hệ với nhiều phần tử xấu trong và ngoài nước. Sau khi Lê Đình Lượng (Yên Thành, Nghệ An) bị bắt, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tĩnh đã nhận những chỉ đạo từ bên ngoài và tiến hành các hoạt động theo âm mưu, ý đồ của tổ chức này, thậm chí Tĩnh được giao nhiệm vụ “mắt xích” quan trọng tại địa phương, kèm các lợi ích cá nhân.
Với sự trượt ngã, dấn sâu vào các hoạt động chống đối như vậy, Tĩnh đã bỏ ngoài tai các nội dung giáo dục, thuyết phục của cơ quan chức năng địa phương. Trên Facebook cá nhân, Tĩnh tự giới thiệu là “làm việc chính trị và dân oan”, đăng nhiều bài viết cổ súy, ủng hộ “tù nhân lương tâm” như Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Đài...
Hành vi của “thầy giáo dạy nhạc” như vậy nhưng khi cơ quan chức năng khởi tố, trên mạng nước ngoài lại lấy cớ quy chụp, nói rằng bắt “nhà hoạt động dân chủ”“nhà hoạt động vì dân”... Trang RFA dẫn tít “Thêm một nhà hoạt động xã hội ở Nghệ An bị bắt” và bình luận rằng: “thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh được giới hoạt động trong nước cho biết là người năng nổ trong công tác xã hội, văn hóa”.
Trang này và một số trang mạng nước ngoài khác cũng dẫn nội dung được nói là “phỏng vấn” vợ ông Tĩnh cùng một số người dân, cho rằng “thầy Tĩnh bị bắt oan”! Rõ ràng, từ hành vi sai phạm của ông Nguyễn Năng Tĩnh, sự thật đã bị thổi phồng, sai lệch theo ý đồ của các thế lực chống phá.
Cũng trong thời gian qua, một người đứng trên bục giảng khác đã sa ngã, trở thành “con rối” cho kẻ địch lợi dụng. Đó là ông Lê Hữu Thuận, nguyên Trưởng khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh xác định, với trách nhiệm Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng ông Thuận không tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; chấp hành không nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế, quy định của Đảng ủy và nhà trường; đăng tải thông tin trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Vi phạm của ông Thuận là nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức Đảng, cơ quan công tác. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Bí thư Chi bộ  đối với ông Lê Hữu Thuận và đang tiến hành các thủ tục để xử lý về mặt chính quyền.
Tại sao là giảng viên, đảng viên, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa, người chịu trách nhiệm truyền đạt, giảng dạy lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên tại địa phương mà lại suy thoái, có hành động lệch lạc như vậy? Ở cương vị đó làm sao không nhận thức được điều cơ bản mà bất cứ công dân nào cũng phải biết. Thế thì lý do gì?
Có người đặt giả thuyết, do “bệnh lý”, “thần kinh”, nhưng đó chỉ là sự suy diễn. Nếu “viết chỉ để mà viết”, một sự bốc đồng không kiểm soát được mà đưa tin sai trái lên mạng thì như thế cũng rất nguy hiểm, phải cải sửa và xử lý theo quy định. Còn trường hợp cố ý vì các động cơ khác nhau (bị kẻ xấu mua chuộc, lôi kéo, làm theo chỉ đạo bên ngoài...) thì sai phạm đó không còn dừng lại ở hiện tượng và phải chịu hình thức xử lý nghiêm.
Hai vụ việc sai phạm liên quan đến thầy giáo nói trên, mỗi vụ việc có tính chất, mức độ khác nhau song thực sự để lại những vấn đề không thể xem nhẹ trong bối cảnh hiện nay. Thầy giáo - ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào cũng được người dân trọng dụng. Chính sự ảnh hưởng rất lớn của người thầy không chỉ với dạy chữ mà còn là nhân cách, đạo đức học trò nên nguyên tắc nhất quán: thầy phải gương mẫu, đã được giao sứ mệnh dạy người thì phải sống, phải hành động cho xứng đạo làm thầy!
Điều 68, Luật Giáo dục về nhiệm vụ của nhà giáo quy định: nhà giáo phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Tại Điều 20, nêu rõ: “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội”.
Trong xử lý cá nhân có hành vi sai phạm, xâm phạm đến an ninh quốc gia, chống lại lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân, chúng ta luôn tiến hành hết sức chặt chẽ, thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện bản chất vấn đề. Nguyên tắc là lấy giáo dục, thuyết phục làm trọng để uốn nắn, cải sửa người nào đó vì nhận thức, động cơ sai lệch mà “lầm đường lạc lối”, mong muốn họ tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm. Với người thầy có nhận thức, hành vi sai trái, chúng ta cũng luôn tạo điều kiện rộng mở lối về, lấy giáo dục để giáo dục.
Đó là nguyên tắc và thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan chức năng đều quán triệt nguyên tắc này chứ không phải như luận điệu xuyên tạc “đàn áp”, “gài bẫy” người “bất đồng chính kiến”... Chỉ khi họ vẫn chứng nào tật nấy, cố ý thực hiện hành vi tội phạm, chống lại đất nước, nhân dân thì áp dụng chế tài hình sự theo đúng quy định pháp luật là biện pháp mạnh mẽ, cũng là để răn đe, phòng ngừa chung.
Nguyễn Thành

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Ngạc nhiên khi Quốc hội bấm nút KHÔNG với quy định đã uống rượu bia không lái xe

Các đại biểu Quốc hội không đồng ý quy định đã uống rượu bia không lái xe chắc có lý do của họ, nhưng đã khiến nhiều người - trong số ấy không ít đã rủ nhau làm thành phong trào “Đã uống rượu bia thì không lái xe” - ngạc nhiên và bàn cãi khá nhiều.

Ngạc nhiên khi Quốc hội bấm nút KHÔNG với quy định đã uống rượu bia không lái xe
Kết quả lấy ý kiến với phương án: Cấm điều khiển giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn (nghĩa là đã uống rượu, bia là không được điều khiển phương tiện giao thông) không đạt quá bán.
Như số đông đàn ông nước Việt khác, tôi cũng... biết uống rượu. Uống không nhiều nhưng cũng lai rai được. Tôi vẫn hay nói trong các cuộc nhậu là, người Bắc uống rượu rất khôn. Uống lúc đói rất ngon. Cái ly rượu buổi sáng ấy, nó khiến mình là đà cả ngày, nhìn cái gì cũng đẹp, thấy ai cũng xinh. Dân nhậu miền Trung thì vừa ăn vừa uống và người Nam thì, đa phần thế, ăn rồi mới uống.
Và đương nhiên là, ăn uống xong thì di chuyển. Người Việt ta coi cái sự nhậu rồi lái xe là bình thường, nhất là xe máy. Ngày xưa, đi xe đò, tôi vẫn chứng kiến mỗi khi dừng ăn cơm, bác tài thể nào cũng có tiêu chuẩn một chai bia. Và tôi luôn nghĩ, uống một chai bia, lái xe sẽ... sung hơn, xử lý nhạy hơn.
Còn cánh công chức một thời, hết giờ làm việc buổi chiều, trừ anh nào... nể vợ quá, còn đa phần đều tụ bạ, nhẹ thì vài chai bia, nặng thì người nửa chai rượu. Lý do thì đủ, lên lương, rửa chức, rửa xe, rửa quần áo mới vân vân. Còn khai với vợ thì lần lượt ông bà cha mẹ bạn được đưa lên... bàn thờ với lý do... giỗ. Tất nhiên thời ấy đa phần xe máy.
Cũng chả thấy ai nói gì, hình như thời ấy người ta chưa thống kê nguyên nhân tai nạn giao thông.
Đến giờ thì, mấy vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra kinh hoàng quá. Xe xịn, tốc độ cao, mã lực mạnh, nghiến phát chân phanh thành chân ga thì có trời đỡ.
Cũng như người Việt ta từng có thói quen ngồi xe rất ít cài dây an toàn. Chả cứ người ngồi bên, mà người lái cũng hầu như không thắt. Vả, cái thời ấy, xe Uoat, xe Zeep, xe Toyota... toàn loại cũ, không có dây an toàn nên không thắt nó thành thói quen. Giờ xe xịn, tôi thấy đa phần lái xe đã ôm vô lăng là đều thắt dây an toàn.
Thực ra thì dăm năm lại đây, trước khi Công an kiểm tra gắt gao việc thắt dây an toàn thì người lái xe đã có ý thức tự giác rồi. Họ thấy rõ ràng có lợi cho họ. Và luật đã quy định thế. Luật đã quy định thì phải chấp hành, dù dân ta sợ người giám sát luật, là Công an, hơn là sợ luật, nhưng cái ý thức cũng cứ ngấm dần nên tôi thấy giờ chưa được một trăm phần trăm thì cũng phải chín lăm phần trăm thắt dây an toàn khi lái xe.
Nhưng còn uống rượu bia rồi điều khiển xe thì có bớt đi nhưng vẫn rất nhiều, nhất là chạy loanh quanh trong phố.
Ngay tôi cũng từng có niềm tin là có tí chất cay vào lái xe rất chuẩn, và quả là cũng... chưa bao giờ để xảy ra chuyện gì, tất nhiên là chỉ uống một vài chai bia hoặc ly rượu rồi lái xe về, chứ chưa bao giờ lái đường dài mà dám uống, bởi đơn giản, nó gây buồn ngủ, hết sức nguy hiểm.
Nhưng giờ thì tiệt. Ngay chiều qua, ông bạn rủ đi ăn cuống tim và gàu bò nướng ở một cái quán rất tươi, tôi cũng chủ động kêu taxi đi. Tốn tí nhưng nó an tâm. Là chỉ nghĩ thế này thôi, chưa cần cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn, mà chỉ lỡ ai đấy cọ quẹt vào xe mình, là không nói mình quẹt họ, mà mình đi đúng rồi họ quẹt vào mình, khi xuống xử lý mà có mùi bia rượu là anh đã thất thế rồi, là mang tiếng uống rượu bia điều khiển xe rồi.
Và vậy nên, bên cạnh sự tự giác của từng người vẫn cần phải có những quy định để từng người soi vào mà hạn chế những điều không được làm, tạo thành một ý thức đương nhiên. Đương nhiên không hút thuốc nơi công cộng, đương nhiên không uống rượu bia khi lái xe, vân vân...
Và chiều qua, bên bàn nhậu, vâng, bên bàn nhậu, mọi người bàn cãi khá nhiều về việc các đại biểu quốc hội biểu quyết về vấn đề bia rượu, cụ thể là “Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia” và đã không quá bán một số quy định để có thể được đưa vào luật thực thi nay mai.
 Các đại biểu không bỏ phiếu tán thành chắc họ có lý do của họ. Bởi họ không chỉ đưa ý chí cá nhân vào, mà họ được tham mưu của các nhà chuyên môn, họ lĩnh hội ý kiến của cử tri mà họ đại diện. Nhưng với tư cách một người uống được, biết lái xe và có xe ôtô, đã ôm vô lăng 5 vạn cây, tôi vẫn cho rằng, bên cạnh ý thức tự giác, vẫn cần những chế tài để, không chỉ xử phạt, mà nó như một cái dây, neo con người ở bên phía của ý thức, của trách nhiệm, của những điều đã và sẽ đến nếu anh cứ liều mạng. Có thể liều một hai ba bốn lần, nhưng xảy ra một cái, thì thảm họa khôn lường, mà mấy vụ say xỉn, có cả phụ nữ, lái xe gây tai nạn mới đây là những cảnh báo hết sức thiết thực với những người cầm lái, cả xe máy và ô tô...
Nó lại có thực tế này, ấy là luật đã quy định và ai đi học lái xe đều biết, với ô tô thì anh không được phép có một giọt cồn nào trong máu, nếu vi phạm là bất kể lý do, móc túi đóng phạt ngay, rất cao, đâu như 18 triệu và thu bằng lái mấy tháng. Xe máy thì có thể có 1-2 ly chi đó tôi không nhớ cụ thể. Thế giờ các bác Quốc hội không thông qua thì cái luật cũ nó như thế nào, chưa kể, chính các bác tài và dân vừa rồi làm được một việc rất hay, ấy là rủ nhau thành phong trào “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Ơ người dân đã tự giác thế rồi, các bác chần chừ gì nữa mà không bấm nút nhỉ?
Và có một thực tế nữa, rằng là, dân mạng đồn ầm lên là có lợi ích nhóm khi không thông qua việc này, rằng các thế lực ngầm bia rượu đã thò tay vào. Tôi thì không tin lắm, bởi Phó Chủ tịch Quốc hội hôm nay cũng nói, cuộc bỏ phiếu hết sức dân chủ, không có lợi ích nhóm nào can thiệp. Ơ, khó thế mà dân cũng nghĩ ra được. Chắc các bác không bấm nút thông qua ấy muốn... chứng kiến thêm nhiều vụ khủng khiếp và đau lòng nữa cho chắc chắn.
Tôi trích một đoạn ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, một trong hàng ngàn facebooker “ngạc nhiên với quyết định của Quốc hội”: “Càng ngày, chúng ta càng chứng kiến những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng mà nhiều lúc tôi chỉ đọc cái tít của một bài báo rồi không dám đọc tiếp. Quá nhiều cái chết vô lý và thương tâm. Một trong những nguyên nhân gây nên những tai nạn thảm khốc ấy là bia rượu. Cách đây dăm năm, theo thông tin tôi biết là mỗi năm có khoảng một vạn người chết vì tai nạn giao thông. Thi thoảng mới đọc một vụ tai nạn giao thông gây chết người chúng ta đã vô cùng kinh hãi. Thế mà bây giờ, chúng ta thử xếp xác một vạn người chết vì tai nạn giao thông dọc một con đường vào một ngày cuối năm (tổng kết cái chết) thì chúng ta sẽ kinh hãi đến nhường nào.
Nghĩ vậy, tưởng sẽ 100% đại biểu Quốc hội sẽ quyết liệt bỏ phiếu đồng ý cấm người uống bia rượu điều khiển phương tiện giao thông. Nhưng than ôi, cả hai phương án đưa ra không một phương án nào quá 50%. Chính xác là chưa tới 50% theo báo chí đưa tin.
Chuyện gì đang xảy ra vậy thưa các bạn?
Có phải tôi chưa hiểu hết việc này hay đầu óc tôi u tối?
Phải chăng hơn 200 (50%) đại diện của nhân dân minh mẫn hơn tôi?
Hay phải chăng cái lý nó phức tạp đến mức mà mình chưa hiểu ra?
Tôi thực sự thành tâm muốn được ai đó dạy bảo cho, nếu là một đại biểu quốc hội giải thích cho tôi thì tôi cám ơn ngàn lần?”.
Ông Thiều cũng có ô tô và là một tay lái cừ khôi.
Văn Công Hùng (theo Dân Việt)

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội là người được nhân dân tín nhiệm, lựa chọn làm đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri để truyền đạt tới Quốc hội; Đại biểu cũng là người tham gia vào công việc quản lý và điều hành đất nước. Đại biểu Quốc hội lắng nghe tiếng nói của nhân dân không có nghĩa là bất cứ ý kiến nào cũng mang lên phát biểu trên nghị trường bởi trăm người trăm ý, không thể thấy ai nói gì Đại biểu cũng mang lên Quốc hội nói lại. Bản thân Đại biểu cũng phải là người có trình độ, có nhận thức, nhân dân cần một người đại diện chứ không cần một người truyền tin. Giữa hàng trăm, hàng nghìn ý kiến khác nhau, Đại biểu phải là người biết nhận thức để từ đó chọn lọc ra những ý kiến quan trọng, những vấn đề thực sự cần thiết rồi mới truyền đạt đến Quốc hội. Đồng thời Đại biểu cũng cần phải có trách nhiệm với những phát ngôn của mình, mà việc quan trọng nhất chính là nói đúng, nói đủ, nói có sách, mách có chứng. Luật pháp dựa trên chứng cứ, không dựa trên suy đoán cá nhân hay phán đoán chủ quan của bất kỳ ai. Nhưng thật đáng tiếc khi không phải Đại biểu Quốc hội nào cũng đủ năng lực làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre - Lưu Bình Nhưỡng - người nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi. Khi dư âm của vụ việc sử dụng sai số liệu để dẫn chứng về sai phạm của ngành Công an hồi cuối năm 2018 còn chưa tan hết, vị Đại biểu này lại tiếp tục làm nóng dư luận bằng việc thay cơ quan điều tra kết luận về vụ án buôn lậu của công ty Nhật Cường. Hay gần đây nhất là việc phát biểu về lối sống của cán bộ cao cấp bằng một nhận xét chung chung rằng “sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách”... Nhiều phát biểu gây hiểu lầm được vị Đại biểu này đưa ra dưới dạng “dư luận có ý kiến cho rằng…”, khiến nhiều cử tri đặt câu hỏi “Ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội hay là người đưa tin mà ý kiến đúng sai gì ông cũng tiếp nhận và truyền đạt hết với Quốc hội và truyền thông báo chí? ”
     Biến 0,06% thành 94% để nhận xét rằng sai phạm của ngành Công an là “đặc biệt nghiêm trọng”, thay lực lượng chức năng đưa ra kết luận vụ án đang trong quá trình điều tra… Rất nhiều lần vấp phải phản ứng của dư luận bởi những phát ngôn gây tranh cãi của mình, nhưng dường như Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chưa bao giờ để tâm đến dư luận. Vậy nên dù dư luận có phản đối hay ủng hộ, dù là ý kiến của cử tri hay chỉ suy đoán chủ quan của bản thân thì ông Nhưỡng vẫn tiếp tục trả lời báo chí dưới danh nghĩa Đại biểu Quốc hội.
     Trên nghị trường, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng yêu cầu Quốc hội phải ngăn chặn người thiếu năng lực, phẩm chất vào bộ máy để làm khổ Nhà nước, làm khổ nhân dân. Những cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên “tự xử” bằng cách từ chức để “gỡ” lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa. Đúng như ông Nhưỡng nói, chỉ có điều không chỉ có “cán bộ công chức sai phạm không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên tự xử” mà những Đại biểu Quốc hội không làm tròn chức trách nhiệm vụ, thường xuyên có những phát ngôn thiếu chuẩn mực gây hiểu lầm, chia rẽ cũng nên “tự xử” để “gỡ lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa”.
     Quay trở lại với những phát ngôn gây xôn xao dư luận, tại sao Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không sử dụng quyền chất vấn Quốc hội khi cảm thấy những số liệu trong báo cáo của Bộ Công an có vấn đề, vụ án Nhật Cường có khuất tất hay lối sống của cán bộ nào đó quá mức xa hoa… mà lại trực tiếp phát biểu những kết luận mang đầy cảm tính cá nhân, sử dụng dẫn chứng sai nhưng vẫn luôn khẳng định mình đúng, viết tâm thư đăng trên mạng xã hội kêu gọi chia sẻ? Từ những hành động và phát ngôn thiếu chuẩn mực của mình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thấy mình đã làm đúng và đủ chức trách của mình chưa?
HL