KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:

Một là, lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử”,“đàn áp người DTTS", ép người DTTS phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Kinh… để kích động, lôi kéo người DTTS biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội (ANCT-TTATXH) ở nước ta.

Các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng DTTS để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người DTTS gây mất ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn.

Chúng còn lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lí và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền.

Hai là, chúng đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các DTTS.

Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi thành lập nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc...

Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga"… tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.

Ba là, triệt để tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng DTTS ở nước ta.

Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Mỹ; Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người DTTS tại Việt Nam như: Dự luật HR 1897, Nghị quyết H.Res.484… hay Báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)...

Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc để gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho người Khmer, người Thượng… ở trong nước.

Bốn là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương, hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề “cải thiện dân chủ, nhân quyền” trong các nội dung hợp tác với nước ta; gây sức ép về vấn đề quyền của người DTTS, đòi “quyền dân tộc tự quyết” cho các nhóm DTTS trong quan hệ với Việt Nam.

Các thế lực thù địch còn thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để tán phát, truyền bá các tài liệu, văn bản như: Thư ngỏ, Thông cáo báo chí… hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người DTTS ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Năm là, triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các DTTS để “tôn giáo hóa” các vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các "tôn giáo riêng" cho đồng bào DTTS như "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên; "Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, "Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ…

Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.

Những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để xâm phạm ANCT-TTATXH nước ta.

Trong đó, đã chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức quốc tế… thường có hoạt động chống phá ta về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động thông qua triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các vùng DTTS để lôi kéo, mua chuộc người dân tộc tham gia các hoạt động xâm phạm ANCT-TTATXH.

Đã tham mưu cho Đảng và chính quyền các cấp chủ động giải quyết từ cơ sở các vụ việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời triển khai các phương án đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quyền của người DTTS xâm phạm ANCT-TTATXH trước pháp luật.

Thông qua nhiều kênh và hình thức tuyên truyền, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người DTTS ở nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch về vấn đề này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài.

Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 4-7-2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng quyền của người DTTS nhằm thúc đẩy chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các DTTS theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề này chống phá Việt Nam để đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng; tự giác thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.

Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo.

Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.

Tiếp tục khơi dậy ý thức tự lực, tự cường và phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo mọi điều kiện để đồng bào các DTTS được tiếp cận với các điều kiện sống của khu vực thành thị, nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa.

Làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện trong đồng bào các DTTS ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp…

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Kẻ bị truy nã “đi lạc” vào hội nghị về thăng tiến tự do tôn giáo

Sự việc hai đối tượng tự xưng là “nhà hoạt động vì tiến bộ tôn giáo” của Việt Nam đã đến Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất.

Hai kẻ bị truy nã “đi lạc” vào Hội nghị

Từ ngày 16 đến 18-7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và sự kiện này được các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách để khuếch trương về mục tiêu mang tính “nhân văn” của những nội dung thảo luận về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới, đưa ra những biện pháp “để đảm bảo sự tự do tôn giáo toàn thế giới”.

Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy. Chúng cho rằng, tham dự hội nghị này có hơn 1.000 đại diện của nhiều tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự và những nhà hoạt động vì tự do tôn giáo ở các nước. Song, đến dự hội nghị này là sự xuất hiện của 2 đối tượng phạm pháp, hoàn toàn không phải là đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo nào ở Việt Nam.

Hai đối tượng đã xuyên tạc, bóp méo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra những bịa đặt, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, nhất là khi các đối tượng đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hai đối tượng người Việt Nam đến dự Hội nghị và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tự xưng là Mục sư Tin Lành A Ga và đạo hữu Cao Đài Dương Xuân Lương có thực sự đại diện cho tôn giáo của Việt Nam? Không hề! Thực tế, cả hai đối tượng này đều là những thành phần bất hảo, có định kiến với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật và bị Công an Việt Nam truy nã.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Vậy, tại sao lại không có đại diện của 6 tôn giáo lớn này đến dự Hội nghị? Thay vào đó lại là 2 đối tượng bị truy nã? Điều này cho thấy sự vụng về trong việc cố tình ngụy tạo nguyên cớ về hình ảnh, diễn biến tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Đặc biệt, 2 đối tượng này đã xuyên tạc, bịa đặt và quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, các tôn giáo luôn luôn bị đàn áp. Đây là những lời lẽ bịa đặt, phản quốc. Hành động đó đã trực tiếp chứng minh sự định hướng lời nói và hành động của các tổ chức phản động trong và ngoài nước.

Hiện thực sinh động về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Bất cứ một tôn giáo nào được coi là tôn giáo đều phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: tổ chức (có nhân sự, có giáo lý, giáo luật…), có cơ sở thờ tự và có tín đồ.

Ở Việt Nam cũng như vậy. Điều 24, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Năm 2017, Nhà nước Việt Nam đã công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 60.799 chức sắc, 133.662 chức việc, 27.916 cơ sở thờ tự…

Đến ngày 1-11-2018, ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Hầu hết, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc nhà tu hành, đều tổ chức xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ theo giáo lý, giáo luật và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

Ngày 18-11-2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó đề cập rõ tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Đồng thời quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Bên cạnh đó, hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng từ cấp quốc gia đến địa phương được diễn ra, các tín đồ tôn giáo tự do thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình.

Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, hiện tượng con trẻ trong một gia đình tự nguyện đăng ký tham gia một khóa tu (theo từng tôn giáo cụ thể) trong một thời gian nhất định để tu tâm, dưỡng tính ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những căn cứ cho thấy, mọi công dân Việt Nam luôn tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo đều tự do hoạt động theo mục đích cụ thể của tôn chỉ và đều hướng đến sống tốt đời, đẹp đạo.

Lật tẩy mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Có rất nhiều lý do để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực thi pháp luật, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ hoặc lý do khác rồi quy chụp “trong chế độ xã hội chủ nghĩa không có cơ sở tồn tại của tôn giáo”.

Trái lại, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng. Trong Nghị quyết 25/NQ-TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) xác định rõ, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.

Bên cạnh đó, một trong những nét đặc thù của tôn giáo là “đức tin và nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân”, tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”. Đức tin không cần phải chứng minh bằng cơ sở khoa học, mà luôn định hướng con người tin theo và hành động, như mệnh lệnh không lời, có sức nặng ghê gớm, có thể hiệu triệu cả nghìn người cùng tham gia hành động.

Đồng hành với nó là nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân và ngày càng lan tỏa rộng khắp xã hội với chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Các thế lực thù địch, phản động luôn luôn tìm mọi cách để câu móc, lôi kéo đồng bào có đạo, mua chuộc, xuyên tạc tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam, thực hiện các hoạt động hướng dẫn hành động và kích động gây phương hại trật tự an ninh đất nước.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần luôn cảnh giác nhận thức đầy đủ các thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo. Nhiều hội nghị về tôn giáo do Mỹ tổ chức có cái nhìn phiến diện, siêu hình trong đánh giá về tình hình tôn giáo của Việt Nam, nhất là thường xuyên có sự góp mặt của những phần tử chống đối, mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo Việt Nam để đưa ra những ngôn từ xuyên tạc, bóp méo, quy chụp, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Những ý kiến nói trên của những kẻ chống đối, đi ngược lại thực tế phát triển sống động trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những vở kịch lố bịch, trò hề, không có bất cứ tư cách nào đại diện cho cơ quan chức năng Việt Nam.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019) hãy tưởng nhớ đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng.


Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc nước nhà, cũng là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người cha người mẹ đã cống hiến những đứa con của mình cho Tổ quốc.
          Trong bài viết này, tôi muốn nói về những người mẹ, trên dải đất hình chữ S này có rất nhiều những người mẹ Việt Nam anh hùng nhưng tôi chỉ xin phép được nhắc đến Mẹ Thứ, bởi vì nỗi đau mà Mẹ đã chịu đựng là quá lớn.
          Mẹ Nguyễn Thị Thứ có 12 người con gồm 1 người con gái và 11 người con trai. Không có nỗi đau nào hơn khi 9 người con trai, 2 cháu ngoại và 1 người con rể của Mẹ tiếp chân nhau ra trận rồi lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc. Mất mát đầu tiên, ngày 18/6/1948, người con trai thứ hai của Mẹ, chiến sĩ giao liên Lê Tự Xuyến hy sinh khi bị Pháp bắn trong lúc làm nhiệm vụ. Ngày 5/10/1948, người con Lê Tự Hàn Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ tải thương, 10 ngày sau, người con Lê Tự Hàn Em ngã xuống trong một trận chống càn. Đầu tháng 4/1954, người con trai vừa tròn 20 tuổi của Mẹ Lê Tự Lem hy sinh trong lúc chiến đấu với giặc.
          Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, tháng 9/1966, con trai Mẹ là anh Lê Tự Nự ra đi. Đến năm 1972, Mẹ lại khóc tiễn đưa hai con là Lê Tự Mười và Lê Tự Trịnh. Năm 1974, đến người con Lê Tự Thịnh ngã xuống trong một trận công đồn. Đúng 9 giờ ngày 30/4/1975, người con trai cả của Mẹ, chiến sỹ biệt động Sài Gòn Lê Tự Chuyển hy sinh ngay trên cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ vào thành phố, chỉ vài giờ trước khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng.
          Không chỉ những người con ruột, con rể Mẹ là chiến sĩ cách mạng Ngô Tường, bị giặc Pháp bắt vào năm 1956 và tra tấn đến chết nhưng ông không khai báo nửa lời. Hai cháu ngoại của Mẹ là Ngô Thị Cúc và Ngô Thị Điểu cũng tham gia cách mạng từ rất sớm và hy sinh trong những năm đầu 1970 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
          Ngày 17/12/1994, Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 27/7/2009, tỉnh Quảng Nam đã khởi công xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Tp Tam Kỳ - Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình tượng của Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Ngày 10/12/2010, Mẹ Nguyễn Thị Thứ qua đời, thượng thọ 106 tuổi.
          Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ tuy không còn trên cõi đời này nữa nhưng tấm gương hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp độc lập dân tộc của Mẹ vẫn mãi rạng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

MẠNG XÃ HỘI – TUNG TIN GIẢ, XỬ PHẠT THẬT

Tin giả có thể núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau như những dòng trạng thái bàn chuyện ô nhiễm tại một địa phương nhưng lại dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, xảy ra từ lâu trong quá khứ hay một bức hình của quan chức cao cấp bị gắn với một phát ngôn gây sốc, mọi người chia sẻ và bình luận mà không quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không. Tạo dựng clip, cắt ghép thông tin không có thật, dùng công nghệ để phát tán nhanh, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đó là những cách mà các đối tượng đang sử dụng để lan truyền những thông tin giả hiện nay trên mạng Internet.


Hiệu ứng đám đông là những gì chúng ta vẫn nhắc đến khi hàng loạt những thông tin xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Và nếu đó là một thông tin giả có thể dẫn tới tiêu cực của hàng loạt vấn đề như kinh tế, xã hội, tạo dư luận xấu... thậm chí, tin giả có thể cướp đi cả tính mạng của một con người khi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. Thông tin giả, thế nhưng hậu quả thật sự của tin giả là hiện hữu.

Ngoài việc tung tin giả, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội để đăng tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống chống lại Đảng, Nhà nước. Cơ quan chức năng đã phát hiện 250 trang mạng, blog, gần 500 tài khoản Facebook, 50 kênh Youtube có hành vi này. Hiện Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới, chính vì vậy, tốc độ lan truyền của những những thông tin không được kiểm chứng sẽ rất nhanh chóng chỉ với một cú click chuột.

Thời gian qua, các cơ quan quản lí nhà nước đã tăng cường rà soát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Google thời gian qua đã ngăn chặn, gỡ bỏ được gần 4.500 video clip xấu độc trên trang Youtube theo yêu cầu của Bộ. Facebook cũng gỡ bỏ khoảng 3.000 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhiều đối tượng tung tin giả mạo, xuyên tạc bịa đặt đã bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Tung tin giả nhưng sẽ bị phạt thật và sẽ có biện pháp để tìm ra tên tuổi cụ thể những người tung tin giả. Đây sẽ là lời cảnh báo cho không ít đối tượng đã, đang và sẽ thực hiện các hành vi sai trái này. 

Tin giả tấn công cộng đồng đang ngày càng báo động, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh tay hơn nữa với các nhà cung cấp dịch vụ và những đối tượng xấu. Còn người dùng mạng xã hội cũng cần phải có kỹ năng để tạo cảnh giác và ý thức trách nhiệm cao với mỗi hoạt động của mình, trên tinh thần "thượng tôn pháp luật", phù hợp với chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử, tránh bị cả tin, lôi kéo và mắc bẫy các đối tượng xấu. 

Việc phát tán thông tin giả, mạo danh là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho hành vi phát tán tin giả, được quy định trong Nghị định 174/2013/NĐ-CP và Bộ Luật Hình sự, cụ thể: 

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; hoặc hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm; 

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; 

Ngoài ra, còn bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải hoàn trả hoặc buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp có được, thu hồi đầu số, kho số viễn thông. 

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam. 

* Tùy tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi mà người tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội như là Facebook, Zalo, Twitter, Instagram,... có thể bị xử lý hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015. 

Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. 

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

Dang Toan 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Đừng phá lúa chín trên cánh đồng từng nhiều dông bão

Đất nước ta đã đi qua những chặng đường dài đầy khổ ải để hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển từng ngày, như lúa đã chín trên cánh đồng từng nhiều dông bão. Vậy mà đây đó, vẫn có những người bị kẻ xấu kích động biểu tình, gây rối, phá hoại, thậm chí cả những hoạt động mang dáng dấp bạo loạn để châm ngòi chiến tranh. Nhìn lại những vụ việc gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều điều đáng suy ngẫm…

Những phiên tòa và bài học cảnh tỉnh

Cách đây hơn một tuần, Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hồ Chí Minh vừa mở phiên xét xử 4 bị cáo liên quan tới cái gọi là “Quốc nội quật khởi”. Bản cáo trạng cho biết, do có tư tưởng bất mãn, chống Nhà nước Việt Nam nên từ đầu năm 2017, Nguyen Michael Phuong Minh (Việt kiều Mỹ), Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi, Lê Quốc Phong cùng một số đối tượng đã cấu kết cùng nhau thành lập, tham gia tổ chức “Quốc nội quật khởi” để tổ chức tuyên truyền, lập kế hoạch mua vũ khí và lôi kéo người tham gia biểu tình, chiếm trụ sở chính quyền tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, gây bạo loạn tiến tới nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam.

Ít ai biết rằng khi phiên tòa đang diễn ra thì ở bên kia bán cầu, Voice-tổ chức phản động thường xuyên kích động biểu tình đi đến lật đổ ở Việt Nam theo mô hình cách mạng màu rình rang tổ chức những cuộc gặp gỡ, hội thảo gồm nhiều nhân vật chống phá đất nước để bàn bạc những kế sách chuyển “lửa dân chủ về quê nhà”. Một hội nghị do chúng tổ chức tại Australia đã có sự góp mặt của Will Nguyen, kẻ năm ngoái từng bị TAND TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử và cho hưởng khoan hồng, nhưng khi trở về Mỹ lại tiếp tục "ngựa quen đường cũ", lên tiếng tiếp tục “đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”. Trước đó, mùa hè 2018, Will Nguyen khi đang là sinh viên ở Singapore, không lo học hành lại cấu kết với những kẻ chống phá Việt Nam lên mạng hô hào kêu gọi về Việt Nam biểu tình làm “cách mạng mùa hè”. Sau đó Will đã nhập cảnh vào Việt Nam, phát tiền cho các đối tượng biểu tình và có nhiều hành vi ngông cuồng, chống người thi hành công vụ, làm ách tắc giao thông...



Xét xử các thành viên tổ chức phản động “Quốc nội quật khởi”. Ảnh: TTXVN


Thủ đoạn mà Will Nguyen cùng những kẻ xấu thực hiện rất giống với phương thức mà chúng đã kích động các đối tượng trong vụ án “Quốc nội quật khởi”. Không còn là sự ngây thơ, vô tình, các đối tượng đã lập kế hoạch DTJ 01 (biểu tình kết hợp với kẹt xe) dự định lôi kéo hàng trăm người tham gia biểu tình, mua sắm vũ khí để chống trả lại cơ quan chức năng, chuẩn bị lương thực và nơi lẩn trốn để sử dụng trong thời gian dài…

Âm mưu “cách mạng mùa hè”

Sau các vụ biểu tình, gây rối chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam vào mùa hè năm ngoái, TAND các địa phương đã đưa hàng chục đối tượng ra xét xử trong các vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất cho hưởng án treo.

Dư luận nhân dân đồng tình cho rằng, việc truy tố các bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong số gần 20 bị cáo bị đưa ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, có 13 người được xác định là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, như: “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân. Không chỉ chống phá trên không gian mạng, những đối tượng này còn chiêu mộ người tham gia tổ chức, đồng thời trực tiếp nhúng tay vào các vụ khủng bố như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh vào ngày 20-6-2018, dưới sự giật dây của tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân đứng đầu. Tổ chức này thường xuyên tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước và trước đó cũng từng gây ra vụ đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh...

Tại Nghệ An, TAND tỉnh Nghệ An từng xét xử vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với Lê Đình Lượng và tuyên phạt với mức án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Theo cáo trạng, thông qua mạng xã hội, Lượng dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân. Lượng cũng nhiều lần nhận tiền chuyển từ nước ngoài về để hoạt động chống phá đất nước. Lượng thừa nhận đã tài trợ hoạt động của đối tượng Nguyễn Văn Hóa, tẩy chay cuộc bầu cử, xuất cảnh sang Lào, phát loa truyền thanh tại nhà để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức hát các bài hát có nội dung phản động, 4 lần tổ chức tuần hành, biểu tình với danh nghĩa phản đối Formosa ở xã Hợp Thành gây ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 7B…

Xâu chuỗi những hoạt động chống phá đất nước hai năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra, âm mưu kích động người dân tụ tập, biểu tình, tạo ra các điểm nóng rồi có thể thổi phồng thành xung đột, bạo loạn, có sử dụng vũ khí, tạo ra bạo lực là thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch. Đây cũng là cách đã được sử dụng trong các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố theo mô hình "Mùa xuân Ả Rập". Ý đồ đó được thể hiện rất rõ khi tròn một năm xảy ra các vụ việc biểu tình có bóng dáng bạo loạn ở Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch gần đây công khai tuyên bố cái gọi là “kỷ niệm một năm cách mạng mùa hè”, lấy ngày 10-6-2018 là một cột mốc đánh dấu phong trào dân chủ. Nhân sự kiện biểu tình quy mô lớn ở Hồng Công (Trung Quốc) vừa qua, chúng tiếp tục hô hào kêu gọi các cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam, áp dụng mô hình “cách mạng dù” ở Hồng Công cho Việt Nam để nuôi dưỡng các đợt biểu tình “cách mạng mùa hè” trở thành thường xuyên, từ “tổng biểu tình” sẽ tạo ra cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”.

Đừng rắc lông ngỗng trên con đường phát triển của đất nước

Không một quốc gia nào có thể dung túng, không xử lý đối với các đối tượng khủng bố, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chung như vậy. Không thể gọi những thành phần như vậy là những nhà “hoạt động dân chủ” hay “bất đồng chính kiến”, lại càng không thể gọi những kẻ bị pháp luật xử lý là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” hay “tù nhân tôn giáo”. Bất kể họ là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, đều bình đẳng trước pháp luật và phải bị xử lý nghiêm minh khi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nguy hiểm hơn là tiến hành và tiếp tay cho hoạt động khủng bố của các tổ chức khủng bố. Như Việt Tân đã bị Bộ Công an Việt Nam công bố là tổ chức khủng bố thì không chỉ pháp luật Việt Nam mà pháp luật Hoa Kỳ cũng như nhiều nước trên thế giới đều kiên quyết lên án và chung tay chống khủng bố. Sẽ không thể có chuyện "đánh bùn sang ao" để dung túng cho những việc làm sai trái cả về đạo lý, pháp lý của Việt Nam và luật pháp quốc tế như vậy.

Sau những phiên tòa xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật, nhiều người đã ăn năn, hối cải. Nhưng còn không ít người bị lôi kéo, kích động, được khoan hồng chưa bị truy tố có suy nghĩ về những hành vi vô hình trung tiếp tay cho sự phá hoại đất nước của mình?

Sự cố môi trường biển miền Trung diễn ra đã lâu nhưng vẫn còn không ít người lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, kích động, thậm chí sử dụng cả những tin giả, tin xấu làm phương hại đến an ninh kinh tế và chính trị của đất nước. Mấy năm trước, nhiều người dân ở các đô thị lớn đi biểu tình dù chưa hiểu cặn kẽ sự cố, có khi chỉ vì nhìn thấy những bức ảnh cá chết hàng loạt là ảnh cá chết ở Mỹ từ năm 2011 được những kẻ xấu “chế biến” thành ảnh cá chết ở ven biển miền Trung. Việc này báo chí đã lên tiếng vạch trần thế mà sang tận cuối năm 2018, một nhóm du học sinh tại Mỹ bao gồm cả người đang công tác ở một viện khoa học lớn tại Việt Nam lại làm một báo cáo khoa học dự hội nghị quốc tế cũng sử dụng những bức hình cá chết fake news (tin giả) này. Sự việc mới đây đã được một chuyên gia kinh tế môi trường lên tiếng phê phán vì sự giả dối này ảnh hưởng nhiều mặt đến lợi ích quốc gia thế nhưng nhóm nghiên cứu nọ có người vẫn bao biện cho hành vi sai trái của họ và cho đây là việc làm không vấn đề gì.

Trở lại với những kẻ kích động "cách mạng màu", "cách mạng mùa hè", những lời hô hào kêu gọi bạo động, để xây dựng một thể chế mới theo mô hình dân chủ phương Tây, theo lối đi của "Mùa xuân Ả Rập", chúng ta rút ra những gì tai nghe mắt thấy tại Việt Nam?

Trong vụ án “Quốc nội quật khởi”, trừ đối tượng Nguyen Michael Phuong Minh ngoài 50 tuổi, các bị cáo còn lại đều là sinh viên, thanh niên tương lai đang rộng mở song đã bị lôi kéo vào những việc làm phá hoại đất nước, như: Huỳnh Đức Thanh Bình mới 23 tuổi, là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP Hồ Chí Minh; Trần Long Phi (Đồng Nai) mới 21 tuổi. Vậy mà chỉ vì dại dột, bị lôi kéo, cả hai phải lĩnh mức án lần lượt là 10 năm tù và 8 năm tù.

Họ đánh mất cả tương lai và tuổi trẻ trong khi những kẻ "ném đá giấu tay" thì có thể đang ở đâu đó hân hoan vì đã tạo ra được những “điểm nóng”. Trong khi những kẻ cầm đầu vẫn ở trong bóng tối thì hàng trăm người dân quá khích đã phải nhận những bản án nghiêm khắc. Cuộc sống bình yên của hàng trăm gia đình bỗng chốc bị đảo lộn, rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi người thân vướng vào vòng lao lý. Bình Thuận-Ninh Thuận, những nơi gắn với các địa danh du lịch nổi tiếng bỗng chốc ghi “dấu ấn” không đẹp vì những cuộc xuống đường bạo loạn. Kinh tế, du lịch các tỉnh ven biển miền Trung từng bị những hậu quả nặng nề do tin giả, tin xấu gây hoang mang dư luận. Khó khăn vẫn chưa dừng lại khi bóng ma Việt Tân vẫn len lỏi đâu đó trong các vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, gây ra nhiều vụ việc phức tạp thời gian qua.

Nhìn lại các vụ biểu tình, đập phá và những phiên tòa, chúng ta có thể liên hệ tới sự kiện năm nay đã đánh dấu 10 năm khởi phát cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập". Tờ Jerusalem Post nhận xét, các thế lực phương Tây đã sử dụng truyền thông để kích động làn sóng biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm nhằm tạo dựng chính quyền mới. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu phương Tây ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: Thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhiều nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là những "nhà độc tài" đã bị lật đổ, để rồi nhiều nhóm quyền lực mới còn độc tài và cực đoan hơn nổi lên, sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành quyền lực.

Khi viết những dòng này, chúng tôi chợt nhớ đến bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười, một bộ phim từng làm rung động hàng triệu trái tim cả Việt Nam và thế giới về nỗi đau chiến tranh. Duyên-người vợ bộ đội trong phiên chợ âm phủ gặp lại chồng đã hỏi: “Anh có điều gì muốn dặn dò em không?”. Người chồng-người lính đã hy sinh trả lời: “Anh chỉ muốn những người còn sống được hạnh phúc. Chỉ những người đang sống mới làm được điều đó. Anh đã làm hết phần việc của mình rồi”. Bộ phim cũng có những câu thơ rất hay: "Bao giờ cho đến tháng Mười/ Lúa chín trên cánh đồng dông bão/ Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/ Những mất mát, hy sinh, chịu đựng khổ đau/ Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu...".

Trời thu của hòa bình, độc lập vẫn đang xanh mãi ở trên đầu. Nhưng chỉ những người đang sống mới có thể làm nên hạnh phúc của mình hay không bằng những nhận thức và hành động đúng đắn. Hãy biết trân trọng cái giá của hòa bình, độc lập để không mắc mưu kẻ xấu, để không vô tình hay cố ý phá hoại những mùa lúa đang chín trên cánh đồng quê hương Việt Nam từng chịu rất nhiều dông bão chiến tranh.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HÒA BÌNH TRƯỚC HÀNH VI XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC?

       Thời gian qua, dư luận khu vực và quốc tế đang chú ý theo dõi phản ứng của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ liên quan vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương 8 cùng với các tàu bảo vệ và tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đã có các hoạt động trong khu vực Tư Chính - Vũng Mây, gần với lô 06-01 của Việt Nam. Dù đây không phải là vùng biển tranh chấp mà là vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


       Cho đến nay, chưa có khẳng định chính thức nào về động cơ của Trung Quốc lần này. Đây có thể đơn thuần là động thái thể hiện cái gọi là “chủ quyền” sau khi đã quân sự hóa các đảo nhân tạo bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc luôn tìm mọi cách hạn chế hoặc ngăn chặn Việt Nam thăm dò, khai thác năng lượng trong vùng biển mà Trung Quốc coi là “khu vực tranh chấp”. Hay có thể đây là hành động thăm dò phản ứng, gây sức ép với Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đang có uy tín, vị thế nhất định trên trường quốc tế nhờ tuân thủ đường lối đối ngoại đa phương, độc lập, tự chủ. Quan hệ Việt - Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục có những bước phát triển có lợi cho hai bên. Hoặc đánh lạc hướng dư luận trong nước, “chuyển lửa ra ngoài” như lâu nay vẫn làm, trong bối cảnh kinh tế trong nước đang chịu đựng cú sốc lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, biểu tình ở Hồng Kông, quan hệ Mỹ - Triều có nhiều tiến triển đe dọa đến vai trò Trung Quốc trên báo đảo Triều Tiên, quan hệ Đài Loan bất ổn… 
       
       Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua, trong đó kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác. Đáng chú ý, khác với sự kiện HD-981 lần trước, lần này Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua. Còn Trung Quốc, trước đó vào ngày 12/7 vẫn tuyên bố rằng "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông”. Tuy nhiên, sau khi bị Việt Nam nêu đích danh hôm 19/7, đến nay chưa thấy có phản ứng gì từ phía Trung Quốc. 

       Các sự việc diễn ra gần đây tuy phức tạp nhưng vẫn chưa đến mức tranh chấp căng thẳng cực độ. Bất chấp các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc, Việt Nam hiện vẫn đang hết sức bình tĩnh và kiên trì không sử dụng vũ lực. Theo nhận định của nhiều chuyên gia đăng tải trên báo chí quốc tế (kể cả BBC và VOA), đây là một hành động hết sức khôn ngoan và sáng suốt của Việt Nam. Bởi, để đối phó với Trung Quốc, quốc gia luôn biết cách tính toán để viện ra cớ “đóng vai nạn nhân”, thì các hành vi trái với pháp luật như sử dụng vũ lực, sẽ làm tiền đề để Trung Quốc lấn tới. Việt Nam đã lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết. Từ phát ngôn trực tiếp của lãnh đạo trong các cuộc gặp ngoại giao, trao đổi công hàm, nêu vấn đề trong các hội nghị quốc tế, vận dụng cơ chế làm việc của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên để kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế…Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng cơ chế hòa giải bắt buộc đối với các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học theo phụ lục V Công ước về Luật Biển 1982, hay việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc ở phụ lục VII của Công ước về các vấn đề pháp lý liên quan khác trong hai sự kiện trên. 

       Việc Việt Nam thể hiện thái độ thận trọng là đương nhiên, bởi nếu nghiên cứu qua thông tin báo chí, đánh giá của các chuyên gia và diễn biến hiện trường có thể thấy ngay cả Trung Quốc cũng dường như tránh đề cập trực tiếp đến tranh chấp lần này. Việc tuyên bố mạnh mẽ có thể khiến các kênh đối thoại đang diễn ra khó khăn hơn, và có thể dẫn đến việc lợi dụng sự kiện này để lôi kéo người dân tụ tập tuần hành, biểu tình dưới danh nghĩa “yêu nước”, chống Trung Quốc, nhưng thực chất là tiến hành bạo loạn, tấn công lực lượng chức năng; đập phá tài sản người dân, nhà nước, doanh nghiệp; xâm phạm trụ sở cơ quan công quyền; khiến tình hình an ninh trật tự rơi vào trạng thái mất kiểm soát và hậu quả kinh tế vô cùng nặng nề. Điều này thể hiện rất rõ bản chất khủng bố của các tổ chức, cá nhân tham gia kích động. 

       Cần nhớ rằng với hàng loạt thành công ngoại giao từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, vị thế của Việt Nam nay đã khác, không dễ bị lấn áp và cô lập. Trong khi đó, Trung Quốc với những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, quên mất di ngôn “ẩn mình chờ thời”, giờ có nguy cơ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch”. Huống chi Việt Nam suốt hàng nghìn năm qua và hàng chục năm gần đây đã quá quen với những động thái gây hấn của Trung Quốc. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói “lấy đoản binh để thắng trường trận”, lấy những dẫn chứng về quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc để nhận định: "Họ cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”. 

       Lời của Hưng Đạo Vương cũng là lời nhắc hãy giữ bình tĩnh, sáng suốt trong thể hiện lòng yêu nước. "Bờ yên biển mới lặng", giữ hòa bình là để làm ra tiền của, để chăm lo tốt nhất cho con em chúng ta, để không phụ xương máu bao anh hùng liệt sĩ đã đánh đổi. Chúng ta không sợ Trung Quốc nhưng phải đủ khôn ngoan để đối phó với họ như cha ông từng dạy. Đừng lấy đá tự đập chân mình!
    Lam Vân

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

NHỮNG “NHÀ ZÂN CHỦ” VIỆT ĐÃ XUẤT NGOẠI BÂY GIỜ RA SAO ?

Trong những năm vừa qua đã có không ít các nhà “zân chủ” Việt theo tiếng gọi của những đồng đô la, của “giá trị” dân chủ, nhân quyền phương Tây rời bỏ quê hương đất nước “xuất ngoại” tìm đến những “miền đất hứa”, “chân trời tự do”. Những người này giờ ra sao, họ có được toại nguyện với những gì đã được hứa hảo và liệu có còn cơ hội trở về. Chúng ta hãy cùng điểm lại những nhà “zân chủ” cộm cán một thời đã “xuất ngoại” xem họ giờ đây thế nào.

1. Trần Khải Thanh Thủy (sinh năm 1960): Ngày 21/4/2007, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 5/2/2010, tiếp tục bị xử 3 năm 6 tháng tù vì tội cố ý gây thương tích. Giữa năm 2011, Trần Khải Thanh Thủy sang định cư ở Mỹ. Khi mới đặt chân tới Mỹ, dân biểu Mỹ Loretta Sanchez đã chào đón Trần Khải Thanh Thủy bằng tuyên bố “chào đón nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do”.

Tình trạng hiện tại: Lăn lộn cuộc sống mưu sinh, mất hút với phong trào zân chủ, đã mấy năm không thấy xuất hiện trước truyền thông zân chủ.

2. Tạ Phong Tần (sinh năm 1968): Tháng 9/2011, bị bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 24/9/2012, Tạ Phong Tần bị tuyên án mười năm tù giam. Ngày 19/09/2015, Tạ Phong Tần được đình chỉ thi hành án và sang Mỹ định cư. Khi mới đặt chân tới Mỹ, Tạ Phong Tần được giới chống Cộng hải ngoại tung hô chào đón như “người hùng”.

Tình trạng hiện tại: Giới zân chủ quốc nội không biết tung tích ở đâu, làm gì.

3. Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày): Ngày 10/9/2008, ông bị truy tố về tội “trốn thuế” và bị tòa án xử phạt 30 tháng tù giam. Ngày 24/9/2012, tiếp tục bị tòa án xét xử và tuyên phạt 12 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 21/10/2014 được hoãn thi hành án xuất cảnh đi Mỹ. Khi sang Mỹ Hải Điếu cày được đám cờ vàng chống Cộng tại đây tung hô, chào đón nhiệt thành. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, Hải Điếu cày đã quàng lên quốc lá cờ vàng ba sọc – biểu tượng của số chống Cộng tại đây.

Tình trạng hiện tại: Bặt vô âm tín, gần như mất liên lạc hoàn toàn với đám zân chủ quốc nội.

4. Cù Huy Hà Vũ (sinh năm 1957). Ngày 5/11/2010 bị bắt, khởi tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 4/4/2011, tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù giam. Ngày 2/8/2011, tòa án cấp phúc thẩm y án 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 6/4/2014 được hoãn thi hành án và xuất cảnh đi Mỹ cùng vợ.

Tình trạng hiện tại: Đã vài năm không thấy Vũ “bệu” xuất hiện trước truyền thông zân chủ. Giới zân chủ quốc nội vẫn đang thắc mắc, Vũ “bệu” hoành tráng một thời giờ không biết lưu lạc tại phương trời nào.

5. Đặng Xuân Diệu: Tháng 1/2013, bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 12/1/2017, Đặng Xuân Diệu được hoãn thi hành án và xuất cảnh đi Pháp.

Tình trạng hiện tại: Sau khi sang Pháp định cư, ngày 21/2/2017, Đặng Xuân Diệu xuất hiện tại “Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ” với một bài phát biểu. Đây cũng chính là lần xuất hiện trước truyền thông của Đặng Xuân Diệu cho đến nay. Hiện tại Đặng Xuân Diệu cũng “mất tín hiệu liên lạc” như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải Điếu cày…

6. Phạm Hồng Sơn: Năm 2002 bị tuyên phạt 13 năm tù, sau đó được giảm còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội gián điệp. Sau khi ra tù vài năm, theo tiếng gọi từ Bộ Ngoại giao Pháp, Phạm Hồng Sơn cùng vợ con xuất cảnh sang Pháp định cư.

Tình trạng hiện tại: Rửa tay gác kiếm, tẩy chay phong trào zân chủ quốc nội.

7. Lê Thu Hà (sinh năm 1982), từng bị tuyên phạt 9 năm tù giam và 2 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 7/6/2018, cùng vợ chồng Nguyễn Văn Đài xuất cảnh sang Đức định cư.

Tình trạng hiện tại: Muốn ở cũng không được về cũng chẳng xong.

8. Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969): Năm 2007 cùng với Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài bị bắt vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Năm 2018 tiếp tục bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 7/6/2018, cùng vợ và Lê Thu Hà xuất cảnh sang Đức định cư.

Tình trạng hiện tại: Thi thoảng lên Facebook ẳng lên vài tiếng nhưng chẳng thấy được ai hưởng ứng.

KẾT LUẬN: Điểm chung của các zân chủ đã “xuất ngoại” này là được tung hô, chào đón rầm rộ ngày mới sang. Sau đó đều bặt vô âm tín và mất hút liên lạc với đám zân chủ quốc nội.

Thế mới thấy, Mỹ hay Pháp, Đức họ cũng vô cùng thực dụng. Khi còn giá trị lợi dụng thì họ sử dụng, đưa sang định cư với những lời hứa hẹn tốt đẹp, ấy thế nhưng khi đã hết đát thì họ cũng sẵn sàng bỏ đi không thương tiếc.

Thật đáng thương cho số phận hẩm hiu của những zân chủ cộm cán một thời vì muốn đổi đời mà xuất ngoại sang trời Tây.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

PHÁN QUYẾT VỀ BIỂN ĐÔNG, SAU 3 NĂM NHÌN LẠI

Ngày 12/7 vừa qua đánh dấu 3 năm kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng biển trong đường 9 đoạn trên Biển Đông và khẳng định đó là “không có cơ sở pháp lý”.

PHÁN QUYẾT VỀ BIỂN ĐÔNG, SAU 3 NĂM NHÌN LẠI
Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết về Biển Đông, năm 2016.
Cùng nhìn lại các diễn biến thời gian qua để thấy rõ hiện trạng và thực chất vấn đề khi có quốc gia thì đang sa lầy trong các toan tính hậu phán quyết và Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách áp đặt chủ quyền một cách thô bạo và trái với luật pháp quốc tế.
Ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA. Bất chấp sự phản đối và vận động tẩy chay của Trung Quốc, ngày 12/7/2016, PCA ra phán quyết xác định rằng yêu sách chủ quyền về “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh là vô lý và vi phạm UNCLOS.
Phán quyết của tòa PCA kết luận: “Không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng “độc quyền kiểm soát” các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây”.

Philippines: Rối rắm các tính toán

Tuy nhiên, đến tháng 10/2016, sau khi thắng cử, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bất ngờ có chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước. Trước khi khởi hành, ông Duterte có cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), trong đó đề cập đến các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tổng thống Duterte cho biết ông hy vọng loại bỏ hoàn toàn “vùng xám” trong quan hệ song phương, mà một phần quan trọng là vấn đề Biển Đông.
Cùng với tuyên bố này, nhà lãnh đạo Philippines đã thực hiện chính sách “gác lại” phán quyết PCA để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, đổi lấy các lợi ích kinh tế. Sau chuyến đi, ông Duterte về nước với những cam kết của Bắc Kinh sẽ cho vay cũng như đầu tư khoảng 24 tỷ USD, kể cả cho các dự án quy mô đầy tham vọng của ông Duterte để canh tân cơ sở hạ tầng Philippines.
Tuy nhiên, số liệu Chính phủ Philippines đã công bố, chỉ có 3 dự án, 2 chiếc cầu và 1 cơ sở thủy lợi, trị giá chung là 167 triệu USD, là đã bắt đầu được xúc tiến. Phần còn lại, gồm 3 dự án đường sắt, 3 đường cao tốc và 9 cây cầu, vẫn nằm trong giai đoạn quy hoạch và phân bố ngân sách, hoặc đang chờ Bắc Kinh phê duyệt tài chính, hoặc đang trong giai đoạn chọn nhà thầu Trung Quốc.
Theo số liệu của Cục Thống kê Philippines, trong nửa đầu năm 2018, cam kết đầu tư vào Philippines của Trung Quốc chỉ đạt 33 triệu USD, bằng 40% của Mỹ và 1/7 các cam kết của Nhật Bản, theo xu hướng tương tự như năm trước đó. Giao thương giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng đáng kể nhưng dữ liệu cho thấy phần lớn chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Có thể nói, cho tới giờ chỉ một phần nhỏ các cam kết của Trung Quốc cho Philippines trở thành hiện thực. Bản thân ông Duterte bị dư luận trong nước chỉ trích. Giới quan sát cho rằng nếu ông không chứng minh được là chính sách ngoại giao nhân nhượng của ông đã mang về lợi ích kinh tế cho Philippines thì vị thế của ông sẽ bị suy yếu trước các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, mà kết quả có thể định đoạt sự thành công hay thất bại nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Sự áp đặt chủ quyền vẫn tiếp diễn

Tròn 3 năm kể từ ngày PCA ra phán quyết, theo đánh giá của Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) công bố ngày 12/7, nhìn chung, Trung Quốc đã không chịu tuân thủ gần như toàn bộ nội dung của phán quyết.
Cụ thể, các quan chức Trung Quốc dù đã ít đề cập hơn về cái gọi là “đường 9 đoạn” như là cơ sở cho yêu sách của họ đối với Biển Đông nhưng họ tiếp tục tuyên bố có chủ quyền lịch sử (vốn không rõ ràng) đối với hầu hết các vùng biển và đáy biển ở Biển Đông. Chính vì dựa trên cơ sở này mà ngư dân Trung Quốc tiếp tục hoạt động phi pháp trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Indonesia. Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các trang thiết bị tại Đá Vành Khăn.
Trắng trợn hơn, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, bao gồm phần lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam.
Ngay trước dịp kỷ niệm 3 năm ngày PCA ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/7 đã có tuyên bố lên án Trung Quốc phản bội lời hứa không quân sự hóa Biển Đông đã đưa ra năm 2015. Mỹ đồng thời tái khẳng định việc Washington cực lực phản đối các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền “bất hợp pháp” ở Biển Đông.
Trung Quốc ngay từ đầu đã từ chối tham gia vào tiến trình vụ kiện, chủ yếu với lý do PCA không có thẩm quyền. Sâu xa hơn, Trung Quốc dường như cảm thấy không tự tin với cơ sở pháp lý trong các yêu sách trên Biển Đông của mình và lo sợ bị thua kiện, bị ràng buộc bởi các phán quyết khiến quyền tự do hành động bị hạn chế. Điều này là dễ hiểu khi Trung Quốc đang muốn củng cố sức mạnh hàng hải và vị thế chiến lược của mình trên Biển Đông nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh chiến lược vốn đang ngày càng gay gắt với Mỹ.
Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện đã bị công luận nhiều nước trên thế giới chỉ trích bởi nó thể hiện sự thiếu thiện chí và coi thường luật pháp quốc tế, nhất là khi Trung Quốc vẫn luôn khẳng định mong muốn trở thành một cường quốc có trách nhiệm. Tiếp đó, Trung Quốc phủ nhận tính pháp lý trong phán quyết của PCA và tiếp tục tiến hành các hành động mang tính khiêu khích trên Biển Đông, cũng như tiếp tục hoàn thiện và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Tựu trung lại, hành động phủ nhận phán quyết PCA và tiếp tục sự áp đặt chủ quyền một cách thô bạo ở Biển Đông của Trung Quốc được giới quan sát đánh giá là “lợi bất cập hại” khi không chỉ ảnh hưởng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc mà còn có thể làm hại các lợi ích hàng hải của nước này không chỉ ở Biển Đông mà còn ở cả các vùng biển khác.
Trong bối cảnh đó, các nước có lợi ích trong khu vực cần thiết phải đề cao tầm quan trọng trong việc thực thi phán quyết của PCA, nỗ lực đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, cần phải có các biện pháp giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển này và khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế và xây dựng một trật tự khu vực dựa trên các quy tắc.
Nam Sơn

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Nhận diện và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá lực lượng Công an

CAND là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN. Điều 3, Luật CAND năm 2018 quy định: “CAND là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
Tước danh hiệu CAND nếu tuyên truyền chống Nhà nước | Pháp luật | PLO
Với vai trò, vị trí trên, lực lượng CAND luôn phải đối mặt với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng chống đối. Hiện nay, việc tấn công, chống phá lực lượng CAND được các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị thực hiện một cách thường xuyên và trên nhiều mặt.

Trước hết, các đối tượng đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu đòi “phi chính trị hoá lực lượng vũ trang”, đòi tách CAND ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Đây là chiêu bài cũ, đã được chúng sử dụng từ lâu nhưng nay vẫn tiếp tục điệp khúc “nhai lại”, nhất là khi lực lượng CAND kỷ niệm các ngày lễ, truyền thống. Các đối tượng đưa ra quan điểm đòi quân đội và công an phải đứng bên ngoài hoạt động của các đảng phái chính trị; kêu gọi hình thành những “đội quân nhà nghề”. Đây là một mưu đồ nguy hiểm.

Bản chất của CAND Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, việc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân gắn liền với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Không có một lực lượng vũ trang “trung tính”, tách bảo vệ Tổ quốc, đất nước khỏi bảo vệ Đảng, chế độ XHCN. Lực lượng CAND do Đảng, Bác Hồ thành lập, rèn luyện, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ cũng chính là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. Thực tiễn đời sống chính trị ở nước ta khẳng định, bản chất chính trị của lực lượng CAND, lực lượng vũ trang cách mạng là một tất yếu khách quan.

Các đối tượng chống đối luôn tìm cách thổi phồng những tồn tại, hạn chế trong lực lượng CAND để bôi nhọ, quy chụp sai phạm của cá nhân thành của tập thể, đánh đồng với sai phạm của lực lượng. Thực tiễn, lực lượng CAND hoạt động trong một môi trường kỷ luật, kỷ cương. Chức năng, nhiệm vụ của CAND thể hiện trên nhiều mặt, đi liền với đó đòi hỏi sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân để vượt qua những cám dỗ, lợi ích vật chất và tinh thần, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu cực có thể xảy ra.

Thời gian qua, với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch nội bộ, một số cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật và phạm tội, trong đó có người giữ hàm cấp tướng đã chịu các hình thức xử lý kỷ luật và xử lý hình sự. Điều này thể hiện sự kiên quyết trong đấu tranh với sai phạm, với quan điểm sai đến đâu, xử đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lại lợi dụng vấn đề này để suy diễn, vu khống bản chất lực lượng CAND. Các đối tượng thổi phồng sai phạm, từ đó xuyên tạc bản chất của lực lượng và phủ nhận một cách sạch trơn những giá trị, thành tựu to lớn của lực lượng CAND.

Một góc độ khác, các đối tượng không ngừng công kích, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, tướng lĩnh trong lực lượng CAND.

Ngoài ra, các đối tượng cũng tìm cách kích động, cổ suý những hành vi vi phạm, kích động người dân chống lại cán bộ, chiến sĩ CAND đang thi hành nhiệm vụ. Đơn cử như việc xảy ra ngày 9-7-2019 vừa qua, một đối tượng vi phạm Luật Giao thông có hành vi hung hãn, điều khiển xe máy đâm vào chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ tại huyện An Lão, Hải Phòng khiến anh bị thương nặng.
Đây là hành vi phạm pháp, coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, cần phải đấu tranh, lên án. Vậy nhưng thay vì phê phán cái sai, nhiều nhà “dân chủ mạng” không tiếc lời dè bỉu, công kích chiến sĩ CSGT và cổ suý cho đối tượng vi phạm!

Về phương thức hoạt động, các đối tượng đẩy mạnh việc lợi dụng môi trường mạng để đăng tải các bài nói, bài viết, hình ảnh có nội dung sai lệch, kích động sự chống đối. Cùng với đó, lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề nhạy cảm, các đối tượng rủ rê, lôi kéo, tiến hành tụ tập đông người tại cổng trụ sở cơ quan chức năng để tiến hành gây rối. Đồng thời, các đối tượng tích cực sử dụng chiêu trò phát trực tiếp (livestream) các hoạt động của lực lượng Công an lên mạng xã hội để làm phức tạp tình hình (như việc Công an cưỡng chế, giải phóng mặt bằng; truy bắt đối tượng phạm tội).
Mục đích nhằm hướng lái nội dung, đưa thông tin sai lệch về hoạt động của cá nhân, tập thể Công an để người dân hiểu sai, từ đó tìm cách vu cáo, kích động chống đối. Không ít “cư dân mạng”, nhất là lớp trẻ đã chịu ảnh hưởng nhất định của các thông tin, luận điệu sai lệch này.

Việc đấu tranh với các thông tin, luận điệu sai trái về lực lượng CAND, về lực lượng vũ trang cách mạng là vấn đề thời sự hiện nay. Cùng với việc đấu tranh với các luận điệu chống phá, chúng ta cũng đi đôi với việc tập trung xây dựng lực lượng CAND ngày một trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “thanh bảo kiếm” của Tổ quốc, Đảng và nhân dân.
Về mặt “xây” bên trong, lực lượng CAND kiên quyết đấu tranh với những tiêu cực, sai phạm trong nội bộ; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm pháp với quan điểm không có vùng cấm, bất kể người đó đang nắm giữ chức vụ gì. Bên cạnh đó, tăng cường mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, để cán bộ, chiến sĩ Công an thực sự là “công bộc của dân”, do dân và vì dân.
Về mặt “chống”, trên cơ sở nhận diện rõ hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, Công an các đơn vị, địa phương cần chủ động làm tốt công tác đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ CAND. Việc đấu tranh phản bác cần thực hiện một cách kịp thời. Khi các đối tượng đưa ra những luận điệu chống phá, xuyên tạc về một vụ việc, hành vi nào đó, chúng ta cần nhanh chóng “giải độc” thông tin, vạch trần bộ mặt sai trái của các đối tượng bằng cách đưa các thông tin chính thống, chuẩn xác đến với người dân.

Công tác phòng ngừa những luận điệu sai trái, xuyên tạc cũng phải tiến hành một cách chủ động. Các đơn vị liên quan cần nghiên cứu, nắm rõ quy luật hoạt động, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng để từ đó xây dựng kế hoạch phản bác chính xác, kịp thời, đảm bảo tính huyết phục.

Việc các đối tượng tấn công, chống phá lực lượng CAND là hoạt động nguy hiểm, nhất là trong môi trường mạng hiện nay. Chính vì vậy, công tác đấu tranh phản bác cũng phải thực hiện một cách bài bản, khoa học.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

SỰ THẬT CÁI GỌI LÀ “NHÀ NƯỚC TIN LÀNH ĐỀ GA”

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng của đất nước. Các thế lực thù địch, phản động từ lâu đã rất quan tâm đến vùng đất này, với mưu đồ chia cắt đất nước ta. Để thực hiện âm mưu thâm độc đó, chúng đã chỉ đạo thành lập “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề Ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước. Thời gian gần đây, nổi lên các hoạt động tái phục hồi, xây dựng các khung cơ sở phản động trong nước của tổ chức FULRO lưu vong làm bàn đạp tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước ta. 

SỰ THẬT CÁI GỌI LÀ “NHÀ NƯỚC TIN LÀNH ĐỀ GA”

FULRO là tên gọi tắt theo cách ghép những chữ cái đứng đầu các từ tiếng Pháp: Front Unifie de Lutte des Races Opprimees (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức), là một tổ chức chính trị phản động có vũ trang, đã tồn tại dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua, câu kết với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta. Đó là tổ chức do các thế lực đế quốc nặn ra, nuôi dưỡng và chỉ đạo, nhằm mục đích chia cắt sự thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, ngăn chặn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Mấy năm gần đây, mặc dù đã bị ta truy quét nhiều lần, tổ chức này vẫn tồn tại lay lắt, ngoan cố chống phá cách mạng và đã gây nhiều tội ác với đồng bào Tây Nguyên. 
Hiện có 5 tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ, trong đó, hoạt động mạnh là tổ chức Hội những người miền núi - MFI của Ksor Kơk và tổ chức Nhân quyền người Thượng - MHRO của Nay Rông. MFI (Montagnard Foundation Inc), thành lập năm 1992, tại Spartanburg, bang Nam Carolina, Hoa Kỳ, là tiền thân của tổ chức “Nhà nước Đề Ga độc lập”. Cầm đầu tổ chức là “Tổng thống” tự phong Ksor Kơk. “Nhà nước Đề Ga độc lập” được thành lập với mục đích là đấu tranh đòi lại đất Tây Nguyên, lập “Nhà nước Đề Ga” của người Tây Nguyên. Một số đối tượng FULRO, cơ sở FULRO cũ và một số đồng bào nhận thức còn mơ hồ tham gia vào tổ chức “Nhà nước Đề Ga” do chúng lập ra với quy mô lớn và bộ khung khá hoàn chỉnh. 
Dưới sự chỉ đạo của bọn cầm đầu tổ chức “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở nước ngoài, các đối tượng trong nước đã tiến hành một số hoạt động gây mất ổn định về an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Chính tổ chức này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số phần tử phản động trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008. 
Nay Rông (cầm đầu tổ chức “Nhân quyền người Thượng - MHRO”) đã cho thành lập tổ chức “Người Thượng thống nhất - UMP” với mục đích kêu gọi người Thượng trong và ngoài nước tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thành lập “Nhà nước” cho người Tây Nguyên; công bố lá cờ của tổ chức UMP, đơn tham gia, bản tuyên thệ (gồm 7 lời thề), yêu cầu các thành viên phải thực hiện được nhiệm vụ “giải phóng dân tộc”, thành lập “Nhà nước độc lập" cho người Tây Nguyên; quyết định đặt tên cho “Nhà nước” của người Tây Nguyên là “Chính phủ Đề Ga PMSI” (Đất nước của người Thượng Nam Đông Dương). Chúng cử đoàn thăm trại tị nạn tại Thái Lan thu thập bằng chứng; đi Washington để phối hợp với đại diện các nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS) khác (Chăm, Khmer, Mông) để cung cấp tài liệu cho phụ tá đặc biệt của Tổng thống Mỹ về nhân quyền và đại diện Quốc hội nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, kiến nghị đưa Việt Nam trở lại CPC (những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo)... 
Các tổ chức này tích cực củng cố, chuẩn bị các điều kiện để cho ra đời cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị” tại Tây Nguyên. Chúng tăng cường xây dựng cơ sở kinh tài; mở các lớp đào tạo kiến thức văn hóa cho đồng bào; tổ chức các thành viên học “Luật Đề Ga”; thu thập cờ, tài liệu, bản đồ liên quan “Nhà nước Đề Ga”. Từ nước ngoài, chúng gửi kinh phí, cờ vào trong nước, khẳng định “phong trào Đề Ga” sẽ thành công vì được nhiều nước ủng hộ. Các đối tượng cầm đầu thường xuyên tham dự các diễn đàn, các hội nghị quốc tế về nhân quyền, tôn giáo và người tị nạn nhằm kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ, liên kết của các thế lực thù địch, phản động; vận động hành lang các nước ủng hộ tài chính. 
Chúng triệt để lợi dụng các văn bản pháp lý quốc tế để xuyên tạc sự thật ở Việt Nam, đặc biệt là Tuyên ngôn về quyền của người bản địa 2007 mà Nhà nước ta đã tham gia; thường xuyên thu thập về tình hình vùng đồng bào DTTS để từ đó bóp méo, xuyên tạc, làm “bằng chứng” đấu tranh với Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền; quyên tiền thuê Hội luật sư ở Washington giúp đỡ trình bày các vấn đề liên quan trước Liên hợp quốc; chuẩn bị tài liệu để tổ chức vụ kiện Việt Nam ra Tòa án quốc tế... Chúng đã triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng di động để liên lạc, tuyên truyền lừa bịp gây chia rẽ đoàn kết, củng cố tổ chức, lừa mị về sự thành công của tổ chức Đề Ga để củng cố niềm tin cho bọn phản động trong nước. 
Khi bị thất bại trong các cuộc biểu tình, gây rối ở Tây Nguyên, chúng kích động người DTTS trốn sang Campuchia, tuyên bố cho định cư ở Mỹ nhằm tái lập “trại tị nạn” làm chỗ đứng chân, tập hợp lực lượng, gây mất ổn định lâu dài ở Tây Nguyên. Cùng với những hoạt động chống phá ngầm, chúng còn sử dụng các diễn đàn chính trị can thiệp trực tiếp vào vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên. Thông qua hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ, các đoàn lâm thời và một số người Thượng lưu vong tại Mỹ về Việt Nam thăm thân, chúng tìm cách thu thập tình hình cũng như việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc của Nhà nước ta ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, chúng thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của ta, xuyên tạc sự thật, tố cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người DTTS trong các cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ. Đặc biệt, từ khi Thượng Nghị viện Mỹ thông qua luật HR 2431 về tự do tín ngưỡng quốc tế, các hoạt động điều tra nhằm kích động vấn đề nhân quyền trong dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên được tiến hành công khai, ráo riết hơn. 
Tiếp đó, Hạ viện Mỹ lại thông qua Dự luật HR 2368 về “Đạo luật nhân quyền Việt Nam”, đây là một dự luật sai trái, vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật quốc tế, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Một số nội dung trong Dự luật đã khuyến khích người Thượng Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 
Như vậy, có thể thấy cái gọi là “Nhà nước Đề Ga”, “Tin lành Đề Ga” thực chất là một biến thể của FULRO do các thế lực thù địch, phản động bên ngoài dựng lên. Âm mưu, hoạt động của chúng hiện nay là tập trung tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với các DTTS, kích động, gieo rắc tư tưởng ly khai, tự trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thông qua sự chỉ đạo, chi viện về vật chất của các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài, chúng ráo riết xây dựng, phát triển lực lượng ở trong nước, chủ trương cắm cờ FULRO, cho ra mắt “Nhà nước Đề Ga tự trị”. Tổ chức biểu tình và cao hơn là tiến hành bạo loạn chính trị, hòng tạo cớ để kẻ thù bên ngoài nhảy vào can thiệp. Đây là những vấn đề chúng ta cần nhận diện một cách đầy đủ để phòng ngừa và kịp thời đấu tranh ngăn chặn. 
Lê Xuân Trình