KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN


Gần đây, nghe nói hội bên cụ Ngọc náo nhiệt dữ lắm, nghe bảo sắp oánh nhau to tới nơi chứ chẳng đùa…
Mị nghe chỉ biết phì cười. Làm gì tới nỗi ấy. Là vì toàn văn nghệ sĩ, trí thức với nhau cả. Dân chữ nghĩa nhà Mị làm gì có cái kiểu trợn mắt, đập bàn sỉ vả vào mặt nhau, làm gì có cái kiểu thổ ra với nhau toàn cái thứ ngôn từ thô tục đến sùi bọt mép như cái đám ruồi bu ngoài kia đang đồn thổi, vu vạ. Như thế là phàm tục. Phàm tục hết sức! Hiểu chửa?

Để Mị nói cho mà nghe!
Ừ thì cũng có mấy thằng đang chửi nhau thật! Ấy là vì xung quanh cái Giải Văn Việt lần thứ 4. Nghe nói anh Khải ảnh không hài lòng, chẳng phải vì ảnh không có giải mà ảnh lộn lên như rồng thế đâu. Thật đấy! Ảnh chỉ bảo: Viết như tao thì không được trao giải, lại đi trao cho cái thằng Vũ Lập Nhật. Thằng đó thì thơ thẩn đ.é.o gì, viết như c*t, đ.é.o ngửi được! Đấy, chỉ có thế thôi mà người ta chỉ trích ảnh, lên án ảnh, nói ảnh làm mất đoàn kết nội bộ. Người ta quên mất ảnh là một trong những người đầu tiên đề xuất thành lập “Văn đoàn độc lập”. Trước khi đến với văn nghệ, ảnh còn là nhà báo, ảnh nhiều chữ, ảnh nho nhã! Mà nghe nói ảnh tức lắm, ảnh tức thật. Ảnh lỏ c*t, ảnh tuyên bố cạch mặt, đòi giải tán “Văn đoàn độc lập” cơ. Mà nghĩ, ảnh có cái lý của ảnh. Đừng ai vu cho ảnh cái tội hám danh, thèm khát chi ba đồng tiền giải thưởng (mà nghe nói nó cũng nhiều thiệt!). Tội ảnh!


CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN

Chuyện chỉ có vậy, có gì to tát đâu mà nghe bảo anh Dũng đầu bạc xỉa xói ảnh là đồ nhà báo cùi lú, đến đánh máy còn không biết, viết bài toàn đi nhờ con nít đánh. Đến cái đơn đòi cạch mặt hội cũng đi nhờ người khác đánh dùm. Ủa, lạ à nhen, ảnh là nhà báo chứ đâu phải dân IT. Ảnh làm gì ra chữ thì thôi chớ, kỳ cục!
Mà nghĩ cũng buồn. Hồi Ban vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” vừa ra mắt, Mị cũng khấp khởi lắm! Lót dép hóng mấy năm trời, không biết mùa quýt nào  “Văn đoàn độc lập” mới bỏ được dòng chữ Ban vận động thành lập đằng trước, hiên ngang lẫy lừng đứng một mình như cái tôn chỉ mục đích của nó. Chả thấy đâu, chỉ thấy một đám người lục tục ghi tên vào rồi lại lục tục xin ra. Từ ông đầu bạc đến thằng đầu xanh, không tuyên bố đòi giải tán hội thì cũng trề cái môi dài cả thớt khi dứt áo ra đi. Thì mới đây, anh Phu râu dài ảnh chả bảo ảnh ẻ vào cái trang Văn Việt chấm in phô đấy còn gì. Nguyên nhân theo ảnh là trang này ngày càng đăng bài đết ngửi được!
Lại còn chuyện đám anh Hưng, anh Văn, anh Trọng coi nhau như mấy cái mặt thớt ấy hả? Ấy, chuyện văn nghệ sĩ, đừng có nói mấy ảnh ăn chia không đều quay ra cắn nhau à nha. Bậy bạ hết sức! Thì đúng là cái giải thưởng Văn Việt ấy có nguồn tài trợ thật! Thì đúng là giải ngân kinh phí thật! Tiền nhiều để làm gì? Còn ai tài trợ ấy hả? Chắc không phải các nhà yêu nước, dân chủ hải ngoại, lực lượng giải phóng cứu độ chúng sinh gì gì đó đâu. Mị biết nhưng chả nói. Đi mà hỏi cụ Ngọc!
Chuyện là như thế, có gì đâu. Đã nói rồi, đó là cuộc đấu thanh giữa “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nghe chửa?
Nghe rồi thì cố mà hiểu, đừng đồn thổi lung tung!
Với cả, cấm cười, có cười thì nhớ che miệng. Đấy là chuyện làng văn nghệ, có phải tấu hài đâu mà cười… Vô duyên!
Mị

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ CHỐNG PHÁ CHẾ ĐỘ

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ CHỐNG PHÁ CHẾ ĐỘ

Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS để vu cáo Nhà nước ta “phân biệt đối xử”,“đàn áp người DTTS”, ép người DTTS phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Kinh… để kích động, lôi kéo người DTTS biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH) ở nước ta.
Các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng DTTS để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người DTTS gây mất ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn.
Chúng còn lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lí và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền.
Hai là, chúng đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các DTTS.
Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi thành lập nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc...
Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài như: “Hội người Mông thế giới”, “Hội người Thượng Đề-ga”… tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.
Ba là, triệt để tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng DTTS ở nước ta.
Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Mỹ; Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người DTTS tại Việt Nam như: Dự luật HR 1897, Nghị quyết H.Res.484… hay Báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)...
Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc để gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho người Khmer, người Thượng… ở trong nước.
Bốn là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương, hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề “cải thiện dân chủ, nhân quyền” trong các nội dung hợp tác với nước ta; gây sức ép về vấn đề quyền của người DTTS, đòi “quyền dân tộc tự quyết” cho các nhóm DTTS trong quan hệ với Việt Nam.
Các thế lực thù địch còn thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để tán phát, truyền bá các tài liệu, văn bản như: Thư ngỏ, Thông cáo báo chí… hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người DTTS ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm là, triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các DTTS để “tôn giáo hóa” các vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các “tôn giáo riêng” cho đồng bào DTTS như “Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên; “Tin lành của người Mông” ở Tây Bắc, “Phật giáo của người Khmer” ở Tây Nam Bộ…
Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.
Những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để xâm phạm ANCT-TTATXH nước ta.
Trong đó, đã chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức quốc tế… thường có hoạt động chống phá ta về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động thông qua triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các vùng DTTS để lôi kéo, mua chuộc người dân tộc tham gia các hoạt động xâm phạm ANCT-TTATXH.
Đã tham mưu cho Đảng và chính quyền các cấp chủ động giải quyết từ cơ sở các vụ việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời triển khai các phương án đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quyền của người DTTS xâm phạm ANCT-TTATXH trước pháp luật.
Thông qua nhiều kênh và hình thức tuyên truyền, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người DTTS ở nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch về vấn đề này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài.
Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 04/7/2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.   
Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng quyền của người DTTS nhằm thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với nước ta.
Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các DTTS theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề này chống phá Việt Nam để đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng; tự giác thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo.
Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.
Tiếp tục khơi dậy ý thức tự lực, tự cường và phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo mọi điều kiện để đồng bào các DTTS được tiếp cận với các điều kiện sống của khu vực thành thị, nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện trong đồng bào các DTTS ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp…
Nguyễn Đức Quỳnh

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

KẺ BỊ TRUY NÃ “ĐI LẠC” VÀO HỘI NGHỊ VỀ THĂNG TIẾN TỰ DO TÔN GIÁO

Lâu nay, lĩnh vực tôn giáo luôn là mảnh đất để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng khai thác triệt để, coi đó là công cụ hữu hiệu để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng thường tạo dựng sự kiện để xuyên tạc, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  
KẺ BỊ TRUY NÃ “ĐI LẠC” VÀO HỘI NGHỊ VỀ THĂNG TIẾN TỰ DO TÔN GIÁO
Các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 tại Việt Nam
Sự việc hai đối tượng tự xưng là “nhà hoạt động vì tiến bộ tôn giáo” của Việt Nam đã đến Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất.

Hai kẻ bị truy nã “đi lạc” vào Hội nghị

Từ ngày 16 đến 18/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và sự kiện này được các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách để khuếch trương về mục tiêu mang tính “nhân văn” của những nội dung thảo luận về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới, đưa ra những biện pháp “để đảm bảo sự tự do tôn giáo toàn thế giới”.
Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy. Chúng cho rằng, tham dự hội nghị này có hơn 1.000 đại diện của nhiều tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự và những nhà hoạt động vì tự do tôn giáo ở các nước. Song, đến dự hội nghị này là sự xuất hiện của 2 đối tượng phạm pháp, hoàn toàn không phải là đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo nào ở Việt Nam.
Hai đối tượng đã xuyên tạc, bóp méo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra những bịa đặt, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, nhất là khi các đối tượng đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hai đối tượng người Việt Nam đến dự Hội nghị và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tự xưng là Mục sư Tin Lành A Ga và đạo hữu Cao Đài Dương Xuân Lương có thực sự đại diện cho tôn giáo của Việt Nam? Không hề! Thực tế, cả hai đối tượng này đều là những thành phần bất hảo, có định kiến với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật và bị Công an Việt Nam truy nã.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Vậy, tại sao lại không có đại diện của 6 tôn giáo lớn này đến dự Hội nghị? Thay vào đó lại là 2 đối tượng bị truy nã? Điều này cho thấy sự vụng về trong việc cố tình ngụy tạo nguyên cớ về hình ảnh, diễn biến tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Đặc biệt, 2 đối tượng này đã xuyên tạc, bịa đặt và quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, các tôn giáo luôn luôn bị đàn áp. Đây là những lời lẽ bịa đặt, phản quốc. Hành động đó đã trực tiếp chứng minh sự định hướng lời nói và hành động của các tổ chức phản động trong và ngoài nước.

Hiện thực sinh động về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Bất cứ một tôn giáo nào được coi là tôn giáo đều phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: tổ chức (có nhân sự, có giáo lý, giáo luật…), có cơ sở thờ tự và có tín đồ.
Ở Việt Nam cũng như vậy. Điều 24, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Năm 2017, Nhà nước Việt Nam đã công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 60.799 chức sắc, 133.662 chức việc, 27.916 cơ sở thờ tự…
Đến ngày 01/11/2018, ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Hầu hết, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc nhà tu hành, đều tổ chức xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ theo giáo lý, giáo luật và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Ngày 18/11/2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó đề cập rõ tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Đồng thời quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Bên cạnh đó, hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng từ cấp quốc gia đến địa phương được diễn ra, các tín đồ tôn giáo tự do thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình.
Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, hiện tượng con trẻ trong một gia đình tự nguyện đăng ký tham gia một khóa tu (theo từng tôn giáo cụ thể) trong một thời gian nhất định để tu tâm, dưỡng tính ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những căn cứ cho thấy, mọi công dân Việt Nam luôn tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo đều tự do hoạt động theo mục đích cụ thể của tôn chỉ và đều hướng đến sống tốt đời, đẹp đạo.

Lật tẩy mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Có rất nhiều lý do để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực thi pháp luật, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ hoặc lý do khác rồi quy chụp “trong chế độ xã hội chủ nghĩa không có cơ sở tồn tại của tôn giáo”.
Trái lại, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng. Trong Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) xác định rõ, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bên cạnh đó, một trong những nét đặc thù của tôn giáo là “đức tin và nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân”, tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”. Đức tin không cần phải chứng minh bằng cơ sở khoa học, mà luôn định hướng con người tin theo và hành động, như mệnh lệnh không lời, có sức nặng ghê gớm, có thể hiệu triệu cả nghìn người cùng tham gia hành động.
Đồng hành với nó là nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân và ngày càng lan tỏa rộng khắp xã hội với chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Các thế lực thù địch, phản động luôn luôn tìm mọi cách để câu móc, lôi kéo đồng bào có đạo, mua chuộc, xuyên tạc tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam, thực hiện các hoạt động hướng dẫn hành động và kích động gây phương hại trật tự an ninh đất nước.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần luôn cảnh giác nhận thức đầy đủ các thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo. Nhiều hội nghị về tôn giáo do Mỹ tổ chức có cái nhìn phiến diện, siêu hình trong đánh giá về tình hình tôn giáo của Việt Nam, nhất là thường xuyên có sự góp mặt của những phần tử chống đối, mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo Việt Nam để đưa ra những ngôn từ xuyên tạc, bóp méo, quy chụp, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Những ý kiến nói trên của những kẻ chống đối, đi ngược lại thực tế phát triển sống động trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những vở kịch lố bịch, trò hề, không có bất cứ tư cách nào đại diện cho cơ quan chức năng Việt Nam.
Hồng Phú

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài cuối: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CHỦ YẾU

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Một là: Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí và lực lượng truyền thông của hệ thống chính trị. Phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí trong thông tin tích cực. Báo chí cách mạng cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong thời đại kỹ thuật số. Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông tin chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm. Xác định rõ, đây là môi trường mở, độc đáo, đặc biệt quan trọng nằm bên cạnh dòng chảy thông tin của truyền thông truyền thống cần được khai thác tối đa mặt tích cực, cổ vũ những giá trị tiến bộ, định hướng và tiến hành đấu tranh đối với những nhận thức, tư tưởng, quan điểm sai trái. Do đó, phải chủ động đánh giá, dự báo chính xác tình hình; chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề bức xúc của người dân; khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập, không để hình thành “điểm nóng”, những xu hướng (trend) tiêu cực trên mạng xã hội. Các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời, nhất là với các vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Những vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần được thông tin kịp thời, định hướng dư luận; tránh chờ đến khi có kết quả xử lý cuối cùng mới thông tin. Như vậy dẫn đến một khoảng trống truyền thông tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng.
Hai là: Hoàn thiện cơ chế quản lý chặt chẽ truyền thông xã hội theo đúng pháp luật. Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp sự phát triển của công nghệ… chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ. Trước những thách thức hiện hữu và nguy cơ tiềm ẩn đòi hỏi phải hoàn thiện mô hình và cách thức quản trị không gian mạng. Tích cực, chủ động tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia nhằm thiết lập những hàng rào bảo vệ bằng việc đưa ra những biện pháp nghiêm khắc. Bởi lẽ, “Quyền quyết sách đối với những vấn đề chính sách công liên quan tới mạng internet là chủ quyền của các nước”. Kiên trì vấn đề có tính nguyên tắc là các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ, khai thác dịch vụ nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam. Yêu cầu các đối tác phải thể hiện sự hợp tác, tuân thủ các quy định khi vào Việt Nam như đặt cơ quan đại diện, thiết lập tính chính danh của người dùng trong đăng ký tài khoản, phối hợp tích cực để kịp thời bóc gỡ những trang mạo danh các đồng chí lãnh đạo của Đảng, nhà nước, xóa bỏ triệt để các tài khoản đưa thông tin sai sự thật... Cần coi trọng hơn các biện pháp kinh tế, yêu cầu trách nhiệm của những doanh nghiệp phải tương xứng với lợi ích mà họ được hưởng. Tích cực triển khai thực hiện Luật An ninh mạng với các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý những hành vi vi phạm, gây hại như lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán tin giả, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, nhà nước trên Internet, mạng xã hội…
Ba là: Giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ. Đấu tranh có hiệu quả với đối tượng tung tin xấu độc. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông nhà nước cung cấp thông tin kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội. Chủ động phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái trên không gian mạng. Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, nhân sỹ trí thức và toàn dân tham gia vào hoạt động đấu tranh với các đối tượng thù địch xuyên tạc, bịa đặt sự thật. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động nhân dân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nâng cao dân trí, cập nhật thông tin cho đồng bào bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu của Thủ tướng: “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong lĩnh vực truyền thông.
Bốn là: Thúc đẩy các giải pháp công nghệ, các biện pháp kỹ thuật phù hợp bắt kịp với sự phát triển của internet, mạng xã hội. Khuyến khích mạng xã hội có nền tảng công nghệ trong nước phát triển, khuyến khích các cơ quan, tổ chức trong nước xây dựng mạng xã hội nội bộ. Tăng cường ứng dụng công nghệ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các thông tin sai sự thật, xấu, độc có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội. Nâng cao năng lực phân tích, điều tra, nghiên cứu công chúng, đo lường thái độ của người sử dụng internet, tham gia truyền thông xã hội đối với những vấn đề được dư luận quan tâm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhân viên và bộ máy quản lý kỹ thuật mạng và nâng cao chất lượng công cụ hỗ trợ, bảo đảm tinh thông nghiệp vụ; vững về pháp luật; giỏi về kỹ thuật bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, giữ vững an ninh mạng trong mọi tình huống; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Năm là: Cần chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng truyền thông xã hội của mọi công dân. Giáo dục định hướng giá trị để người trẻ biết tránh khỏi các biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi; trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin. Phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các KOLs, influencers, người trẻ trong xây dựng môi trường internet, mạng xã hội lành mạnh. Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài./.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 4: Biểu tình, bạo động phản đối dự luật “đặc khu” và Luật An ninh mạng.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

+ Lực lượng tổ chức: Các thế lực thù địch trong và ngoài nước mượn danh tổ chức tôn giáo; các nhóm pháp luật; nhóm người yêu nước và tổ chức khủng bố Việt Tân (cử người về nước tham gia, cấp tiền tổ chức hoạt động).
+ Phương thức tổ chức: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng; qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (tôn giáo); hội thảo không chính thức, kích động bức xúc xã hội; sử dụng mạng xã hội, phương tiện truyền thông di động tập hợp lực lượng, điều hành biểu tình, kích động bạo lực; gây thương vong do xô sát. Cá biệt, thực hiện hành vi tổ chức lực lượng tấn công các cơ sở làm việc của chính quyền, Công an. Đồng loạt tạo ra các vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương, điển hình là Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
+ Diễn biến:
Khi Chính phủ lấy ý kiến dư luận về dự thảo Luật An ninh Mạng và Luật Đặc khu, các thế lực thù địch thông qua hệ thống truyền thông đa phương tiện bắt đầu kích động dư luận xã hội. Chúng cho rằng: “Luật An ninh mạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân; vi phạm trầm trọng nhân quyền Việt Nam”; “Luật Đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm là mở đường để Nhà nước bán đất cho Trung Quốc”; “Những người Việt Nam yêu nước phải có trách nhiệm đấu tranh với chính quyền giành lấy tương lai cho con, cháu”…
Thông qua mạng xã hội, các lực lượng tổ chức biểu tình (trong đó có một số thành viên của Việt Tân về nước trực tiếp tham gia cùng các nhân tố bất mãn, phản động trong nước) trao đổi thông tin qua diễn đàn nhóm, tổ chức lực lượng, phát động biểu tình đồng loạt ở nhiều địa phương vào tháng 6/2018.
Các cuộc biểu tình được quay, biên tập, phát lên mạng xã hội kích động biểu tình. Sử dụng mạng xã hội để liên kết các lực lượng, điều phối các bộ phận; duy trì tinh thần, thái độ đấu tranh cho lực lượng tham gia biểu tình. Các phương tiện truyền thông nước ngoài rầm rộ đưa tin, phản ánh tình hình cổ động hoạt động biểu tình, kích động bạo loạn…
Hành động đập phá phương tiện của người đi đường; manh động của lực lượng côn đồ và tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, cơ quan Công an … được tung lên để kích động bạo lực.
Sau đó, các nhóm biểu tình, bạo động đã bị giải tán; một số đối tượng cầm đầu, đã bị bắt giữ, hành vi trái pháp luật bị xét xử công khai, minh bạch theo pháp luật.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Hỏi Đặng Hữu Nam: “Thằng nào phản động?”

Những ngày qua dân mạng lan truyền với thái độ phẫn nộ phản ứng một stt của linh mục Đặng Hữu Nam phán xét cho rằng Pháp, Nhật, Mỹ “chiếm” Việt Nam nhưng không lấy đi một tấc đất, một miếng vàng nào mà để lại bao công trình, cơ sở kinh tế, nhưng “miền Bắc giải phóng miền Nam khiến 1/5 dân số bỏ đi” và kinh tế giờ thua cả Lào, Campuchia.

Quả thực lập luận của Đặng Hữu Nam đưa ra không có gì mới, vẫn là “định hướng tuyên truyền” của giới zân chủ, truyền thông phương Tây “yêu” tiếng Việt hơn 40 năm qua để so sánh Tàu mới thực sự là kẻ thù “ăn đất/biển” của Việt Nam, rằng “cộng sản” mới khiến đất nước lụn bại, thua cả Lào, Cam, tụt hậu, mới khiến “nạn thuyền nhân” sau 1975… Câu nói đăng cấp hơn cả Nam là thuộc về bản quyền Osin Huy Đức "Việt Nam đã lỡ đánh đuổi đi các nền văn minh thế giới" mới xót xa, cào gan xé thịt các nhà zân chủ gia Việt kia!
Dân mạng nhiều người thực sự bức xúc, phẫn nộ dẫn đến chửi bới, thóa mạ ông linh mục này, quả thực rất nên kiềm chế, vì vô tình làm vấy bẩn môi trường mạng xã hội tiếng Việt. Đúng là không có “cộng sản” đánh đuổi Pháp, Nhật, Mỹ đi khiến các cường quốc này không thể “chiếm” được Việt Nam nên phán xét Pháp, Nhật, Mỹ không lấy đi được tấc đất nào của VIệt Nam, buộc phải để lại các cơ sở kinh tế phục vụ khai thác, chiếm đóng thuộc địa là hoàn toàn đúng. Việt Nam hậu chiến tranh chống Mỹ bị kiệt quệ về kinh tế, bị bao vây từ bề, bị chính Trung Quốc nuôi dưỡng Khome Đỏ gây chiến tranh diệt chủng càng làm VIệt Nam khốn đốn, bị Mỹ và cả thế giới bao vây kinh tế khiến dân chúng phải ăn bo bo, mỳ đầy mọt…đều là hàng viện trợ, cứu đói của Liên Xô dẫn đến một bộ phận dân chúng miền Nam vốn đang hưởng cuộc sống xa hoa hàng tỷ đô Mỹ nuôi dưỡng phải bỏ nước ra đi tìm “thiên đường” cũng hoàn toàn đúng. Nhưng nay so sánh rằng VN thua Lào, Cam thì nhìn quy mô kinh tế, nhìn việc VN đang phải bao dưỡng cho nước bạn mọi mặt thì thực đánh giá khả năng đọc/hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu của Đặng Hữu Nam thật thê thảm!

Bàn về Pháp, nếu như không có trận Điện Biên Phủ, quả thực không khiến Pháp ngậm đắng nuốt cay nhường VN cho Mỹ, và nếu như không có Đảng CSVN và đạo quân của tướng Giáp chắc chắn số phận VN hiện nay hoàn toàn nhìn “tấm gương” của các nước Châu Phi từng là thuộc địa Pháp, nay dù đã được “độc lập” nhưng phải tuân thủ các “hiệp ước” ràng buộc kinh tế, chính trị khiến họ trả nợ cả thế kỷ nữa chẳng hết, khiến lục địa này trở thành “thiên đường dành cho người chết đói” của thế giới. Quả thực nhìn bề ngoài, nhờ có Pháp cai trị Châu Phi chả mất miếng đất nào!!!
Bàn về Nhật, nếu không bị Đảng CSVN đá phăng ra khỏi đất nước thì gì chứ một nạn đói năm 1945 chắc chưa xi nhê gì. Nhờ cách mạng tháng Tám mà dân Việt đồng lòng phá kho thóc Nhật để tự cứu mình trước khi tiệt diệt, mới có Đặng Hữu Nam vẫn đang sống sờ sờ để phán xét lịch sử chăng?

Bàn về Mỹ, nếu không có quyết tâm “đốt dãy Trường Sơn thống nhất đất nước” thì chắc chắn giờ từng người, từng người dân VN đang là lá chắn, bia bắn cho Mỹ “thuê” chống Tàu. Mỹ sẵn sàng trả tiền rất cao, rất rất hậu hĩnh để đàn ông Việt ra trận chết cho đàn bà hưởng lạc ở nhà đẻ con cho Mỹ nuôi dưỡng sự nghiệp “chống Tàu” và VN được vĩnh viễn “thoát Trung”, Mỹ mãi mãi ngủ ngon trên vị trí thống soái địa cầu!

Quả thực Mỹ chẳng cần “chiếm” tí tấc đất nào của VN, nhưng nhờ chính sách thao túng “cao cấp” như “dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự”, Mỹ đã có được khá nhiều “công dân ưu tú” của Mỹ đang đội lốt người Việt như Đặng Hữu Nam, là chiến sỹ xung phong cho Mỹ chống “kẻ thù” mà Mỹ đã phải ngậm đắng nuốt cay, chuốc lấy thất bại chưa từng có trong lịch sử Hợp chủng quốc mạnh nhất thế giới này. Đau nhất là chính Mỹ giờ thà bắt tay với cộng sản để lôi kéo VN vào quỹ đạo của Mỹ và gần như bỏ rơi những “đứa con ưu tú” như Đặng Hữu Nam vì quá vô dụng!

Xin trả lời cho câu hỏi của Đặng Hữu Nam "Thằng nào phản động"!

Bất tuân dân sự - một thủ đoạn nguy hiểm

Những năm gần đây, để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thường sử dụng một thủ đoạn mới mang tên "bất tuân dân sự". "Bất tuân dân sự" thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", đang được lợi dụng gắn với cái gọi là xã hội dân sự để chống phá Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.

"Bất tuân dân sự" - lịch sử và sự biến tướng

Thuật ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề "Dân sự bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp "cách mạng hòa bình". 

Thực chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ vốn là phạm nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc ông ta phải ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời điểm ra đời, tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng sang thế kỷ 20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông được một số nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu tranh giành quyền lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của Martin Luther King (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...

Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, "bất tuân dân sự" từng bước trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong các cuộc "cách mạng ca hát", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào "bất tuân dân sự". Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bolivar ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm 2014 và 2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn "bất tuân dân sự".

Như vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng "quỹ đạo" với chúng.

Nhận diện bản chất

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng thực chất “bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số đạo luật nhất định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp luật.

“Bất tuân dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định của nhà nước. Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Tiểu số phục tùng đa số; lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, "bất tuân dân sự" về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", hầu như không được nhà nước pháp quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà nước pháp quyền).

"Bất tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thức đều là ôn hòa, bất bạo động. Thậm chí, theo những người chủ trương "bất tuân dân sự", hành động vũ trang của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh hơn có vũ trang thì được coi là bất bạo động. Điều này thể hiện sự mập mờ về tính chất của các hình thức đấu tranh gọi là bất bạo động; hay nói cách khác, ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở đường cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay "châm ngòi" thành công.

Hành vi phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng những điều luật đã được ban hành; được thực hiện thông qua hình thức bất bạo động thể hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong một xã hội văn minh. Hơn nữa, khi hướng tới mục tiêu chính trị, "bất tuân dân sự" là bước khởi đầu của một cuộc "cách mạng mềm" nhằm thay đổi chế độ chính trị đang tồn tại hoặc lực lượng chính trị đang nắm quyền. Vì vậy, trong hầu hết các vụ việc, về bản chất, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa bản chất và hiện tượng. Đối với các hiện tượng cụ thể, có thể ở mức độ thấp, không ảnh hưởng xấu nhiều tới cộng đồng, nhưng ở mức độ cao, khi hướng tới mục tiêu chính trị bằng các hình thức đấu tranh trực tiếp gây tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự của đất nước, của địa bàn thì cần phải có giải pháp phù hợp.

Đẩy lùi những chiêu trò “bất tuân dân sự” ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động "bất tuân dân sự" đã diễn ra từ nhiều năm trước, có nguy cơ trở thành "phong trào" nguy hại trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu tranh kịp thời...

Những năm gần đây, có một số vụ việc mang bóng dáng "bất tuân dân sự", như: "Bất tuân cưỡng chế" của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắc Nông, Gia Lai...; "bất tuân" quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như "Hội anh em dân chủ", "Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam", "Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam", "Hội văn đoàn độc lập Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập Việt Nam", "Mạng lưới Blogger Việt Nam"...; “bất tuân” để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật An ninh mạng (năm 2018)… Các hình thức như kích động tài xế phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài... cũng có nhiều vụ việc bị lợi dụng, biến tướng.

“Bất tuân dân sự" được tổ chức ngày càng chặt chẽ, được một số tổ chức phản động nước ngoài như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa "bất tuân dân sự" với "xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức "xã hội dân sự" để chỉ đạo, điều hành "bất tuân dân sự". Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền"; triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây dựng "ngọn cờ"; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn...

Để đấu tranh làm thất bại "bất tuân dân sự", cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa "thượng tôn pháp luật" cho mọi công dân. Trong đó, cần chú trọng nâng cao trình độ giác ngộ, niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục; làm cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến được với người dân một cách cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, dễ tuân thủ, chấp hành. Coi trọng tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm vững các quy định về quy trình, thủ tục, phương pháp, cách thức tiến hành phản biện xã hội theo pháp luật; tránh để bị kẻ địch lợi dụng phát động "bất tuân dân sự". Tăng cường đấu tranh vạch rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn sử dụng "bất tuân dân sự" để chống phá Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của cơ quan hành chính các cấp, nhất là ở cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tài nguyên, môi trường... Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của cán bộ các cấp, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Chính quyền các cấp phải nêu cao vai trò, trách nhiệm phục vụ nhân dân, tăng cường đối thoại, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của nhân dân; giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng về tranh chấp, khiếu kiện, không để âm ỉ, kéo dài…

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực trạng "bất tuân dân sự" trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch phòng, chống chặt chẽ; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xử lý. Phối hợp chặt chẽ giữa công an, quân đội, các lực lượng chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc bám nắm cơ sở, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động trong việc kích động, lôi kéo nhân dân thực hiện "bất tuân dân sự".

Khi xảy ra các vụ việc "bất tuân dân sự", cần hết sức tỉnh táo; nhận định, đánh giá đúng tính chất, mức độ, xác định rõ nguyên nhân; kiên trì, khôn khéo, lấy biện pháp đối thoại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính; thực hiện phân hóa lực lượng cốt cán, cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo… Xử lý nghiêm minh số đối tượng cốt cán, cầm đầu, những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; có biện pháp phù hợp quản lý, giáo dục, động viên, giúp đỡ những đối tượng bị dụ dỗ, lôi kéo...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 3: Biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh xả thải hủy hoại môi trường.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo về các hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, “Chống người thi hành công vụ” trong vụ gây rối tại Khu kinh tế Vũng Áng.
+ Lực lượng tổ chức: Các thế lực thù địch trong và ngoài nước mượn danh tổ chức tôn giáo; các nhóm bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền lợi ngư dân và tổ chức khủng bố Việt Tân (cấp tiền tổ chức hoạt động).
+ Phương thức tổ chức: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng; qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (tôn giáo) kích động bức xúc xã hội; tập hợp lực lượng biểu tình; kích động bạo lực; tấn công doanh nghiệp, gây thương vong do xô sát. Đồng loạt tạo ra các vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương.
+ Diễn biến:
Vào tháng 4/2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc. Qua phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng Cô (Huế) đều bị ô nhiễm, nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho phép, làm tăng độ pH trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết hàng loạt. Ngoài ra tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến cá thiếu oxy. Thông tin được mạng xã hội lan truyền nhanh chóng gây lo ngại và bức xúc trong xã hội.
Ngày 25/4/2016, ông Hoàng Giật Thuyên - Giám đốc Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016. Điều đáng nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà khoa học là thuộc dạng “độc và cực độc”. Trả lời báo chí, Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”. Truyền thông xã hội tập trung lên án, kích động dư luận phản đối mạnh mẽ hành vi của Formosa.
Truyền thông xã hội lan truyền một phát ngôn vô trách nhiệm của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh (hàm ý thách thức, muốn có đầu tư thì phải chấp nhận tổn hại môi trường). Đồng thời quy kết sự dung túng, bao che của nhà nước với doanh nghiệp hủy hoại môi trường tự nhiên. Đẩy mâu thuẫn xã hội từ phản ứng với hành vi sai trái của doanh nghiệp thành phản ứng với Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài ở các địa phương.
Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, các phần tử cầm đầu phát động nhiều cuộc biểu tình trên địa bàn nhiều tỉnh (lớn nhất là Hà Tĩnh và Đồng Nai). Chúng kích động một bộ phận người dân gây rối, chặn quốc lộ, đập phá tài sản, tấn công doanh nghiệp (01 người lao động nước ngoài bị hành hung dẫn đến tử vong). Thậm chí chúng còn xúi dục cả trẻ em tấn công cảnh sát…

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 2: Tập hợp lực lượng tổ chức bạo loạn ở Mường Nhé, Điện Biên.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Xét xử vụ phá rối an ninh ở Mường Nhé
+ Lực lượng tổ chức: Thế lực thù địch là người dân tộc Mông.
+ Phương thức tổ chức: Vận động tạo mạng lưới liên kết các nhóm xã hội người dân tộc Mông ở vùng sâu, vùng xa dưới hình thức truyền “Đạo Vàng chứ”; mua chuộc, lôi kéo tập hợp lực lượng, kích động tổ chức bạo loạn.
+ Diễn biến:
Năm 1978, Đài Châu Á tự do phát sóng bằng tiếng Mông từ Philippin tuyên truyền về “Đạo Vàng chứ” (đây là thứ đạo do Vàng Pao sáng lập để tập hợp lực lượng). Đài loan tin: “Vàng Chứ là con của đức chúa trời với người con gái Mông. Trái đất sắp đến ngày tận thế nên xuống trần gia cứu giúp con người. Ai theo Vàng Chứ, đến ngày tận thế sẽ được cho một đôi cánh để bay lên trời. Ở đó không phải làm cũng có cuộc sống sung sướng…”.
Sử dụng 3 cuốn sách (Những lời nói của Vàng Chứ cứu người; Nghe bài hát của chúa Giê Su; Những người lắng nghe chúa Giê Su hát thánh ca), lực lượng tự xưng là “Đạo trưởng” thâm nhập vào các nhóm người mông di cư tự do, phát triển đội ngũ “Thừa tác viên” trong cộng đồng tuyên truyền về nội dung các cuốn sách theo phương thức truyền miệng.
Những nội dung chính được tuyên truyền: Theo Vàng Chứ không làm cũng được sống sung sướng; có tiền cho Vàng Chứ vay, sau này được trả gấp trăm, ngàn lần; tập hợp lực lượng thành lập “Vương quốc của người Mông” sẽ có cuộc sống sung sướng. Một số hoạt động: tập trung làm lễ, nghe giảng đạo vào ngày thứ 5, thứ 7, chủ nhật hàng tuần; tập hợp các nhóm vũ trang để bảo vệ dân bản; thậm chí “tập bay” để ngày tận thế dùng cảnh bay lên trời…
Lợi dụng sự phân tán, thiếu quản lý của chính quyền đối với các nhóm di cư tự do; dân trí thấp, Đạo Vàng Chứ đã xâm nhập vào một bộ phận không nhỏ đồng bào Mông ở khu vực hẻo lánh và di cư tự do. Đầu tháng 5/2011, hàng nghìn người Mông ở các địa phương khác tập trung tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để chờ “vua Mông”. Các phần tử xấu cầm đầu đã kích động, vận động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người Mông. Họ phong tỏa khu vực, chống đối, tấn công các lực lượng của chính quyền vào vận động, giải tỏa.
Sau đó, các lực lượng chức năng đã giải tỏa khu vực, bắt giữ những kẻ cầm đầu xét xử theo pháp luật (vào tháng 3/2012). Sự việc khiến tình hình an ninh - trật tự ở địa phương bất ổn. Nhiều gia đình bán nhà, bán tài sản để tập hợp đi theo Vàng Chứ. Tình trạng tụ tập đông người trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu các tiện nghi sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 1: Dùng truyền thông xã hội tuyên truyền, vận động tổ chức bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2004.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

+ Lực lượng tổ chức: Tàn quân FULRO do Ksor Kơk cầm đầu.
+ Phương thức tổ chức: Vận động tạo mạng lưới liên kết các nhóm xã hội; tổ chức tuyên truyền theo mạng lưới; mua chuộc, lôi kéo, kích động các đối tượng trong các nhóm tổ chức bạo loạn gây rối.
+ Diễn biến:
Sau hàng chục năm truyền bá, đạo Tin lành đã thâm nhập vào một bộ phận không nhỏ các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Năm 2000, lực lượng tàn quân FUNRO (do Ksor Kơk - lúc đó sống lưu vong tại Mỹ cầm đầu) vận động tách cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành ra khỏi Tin lành truyền thống, tạo thành một tôn giáo riêng của Người Thượng với tên gọi “Tin lành Đề Ga”. Nhằm mục đích lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp lực lượng, tổ chức bạo loạn, chống phá chính quyền thành lập “Nhà nước Đề Ga”. Ksor Kơk đã chỉ đạo tay chân chuyển tài liệu về nước, tuyên truyền, mở rộng mạng lưới và gây dựng tổ chức.
Đầu năm 2004, lực lượng tàn quân FULRO tổ chức lực lượng bí mật thâm nhập vào các nhóm “Tin lành Đề Ga” tuyên truyền kích động với các luận điệu: “người Kinh chiếm đất của người Thượng; bóc lột, chèn ép người Thượng”; “Lực lượng từ nước ngoài đang thâm nhập về, lật đổ chính quyền, thành lập Nhà nước Đề Ga của người Thượng”; “Ai tham gia đấu tranh thành lập Nhà nước Đề Ga sau này sẽ được chu cấp cuộc sống no đủ, sung sướng”; “Ai tham gia biểu tình sẽ được cấp tiền”; khuyến khích cướp bóc tài sản của người dân trong quá trình biểu tình, bạo loạn...
Lực lượng tàn quân FULRO đã thông qua mạng lưới truyền thông bí mật kết nối, tập hợp được hàng ngàn người đồng ý tham gia. Chúng bí mật lên kế hoạch tổ chức biểu tình bạo loạn ở nhiều địa phương trên địa bàn Tây Nguyên; tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông.
Ngày 10-11/4/2004, lực lượng bạo loạn do bọn tàn quân FULRO chỉ huy, quỹ người Thượng của Ksor Kok tài trợ tổ chức biểu tình, bạo loạn đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo với tổng cộng gần 10.000 người tham gia.
Tại Đắk Lắk, sáng 10/4, hàng nghìn người Ê Đê gồm thanh thiếu niên, già làng... từ 30 trong tổng số 532 thôn, buôn thuộc huyện Cư M'gar, Krông Ana đã tràn ra quốc lộ 14, quốc lộ 27 và tỉnh lộ 8, có chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành 4 mũi nhằm về hướng trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Những người này đi trên hàng trăm xe công nông, mô tô, xe máy. Họ mang theo hung khí như xà gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá... Dọc đường, một số phần tử quá khích đã dừng máy cày, môtô bên đường, vào các chợ Ea Kao, Phan Chu Trinh, Ea Tu và các quán ăn dọc đường để đập phá và cướp lương thực, thực phẩm. Hành động này đã dẫn đến xô xát giữa những người Ê Đê đi gây rối với các chủ sạp chợ, quán ăn, gây ra thương tích cho một số người. Khi còn cách thành phố Buôn Ma Thuột 2 km, đoàn người đã bị lực lượng Công an chặn lại, yêu cầu giải tán, giữ an ninh, trật tự. Tại đây những người gây rối có hành động công khai tấn công người thi hành công vụ.
Tại Gia Lai, sáng 10/4, đồng bào dân tộc ở một số làng của các huyện Ayun Pa, Chư Sê, Đắk Đoa, Đức Cơ, Chư Prông và thành phố Pleiku đột ngột kéo lên trụ sở các xã và gây rối. Một số phần tử quá khích kích động đám đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung.
Các địa phương đã cử cán bộ về các điểm nóng để ổn định tình hình, tiếp xúc với người dân tham gia biểu tình, giải tỏa các tụ điểm, ghi nhận các ý kiến và giải thích trở lại. Một số đối tượng cầm đầu đã bị bắt giữ, xử lý theo pháp luật.