KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Hải An

Sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An đã gây nên sự bàng hoàng trong dư luận. Có rất nhiều đặt câu hỏi xoay quanh cái chết của vị Thứ trưởng này…
Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Hải An
Đúng là một cái chết chưa bao giờ là bình thường, nhất là với bố mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái của người đã ra đi. Sự mất mát không gì có thể bù đắp được, nhưng thật đáng lên án nếu như ai đó cứa vào nỗi đau của người ở lại bằng những câu từ luận điệu gai góc, man rợn? Ngay sau thông tin Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An qua đời vì ngã từ tầng cao được truyền đi thì ngay lập tức đã có một số kẻ cơ hội chính trị vẽ ra một rừng thuyết âm mưu ghê rợn. Từ đâu ra có “một người ngồi quán nước nghe được tiếng súng GẦN trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi liên hệ với việc ông Lê Hải An rơi từ tầng 8 xuống”. Một số người còn lợi dụng việc xử lý gian lận thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đang nóng để móc nối vào nguyên nhân cái chết của vị Thứ trưởng tài năng này. Chưa cần biết ông ấy chết vì tai nạn hay vì lý do nào khác nhưng một sinh mạng mất đi, người thân của họ đang quằn quại với nỗi đau mà một số kẻ trên mạng xã hội lại đơm đặt thông tin như thế là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt là khi cơ quan chức năng chưa hề có kết luận chính xác về nguyên nhân cái chết.
Động cơ xây dựng kịch bản nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là gì? Phải chăng chúng muốn câu view, đánh bóng tên tuổi bản thân. Xét về tính thời điểm sắp diễn ra Đại hội XIII, sắp có sự thay đổi trong công tác cán bộ thì phải chăng đây là một chiêu trò kích động, chia rẽ lòng dân và hạ uy tín lãnh đạo? Cho dù vì lý do gì đi nữa thì những kẻ lợi dụng cái chết của người khác để mưu đồ lợi ích cá nhân thì đúng là bất nhân bất nghĩa.
Đã có rất nhiều người cảm nhận tài năng, sự tâm huyết và tính chính trực của vị lãnh đạo này kể từ khi ông tốt nghiệp bằng cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài rồi trở về công tác tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, truyền dạy tri thức cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên. Cũng đích thân ông là người từng ký Thông báo ngày 21/8/2019 về việc xem xét kỷ luật 13 công chức tại Bộ Giáo dục và Đào tạo do liên quan đến tiêu cực giáo dục trong Kỳ thi Quốc gia năm 2018 (mặc dù sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huỷ bỏ quyết định này). Được biết, Thứ trưởng Lê Hải An còn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục. Cha của ông là thầy Lê Hải Châu, một người có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam, từng đào tạo rất nhiều lớp học sinh tham gia các kỳ thi Toán quốc tế, mang về huy chương danh giá cho Việt Nam. Vì vậy, khi ông Lê Hải An lên làm Thứ trưởng, có không ít người đặt niềm tin và sự kỳ vọng nơi ông.
Ấy vậy mà, ông ra đi quá sớm so với cái tuổi 49 mà người xưa thường gọi là “thập tri thiên mệnh”, cái tuổi được cho là nắm được xu thế thời cuộc và có thể cống hiến rất nhiều. Sự ra đi đột ngột ấy đã để lại vô vàn khoảng trống, sự bàng hoàng, nỗi niềm xót xa, đau lòng cho người thân, đồng nghiệp và các sinh viên của ông. Khi họ vẫn chưa kịp hoàn hồn khi nhận hung tin, khi họ vẫn đang gào khóc, ngã quỵ bên thi thể của người con, người cha, người chồng của mình, khi vết thương chưa kịp lên da non lại tiếp tục bị cào cấu thì còn gì là “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Đến thời điểm này thì tiếng súng duy nhất mà người dân nghe thấy chỉ có tiếng súng phát ra từ những kẻ cơ hội chính trị, bọn kền kền chuyên ăn hôi sự kiện nóng bắn vào nỗi đau của gia đình, đồng nghiệp và những người yêu quý Thứ trưởng Lê Hải An mà thôi./.
Đặng Trường

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Bản án thích đáng: Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước


- Sáng 17/10, TAND huyện Ia Grai (Gia Lai) đã đưa bị cáo Nguyễn Thị Huệ (SN1968, trú tại xã Ia Hrung-Ia Grai) ra xét xử công khai về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bản án thích đáng: Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước
Theo cáo trạng của VKSND cùng cấp truy tố, trong 3 năm (2016-2017-2018), các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tiến hành giải quyết một số vụ án, vụ việc liên quan đến gia đình Nguyễn Thị Huệ theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng việc này, từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2019, Huệ đã thường xuyên đến các cơ quan tiến hành tố tụng, ban tiếp dân và các ban ngành khác của huyện Ia Grai và tỉnh Gia Lai để khiếu nại, chửi bới, xúc phạm các cán bộ đang làm nhiệm vụ. Mỗi lần vậy, Huệ luôn chủ ý ghi hình bằng thiết bị di động, sử dụng mạng xã hội Facebook mang các tên “Nguyễn Thị Huệ”, “Công Lý Về Tôi”, Nguyễn Huệ”, “Vũ Quỳnh Hương”, Den Quang” để Live Stream (phát trực tiếp) rồi chia sẻ, phát tán, cung cấp thông tin không chính xác, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc có liên quan của Nguyễn Thị Huệ.
Dù rất nhiều lần được các cán bộ làm nhiệm vụ trả lời, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật nhưng Huệ vẫn không chấm dứt thực hiện hành vi. Các video clip do Huệ phát trực tiếp hoặc chia sẻ đã thu hút rất nhiều người xem, tham gia bình luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Từ đây, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đã phát hiện, thu thập và cung cấp cho Cơ quan điều tra 12 đĩa DVD, bên trong có chứa 95 video clip ghi lại âm thanh và hình ảnh Nguyễn Thị Huệ đưa lên mạng xã hội Facebook có nội dung nói xấu, xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Gia Lai; Đòi lật đổ, thay đổi Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên truyền những tư tưởng lệch lạc, trái đường lối của Đảng và Nhà nước; Đưa tin không chính xác về lực lượng Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và các ban ngành khác.
Việc làm trái pháp luật này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, còn làm mất uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân, đối với đất nước; Làm mất uy tín, vai trò quản lý đất nước của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Mặt khác, việc tuyên truyền, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhiều lãnh đạo nhằm làm mất niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, đã tuyên truyền, tác động cho nhân dân hiểu sai về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Làm cho người dân có nhận thức sai lệch đối với Đảng, đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Trước khi bị khởi tố trong vụ án này, ngày 20/12/2016, Nguyễn Thị Huệ đã bị Công an phường Tây Sơn (Pleiku-Gia Lai) xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo về hành vi Gây rối trật tự ở trụ sở tiếp công dân tỉnh. Ngày 20/1/2017, Huệ tiếp tục bị Công an phường Diên Hồng (Pleiku) xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền 200 ngàn đồng (chưa thi hành án).
Tại phiên tòa, trước những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, quá trình xét hỏi và tranh luận, Nguyễn Thị Huệ đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Khi được nói lời nói sau cùng, bị cáo mong muốn HĐXX xem xét hoàn cảnh gia đình và sự thành khẩn khai báo của mình để được giảm nhẹ hình phạt. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Huệ 2 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo: PLVN

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ 11 KHÓA XII BẾ MẠC THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Vào chiều 12/10 tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc. Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, tâm huyết vào các báo cáo và hoàn thành nhiều công việc quan trọng khác.
Thành công của hội nghị lần này sẽ góp phần kết thúc thắng lợi năm 2019 (trong bối cảnh khó khăn hơn so với năm 2018) để bước vào triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 với quyết tâm cao và khí thế mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.
HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ 11 KHÓA XII BẾ MẠC THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Hội nghị lần này đã tiến hành nhiều phiên thảo luận nhiều công việc quan trọng của dân tộc trên tinh thần dân chủ cao, tổng kết những công việc mà Đại hội XII đã hoàn thành, thống nhất các vấn đề trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Hội nghị đã thảo luận và đưa ra quyết định về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 - 2020…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định Hội nghị thành công tốt đẹp, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XII đã đề ra; đồng thời tích cực chuẩn bị và tiến hành thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Kết quả thành công của Hội nghị sẽ là tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của đất nước, đồng thời là bước chuẩn bị quan trọng cho kỳ Đại hội Đảng nhiệm kỳ mới./.

𝕃𝔸̣𝕀 𝔹𝔸̀𝕐 𝕋ℝ𝕆̀ 𝕃𝔸̣̂ℙ ℍ𝕆̣̂𝕀 "𝕃𝕀𝔼̂ℕ Đ𝕆𝔸̀ℕ 𝕃𝕌𝔸̣̂𝕋 𝕊𝕌̛ Đ𝕆̣̂ℂ 𝕃𝔸̣̂ℙ" Đ𝔼̂̉ 𝕂𝕀𝔼̂́𝕄 𝕋𝕀𝔼̂̀ℕ

“Liên đoàn luật sư độc lập” đang là cái tên mà vị luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp đề xuất với đài RFA khi nói về mong muốn thành lập một tổ chức mới cho giới luật sư nhân ngày Luật sư Việt Nam 10/10. Vị luật sư này chia sẻ “Chỉ khi Việt Nam có Liên đoàn Luật sư độc lập thì vai trò của luật sư mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Hiện nay, người đứng đầu đoàn, liên đoàn luật sư phải là đảng viên nên có cảm giác Đoàn và Liên đoàn luật sư hiện nay chỉ là cơ quan hành chính nhà nước nối dài để quản lý luật sư mà thôi.”
𝕃𝔸̣𝕀 𝔹𝔸̀𝕐 𝕋ℝ𝕆̀ 𝕃𝔸̣̂ℙ ℍ𝕆̣̂𝕀 "𝕃𝕀𝔼̂ℕ Đ𝕆𝔸̀ℕ 𝕃𝕌𝔸̣̂𝕋 𝕊𝕌̛ Đ𝕆̣̂ℂ 𝕃𝔸̣̂ℙ" Đ𝔼̂̉ 𝕂𝕀𝔼̂́𝕄 𝕋𝕀𝔼̂̀ℕ
Sau trò đẻ ra giải thưởng mới cho dân chủ cuội, giờ lại là nhu cầu về lập hội mới. “Liên đoàn luật sư độc lập” nghe cái tên là biết ngay đây là em ruột của đám “Văn đoàn độc lập” và “Hội nhà báo độc lập” trước đây. Vài ba kẻ tụ tập lại với nhau lập ra cái hội, đặt tên rồi gắn thêm chữ “độc lập” vào sau. Và vẫn là những đường hướng hoạt động nghe rất mĩ miều rằng thì là để phục vụ tốt hơn, đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Ý tưởng này thực ra không phải bây giờ mới xuất hiện. Trước đó, cuối năm 2017, thời điểm mà tay luật sư Võ An Đôn bị kỷ luật và loại khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, thì đồng bọn của y là Lê Công Định hay Nguyễn Quang A cũng đã manh nha, đã hô hào, khởi xướng để lập ra cái hội này.
Bản chất những hội nhóm gắn đuôi “độc lập” này là nhằm hướng đến hoạt động thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, từ đó làm cơ sở hình thành “xã hội dân sự độc lập”, xa hơn là mục đích chính trị, tạo tiền đề công khai, hợp pháp hóa hình thành tổ chức chính trị đối lập, hình thành đa nguyên chính trị ở Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nói sâu xa về chiến lược của các thế lực thù địch, chứ để nói về những con tốt thí đang manh nha hình thành nên các hội này thì chúng chỉ muốn một thứ duy nhất đó là TIỀN. Ngoan ngoãn nghe lời, thực hiện kế hoạch vừa có tiếng, vừa có miếng. Xin tiền tài trợ cho hội kiểu gì chả được nhiều hơn là cho từng cá nhân.
Và dĩ nhiên, khi đã sống với nhau bằng lợi ích vật chất, thì cắn xé nhau lại chuyện dễ thấy. Nhìn gương của những thằng anh như “Văn đoàn độc lập” hay “Hội nhà báo độc lập” sẽ thấy rõ. Ngày mới thành lập thì hô hào rất to, rất hay, nhưng rồi sau cũng chỉ vì ăn chia không đều và dẫn đến lục đục, đấu đá, tố cáo nhau. Và giờ cũng chỉ còn lại lớp vỏ ngoài.
Tóm lại, tất cả đều chỉ là bốc phét. Mấy ông đòi lập liên đoàn luật sư độc lập để đáp ứng kỳ vọng xã hội. Ô hay ông ở trong hội nào hay liên đoàn nào nó ảnh hưởng đến não các ông à. Các ông cứ chịu khó tìm tòi, học hỏi, kiến thức uyên thâm thì khắc đến lúc thể hiện được bản thân. Tài chưa thấy đâu mà đã thấy “tật”. Chưa học bò đã lo học chạy, quen kiểu đổ lỗi cho khách quan. Trong xã hội thượng tôn pháp luật, vị thế của các vị luật sư là rất cao. Nhưng đừng vì quá tham lam mà đòi đi đường tắt.
Cùng chờ xem đứa em của những thằng anh “Văn đoàn độc lập”, “Hội nhà báo độc lập” liệu có được cho ra đời hay không!!!

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

LÀM TƯỚNG PHẢI CÓ TÂM, CÓ TẦM

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có biết bao tấm gương về sự cống hiến, hy sinh, nhiều người được phong tặng danh hiệu anh hùng. Nhưng tôi cho rằng sự hy sinh của Nhân dân mới là sự hy sinh lớn nhất và cao quý nhất. Vì vậy, không ai được phép dùng công trạng nhỏ bé của mình để tâng bốc bản thân, có những hành động và phát ngôn bừa bãi. Bài viết trên Báo QĐND về bệnh công thần đã góp phần phê phán kịp thời hiện tượng đó.
LÀM TƯỚNG PHẢI CÓ TÂM, CÓ TẦM
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi người có một sứ mệnh của mình. Có người có thể lập chiến công trong một giai đoạn nhất định, nhưng lợi dụng để vỗ ngực, kể công thì không nên. "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Trong cuộc sống, nếu không giữ được phẩm chất, giữ được truyền thống thì người đó sẽ tự xóa bỏ danh dự của mình.
Làm tướng, khi còn đương chức hay đã về hưu, thì trước hết cũng là một người dân. Hãy làm tròn bổn phận của một người dân đi đã. Anh có quyền đóng góp, có quyền phát ngôn nhưng không được hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ, bóp méo hình ảnh đồng chí, đồng đội của mình. Ở tầm của một vị tướng khi phát biểu thì phải đặt lợi ích của quân đội, của Nhân dân lên trên, đừng để bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Mình phải giữ được truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ, đó là tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân.
Là một người từng kinh qua trận mạc, tôi không bao giờ mong muốn thế hệ hôm nay phải ra trận. Vì vậy, tôi luôn ủng hộ quan điểm và đường lối ngoại giao của Đảng, của quân đội. Và tôi thấy chúng ta đã làm rất tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Chúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ của Nhân dân và bạn bè quốc tế và đặc biệt là phải dựa vào căn cứ pháp lý, vào luật pháp quốc tế. Các nước dù có là nước lớn đến mấy cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, và hơn ai hết chúng ta hiểu cái giá của mất mát hy sinh khi đất nước có chiến tranh. Vậy tại sao phải hô hào đánh nhau, không đánh mà thắng mới là thượng sách. Tướng cầm quân là phải biết tránh những tổn thất không đáng có cho bộ đội, cho Nhân dân.
Cũng không nên vì công thần mà xem thường cán bộ lãnh đạo thế hệ sau. Tướng giỏi về chính trị và có tố chất về quân sự, lại được đào tạo qua trường lớp bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn thì được giao trọng trách lãnh đạo, chỉ huy trong lĩnh vực quân sự càng tốt chứ sao? Dù đất nước có khó khăn, tôi vẫn tin là các đồng chí sẽ vượt qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng là một thầy giáo dạy lịch sử đó chứ, nhưng đã chỉ huy quân đội xuất sắc. Quan trọng của người cầm quân là lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Làm tướng nếu xây dựng được chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chăm lo xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, phát huy nhân tài, xây dựng được mối đoàn kết, trên dưới đồng lòng, quân với dân một ý chí thì khó khăn mấy cũng vượt qua.
Quân đội có mạnh đến mấy mà Nhân dân không tin yêu thì làm việc gì cũng khó, bài học của Liên Xô là một ví dụ. Vì vậy, tôi rất mừng là thế hệ hôm nay các đồng chí vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, sẵn sàng vì dân mà phục vụ. Tôi luôn tin tưởng các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng hiện nay sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Đại tướng, Anh hùng LLVT nhân dân PHẠM VĂN TRÀ (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).

XIN LẠY CÁC BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ, VIETNAMNET

Báo Tuổi Trẻ mới đây có bài viết “Thi sĩ Du Tử Lê qua đời”, cùng lúc Báo Thanh Niên cũng lên bài “Nhà thơ Du Tử Lê, tác giả “khúc thụy du” qua đời”, ViệtNamnet: “Thi sĩ Du Tử Lê tác giả “Khúc Thụy Du” qua đời ở tuổi 77″… Tthiết nghĩ Tổng tập của các tòa soạn này cho gỡ ngay bài viết về Du Tử Lê đi. Các vị không biết hay cố lờ đi một sự thật về ông ta…
XIN LẠY CÁC BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ, VIETNAMNET
Du Tử Lê (1942 - 2019), tên thật là Lê Cự Phách - từng là sỹ quan ngụy trước 1975. Du Tử Lê làm phóng viên chiến trường miền Nam cho ngụy quyền, thư ký tòa soạn “Tiền phong”, một tạp chí của chế độ ngụy quyền trước 1975, là tờ báo tâm lý chiến cực kỳ phản động.
Ngày 17/4/1975, Đài phát thanh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam phát đi bản án kết án tử hình vắng mặt các nhân vật Du Tử Lê, Mai Thảo, Phạm Duy vì có tội ác mà họ gây ra cho nhân dân thời đó.
Bỏ Việt Nam sang Mỹ trú ngụ vì ngụy đầu hàng vào ngày 30/4/1975; sống tại California, Du Tử Lê càng khét tiếng chống cộng sản Việt Nam cho đến chết. Du Tử Lê từng bị Báo CAND vạch mặt sự phản động chống phá Việt Nam. Các truyền thông chống cộng xem Du Tử Lê như thần tượng để khai thác đưa tin.
Quá khứ trước 1975 thì tha thứ Du Tử Lê. Nhưng qua Mỹ ông ta vẫn tiếp tục chống phá đất nước Việt Nam cho đến chết thì chúng ta không thể tha thứ. Càng không thể chấp nhận báo chí chính thống sai quan điểm chính trị.
Du Tử Lê từng cựu học sinh trường Chu Văn An tại Hà Nội, chạy vào Nam 1954, học ĐH văn khoa Sài Gòn. Du Tử Lê đi lính làm việc tại cục tâm lý chiến của ngụy quyền Sài Gòn.
Nghĩa tử là nghĩa tận, ai đó đăng FB thương tiếc chia buồn với cái chết của Du Tử Lê cũng là chuyện thường tình. Nhưng một tờ báo của Hội LHTN Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Thành đoàn TP HCM) lại đăng bài ca ngợi một tên từng hại nước, hại dân Việt Nam thì không thể chấp nhận được.
Tôi kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TP HCM:
- Chỉ đạo cho Báo Thanh niên, Bí thư Thành đoàn TP HCM xóa ngay bài báo ca ngợi Du Tử Lê.
- Kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của Tổng biên tập Báo Thanh niên, TBT Báo Tuổi Trẻ. Vì Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ đã sai phạm về chính trị trên báo rất nhiều lần.
Nếu các báo này chỉ đăng bài trên báo online thì cũng nên xem lại; đằng này ngoài việc đăng trên báo online thì sau đó 2 tờ báo này và một số tờ báo chính thống còn đăng tin trên báo giấy về Du Tử Lê rất trang trọng.
Xin lạy Tổng Biên tập các tờ báo này.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

ĐÃ BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG SÚNG CƯỚP TÀI SẢN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ đối tượng sử dụng cướp tài sản tại Cửa hàng kinh doanh vàng Lương Oanh (ở phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều), Công an tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an thị xã Đông Triều tập trung điều tra truy xét và ngày 09/10 đã bắt giữ được tên cướp chỉ sau hơn một ngày gây án.
ĐÃ BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG SÚNG CƯỚP TÀI SẢN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
Căn cứ kết quả khám nghiệm, điều tra tại hiện trường và các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Quảng Ninh đã xác định được đối tượng nghi vấn là Đinh Thanh Tùng - sinh năm 1989, đăng ký thường trú tại tổ 2, khu Phan Đình Phùng, phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), hiện trú tại số nhà 40/16, ngõ 37, đường An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và triển khai lực lượng truy bắt đối tượng.
Đến 16 giờ 45 phút ngày 09/10, Tổ công tác của Công an thị xã Đông Triều và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã bắt giữ được đối tượng Đinh Thanh Tùng khi đối tượng đang lẩn trốn tại xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, thu giữ 1 khẩu súng là công cụ gây án./.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

ℂ𝕙𝕦𝕪𝕖̣̂𝕟 𝕓𝕚𝕖̂̉𝕦 𝕥𝕚̀𝕟𝕙 ℍ𝕠̂̀𝕟𝕘 𝕂𝕠̂𝕟𝕘: “Đ𝕖̀𝕟 𝕟𝕙𝕒̀ 𝕒𝕚 𝕟𝕙𝕒̀ 𝕟𝕒̂́𝕪 𝕣𝕒̣𝕟𝕘”, 𝕙𝕒̀ 𝕔𝕠̛́ 𝕘𝕚̀ 𝕜𝕖́𝕠 𝕞𝕒̂𝕪 đ𝕖𝕟 𝕧𝕖̂̀ 𝕍𝕚𝕖̣̂𝕥 ℕ𝕒𝕞?

Sự kiện người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận thế giới. Lợi dụng sự chú ý này, mới đây tại Hà Nội có 2 người cầm biểu ngữ “ủng hộ biểu tình Hồng Kông”, kêu gọi người dân Việt Nam nên “học theo Hồng Kông biểu tình phản đối, chống Trung Quốc”…
ℂ𝕙𝕦𝕪𝕖̣̂𝕟 𝕓𝕚𝕖̂̉𝕦 𝕥𝕚̀𝕟𝕙 ℍ𝕠̂̀𝕟𝕘 𝕂𝕠̂𝕟𝕘: “Đ𝕖̀𝕟 𝕟𝕙𝕒̀ 𝕒𝕚 𝕟𝕙𝕒̀ 𝕟𝕒̂́𝕪 𝕣𝕒̣𝕟𝕘”, 𝕙𝕒̀ 𝕔𝕠̛́ 𝕘𝕚̀ 𝕜𝕖́𝕠 𝕞𝕒̂𝕪 đ𝕖𝕟 𝕧𝕖̂̀ 𝕍𝕚𝕖̣̂𝕥 ℕ𝕒𝕞?
Thật lòng mà nói tôi chả thích gì Trung Quốc, tôi còn căm ghét gã hàng xóm này nhiều hơn khi thời gian gần đây họ ngang nhiên gây hấn và lộng ngôn xuyên tạc chủ quyền Việt Nam là cái ao nhà của họ. Thế nhưng quan điểm của tôi là chuyện biểu tình Hồng Kông là việc nội bộ của Trung Quốc và họ tự giải quyết chuyện nhà họ, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, hà cớ gì mình xen vào, kéo mây đen về Việt Nam là sao? Nếu như ai muốn đồng hành, ủng hộ hay gửi thông điệp yêu thương gì đó cho người Hồng Kông thì xin mời qua bên đó mà hô hào, cổ vũ, đòi tự do dân chủ cho họ. Còn ở Việt Nam, nhà bao việc không lo lại đi lo việc của thiên hạ làm gì? Ngoài biển các lực lượng chấp pháp của ta đang căng mình chống trả sự gây hấn, xâm phạm của Trung Quốc kia kìa, sao không thấy quan tâm, hỏi han gì hết?
Trong bối cảnh bây giờ biển Đông đang căng thẳng nên bất kỳ sự bất ổn nào trên đất liền đều gây hại cho bảo vệ chủ quyền. Đất liền mà bất ổn, Chính phủ đau đầu, phân tán tư tưởng, kinh tế giảm sụt bởi nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi Việt Nam thì lúc đó chẳng những chủ quyền không giữ được mà miếng cơm manh áo bình thường của mỗi người cũng khó mà giữ.
Thế nên việc hai người tại Hà Nội nhảy ra đường giơ biểu ngữ ủng hộ biểu tình Hồng Kông thực chất là núp bóng danh nghĩa “phản đối Trung Quốc”, kích động biểu tình, muốn Việt Nam bạo loạn, bởi lúc đó chúng sẽ đạt được mục đích gây bất ổn xã hội, phá hoại đất nước.
Nếu ai đó hỏi tôi cái gì quý nhất của Việt Nam lúc này, tôi bảo đó là sự ổn định chính trị hàng đầu thế giới. Chẳng có một đất nước nào trên thế giới mà Tổng thống có thể vô tư diện quần tây, áo sơ mi ngồi vỉa hè ăn bún chả, uống bia Hà Nội thay vì mặc áo chống đạn hay đi xe bọc thép. Không có một đất nước nào mà các nguyên thủ nước ngoài đến có thể chạy bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm và ăn những món ăn vỉa hè mà không cần mật vụ bảo vệ theo sát.
Việt Nam đang rất ổn định chính trị, và với sự ổn định này chúng ta mới có thể tập trung làm ăn phát triển kinh tế, thế nên đừng kéo mây đen về trời quang! Do vậy, mong mỗi người hãy thật tỉnh táo để vừa bảo vệ chủ quyền vừa cũng là giữ miếng cơm manh áo cho chính mình!
Thêm nữa, mọi người hãy nhìn hình ảnh sinh việc Hồng Kông xông vào trường, nhảy lên bàn Hiệu trưởng nêu yêu sách, ném xấp truyền đơn vào mặt thầy cô ở trên đi? Dân chủ kiểu gì mà học trò lại hành xử vô đạo đức với thầy cô như vậy? Ấy thế mà lại có kẻ cổ xúy, ủng hộ cho phong trào biểu tình này đấy. Lẽ nào họ đang muốn giới trẻ Việt Nam biến thành những con người hư đốn, mất hết đạo lý như vậy ư?
Ảnh 1: Hai đối tượng cầm biểu ngữ ở Hà Nội.
Ảnh 2: Sinh việc Hồng Kông xông vào trường, nhảy lên bàn Hiệu trưởng nêu yêu sách, ném xấp truyền đơn vào mặt thầy cô…

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

NHÌN TỪ BỤC PHÁT BIỂU KHÔNG HOA Ở HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 11 KHÓA XII - MỘT VIỆC LÀM Ý NGHĨA

Hội nghị Trung ương 11 khóa XII khai mạc sáng 07/10. Như những hội nghị trung ương trước, bục phát biểu mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không có hoa trang trí. Có thể vì chiếc bục phát biểu không tiện để trang trí hoa nhưng nó cũng là một điều đáng chú ý.
NHÌN TỪ BỤC PHÁT BIỂU KHÔNG HOA Ở HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 11 KHÓA XII - MỘT VIỆC LÀM Ý NGHĨA
Vì thật ra, điều này rất khác biệt so với bục phát biểu ở các nơi khác, thậm chí ngay ở các tọa đàm nhỏ. Có thể bục phát biểu phải có hoa đã trở thành một thông lệ ở bất kể một Hội nghị nào của các cơ quan đảng và Nhà nước.
Nhưng chắc cũng nhiều người hiểu rằng, ở những Hội nghị hay tọa đàm, tất cả những lẵng hoa đó đều phải mua… bằng tiền. Những Hội nghị của các cơ quan nhà nước thì đương nhiên phải mua bằng tiền ngân sách. Mà cũng rõ một điều, dù có hoa hay không có hoa ở bục phát biểu thì liệu người nghe sẽ ngắm hoa hay lắng tai xem diễn giả, quan chức sẽ nói gì? Câu trả lời có lẽ không cần thiết vì ai cũng biết.
Tiết kiệm thì từ lâu rồi đã trở thành một phong trào, thậm chí có cả những báo cáo rất hay. Nhưng “những việc cần làm ngay” hay những việc cụ thể thì có vẻ như cũng chỉ vang vọng trong một dịp nào đó hơn là trở thành một nếp hành xử từ đời sống đến công quyền.
Sắp tới, Đảng bộ các địa phương sẽ tổ chức các đại hội để tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Nếu tiết kiệm được khoản hoa trang trí chỉ ở bục phát biểu như tại Hội nghị trung ương thì chắc tổng hợp lại số tiền này cũng không nhỏ. Nếu tiết giảm đến mức thấp nhất công tác khánh tiết cho các Đại hội thì chắc là chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Khoản tiết kiệm ấy có thể dùng cho các công tác cần thiết khác.
Bỏ đi những lẵng hoa ở bục phát biểu, chắc chắn điều đó sẽ có tác dụng thúc đẩy bớt đi bệnh hình thức mà bao nhiêu lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã và đang kêu gọi dẹp bỏ.
KHN

CẬU BÉ SỐNG SÓT TỪ NHÀ TÙ DIỆT CHỦNG KHMER ĐỎ: "NGƯỜI SINH RA TÔI LẦN THỨ HAI LÀ BỘ ĐỘI VIỆT NAM"

🇻🇳🇰🇭🇻🇳🇰🇭🇻🇳🇰🇭🇻🇳🇰🇭
Norng Chan Phal là một trong 4 đứa trẻ được quân tình nguyện Việt Nam cứu khỏi nhà tù diệt chủng khi cùng binh lính Campuchia vào giải phóng thủ đô Phnom Penh. Gặp Norng Chan Phal vào tháng 9/2019 tại Bảo tàng Tội ác diệt chủng Toul Sleng - trước đây là trại giam khét tiếng S-21, nơi đã diễn ra những cuộc tra tấn và hành quyết cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người dân vô tội Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ.
CẬU BÉ SỐNG SÓT TỪ NHÀ TÙ DIỆT CHỦNG KHMER ĐỎ: "NGƯỜI SINH RA TÔI LẦN THỨ HAI LÀ BỘ ĐỘI VIỆT NAM"
Norng Chan Phal hồi tưởng lại ký ức kinh hoàng về những ngày bị giam cầm tại địa ngục trần gian cách đây 40 năm. Tai họa ập đến với gia đình Norng Chan Phal khi cha anh đột nhiên bị lính Pol Pot bắt vào giữa năm 1978, ít tháng sau đó chúng quay lại đưa cả gia đình Norng Chan Phal đi và cho biết sẽ được gặp cha ở nơi có cuộc sống tốt hơn. Khi chiếc xe tải chở kín người vừa đỗ trước cổng một trường học mà Khmer Đỏ biến thành nhà tù S-21, chúng xua người dân đa số là phụ nữ, trẻ em xuống xe thật nhanh, ai chậm trễ bị chúng đạp ngã lộn xuống đất.
Những tên lính hung tợn tay lăm lăm cầm gậy gỗ vung lên vụt vào đầu, vào mặt bất kỳ người nào không vì lý do gì. Máu me vương vãi khắp nơi, những tiếng kêu khóc bật lên rồi im bặt nhường chỗ cho tiếng quát tháo và tiếng gậy, tiếng roi vut vút. Norng Chan Phal và em trai bị mẹ dùng 2 tay bịt chặt miệng không cho kêu khóc vì lo sợ làm lính Pol Pot tức giận đem đi giết. Trong trại giam, do sợ hãi trước sự tàn ác của Khmer Đỏ nên ai nấy đều phải làm theo bất kỳ yêu cầu nào của chúng. Hàng ngày, chúng vào phòng giam gọi từng tốp người đi tra tấn, hành quyết.
Norng Chan Phal nhớ lại: “Bên trong căn phòng bị nhồi chặt người ở nhà tù, tôi không chứng kiến được cảnh bọn chúng giết người, nhưng tôi thấy bọn chúng bắt người đưa ra ngoài và sau đó nghe thấy những tiếng gào thét, tiếng rú của các nạn nhân vang lên rồi lịm tắt”.
Đối với Norng Chan Phal, đỉnh điểm nỗi sợ hãi là khi anh và người em trai bị lũ Pol Pot giằng ra khỏi tay mẹ để đưa sang phòng giam khác. Đó cũng là lần cuối cùng hai anh em Norng Chan Phal được nhìn thấy mẹ, họ không thể biết điều gì đã xảy đến với bà sau đó, ánh mắt của người mẹ trong giờ khắc ấy trở thành nỗi ám ảnh với họ suốt cả cuộc đời. Người em trai của Norng Chan Phal sau này không bao giờ dám quay trở lại nhà tù khi nó đã trở thành Bảo tàng Tội ác diệt chủng do bị ám ảnh bởi những ký ức hãi hùng.
May mắn đến với Norng Chan Phal khi giai đoạn đen tối trong nhà tù S-21 mới trải qua ít ngày thì bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào ngày 07/01/1979.
Khi bộ đội Việt Nam tiến vào nhà tù, xung quanh là cảnh tượng chết chóc, u ám và tĩnh lặng như tờ, anh em Norng Chan Phal nép sát vào đống quần áo được gom lại ở một góc phòng không dám nhúc nhích, họ nhìn thấy những người lính tay cầm súng nên rất hoảng sợ.
Norng Chan Phal hồi tưởng lại: “Những người lính Việt Nam đưa chúng tôi ra khỏi đống quần áo tù nhân. Họ thấy người chúng tôi đầy vết muỗi cắn, côn trùng đốt, không được ăn mấy ngày nay rồi, thì họ đã lấy hơn một nửa túi gạo đem bên mình, nấu cơm cho chúng tôi. Đợi chúng tôi ăn xong, thì họ mới đi”.
Chỉ vào bức ảnh 4 đứa trẻ trần truồng được những người lính Việt Nam bế ra khỏi nhà tù S-21, Norng Chan Phal cho biết khi đó lũ trẻ ở trong tù không có quần áo để mặc, người dính đầy bẩn thỉu, máu me, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng nhấc họ lên, ôm vào lòng rồi đi qua những dãy xác người bốc mùi dọc nhà tù để thoát ra ngoài.
Nói đến đó, bất chợt ánh mắt Norng Chan Phal sáng lên, nhìn thẳng vào chúng tôi, anh quả quyết: "Người sinh ra tôi lần thứ hai là bộ đội Việt Nam. Nếu bộ đội Việt Nam tới chậm ít ngày nữa, chắc chắn 4 đứa trẻ chúng tôi không thoát khỏi số phận như hàng nghìn trẻ em xấu số khác trong nhà tù này".
Hình ảnh về người lính tình nguyện Việt Nam luôn là những kỷ niệm đẹp đối với Norng Chan Phal trong suốt quãng đời sau này. Sự ân cần, yêu thương, chăm sóc của các anh bộ đội Cụ Hồ đã giúp xoa dịu phần nào nỗi đau tột cùng mà Norng Chan Phal phải trải qua.
Nhớ lại những ngày tháng ấy, Norng Chan Phal nói: “Khi ở trại trẻ mồ côi, chúng tôi được bộ đội Việt Nam yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng như con vậy. Họ dạy tôi ăn nói lễ phép với người lớn, khi có thời gian rảnh là lại đến thăm tôi, đưa tôi đi chơi hoặc gửi cho tôi trái dừa... Đến những năm 80 thì quân đội Việt Nam bắt đầu rút về nước, và từ đó đến nay tôi hoàn toàn không biết tin gì về họ. Tôi hy vọng một ngày nào đó tôi được gặp lại họ”.
Nói đến đây, Norng Chan Phal đưa mắt nhìn về xa xăm. Anh cho biết ít ngày tới sẽ đưa con gái lớn của anh về Việt Nam, tham dự một sự kiện kỷ niệm ngày Campuchia được giải phóng tại TP.HCM.
Anh mong muốn sẽ được gặp lại những người lính tình nguyện Việt Nam năm nào, để được ôm thật chặt lấy họ thay nói lời cảm ơn. Anh cũng mong các con của mình sẽ ghi nhớ mãi mãi công ơn của bộ đội Việt Nam, những người đã đem lại hòa bình, ấm no cho đất nước Campuchia ngày nay./.