KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

TRUNG QUỐC VẪN TIẾP TỤC CHIÊU TRÒ ĐƯA TÀU HẢI DƯƠNG ĐI LẠI TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc lại tiếp tục chiêu trò đưa tàu hải dương đi lại quanh vùng lãnh hải của Việt Nam với mục đích gây hấn, khiêu khích các lực lượng chức năng của chúng ta có hành động thái quá để tạo ra một cuộc xung đột vũ trang trên biển.
TRUNG QUỐC VẪN TIẾP TỤC CHIÊU TRÒ ĐƯA TÀU HẢI DƯƠNG ĐI LẠI TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Mới đây, Trung Quốc tiếp tục điều tàu Haiyang Shiyou 618 (Hải Dương Thạch Du 618) đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Khoảng 8 giờ tối ngày 02/11/2019 cũng có một con tàu của Trung Quốc mang tên Hải Dương Thạch Du 620 được điều đi thăm dò trên biển Đông chỉ cách bờ biển 35,1 hải lý (khoảng 65 km). Cả hai con tàu 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí. Từ ngày 01 - 02/11, Hải Dương Thạch Du 620 đã thực hiện một cuộc khảo sát ngay bên trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với khoảng 7 đường khảo sát, mỗi đường dài trung bình 14.7 hải lý (khoảng 27 km).
Trung Quốc đang lợi dụng sơ hở của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để khiêu khích các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Hành vi sử dụng tàu thuyền thăm dò đi vào vùng lãnh hải của quốc gia khác chỉ là hành vi dân sự thông thường trên cơ sở sự đồng ý của quốc gia có vùng lãnh hải đó.
Theo quy định của Luật biển quốc tế, với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây: Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc; Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào; Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự; Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển; Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước; Đánh bắt hải sản; Nghiên cứu hay đo đạc; Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển; Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
Như vậy, Trung Quốc đang lợi dụng việc đi qua không gây hại này để đưa tàu thuyền vào lãnh hải Việt Nam nhằm khiêu khích, kích động sử dụng vũ lực tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ thực tế có thể thấy, các tàu thuyền của Trung Quốc hầu như được ngụy trang dưới vỏ bọc là tàu dân sự chỉ khiêu khích chứ không chủ động tấn công tàu thuyền của nước ta. Nếu các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng vũ trang để trấn áp thì đồng nghĩa với việc quân sự hóa vấn đề dân sự, mà điều này chính là miếng mồi béo bở mà Trung Quốc muốn dựa vào đó để công khai hóa lực lượng quân sự của chúng trên biển Đông.
Việt Nam đã và đang sử dụng tốt chiến thuật ngoại giao tài tình, điêu luyện đến mức mà Trung Quốc chỉ biết đưa tàu đến khiêu khích rồi lại phải điều trở về nước bởi không đạt được mục đích. Cả thế giới đều đứng về phía Việt Nam khi chúng ta sử dụng biện pháp ngoại giao hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế. Nếu Việt Nam nóng vội sử dụng vũ trang thì đồng nghĩa với việc tự cô lập mình, tự tách mình ra khỏi quốc tế để đối chọi với Trung Quốc.
Việc biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp đang là chiêu bài mà Trung Quốc sử dụng trên mọi vùng biển để từ đó công khai tranh cướp với các quốc gia vốn dĩ có chủ quyền. Việt Nam vẫn luôn nâng cao tinh thần đề phòng trước mọi hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt là việc đưa tàu thuyền qua lại lãnh hải Việt Nam. Chúng ta vẫn kiên quyết đấu tranh ngoại giao đối với hành động này và luôn ưu tiên biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế./.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

CHỊU ÁN PHẠT TÙ VÌ ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT VỀ CHÍNH QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội trở thành một kênh cung cấp thông tin với số lượng người dùng rất lớn. Mặt trái của mạng xã hội luôn là vấn đề mà chính quyền ở tất cả các quốc gia quan tâm đặc biệt khi xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trên các nền tảng thông tin này.
CHỊU ÁN PHẠT TÙ VÌ ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT VỀ CHÍNH QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Mới đây, thêm hai đối tượng chống đối chính quyền nữa phải chịu án phạt tù về hành vi sai trái của mình, đó là Facebooker Nguyễn Văn Phước và Facebooker Phạm Xuân Hào. Cả hai đối tượng này đều có hành vi viết, đăng tải thông tin sai sự thật về chính quyền nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín.
Vào 29/10, TAND tỉnh An Giang đã xử ông Nguyễn Văn Phước 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 BLHS năm 2015. Sau 2 ngày vào hôm 31/10, Phạm Xuân Hào đã bị tòa án thành phố Cần Thơ xử phạt 12 tháng tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo điều 331 BLHS năm 2015.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, đối tượng Nguyễn Văn Phước nhiều lần livestream nói chuyện về tình hình chính trị và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo. Còn trường hợp Phạm Xuân Hào đã “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, chia sẻ những bài viết có tích chất tiêu cực trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức cộng đồng mạng; đưa ra những thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích của người khác”.
Việc xử lý nghiêm khắc hai đối tượng Phước và Hòa nhằm răn đe những kẻ lợi dụng mạng xã hội để phạm tội, đặc biệt là các hoạt động chống phá chính quyền. Hai đối tượng này chỉ là những kẻ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội, vô tư thực hiện hành vi sai trái mà không biết những hành vi đó là trái với pháp luật hình sự. Chính vì vậy, cả hai đối tượng tại phiên tòa xét xử đã thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn hối cải.
Mạng xã hội không còn đất diễn cho những kẻ phản động chống phá chính quyền. Các cơ quan chức năng Việt Nam, các công ty như facebook hay twitter luôn có những hành động cứng rắn trong công tác quản lý, những thông tin sai trái, thù địch như này sẽ bị ngăn chặn và bị xử lý rất nghiêm khắc theo pháp luật Việt Nam. Đã có nhiều tấm gương bị xử lý nghiêm khắc vì hành vi lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật nhưng vẫn có nhiều cá nhân chưa tỉnh ngộ mà ngang nhiên vi phạm để rồi bị xử lý như hai đối tượng Nguyễn Văn Phước và Phạm Xuân Hào.

VIỆT NAM - TỪ KẺ NGOÀI LỀ TRỞ THÀNH THỦ LĨNH

Thực ra quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN giống như một mối tình bị gia đình ngăn cấm, từ thù hận được dần hóa giải và trở nên khăng khít. Mối quan hệ này trải qua sự nghi kỵ, thậm chí nhiều lúc là đối với nhau như kẻ thù. Còn nhớ, vào thời điểm năm 1967, 5 nước Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia thành lập ASEAN như một biểu hiện của sự đoàn kết chống lại chủ nghĩa cộng sản đang phát triển ở Việt Nam và sự nổi lên của chủ nghĩa cộng sản trong lòng các quốc gia này. Đáng chú ý, trong số 5 quốc gia này, có Thái Lan và Philippines tham gia khối SEATO, tham chiến và hỗ trợ Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Quan hệ này căng thẳng cực độ khi Việt Nam đem quân sang Campuchia, nhất là khi mấy lần anh Việt Nam “đi lạc” sang nhà anh Thái Lan, làm các anh bạn Thái - dái thọt tận cổ.
VIỆT NAM - TỪ KẺ NGOÀI LỀ TRỞ THÀNH THỦ LĨNH
Khi Việt Nam tuyên bố rút quân khỏi Campuchia năm 1989, tham gia đàm phán Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991, các nước mới phần nào dịu đi những nghi ngờ. Và họ cũng nhận thấy thiện chí của Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập của khu vực. Tuy nhiên, đến tận năm 1995, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN, mối nghi kỵ vẫn còn, tưởng chừng như chưa thể kết nối khi vào phút chót, một anh thành viên nào đó bất chợt đưa vấn đề “thuyền nhân” ra để mặc cả.
Trải qua hơn 20 năm, quan hệ này dần trở nên tốt đẹp, Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng của mình, dần dần chiếm vai trò quan trọng, có tiếng nói trong ASEAN. Với vị trí địa lý, với truyền thống lịch sử và sự phát triển về kinh tế, chính trị của mình, Việt Nam đã vượt qua một số nước, trở thành đầu tàu trong giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN, là sợi dây gắn kết các thành viên trong tổ chức này. Không phải là Singapore, Thái Lan, Malaysia mà sẽ là Việt Nam có vai trò quyết định trong tổ chức này trong tương lai không xa./.
L.D.A

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN?

🎲 Cái chết của 39 nạn nhân (trong đó có người Việt) xảy ra trong container ở Anh lỗi tại ai? Người Việt sẽ không bao giờ khá lên nếu cứ đổ lỗi cho người khác.
TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN?
🎲 Đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp thì họ đổ hết lỗi tại nhà trường, lỗi tại nền giáo dục và họ không suy nghĩ rằng thời gian con mình ở trường chỉ vỏn vẹn có 6 tiếng một ngày, 18 tiếng còn lại con họ đang ở với ai?
🎲 Khi nhà trường tăng cường các hình thức xử lý để chấn chỉnh thì họ lại đổ cho cái tội bạo hành, nhà trường côn đồ!
🎲 Tình trạng tội phạm diễn biến phức tạp thì họ đổ hết lỗi cho cảnh sát, chính quyền thiếu năng lực, kém cỏi mà không biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống để họ có những đêm ngủ ngon! Khi Cảnh sát trấn áp tội phạm thì họ hô lên cảnh sát đánh dân, dân chủ ở đâu, nhân quyền ở đâu? Khi nhà họ cháy họ chỉ biết nói "sao không đến sớm, lũ tốn cơm" mà họ không biết chính họ là người không bao giờ biết nhường đường cho xe cứu hỏa trên đường đi làm nhiệm vụ!
🎲 Khi họ thấy một chính sách hay một điều tốt của một cán bộ nhà nước thì họ cho rằng đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ với nhà nước. Khi họ thấy các hiện tượng tiêu cực, họ không đấu tranh mà còn kích động mọi người làm loạn… Đặc biệt là trên mạng xã hội, cái thật không bao giờ tin còn cái xấu, cái không chính thống họ tin như tin thần, tin Phật…
🎲 Trở lại việc 39 người Việt vừa mất tại Anh, tôi xin chia buồn với gia đình họ. Họ thật đáng thương và đáng trách. Thương họ vì họ mất đi người thân nơi đất khách quê người; còn đáng trách vì họ không biết can ngăn người thân của mình khi biết trốn đi nước ngoài để lao động trái phép; mà còn cho tiền để rồi cho rằng gia đình hết đường, nghèo khổ thiếu ăn... Càng đáng căm phẫn hơn là các trang báo đều đổ hết tội lỗi trên cho chế độ "một chế độ thối nát không tạo được công ăn việc làm để dân chết ở nước ngoài"!!!
🎲 Đúng là một lũ cặn bã, lũ cơ hội!!! Khi mà xuất khẩu lao động là một chính sách tốt nhằm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai, và có cả nghìn chính sách ưu đãi cho người lao động đăng kí (nào là vay vốn, nào là học nghề...).
🎲 Chính họ đã chọn một lối đi khác, một lối đi không được bảo vệ của Nhà nước. Rồi khi họ xảy ra chuyện thì chỉ biết trách người mà không biết nhận sai ở bản thân mình./.
Quốc Anh (#TTTTCPĐ)

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Khi Đại Tướng Nghỉ Hưu

Từ khi thành lập (năm 1944) đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có 15 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng; trong đó, có 01 Đại tướng đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này là người gốc Nam bộ.
Khi Đại Tướng Nghỉ Hưu
Đó là Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nghỉ hưu từ năm 2011 và hiện ông đang ở xứ dừa Bến Tre.
𝕊𝕦̛̣ 𝕟𝕘𝕙𝕚𝕖̣̂𝕡 𝕒̂́𝕟 𝕥𝕦̛𝕠̛̣𝕟𝕘
Căn nhà ven tỉnh lộ 883 thuộc xã An Hiệp (Châu Thành, Bến Tre) rợp mát bóng dừa. Ông Đại tướng uy nghi ngày nào, giờ giản dị với dép lê, quần cộc, đầu vắt vẻo chiếc mũ rộng vành da nâu, cười hề hề: “Mũ của ông Tổng tham mưu trưởng quân đội Úc tặng tôi đấy. Có gắn quân hiệu Úc nhưng tôi tháo cất đi” và cười: “Đội mũ này làm vườn rất mát”.
Dẫn tôi ra góc vườn, ông chỉ khoảnh đất nhỏ trồng cây vuông vức: “Các anh ấy đã đặt vấn đề khi tôi chết, cứ chọn chỗ nằm trên nghĩa trang ở TP.HCM hoặc nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Bến Tre, nhưng tôi lắc đầu: Về quê, sống chết với bà con chòm xóm. Chỗ này, hai vợ chồng nằm bên nhau khi chết, để khỏi phiền đến tổ chức, quân đội” và lại cười: “Cả đời phục vụ Nhân dân. Giờ già yếu rồi cũng vẫn phải mẫu mực, không đòi hỏi quyền lợi - tiêu chuẩn. Có thế, người dân và chiến sĩ mình mới tin tưởng, thương yêu”.
“Hồi trước, nhà có 7 anh em sống trong căn nhà lợp lá dừa, giữa vườn dừa và ăn dừa thay cơm, nên giờ xong nhiệm vụ Đảng giao, tôi muốn về lại với dừa”, Đại tướng kể vậy rồi nhớ lại: Ba má sinh tôi ngày 25/12/1945, ở xã Phong Mỹ (Giồng Trôm, Bến Tre) và đặt tên Nguyễn Văn Nới. Năm 1963, mới hơn 17 tuổi tôi đi theo bộ đội Đoàn Q761 (tức Đoàn Bình Giã) và các chú đặt tên chính thức là Lê Văn Dũng… “Dũng tức là phải dũng cảm, ở đâu cũng phải làm dũng sĩ”, ông cười tươi.
Ông từng có một sự nghiệp ấn tượng: 24 tuổi là Đại úy - Chính trị viên tiểu đoàn; 29 tuổi, Trung tá - Chính ủy trung đoàn; 35 tuổi, Thượng tá - Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng; 41 tuổi, Đại tá - Sư đoàn trưởng; 44 tuổi, Thiếu tướng - Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng và 46 tuổi là Tư lệnh Quân đoàn.
Năm 1995, ông trở lại Quân khu 7 giữ chức Tư lệnh và 1998 về Bộ Quốc phòng, được thăng hàm Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Kế nhiệm ông tại QK 7 là tướng Phan Trung Kiên (sau là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Tháng 6/2001, tướng Lê Văn Dũng trở về làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và kế nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng của ông là Trung tướng (lúc bấy giờ) Phùng Quang Thanh. Ông được Chủ tịch nước thăng quân hàm Thượng tướng vào tháng 6/2003, lên Đại tướng tháng 7/2007 cùng với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Đầu năm 2011, ông nghỉ hưu và Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu vào Ban Bí thư tại kỳ Đại hội Đảng XI, thay ông giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam từ ngày 01/3/2011.
𝕍𝕖̂̀ 𝕙𝕦̛𝕦 𝕥𝕣𝕠̂̀𝕟𝕘 𝕕𝕦̛̀𝕒
Dẫn tôi thăm vườn dừa sau nhà, Đại tướng Lê Văn Dũng hể hả khoát tay chỉ những buồng dừa sai quả: “Hơn trăm gốc, dịp vào mùa mỗi tháng bẻ 400 trái, còn bình quân khoảng 300 trái/tháng. Lo việc bẻ dừa cũng hết ngày” và cười: “71 tuổi, cũng yếu rồi nên đứng “hò hét” tụi nhỏ thu hoạch là chính. Ngoài ra còn phải chăm mấy cây cảnh và nuôi gia cầm”.
Năm 2001, khi đã ra Hà Nội nhận nhiệm vụ, ông nhất quyết: Nghỉ hưu sẽ về ở quê Phong Mỹ. Thế nhưng, quê nghèo, bố mẹ ông có tới 7 người con và số đất đai để lại 1.500 m2, chia đều mỗi người chỉ hơn 200 m2, quá chật hẹp so với gia đình ở miền Tây. Rất may, bố mẹ bà Nguyễn Thị Duyên (59 tuổi), vợ Đại tướng Dũng, chia cho con gái 4.000 m2 đất ngay cạnh sông Hàm Luông và diện tích này được tỉnh thu hồi để xây dựng nhà máy đường. Số tiền đền bù, bà Duyên nghĩ ngay đến mong ước của chồng, mua ruộng phèn lầy ven tỉnh lộ 883 xã An Hiệp (Châu Thành, Bến Tre) nhờ anh em họ hàng cải tạo thành vườn, từ năm 2003. “Tiền tiết kiệm rút hết để thuê người làm vườn. Lương hằng tháng cũng trích ra để gửi về quê mua cây giống”, bà Nguyễn Thị Duyên kể và chia sẻ thêm: “Có bao nhiêu tiền là ông ấy dồn hết vào vườn dừa, nên giờ nghỉ hưu mới đắm đuối vậy. Trừ lúc ăn, còn lại ổng toàn lụi hụi làm vườn, mặc tôi bếp núc”.
“Với giá 8.000 đồng/trái dừa như hiện nay, mỗi tháng tôi thu về trên dưới 3 triệu đồng, đủ trả tiền điện nước sinh hoạt và chăm bón cho cả vườn. Mình làm vầy mà còn không đủ chi phí, nữa là bà con lao động cực nhọc”, Đại tướng Dũng thở dài và chỉ những cây ăn trái trồng ven mương cấp nước vườn dừa: “Mình thử trồng thêm cây ăn trái trong vườn, nếu thu hoạch tốt sẽ bày cho bà con”. Trong vườn nhà ông, nào là bưởi đơm trái, và cả những cây sâm mới trồng, đang nhú mầm xanh mát...
“Đàn cu đất, khi nào có khách mà kẹt thì bắt vài con nhậu chơi” - Đại tướng cười sảng khoái bên gian chuồng nuôi gia cầm, tay ôm trái bưởi vừa hái, hệt ông lão miệt vườn.
𝕏𝕒̂𝕪 𝕟𝕙𝕒̀, 𝕔𝕒̂́𝕡 𝕟𝕦̛𝕠̛́𝕔 𝕔𝕙𝕠 𝕟𝕘𝕦̛𝕠̛̀𝕚 𝕟𝕘𝕙𝕖̀𝕠
Bến Tre những ngày đầu tháng 4/2016 hạn mặn, đến đâu cũng thấy dân than thiếu nước, cây chết. Thế nhưng ở xã Phong Mỹ thì nước máy vẫn ào ào chảy tới từng nhà và những người dân gật gù: “Nước bác bảy Dũng có từ 10 năm trước”. Hỏi ra mới biết: Ngay từ năm 2006, trong một dịp về thăm quê, Đại tướng Lê Văn Dũng đã vận động Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam xây dựng hệ thống cấp nước từ TP. Bến Tre về xã, trị giá 25.000 USD và thời điểm ấy, Phong Mỹ là xã đầu tiên trong tỉnh có nước máy.
5 năm nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm tới từng nhà các đồng đội cũ đang gặp khó khăn để thăm hỏi gia cảnh và huy động các cá nhân, doanh nghiệp giúp đỡ. Cũng dọc hành trình tìm lại đồng đội của ông, mỗi năm có vài chục căn nhà tình nghĩa mọc lên ở các huyện trong tỉnh Bến Tre. Chị Đỗ Thị Kim Ngân, Bí thư Đoàn xã An Hiệp (Châu Thành, Bến Tre), kể: “Hôm rồi xã xây dựng đền thờ liệt sĩ, bác bảy Dũng huy động bà con, anh em trong nhà, người thân quen được 150 triệu đồng để giúp UBND xã!”…
𝕍𝕖̂̀ 𝕢𝕦𝕖̂ 𝕤𝕠̂́𝕟𝕘 𝕝𝕒̀ 𝕟𝕘𝕠𝕟 𝕣𝕠̂̀𝕚!
Loanh quanh, lại kể chuyện thời cuộc, Đại tướng kể: Khi nghỉ hưu, Bộ Quốc phòng cấp cho ông 220 m2 đất ở Hà Nội do làm liên tục 2 nhiệm kỳ Bí thư Trung ương Đảng, nhưng ông trả lại và về miền Nam. Ông cười: “Ngày xưa đi chiến đấu, đâu có nghĩ gì đến quyền lợi. Hoàn thành nhiệm vụ rồi, mà vẫn tị nạnh mấy thứ tiêu chuẩn nhà cửa, chỗ chôn cất khi nằm xuống là không nên. Mình dân quê, về quê sống là ngon rồi!”.
Nghỉ hưu ở quê, Bộ Quốc phòng bố trí cho ông một chiến sĩ nghĩa vụ để phục vụ 2 ông bà. Tuy nhiên, không bao giờ ông coi đó là người phục vụ, ai đến cũng giới thiệu là con cháu trong nhà. Khi các chiến sĩ hết nghĩa vụ quân sự ông hướng cho đi học nghề, ai không muốn đi học, ông lại gửi chiến sĩ ấy cho con gái đang mở quán cà phê ở Q.7, TP.HCM giúp có công ăn việc làm.
***Sưu tầm***

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Tôi Chỉ Sợ....

TÔI CHỈ SỢ...
Tôi Chỉ Sợ....
"Tôi không sợ bọn đế quốc, bọn phản động. Đồng bào sẽ đánh thắng chúng. Tôi chỉ sợ những hành vi xấu xa của cán bộ, làm cho đồng bào mất lòng tin với chế độ, Nhà nước và Đảng. Có thể nói, kẻ phá hoại sự nghiệp cách mạng đáng sợ nhất là những người ấy, vì trước mắt đồng bào, họ là Đảng và Nhà nước. Kẻ thù hàng ngày nói xấu chúng ta, đồng bào ta không mắc lừa. Người của ta làm hại cách mạng là nguy hiểm nhất. Đồng bào sẽ xa lánh, không tin chúng ta. Đưa những người yếu kém về năng lực, nhất là kém cỏi về phẩm chất, nhân cách vào bất kỳ nhiệm vụ nào cũng nguy hại".
***************
(Trích: Lời Bác căn dặn cán bộ, Báo Nhân Dân đăng ngày 19/8/1997; Sau này được in lại trong cuốn "Nhân Dân, Tuyển tập các tác phẩm đoạt giải báo chí Hội nhà báo và giải báo chí quốc gia", NXB CTQG - ST, tr 11, 12).
P/S: Những lời căn dặn của Bác càng có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn của Đảng hiện nay💖💖💖

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Tổng Bí Thư, Chư Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng

Từ hôm qua đến hôm nay, trên nhiều trang mạng phản động cũng như các đối tượng chống đối hỉ hả lan truyền hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước "đi lại khó khăn" trong buổi tiếp đón lãnh đạo Nhà nước Lào ngày 28/10. Tôi cũng có xem đoạn đó, thì thấy cũng không kết luận được gì về sức khỏe của Tổng Bí thư, vì đoạn quay rất nhanh, gần như là lướt qua, hình ảnh ở mỗi góc độ khác cho người ta cách nhìn khác nhau nên chưa biết có phải anh Trọng đi lại khó khăn hay không. Vì sức khỏe của lãnh tụ là thông tin mật, nên tôi không đề cập đến nhiều, nhưng nhìn thần thái của anh trên truyền hình, tôi chắc rằng, sức khỏe anh vẫn bình thường, chứ không phải như suy đoán của đám bậy bạ kia.
Tổng Bí Thư, Chư Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng
Như báo chí đã nhiều lần phản ánh, càng đến thời điểm trước Đại hội, những thông tin xuyên tạc, những tin đồn thất thiệt càng được đưa ra nhiều. Còn nhớ, trước Đại hội XII, đám phản động ở trong và ngoài nước lập hẳn những trang như Quan làm báo, Chân dung quyền lực... để đưa ra thông tin sai trái dưới dạng "thâm cung bí sử" để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Và tôi cũng chắc rằng, Đại hội XIII này, hoạt động này càng được đẩy mạnh, trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là mục tiêu trọng tâm. Khổ nỗi, chúng lại không tìm thấy điểm gì lừa bịp để người dân dễ dàng tin theo về anh: ở nhà công vụ, con cái có công việc bình thường như bao người khác, cả đời liêm khiết, chính trực.... Và chính từ lẽ đó, vấn đề sức khỏe là vấn đề được chúng tập trung nhiều nhất.
Có điều, chiêu trò này càng dùng lại càng phản tác dụng. Càng nhấn mạnh vấn đề sức khỏe, người dân lại càng yêu mến và kính phục anh hơn. Một con người dù đã lớn tuổi, dù có gặp vấn đề sức khỏe, nhưng vẫn một lòng cống hiến vì dân vì nước; vẫn là người nhóm lò vĩ đại khiến những kẻ nội xâm khiếp hãi. Anh vẫn kiên cường trong công việc, bình dị trong cuộc sống, là hình mẫu một người đảng viên trung kiên mà mọi Đảng viên khác phải học tập. Và chính vì thế, niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng lại càng gia tăng, một điều mà chúng không bao giờ muốn!
L.D.A

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

TỪ NHỮNG THÔNG TIN VỤ VIỆC 39 NGƯỜI TỬ VONG TRONG CONTAINER Ở ANH, NGHĨ VỀ SỰ THẬN TRỌNG CỦA BỘ TRƯỞNG

Dù phía Anh đến giờ này vẫn chưa đưa ra một kết luận chính thức nào về danh tính người bị nạn trong vụ 39 thi thể trong container, nhưng vào đầu giờ chiều ngày 29/10, báo Nghệ An lại bất ngờ “cầm đèn chạy trước ô tô”: đăng tải thông tin gây hoang mang dư luận rằng đã “xác nhận 14 thi thể là người Nghệ An”. Dù thông tin trên được chỉnh sửa chưa đầy 30 phút sau đó. Nhưng cũng đã kịp gieo vào lòng người nhà có con em vượt biên vào Anh bằng những thùng hàng như thế suy sụp thêm. 30 phút cũng có thể đủ để tạo đường dẫn cho những tên trùm buôn người đến uy hiếp những gia đình khốn khổ đó…
TỪ NHỮNG THÔNG TIN VỤ VIỆC 39 NGƯỜI TỬ VONG TRONG CONTAINER Ở ANH, NGHĨ VỀ SỰ THẬN TRỌNG CỦA BỘ TRƯỞNG
Về thông tin có 14/39 người chết trong container ở Anh là người Việt Nam theo báo Nghệ An đưa tin, trong một động thái, được cho là khá nhanh chóng và kịp thời khi ngay trong buổi chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định “hiện đang xác minh và chưa có kết luận cuối cùng”. “Mọi thông tin đều là dự báo, nghi ngờ, đưa lên không chính xác sẽ gây hoang mang. Tin tức của báo chí phải rất chính xác, thành ra Bộ trưởng cũng phải thận trọng”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. Trao đổi với báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cũng khẳng định: “thông tin này hoàn toàn không chính xác và đề nghị trong vụ việc như thế này, báo chí không nên đưa thông tin suy đoán, gây hoang mang cho người dân”.
Liên quan đến 39 nạn nhân được tìm thấy trong thùng xe đông lạnh tại khu công nghiệp ở Essex, Anh vào ngày 23/10 vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin về danh tính, nhân thân nạn nhân được cho là người Việt Nam. Nhiều gia đình không liên lạc được với người thân, ngoài việc gửi đơn trình báo, họ đưa thông tin, tên tuổi, đặc điểm nhận dạng lên mạng xã hội để cầu cứu… Đây là cách làm được cho là cực kỳ nguy hiểm, rất dễ bứt dây động rừng. Bởi như, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn (Chuyên gia tội phạm học) cảnh tỉnh thì: “Việc đưa thông tin tràn lan trên mạng sẽ đánh động đối tượng phạm tội tìm các biện pháp, thủ đoạn để che giấu tội phạm, lẩn trốn và tấn công lại các cơ quan chức năng bằng nhiều cách (bạo lực). Bên cạnh đó, nó gây hoang mang rất lớn cho dư luận xã hội”. Lời cảnh tỉnh ấy, chắc hẳn chẳng phải ngẫu nhiên. Bởi Tờ The Sun (Anh) hôm 28/10 đưa tin, theo chia sẻ từ một số gia đình, họ bị những kẻ trung gian trong đường dây buôn người đe dọa sẽ làm hại và không hoàn trả khoản tiền chi phí cho chuyến đi sang Anh của người thân nếu các gia đình khai báo danh tính của chúng với cảnh sát.
Khẳng định, chính quyền Anh cho đến nay, mà chính xác là Cảnh sát Anh ở hạt Essex chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào về danh tính các nạn nhân xấu số. Hiện Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao của Việt Nam vẫn làm việc với tinh thần tốt nhất để xác minh thông tin, hỗ trợ các gia đình trình báo cũng như bảo vệ quyền công dân Việt Nam dù ở thân phận, hoàn cảnh nào. Vì vậy, người dân, đặc biệt là người nhà có con em nghi ngờ nằm trong danh sách 39 nạn nhân xấu số phải thật bình tĩnh, phối hợp với cơ quan chức năng. “Hãy bình tình, chờ các cơ quan xác minh…” - Bộ trưởng Tô Lâm nhắn nhủ.
Thông tin mới nhất, chiều hôm nay (30/10) tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã điện đàm với Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel về vụ việc 39 nạn nhân được phát hiện tử vong trong thùng xe container tại khu công nghiệp Waterglade, Essex, Anh ngày 23/10/2019./.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC

Sau khi trở nên đuối lý và phải dịu giọng với Việt Nam, chuyển từ “yêu cầu tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”, thì mới đây tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển Việt Nam di chuyển về phía đảo Hải Nam, tạm kết thúc hơn 3 tháng đội tàu của Trung Quốc có các hoạt động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, đây liệu có phải là hành động đơn thuần khi bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ cũng như gặp phải sự phản ứng cứng rắn từ phía Việt Nam hay phía Trung Quốc còn có những âm mưu, mưu đồ mới?
ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC
Thực chất, nhiệm vụ chính của tàu Địa chất Hải Dương 8 không phải là khảo sát đáy biển, mà chính là gây hấn sau khi Việt Nam triển khai giàn khoan Hakuryu 5 để thăm dò ở lô 06.01 thuộc dự án Nam Côn Sơn. Giàn khoan ban đầu dự kiến trở về Vũng Tàu từ ngày 30/7, nhưng các hành động hung hăng của Trung Quốc khiến Việt Nam quyết định cắm giàn khoan tới ngày 15/9 và chỉ rời đi ngày 22/10. Và ngày 23/10, giàn khoan Hakuryu-5 được kéo về Vũng Tàu sau khi hoàn thành khoan được một giếng dầu mới.
Theo dõi những diễn biến liên tục sau hơn 3 tháng tàu Địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh hỗ trợ “cày xới”, “đan áo” trên một số vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì có thể thấy trận địa này chúng ta hoàn toàn chủ động. Lực lượng triển khai của ta luôn đông đảo hơn đối phương và luôn khôn khéo ứng phó với những hành động khiêu khích, thủ đoạn bỉ ổi “dùng sườn tàu Trung Quốc đâm vào mũi tàu của Việt Nam” để lu loa ăn vạ. Chính vì thế, dù “quần thảo” kéo dài nhiều tháng nhưng Việt Nam vẫn luôn ổn định được tình hình và bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển Đông.
Mặc dù tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút đi, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan. Các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bám trụ thực địa, sẵn sàng đối phó với những động thái khác của Trung Quốc. Có lẽ trong thời gian tới tình hình biển Đông sẽ dịu lại khi giọng điệu của Bắc Kinh mấy ngày gần đây xem ra đã dịu hơn trước, chuyển từ “yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”.
Tuy nhiên, dù thái độ có xoay chuyển thế nào thì cũng không thể mất cảnh giác đối với gã láng giềng hàng nghìn năm vẫn không từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam./.

THÔI GIAO NHIỆM VỤ QUYỀN CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH VỚI BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ; XỬ PHẠT CÔNG TY CJ CGV VIỆT NAM

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), bộ phim truyện hoạt hình "Everest - Người tuyết bé nhỏ" (tên gốc: Abominale), hợp tác sản xuất năm 2019 bởi hãng phim Dream Works Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc); được Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam trình đề nghị cấp Giấy phép Phổ biến phim ngày 09/8/2019; công chiếu từ 04/10/2019. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về hình ảnh liên quan đến "đường lưỡi bò" xuất hiện trong bộ phim, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Cục Điện ảnh kiểm tra và yêu cầu đơn vị phát hành rút toàn bộ thông tin trên các phương tiện truyền thông, ngừng chiếu phim trên toàn bộ hệ thống rạp từ tối ngày 13/10/2019.
THÔI GIAO NHIỆM VỤ QUYỀN CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH VỚI BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ; XỬ PHẠT CÔNG TY CJ CGV VIỆT NAM
Ngày 14/10/2019, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã giao Thứ trưởng Tạ Quang Đông trực tiếp chỉ đạo Cục Điện ảnh khẩn trương tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm những sai sót của cá nhân và tập thể liên quan trong quá trình thẩm định, duyệt và cấp phép phổ biến bộ phim truyện hoạt hình trên; tham mưu kiện toàn Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện (HĐTWTĐPLPT); đồng thời nghiên cứu thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng đảm bảo chất lượng, hiệu quả; giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra lại quá trình cấp giấy phép, phổ biến phim đối với bộ phim.
Bộ VHTTDL quyết định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh và bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Khuất Duy Tân, Trưởng phòng Phổ biến phim và ông Trần Trung Dũng, Trưởng phòng Nghệ thuật; Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương bổ sung nhân sự, nâng cao năng lực đối với công chức các phòng chuyên môn thuộc Cục Điện ảnh nói chung và phòng Phổ biến phim nói riêng; Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị và ứng dụng công nghệ phục vụ công tác thẩm định, cấp phép phổ biến phim; Tiếp tục kiện toàn nhân sự và nâng cao năng lực của HĐTWTĐPLPT.
Phối hợp Vụ Pháp chế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Điện ảnh và các Nghị định hướng dẫn, trong đó cần sửa đổi cơ chế thẩm định, cấp phép phổ biến phim phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời làm rõ trách nhiệm, chế tài xử phạt đối với các đơn vị sản xuất, nhập khẩu phim trong trường hợp vi phạm; Nghiên cứu, tham mưu Lãnh đạo Bộ xem xét, phân cấp việc thẩm định, cấp phép phổ biến phim đối với các địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và có đề nghị được phân cấp việc thẩm định, cấp phép phổ biến phim.
Thanh tra Bộ VHTTDL thông báo kết luận kiểm tra đến các cơ quan đã cử người tham gia HĐTWTĐPLPT để các cơ quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam là đơn vị nhập khẩu bộ phim "Everest - Người Tuyết bé nhỏ" có hình ảnh vi phạm quy định pháp luật bằng hình thức phạt tiền 170.000.000 đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm (các file phim kỹ thuật số đã nhập, các tài liệu quảng cáo phim). CJ CGV Việt Nam đã chấp hành và nộp phạt.
Trên cơ sở tình hình thực tế, yêu cầu công việc của Cục Điện ảnh, Ban Cán sự đảng Bộ thống nhất thôi giao nhiệm vụ Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, từ ngày 28/10/2019./.