KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

VỤ TRỤC LỢI TẠI CDC HÀ NỘI: CẦN XỬ LÝ NGHIÊM

Ngày 22/4, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3, Điều 222 BLHS xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị có liên quan... Cùng với đó cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 07 bị can: 
1. Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc CDC Thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội. 
2. Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội. 
3. Đào Thế Vinh, sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST). 
4. Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành. 
5. Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech. 
6. Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông. 
7. Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982, nhân viên Phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội. 

VỤ TRỤC LỢI TẠI CDC HÀ NỘI: CẦN XỬ LÝ NGHIÊM

Theo đó quá trình điều tra bước đầu xác định các đối tượng đã có hành vi câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm dụng cụ xét nghiệm COVID-19 (Hệ thống Realtime PCR tự động) lên gấp nhiều lần, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước. Hiện tại Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đang tiếp tục tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật. 
CDC Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động chuyên môn về công tác y tế dự phòng trên địa bàn Hà Nội. Là đơn vị thuộc tuyến đầu trong phòng chống Covid-19 với các nhiệm vụ sàng lọc, kiểm soát, xét nghiệm, đưa ra cảnh báo và công bố những người nhiễm bệnh lẽ ra đây phải là nơi mang lại cho người dân niềm tin yêu, trân trọng. Thế nhưng sự suy thoái của một số cá nhân đã đi ngược lại tinh thần chống dịch chung của cả xã hội. 
Ngay từ đầu, Đảng, Nhà nước đã sớm xác định “chống dịch như chống giặc” với sự đồng lòng, chung sức của mọi tầng lớp Nhân dân, quyết đẩy lùi đại dịch Covid-19 thì sự việc trên lại càng không thể chấp nhận. Rõ ràng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng không chỉ quy định pháp luật, mà trong thời điểm này, về mặt đạo đức xã hội thì đó còn là sự táng tận lương tâm của những kẻ tham lam và vô cảm. Trong khi những cụ già, những em nhỏ sẵn sàng quyên góp từng thứ nhỏ nhất, góp vào công cuộc phòng chống dịch thì những người “có ăn có học”, nắm quyền hành trong tay lại lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để vơ vét làm của riêng. 
Đây chỉ là sai phạm của một số cá nhân, dĩ nhiên chúng ta không thể quy chụp hay phủ nhận những nỗ lực chung của toàn ngành Y tế Thủ đô trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính vì vậy, cần phải có bản án nghiêm trị, thích đáng đối với các đối tượng thoái hóa, biến chất, tham nhũng trong chống dịch này để răn đe và làm gương./. 



Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

ĐIỀM TĨNH TRONG CƠN BÃO, ĐÓ LÀ VIỆT NAM

————————————
Giữ được tâm thế bình thường ở mức cao nhất có thể trong bối cảnh cả thế giới đảo lộn bất thường vì COVID-19, đó chính là điều phi thường mà Việt Nam đã làm được trong cuộc chiến với dịch bệnh. Điềm tĩnh trong bão, đó là Việt Nam.

Trong mọi chỉ đạo về chống dịch bệnh COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn lưu ý, “không chủ quan nhưng cũng đừng hốt hoảng”. Kể cả vào lúc gay cấn nhất, khi kêu gọi toàn dân chung sức đồng lòng chống đại dịch, ông cũng vẫn nhấn mạnh, “không quá hốt hoảng”.

Là nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh, để không hốt hoảng, thực sự phải là “thần kinh thép”.

Với khoảng 11 nghìn học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học ở Trung Quốc; 2.000 học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam; hằng năm có khoảng 5 triệu lượt du khách Trung Quốc tới Việt Nam và khoảng 15 nghìn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trung Quốc “bùng phát” dịch bệnh, cũng là “tiếng sét giữa trời quang” với Việt Nam.

Tuần cuối của tháng 1, hai ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam là người Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cái tết âu lo. Triệu tập cuộc họp của Thường trực Chính phủ ngay trong chiều mùng 3 tết, Thủ tướng chính thức phát đi mệnh lệnh “chống dịch như chống giặc”.

Ngay từ lúc ấy, Chính phủ đã xác định “chống giặc” nhưng vẫn phải duy trì một nhịp độ sống bình thường, không để đất nước rơi vào trạng thái “hốt hoảng”. Các kế hoạch phát triển kinh tế vẫn được thúc đẩy quyết liệt. Việc đóng cửa biên giới Việt - Trung để chống dịch bệnh cũng được cân nhắc rất kỹ, bởi kể từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và đến nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đầu tháng 2, Chính phủ quyết định đóng cửa một phần biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng chỉ trong vòng 3 tuần, quyết định này được nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng hàng hóa lưu thông. Trong hoàn cảnh dịch bệnh như vậy, Việt Nam chưa phải tiến hành cuộc giải cứu nông sản nào ở quy mô lớn, có thể xem như là một chiến công.

Đi cùng với đó, không có làn sóng dịch bệnh nào “nhập khẩu” từ Trung Quốc. Số ca nhiễm bệnh của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Việt Nam có được ba tuần “nói không” với dịch bệnh, kéo dài từ trung tuần tháng 2 đến hết tuần đầu của tháng 3.

Dịch bệnh trở lại và lần này do từ các nước phương Tây. Đây là thực tế không thể tránh khi Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ hội nhập sâu rộng nhất thế giới, với 128 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam và lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thường xuyên đạt con số từ 13 đến trên 15 triệu lượt trong những năm qua.

Tháng 3 sẽ đi vào lịch sử thế giới khi lãnh đạo của các quốc gia siêu cường đều gọi dịch bệnh này là thảm họa kinh hoàng nhất kể từ sau Thế chiến II. Chỉ trong vài tuần, đã có hơn 2 triệu người dân ở hầu khắp quốc gia bị nhiễm bệnh và virut Corona đã đoạt mạng của hơn 145 nghìn người.
Có một Việt Nam vẫn khá điềm tĩnh giữa lòng bão táp. Ở Việt Nam, nhiều con đường trở nên vắng vẻ hơn bình thường đều là do người dân tự giác hạn chế ra đường, còn yêu cầu của Chính phủ đưa ra chỉ ở mức khuyến cáo. Thậm chí, khi chính quyền một số địa phương “ngăn sông cấm chợ”, lập tức bị Chính phủ “tuýt còi”.

Mặc dù đã xảy ra tình trạng người dân hốt hoảng kéo đến siêu thị vét sạch các kệ hàng, tuy nhiên sự việc chỉ xảy ra trong vài giờ đồng hồ. Với sự chỉ đạo tức thời từ Chính phủ, tình trạng này không lặp lại trong suốt gần 4 tháng “chiến đấu” với dịch bệnh.

Tại Nhật Bản, hay Thái Lan là những quốc gia có thời điểm xuất hiện trường hợp đầu tiên nhiễm COVID- 19 tương tự như Việt Nam, thì đến nay, vẫn đang trầy trật với cuộc chiến. Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe Shinzo vào ngày 16/4 đã phải quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.
Hay tại Mỹ, từ ngày 14/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh của Mỹ ban bố cảnh báo theo dõi cấp độ 1, khuyến cáo người Mỹ thận trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nhưng cho đến giờ, Mỹ vẫn là quốc gia đang lâm vào khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới vì dịch bệnh.

Trong khi Việt Nam chưa từng xuất hiện đỉnh dịch. Số ca bệnh được chữa khỏi tiến nhanh đến ngưỡng 80% trong khi số ca mắc mới lùi về ngưỡng số 0. Sự bất thường của cuộc chiến với COVID-19 đang ngày càng trở nên bình thường ở Việt Nam và theo đó có một Việt Nam ngày càng trở nên phi thường trong mắt bạn bè quốc tế.

Hiện Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch bệnh, nhưng hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) đã có bài viết mà từ tiêu đề đến các câu hỏi đặt ra trong bài đều như lời khẳng định. Đó là “Việt Nam đã chiến thắng trong “cuộc chiến” chống virus SARS-CoV-2 như thế nào?”; “Việt Nam có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế để đối phó với dịch COVID-19. Vậy bằng cách nào, Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc COVID-19 thấp như vậy?”…

Hãng tin Ðức DPA cũng khẳng định, “biện pháp ứng phó của Việt Nam có thể được xem như bài học cho các nước trong cuộc chiến chống đại dịch”. Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đăng bài viết đánh giá Việt Nam trở thành "ngọn hải đăng", với hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Tuần báo l’Obs của Pháp quả quyết, Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu trong cuộc chiến này. Việt Nam, một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức thể hiện được vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn.

Trang Asia Times đăng nhận định, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh ở cả trong và ngoài nước khi có những quyết sách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch để kiềm chế dịch COVID-19./.
Viết Thanh

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ NÓI GÌ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975

————————————
Gần 45 năm trôi qua, đối với thế giới, ngày 30/4/1975 là một sự kiện lịch sử, đánh dấu sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ nhưng là bản hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. “Người Mỹ ra đi, người Nam Việt Nam (ngụy quân, ngụy quyền) đầu hàng, nước Việt Nam đã trả lại cho người Việt…”, “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn lên đôi chút…”… là những bình luận được đăng trên các tờ báo quốc tế sau sự kiện chấn động khắp năm châu này.

Ngày 30/4/1975, hãng tin Reuters danh tiếng của Anh đã có bài viết lớn và liên tục cập nhật về cuộc chiến Việt Nam vào giờ phút bước ngoặt đó. Một nhà báo Reuters có mặt tại Sài Gòn viết: “Là phóng viên duy nhất có mặt tại khu vực Phủ Tổng thống, tôi đã chứng kiến chiếc xe tăng đi đầu (của quân giải phóng) húc đổ cột bằng thép vững chắc và cán cờ (ngụy) rơi xuống đất, rồi vượt qua. Gần 10 xe tăng khác nhanh chóng tiến lên theo và bộ đội Chính phủ Cách mạng tỏa ra khắp khu vực Phủ Tổng thống. Lính gác Nam Việt Nam lập tức giơ tay xin hàng và tập hợp thành hàng ngũ chờ lệnh mới. Cờ Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trong không khí chiến thắng ở lan can tầng hai ngay cả trong khi lá cờ ba sọc vẫn còn bay trên mái nhà”.

Cùng ngày, hãng tin UPI của Mỹ mô tả: “Quân đội Cộng sản tươi cười vui vẻ cưỡi xe tăng vào Phủ Tổng thống ở Sài Gòn và hô lớn “Đồng chí” với những người đứng đông bên đường và các báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của Chính phủ Sài Gòn trước những người Cộng sản”.

Một ngày sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 1/5/1975, với tựa đề “Sài Gòn sụp đổ”, tờ New York Times chạy tít lớn suốt 8 cột trang nhất kèm theo hàng loạt tin, ảnh về sự sụp đổ của chính quyền ngụy và chiến thắng của các lực lượng cách mạng.

Theo bài viết, ngày 30/4/1975 là ngày “lịch sử của thế giới”. Cũng trong số ra ngày 1/5/1975, hãng tin AP đăng một bài viết có đoạn “Xe tăng, xe bọc thép và xe tải ngụy trang của quân Giải phóng tiến nhanh vào dinh Tổng thống. Cũng trong thời gian này, Tướng trung lập Dương Văn Minh đã lên đài phát thanh và truyền hình công bố lệnh đầu hàng”. Còn trên Los Angeles Times có đoạn: “Người Mỹ ra đi, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam đã trả lại cho người Việt…”.

Điện tín New York thì cho việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ”. Báo Mặt trời Baltimore viết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”.

Tại châu Á, tờ báo hàng đầu của Nhật Bản Asahi Shimbun đã đăng tải bài xã luận trong đó có đoạn: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi của lực lượng giải phóng, điều đó nói lên rằng, thời đại mà các nước lớn dùng sức mạnh bóp nghẹt chủ nghĩa dân tộc đã chấm dứt rồi”. Bên cạnh những tờ báo lớn, hầu hết các chương trình thuộc 3 hệ thống truyền hình Mỹ tối 1/5/1975 đều dành cho những đoạn phim về cuộc di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 và các tin về giây phút cuối cùng của chế độ được gọi là Việt Nam Cộng hòa, cùng với việc ra đời một chế độ mới tại miền Nam Việt Nam.

Ngày 7/5/1975, Báo tin tức Ai Cập viết: “Không một ai trên trái đất này, dù chính kiến hay màu da của họ như thế nào đi nữa, lại không kính trọng và tự hào về dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã giương cao ngọn cờ chiến thắng trên phần đất cuối cùng của Tổ quốc mình vào ngày 30/4/1975.

Sau 30 năm trường chiến đấu liên tục, không một phút nghỉ ngơi, dân tộc ấy đã đánh bại 3 tên đế quốc lớn mạnh nhất thế giới là Nhật, Pháp và Mỹ, cuối cùng bằng máu và lửa, đã chứng minh cho cả loài người thấy rằng, những dân tộc đã chiến đấu thì không bao giờ chịu khuất phục và ý chí của họ là vô địch”.

Tháng 10/1975, tạp chí châu Âu (Pháp) bình luận: “Sau 30 năm chiến đấu - những cuộc chiến đấu lạ lùng - từ mùa xuân này, hòa bình đã trở lại trên toàn nước Việt Nam. Hòa bình trong độc lập. Chắc chắn đây là thắng lợi trọn vẹn nhất mà một dân tộc có thể giành được với một đế quốc hùng cường vào bậc nhất. Phải hàng năm, hàng chục năm nữa mới có thể lường hết được tầm quan trọng của thắng lợi này”.

Hãng thông tấn AFP của Pháp cũng bình luận vào ngày 15/12/1975: “Trong năm 1975, sự kiện nổi bật nhất châu Á là sự kiện Việt Nam, năm 1975, chứng kiến sự ra đời nước Việt Nam thống nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến khu vực này của thế giới trong tương lai”.

… và 40 năm sau
Nhật báo Denver Post của Mỹ ra ngày 26/4 đăng tải bài viết: “40 năm sau, Những ngày cuối cùng ở Việt Nam là thước phim tài liệu sống động”. Những ngày cuối cùng ở Việt Nam là phim tài liệu do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện, được sản xuất và công chiếu vào năm 2014. Bộ phim từng được đề cử giải Oscar cho hạng mục Phim tài liệu dài hay nhất nói về sự sụp đổ của chế độ Mỹ - ngụy trước lực lượng Quân đội nhân dân và quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào mùa Xuân năm 1975.

Báo Denver Post viết: “Bộ phim bắt đầu với Hiệp định Paris năm 1973, Henry Kissinger và Richard Nixon có kế hoạch rút quân trong khi miền Bắc Việt Nam tiếp tục phản đối chiến tranh...”. Trong khi đó, bài viết của nhà báo Peter Arnett do AP đăng tải ngày 25/4 có tựa đề: “Chính quyền Sài Gòn thất thủ - quan điểm của một nhà báo về cuộc chiến tranh kết thúc ở Việt Nam”.

Ngày 30/4/1975, Arnett cùng các đồng nghiệp của AP là Matt Franjola và George Esper đã có mặt để chứng kiến thời khắc lịch sử; để rồi 40 năm sau, Arnett viết cuốn hồi ký “Chính quyền Sài Gòn thất thủ”, ghi lại những gì ông đã trải qua trong chiến tranh ở Việt Nam.

Trước đó, tờ Nhật báo tổng hợp Mỹ Latinh tại Argentina số ra ngày 23/4 vừa qua đăng bài viết tựa đề “40 năm nhân dân Việt Nam anh hùng đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược” ca ngợi Chiến thắng 30-4 của Việt Nam. Bài báo nhấn mạnh: “Ngày 30/4/1975, Sài Gòn đã được giải phóng và đây là cột mốc đánh dấu thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam sau bao năm chiến đấu hy sinh gian khổ, thống nhất đất nước”. Bài báo được đăng ở chuyên mục Quốc tế, điểm lại Chiến dịch Tây Nguyên kéo dài từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở màn cho cuộc tổng tấn công mùa Xuân năm 1975, do Quân đội nhân dân Việt Nam phát động.

Theo Nhật báo tổng hợp Mỹ Latinh, cuộc tấn công này mang ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự sụp đổ với “hiệu ứng domino” của quân đội Mỹ. Trong chiến dịch này, lực lượng vũ trang, nhân dân và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã kề vai sát cánh làm nên chiến thắng. Đây là kết quả của 30 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ của nhân dân và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tờ báo cũng đăng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình xe tăng Quân đội giải phóng tiến vào dinh Độc Lập giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Gần 45 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng 30/4/1975 vẫn mãi mãi là mốc son chói lọi không thể phai mờ trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thời thế đã đổi thay, Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thách thức, đang hướng tới tương lai, hội nhập và phát triển. Chiến thắng vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn là niềm tự hào, là động lực để nhân Việt Nam tiếp tục tiến lên trên con đường vinh quang và hạnh phúc.

Lan Phương

ĐỪNG ĐÙA VỚI VIỆT NAM

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình năm 1973 có trả lời đài Mỹ 1 câu xanh rờn:

"Người Mỹ các ông rất giỏi, họ có thể lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn, nhưng tôi dám chắc người Mỹ đến Việt Nam họ sẽ không được trở về an toàn".



P/s: Người Mỹ thấy sao, lại bảo không đúng đi 😏

Trên thế giới cho đến hiện tại chỉ duy nhất Việt Nam bắn hạ được "Pháo đài bay B52" niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ, cỗ máy ném bom hiện đại tối tân nhất thời bấy giờ.

Không phải 1 cái, mà là vài chục cái bị rụng trên bầu trời Việt Nam.

Mọi người chia sẻ lan tỏa niềm tự hào dân tộc ạ!

Lan Hương

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

CHÀO THÁNG TƯ LỊCH SỬ: CHÚNG TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Chúng tôi sinh ra trong hòa bình – độc lập. Thế hệ của chúng tôi không có những ngày khoác áo rơm đi học dưới hầm, trú bom trong ống cống, không phải ăn bo bo hay cơm độn ngô, độn sắn. Chúng tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc – Nam, không còn cảnh “một nhà chia đôi”. Chúng tôi biết đến chiến tranh qua những câu chuyện của ông, qua chiếc chân giả của chú, qua cảm xúc vỡ òa của ngày bác tôi lặng lẽ trở về sau 10 “đám giỗ”. Chúng tôi biết đến hòa bình qua những tấm bia mộ khắc dòng chữ “Chưa biết tên anh nhưng chiến công anh bất diệt”, qua những nghĩa trang Trường Sơn nằm tựa mình bên núi, qua những ngôi mộ của gia đình hàng xóm trúng bom nằm sau vườn…. Chỉ vậy thôi cũng đủ để mỗi khi đứng dưới bóng cờ là con tim ngân lên tiếng ca “Đoàn quân Việt Nam đi…”

Chúng tôi nhớ câu chuyện về cây cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải làm gianh giới tạm thời chia cắt hai miền Nam – Bắc. Lính Việt Nam Cộng hòa (Ngụy quyền Sài Gòn) muốn sơn cây cầu thành hai màu khác nhau để phân biệt. Cứ mỗi khi “lính cộng hòa” đổi màu sơn cho nửa bên kia cây cầu thì ngay đêm hôm ấy, “lính cộng sản” lại lặng lẽ sơn nửa bên này cầu theo đúng màu sơn của bên ấy bởi “Nam – Bắc một nhà, không một thế lực nào có thể chia cắt được”.

Chúng tôi nhớ cuốn sách viết về những chuyến tàu không số, những người tù Côn Đảo kiên trung. Nhớ những con người anh dũng đã nằm lại dưới biển xanh để đất nước tôi ngày hôm nay độc lập.

Chúng tôi nhớ hình ảnh những người chàng trai, cô gái tuổi mười tám đôi mươi đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Vừa cởi áo học trò khoác áo lính, họ bước vào trận chiến một mất một còn với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Chúng tôi nhớ các bà, các mẹ vai khoác súng tay cầm liềm, vừa chiến đấu vừa sản xuất, làm việc bằng hai để “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Chúng tôi nhớ những người đã nằm lại ngay trước ngày giải phóng, ngay trước cửa ngõ tiến vào Sài Gòn, tôi nhớ người lính anh hùng trước lúc bị hành quyết vẫn hô to “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”.

Chúng tôi nhớ hình ảnh đường phố Sài Gòn ngập tràn cờ và hoa chào đón đoàn quân giải phóng. Nhớ những chuyến tàu Bắc – Nam mang tên Thống Nhất.

Lịch sử thì không bao giờ có “nếu như, giá mà, giả sử….”. Lịch sử chỉ có một kết quả duy nhất. Nó là thành quả của những năm trường kỳ kháng chiến, nó được xây nên từ xương máu của biết bao nhiêu thế hệ con dân Việt. Không bao giờ có chuyện không cần đánh đuổi thì Pháp, Mỹ cũng sẽ tự rút. Không có thằng ăn cướp nào đến cướp đất chỉ để xây nhà cho bạn rồi nó tự đi. Hòa bình – độc lập hôm nay không phải ngẫu nhiên mà có, càng không phải ai đó tốt bụng mang đến cho. Cha ông chúng ta – lớp lớp những thế hệ đi trước đã phải chiến đấu để giành lấy, đã phải dùng xương máu của mình để xây nên. Dù không phải trải qua những năm tháng hy sinh gian khổ ấy, nhưng chúng ta phải nhớ để dạy lại con cháu mình rằng cái giá của độc lập – tự do được trả bằng sự hy sinh của hàng triệu người.

30/4 – Tôi nhớ, tôi tự hào vì “Đất nước ta đã có một thời như thế”

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một Việt Nam bé nhỏ đã chứng minh cho cả thế giới thấy sức mạnh quật cường của tinh thần đoàn kết dân tộc. Hóa ra cái mảnh đất hình chữ "S" nằm bên bờ Biển Đông ấy không dễ bị bắt nạt. Khởi đầu với những gậy tầm vông, những giáo mác thô sơ, những người dân thật thà, hiền hậu ở cái xứ ấy đã kiên cường chống lại những đại bác, những hạm đội, những pháo đài bay. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại đứng lên. Cứ như vậy, dân tộc tôi đã kiên cường, bất khuất, chiến đấu cho đến ngày chiến thắng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau những gian khổ, hy sinh với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập – tự do trọn vẹn sau hơn 100 năm Pháp thuộc, 21 năm Mỹ thuộc. Sự hy sinh của lớp lớp người Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau 21 năm bị chia cắt, đồng bào tôi đã có thể tự do đi lại giữa hai miền Nam Bắc. Sau 21 năm bị ngăn đôi bởi dòng sông Bến Hải, đất nước tôi đã liền một dải, non sông đã thu về một mối.

Nếu có ai đó hỏi chúng tôi rằng tại sao chúng tôi tự hào. Chúng tôi sẽ nói: Chúng tôi tự hào vì đất nước chúng tôi, vì dân tộc chúng tôi, vì đồng bào chúng tôi kiên cường, bất khuất. Chúng tôi tự hào vì cha ông chúng tôi đã sống, đã chiến đấu hết mình vì độc lập – tự do. Chúng tôi tự hào vì bây giờ nếu có ai đó hỏi chúng tôi tới từ đâu, chúng tôi sẽ trả lời: Chúng tôi là người Việt Nam, không phải Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam, mà chỉ đơn giản là Việt Nam thôi.

30/4/1975 – Chúng ôi nhớ, chúng tôi tự hào Việt Nam

Viết Thanh

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

THẬT BUỒN CƯỜI VÌ VẪN CÓ NGƯỜI TIN MỸ ĐANG GIÚP CHÚNG TA GIỮ BIỂN.

Mỹ - Trung đã bắt tay bán đứng Việt Nam bao nhiêu lần? Ít nhất đã đến 5 lần! Vậy mà giờ vẫn còn những đứa não phẳng tin rằng “Mỹ sẽ giúp Việt Nam chống lại Trung Quốc”.
THẬT BUỒN CƯỜI VÌ VẪN CÓ NGƯỜI TIN MỸ ĐANG GIÚP CHÚNG TA GIỮ BIỂN.
1. Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.
2. Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 01-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 01-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.
3. Lần thứ ba, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.
4. Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976 - 1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc và Mỹ cùng một số chư hầu lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”.
5. Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Đặng Tiểu Bình trước khi xua quân sang nước ta đã “bắn tin” trước cho Mỹ, quyết đánh Việt Nam để nước Mỹ thấy “thiện chí” của Trung Quốc với Mỹ!
Ngay cả đối ngoại quốc tế, Mỹ chưa bao giờ trung thành với một tình bạn nào cả. Khi cảm thấy có lợi, được món hời, Mỹ sẵn sàng lật kèo, trở mặt.
Trở lại vấn đề căng thẳng Biển Đông thời gian gần đây. Nếu lần này ta bắt tay với Mỹ “đánh Trung Quốc đến người Việt Nam cuối cùng” như các nhà dâm chủ xúi dại. Sớm muộn Trung Quốc và Mỹ sẽ lại chơi trò “đi đêm” và bán đứng lợi ích của nước ta! Do vậy chỉ có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mới giữ được quyền tự quyết. Tuyệt đối không để các nước lớn thao túng, quyết định vận mệnh của Đất nước ta.

Lan Hương 

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

YÊU CẦU TRUNG QUỐC HỦY BỎ CÁC QUYẾT ĐỊNH SAI TRÁI

‼️ Ngày 19/4/2020, trước việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
YÊU CẦU TRUNG QUỐC HỦY BỎ CÁC QUYẾT ĐỊNH SAI TRÁI
Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
🗣️ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

Viết Thanh

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

TẠM GIỮ HÌNH SỰ NGƯỜI ĐĂNG TIN SAI VỀ COVID-19

Nam lên Facebook cá nhân tự đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID-19 và đang bị tạm giữ hình sự để điều tra, xem xét khởi tố.
TẠM GIỮ HÌNH SỰ NGƯỜI ĐĂNG TIN SAI VỀ COVID-19
Chiều tối 19- 4, Cơ quan CSĐT Công an TP Vinh (Nghệ An) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Hoài Nam (44 tuổi, trú xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An) để điều tra hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Trước đó, khoảng từ ngày 13 đến 14- 4, trên Facebook có tên "Nam Hoài Nguyễn Trọng" đã đăng tải nhiều thông tin, bài viết có nội dung trái quy định của pháp luật, thông tin không đúng sự thật về dịch COVID -19 như: "Việt Nam đã có ca chết vì Covid đầu tiên! Cam đoan chính xác", "Xác nhận đã có ca chết vì Corona đầu tiên tại Việt Nam. Là bệnh nhân tại Bạch Mai", "Theo nguồn tin bật mí, có 3 người VN chết vì COVID-19 mà chính quyền giấu nhẹm! 2 Hà Nội, 1 Nghệ An, quá xỏ lá"…
Việc đăng thông tin sai sự thật nghiêm trọng trên đã gây hoang mang trong dư luận, đồng thời ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Facebook Nam Hoài Nguyễn Trọng còn đăng nội dung, lời lẽ xúc phạm đến một số cá nhân, tổ chức gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Công an TP Vinh vào cuộc điều tra, tìm ra chủ tài khoản Facebook Nam Hoài Nguyễn Trọng là Nguyễn Hoài Nam.
Khi bị triệu tập lên trụ sở Công an, Nam khai đăng nội dung sai sự thật trên là để gây chú ý của mọi người vào Facebook của Nam…
Bước đầu, cơ quan công an TP Vinh xác định Nam có hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự và đang tiếp tục mở rộng điều tra./.
Như Ngọc

PHẢN BIỆN VIỆC PHÂN TÍCH VỤ ÁN XẢY RA TẠI ĐỒNG TÂM CỦA GIÁO SƯ TOÁN HỌC HOÀNG XUÂN PHÚ

Vụ án sát hại 3 cán bộ Công an xảy ra tại Đồng Tâm đang được điều tra làm rõ với động thái mới nhất là bắt tạm giam thêm một số đối tượng liên quan đến hành vi giết người này. Khi mà Cơ quan điều tra đang cố gắng chứng minh làm rõ sự thật thì các nhà dân chủ rởm của ta lại suy diễn, bịa đặt thông tin sai lệch về sự hy sinh của 3 cán bộ Công an và phủ nhận hành vi giết người của hung thủ Lê Đình Kình và tuyên truyền trên các trang mạng xã hội.
PHẢN BIỆN VIỆC PHÂN TÍCH VỤ ÁN XẢY RA TẠI ĐỒNG TÂM CỦA GIÁO SƯ TOÁN HỌC HOÀNG XUÂN PHÚ
Mới đây, một vị có học hàm giáo sư lĩnh vực toán học là Hoàng Xuân Phú cũng góp vui tham gia chém gió với đám dân chủ khi hoang tưởng bịa đặt ra nhiều sự kiện, tình tiết sai sự thật tại thời điểm xả ra cái chết của 3 cán bộ Công an. Cũng giống như đám dân chủ rởm ngu muội, vị giáo sư này đã đổ hết trách nhiệm, lỗi cho lực lượng chức năng mà ở đây chính là lực lượng Công an bảo đảm an ninh trật tự, đồng thời phủi hay tội lỗi của Lê Đình Kình là kẻ chủ mưu chỉ đạo sát hại 3 cán bộ Công an.
Tại bài viết của giáo sư Phú đăng trên mạng xã hội, ông này đã đưa ra nhiều thông tin phi lý, thiếu tính thuyết phục, mang đậm bản chất cứng nhắc theo công thức của một ông giáo sư toán học. Chẳng hạn như tại đoạn clip VTV phát sóng cảnh cán bộ Công an kêu gọi Lê Đình Kình và đồng bọn đầu hàng thì ông giáo sư này thắc mắc tại sao chỉ kêu gọi một lần mà không phải nhiều lần. Xin thưa với ông giáo sư là chắc chắn lực lượng chức năng đã kêu gọi nhiều lần, đây là vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Công an, chẳng có lý gì khi lực lượng Công an vây bắt mấy tiếng đồng hồ mà bắc loa kêu gọi đầu hàng có một lần.
Tiếp theo là việc ông phân tích cái chết của 3 đồng chí Công an không phải do Lê Đình Kình và đồng bọn gây ra mà do chính lực lượng chức năng sắp đặt bởi ông này phân tích trong giếng trời đó còn có cả thuốc làm pháo hoa. Cũng xin thưa với ông là pháo hoa đâu phải chỉ riêng lực lượng Quân đội mới có đâu, hàng buôn lậu trôi nổi trên thị trường rất nhiều, trong đó Lê Đình Kình và đồng bọn đã mua được khi mua số lựu đạn để chống trả lực lượng Công an đó. Thứ mà các đối tượng dùng để sát hại cán bộ Công an chính là bom xăng, với cái giếng trời như thế thì chỉ cần 2 quả bom xăng là đủ thiêu sống bất cứ thứ gì trong đó rồi. Nếu không tin thì giáo sư Phú có thể nhảy vào giếng trời đó rồi ném bom xăng vào xem liệu con cháu ông có nhận ra ông nữa không.
Một điều nữa mà ông đưa ra cũng chẳng có tý thuyết phục nào đó là việc tiến hành ghi hình như sau: “Phía trước bốn ngôi nhà có một con đường dọc, vừa to vừa thẳng, hướng đúng vào khu vực này. Cho nên, nếu muốn thì có thể đứng trên con đường ấy mà quay video từ xa, vừa an toàn, lại vừa quay được rõ ràng và trọn vẹn toàn bộ khung cảnh của khu tâm điểm. Thế nhưng, họ đã chọn vị trí đứng quay video trên con đường ngang. Từ góc nhìn ấy, ngôi nhà hai tầng của ông Công che hết ngôi nhà cụ Kình (nơi diễn ra cuộc tấn công và giết người phi pháp), và che cả khu vực miệng hố kỹ thuật (nơi thiêu cháy ba sĩ quan công an). Rõ là tinh vi, phải không?”
Không biết là ông giả ngu hay là ngu thật khi mà đi dạy cả mấy anh chị nghiệp vụ quay phim nữa. Đi bắt tội phạm mà cứ như đi phỏng vấn phải chọn vị trí đẹp rồi thoải mái rồi an toàn nữa. Có được mấy thước phim nóng bỏng trong quá trình bắt giữ tội phạm đặc biệt nguy hiểm như Lê Đình Kình thì cán bộ đó gần như đánh cược tính mạng, sức khỏe của mình rồi đó ông giáo sư già, liệu ông có thiếu cảnh các đối tượng ném bom xăng, lựu đạn, dao phóng về phía lực lượng chức năng không mà đưa ra lời chém gió hết sức ngu xuẩn vậy.
Vụ án xảy ra tại Đồng Tâm được Cơ quan điều tra thụ lý làm rõ thì không ai có thể phỏng đoán hay thay thế được, kết quả hãy chờ đợi vào quá trình điều tra làm rõ sự thật. Ông giáo sư chuyên toán thì an tâm mà nghiên cứu toán học đi, chứ chuyển qua nghiệp vụ điều tra như này thì ông vừa non, vừa kém, vừa ngu đần lắm, nếu ông không để chữ giáo sư toán học thì lại nghi ngờ ông chạy chọt thế nào được học hàm giáo sư đây. Có vài lời phản biện lại thông tin mà ông giáo sư Hoàng Xuân Phú phân tích liên quan đến vụ án Đồng Tâm, vẫn chúc ông khỏe mạnh để chuyên tâm trong lĩnh vực toán học của mình chứ đừng lấn sân sang lĩnh vực khác mà lố lắm./.

Như Ngọc

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ ÁN “ĐƯỜNG DƯƠNG” NHẰM CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA


Bài viết “Thủ đoạn “nắn dòng dư luận” của các thế lực thù địch trước Đại hội Đảng lần thứ XIII” đăng trên báo CAND đã chỉ rõ âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống Đảng, Nhà nước ta trước thềm Đại hội Đảng. Đây là vấn đề mang tính quy luật, cho nên giai đoạn này chúng sẽ ráo riết, gia tăng các hoạt động chống phá, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ ÁN “ĐƯỜNG DƯƠNG” NHẰM CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Bài viết cũng đã chỉ rõ một trong những thủ đoạn của các đối tượng đó là “nắn dòng dư luận”, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang, hoài nghi trong nhân dân, gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ, tiến tới mục tiêu làm chệch đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đáng chú ý là các luận điệu xuyên tạc cho rằng, trong Đảng có “phe này”, “phái kia”, “phe bảo thủ”, “phe cấp tiến”, phe thân chỗ này, phe thân chỗ kia..., gây nhiễu loạn thông tin, gây ra sự hiểu nhầm trong quần chúng nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Liên hệ với thực tế, những ngày qua, bên cạnh sức nóng của dịch bệnh Covid 19, dư luận trong nước còn đang rất quan tâm đến sự “hấp dẫn” của vụ án liên quan đến vợ chồng Đường-Dương tại Thái Bình. Cũng bởi thế mà đám rận chủ cuội cũng không bỏ lỡ một “cơ hội vàng” lợi dụng vụ án đình đám này để “nắn dòng dư luận” hướng tới mục tiêu chống phá Đại hội Đảng các cấp, khi cố tình xoáy sâu vào việc báo chí đưa tin về sự phản ánh của người dân việc Đường Dương có được ai chống lưng ở phía sau hay không?
Lợi dụng sự hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng liên quan đến vụ án Đường-Dương , trong bài viết “Thanh trừng tội phạm hay cuộc chiến trước thềm đại hội đảng” được trang Chân Trời Mới Media (một trang truyền thông do Việt Tân điều hành) đăng tải, các đối tượng đã ám chỉ việc xử lý vụ Đường-Dương là sự bắt đầu của cuộc tranh giành quyền lực trước Đại hội XIII khi cố tình dựng chuyện để gán ghép thành nhận định: “hệ thống phạm tội có tổ chức lớn ở Thái Bình có được sự chống lưng của nhiều lãnh đạo công an qua các thời kỳ bắt đầu từ tướng Trần Văn Vệ nguyên giám đốc công an Thái Bình”, “xã hội Việt Nam đang bị những bàn tay ma quỉ thao túng, lũng đoạn, sự hoành hành của cái ác, tội phạm mà kẻ thủ ác cuối cùng không ai khác chính là hệ thống cầm quyền đảng trị với băng đảng tội ác lớn nhất là hệ thống công an trị và quân đội”…
Ngay lập tức đám “nhang đệ tử” khắp nơi cũng bu vào bài viết để chia sẻ, comment, chế ảnh để khiến cho một câu chuyện được dựng nên bởi thứ tư duy thù địch trở thành một vấn đề HOT được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây được hiểu là thủ đoạn “tạo sóng ngầm trong bể nước” mà các đối tượng vẫn sử dụng bấy lâu nay. Chỉ từ một vụ án Đường-Dương trên đất Thái Bình, các đối tượng dân chủ cuội đã lôi ra đấu tố, phán xét, kết án một loạt các quan chức từ lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình đến lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Trong khi đó, lực lượng công an đang tiến hành điều tra, tất cả thông tin hiện tại đang được giữ ở trạng thái bảo mật. Vậy thông tin ở đâu mà họ lại dựng chuyện được như vậy. Điều này cũng không lạ lẫm là mấy vì bấy lâu nay, số chống đối vẫn thao tác đi tháo tác lại một trò hề như câu chuyện châm biếm “thầy bói xem voi”, cố tình tạo sự nguy hiểm như thể rằng ta đây rất thạo tin, nhưng tất cả đều là võ đoán, xuyên tạc để tung tin đồn thất thiệt gây nhiễu loạn trong dư luận. Suy cho cùng, mục đích của các đối tượng hướng đến là tạo ra sự bất ổn trong xã hội, chia rẽ sự đoàn kết giữa quần chúng nhân dân với Đảng và trong nội bộ Đảng. Đồng thời, các đối tượng tô vẽ, biến tướng, xây dựng hình ảnh Đảng ta đầy xấu xa, đen tối và tiêu cực để làm giảm uy tín của Đảng. Việc núp danh đóng góp ý kiến, thực hiện phản biện xã hội chỉ là chiêu trò che mắt dư luận.
Việc xuyên tạc trong nội bộ Đảng đang có sự đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe phái không phải là mới. Nó là một trong những luận điệu chủ đạo được các đối tượng đưa ra để chống phá Đảng. Vì vậy, chúng ta cần nhìn thẳng và sự thật, có những nhận định đúng đắn để không mắc mưu, tiếp tay cho những điều sai trái.
Mã Phi Long