KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

NÓ VỪA ĐI VỪA CHỬI...

     Đầu tiên, chúng nó chửi VN đeo khẩu trang là bọn mang bệnh, bọn Đông Á bệnh tật 😏

NÓ VỪA ĐI VỪA CHỬI...
Sau đó, chúng nó bảo chúng tôi giấu dịch, giấu số người chết 😏

Tiếp theo, chúng nó cử người tới tận nhà tang lễ của VN chúng tôi để điều tra và được báo là: "nhà tang lễ ế khách vãi lồng". Vì đa số dân VN tuân thủ cách ly xã hội, không ra đường, nên không lây nhiễm cộng đồng, ổ dịch nào nhen nhóm là bị dập tắt ngay khi còn trong trứng 😁

Sau khi đạp chúng tôi xuống top 20 trong phòng chống dịch thì bây giờ chúng nó mời VN chúng tôi gia nhập đội chế vắc xin. Đệch mợ, định cướp công của bố à, khôn như bọn chúng mầy quê tao xích cổ đầy nhá 😏

Mặc dầu muốn ăn ké, xin xỏ thành quả sản xuất vaccine của VN nhưng bọn chúng vẫn ra rả là VN xạo chó, giấu dịch, fake số liệu 😂

Và cũng trong lúc bọn chúng bị covid quật te tua, chết như ngã rạ thì dân VN chúng tôi vẫn đang phè phởn mần ăn, lên fb chém gió rần rần, tra gúc gồ tìm nơi du lịch... và quan ngại là đang chả biết mai nên ăn gì 🤭

Có đứa còn ngây thơ hỏi: "ủa chớ dịch bệnh gì hả tụi bây 😂".

📯 Không biết ai viết, nếu là tác giả nên trốn riết, chớ e gặp là eng riết

THÊM MỘT GIÁO VIÊN ĐĂNG TẢI THÔNG TIN SAI SỰ THẬT BỊ TRIỆU TẬP

   Ngày 30/06/2020, Nguyễn Thị Tình, vợ của đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh đang chấp hành án 11 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN", đã nhận được giấy mời làm việc lần 2 của công an Tỉnh Đồng Tháp.
THÊM MỘT GIÁO VIÊN ĐĂNG TẢI THÔNG TIN SAI SỰ THẬT BỊ TRIỆU TẬP

Thời gian : 14h ngày 03/07/2020
Tại : phòng An Ninh Chính Trị Nội Bộ của công an Tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung : làm rõ việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội, dấu hiệu vi phạm nghị định 152/2020 của chính phủ.

Là một giảng viên trường Đại học, Nguyễn Thị Tình nhận thức rõ về hành vi chống phá Đảng, Nhà nước của chồng mình, tuy nhiên Nguyễn Thị Tình vẫn thường xuyên đăng tải nhiều thông tin sai sự thật lên mạng xã hội. Chồng thì đi tù, một nách 2 đứa con thơ, Lãnh đạo nhà trường nhiều lần động viên, giáo dục, nghiêm khắc phê bình mong cô Tình hồi tâm chuyển ý, cống hiến cho ngành. Cô đã cố chấp chọn con đường sai thì cô phải chịu trách nhiệm.

KHN

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

CHIỀU NAY: BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG ĐỐT CỜ TỔ QUỐC

Chiều 24/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Cẩm Thúy (sinh năm 1976, trú tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) để điều tra về tội danh: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại Điều 117 - Bộ Luật Hình sự.
CHIỀU NAY: BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG ĐỐT CỜ TỔ QUỐC
Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ ngày 29/4 đến ngày 03/5 vừa qua, tại thôn Tân Quý, đối tượng Thúy cùng một số đối tượng đã liên tiếp thực hiện hành vi phát trực tiếp (livestream) trên Facebook với nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, 2 lần thực hiện hành vi đốt cờ Tổ quốc, đốt cờ Đảng và dùng kéo cắt, đốt hình ảnh Bác Hồ.
   Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 16/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến ngày 17/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Cẩm Thúy.
   Cũng theo Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa, thời điểm thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, tại nhà Thúy, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ nhiều hung khí như rựa, mã tấu, dao nhọn cùng 4 bình gas, 150 lít xăng được đựng trong 5 can xăng và ná bắn đạn bi. Đây là số hung khí cùng các loại nhiên liệu mà đối tượng đã tập hợp nhằm cố thủ, chống đối lại lực lượng chức năng nhưng bất thành.
   Thời tiết đang vào cao điểm nóng, có chuyến đi tránh nóng vui vẻ nhé (vào nhà đá chắc mát😎).

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

NHÂN QUYỀN

Có một câu chuyện thú vị mà anh em ngoại giao hay nhắc lại về chuyến đi của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đến Mỹ (tháng 6/2007). Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam đến Mỹ, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã được bình thường hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, chính giới cũng như giới báo chí Mỹ vẫn có nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam, thậm chí muốn làm bẽ mặt nguyên thủ của Việt Nam. Trong một buổi họp báo, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có đoạn trả lời phỏng vấn đài CNN của Mỹ:
NHÂN QUYỀN

PV CNN:"Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý".

Phóng viên CNN lúc đó chỉ biết câm lặng mà không hỏi thêm câu nào nữa./.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

SỰ THẬT ĐẬP TAN TIẾNG "RÚ" LẠC LÕNG

Vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động đã và đang ráo riết thực hiện nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động, gây tâm lý hoang mang cho những người thiếu hiểu biết. Với chiêu bài đó, ngày 15/4 vừa qua, trên trang mạng phản động Badamxoe, Hoa Mai Nguyen tiếp tục cắt ghép, xuyên tạc sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020 ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN khẳng định quyết tâm cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh và đưa ra cam kết của Việt Nam trong giúp đỡ các nước cùng chung tay ngăn chặn đại dịch Covid-19. Thâm độc hơn, Hoa Mai Nguyen đã cố tình “lai dắt”, vu khống đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Nhưng, sự thật đã đập tan những tiếng “rú” lạc loài của Hoa Mai Nguyen và đồng bọn của y.
SỰ THẬT ĐẬP TAN TIẾNG "RÚ" LẠC LÕNG
1. Việt Nam thể hiện thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Với tư cách là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, ngày 14/4/2020, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh Covid-19 bằng hình thức họp trực tuyến. Là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã phối hợp với các nước ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN trước dịch COVID-19, vừa cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, vừa khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế để cùng nhau sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh. Đứng trước nhu cầu cấp bách cần hợp tác quốc tế chặt chẽ chống lại dịch bệnh Covid-19 – “kẻ thù chung” của nhân loại, Hội nghị đã khẳng định sự đồng lòng và cam kết ở cấp cao nhất về đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các nước, thống nhất các ưu tiên chính sách và phối hợp hành động cụ thể. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 đánh giá cao các nước thành viên ASEAN đã chung tay cùng ứng phó đại dịch ngay từ những ngày đầu. Thủ tưởng hoan nghênh các nước ủng hộ đề xuất của Việt Nam như: Lập Quỹ hợp tác ứng phó Covid-19 của ASEAN, lập kho dự phòng vật tư y tế đáp ứng nhu cầu khẩn cấp khi có dịch bệnh. Đây là hành động đầy trách nhiệm, mang tính nhân văn sâu sắc của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam – Chủ tịch ASEAN 2020 trước tình hình dịch bệnh và chia sẻ kinh nghiệm, những thành công của Việt Nam trong ứng phó, phòng chống Covid-19. Sự thật này, đã đập tan tiếng “rú” của Hoa Mai Nguyen nhằm xuyên tạc, bóp méo, vu khống về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN.
2. Tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn là bản chất, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được đúc kết trong suốt chiều dài lịch sử. Trong điều kiện cả thế giới đã và đang chung tay đẩy lùi dịch – giặc Covid-19, truyền thống đó tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ. Vì vậy, tuy còn có những khó khăn, nhưng trong khả năng của mình và với tinh thần trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế cho một số quốc gia trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Đây là việc làm được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao. Việc làm đó thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù, những món quà trao tặng cho các nước (Nga, EU, Mỹ, Nhật, Lào, Campuchia, Cu Ba… ) có giá trị kinh tế không lớn, nhưng đã thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam, với tinh thần “giúp bạn như giúp mình”.
3. Nghĩa đồng bào và tinh thần Việt Nam tiếp tục được phát huy trong gian nan, thử thách. Với phương châm: tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn quán triệt tinh thần “hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Do đó, trong điều kiện đất nước còn khó khăn, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn giang rộng vòng tay đón những người con xa xứ trở về với đất mẹ, với Tổ quốc để tránh dịch bệnh. Trong thời gian cách ly, khám, chữa bệnh (đối với những người bị nhiễm bệnh) họ được Đảng, Nhà nước và các lực lượng chức năng, tiếp đón, bảo đảm ăn, ở, khám chữa bệnh miễn phí. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội, các y, bác sĩ vào cuộc với tinh thần sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh để mang lại sự bình yên, an toàn cho đồng bào; những chuyến chuyên cơ của Việt Nam “xuyên” vào giữa tâm dịch ở một số nước, để đón đồng bào về với đất mẹ, với Tổ quốc là biểu tượng đẹp về giá trị nhân đạo, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Hành động đó được báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, đánh giá cao. Một lần nữa, tinh thần, bản lĩnh, trí tuệ và giá trị nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục tỏa sáng. Những thành công của phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam nói riêng và thành tựu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung đã khẳng định quan điểm đúng đắn, nhất quán và nhân văn của Đảng, Nhà nước ta: Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc.
Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong “chiến dịch” phòng, chống Covid-19 những ngày qua, đã giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; gia tăng sức mạnh, niềm tin, tạo động lực lớn để mỗi người vượt qua khó khăn, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn, bình an và hạnh phúc, cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước. Đồng thời, luôn tỉnh táo để nhận diện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu, hành động chống phá của các thể lực thù địch, phản động.
Sự thật đó là cú đòn chí mạng, đập tan mưu đồ xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động (trong đó có Hoa Mai Nguyen). Vì vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn và đấu tranh loại bỏ những “nọc độc” đó, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ trong “diệt giặc” Covid-19 nói riêng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung./.
Nhân văn Việt

XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN ĐINH NGỌC HỆ, NGUYỄN VĂN HIẾN VÀ ĐỒNG PHẠM

Sáng 18/5, tại trụ sở Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm bị truy tố về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015), “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” (Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015), “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015).
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN ĐINH NGỌC HỆ, NGUYỄN VĂN HIẾN VÀ ĐỒNG PHẠM
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là Đại tá Lê Thành Nam. Phiên tòa có 24 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tòa cũng triệu tập 11 người với tư cách là người làm chứng.
Cụ thể, trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gồm: Đinh Ngọc Hệ (Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P); Phạm Văn Diệt (Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình, Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh); Vũ Thị Hoan (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yên Khánh Hải Thành).
Các bị cáo: Bùi Như Thiềm (Trưởng phòng Phòng Kinh tế, Quân chủng Hải quân, đã nghỉ hưu); Bùi Văn Nga (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành, Quân chủng Hải Quân, đã nghỉ hưu); Trần Trọng Tuấn (Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành, Quân chủng Hải quân) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai."
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã nghỉ hưu, bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."
Ông Nguyễn Văn Hiến khi giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân do tin tưởng cấp dưới nên không kiểm tra, đã ký và phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế trái quy định của Bộ Quốc phòng, của Chính phủ và Luật Đất đai năm 2013.
Ngoài ra, ông Hiến được xác định là thiếu kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sau khi ủy quyền cho Giám đốc Công ty Hải Thành ký hợp đồng thì không trực tiếp kiểm tra sự thực hiện từ phía các cơ quan và doanh nghiệp này, dẫn đến việc đối tác đã sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và chuyển quyền sở hữu cho bên thứ ba.
Tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Văn Hiến.
Các bị cáo: Bùi Như Thiềm, Đoàn Mạnh Thảo, Bùi Văn Nga và Trần Trọng Tuấn đã tham mưu, đề xuất không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc ông Nguyễn Văn Hiến thiếu kiểm tra, xét duyệt, gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn.



Các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Duyệt và Vũ Thị Hoan được xác định đã có hành vi gian dối, giả mạo chữ ký để để chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty Hải Thành sang Công ty Yên Khánh Hải Thành, thế chấp vay vốn ngân hàng./.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

KHI NHÀ TÌNH BÁO PHẠM XUÂN ẨN GIẢI CỨU VỢ CON.

Sau chiến dịch giải phóng tỉnh Phước Long (01/1975 ), Phạm Xuân Ẩn được tổng hành dinh yêu cầu trả lời câu hỏi: Mỹ có đem quân trở lại không, khi chúng ta tổng công kích kết liễu số phận của VNCH? Câu trả lời của ông Ẩn là, chiến tranh Việt Nam đối với người Mỹ đã chấm dứt và các thông tin phân tích tình báo cho thấy Mỹ sẽ không đem quân trở Việt Nam tham chiến, kể cả cho máy bay B-52 ném bom huỷ diệt. Đây là thông tin vô cùng quý giá, rất nhiều lưới tình báo khác cũng cung cấp các thông tin khác nhau, trong đó có cả thông tin về khả năng can thiệp có mức độ của Mỹ nếu chế độ VNCH sụp đổ. Sự thận trọng của tổng hành dinh trong chiến dịch giải phóng miền Nam vẫn là cần thiết, vì thế sau đó, chúng ta đã chuẩn bị để đánh tiếp một đòn thăm dò nữa vào Ban Mê Thuột (tháng 3/1975) để xem thái độ của người Mỹ? Sau ngày 30/4/1975, khi Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có gặp và nghe ông Ẩn báo cáo tình hình của địch sau giải phóng Phước Long, Đại tướng Văn Tiến Dũng có nói: nếu được gặp ông Ẩn sớm hơn như thế này thì chúng ta đã giải phóng miền Nam nhanh hơn bởi thông tin phân tích chính xác tuyệt vời của ông Ẩn. Trao đổi với GS.Larry Berman - người viết cuốn sách ”X6- điệp viên hoàn hảo”, ông Ẩn đã nói rất thật: tôi đã có báo cáo rất chi tiết về tình hình sau giải phóng Phước Long cho tổng hành dinh và trả lời câu hỏi của họ là Mỹ sẽ không đưa quân vào can thiệp nữa, cơ hội cho chúng ta kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam. Nhưng ở ngoài chỉ huy, họ vẫn chưa thật tin vào thông tin và nhận xét ấy của tôi. Bởi vậy mới có thêm một đòn thăm dò nữa vào Ban Mê Thuột. Nhìn lại, bản thân tôi cũng không tin VNCH vỡ trận nhanh như vậy sau 55 ngày so với tương quan lực lượng . Rõ ràng, khi Mỹ đã thôi không trợ giúp thì việc VNCH thua trận là điều tất yếu.
KHI NHÀ TÌNH BÁO PHẠM XUÂN ẨN GIẢI CỨU VỢ CON.
Có một chi tiết mà không phải ai cũng được biết. Ngay từ đầu tháng 3/1975, trong một bức thư gửi về tổng hành dinh, ông Ẩn cũng trình bày mong ước cá nhân của mình là khi chiến tranh kết thúc, ông Ẩn xin được nghỉ vì đất nước đã có hoà bình như mong ước của mọi người dân. Đã gần 20 năm phục vụ cách mạng trong ngành tình báo, giờ thì ông cũng cảm thấy mệt mỏi và nếu tiếp tục phải hoạt động tiếp, rất sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Khi chúng ta giải phóng Ban Mê Thuột, tình báo Mỹ cũng đã có dự báo mọi chuyện sẽ nhanh chóng sụp đổ với VNCH, tạp chí Time nơi ông Ẩn làm việc đã lên kế hoạch đóng gói mọi tài liệu và chuẩn bị di tản nhân viên của mình ngay từ khi ấy. Ông Ẩn lại càng sốt ruột vì cấp trên chưa trả lời nguyện vọng của ông, tức là mặc nhiên ông vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Trước tình hình ấy, ông Ẩn lại phóng tiếp một lá thư thứ 2 xin cấp trên có chỉ đạo cụ thể trước yêu cầu của mình. Ông Ba Minh (Cụm trưởng H-63 khi đó thay ông Tư Cang) đã có thư gửi cấp trên trình bày quan điểm ủng hộ ông Ẩn được ở lại, không tiếp tục công việc tình báo sang Mỹ, vì ông ấy đã lập công rất lớn cho cuộc kháng chiến này rồi và nên giải quyết theo nguyện vọng của ông. Ông Ba Minh đã nói, chuyện của anh Ẩn ở lại hay đi tiếp là việc rất lớn, phải do tổng hành dinh quyết định, phòng tình báo miền B2 đâu thể tự quyết định? Rõ ràng là ở trung ương đang cân nhắc nên chưa có trả lời, nhưng tình hình thì quá bức bách, ông Ẩn là một quân nhân, phải chuẩn bị ngay phương án cấp trên muốn ông tiếp tục công việc của mình trên đất Mỹ. Những ngày tháng ấy với ông Ẩn là nỗi lo âu không thể tả nổi. Thân phận của ông chưa bị lộ, vỏ bọc của ông còn quá tốt đến lúc này và cấp trên luôn tin tưởng ông sẽ có những đóng góp rất quan trọng từ đất Mỹ thời hậu chiến tranh. Ông Ẩn khi ấy chỉ nhận được thông tin là phải chờ lệnh của cấp trên. Ông Ẩn thừa hiểu ông sẽ khó khăn như thế nào nếu tiếp tục công việc trên đất Mỹ đơn tuyến, những nguồn tin của ông trước đây thì giờ cũng chả giúp ích được gì cho ông ở đó và quan trọng nhất là không còn có sự trợ giúp của cả một Cụm tình báo với những người đồng đội dũng cảm của ông , họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng cho ông. Sống trong tâm trạng lo âu như thế, rất nhiều khả năng là ông phải tiếp tục lên đường nên ông đã bàn với người em ruột của mình là phải ở lại chăm sóc mẹ giúp ông, ông có thể ra đi bất kỳ lúc nào.
Sau giải phóng, khi được hỏi về trường hợp của Phạm Xuân Ẩn ở lại, ông Mai Chí Thọ (Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ ) có trả lời rằng: trường hợp của anh Ẩn ở lại tôi cũng tiếc vì vỏ bọc của anh ấy còn khá tốt và anh ấy lại là người tình báo chiến lược xuất sắc nhất của chúng ta chưa hề bị lộ, chúng ta rất cần anh ấy trong thời hậu chiến với Mỹ. Ông Mười Hương là người chỉ đạo hoạt động tình báo, ông cũng là người đề xuất cho ông Ẩn đi Mỹ học khi đó để chui vào vỏ bọc nhà báo cũng tỏ ra rất tiếc vì ông Ẩn không tiếp tục công việc. Ông Mười Hương nói: tôi thấy Ẩn rất giỏi, vỏ bọc còn quá tốt, thuận lợi cho công việc tiếp theo, không ai có thể thay thế cho anh ấy được. Sau khi cân nhắc mọi thứ, chính Đại tướng Văn Tiến Dũng đã đề nghị nên cho anh Ẩn ở lại. Có thể anh ấy sẽ hoàn thành được nhiệm vụ khi đi tiếp, nhưng ở trên đất Mỹ, sớm muộn gì anh ấy cũng sẽ bị lộ và anh ấy mệt mỏi rồi, thiệt hại sẽ là rất lớn khi anh ấy bị lộ. Nên giải quyết cho ở lại theo đề nghị của anh ấy. Nhưng quyết định ông Ẩn sẽ được ở lại chỉ đến với ông sau ngày 30/4/1975, tức là ông Ẩn vẫn phải chuẩn bị tinh thần cho việc mình phải tiếp tục ra đi trước ngày giải phóng. Ngày 22/4/1975, toà báo Time đã đưa vợ và 4 đứa con của ông Ẩn di tản ra khỏi Việt Nam, bà Thu Nhàn, vợ ông hy vọng sau ít ngày thì ông Ẩn cũng sẽ sang đoàn tụ với gia đình. Nói về quyết định ra đi này, thật tâm bà Thu Nhạn không hề muốn, bà và con cái muốn được ở bên ông để chứng kiến ngày chiến thắng và hoà bình thống nhất đất nước . Ông Ẩn vẫn tâm sự với bà, bao hiểm nguy của nghề tình báo của ông luôn rình rập gia đình. Ông muốn khi chấm dứt chiến tranh, bà Nhạn không phải sống trong lo âu nữa. Nhưng bây giờ, lại một cuộc chiến nữa với ông và gia đình trên đất Mỹ mà lành ít dữ nhiều. Lý do ông Ẩn đưa ra với toà báo Time rằng mình chưa thể ra đi được vì mẹ già, bà không muốn rời Việt Nam và ông chưa thu xếp được, ông không thể bỏ mẹ trong lúc này vì ông rất yêu mẹ. Ông thừa biết mình phải ở lại để nhận nhiệm vụ mới rồi sẽ lên đường. Ông khi ấy rất buồn vì đề nghị của mình xin được thôi mà cấp trên không cho phép. Ông Ẩn đã rớm lệ khi nhìn bà Nhạn tay túi, tay bọc quần áo kéo 4 đứa trẻ ra xe mà đứa lớn chỉ mới 12, đứa bé nhất 8 tuổi mà ông không giúp được gì cho vợ? Ông Ẩn khẳng định với Larry Berman rằng, nếu cấp trên đồng ý cho ông ở lại thì ông đã không để Time đưa vợ con ông đi như thế, bởi sau đó là một cuộc chiến cân não với ông để đưa vợ con trở về.
Trở lại với ông Ẩn sau ngày 30/4/1975, ông và mẹ mình vẫn ở trong khách sạn Continental mấy ngày rồi mới về nhà. Hàng ngày, ông vẫn lên văn phòng Time ở đây. Cách mạng đã cho người đến canh văn phòng ông ở toà soạn và kiểm duyệt mọi bài vở của ông trước khi ông gửi về trụ sở chính của báo. Giờ thì ông lại lo sợ, ông có thể bị giết bất cứ lúc nào vì làm việc cho Mỹ, thân phận của ông sẽ do họ định đoạt vì họ đâu có biết ông là tình báo của phía đàng mình? Thậm chí, ông còn nói đùa với Larry Berman là tôi lo sợ ngay cả con chó của tôi cũng có thể bị họ thịt và nướng vàng khè trên ngọn lửa. Ngày 30/4/1975, ông không thể hò reo mừng vui với chiến thắng của dân tộc, không thể khoác lên mình bộ quân phục quân giải phóng với hàng loạt huân chương chiến công được trao tặng như có lần ông đã nói với ông Tư Cang rằng không biết khi nào mới hết chiến tranh để được đeo những tấm huân chương chiến công mà ông Tư Cang vừa thông báo cho ông? Trong mừng vui của đồng bào ngày kết thúc chiến tranh thì ông lại cảm thấy buồn và cô đơn. Dẫu chiến thắng hôm nay của đất nước, ông cũng đã đóng góp một phần công sức .
Ông Ẩn phải ra trình diện chính quyền cách mạng, ông điền trong tờ khai là làm việc cho tờ báo Time của Mỹ. Mọi việc với ông sau đó vẫn phải dấu kín cho ông là người tình báo của cách mạng. Chỉ cần hở ra một chút thông tin là thân phận của vợ con ông tại Mỹ sẽ rất nguy hiểm. Việc ông kẹt chưa thể thu xếp sang đoàn tụ với vợ con sau ngày 30/4/1975 với lý do mẹ già không thể bỏ lại một mình thì tất cả các bạn đồng nghiệp của ông đều biết và rất thương cảm cho ông . Tạp chí Time đã đối xử rất tốt với vợ con ông, họ đưa sang Guam, ở đó một tuần mà không thấy ông Ẩn sang, họ làm bảo lãnh để bà Thu Nhạn và 4 đứa con đến định cư ở bang California. Tụi nhỏ được đi học và bà Nhạn được nhận tiền trợ cấp để sinh sống nuôi con. Tháng 01/1976, ông Ẩn có tên trong danh sách được tuyên dương AHLLVTND do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký. Và một lần nữa, ông Ẩn cũng không được ăn mừng danh hiệu cao quý này cùng với các đồng đội của mình, cũng nhờ có họ mà ông đã đóng góp được nhiều tin tức tình báo có giá trị cho tổng hành dinh. Ông được tuyên dương với cái tên : Trần Văn Trung, một cán bộ quân báo. Ông muốn chia vui tin này với vợ cũng không được, dù biết rằng không có bà trong ngần ấy năm trợ giúp thì ông khó lòng mà hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ như thế. Giờ thì đã đến lúc phải tìm cách đưa vợ con quay trở về. Vẫn trong vòng bí mật, ông Ẩn chỉ thông tin ngắn gọn cho vợ: trở về thôi. Thời điểm này vào tháng 3/1976. Bà Thu Nhạn đã khéo thu xếp để 5 mẹ con xin đi du lịch châu Âu vào tháng 9/1976 và họ đã bay tới Paris để tìm cách bay về Việt Nam. Bấy giờ, không có chuyến bay từ Pháp về Việt Nam, 5 mẹ con bà Thu Nhạn bị kẹt tại Paris tới 3 tháng rồi mới bay được sang Moscow để đáp máy bay đi Hà Nội. Thời điểm này, người ta mới lờ mờ đặt nghi vấn là ông Ẩn có quan hệ với cách mạng nên vợ con đã chuồn khỏi Mỹ? Vâng, đầu năm 1977 thì người ta đã thấy ông khoác lên mình bộ quân phục QĐNDVN với cấp bậc Đại tá và ngợi ca ông khi biết cái tên Trần Văn Trung được tuyên dương AHLLVTND tháng 1/1976 lại chính là ông, Phạm Xuân Ẩn, tức Hai Trung, tức điệp viên X6 của tình báo quân đội.
Gia đình ông Phạm Xuân Ẩn đón mừng ngày chiến thắng và thống nhất đất nước khi nào? Xin thưa, đó là vào cuối năm 1976 khi vợ con ông trở về được căn nhà của mình tại Tp.Hồ Chí Minh, mừng tủi buồn vui ngày sum họp sau hơn một năm tám tháng đầy sóng gió với ông Ẩn là như thế!

ĐẠI SỨ HOÀ BÌNH CỦA VIỆT NAM

Hàng ngày dõi theo những việc chị làm (nữ mũ nồi xanh đang làm nhiệm vụ quốc tế nước bạn Trung Phi; cô gái Hà thành “giỏi việc nước - đảm việc nhà”). Vì nhiệm vụ đã sang nước bạn gìn giữ hòa bình, mang trí thức của mình hướng dẫn dân trồng rau, củ, quả cải thiện bữa ăn, nâng chất lượng cuộc sống, gìn giữ hòa bình... Khi cả thế giới bao phủ đại dịch Covid thì người nữ chiến sỹ ấy (nữ bộ đội Cụ Hồ) lại vang lên hai tiếng “xung phong” đi đầu chống đại dịch.
ĐẠI SỨ HOÀ BÌNH CỦA VIỆT NAM
Một mình trên đất Trung Phi đã lóe lên ý tưởng vô cùng sáng tạo: thuê máy khâu, mua vải về, không quản ngày đêm miệt mài may khẩu trang (trong đầu chỉ nghĩ cố gắng phấn đấu làm sao may cho thật nhiều khẩu trang... cố lên, cố lên...) góp phần nhỏ bé của mình giúp đồng đội và người dân nước bạn ngăn chặn và đẩy lùi giặc dịch. Và không phụ lòng người, chị đã được cấp trên biểu dương, khen ngợi; đồng đội và người dân nơi chị ở vô cùng phấn khởi có khẩu trang đeo, phần nào chống được lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
ĐẠI SỨ HOÀ BÌNH CỦA VIỆT NAM
Thế là công sức chị bỏ ra đã mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn, nâng tầm quốc tế; bộ đội Việt Nam cùng nước bạn đẩy lùi được đại dịch.
Cầu chúc cho chị luôn thật nhiều sức khỏe để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên nước bạn Trung Phi; nơi còn nhiều khó khăn, gian khổ.
Chị là Trung tá Nguyễn Thị Liên, tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Giấy khen của Trung tướng Daniel Traore, Chỉ huy trưởng lực lượng quân sự Phái bộ MINUSCA tặng Trung tá Liên có đoạn: “Lòng nhân từ, bác ái và thiện chí của cô thể hiện những giá trị cốt lõi của Liên Hợp Quốc. Cô xứng đáng là Đại sứ tuyệt vời của Việt Nam”./.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

Ngay từ thời điểm sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn có hơn 1 triệu quân chính quy. Một nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy hỏi TBT Lê Duẩn: Các đồng chí định đánh nhau với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?
Ông Lê Duẩn đáp: Rồi sau này đồng chí sẽ hiểu!
Rõ ràng đó không phải một sự cẩn thận thừa thãi, khi mà chỉ 4 năm sau, Việt Nam đã phải cùng lúc chống chọi với hai cuộc chiến tranh ở hai đầu đất nước: Trung Quốc ở biên giới phía Bắc và Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam.
TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN
Trước thời điểm chiến tranh Biên giới Việt - Trung nổ ra, vào dịp Tết Nguyên đán năm 1979, TBT Lê Duẩn tâm sự với con rể của mình - GS Hồ Ngọc Đại: “Trung Quốc sẽ đánh mình nhanh thôi”. Trước đó không lâu, Đặng Tiểu Bình đã có cuộc gặp với TT Mỹ Jimmy Carter, tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây đối với việc phát động chiến tranh. Hai tuần sau Tết Nguyên đán 1979, Đặng Tiểu Bình lệnh cho 600.000 quân Trung Quốc tấn công Việt Nam. Có nhiều người nói, Việt Nam đã bất ngờ về cuộc chiến tranh đó. Nhưng đó có thể là sự bất ngờ đối với ai khác, chứ không phải đối với TBT Lê Duẩn.
Sau năm 1975, khi giao nhiệm vụ cho Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đàm phán với Mỹ để thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, ông Lê Duẩn đã dặn dò ông Nguyễn Cơ Thạch: “Sau lưng một kẻ thù, đôi khi ta có thể tìm thấy một người bạn. Sau lưng một người bạn, đôi khi sẽ là kẻ thù”.
Sáng ngày 17/02/1979, chiến tranh biên giới nổ ra ở Biên giới phía Bắc. Tin tức đó được báo về Hà Nội ngay lập tức cho các lãnh đạo đất nước, trong đó có TBT Lê Duẩn.
Ông Lê Kiên Thành (con trai Cố tổng bí thư Lê Duẩn) kể: “17/02/1979 tình cờ lại là ngày tôi kết hôn. Tôi lúc đó vẫn còn trong quân ngũ, công tác ở một đơn vị không quân. Nhưng buổi sáng, đơn vị gọi tôi quay lại đơn vị gấp vì chiến tranh nổ ra. Sau khi nhận được tin báo, tôi xuống phòng ba tôi, hỏi ông:
- Có thật là Trung Quốc đã tấn công chúng ta không ba?
Ba tôi trả lời: - Ừ, họ đánh ta trên toàn tuyến biên giới.
Tôi lại hỏi: - Vậy có lẽ con nên hoãn đám cưới tối nay lại…
Ba tôi nói: - Con không cần làm việc đó. Chúng ta luôn cần phải sống bình thường hết mức chúng ta có thể bên cạnh những cái không bình thường. Nếu 20 năm chiến tranh chống Mỹ và 9 năm chiến tranh chống Pháp mà không ai lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, thì đất nước này sẽ đi về đâu?
Tối hôm đó, đám cưới của tôi vẫn diễn ra ở số 6 Hoàng Diệu. Có một chút bánh kẹo, có mấy ấm trà. Bác Trường Chinh, bác Lê Đức Thọ, bác Phạm Văn Đồng… là những người tham dự đám cưới. Tôi cũng mời thêm vài người bạn cùng đơn vị. Hôn lễ của tôi chỉ kéo dài trong 1 tiếng đồng hồ, ngay trong ngày đầu cuộc chiến nổ ra. Nhưng ba tôi và các Ủy viên Bộ Chính trị không hề có vẻ gì lo lắng.
Ngay sau khi đám cưới, tôi quay trở lại đơn vị trực chiến, Thủ trưởng của tôi - người đã tham dự hôn lễ tối hôm trước nói với tôi: “Hôm qua đám cưới mọi việc vẫn bình thường, đặc biệt, nhìn nét mặt ông già mày như vậy, tao tin Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ đánh đến Hà Nội được”.
Mọi người chia sẻ bài viết để lan tỏa thông tin ạ!

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

BÍ THƯ XÃ GIẾT NGƯỜI TẠO HIỆN TRƯỜNG GIẢ

Ngày 11.5, Công an Đắk Nông cho biết vừa phối hợp với Công an Lâm Đồng khám xét nhà riêng ông Đỗ Văn Minh (49 tuổi, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) tại xã Tân Hà, để làm rõ vụ án giết người, đốt xác phi tang.
BÍ THƯ XÃ GIẾT NGƯỜI TẠO HIỆN TRƯỜNG GIẢ
Cơ quan chức năng xác định, nạn nhân chết cháy trong xe bán tải BKS 51C-715.70, xảy ra ở Quốc lộ 28 đoạn qua Đắk Nông, là anh Trần Nho Vương (SN 1995, trú xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà), cháu vợ của Đỗ Văn Minh.
Ông Đỗ Văn Minh bị bắt vì được cho là liên quan đến cái chết của anh Trần Nho Vương.
Trước đó, khoảng 7h sáng 4.5, người dân đi trên Quốc lộ 28 (đoạn qua thôn Bon B'nơr, xã Đắk Som) phát hiện, chiếc xe bán tải BKS 51C-715.70 (lưu thông hướng Đắk Nông – Lâm Đồng) bị cháy trơ khung, bên trong có một thi thể cũng bị cháy biến dạng nên gọi điện trình báo chính quyền địa phương.
Hiện trường cho thấy, đầu phần xe bán tải nằm sát mép đường bên phải, toàn bộ các thiết bị máy móc bị cháy rụi, hư hỏng hoàn toàn.
Cơ quan chức năng xác định, chiếc xe bán tải bị cháy trơ khung là của ông Đỗ Văn Minh (49 tuổi, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).
Công an tỉnh Đắk Nông nhận định, có thể đây là một vụ án mạng tạo hiện trường giả.
Ngày 10.5, Công an Đắk Nông bắt giữ thủ phạm gây án là đối tượng Đỗ Văn Minh, khi người này đang lẩn trốn tại TP. Đồng Xoài (Bình Phước).
Tại cơ quan công an, Đỗ Văn Minh khai nhận hành vi giết anh Trần Nho Vương.
Sau khi ra tay sát hại anh Vương, đối tượng Minh tạo hiện trường giả bằng cách đưa nạn nhân lên xe ôtô, đốt xác phi tang.