KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

KIỂU "ĐỐT LÒ" CỦA VLADIMIR PUTIN

Sắp tới, các quan chức Nga nếu không chứng minh được tài sản mua bằng thu nhập gia đình sẽ bị nhà nước tịch thu toàn bộ. Đây là một trong những cải cách chống tham nhũng do Tổng thống Putin đề xuất.


Ông Putin lập luận để quan chức không tham nhũng cần phải đảm bảo hai thứ:
(1) Trừng phạt nghiêm khắc;
(2) Không có chỗ để tiêu xài tiền bẩn.
Theo logic trên, 3 dự luật chống tham nhũng đã được trình lên Duma quốc gia Nga (hạ viện) và sẽ được các nhà lập pháp thảo luận.
Sau đây là một số nội dung thay đổi đáng chú ý so với luật hiện hành:
1. Nghỉ việc cũng không thoát
Tất cả quan chức Nga sẽ bị điều tra thậm chí sau khi đã bị bãi nhiệm. Tất cả các hợp đồng mua bán bất động sản, du thuyền, xe hơi, ngoại tệ... sẽ bị văn phòng công tố (không phải cơ quan chủ quản) soi nếu giá trị vượt quá thu nhập chính thức của gia đình quan chức.
2. Hối lộ mất ý nghĩa
Nếu quan chức không thể chứng minh ngôi nhà hoặc chiếc xe được mua bằng thu nhập chính thức, tài sản đó sẽ bị tịch thu vào công quỹ. Nói cách khác, tất cả lợi ích, vật chất thu được bằng con đường tham nhũng sẽ bị tước hết.
Nếu quan chức cố tình bán hoặc phá tài sản bất minh, nhà nước cũng sẽ tịch thu một số tiền/tài sản giá trị tương đương để sung công quỹ.
3. Hóa đơn đâu?
Cơ quan chống tham nhũng, lãnh đạo tập đoàn và quỹ nhà nước có quyền tiếp cận thông tin về giao dịch, tài khoản, sổ tiết kiệm... của bất cứ cá nhân và tổ chức nào trong hệ thống ngân hàng Nga. 
Đây là biện pháp kiểm soát hoạt động tài chính của quan chức.
4. Đơn giản hóa thủ tục khởi tố, bảo vệ người tố giác tham nhũng
Đối với quan chức bị phát hiện tham nhũng, cơ quan công tố chỉ cần một báo cáo trong đó giải thích rõ hoàn cảnh và lời khai của đương sự là có thể truy tố. Thời hạn truy cứu là 3 năm tính từ lúc hành động tham nhũng diễn ra.
Các cá nhân tham gia tố giác tội phạm tham nhũng, thậm chí với động cơ riêng, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Người tố giác tội phạm tham nhũng sẽ được nhà nước cam kết bảo vệ, có quyền tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng.
5. Tịch thu tài sản tổ chức đưa hối lộ
Tổ chức/doanh nghiệp đưa hối lộ cho quan chức nhà nước sẽ bị tịch thu tài sản tối đa gấp 100 lần giá trị hối lộ. Quyết định này sẽ do tòa án đưa ra, trong trường hợp tổ chức đó không có tài sản, tài khoản ngân hàng của họ sẽ bị thu giữ.
Trong quá trình thực thi luật, nếu cần tăng mức phạt thì sẽ có những sửa đổi phù hợp.
Nghị sĩ Anton Getta của Duma (Hạ viện) Nga nhận xét biện pháp này nhằm đảm bảo hình phạt nghiêm khắc nhất đối với các công ty "quen thói giải quyết vấn đề bằng cách gian lận".

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

LỖI TẠI CÔNG AN, TUYÊN GIÁO HAY BỘ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG???

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra ở Việt Nam, có rất nhiều cá nhân sử dụng nick thật - giả để đăng tải tin giả, sai sự thật với nhiều mục đích, lý do khác nhau. Lúc ấy Thủ tướng và Phó TT Chính phủ yêu cầu các ngành chức năng sớm vào cuộc xử lý... và kết quả rất nhiều thành phần nổi tiếng và nghiệp dư được uống trà đá với mức giá vài triệu tới vài chục triệu Đó là các vị lãnh đạo đã kịp thời chỉ đạo giải quyết thì mới truy tận gốc, bắt tận ngọn với các biện pháp nghiệp vụ.

Nói về vụ rất nhiều thành phần rận chủ được đăng tải nội dung xuyên tạc chống phá đủ chiêu trò... chưa kể bọn chúng còn mặt dày được ưu ái cho đăng ký công khai TICK XANH nữa chứ (đây là cách phương Tây đào tạo, xây dựng hình ảnh cá nhân của rận chủ nhằm thu hút dư luận hơn).
Huy San Hô, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Sin, Danh mập... và giới ô hợp sửu hợi nữa. Dĩ nhiên có bọn đã được củng cố đầy đủ chứng cứ, hồ sơ thì bắt xử lý, khóa mõm ngay và luôn. Nhưng vẫn còn hằng ngày, hằng giờ rất nhiều bài viết, ổ nhóm, trang chuồng... luôn công kích chống phá Nhà nước! Vậy thì khi nào mới "được quyền xử lý" đây??? Mới triệt để đây???
Phải chăng Bộ 4T hay là Bộ Công an và các công ty mạng xã hội (như là google, facebook...) đại diện tại VN chưa có phối hợp làm việc rõ ràng, hay còn có khuất tất gì sau những tin bài chống phá giữa cách làm việc của các bên? Liệu có thành phần nào chống lưng phía sau với nhiều âm mưu nữa đây??? Có người nói nick đó ở nước ngoài không làm được gì, rồi nếu nick ở Việt Nam thì có dám làm liền với chúng không???
Kể ra thì còn thiếu xót lớn nếu chưa kể thêm về sự quản lý hoạt động của trang báo rận Tuổi Trẻ, Thanh Niên... không phải mới đây ra mặt chống phá đâu mà từ rất lâu rồi.
Cánh báo chí thì chủ yếu có Báo Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, tạp chí Văn Nghệ... thì hoạt động để đấu tranh còn những trang khác thì như kiểu ăn theo copy nhau là chính chứ chưa hoạt động xứng đáng với lương hằng tháng của Nhà nước.
Lỗi trách quản lý này thuộc về ai hả mọi người???
Nếu chó gà hàng xóm thường xuyên vượt rào sang nhà bạn ăn vụng thì cách nào để ngăn chúng? Nếu chó phản chủ khi lên cơn dại cắn chủ thì bạn sẽ làm gì mới được yên???

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

ĐẠI ĐẾ VLADIMIR PUTIN - CON ĐƯỜNG ĐI VÀO NGÔI ĐỀN HUYỀN THOẠI

Ngày 24/12/1991, Liên bang Nga nắm ghế của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc. Ngày hôm sau, Tổng thống Gorbachev từ chức, Liên bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ, và vì thế cũng chấm dứt chế độ cộng sản lớn nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hàng triệu người gốc Nga bỗng thấy mình đang sống tại một trong những “nước ngoài” vừa được thành lập do Tổng thống B.Yeltsin – một người thân phương Tây nắm quyền tối cao.


Trong thời kỳ B.Yeltsin, ông ta vay được 40 tỷ USD từ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác để củng cố quyền lực. Một số người Nga tin rằng việc vay tiền từ IMF chỉ một thời gian ngắn trước khi rơi vào tình trạng vỡ nợ năm 1998 là một âm mưu đã được tính toán kỹ lượng từ trước.
Năm 1998, một cuộc khủng hoàng kinh tế và chính trị xuất hiện khi chính phủ vỡ nợ, nền kinh tế Nga và đồng Rúp hoàn toàn sụp đổ. “Công đầu” và “công lớn nhất” dĩ nhiên là thuộc về Yeltsin.
B.Yeltsin nổi tiếng là một Tổng thống giỏi, trong đó có thể kể ra như giỏi bốc đồng, có tài uống rượu và khả năng phá hoại vô biên khi làm tan nát gần hết các giá trị di sản cũ hậu Liên Xô. Ngành công nghiệp nổi nhất và có nguồn thu nhiều nhất của LB Nga là dầu khí đã tan vỡ khi Yeltsin đã bán rẻ mạt với cái giá như cho - cho lực lượng thanh niên đã tung hô ông lên làm Tổng thống. Chàng trai Do Thái R.Abramovic (chủ tịch đương nhiệm của CLB Chelsea) đến tán cô thiếu nữ Olga – vốn là cháu ông Yeltsin và sau đó cưới được cô này về làm vợ với của hồi môn là một công ty dầu khí khủng. Thế là R.Abramovic trở thành tỷ phú chỉ sau đêm tân hôn.
Một ví dụ khác, đó là Berezovski - tay chân đắc lực của Yeltsin trong kì bầu Tổng Thống Nga 1991 nhận được quà tặng trị giá gấp đôi Abra, đó là hai công ty dầu. Chẳng những thế ông này còn được đề bạt giữ chức phó thủ tướng mặc dù là người Do Thái.
Người Mỹ thản nhiên và ung dung chờ LB Nga nối gót LB Soviet (Liên Xô) tiếp tục chia năm xẻ bẩy, như cái cách Yeltsin đang phá nát nước Nga. Chỉ có điều một bất ngờ đã xảy đến, khi mà B. Yeltsin có quyết định “sáng suốt” nhất cuộc đời, đó là ủng hộ một “người trẻ tuổi” lên làm Tổng thống thay mình.
Vâng, người trẻ tuổi đó chính là Tổng thống đương nhiệm của Nga, V.Putin Đại đế - Sa hoàng có bàn tay sắt.
1. Nhẫn nhịn để nắm quyền, Nhẫn nhục để phát triển và Nhẫn tâm với kẻ thù để bảo vệ LB Nga.
Ngày 15/05/1999, Yeltsin lại vượt qua được một nỗ lực buộc tội ông, lần này bởi những đối thủ dân chủ và cộng sản bên trong Duma Quốc gia. Ông bị buộc nhiều tội vi hiến, quan trọng nhất là đã ký kết các thoả thuận tại Belovezhskaya Puscha, giải tán Liên bang xô viết vào tháng 12, 1991, vụ đảo chính tháng 10, 1993 và gây ra cuộc chiến ở Chechnya năm 1994.
Ngày 09/08/1999 Yeltsin cách chức thủ tướng Sergei Stepashin, và là lần thứ tư, cách chức toàn bộ nội các. Trong cả cuộc đời mình, Yeltsin luôn nổi tiếng là người bốc đồng trong việc cách chức và cải tổ lại bộ máy nhân sự của mình. Khi ấy vị Tổng thống kỳ cựu Yeltsin ngồi ngắm 8 ứng cử viên thay thế, khi ông sắp hết 2 nhiệm kì. Và ông quyết định ủng hộ Vladimir Putin, một người khá kín tiếng ở thời điểm ấy làm thủ tướng và thông báo ý định muốn đưa Putin làm người kế vị mình.
Vì sao ư? Vì Yeltsin làm Tổng thống không tốt, bệnh tim, nghiện rượu, bốc đồng và phạm nhiều tội lắm. Tội to nhất là cho lính nã đạn vào Quốc hội. Thế nên Yeltsin cần một người chín chắn không đưa ông ra tòa sau này. Và Putin là người được chọn, khi suốt 2 năm ông ấy bí mật hoạt động, và khôn khéo lấy lòng vị Tổng thống bốc đồng Yeltsin.
Và thế là ngày 9/8/1999, cùng ngày cách chức Thủ tướng Stepashin, trong một chương trình truyền hình đặc biệt, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã gọi tên người mà ông tin tưởng để kế nhiệm vai trò lãnh đạo đất nước - Vladimir Putin. Vào thời điểm đó không ai có thể ngờ được rằng, Vị Giám đốc Cơ quan an ninh rất ít tiếng tăm trong chính giới này lại chính là người sẽ làm thay đổi nước Nga.
Năm 2000, Putin lên ngôi vị cao nhất nước Nga. Khi ấy họp Douma Nga các đại biểu thường đấm nhau như cơm bữa, cán bộ hưu trí đã 6 tháng không lương. Đồng Rúp siêu mất giá, các siêu thị trống rỗng. Tàu ngầm bắn thử tên lửa rơi ngay trước mặt. Tàu chiến đi thao diễn ngoài biển thì phải dùng tàu khác kéo về. Tàu vũ trụ bay lên chưa đạt 50 Km đã nổ tung. Một bức tranh không mấy tốt đẹp dự báo một tương lai ảm đạm hơn nữa của LB Nga. Nhưng thế có hề gì khi ngài Yeltsin đã hạ cánh an toàn, có thể an tâm hưởng thụ nốt mấy năm cuối đời của mình.
Nước Mỹ và phương Tây khi ấy xem thường nước Nga tới mức cho rằng nó không bằng một góc sự cố Y2K năm nào. Đúng rồi, một gã đại tá KGB chưa ráo máu đầu thì làm được trò trống gì cho đời, tình báo CIA thông báo thế tới Nhà Trắng. Nước Mỹ chờ ngày LB Nga tan vỡ, họ cũng lười đụng tay.
Thế nhưng người cựu Đại tá KGB ấy đã khiến Mỹ đã ôm hận vì sự chủ quan, khinh địch của mình.
2. Chiến dịch bàn tay sắt của V.Putin đại đế.
Việc đầu tiên của V.Putin làm khi nắm quyền, đó chính là chỉnh đốn quân kỷ, nắm quân đội vào tay và dĩ nhiên, tất cả diễn ra trong lặng lẽ “thần không biết quỷ chẳng hay”.
Nắm được quân đội rồi, đảm bảo chắc rằng chỉ cần hạ lệnh sẵn sàng có tên lửa tung bay. Việc thứ hai Sa hoàng V.Putin làm là tìm cách vực dậy nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. À không, thực sự thì nó đã tan nát trước đó từ năm 1998.
Của Ceasar trả lại cho Ceasar, còn tài sản của nước Nga thì phải thuộc về Nga. Quan điểm của V.Putin là vậy.
Và thế là vào một ngày đẹp trời năm 2003, V. Putin tập trung tất cả các nhà tài phiệt nước Nga lại họp một “phiên bất thường” về “vấn đề thuế”. Hôm ấy có sự xuất hiện của toàn các bậc tai to mặt lớn, nắm hầu hết của cải của nước Nga bao gồm tài phiệt dầu (vàng đen), tài phiệt khí đốt (vàng xanh) và các nhà tài phiệt khác như nhôm, đồng, sắt thép, luyện kim, chế tạo máy.
Trong phiên họp ngày ấy, Sa hoàng Putin trẻ trung và giản dị, bộ vest thì cũ nhưng nụ cười luôn tươi. Các nhà tài phiệt sang trọng lắm, họ có hàng tỷ đô la cơ mà. Dĩ nhiên, sẽ có một vài tỷ phú thỉnh thoảng ném cho Putin một ánh mắt xem thường, kiểu: Chờ xem mày làm gì để thuyết phục chúng tao nộp thuế nào?
Nhưng mà Sa hoàng Putin hôm ấy tuy hay cười nhưng nói thì khá ít, đại khái có phát biểu thế này: Kính thưa các vị đại biểu, khách quý. Hôm nay tôi không hỏi các anh về việc cũ, kiểu như sau một đêm ngủ dậy thành tỷ phú. Tôi muốn hỏi tội các anh “nạn trốn thuế có hệ thống”. Nhà nước LB Nga nếu không thu được thuế từ các anh thì lấy gì để trang trải trong Xã hội này. Tôi bắt đầu chiến dịch điều tra nạn trộm cắp này. Nếu không phục tùng, các anh có hai sự lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là vào nhà đá …
Cả hội trường sôi động hẳn lên, hoài nghi chứ, dĩ nhiên. Nhưng chờ xem lựa chọn thứ hai là gì đã hẵng tính. Lúc đó V.Putin nói tiếp, lần này không cười nữa, ông bảo: Lựa chọn thứ hai là bị bắn chết. Hội nghị đến đây kết thúc.
Nói xong Sa Hoàng bước ra ngoài, không thêm vọng vào một câu chốt: Tôi không biết nói đùa đâu!
Giới tài phiệt Nga sững sờ, dĩ nhiên có người tin người không. Trong hai người đàn ông từng hưởng lợi từ Yeltsin, Abramovic thì tin còn Berezovski thì không. Rốt cục, số phận hai người đã rẽ theo hai nhánh rất khác nhau.
Tỷ phú Abramovic tin V.Putin nói được làm được, dĩ nhiên, trang thức thời mới là tuấn kiệt. Ông này đã bí mật tiếp xúc Tổng thống Putin và khai báo danh sách những kẻ trốn thuế, phương thức trốn thuế, kiểu muốn trốn thuế thì đút lót cho những ai trong chính phủ. Các bạn tình báo KGB của ngài Putin vào cuộc. Ông Putin hứa với Abramovic sẽ tha bổng cho ông này, nhưng phải ngoan. Thế là sau khi bị mất một phần lớn tài sản, R. Abramovic nhảy sang Anh Quốc làm chủ tịch FC Chelsea – một CLB Bóng đá.
Không phải ai cũng tỉnh táo và thức thời như Abra, người không tin thì mất hết tài sản, kẻ chống đối thì xin mời vào tù để chiêm nghiệm cuộc đời. Nhớ khi ấy, người được xem là tài phiệt giàu nhất nước Nga – ngài lãnh chúa Khodorovski - chủ tịch tập đoàn dầu khí Yukos lĩnh án 18 năm. Ngồi tù tại vùng lạnh giá Siberi được 11 năm, nhớ là hai cường quốc là Mỹ, Đức xin Putin cho lãnh chúa Khodorovsk ra tù. V.Putin đồng ý, Khodorovsk bị trục xuất đi thẳng từ nhà tù đến sân bay luôn. Từ đó ngài Khodorovsk sống lưu vong ở London suốt quãng đời còn lại.
Riêng phó thủ tướng Berezovski âm thầm ôm tiền, sau vài năm cảm giác đã tích lũy đủ, thế là tìm cách chạy sang London vào năm 2015, chả biết có phải để làm bóng đá như Abra không nữa. Nghe đồn ông này cứ mỗi lần đi ra khỏi nhà là có 5 ô tô giống nhau rẽ theo 5 hướng khác nhau. Thế mà vẫn bị tóm và treo cổ. Một phó thủ tướng nữa tên Boris Nemtsov, vốn là người gốc Do Thái. Ông này ra mặt chống chính quyền dưới sự hậu thuẫn của Mỹ. Ừ kinh đấy, nhưng sau khi Putin thu thập đủ bằng chứng tố cáo ông này cung cấp tin tình báo cho Mỹ, Nemtsov đã phản pháo rằng đó là âm mưu cáo buộc vô lý của V.Putin nhằm loại bỏ đối thủ chính trị.
V.Putin thờ ơ, bất ngờ là ngày 27/02/2015, ngay trước điện Kremlin, Nemtsov bị những kẻ bịt mặt bắn chết. Mỹ tố cáo Putin đã âm mưu sát hại đối thủ, Putin thì nói rằng đấy là một âm mưu nhằm đổ tội cho ông. Tại Washington DC, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng và minh bạch để tìm và đưa ra trước công lý những kẻ phải chịu trách nhiệm cho “hành động giết người tàn ác” này. Tại Moskow, Putin gọi đây là một hành động “tàn bạo”, một vụ ám sát theo hợp đồng và ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.
Thực hư thế nào có Chúa mới biết!
3. Những nước cờ cao tay của V.Putin đại đế. Sự trở lại của một siêu cường.
Năm 2000, nước Nga của vị Tổng thống trẻ Vladimir Putin bước vào một giai đoạn lịch sử đặc biệt với nhiều khó khăn thời kỳ hậu Xô Viết. Bằng tầm nhìn của một nhà cải cách và sự quyết đoán của một nhà lãnh đạo cứng rắn, Tổng thống Putin đã tận dụng và phát triển các nguồn lực của nước Nga: Công nghệ cao, vũ khí mạnh và công nghiệp phát triển. V.Putin Đại đế đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng nước Nga không dễ bị đánh bại.
Và sự thật, LB Nga đang từng bước trở lại vị thế một siêu cường trong sự bất ngờ và sửng sốt của Mỹ và đồng minh phương Tây. Sự thật, theo như giới chuyên môn đánh giá thì “sự chủ quan của Đại bàng Mỹ đã khiến gấu Nga vươn mình sau giấc ngủ đông”.
Sau khi đập tan sự lũng đoạn của các tài phiệt, V.Putin đã khôi phục lại các công ty dầu khí Gasprom vĩ đại, Rosneb vĩ đại. Cũng phải nói rằng, khi Mỹ đang nghĩ cách làm thế nào gài khủng bố vào Trung đông thì giá dầu tăng cao từng ngày. Có tiền để khôi phục cuộc sống nhân dân, người Nga đã bắt đầu dần có một cái nhìn tươi sáng.
Người ta có câu: An bang rồi mới định quốc. Putin cũng đồng ý với nhận định này. Trước khi bắt tay vào công cuộc kiến thiết LB Nga từ đống hoang tàn, Sa hoàng quyết định dẹp loạn. Hồi ấy các nước cộng hòa hồi giáo phía nam vùng Cavcaz luôn có bạo loạn. Khi Liên Xô sụp đổ là cơ hội vàng đòi độc lập. Ông Yeltsin đốc thúc quân lính đánh vào Chechnia mãi không thắng. Hai bên thương vong nhiều, nhì nhằng, kiểu chả bên nào làm được bên nào.
Nhưng đến thời V.Putin thì khác, ông cũng chọn cái cách làm y như vua Đinh dẹp 12 sứ quân tài phiệt. Khi Sa hoàng mang mấy vạn cấm quân triều đình xuống dẹp loạn, ông đã nói với các thủ lĩnh thổ phỉ, rằng: Này, tôi bảo thật. Các ông không đủ sức chống lại tôi đâu. Bây giờ tôi cho các ông hai con đường. Một là đầu hàng về làm người tử tế, hai là đi ra nước ngoài. Mỹ bỏ tiền của đang kêu gọi các ông sang Syria, Iraq... thế mà chỉ sau 2 tuần đội quân đồ sộ ấy tan rã. Những người đầu hàng sẽ xếp hàng bên này. Ai đi nước ngoài xếp hàng bên kia.
Ừ đấy, V.Putin có biết nói đùa đâu. Hồi ấy dĩ nhiên rồi, có một thủ lĩnh thổ phỉ còn trẻ tuổi tin lời Putin và xếp vào bên này, thế là anh ta được làm Tồng thống nước cộng hòa Checsnia cho đến tận ngày nay. Còn những kẻ xếp hàng sang bên kia thì số phận trái ngược. Dù tập hợp được đội quân hơn 20 vạn thật đấy, nhưng phải chui lủi như chó nhà có tang, sau cùng phải dạt sang Syria và chết nhăn ở đấy.
Sau khi nước Nga trên đà quật khởi, Mỹ và phương Tây tuy vẫn xem thường nhưng đã cảnh giác dần. Thế là họ vạch ra kế hoạch nuốt hết các nước tách ra từ Soviet cũ, sáp nhập vào Nato.
Mỹ lên kế hoạch và lập tức triển khai, mở màn là nuốt Gruzia. Một kế hoạch nữa là khai thác dầu từ Trung Á gốm các nước khối liên hiệp Liên Xô cũ: Kazastan, Uzbech, Kirgistan, Turmenski, Tagistan, Azebaijan... Mỹ và đồng minh kịp bắc đường ống chảy qua Armenia sang Gruzia, ra biển Đen rồi mang lên tàu thủy đi bán. Nếu kế hoạch này thành công, đảm bảo đám Tư bản sẽ kịp xâu xé hết phần thịt còn sót lại mà Liên Bang Xô Viết cũ để lại cho Nga.
Có một giáo sư nào đó mà tôi đã quên tên, nói một câu rất hay như thế này. Đại khái là: Những kẻ cuồng tín thường khen tư bản đến tột cùng mà không biết tư bản phải gắn liền với giá trị thặng dư, không bóc lột thì sẽ đi ăn cướp. Cái gì hay nên học, cái tốt nên theo. Nhưng đi lừa bóc lột hay đi ăn cướp thì cần phải lên án cả.
Đại đế Putin cũng nghĩ như thế, ông nói với truyền thông phương Tây đại ý như này: Tôi xin nhắc các nhà tài phiệt phương tây hai vấn đề. Thứ nhất là Nato, chỉ ba nước Baltic vào Nato rồi do ngài Gorbachev bật đèn xanh, 12 nước cộng hòa còn lại không được vào Nato. Nói không nghe thì tôi bắn. Thứ hai là về vấn đề tài nguyên thiên nhiên như dầu và khí đốt, tôi cấm Mỹ và phương tây khai thác. Hãy nhớ nhé.
Và Putin nói được làm được đồng chí ạ!
Năm 2000, giai đoạn khi nước Nga vẫn chưa vực dậy được sau sự sụp đổ của Liên Xô trong khi văn hóa đại chúng Mỹ – từ McDonald’s đến Coca Cola – thống trị đời sống người Nga. Người Mỹ hẳn đã mơ về tương lai tương tự với Tổng thống Putin. Nhưng Putin thì không nghĩ vậy, nhưng ông rất biết nhẫn. Vậy nên giai đoạn “tốt đẹp” trong quan hệ Mỹ – Nga kéo dài khá lâu, tận đến năm 2008 cơ.
Năm 2008 thì có gì à? Ấy là Gruzin mất một nửa đất liền và 1/3 bờ biển về tay Nga, đường dẫn dầu ăn cướp không thể êm đẹp tuồn khỏi Nga nữa. Mỹ bắt đầu điên tiết và đề cao cảnh giác, bắt đầu xiết dần vòng vây kiềm tỏa Nga. Nhưng khi ấy, Mỹ còn đang bận chạy đua Tổng thống, hồi ấy căng lắm. Nhớ năm 2012, khi Mitt Romney ra tranh cử tổng thống, ông ta nói Nga là một mối đe dọa lớn với Mỹ. Không ai tin Romney và Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.
Chỉ vài năm ngắn ngủi sau đó, Putin thể hiện rõ rằng nước Nga sẽ không yên phận ở trong tầm ảnh hưởng của Mỹ. Và quả thật, năm 2014 cả hai chính thức trở mặt và chửi nhau tóe máu đầu. Ấy là khi V.Putin đã dẹp loạn Ukraine. Tình báo Nga biết được cuộc đảo chính Maidan tại Kiev sẽ nổ ra năm 2014 (do Mỹ giật dây). Chính quyền bù nhìn mới sẽ đuổi hạm đội biển đen Nga ra khỏi Sevastopol, thế vào đó là hạm đội 6 Nato.
Maidan nổ ra và thành công. Sau đó Mỹ và Nato nâng li chúc mừng chiến thắng. Đang nhâm nhi rươu mạnh thì nghe tin Putin đã lấy hẳn Crimea. Toàn bộ tàu chiến Ukraine bị nhốt bằng mấy cái tàu hỏng chắn ngang đường. Binh lính bị bắt. Ai chống đối bị bắn.
Chứng kiến cuộc sáp nhập thần tốc của Crimea vào Nga, bất ổn ở miền Đông Ukraine với sự nổi dậy của những lực lượng thân Nga ầm ầm nổi lên. – Mỹ không giận sao được. Thế là tuyên bố cấm vận, tuyên bố bao vây kinh tế, tố V.Putin độc tài và ngang ngược. V.Putin bị tấn công rầm rộ trên mọi mặt trận truyền thông.
Nước Nga hồi ấy tuy còn chưa thực sự khỏe ngang tầm Mỹ nhưng đã cứng cáp lắm rồi, V.Putin tuyên bố: Ừ, anh mày độc tài đấy thì đã làm sao. Tao có sự ủng hộ của 80% dân Nga đấy.
Tháng 9/2015 Putin ra lệnh chuẩn bị ném bom để tiêu diệt đám khủng bố tại Syria. Đất nước này do “mùa xuân A rập” quấy phá, từ 2011 do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì, Israel, A rập Xê út, Qatar tài trợ khủng bố. Ngoài ra có Canada, Newzeland, Úc giúp ném bom ké (tổng cộng 27 nước tham chiến). Đất nước Syria trở thành đống gạch vụn, người dân Syria đang đứng trên bờ vực tuyệt vọng và cạn kiệt niềm tin.
May mắn cho họ, độc tài Putin đã không nhắm mắt làm ngơ để mặc Mỹ xé nát Syria, ông Putin can thiệp vào nội chiến Syria nỗ lực cứu vớt nước này khỏi tan nát. May mắn, người Syria đã nhận ra bản chất khốn nạn của Mỹ, vậy là liên quân Nga – Syria đã đánh bại nhiều nhóm nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.
Đám loạn quân khủng bố do Mỹ cài vào hoặc tạo ra chứ ai. Putin thừa biết điều này. Và ông đã từng có phát ngôn hùng hồn: Tha thứ cho khủng bố là việc của Chúa. Còn tiễn chúng lên đường đến với Chúa là việc của chúng tôi.
Sự kiện này đầy tính biểu tượng, đánh dấu sự trở lại của Nga trên vũ đài thế giới và từ chối cho phương Tây quyền can thiệp vào nội bộ bất cứ nước nào họ muốn. Và cũng tương tự cuộc sáp nhập Crimea, Putin khiến cả thế giới ngỡ ngàng với sự dứt khoát và tính toán chuẩn xác của ông.
Năm ấy, truyền thông phương tây dưới sự chỉ đạo Obama đã mở hết công suất bêu xấu Nga. Đồng thời cấm vận Nga. Bao vây cấm vận kinh tế, đe dọa tấn công quân sự trên mọi mặt trận.
Đáp lại, Đại đế nói: LB Soviet cũ của bọn tao có thể không biết làm kinh tế, nhưng rất giỏi chế tạo tên lửa. Tao còn 3 kho tên lửa dự trữ và mấy lò hạt nhân đấy. Trong mấy năm bị bọn mày xem thường vì nghèo, LB Nga bọn tao đã chế tạo được tên lửa siêu thanh.
Mỹ dĩ nhiên là không tin, có lý nào đám Nga ngố lại có tốc độ bay nhanh hơn mình.
Thế là năm 2016, Nga Ngố mời Tàu cộng quan khán một trận diễn tập phóng tên lửa, nhìn xem chúng nó bay có đẹp mắt hay không. Buổi diễn tập thành công tốt đẹp, mấy anh bên Tàu gật gù khen: Tên lửa bay nhanh và đẹp lắm ông giáo ạ. V.Putin gật gù: Nhanh là phải. Bọn này bay với tốc độ 24.000 Km/h bằng 20 lần tốc độ âm thanh.
Kể từ hôm ấy truyền thông phương Tây đã dè dặt đi khá nhiều.
Rồi nữa, trước thềm World cup 2018, Mỹ đã nói về một sự “bất ổn và thiếu an ninh” khi gấu Nga tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Và một loạt các cáo buộc vô lý, nhắm vào các VĐV Nga sử dụng doping có hệ thống. V.Putin lười phản bác. Ngày 16/06, Quân khu miền Đông Nga đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tại một “địa điểm bí mật nhưng truyền thông nước nào cũng biết”. Hồi ấy tên lửa còn bay đẹp và nhanh hơn 2016 nhiều.
Diễn tập xong. V.Putin có phát biểu thế này trên sóng quốc gia: Yên tâm mà đá bóng đi các chàng trai. Đám nào láo nháo là chúng nó ăn đủ ngay.
Năm 2018, căng thẳng giữa Mỹ và Nga lên tới đỉnh điểm trong vụ việc Syria khi Nga ngố đã giết chết gần hết “người dân thường vô tội” mà Mỹ đã cất công đào tạo. Nga đáp trả: Chúng tao có giết một ít, nhưng chúng nó là khủng bố thật đấy. Và thứ dùng để giết khủng bố ấy là Tên lửa siêu thanh Avangard mới nhất của Nga, nhanh gấp 27 lần âm thanh và ‘không thể đánh chặn’.
Tháng 10/2018 Nga mới thiết lập được vùng cấm bay trên toàn cõi Syria và biển. Trước đó là không thể. 150 tổ chức khủng bố do Mỹ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ kì, Israel nuôi dưỡng. Tiền bạc, máy bay có 27 nước tài trợ như Canada, Úc, New Ziland, A rập Xê út, Qatar...có mặt khắp nơi.
Từ hôm 19/12/2018 Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria thì loa đài châu Âu, Mỹ bị rè, không nói gì nữa.
Nói cho các đồng chí nghe, năm 2018 Trung cộng mới phát triển vũ khí siêu thanh có tốc độ bay gấp 5 lần âm thanh thôi đấy. Tên lửa đẩy có đầu đạn hạt nhân bay nhanh gấp 27 lần âm thanh, lại có khả năng bẻ hướng, bố thằng Tây mà đánh chặn được à? Muốn chống chặn phải có tốc độ như vậy. Loại tên lửa này bắn đi mọi nơi trên quả đất này.
Vì vậy Nga ca ngợi Mỹ giàu có 11 tàu sân bay (Nga chỉ có một mà không sử dụng được. Hiện nay đang đại tu mà phát hiện nhiều linh kiện bị đánh cắp). Nhưng Nga nói Nga ngồi một chỗ trên đất nước mình sẵn sàng bắn chìm tất cả các tàu sân bay Mỹ.
Gần đây, trong một cuộc thảo luận ở Sochi hồi tháng 10, Putin nói rằng sai lầm lớn nhất của các lãnh đạo Nga hậu Liên Xô là quá tin tưởng Mỹ. Đại khái: Lỗi lầm lớn nhất của những người Cộng sản Soviet là đã tin các bạn Mỹ quá nhiều. Để rồi bị các bạn ấy xem đó là điểm yếu và khai thác”.
Còn người Mỹ thấy rằng hóa ra năm ấy ứng viên tranh Tổng thống Romney đã đúng, còn họ thì đánh giá ông Putin quá thấp. B.Obama lên làm Tổng thống Mỹ, kịp ném bom tan nát 7 nước nhưng đã để chỉ một nước là LB Nga trở nên hùng mạnh. Thế là thất bại rồi!
Ngày 19/12/2018 TT Mỹ Donald Trump tuyên bố QĐ Mỹ đã đánh bại tổ chức khủng bố IS. Do đó ra lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Syria. Đó là điều nói dối. Nhưng cần thiết. Chẳng nhẽ nói toạc ra tại vì thằng Nga ngố nó làm tê liệt máy bay Mỹ và Israel trên bầu trời và ngoài khơi Syria, Liban.
Mặc cho lời chỉ trích từ phương Tây và những người đối lập trong nước, những người ủng hộ ca ngợi Putin là người đã đứng lên trước phương Tây để bảo vệ nước Nga. Và tỷ lệ người ủng hộ ông trong nước thường đạt mức trên 80%, ngay cả trong những cuộc thăm dò dư luận do các hãng phương Tây tiến hành. Trong thời gian kinh tế Nga khủng hoảng vì những lệnh trừng phạt của phương Tây, tỷ lệ ủng hộ đối với ông ở mức đáng ghen tỵ cho bất cứ chính trị gia phương Tây nào. Có lẽ vì sau những năm tháng hỗn loạn hậu Liên Xô, Putin đã đưa nước Nga trở lại với người Nga, một nước Nga hùng mạnh như trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
V.Putin đại đế nhận ra rằng, nước Nga sở dĩ trở nên vĩ đại là nhờ có một nền văn hóa vĩ đại, và nước Nga muốn vĩ đại trở lại thì việc đầu tiên phải vực dậy văn hóa truyền thống. Thế là các giá trị văn hóa ngoại lai của Phương Tây bị cấm tiệt ở hành tinh Nga. LGBT bị cấm, NGOs bị cấm và dĩ nhiên, “tự do dân chủ” chẳng còn đất mà ngóc đầu.
Dưới thời Putin Đại đế, người Nga đã sống dưới một nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, một giai đoạn mà người ta cuối cùng đã chịu sinh con đẻ cái lại. Quan trọng nhất, họ tìm thấy một nhà lãnh đạo có thể đại diện cho đất nước trước thế giới, một người có thể đưa Nga khỏi cái bóng của phương Tây và khôi phục lòng tự hào trong người Nga về cường quốc của họ. Từ hình tượng cá nhân đến cách ứng xử trong đối ngoại, từ những trận đấu judo đến chiến dịch can thiệp vào Syria, Putin đều là người lãnh đạo mạnh mẽ mà người Nga chờ đợi.
Gần đây, khi được các em học sinh hỏi về sự kiện đã để lại ảnh hưởng lớn nhất trong đời mình, Putin nói rằng đó là sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991. Trước đó, ông cũng gọi sự kiện này là “thảm kịch địa chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ 20”. Dĩ nhiên, ông sẽ tìm cách phục hồi lại các giá trị tốt đẹp dưới thời Liên Xô, dĩ nhiên không phải là “một bộ máy cộng sản đã mục ruỗng”.
4. Sắc lệnh răn đe hạt nhân của Putin Đại đế: Khi gấu Nga đã không chỉ biết chịu trận
Mới đây nhất, ngày 02/06/2020, Đại đế Putin đã ký một sắc lệnh chính thức phê chuẩn các nguyên tắc cơ bản của chính sách răn đe hạt nhân quốc gia Liên bang Nga. Xin nhắc lại, là “răn đe” chứ không còn là bị động phòng thủ.
Tài liệu này xác định 4 điều kiện cho một cuộc tấn công hạt nhân của Nga, đó là:
- Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.
- Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.
- Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc quân đội quan trọng
- Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.
Lưu ý: Đây là lần đầu tiên Nga phổ biến công khai nội dung tài liệu dạng này thay vì để ở dạng MẬT như các phiên bản trước nay. Đúng như Vladimir Putin đã từng nói: “Nếu thế giới không cần Nga, thì Nga cũng chẳng thiết tha gì với thế giới này”.
Ý đồ của Putin lần này đã rất rõ. Kiểu như: Tao đã quá chán nghe những lời bịa đặt, xuyên tạc và đe dọa của chúng mày rồi. Không cần biết ý đồ thực sự của mày là gì, nhưng phóng tên lửa có ý đe dọa chúng tao thì cứ liệu đấy.
Vì sa hoàng đã từng nói về Mỹ, rằng các nước hãy cảnh giác với “Tự do dân chủ”, bởi vì như lời Putin nói: “Họ chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!”
Lời kết, xin nhắc lại một tuyên bố đanh thép của Sa hoàng, Đại đế, Tổng thống độc tài V.Putin: “Những kẻ chuyên đi tàn phá các quốc gia khác thì không có tư cách lên lớp về dân chủ, cũng chẳng có quyền dạy người ta sống thế nào cho tự do.”

"THÂM CUNG BÍ SỬ": TẠI SAO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM THÁNG 2 NĂM 1979?

Ngược dòng lịch sử, các nhà nghiên cứu cho biết: Vào tháng 3/1975, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột, để giải phóng Tây Nguyên... Ngay sau khi biết tin đó, Trung Quốc (TQ) đã không vui. Họ biết chắc chắn Việt Nam sẽ mở cuộc tổng tấn công lớn để thống nhất đất nước mình. Chính Trung Quốc đã tìm cách can ngăn điều đó và khuyên Việt Nam chỉ dừng lại đánh ở mức Trung đoàn và du kích, đừng đánh cấp Sư đoàn hay Quân đoàn...


Tổng Bí thư Lê Duẩn thời điểm đó đã thẳng thắn bác bỏ và nói với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, đại loại: “Đất nước chúng tôi phải do chúng tôi tự quyết định, mong Trung Quốc tôn trọng điều đó!”.
Nhưng rất tiếc, với dã tâm chia cắt Việt Nam không thành, sau những thỏa thuận đi đêm chia chác với Mỹ trên lưng Việt Nam, ngay sau khi Việt Nam chạm bánh xe tăng vào Dinh Độc lập, bè lũ Pôn Pốt đã bắt đầu đánh chiếm đảo Thổ Chu, hành quyết 500 dân thường Việt Nam... 
Sau khi thống nhất và vãn hồi trật tự xã hội, đầu năm 1976 Bộ Chính Trị do Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì tiến hành họp khẩn trương. Tình hình bên kia biên giới báo về có sự bất ổn 1 bên là Khơ Me Đỏ hung hăng tàn bạo muốn gây chiến, 1 bên là sức ép của Trung Quốc tạo nên 1 thế vòng cung siết chặt Việt Nam. 
Các đơn vị của Mỹ ở Hàn, Nhật, Philippinne đã gia tăng quân và sự đi lại liên tục của Bắc Kinh với Mỹ thời gian đó nhiều bất thường…
Tổng Bí thư Lê Duẩn phân tích và đánh giá tình hình trước Bộ Chính trị: Phía Bắc chỉ là nghi binh, nhưng cũng là đòn quyết định chiến lược nếu chúng ta không kịp thời đối phó. Khả năng rất cao chúng sẽ quốc tế hóa vấn đề xung đột biên giới. Chúng sẽ lập tức đưa quân vào tham chiến, lập vùng đệm và tạo thế cho bọn tàn quân ngóc đầu dậy, sau đó sẽ tấn công chúng ta 2 mũi ba hướng tạo thế vòng cung tiêu diệt chúng ta. Vấn đề là phải làm thế nào để quân đội ta có thể trở đầu kịp trước tình hình này".
Một mặt khác Việt Nam đã chịu nhục, nhẫn nhịn tối đa như lời Thủ tướng Hunsen từng nói: "Chính Phủ Việt Nam thời đó đã từ chối lời đề nghị của chúng tôi để tránh chiến tranh". Đúng như vậy, thời đó chúng ta đã nhẫn nhịn đến mức để cho quân Ponpot tràn sâu vào nội địa hơn 10 cây số, Việt Nam đã đánh đuổi ra khỏi biên giới chứ không tiến vào Campuchia.
Với mong muốn hòa bình để phát triển đất nước sau hàng chục năm chiến tranh kéo dài Việt Nam đã đề nghị Ponpot lập vùng phi quân sự và đàm phán bằng ngoại giao nhưng Ponpot phớt lờ.
Tháng 11/1978, Ponpot ra nghị quyết tiêu diệt sạch người Việt Nam: Hi sinh 2 triệu người Campuchia để "làm cỏ" 50 triệu người Việt Nam. Sau nghị quyết đó, quân Khơ Me Đỏ đánh rất tàn bạo, thảm sát thảm khốc hơn như vụ Ba Chúc bị chúng nó thảm sát 3 nghìn người.
Chịu không nổi trước sự tàn bạo của bè lũ Ponpot, Việt Nam đã gửi đơn tố cáo và hình ảnh thảm sát dân Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc và nhờ thế giới can thiệp. Phản hồi lại cho Việt Nam, Liên Hiệp Quốc đáp: "Các bằng chứng Việt Nam đưa ra khá mơ hồ, không thuyết phục được thành viên Liên Hiệp Quốc, thậm chí có thể là ngụy tạo, đề nghị Việt Nam tỏ rõ thiện chí giải quyết vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ với Campuchia để tránh những bất hòa đáng tiếc".
Kêu lên Liên Hiệp quốc không được, nhờ sự can thiệp bằng ngoại giao không được, trong khi quân Ponpot vẫn đánh sâu vào nội địa. Chúng ta chỉ còn 1 cách duy nhất đó là sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột.
Tháng 12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Campuchia ra đời và nhờ Chính phủ và nhân dân Việt Nam giúp đỡ giải phóng người Campuchia thoát khỏi diệt chủng Khơ Me đỏ. Danh đã chính, ngôn đã thuận, Việt Nam tập trung quân số và hỏa lực để chuẩn bị cho cuộc phản công.
Trước khi phản công Tổng Bí thư cho triệu tập Tướng Lê Trọng Tấn lên hỏi ý kiến, tướng Tấn đã trả lời thẳng thắn: "Trung Quốc 25 năm qua chưa trận mạc không có gì đáng ngại, chỉ cần tăng cường năng lực chiến đấu cho dân quân tự vệ dọc tuyến biên giới là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất 1 tháng; để bảo vệ Thủ đô chỉ cần Quân đoàn 1 và 5 Sư cơ động là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất trong 6 tháng. Tôi tin ta đủ khả diệt bọn Ponpot trong 2 tuần rồi lập tức quay ra Bắc ứng chiến".
Tổng Bí thư Lê Duẩn rất tin tưởng Tướng Lê Trọng Tấn và đã giao cho ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Campuchia. Đúng như lời nhận định của Tướng Tấn, chúng ta đưa quân giải phóng Campuchia vỏn vẹn không đến 1 tuần. Ngay sau khi giải phóng Campuchia, chúng ta được lệnh bàn giao lại cho lực lượng cứu quốc Campuchia rồi tiến hành rút quân... 
Nhưng không được, lũ Ponpot với vùng đệm là Thái Lan đã được Mỹ và Trung Quốc sắp xếp từ trước, tuồn vũ khí và tiền bạc giúp chúng tiếp tục đánh phá Campuchia và chính quyền non trẻ. Một quyết định sinh tử vào thời điểm đó của Trung ương là để quân lại giúp bạn. Đó là quyết định mạo hiểm nhưng cũng là quyết định sáng suốt lúc đó nếu không thì rất có thể với lực lượng non kém của Cách mạng Campuchia sẽ bị Ponpot đè bẹp và chiến tranh sẽ tiếp tục nổ ra với chúng ta...
Trở lại vấn đề Biên giới phía Bắc, sau khi Ponpot bị đập nhừ tử, Trung Quốc tuyên bố "Dạy cho Việt Nam một bài học", ngông cuồng rằng: "Sáng ăn phở Hà Nội, tối cơm tấm Sài Gòn". Nhưng kết quả chúng đã vấp phải cuộc chiến ròng rã 10 năm trời...
Vậy Trung Quốc đánh Việt Nam làm gì? Họ có 3 mục đích chính, đó là: 
1/ Thanh trừng nội bộ: Đặng Tiểu Bình muốn chiếm lấy sự lãnh đạo quân đội từ tay Hoa Quốc Phong;
2/ Muốn cứu nguy chế độ Ponpot gây sức ép bằng quân sự với Việt Nam;
3/ Chứng minh với Phương Tây là Trung Quốc đã không còn "bản chất Cộng sản" như thời Mao Trạch Đông, để tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ của Tư bản, cho phát triển kinh tế sau cuộc thanh trừng Cách mạng văn hóa, đã khiến họ kiệt quệ.
Hơn ai hết người Trung Quốc hiểu rõ không thể sa lầy ở Việt Nam như Mỹ. Họ cũng không thể ở lại lâu vì như thế để chiến đấu với Việt Nam là không thể thắng... Nên 1 cuộc chiến ngắn ngày thần tốc như với Ấn Độ được Trung Quốc áp dụng ở Việt Nam. Sau này, có Tướng lĩnh Trung Quốc đã thú nhận đây là một "quyết định điên" khi tấn công Việt Nam.
Nhìn chung chúng ta thắng cả 2 cuộc chiến tranh biên giới trên nhưng chúng ta thiệt hại rất nặng nề về kinh tế về sự cấm vận. Trong bối cảnh đó chúng ta không còn cách nào khác, bởi kẻ thù đã buộc ta phải cầm súng. Mãi cho đến 25 năm sau, thế giới mới ghi nhận Việt Nam có công lớn giúp Campuchia hồi sinh và Ponpot phạm tội diệt chủng. Thế mà họ đã cấm vận ta đến 30 năm trời...
Nếu kẻ hậu sinh mà chỉ ngồi trên xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc, để võ đoán, phán xét, quy kết theo cảm tính chủ quan... thì chỉ là những kẻ vô liêm sĩ, ăn cháo đá bát không hơn không kém!
Thế hệ chúng ta cần tôn trọng những quyết định của lịch sử, vì chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Chúng ta chỉ có thể thay đổi ở tương lai với 1 đất nước hùng cường và thịnh vượng để báo đáp tiền nhân thôi.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

"KHOẢNG CÁCH 0,25 ĐIỂM LÀ KHOẢNG CÁCH CỦA HÀNG CHỤC THÍ SINH".

Câu chuyện nam sinh cõng bạn 10 năm Ngô Minh Hiếu thiếu 0,25 điểm để vào Y Hà Nội đã làm rung động rất nhiều người ngày hôm qua. 


Hay tin, GS. TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trong trường hợp này, mọi người nên động viên gia đình cùng nam sinh Ngô Minh Hiếu "chấp nhận kết quả, tuân thủ theo đúng quy chế tuyển sinh và không nên mong chờ một sự ưu tiên cá biệt cho mình. Cho dù mình đã làm một việc rất tốt, được cộng đồng xã hội đánh giá cao nhưng khoảng cách 0,25 điểm là khoảng cách của hàng chục thí sinh".
"Với trường hợp của Minh Hiếu, theo tôi, em có thể chọn học Đại học Y Thái Bình hoặc Y Hải Phòng - đây đều là những trường có chất lượng đào tạo tốt, được xã hội, ngành y công nhận. Sau này, nếu học tốt, chứng minh được năng lực, em hoàn toàn có thể theo học thêm tại ĐH Y Hà Nội và trở thành bác sĩ giỏi". 
Có tâm ắt có tầm, luôn luôn tin rằng Hiếu sẽ thành công dù em có theo học tại ngôi trường nào đi nữa !!!

NGHỆ THUẬT LÀ ÁNH TRĂNG LỪA DỐI

Cộng đồng mạng bảo rằng, hóa ra ai cũng có lúc “sống ảo” cả. Đến Tổng thống Donald Trump chụp bức ảnh “làm việc trong bệnh viện khi đang chiến đấu với COVID-19” mà hóa ra cũng chỉ là dàn dựng, ông chỉ đang ký lên tờ giấy trắng thôi.


Bức ảnh Tổng thống Donald Trump “đang làm việc” tại Trung tâm Y tế Walter Reed do Nhà Trắng công bố hôm 3/10 để chứng tỏ rằng ông không ngừng làm việc dù đang mắc bệnh đã khiến hashtag #Staged (dàn dựng) trở thành trend trên Twitter.
Lập tức, những lời bình luận trêu chọc đã ngập tràn trên Twitter, cho rằng Tổng thống cũng thích “sống ảo” một chút. Còn một số người thì chỉ ra rằng Tổng thống không đeo khẩu trang trong khi được chụp ảnh, mặc dù ông đang mắc bệnh.
Nhưng những nỗ lực của Tổng thống để chứng tỏ mình không sợ con virus nhanh chóng bị những cư dân mạng tinh mắt nhận ra là bức ảnh Nhà Trắng công bố chỉ là ảnh dàn dựng chứ không phải ảnh làm việc thật. Bởi có người kỹ tính phóng to một bức ảnh lên và thấy Tổng thống Trump có vẻ “đang ký tên lên một tờ giấy trống không”.
Ngoài những bức ảnh được Nhà Trắng đăng lên, cho thấy Tổng thống có vẻ hăng say làm việc dù đang phải điều trị COVID-19, thì Ivanka, con gái của Tổng thống, cũng chia sẻ một ảnh trên trang Twitter của cô, ghi: “Không gì có thể ngăn được ông làm việc vì người Mỹ. KHÔNG NGỪNG NGHỈ!”.
Một nhà sử học viết: “Tôi hy vọng Tổng thống không khiến cho nhiếp ảnh gia bị lây bệnh”.
Sau đó, Tổng thống Trump cũng không giải thích rằng có phải ông ký lên giấy trắng không, hoặc tại sao ông lại làm như vậy.
Tổng thống Trump và phu nhân xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 vào vài ngày trước. Các thông báo chính thức của các bác sĩ cho biết, sức khỏe của họ đều ổn định, “tinh thần rất tốt” và Tổng thống vẫn làm việc trong khi điều trị, đồng thời cũng sẽ sớm quay lại với công việc như bình thường.

KHI NGƯỜI VIỆT “NÉM ĐÁ” ÁO DÀI VIỆT

Tháng 10/2018, Nhật báo China Daily đăng tải bộ sưu tập Xuân - Hè 2019 mang phong cách truyền thống Trung Quốc của hãng Ne Tiger. Điều đáng bàn ở đây là nhìn qua loạt ảnh được đăng, dân mạng Việt Nam dễ dàng nhận ra những trang phục của hãng thời trang Trung Quốc gần như “sao y bản chính” áo dài Việt Nam. Bài đăng này nhanh chóng nổi sóng trên Weibo, đa phần dân cư mạng Trung Quốc đồng tình với bài viết, cho rằng áo dài Việt Nam “mang phong cách Trung Quốc” và rồi họ tố ngược người Việt rằng “ăn cắp thiết kế của sườn xám”.


Trên mạng xã hội Douyin - một phiên bản “nội địa” của Tiktok, xuất hiện những video của một nhà thiết kế Trung Quốc cách tân trang phục truyền thống sườn xám của nước họ. Nhưng, những trang phục sườn xám cách tân này lại có rất nhiều chi tiết giống trang phục áo dài của Việt Nam. Những bộ trang phục này được chụp mũ là “sườn xám hiện đại”, được bày bán trên Tmall, Taobao và các trang thương mại điện tử của Trung Quốc và thu hút được một lượng đặt hàng rất lớn, trong đó không nhỏ đến từ Việt Nam. Những người yêu quốc phục Việt Nam vô cùng phẫn nộ, họ có đặt hàng những bộ “sườn xám cách tân” đó về, làm những clip phản biện và phân tích sự khác nhau giữa áo dài và sườn xám và cho rằng những chiếc “sườn xám cách tân” là một sự ăn cắp văn hóa trắng trợn, khiến trang phục truyền thống của cả hai quốc gia bị sai lệch đi. Tuy nhiên, có những người Việt lại vào bênh vực những bộ “sườn xám cách tân” đó, họ cho rằng văn hóa Việt Nam lệ thuộc vào văn hóa Trung Quốc, trang phục truyền thống của Việt Nam cũng giống trang phục truyền thống của Trung Quốc. Họ cho rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm vì thế, áo dài sao chép sườn xám cũng không có gì cần bàn tới.
Vào tháng 5 vừa rồi, chương trình truyền hình thực tế “Sáng tạo doanh 2020” của Trung Quốc chiếu trên Tencent Video cũng bị cư dân mạng Việt Nam “tố giác” việc ăn cắp bản nhạc Nhã nhạc cung đình Huế làm nhạc dạo cho một vỡ diễn cổ trang Trung Quốc. Trước đó, bộ phim Thịnh Đường Huyễn Dạ cũng bị tố giác tương tự và dẫn đến việc bị VTV8 “cắt sóng”.
Tuy nhiên, có nhiều người hâm mộ Việt Nam cho rằng chương trình các chương trình, bộ phim nổi tiếng bên Trung Quốc sử dụng các bản nhạc từ Nhã nhạc cung đình Huế là một niềm vinh dự. Họ cho rằng những chương trình và bộ phim trên có mức độ phủ sóng rất cao, nhiều người xem, từ đó các bản nhạc Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam sẽ có nhiều người nghe và tìm hiểu, có thể thu hút thêm khách du lịch.
Từ Nhã nhạc cung đình Huế đến áo dài, từ âm nhạc đến trang phục… của chúng ta đang bị đánh cắp, đang bị sao chép, một phần đến sự thờ ơ, dễ dãi và mặc kệ của chính những người Việt.
Đầu tháng 10/2020, Thừa Thiên Huế quyết định các nam viên chức làm việc tại Sở Văn hóa - thể thao sẽ mặc áo dài vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng. Mục đích của việc làm này là khiến cho hình ảnh của các viên chức thân thiện hơn với người dân và khách du lịch, nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc này được coi như là một “thí điểm” từng bước đưa áo dài vào trong môi trường công sở và học đường, khuyến khích anh em nam giới cùng bảo vệ và tôn vinh áo dài cùng với chị em.
Tuy nhiên, có nhiều người không nghĩ như vậy.
Họ cho rằng sử dụng áo dài sẽ gây ra nhiều bất tiện, khó di chuyển, vướng víu trong các hoạt động văn phòng. Tuy nhiên, trong khuyến nghị, các nam viên chức chỉ sử dụng áo dài vào ngày thứ 2 đầu tiên của tháng hoặc các dịp lễ đặc biệt chứ không bắt ép phải sử dụng liên tục thay các trang phục công sở khác. Trong tương lai, nếu việc mặc áo dài được nhân rộng ra, thì cơ quan chức năng cũng chỉ khuyến khích các đơn vị mặc vào thời điểm nhất định, vừa bảo vệ văn hóa dân tộc, vừa giúp văn hóa doanh nghiệp hay cơ quan được duy trì, bên cạnh đó không làm gián đoạn các hoạt động công sở thường nhật.
Một nguyên nhân khác khiến nhiều người phản đối là hình ảnh các nam viên chức trang phục áo dài giống như là phân biệt giai cấp, gợi nhớ hình ảnh quan lại cũ với thường dân. Mình cho rằng đây là một quan điểm bảo thủ và lạc hậu. Ngoài ra, họ cho rằng nam giới mặc áo dài thì không đẹp, nhưng về vấn đề này, hãy hỏi các chị em. Trên nhiều diễn đàn, rất nhiều chị em bày tỏ sự ủng hộ các anh em mặc áo dài, vì nó vừa tạo ra cảm giác mới lạ, vừa gần gũi với văn hóa dân tộc. Việc các anh em mặc áo dài cũng như là một động thái “chia lửa”, cùng góp sức với các chị em bảo vệ văn hóa dân tộc. Mặc áo dài nhằm lan tỏa văn hóa dân tộc, và đã đến lúc, các anh em cần góp sức vào sự lan tỏa ấy.
Đúng là mặc áo dài bất tiện thật, vướng víu, nhưng các chị em vẫn mặc khi đi làm, khi đi chơi, đi tham gia các ngày lễ lớn hoặc dịp đặc biệt. Vậy thì há cớ gì các anh em lại không mặc được? 
Nhiều người cho rằng mặc áo dài là một sự cải lùi về văn hóa, họ cho rằng thế giới đang ngày một tiến lên hiện đại thì Việt Nam lại cổ vũ một giá trị văn hóa cũ kĩ, lạc hậu? Nhìn trông giấy phường tuồng chèo, phong kiến. Vậy, lại nhắc đến câu chuyện người Hàn nỗ lực quảng bá Hanbok ra thế giới, người Nhật tự hào về Kimono, hay câu chuyện Thủ tướng Ấn Độ luôn mặc áo truyền thống mỗi khi đón tiếp nguyên thủ nước ngoài. Giá trị của một quốc gia không phải chỉ được đong đếm bằng những giá trị của hiện tại và tương lai, nếu một quốc gia chỉ quan tâm đến hiện tại và tương lai. Đó là một quốc gia mất gốc.
Một điều buồn cười khác, là nhiều người nói về hình ảnh Ngô Đình Diệm - một lãnh đạo của chế độ VNCH cũng từng mặc áo dài. Thực tế, đúng là Ngô Đình Diệm khá hay mặc áo dài, tuy nhiên, áo dài là trang phục truyền thống của người Việt, chứ không phải là quân bài chính trị. Đừng “dán mác” chính trị vào áo dài, nghe nó nặng nề và sáo rỗng lắm.
Nhắc đến trang phục truyền thống của người Hàn, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hanbok, còn về người Nhật, thì đó là Kimono. Nếu thường xuyên xem bóng đá, sẽ thấy mấy ông chủ người Tây Á như Qatar, Arab Saudi... rất thường xuyên mặc trang phục truyền thống đi theo dõi đội bóng con cưng. Mặc trang phục truyền thống chưa bao giờ là một điều gì đó xấu hổ hay lạc hậu. Tại APEC 2006 diễn ra tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất toàn cầu còn đồng loạt mặc áo dài chụp ảnh mà? 
Chứ đừng để đến một lúc nào đó, khi văn hóa mất hết, khi trang phục truyền thống bị ăn cắp, khi những giá trị cổ truyền bị mai một, lúc đó mới mải mê tìm lại, thì đã muộn rồi. Rồi mai này, chẳng lẽ thế hệ con cháu chúng ta sẽ chỉ còn được ngắm nhìn những thứ gì thuộc về truyền thống qua màn hình hay sao?
Mặc hay không mặc là quyền của mỗi người, nhưng, xin đừng chỉ trích văn hóa - thứ mà cha ông ta đã gìn giữ và phát huy, cũng xin đừng mắng mỏ những người đang lưu giữ và phát huy “hồn cốt dân tộc”.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHI MỜI “PHẢN ĐỘNG” HỒNG THÁI HOÀNG LÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH?

Một câu chuyện khiến cõi mạng đang xôn xao không hiểu đó là truyền hình Quốc hội vừa thực hiện một phóng sự về chủ đề “lạm thu” đầu năm học mới, trong đó có mời nhân vật đăng đàn phát biểu chính là Hồng Thái Hoàng.


Ngay khi phóng sự của của truyền hình Quốc hội được chiếu, anh em cõi mạng đã ngay lập tức nhận ra khuôn mặt của Hồng Thái Hoàng, một “nhà dân chủ” cỡ bự, một phản động cộm cán có quá trình hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam lâu dài.
Không chỉ truyền hình Quốc hội, một số cơ quan báo chí khác cũng đã kịp mời “phản động” Hồng Thái Hoàng lên sóng như Việt nam net..
Hầu như tất cả anh em cõi mạng đều cảm thấy bất ngờ khi truyền hình Quốc hội “trải thảm đỏ” mời Hồng Thái Hoàng lên sóng như thế này.
Có mấy vấn đề to đùng đặt ra.
THỨ NHẤT, với bản chất phản động, chuyên xuyên tạc và bịa đặt của mình, những điều mà Hồng Thái Hoàng phát biểu khó có thể đảm bảo tính khách quan và trung thực. Chưa kể, cô ta còn có thể lồng ghép ý đồ xấu của mình vào để tuyên truyền, biến truyền hình Quốc hội thành diễn đàn tuyên truyền của mình.
THỨ HAI, việc một đối tượng phản động được xuất hiện trên sóng truyền hình của một cơ quan báo chí hàng đầu vừa tạo điều kiện cho đối tượng được đánh bóng tên tuổi đồng thời cũng khiến cho người dân nhìn vào “đối tượng phản động” này với con mắt khác.
Cần nhớ rằng Hồng Thái Hoàng từng xuất hiện nhiều lần trong các cuộc tổ chức biểu tình chống Nhà nước, gần gũi với các đối tượng cộm cán như linh mục Nguyễn Đình Thục hay kẻ giết người, khủng bố Lê Đình Kình…
Thế mà nay truyền hình Quốc hội làm thế này khác gì “trải thảm đỏ” cho phản động lên sóng.
VẤN ĐỀ ĐẶT RA LÀ AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC NÀY ?
Đầu tiên phải nói tới phóng viên, biên tập viên, những người đã chọn Hồng Thái Hoàng, đã liên hệ với Hoàng để mời Hoàng lên sóng.
Sau nữa là trách nhiệm của trưởng ban, tổng biên tập, giám đốc truyền hình Quốc hội.
Chẳng lẽ họ không biết Hồng Thái Hoàng là ai, sao không search mạng cái là ra ngay.
Làm báo chí mà không nhạy bén về chính trị thế này thì đúng là quá lo ngại.
Cái này người ta gọi là tự bôi mỡ vào người cho kiến nó cắn đây.
Viễn

CẢNH BÁO TRÒ LỪA ĐẢO Ở NÔNG THÔN

Rất nhiều nơi bà con đã bị lừa kiểu này. Các bạn trẻ hãy nói với các cô bác, các cụ ở nhà cảnh giác với bọn lừa đảo này nhé!
Cách thức bán hàng như sau:


- Bước 1: Ai mua bóng đèn Led 25w 50 nghìn?
Lần 1 khoảng 5 người mua vẫn thu tiền nhưng sau nhân viên trả lại.
- Bước 2: lại đèn Led 80w 200 nghìn?
Khoảng 15 người mua vẫn thu tiền nhưng sau trả lại.
- Bước ba: Tiếp đến, chảo chống dính 300 nghìn?
30 người đăng ký nhưng thu tiền xong nhân viên phát thẻ và nói cứ giữ thẻ đó.
- Bước 4: giới thiệu nồi lẩu trị giá 2.250k
Người đầu tiên mua nhân viên thu tiền nhưng lại trả tiền lại cho khách hàng đầu tiên, vậy khách đầu tiên được hưởng nồi lẩu mà không mất tiền. 
20 đăng ký mua vẫn phát thẻ nhưng nhân viên vẫn thu tiền và nói mọi người giữ lại tấm thẻ đó. 
- Bước 5: giới thiệu máy xay sinh tố trị giá 2.300k
Nhưng lại hạ giá xuống cùng với nồi lẩu có nghĩa là hai sản phẩm còn 2.300k. 
25 đăng ký vậy là nhân viên cứ thoải mái thu tiền còn người dân cứ nghĩ mình được tặng. 
Cuối cùng thì sao? Kết quả cuối cùng là.....
Ba sản phẩm: 
1- bóng đèn
2- chảo 
3- máy xay sinh tố 
Tất cả ba món 2,600k kết thúc buổi giới thiệu sản phẩm và "chuồn rất nhanh".
P/S: Đây là hình thức bán hàng đa cấp lừa đảo ở nông thôn. Đối tượng mà các đối tượng nhắm tới là những người trong độ tuổi trung niên và người già (ít tiếp xúc với internet). Hình thức này không mới và thời gian gần đây hoành hành trở lại ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Điều đáng nói là chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết và lòng tham của một số cán bộ cấp cơ sở để xin phép bán hàng tại địa phương. 
Thậm chí còn mượn cả hội trường thôn để thu hút người dân bán sản phẩm. Theo mình được biết là những đồ họ bán là các sản phẩm có nguồn gốc trôi nổi từ bên Trung Quốc nhập lậu qua biên giới giá rất rẻ, mua sỉ chỉ 100-200k. Chúng sẽ bán lại cho bà con tầm 2 triệu (siêu lợi nhuận).
Điều đáng nói là các sản phẩm này dùng 1 thời gian độ an toàn không cao và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI!

ĐẰNG SAU MỖI THÀNH NGỮ CÓ MỘT CÂU CHUYỆN THÚ VỊ

1. NGHÈO RỚT MÙNG TƠI
Nhiều người vẫn nhầm tưởng mùng tơi ở đây là cây mùng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay giậu mùng tơi trong thơ Nguyễn Bính.


Nhưng thật ra, mùng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là "mùng tơi".
Với những người dân nghèo, họ cứ khoác mãi một chiếc áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mùng tơi sắp rớt (rụng) ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.
2. ĐỀU NHƯ VẮT TRANH
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.
Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan kết lá cỏ tranh, lá cọ hoặc lá dừa nước vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.
"Đều như vắt tranh" ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.
3. LANG BẠT KỲ HỒ
Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt.
"Lang" là con Sói, "bạt" là giẫm đạp, "kỳ" là đại từ chỉ chính con sói đó, "hồ" là vạt yếm dưới cổ nó.
Vậy "lang bạt kỳ hồ" có nghĩa là con sói dẫm lên chính cái yếm của nó. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
4. CON CÀ CON KÊ
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.
Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng xuống được.
Câu "con cà con kê" ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.
5. CHẠY NHƯ CỜ LÔNG CÔNG
Cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.
Khi việc di chuyển, đi lại còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công.
Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy lông nhông khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy gấp gáp, vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ "chạy như cờ lông công" này.