KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG BỊ BẮT - DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT CUỘC ĐỜI LẦM LẠC!

Như chúng ta đã biết, vừa qua cơ quan Công an đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG BỊ BẮT - DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT CUỘC ĐỜI LẦM LẠC!

Cùng lật lại quá trình chống phá của đối tượng “đã xấu lại chuyên đóng vai ác” này. Sinh ngày 27/5/1978 tại Hà Nội, trong một gia đình nề nếp, khi bố mẹ là cán bộ nghỉ hưu, các anh em đều làm trong cơ quan Nhà nước, nhưng Đoan Trang không phát huy truyền thống gia giáo đó và kỳ vọng của gia đình qua cái tên mà cha mẹ đặt cho, mà dần dần bị lôi kéo vào những tham vọng, ảo tưởng chính trị viển vông, để rồi nhìn lại chỉ thấy một tâm hồn ma dại. Tuy được gia đình cho ăn học bài bản, đến nơi đến chốn, từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, rồi làm việc, cộng tác viên với nhiều cơ quan báo chí, công ty trên lĩnh vực truyền thông như báo điện tử Vnexpress; Truyền hình kỹ thuật số VTC; báo Vietnamnet; báo Pháp luật Tp.HCM tại Hà Nội… và đến tháng 01/2013, xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc.

Chính thời gian này, ả đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức ba que hải ngoại. Sau khi trở về nước, đối tượng lại đóng vai “người bất đồng chính kiến” chuyên nghiệp và coi đó là nghề kiếm sống, từ đó cho đến khi xộ khám. Được sự tài trợ, cổ xúy, tung hô ngút trời của các thế lực bên ngoài, ả trực tiếp thành lập và điều hành hàng loạt tổ chức chống đối như: “Mạng lưới blogger Việt Nam”,  “Vì một Hà Nội xanh” - Green Trees, lợi dụng danh nghĩa phản đối một số điều luật đối tượng cho là “vi phạm dân chủ, nhân quyền” như Điều 258 BLHS 1999, lợi dụng hoạt động bảo vệ môi trường (phản đối việc chặt hạ 6.300 cây xanh tại Hà Nội...) để kích động và tham gia hàng chục cuộc tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự. Ngoài ra, ả còn thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước như “Việt Tân”, “VOICE”; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước.

Ả cùng Trịnh Hội - đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng nhìn vào đó không khác gì một mớ hổ lốn, luôn có sự “ác cảm” với chính quyền và hệ thống pháp luật Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ả còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 40 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, hướng dẫn  “kỹ năng”, cách thức đối phó với Cơ quan An ninh như  “Cẩm nang nuôi tù”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”, “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”… nhằm kích động lật đổ chế độ, thể hiện rõ mục đích lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2019, ả cùng một số đối tượng lập ra “Nhà xuất bản tự do” nhằm “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt, tiến hành tán phát trên 3.000 đầu tài liệu phản động, lập trang web gây quỹ gần 10.000 EUR ủng hộ số chống đối tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thủ đoạn phát tán sách bẩn của ả là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho ả.

Những miếng mồi bẩn nhưng “ngon” nên lắm kẻ cũng muốn chia phần, bản chất vụ lợi thể hiện rõ của đám “rận chủ” này khi chúng ra sức cắn xé nhau “miếng bánh vẽ” ấy, chứ làm gì có cái “Tự do” như tên nhà xuất bản. Cho nên, vào tháng 7/2020, ả mâu thuẫn gay gắt với số cầm đầu “Nhà xuất bản tự do”, bị tố ăn chặn tiền, buộc phải tuyên bố rút lui, không tham gia điều hành nhen nhóm này.

Ả là đối tượng chống đối quyết liệt, cực đoan, nguy hiểm và không có khả năng cảm hóa, giáo dục, đã nhiều lần bị cơ quan Công an mời lên làm việc nhưng vẫn ngoan cố, không ăn năn hối cải. Đỉnh điểm của sự phản trắc, bộc lộ hành vi phạm tội đến cùng là vào ngày 26/02/2018, khi bị triệu tập đấu tranh, ả viết vào bản tự khai “Tôi đấu tranh là để tiêu diệt độc tài và vì nhà nước Cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó”! Ngày 03/4/2018, Phạm Thị Đoan Trang đã công khai trên facebook cá nhân sẽ lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam trước khi các đối tượng nhóm “Hội anh em dân chủ” chấp hành xong án phạt tù; bộc lộ không xuất cảnh định cư mà bằng bất cứ giá nào phải ở lại Việt Nam đấu tranh lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam đến cùng. Cơ quan chức năng đã rất nhiều lần áp dụng các biện pháp giáo dục, răn đe, xử phạt hành chính 04 lần về hành vi gây rối trật tự công cộng (ngày 28/8/2009 tạm giữ hình sự Phạm Thị Đoan Trang 09 ngày, sau đó do khai báo thành khẩn nên ta đã trả tự do). Tuy nhiên, ả vẫn “chứng nào tật nấy” như một con thiêu thân, lao vào những thứ đã làm trước đó thay vì tĩnh tâm để hiểu điều gì nên và không nên làm!

Được sự cổ vũ của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước xây dựng “ngọn cờ” cầm đầu lực lượng chống đối; là đầu mối liên lạc, kết nối giữa số chống đối, phản động trong nước với nhân viên các Đại sứ quán Mỹ, EU, các NGO quốc tế về dân chủ, nhân quyền và bọn phản động lưu vong người Việt. Chính giới Mỹ, phương Tây thường xuyên tìm cách tiếp xúc với Phạm Thị Đoan Trang (ở các cấp độ Đại sứ, chính khách, nguyên thủ quốc gia); các NGO về dân chủ, nhân quyền trên thế giới nhiều lần “vinh danh” trong các giải thưởng có tính thường niên về nhân quyền, tự do ngôn luận khiến ả càng lấy làm “vinh dự’ và ảo tưởng về những gì mình đang có và hoạt động chống phá một cách hăng say, liên tục (năm 2017, Phạm Thị Đoan Trang được trao giải thưởng “Homo Homini” của NGO PIN, năm 2019 được trao giải thưởng “Tự do báo chí” của tổ chức “Phóng viên không biên giới”)…

Sự ảo tưởng của Trang tiến tới “đỉnh cao” khi nhiều bài viết trên Facebook cá nhân, sau những cuộc làm việc với cơ quan Công an, ả đã công khai thách thức cơ quan Công an bắt, xử lý mình!? Và cái kết ngày 07/10/2020 vừa qua đã cho ả thấy: sống trong một xã hội có kỷ cương, có pháp luật thì đừng bao giờ lấy hành vi phạm pháp để thách thức. Với lần xộ khám này (lần 2), với tội danh tương tự, xem chừng đường về của Trang với xã hội rộng lớn xa tít tắp!

Đời Cát

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

NHỮNG KẺ VÔ ƠN

Không thể phủ nhận, hiện nay trong Đảng còn một số tồn tại như vấn nạn tham nhũng, quan liêu, đôi chỗ còn nhũng nhiễu, cửa quyền, chưa thực sự là công bộc của dân, xa dân. Tuy nhiên, những gì Đảng đã và đang làm được thực sự rất to lớn.


Có thể kể ra là đã mang lại và giữ vững nền độc lập cho dân tộc trong mấy chục năm qua. Thực hiện nhiều chính sách đổi mới để đưa kinh tế phát triển vượt bậc. Và một sự thực là đời sống nhân dân trong nước đã được cải thiện hơn rất nhiều, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên! Thế nhưng, hầu như những thành viên thuộc hội anh em dân chủ nửa mùa và bọn chống cộng cực đoan đã không nhìn thấy, hay cố tình không nhìn thấy những mặt tốt này. Họ chỉ nhìn thấy và suốt ngày xuyên tạc vào các vấn đề như Hoàng Sa, Trường Sa hay nhấn mạnh đến một số sự việc liên quan đến tôn giáo đã bị dư luận thổi phồng lên! Và dưới con mắt cú vọ của các thành viên này thì đời sống nhân dân trong nước là “suy đồi”, “là lạc hậu” bị nhồi sọ… và trong mắt họ hiện nay dân tộc Việt Nam đang gặp đại nạn, sắp diệt vong tới nơi... Dựa trên cơ sở này họ mơ tưởng đến việc thành lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam thông qua website, blog. Và người lãnh đạo sẽ là những nhà hiền triết, hiền sĩ não bị úng thủy đang sống ở hải ngoại hay mấy tay dân chủ trở cờ! Họ có biết đâu rằng trong khi họ cho rằng một số người bị “Cộng Sản nhồi sọ” thì chính họ cũng đang sống trong thế giới không tưởng, ảo tưởng. Họ cao giọng chê bai đường lối của chính phủ Việt Nam hiện nay là “không tưởng” và khi họ đang “dày công” soạn hiến pháp, làm cờ mới cho Việt Nam, nực cười thay việc làm của họ cũng chẳng có một mục đích rõ ràng nào cả, họ chỉ là những con rối do kẻ khác giật dây!
Họ kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ Chính phủ Việt Nam, lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng khi được hỏi sau khi lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam lực lượng nào, đảng nào sẽ thay thế đảng này thì họ không có câu trả lời! Họ có biết đâu rằng chính cái lòng “yêu nước” của họ đang gián tiếp đưa lại khổ đau bất ổn cho nhân dân trong nước, cướp đi sự yên lành trong đời sống của nhân dân Việt Nam! Họ luôn đem các vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa và biên giới (mà vấn đề biên giới thực chất đã được giải quyết xong) để kết tội Đảng Cộng Sản bán nước. Nhưng có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ rằng Đảng đang cố gắng giải quyết các vấn đề một cách hòa bình! Và, hòa bình ổn định để tập trung sức lực phát triển kinh tế xây dựng đất nước phồn thịnh và đó cũng chính là nguyện vọng của hơn 90 triệu dân Việt Nam.
Có lẽ không sai khi có nhiều người đặt câu hỏi rằng, có phải thông qua việc giấy lên sự hiềm khích, phá vỡ mối quan hệ hòa hảo giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay để nhằm mục đích đục nước béo cò chính là mưu đồ của những kẻ phá hoại đội lốt dân chủ! Ngoài ra, trong một số bài viết họ lên án “tội ác” Đảng Cộng sản gây ra cuộc chiến giết chết bao nhiêu triệu đồng bào mà họ lại cố tình quên đi một sự thật hiển nhiên là nếu chính quyền miền Nam tuân thủ hiệp định Giơ Ne Vơ thì đã không xảy ra cuộc chiến phân chia Bắc – Nam. Và họ cũng lờ đi rằng chính cái chính phủ tay sai VNCH mà họ vẫn tôn thờ như một quá khứ tốt đẹp, đã cõng Mỹ vào để rồi có vụ thảm sát Mỹ Lai, để rồi mảnh đất Việt Nam được ân huệ lãnh hàng ngàn tấn bom đạn từ máy bay B-52! Làm dân một nước độc lập không muốn lại thích được làm tay sai cho ngoại bang? Nực cười thật.
Họ lớn tiếng lên án, chê bai Việt Nam không phát triển và đòi Việt Nam phải phát triển như các nước tư bản nơi họ đang sinh sống nhưng họ lại cố quên đi rằng chính cái cuộc chiến mà nguyên nhân chính là chính phủ Ngô Đình Diệm đã không tuân thủ hiệp ước hòa bình đã gây ra, đã phá vỡ hoàn toàn nền tảng cơ sở kinh tế Việt Nam. Kết quả là cần 1 thời gian dài để phục hồi! Chưa kể đến trong thời gian này những nhà rận chủ yêu nước này đã mở ra các chiến dịch như “chuyển lửa về quê hương” để làm cản trở, phá hoại sự bình yên, kéo lùi sự phát triển của đất nước.
Yêu nước có nhiều cách thể hiện, đóng góp cho đất nước, lo cho dân tộc có nhiều cách để làm. Không phải ủng hộ dân chủ hay ủng hộ đa đảng là cách duy nhất để thể hiện lòng yêu nước! Trong thời điểm hiện nay những hành động xúi dục với âm mưu, thủ đoạn nhằm lật đổ Đảng Cộng sản để một chính thể dân chủ (thật sự là chưa ra đời) là hành động mù quáng và tự chuốc lấy thất bại là điều không phải bàn cãi!

KÍNH CẨN TRƯỚC NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG!!!

1. Đồng chí Thiếu tướng NGUYỄN VĂN MAN
- Chức vụ: Phó tư lệnh Quân khu 4
2. Đồng chí Đại tá NGUYỄN HỮU HÙNG
- Chức vụ: Phó cục trưởng Cục Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Quốc phòng
3. Đồng chí Trung tá BÙI PHI CÔNG
- Chức vụ: Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 4
4. Đồng chí Trung tá NGUYỄN TIẾN DŨNG
- Chức vụ: Phó trưởng Phòng Tác chiến Quân khu 4
5. Đồng chí Thượng tá HOÀNG MAI VUI
- Chức vụ: Phó trưởng Phòng xe máy - Cục Kỹ thuật Quân khu 4
6. Đồng chí Trung tá LÊ TẤT THẮNG
- Chức vụ: Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
7. Đồng chí Trung tá TRẦN MINH HẢI
- Chức vụ: Phó tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế
8. Đồng chí Đại úy TÔN THẤT BẢO PHÚC
- Chức vụ: Trưởng Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
9. Đồng chí Đại úy NGUYỄN CẢNH CƯỜNG
- Chức vụ: Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
10. Đồng chí Thượng úy QNCN ĐINH VĂN TRUNG
- Chức vụ: Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
11. Đồng chí Thượng úy QNCN TRƯƠNG ANH QUỐC
- Chức vụ: Nhân viên Điệp báo chiến dịch, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
12. Đồng chí NGUYỄN VĂN BÌNH
- Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền
13. Đồng chí PHAN VĂN HƯỚNG

- Chức vụ: Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. 1 điều đáng buồn hơn hôm nay 15/10 cũng là ngày sinh nhật của đồng chí Phan Văn Hướng.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hồi tháng 12/2014, tại sự cố sập hầm Thủy điện Đạ Dâng - Lâm Đồng, 12 công nhân bị mắc kẹt. Đêm tối, đói khát, cái lạnh hơn 10 độ và nước dâng lên từng giờ. Họ bị cô lập bởi bức tường đất đá dầy 40m, cách cửa hầm 500m và khoảng cách từ đỉnh núi xuống vị trí mắc kẹt là 70m. Thời điểm đó, người dân cả nước hướng về Đạ Dâng, đa phần đều nghĩ đến một thảm kịch sẽ xảy ra.


Sau 80 giờ giải cứu căng thẳng, lực lượng cứu hộ thay nhau làm việc 24/24 không ngừng nghỉ, có người làm đến kiệt sức, một lòng quyết tâm cao đã mang lại điều thần kỳ - cả 12 công nhân ra khỏi hầm một cách an toàn. 
Người giải cứu không phải chuyên gia gì cả.. mà đó là lính Công binh Việt Nam. Sau cuộc giải cứu thành công đó, anh em Công binh có người hò reo sung sướng vì đồng bào mình đã an toàn, có anh thì chỉ biết ôm nhau mà khóc. Họ khóc vì đã đảm bảo an toàn cho người dân, khóc vì thương nhau những ngày dầm mình trong nước lạnh...
Vào thời điểm đó, chỉ huy cuộc giải cứu đó là đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó Tham mưu trưởng binh chủng Công binh (Bộ Quốc phòng). 
Đến ngày 12.10.2020, Đại tá Hùng cùng nhiều cán bộ chiến sỹ, lãnh đạo cấp cao khác trực tiếp đến giải cứu công nhân mắc kẹt đến sự cố sạt lở thủy điện Rào Trăng 3. Tiếc thay, 13 người trong đoàn cứu hộ đã bị đất đá sạt lở đổ ào xuống, đến nay chưa có thông tin cụ thể.
Cầu mong tất cả các anh bình an trở về, đó là tiếng gọi, mệnh lệnh của Tổ quốc Việt Nam.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ VIỆT NAM ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TÔI

"Người châu Âu mang đến để cướp tài nguyên và khiến cho người dân châu Phi đau khổ. Người Trung Quốc đến, mang theo những lời hứa và những món nợ. Người Việt Nam đến và mang theo những công cụ kết nối người châu Phi với thế giới"
"Đây là quê hương của tôi, Việt Nam sẽ làm cho thế giới gần chúng tôi hơn bao giờ hết"

"Chúa ơi, tôi đến Việt Nam du lịch vào cuối năm 2019 và kinh ngạc vì họ phủ sóng viễn thông ở khắp mọi nơi với giá thành vô cùng rẻ. Tôi đến một cửa hàng điện thoại và chỉ mất khoảng 4 đô la để sử dụng 4G thoải mái cho cả tháng. Nhưng tôi sớm nhận ra khoản tiền đó là thừa thãi vì tôi gần như chẳng bao giờ bật 4G vì tôi toàn dùng wifi từ nhà dân, hàng quán, nhà nghỉ mà tôi lưu trú lại. Tôi đang sử dụng Halotel ở Dodoma, Tanzania và sau khi xem xong đoạn phim này, tôi thực sự vui mừng. Không ngờ rằng ở tận châu Phi, tôi vẫn có duyên với Việt Nam".
"Tôi làm tại Halotel, một người Việt Nam nói rằng khi đến châu Phi, họ không quan tâm nhiều đến lợi nhuận. Tôi và người dân Tanzania tin tưởng vào điều đó. Lợi nhuận là quan trọng, nhưng các bạn đến với chúng tôi khi chúng tôi mang lại cho các bạn. Điều quan trọng là Việt Nam đã thay đổi cuộc sống của chúng tôi".
"Tôi là một người gốc Việt sống ở California. Dạo trước, tôi rất hay nghe gia đình, họ hàng tôi ở bên này kể rằng Việt Nam là một quốc gia cộng sản lạc hậu, tôi cũng nghĩ là như vậy. Nhưng sau khi xem thước phim, tôi rất muốn về quê hương tôi lần đầu tiên trong đời"
Đó là những bình luận nhận tiêu biểu về bộ phim tài liệu ngắn Vietnam: Connecting East Africa trên kênh Discovery nói về hành trình "mang chuông đi đánh đất người" của Viettel tại các quốc gia ở châu Phi. 
Trước khi Viettel đến, một số quốc gia châu Phi dường như đã bị phần còn lại của thế giới lãng quên vì cơ sở hạ tầng liên lạc tại các quốc gia này đã khá cũ kỹ, lạc hậu,... Các quốc gia giàu có không mặn mà đầu tư vào những nơi này vì họ cho rằng khoản đầu tư ban đầu quá lớn, khả năng lợi nhuận thu hồi không cao, họ dường như chỉ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên và các khoản nợ nần. Duy chỉ có anh bạn Việt Nam ở cách xa 6000km đến và mang theo những cột sóng, cáp viễn thông. 
Discovery cho rằng Việt Nam sẽ giúp các nước châu Phi thực hiện một cuộc "cách mạng công nghệ viễn thông" như đã từng làm ở Lào hay Campuchia. Một lần nữa, Việt Nam lại truyền cảm hứng cho các quốc gia châu Phi, lần trước là từ chiến thắng Điện Biên Phủ, lần này từ những cột sóng viễn thông của Viettel.
Người dân châu Phi gọi những kỹ sư đến từ Việt Nam là "những chiến binh Hồ Chí Minh", còn ở Haiti, một quốc gia ở châu Mỹ, người dân nước này dành tặng các kỹ sư đến từ Việt Nam với cụm từ "những chiến binh Spartan". 
Sở dĩ có câu nói ấy là vì trong những giờ phút khó khăn nhất, sau thảm họa động đất Haiti vào năm 2011, Viettel là đơn vị đầu tư nước ngoài duy nhất cam kết sẽ gia tăng đầu tư vào thị trường viễn thông quốc gia này trong khi hầu hết các đơn vị nước ngoài khác đều "tháo chạy" vì tương lai đen tối trước mắt của quốc gia này. Nhưng thấy tương lai đen tối thì phải cố gắng làm cho sáng lên, chứ không phải thấy tương lai đen tối rồi mặc kệ. 
Và Viettel đã thực hiện đúng cam kết, gia tăng đầu tư vào phía Haiti và trở thành mạng viễn thông lớn nhất nước này, trong bao nhiêu năm tháng qua, phía Viettel đã hỗ trợ nước bạn Haiti thiết lập mạng lưới viễn thông đầy đủ, Haiti đã hòa nhập cùng thế giới. Điều đáng quý nhất trong cuộc đời này là những lúc hoạn nạn, có những người bạn sẵn sàng ở lại cùng ta.
Tại châu Phi, còn có một "biệt đội" người Việt được người dân bản địa gọi thân thương là "những chiến binh sao vàng Việt Nam". "Biệt đội" này bao gồm hơn 400 chuyên gia nông nghiệp được phía Việt Nam cử sang hỗ trợ các nước anh em, bạn bè ở châu Phi như Mozambique, Benin, Guinea, Senegal... để hướng dẫn nông dân bản địa trồng các cây lương thực, chuyển giao các kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm mục đích "thanh toán" nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực. 
"Biệt đội" này được FAO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc khen ngợi và coi như những chiến binh tiên phong trong việc giải quyết nạn đói ở châu Phi. Trước đây, các tổ chức quốc tế thường sử dụng hàng viện trợ để giải quyết các nạn đói diễn ra tại châu Phi, nhưng nạn đói vẫn diễn ra, không giải quyết được và thậm chí còn trầm trọng hơn. Phía Việt Nam đề xuất rằng có thể thực chuyển giao các kỹ thuật canh tác lương thực, thực phẩm cho người dân châu Phi, vừa giúp người dân châu Phi giảm bớt sự phụ thuộc vào FAO, vừa tận dụng tài nguyên sẵn có như đất đai, khí hậu để canh tác.
Thay vì cho "con cá", những chiến binh đến từ Việt Nam này cung cấp cho người dân châu Phi "cần câu". Từ việc dựa hoàn toàn vào viện trợ, đến việc viện trợ một phần, tiến tới việc tự cung tự cấp. Đó mới là việc thoát nghèo, thoát đói bền vững. 
Tại Nam Sudan, chúng ta có những "chiến sĩ mũ nồi xanh" - những chiến binh đảm nhiệm việc gìn giữ hòa bình theo một chương trình của Liên Hợp Quốc. Điều đáng mừng ở đây là những chiến binh mũ nồi xanh đi đến đâu, những người dân châu Phi cũng dành những tình cảm nồng hậu, miệng hô "Hồ Chí Minh" và "Việt Nam". Ngoài công việc gìn giữ hòa bình, những chiến binh mũ nồi xanh còn thực hiện những công việc từ thiện như mở những lớp học tình thương, dạy canh tác nông nghiệp, chữa bệnh miễn phí, tuyên truyền văn hóa Việt Nam cho nước bạn.
Phía Liên Hợp Quốc còn sử dụng những lá cờ Việt Nam làm lá cờ cho các xe dẫn đoàn, nhờ các chiến sĩ Việt Nam làm "hoa tiêu" đi đầu, vì người dân bản địa thường có niềm tin vào Việt Nam hơn bất cứ một lực lượng nào khác của Liên Hợp Quốc.
Chúng ta còn có Quang Linh, người sáng lập và phát triển kênh Quang Linh Vlog, một kênh Youtube chuyên về cuộc sống tại châu Phi. Tờ Thesmartlocal từng có bài viết về việc Quang Linh và bạn bè tổ chức đám cưới cho một người bạn ở châu Phi theo phong cách rất Việt Nam, với những mân lễ, trang phục truyền thống Việt Nam, bàn tiệc phong cách Việt Nam. Ngoài ra, tờ này còn ca ngợi về hình ảnh đội phù rể Việt Nam và phù dâu người Angola khiến cho ranh giới "chủng tộc" gần như không còn. 
Một người bạn quốc tế bình luận trên kênh của Quang Linh Vlog: "Tôi không thấy phân biệt chủng tộc, màu vàng và màu đen hòa hợp, người Việt Nam thật hay ho, người dân Angola cũng thật tuyệt vời. Cám ơn Việt Nam".
Quang Linh, một người trẻ sinh sống tại châu Phi, đang nỗ lực hàng ngày truyền bá hình ảnh Việt Nam thân thiện, dung dị và đơn giản. Hình ảnh Quang Linh và nhóm bạn khoan giếng cho người dân châu Phi, tổ chức những chuyến từ thiện, tặng quần áo, tặng đồ chống dịch, tặng đồ ăn... đã đến được với rất nhiều bạn bè quốc tế. 
Trước đây, chúng ta từng xôn xao về một bài báo chỉ ra rằng Việt Nam xếp chót bảng cống hiến cho nhân loại.. Về nghĩa mà nói, bảng xếp hạng của GoodContryIndex nói rằng Việt Nam gần như không có cống hiến gì cho thế giới. 
Michael Carrick từng nói: "Đàn ông thì không đi tìm sự công nhận". Thực tế, thì Việt Nam sống cho chính Việt Nam và cho những người bạn bè cần Việt Nam, Việt Nam là một phần thế giới, luôn muốn hòa mình vào dòng chảy thế giới. 
"Thế kỷ trước, người Việt đã dạy chúng tôi cách làm thế nào để có được độc lập tự do. Thế kỷ này, người Việt hướng dẫn chúng tôi cách sinh tồn trên chính mảnh đất của chính mình"

BÁNH MỲ ĐỘC QUYỀN CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC =))

Vừa qua ở Hà Nội đã xuất hiện 1 loại bánh mì cực kỳ đặc biệt. Tuy là món ăn đặc sản nhiều người đã biết từ lâu nhưng về phần "giao diện" thì loại bánh mỳ này khẳng định đè bép các loại truyền thống trước đây.


Chiếc bánh mỳ có màu đỏ tươi, nổi bật trên đó là ngôi sao vàng rực rỡ, nhìn qua không khác gì hình ảnh của 1 lá quốc kỳ. Nhân bánh cũng được đặt bằng những cái tên gợi nhớ về 1 thời đổi mới mà đất nước ta đã trải qua: Pate truyền thống – Tóp mỡ bao cấp – Gà đổi mới – Bò gừng phân phối - Trứng chiên lướt hành. Mà giá thì chỉ có 15 cò 1 chiếc.
Đặc biệt ai ăn "Tổ quốc" không nhân thì giá chỉ có 4 nghìn. Anh em lưu ý khi ăn loại bánh mỳ này cần thực hiện theo đúng nguyên tắc của sáng thứ 2 đầu tuần. Sơ vin, bỏ mũ, đứng nghiêm, 2 chân khép hình chữ V và bắt đầu hát bài Tiến Quân Ca.
Khuyến khích nên ăn với đội nhóm đông người để không khí bữa tiệc thêm phần hào hùng, trang trọng. Ăn uống tránh rơi vãi và nhất là cấm chỉ làm rơi cả cái bánh mỳ. Cần thực sự nghiêm túc trong quá trình thưởng thức, tránh cợt nhả, vua đùa.
Loại bánh mỳ này cực kỳ không phù hợp cho những nơi không có miền Bắc vì khơi gợi lại nhiều kỷ niệm buồn

CẢNH GIÁC KHI ĐĂNG THÔNG TIN CON TRẺ LÊN MẠNG XÃ HỘI

Thời gian gần đây, trên cả nước xuất hiện nhiều trang Facebook có tên như “Cộng đồng gia đình an vui TP. Hồ Chí Minh”, "Cộng đồng gia đình an vui Phú Yên"... Với hình thức tổ chức cuộc thi bình chọn ảnh, thu thập hình ảnh, thông tin cá nhân của các bé để đăng lên mạng xã hội Facebook. Đây là cuộc thi không có thật, không có đơn vị đứng ra tổ chức, không có cách thức liên lạc với bên tổ chức, không có nhà tài trợ, công bố phần thưởng không có kiểm chứng...

Làm cha, làm mẹ, ai cũng muốn khoe vẻ dễ thương, nét lanh lợi, sự thông minh của con cái mình. Sự nở rộ của các trang mạng xã hội đã giúp cho việc cập nhật hình ảnh, tình hình của con càng dễ dàng hơn. Người người đăng, nhà nhà chia sẻ khiến mọi người nghĩ rằng chuyện đó là bình thường và chẳng có gì đáng lo. Thế nhưng, ngay khi đăng tải ảnh, thông tin cá nhân hay tình hình của con là phụ huynh đã vô tình đẩy trẻ vào những nguy hiểm không đáng có. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc trẻ em xảy ra do sự vô ý của cha mẹ như vụ việc xảy ra tại Bắc Ninh cách đây không lâu.
Việc đăng thông tin, hình ảnh của con trẻ lên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các vụ việc bắt cóc, buôn người. Khi bạn đăng thông tin, hình ảnh của con trẻ lên mạng xã hội, vô tình đã tiếp tay cho các loại tội phạm buôn bán người có được hình ảnh, thông tin của con cái bạn. Trước tình hình tội phạm buôn bán người ngày càng phức tạp như hiện nay, liệu bạn có muốn tiếp tay cho chúng làm hại chính đứa con thân yêu của mình?

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

NÓI THẲNG: CHỦ BIÊN SÁCH GIÁO KHOA ĐỪNG BỠN CỢT DƯ LUẬN!

Điều mà dư luận chờ đợi là thái độ nghiêm túc, cầu thị của nhóm tác giả sách giáo khoa lớp 1 mà đứng đầu là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với tư cách Tổng Chủ biên.


Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới đưa vào trường học đã gây hàng loạt phản ứng tiêu cực đáng lo ngại.
Mặc dù thừa nhận cái mới gặp phải ý kiến trái chiều là điều tất nhiên, nhất là khi nó liên quan đến mọi người, mọi nhà và giáo dục con trẻ - lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm và hệ trọng.
Nhưng trước quá nhiều "sạn" được đông đảo người dân chỉ ra, thay vì bình tĩnh tiếp nhận, lắng nghe với thái độ cầu thị, thậm chí làm rõ những khác biệt để thấu tình đạt lý, thì Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên bộ sách "Cánh diều" đang cố chống chế chẳng mấy thuyết phục, như "thêm dầu vào lửa" làm nhiều người cảm thấy bức bối thêm.
Những kiệt tác của các đại văn hào thế giới La Fontaine hay Lev Tolstoy, những bậc thầy ngụ ngôn truyền đời từng để lại dấu ấn nhân văn cho bao thế hệ bỗng chốc trở thành chuyện khôi hài, vô cảm và nhảm nhí qua những mẩu truyện ê a kệch cỡm đầu Ngô - mình Sở, chân Bắc - tay Nam, râu ông nọ xọ cằm bà kia.
Nhiều phụ huynh phải giật mình than vãn và lo sợ sách tác hại đến con trẻ khi đọc những mẩu ngụ ngôn "Hai con ngựa", "Quạ và chó", "Ve và gà", "Cua, cò và đàn cá"… Đã vậy, còn hàng loạt từ ngữ nhạy cảm, những tiếng lóng "tợp, chộp, nhá, cuỗm" vô tư mang ra dùng. Sách còn dạy trẻ con đánh ghen kiểu như "Núi cao, sông hãy còn dài/Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" mà mục đích là chỉ nhằm để "đưa bốn thanh ngang vào mô hình".
Học trò lớp 1 ngay năm đầu tiên tiếp xúc với con chữ, được học vần, học tiếng, nhưng cũng là học văn, học làm người chứ đâu chỉ ê a, i tờ, ú ớ. Vì vậy, trách chi phụ huynh không thể không lo với những cải biên của nhóm biên soạn sách.
Có lẽ, không cần phải nhắc lại về những thắc mắc trước những mẩu truyện ngụ ngôn, câu chữ, vần, từ lộn tùng phèo, láy qua đá lại dễ suy diễn lung tung, dễ gieo rắc mớ bòng bong vào đầu con trẻ. Cái mà dư luận chờ đợi là thái độ nghiêm túc, cầu thị của nhóm tác giả mà đứng đầu là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với tư cách Tổng Chủ biên.
Có quá nhiều người bức xúc, muốn đối thoại với ông Tổng Chủ biên sách, nhưng sẽ không thể có cuộc đối thoại thẳng thắn nào nếu tác giả sách vẫn mượn Tolstoy ra để làm lá chắn "Một nhà văn vĩ đại như ông thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục".
Vâng, đại văn hào Nga và các văn nhân không phản giáo dục, có chỉ ở người hiểu và dùng không đúng. "Mọi người bình tâm, đọc kỹ, hiểu công việc dạy học sinh lớp 1 trước khi đánh giá" là điều cần thiết, nhưng không thể cho rằng "Có bao giờ xã hội bằng lòng với ngành giáo dục đâu" hay lập luận vì cạnh tranh giữa các bộ sách giáo khoa nên dẫn đến nhiều ý kiến chỉ trích để rồi phớt lờ dư luận.
Thưa ông, không ai muốn những người soạn sách "đẽo cày giữa đường", nhưng cũng không thể thấy sai mà không sửa. Hãy lắng nghe ý kiến của đa số quốc dân đồng bào, nhiều người còn đề nghị bỏ luôn, chứ không chỉ là sửa sách!
Cũng theo Giáo sư Thuyết "Lần đầu tiên sau năm 1975 ở Việt Nam có SGK xã hội hóa, không làm bằng tiền của Nhà nước mà hoàn toàn bằng tiền tư nhân. Đây là điều rất mới". Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, vế còn lại rất quan trọng, là việc mỗi người dân, cha mẹ học sinh phải bỏ tiền ra mua sách cho con em học kèm theo gánh nặng "lợi nhuận làm sách giáo khoa" của các nhà đầu tư. Với tư cách những "khách hàng đặc biệt", phụ huynh có quyền được chọn lựa sản phẩm tốt nhất cho con em mình. Nếu như những người "sản xuất sách" không lắng nghe ý kiến, nắm bắt nhu cầu chính đáng của "người tiêu dùng", thì họ phải có quyền từ chối.
Nói thẳng, bộ sách "Cánh diều" được cho là chọn lựa tốt nhất của nhà quản lý giáo dục trong 5 bộ sách giáo khoa ứng thí. Sự thẩm định, chọn lựa của các nhà chuyên môn là rất quan trọng, nhưng đừng quên sự chọn lựa của nhân dân. Chính người dân bỏ tiền ra mua sách!
Việc những hạt sạn trong SGK lớp 1 mới có được nhặt ra hay không, sửa để dùng tiếp hay phải thay sách mới không, việc phụ huynh phải bỏ tiền ra mua sách đắt hay rẻ cần được quan tâm, nhưng quan trọng hơn vẫn là tương lai con em chúng ta.
Cá nhân tôi kính trọng Giáo sư Thuyết, một nhà giáo từng là đại biểu Quốc hội có những phản biện sắc sảo liên quan quốc kế nhân sinh, nhưng không thể dựa vào lập luận kiểu "một nhà văn vĩ đại thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục". Điều tôi quan tâm là những gì Giáo sư và nhóm tác giả đối thoại với người dân – người dùng sách cho con cháu họ như thế nào?
Và quan trọng hơn, là sự quyết liệt làm rõ trắng đen của Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm trước quốc dân đồng bào về việc dùng SGK lớp 1 mới như thế nào?

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

CƯỚP NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LÀ MỘT CHUYỆN VÔ CÙNG NGU NGỐC.

Chúng ta đều có thể thấy, vi phạm pháp luật ở Việt Nam đã là 1 điều ngu xuẩn, mà vi phạm có tính chất manh động thì lại càng ngốc nghếch hơn.


Đơn cử như việc cướp giật trên đường. Chỉ cần nạn nhân hô 1 chữ cướp thôi, chưa cần có sự xuất hiện của công an thì đội ngũ xe ôm đã bắt đầu triển khai đội hình tác chiến. Chúng mày có thể chạy nhanh đấy nhưng về tài luồn lách qua đèn đỏ và mấy chỗ tắc đường thì tin tao đi, tao từng có kinh nghiệm ngồi sau 1 chú cựu chiến binh băng qua Khuất Duy Tiến lúc 8h sáng chỉ với 7 phút đồng hồ. Nên tao hiểu, việc thoát khỏi sự đeo đuổi ấy ko khác gì trốn lên trời.
Hay lần trước có vụ bắt cóc con tin, anh em chiến sĩ đang phong tỏa 1 khu thì bất ngờ có cả tổ dân phố ra giúp sức. Ngày 1 đông, người đến sau đẩy người đến trước. Hỏi một ông là: "Anh đ' sợ à?". Ông ấy bảo: "Tao đang kiên cường bám trụ địa bàn, thu hẹp vòng vây để các anh công an dễ dàng tác chiến" ?? ?? Đúng là thằng trộm hôm đấy mà có thoát ra được khỏi nhà thì cũng phải chui qua mấy nghìn cái chân mới thấy được ánh sáng mặt trời. Chưa kể còn bị chấn chỉnh lại lương tâm bằng những biện pháp vật lý vô cùng cơ bản.
Hay như cái đợt bắt Tuấn Khỉ vừa rồi, nó có súng hẳn hoi nhưng dân mình lại cứ tưởng giống như Trần Dần quay clip. Nên hôm đấy có khác gì lễ hội đâu, chồng chở vợ đi xem, đôi lứa thanh niên rủ nhau đi hóng, chẳng mấy khi được xem bắt tội phạm 1 lần.
Mà các chú công an Việt Nam bắt mấy vụ này cũng đỉnh. Chưa thấy vụ nào mà đối tượng lẩn được quá 72 giờ. Cái hôm cướp ngân hàng Hà Nội, 2 ông nhõi bịt kín vẫn xộ khám sau 48 tiếng. Vụ bắt cóc trẻ em ở Bắc Ninh, có mỗi cái ảnh trích xuất camera mà chỉ đúng 1 ngày sau là gia đình đoàn tụ. Rồi vụ Luyện, vụ Hải Dương,... kín bằng giời cũng bị đưa ra trước vành móng ngựa.
Nói chung nảy ra ý định cướp ở Việt Nam là dở rồi. Quân dân 1 lòng, Pháp Mỹ còn đuổi được nữa là dăm ba cái thằng trộm vặt.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁCH TIẾNG VIỆT: CHUYỆN "BỐN CÁI LÀN" LÀ BỊA ĐẶT

Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt cho hay, hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ "Bốn cái làn" được lan truyền trên mạng xã hội là bịa đặt và "không đời nào hội đồng thẩm định lại để lọt những nội dung như thế".


Sau khi đi vào triển khai áp dụng chương trình phổ thông mới, nhiều ý kiến băn khoăn về việc môn Tiếng Việt đột ngột được tăng thêm 70 tiết/năm và bày tỏ thắc mắc theo căn cứ khoa học nào.
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt cho hay, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng tăng cường số tiết cho môn Tiếng Việt lớp 1. Trước đây mỗi tuần 10 tiết, nay mỗi tuần tăng thêm 2 tiết. Như vậy 35 tuần thì tăng thêm 70 tiết.
Việc tăng số tiết này bản chất không phải là nặng thêm, mà cùng khối lượng kiến thức nhưng tăng thời lượng học, giúp các em không phải học vội, đảm bảo kết thúc chương trình thì trẻ đọc được. Chứ không phải học xong rồi đến lớp 2 lại tái mù chữ.
“Chương trình lớp 1 nào cũng chỉ học 29 chữ cái và 140 vần để tập đọc nên các chữ. Trước đây cũng cùng lượng kiến thức đó nhưng học trong 10 tiết, giờ đây được học trong 12 tiết”.
Theo ông Sử, chương trình mới được thiết kế ưu tiên cho môn Tiếng Việt để học sinh sớm viết được chữ, còn chương trình Tiếng Việt các lớp sau sẽ giảm dần số tiết, để trẻ còn học các môn học khác.
CHUYỆN VỀ "BỐN CÁI LÀN" LÀ BỊA ĐẶT
Ông Sử cũng cho hay, hiện nay cộng đồng mạng đang chia sẻ một hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn". Tuy nhiên, ông Sử khẳng định không hề có bài học này trong tất cả các sách giáo khoa lớp 1.
“Tôi còn đang giữ các bộ sách trong tay, phải cầm quyển sách, kiểm tra từng trang. Vừa rồi có một trang sách mà được thêu dệt là có ví dụ về “Bốn cái làn” thì cũng không có sách nào có hết.
Sách Toán không có, sách Tiếng Việt cũng không. Cả 5 bộ đều không có. Mà hoàn toàn là dựng chuyện, bịa đặt. Không biết ai đã đứng ra làm việc đó nhưng cộng đồng lại thi nhau chia sẻ”.
Ông Sử cho hay, không đời nào hội đồng thẩm định lại để lọt những nội dung như thế, tránh những suy diễn không hay.
“Một tư liệu viết sai hoặc một cái tên có gờn gợn, chúng tôi đã phải hỏi ngay, hoặc thậm chí tra cứu,...”, ông Sử nói.
Có một bài tập đọc trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều với tên “Cua, cò và đàn cá (1)”, trong đó có câu “Thế là cò dần chén hết đàn cá”.
Trước ý kiến thắc mắc từ “chén” liệu có phù hợp và là ngôn ngữ phổ thông, ông Sử cho hay từ “chén” chỉ về về việc ăn nhưng đối với những người ăn thô tục.
“Trong bối cảnh của bài học này thì từ thì dùng từ “chén” là phù hợp, không sai”, ông Sử nói.
Ngoài ra, dù tiêu đề bài tập đọc là “Cua, cò và đàn cá (1)” nhưng nội dung lại không hề thấy “cua”, ông Sử lý giải sẽ có ở bài tập đọc sau.
“Truyện Cua, cò và đàn cá được chia làm 2 phần trong sách và được mở ngoặc đơn đánh số (1) và (2) thể hiện cho 2 phần. Với mục đích không để học sinh lớp 1 đọc quá dài nên các tác giả đã chia ra. Đây là bài phần 1 và còn tiếp tục nội dung ở bài phần 2. 2 tiết học liền nhau. Tuy nhiên, bài học còn có sự hướng dẫn và giảng dạy của giáo viên. Giáo viên sẽ giải thích cho học sinh trong quá trình học tập”, ông Sử nói.
Về hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn" được chia sẻ trên mạng, GS Trần Kiều, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Toán chương trình phổ thông mới cho hay, cho đến nay, chưa thấy trong quyển sách giáo khoa nào có bài học này.
“Mọi người cần lưu ý ngoài sách giáo khoa còn có sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên hoặc sách tham khảo.
Tuy nhiên, hội đồng thẩm định chỉ thẩm định về sách giáo khoa, còn lại thì không. Và nội dung ở đâu đó ngoài sách giáo khoa thì chúng tôi không thể biết được”, GS Kiều nói.