KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

NĂM NAY CÓ CÔ TIÊN, THẾ LÀ PHỦ NHẬN HẾT CÔNG SỨC CỦA BAO NGƯỜI KHÁC?!

Các đoàn cứu trợ chỉ giải quyết phần gốc thôi, nhưng cũng chỉ một phần nhỏ. Mấy hôm nay mọi người nói quá nhiều về những người quyên góp tiền tỉ này kia. Đủ loại ý kiến và thông tin hình ảnh của cán bộ chiến sỹ Công an, Quân đội và những lực lượng khác hình như ít hẳn. 


Biết rằng những người đó có tấm lòng đáng ghi nhận. Nhưng so với những gì Nhà nước đã và đang làm thì rất nhỏ. Hôm trước phát ngôn kiểu vô thưởng vô phạt của một ông tướng, gây nên làn sóng chỉ trích vô căn cứ với lực lượng cứu hộ cứu trợ, gây ra tâm lý ức chế và tủi thân của họ. Nhiều người không dám nhận quà cứu trợ dù chỉ là cái bánh. Họ sợ "nhân dân" chỉ trích họ ăn của dân. Trong khi cởi bỏ bộ phận "quan phục" họ cũng là người bình thường, cũng có nhu cầu ăn uống... Nhưng người ta không cho phép họ được làm vậy vì họ là "cán bộ" và người nhà cán bộ, lũ sẽ tránh xa!
Có người sẽ nói họ "sống bằng thuế" của dân nên phải làm thôi. Thực tế họ nhận lương, khi làm việc chứ đâu phải ngồi chơi xơi nước? Đâu phải như vua chúa các nước ngồi hưởng bổng lộc!
Do đó sai thì lên tiếng, những gì Đảng, Nhà nước đã và đang làm tốt thì phải động viên khen ngợi. Không phải ngồi làm phật online, đạo đức online hoặc lãnh đạo online!!!
Thậm chí nhiều người đem câu nói "nhờ ơn Đảng, Nhà nước" làm trò đùa. Nhưng họ không nghĩ đùa quá lố rồi. Bên cạnh việc phê phán cái sai của cán bộ, thì phải kiểm tra kiểm chứng thông tin. Không phải thấy gì cũng sồn sồn lên như đỉa phải vôi chửi đổng. Chứng tỏ tôi "cờ đỏ vẫn chống tiêu cực" cho mọi người thấy. 
Tuy nhiên khi bị dính bả báo chí hoặc thậm chí 3 sọc nó sẽ thành trò cười cho tất cả mọi người.
Cuối cùng tiêu cực thì không thể tránh khỏi. Nhưng không thể vì những cái đó bác bỏ, mọi sự cố gắng và công sức mà Đảng, Nhà nước, cán bộ chiến sĩ đã bỏ ra, kể cả máu và nước mắt của họ để giúp đỡ nhân thành con số không tròn trĩnh.
Nên nhớ ngu si cộng tích cực thành phá hoại đấy!

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

SAO BỐ KHÔNG VỀ

Lũ qua rồi những đứa con mất cha
Còn nhỏ lắm em chỉ là ngơ ngác
Cầm ảnh cha mặc đồ tang trắng toát
Đôi mắt trong veo quặn trái tim người


Theo mẹ tiễn cha đi về phía chân trời
Em chưa hiểu thế nào là cái chết
Chỉ hỏi rằng cha đi đâu lâu thế
Ai sẽ đưa con đến lớp đến trường
Em chẳng biết gì nên trông lại càng thương
Em không khóc lệ đời càng tuôn chảy
Những người mẹ và chúng ta đã thấy
Em đang mang trên mình một vết thương ngàn năm
Cơn lũ qua rồi chỉ còn lại bùn non
Ai sẽ trồng cây và thắp hương lên vùng núi lở
Những em bé bao giờ thôi hỏi sao bố không về nữa
Và chính em phải gánh mang lầm lỗi của con người.
Việt Phát, 22/10/2020

AI CŨNG CÓ 1 ĐÔI MẮT VÀ 1 CÁI MIỆNG, QUAN TRỌNG LÀ BIẾT NHÌN VÀO ĐÂU, NÊN NÓI NHỮNG GÌ.

Từ đầu mùa lũ đến giờ, chúng ta phải chịu rất nhiều những mất mát, hy sinh cả về người và của, không ai có thể cầm lòng được khi nhìn bà con, chiến sĩ mình vật lộn chống chọi lại với thiên tai. Nhưng chính trong những giờ phút khó khăn như thế, Việt Nam ta lại bừng sáng lên những truyền thống quý báu mà cha ông đã để lại từ ngàn đời nay.

Chúng ta có 1 cô ca sĩ, liễu yếu đào tơ, dấn thân vào vùng tâm lũ, chúng ta có những cụ bà, chống gậy, cõng 1 thùng mỳ để góp sức cho đồng bào miền Trung và chúng ta có những dòng xe nối đuôi nhau, tắc cả đoạn được tỉnh lộ để trao gửi những yêu thương của cả nước đến với bà con đang gặp khó.
Tuy nhiên, trong lúc đó, vẫn không thiếu những con sâu bỏ rầu nồi canh: ăn chặn, bớt xén hoặc không ngừng kích động dư luận bằng cách lồng ghép các vấn đề tiêu cực vào trong công tác phòng, chống lụt bão của ta.
Như đã nói ở bài trước, thì xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc ta là những cuộc chiến. Thù trong giặc ngoài, tới tận năm 1975 đất nước mới thực sự hòa bình, nhưng sau đó là những giới hạn kinh tế bị đặt ra cho đến tận năm 1994. Chúng ta mới có vỏn vẹn 45 năm để tập trung vào công cuộc phát triển và tái thiết sau chiến tranh, nhất là với 1 nước "Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vừng nền tự do, độc lập" như Việt Nam thì những gì cần phải làm càng nhiều hơn thế.
Họ ngồi ở quê hương, mơ về những xứ sở thiên đường châu Âu, nơi mà các nước tuyên bố độc lập trước chúng ta cả vài thế kỷ. Tiêu biểu sớm nhất là Thụy Sĩ (1291), Thụy Điển (1523), Hà Lan (1581),... và không ít nước trong số đó còn là các nước thực dân, đưa quân vơ vét tài sản, khoáng sản, nhân công của các nước thuộc địa về làm giàu cho mẫu quốc của mình.
Dân tộc nào cũng muốn giàu có, đất nước nào cũng muốn trù phú, nhưng lịch sử hình thành phát triển đã có những sự khác nhau. Rất đúng với câu: "Nếu muốn người ta tìm cách, không muốn thì người ta tìm cớ" nhưng họ luôn bắt nước ta phải tìm ra cách ngay và không tìm ra cách cho họ thấy thì có nói cái gì cũng là giải thích.
Vậy xem, Hà Lan tìm cách trong bao nhiêu năm. Từ 2000 năm trước, Hà Lan đã xây dựng hệ thống đê điều nhưng càng xây thì mối đe dọa từ thiên tai càng lớn và càng nặng nề hơn. Tiêu biểu vào các năm 1134, 1287, 1404, 1421, 1530, 1570, 1717, 1916, 1953, thiên tai đã giết chết hàng ngàn người và làm ngập hàng ngàn ha đất.
Mãi đến năm 1959, dự án Delta Works mới được được thực hiện và hoàn thành cơ bản các hạng mục chính vào năm 1997. Công trình này được coi là "kỳ tích" trị thủy không chỉ ở Hà Lan mà trên toàn thế giới. Tức là từ khi tuyên bố độc lập (thực ra là chỉ tách khỏi đế chế Tây Ban Nha) họ mất 400 năm để tạo ra kỳ tích và giải quyết vấn nạn thiên tai. => 4 thế kỷ tìm cách.
Mặt khác, cá nhân công trình đê ngăn biển của họ mới được sử dụng hoàn toàn đúng chức năng 1 lần duy nhất sau 30 năm xây dựng. Hỏi nếu 1 công trình mất mấy tỷ đô từ những năm 50 thế kỷ trước ở Việt Nam mà chỉ sử dụng đúng 1 lần thì hội "tam côn xuyên diệp" sẽ vin vào đó để xuyên tạc những gì?
Hết Hà Lan, họ bảo chỉ là ví dụ, họ lại nói về Nhật Bản. Chính xác, Nhật Bản là 1 nước phát triển trong công tác phòng chống thiên tai. Nhưng trong đợt mưa lớn vào tháng 7 vừa rồi, lượng mưa 200-300ml, có hơn 13.000 ngôi nhà bị ngập và tất nhiên trong số đó, chẳng có cái nhà chống lũ mẹ nào hết. Còn ở Việt Nam đỉnh điểm tại miền Trung lượng mưa lên tới 500-600ml.
Các nghiên cứu về nhà chống lũ, chống động đất tại Nhật hầu hết đều đang dừng lại ở "mô hình" chứ chưa thực sự áp dụng vào đời sống nên đừng xem mấy clip trên mạng rồi nói ở nước bạn có rồi sao Việt Nam chưa có. Vậy Nhật Bản cũng đã mất rất nhiều thời gian mà điều họ làm tốt nhất đến thời điểm này là khắc phục hậu quả sau thiên tai chứ không phải chống lại thiên tai. Bởi cói những thứ dự đoán được còn những thứ thì không.
Thứ hai, trước những sự phát triển của Singapore hay công trình trị thủy Hà Lan, truyền thông quốc tế luôn đặt vào trước nó 2 chữ "kỳ tích". Họ ngưỡng mộ kỳ tích của nước ngoài nhưng quên những gì mà ông cha hay chính chúng ta đã làm được. Thắng giặc Nguyên Mông - đế chế hùng mạnh nhất thế giới 3 lần - đó là kỳ tích. Thắng Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ - quân đội tối tân nhất thế giới - đó là kỳ tích. Thắng giặc Covid-19 - dịch bệnh khiến cả thế giới khiếp sợ 2 lần - đó là kỳ tích. Vậy trong khoảng thời gian các nước khác nghiên cứu về trị thủy thì chúng ta làm gì? Đánh giặc.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều làm nên những kỳ tích của mình, quan trọng thời gian bao lâu và ở khía cạnh nào. Vậy ví dụ như đại dịch Covid vừa qua, chúng ta đủ thời gian chiến thắng tận 2 lần, chấp cả những pha cõng rắn cắn gà nhà huyền thoại thì các nước khác đang làm gì? Họ tìm cách hay tìm lý do? Giải quyết hay giải thích?
Họ nói nhiều về thủy điện vì đây là nơi sinh ra lợi ích kinh tế, dễ để kích động lòng dân. Họ bàn về quy trình nhưng những công trình đó được xây dựng trong khoảng thời gian mà chúng ta "đang tím cách" và hình như với họ, trong khoảng thời gian này, chúng ta không được phép mắc sai lầm.
Họ có 2 con mắt, 1 để nhìn vào những thứ tốt đẹp ở nước ngoài, còn 1 để nhìn những điều tiêu cực tại Việt Nam. Họ có 1 cái miệng và luôn nói vào khi không cần nói. Đóng góp ý kiến chống lũ? Hoan nghênh nhưng tại sao không vào 1 thời điểm khác mà lại vào lúc lòng dân đang hoang mang để kích động, hướng cái nhìn của nhiều người vào những mặt tối của xã hội? Mục đích là gì chắc hẳn ai cũng đều đã rõ.
Chúng tôi không gọi ai là rác vì Beatvn là 1 cộng đồng không phải trẻ con như ai đó nói. Member của Beatvn tập trung ở độ tuổi 25-40 và có nhiều người nổi tiếng cũng như làm những công việc có đóng góp lớn cho xã hội. Chỉ khác là cộng đồng của chúng tôi, có cái nhìn lạc quan, tích cực vào cuộc sống, yêu, ghét rõ ràng và biết công nhận thành quả của đất nước.
Tất nhiên, không ai muốn Việt Nam mất 400 năm để tìm ra cách như Hà Lan, hay có nhiều thiên tai để rút ra kinh nghiệm như Nhật Bản, và cũng công nhận trong 45 năm tái thiết, phát triển đất nước không phải không có những sai lầm nhưng nhìn vào những gì Việt Nam đã đạt được thì chúng tôi tin vào tương lai ngày 1 tốt hơn của nước nhà.
Chốt lại vấn đề: 
+ Họ bắt chúng ta tìm cách để giải quyết các vấn đề những nước phát triển hơn mất mấy trăm năm trong vòng mấy chục năm.
+ Họ chỉ ra lỗi sai trong quá trình chúng ta tìm cách để hướng cộng đồng đến mục đích mà họ muốn.
+ Ở nước ngoài, thiên tai là do mẹ thiên nhiên còn ở Việt Nam thì là do..... tư tưởng này chắc không đáng để nhắc tới.
Và lời cuối gửi tới nam ca sĩ "cởi trần giữa mùa đông", hãy nhìn những gì "giấc mơ tuyết trắng" đang làm chứ đừng ngồi 1 chỗ mà tỏ lòng yêu nước!

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG CỦA NHÀ BÁO TRONG 8 NGƯỜI THOÁT NẠN TRỞ VỀ TỪ TIỂU KHU 67: Đồng đội ơi, xin vĩnh biệt các anh!

- Đồng đội ơi! Các anh ơi! Vậy là các anh đã ở lại lòng đất mẹ nơi núi rừng thiêng xứ Huế. Lễ truy điệu và an táng các anh, tôi cùng các anh em trong đoàn công tác may mắn thoát nạn khỏi đống đất đá hoang lạnh hôm ấy đã không thể đến thắp nén hương tiễn biệt được. Trên giường bệnh điều trị vết thương sau vụ sạt lở kinh hoàng, tôi xin viết những dòng này, xin gửi nén hương thơm vĩnh biệt các anh, mong các anh yên lành miền cực lạc.

Trái tim người lính luôn kiên trung, không cho phép yếu mềm dù trong bất kỳ trong hoàn cảnh nào, vậy mà giờ đây nhớ lại từng chặng đường hành quân, từng khoảnh khắc bên nhau giữa rừng đêm xứ Huế, tôi đã không thể cầm được nước mắt; xót xa và thương nhớ các anh, nhưng lòng tôi cũng tự hào khi đồng đội của mình đã hy sinh anh dũng vì nước, vì dân.
Sáng sớm 12-10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 chỉ huy đoàn công tác của quân khu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế đi xuồng thị sát dọc sông Hương, sông Ô Lâu. Anh lệnh cho xuồng đi chậm, sát bờ nhằm phát hiện người dân cần giúp đỡ, cứu trợ. Trời mưa ràn rạt, giữa mênh mông biển nước, suốt cả buổi sáng, lúc nào, anh cũng đứng ngoài mạn thuyền, ánh mắt không ngừng quan sát.
Mỗi thùng mì tôm, gói nhu yếu phẩm được trao cho người dân; từng đợt xuồng đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm là mỗi lần nét mặt anh bớt lo lắng. Đến 11 giờ 30 phút, sau khi nghe báo cáo về vụ sạt lở nghiêm trọng ở Thủy điện Rào Trăng 3, khuôn mặt Thiếu tướng Nguyễn Văn Man biến sắc, anh lập tức hạ lệnh cho xuồng trở lại bến, để cơ động đến thủy điện. Anh nóng ruột chỉ đạo các lực lượng nhanh chóng triển khai các biện pháp để cơ động đến với dân một cách nhanh nhất.
Xuyên trưa vượt nước lũ, đến 14 giờ 45 phút, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại xã Phong Xuân (Phong Điền, Thừa Thiên-Huế). Con đường 71 đến Thủy điện Rào Trăng nước ngập qua đập tràn, khiến xe không thể cơ động qua. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man hội ý nhanh với đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đại tá Nguyễn Hữu Hùng (nay là Thiếu tướng, liệt sĩ Nguyễn Hữu Hùng), Phó cục trưởng Cục Cứu hộ-cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu: Để lại xe ô tô, lội bộ vượt tràn. Từ 15 giờ, đoàn công tác đi bộ đường rừng trên đường 71. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, nhiều đoạn dốc cao, sương mù trời trở nên âm u, không còn sóng điện thoại để liên lạc… nhưng vì phía trước là người dân đang chờ với hy vọng đến sớm để kịp thời đánh giá tình hình, tập trung cứu nạn, đoàn công tác rảo bước nhanh hơn. Trên quãng đường hành quân xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, bùn đất nhão nhoét, màn đêm bắt đầu buông xuống, mưa không ngừng rơi. Quá trình lội bộ, hầu như bàn chân ai cũng lún sâu dưới lớp bùn nhão, bị cành cây, đá sắc nhọn cứa vào, trầy xước. Nhưng nhìn ánh mắt cương nghị, đôi chân đạp đá vượt lên các điểm sạt lở, dẫn đầu đoàn quân, hướng về phía trước của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, cùng với hình ảnh các công nhân của thủy điện đang chới với, tuyệt vọng giữa bùn nước, mọi người nén đau vượt lên, tiếp tục hành quân. Mỗi khi vượt qua các điểm sạt lở đất, cả đoàn lại đứng lại để hỏi thăm, động viên nhau, ai bị thương, đi lại khó khăn được đồng đội thay nhau dìu đi.
Xuyên màn đêm trong mưa rừng xứ Huế đầy hiểm nguy bởi nguy cơ sạt lở đất xảy ra bất cứ lúc nào, đến 19 giờ 45 phút, sau khi đi bộ đường rừng được hơn 10km, trời tối như bưng, mưa càng ngày càng lớn, quãng đường đến Thủy điện Rào Trăng 3 còn hơn 5km, đoàn công tác quyết định dừng chân nghỉ qua đêm tại Trạm Quản lý, bảo vệ rừng sông Bồ, thuộc Tiểu khu 67. 
Trạm Quản lý rừng sông Bồ lúc này không có ai. Trong nhà có 4 gian (một gian bếp, 2 gian phòng nghỉ và một phòng giao ban). Thiếu tướng Nguyễn Văn Man lệnh cho thông tin triển khai máy báo về Sở chỉ huy tiền phương hành trình của 21 người trong đoàn công tác và đang nghỉ dừng chân tại Trạm Quản lý, bảo vệ rừng sông Bồ, sáng sớm mai sẽ tiếp tục hành quân vào đến Thủy điện Rào Trăng. Đồng chí lệnh cho 3 đồng chí: Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Tác chiến, Quân khu 4; Trung tá Trần Minh Hải, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Công binh, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục đi sâu khoảng một giờ đồng hồ vào hướng đến thủy điện để thị sát tình hình, về báo cáo để đoàn sáng sớm mai tiếp tục hành quân.
Khi ấy ở khu vực bếp, mọi người phát hiện có 3 thỏi lương khô và một thùng gạo nhỏ, cùng một số quần áo khô của các đồng chí kiểm lâm để lại. Mọi người nhường nhau từng mẩu lương khô và quyết định nấu cơm bởi không thể chờ được việc tiếp tế lương thực từ Ban CHQS huyện Phong Điền, vì đường vào nhiều điểm sạt lở. Anh em tìm được trong phòng một chiếc áo gió, nhường cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Man khoác vào cho đỡ lạnh. Nhưng anh không nỡ mặc mà muốn dành cho anh em khác. Sau khi anh em năn nỉ, Thiếu tướng mới chịu mặc…
Nấu được nồi cơm trong hoàn cảnh này cũng là một kỳ tích, bởi củi ướt nhèm, mọi người tìm được 2 hộp bìa cát tông đựng mì tôm và một đoạn chừng 20cm lốp xe máy. Mọi người hong khô bìa cát tông trước, rồi đốt để sấy khô từng đoạn củi nhỏ mới nhóm được lửa. Đến 21 giờ 30 phút, nồi cơm chín cũng là lúc 3 đồng chí đi thị sát về báo cáo: Phía trước khoảng 3km còn có 3 điểm sạt lở, đất tràn xuống đường. Lúc này, ánh mắt Thiếu tướng Nguyễn Văn Man chùng xuống, anh động viên anh em: “Vì nhiệm vụ, vì nhân dân đang gặp nạn, chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa. Dù khó khăn mấy cũng phải vượt qua. Sáng mai chúng ta phải dậy thật sớm để đến được người bị nạn sớm nhất có thể…”.
Bữa cơm muộn giữa thăm thẳm núi rừng, chỉ có cơm trắng với nước mắm. Từ vị tướng đến anh em trong đoàn công tác chia nhau từng thìa nước mắm. Ai cũng muốn nhường phần của mình cho đồng đội. Đúng lúc này, tôi lấy máy ra quay lại khoảnh khắc của đoàn công tác, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man còn căn dặn: “Hình ảnh anh em mình vất vả giữa rừng để lại làm kỷ niệm nhé, đừng gửi phát sóng báo đài nào cả. Với lại dành pin máy, ngày mai vào đến nơi còn quay hiện trường mà báo cáo ban chỉ đạo để có phương án chi tiết, cụ thể cứu hộ, cứu nạn hiệu quả…”.
Không thể ngờ đó là lời dặn dò cuối cùng của vị tướng nhân hậu mà cương trực dặn dò tôi. Dù khó khăn, vất vả, nhưng anh cũng không muốn ai biết đến mà lúc nào cũng nghĩ cho người khác, cho người dân đang gặp nạn. Sau này, khi đồng đội tìm được chiếc máy quay đã bị đất đá làm hỏng, chỉ khôi phục được từng đoạn ngắn trong thẻ nhớ. Xem lại những hình ảnh khi nằm trên giường bệnh, tôi không thể cầm lòng, nước mắt cứ thế rơi...
Tôi và bảy người còn lại may mắn chạy thoát khi hàng nghìn khối đất đá đổ xuống, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và 12 đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh ngay trước mắt. Chúng tôi quay lại gọi lạc cả giọng, hy vọng còn người sống sót, vậy mà chỉ có tiếng đất đá đang chực tràn đổ xuống cùng tiếng “răng rắc”, gãy đổ của các bức tường còn sót lại, hòa lẫn tiếng mưa ràn rạt. Nỗi đau đớn tột cùng làm chân tay chúng tôi bủn rủn. Rồi đợt sạt lở lần hai đổ xuống, không còn một chút hy vọng, chúng tôi như muốn ngã quỵ. Thương các anh, thương đồng đội mình vô cùng...
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và các đồng đội của chúng tôi ra đi mãi mãi, đi về phía nhân dân, để lại sự khâm phục, tiếc thương vô hạn đối với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Sự hy sinh anh dũng của các anh thắp lên trong trái tim cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang toàn quân những ngọn lửa của lòng dũng cảm vì nhân dân phục vụ, xứng đáng với danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ mà nhân dân trao tặng.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC TIỄN BIỆT NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÂN TỘC

7 giờ sáng hôm nay (22-10-2020), trong niềm đau xót và tiếc thương vô hạn, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cùng thân nhân các liệt sĩ tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu và tiễn đưa 22 đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ ngày 18-10-2020 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.


Đất lửa Quảng Trị vừa qua những cơn lũ dữ nhưng mưa vẫn rả rích như rắc muối vào lòng người, nỗi xót xa vẫn dâng trào trong chúng tôi và đồng đội, gia đình, người thân của các anh và nhân dân cả nước...
Thiếu tướng Nguyễn Đức Hóa, Phó Chính ủy Quân khu 4, đã hơn nửa tháng nay lặn lội dọc dài vùng đất lũ miền Trung, khuôn mặt buồn rầu hốc hác, chia sẻ: “Những ngày qua, chúng ta vừa trải qua sự đau thương, mất mát vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với LLVT Quân khu, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân cả nước. Đây đồng thời là nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được của gia đình và người thân các đồng chí đã hy sinh”.
Những ngày lặn lội, chống chọi với mưa lũ miền Trung, quên ăn, quên ngủ để đi tìm đồng đội, hôm nay, chứng kiến 22 đồng đội nằm đó, phủ cờ Tổ quốc, lòng tôi cứ chùng xuống với bao suy nghĩ. 
Hy sinh, mất mát thật đớn đau nhưng tôi lại thấy như đâu đây màu hoa đỏ phía rừng xa, phía núi đồi Hướng Hóa hôm tôi đến hiện trường nơi các anh nằm xuống….
Các anh đã ngã xuống trong cuộc chiến với giặc thiên tai, để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, vì Tổ quốc.
Tổ quốc - đó là tính mạng, tài sản và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Tổ quốc – đó là nơi có Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 ở nơi rừng thiêng nước độc, đặc biệt khó khăn, cần có các anh như những ngọn lửa thắp sáng vùng biên.
Tổ quốc – đó là nơi có chiếc xe quân sự cũng ngủ ngoài cửa phòng đại đội, chờ anh sáng mai thức dậy lên đường giúp dân.
Tổ quốc – đó là nơi có người vợ ngóng anh về cùng ngôi nhà nhỏ, tổ ấm mới xây chưa trả hết nợ.
Tổ quốc – đó là nơi có cha mẹ già hằng tháng vẫn hạnh phúc bởi đồng lương, phụ cấp ít ỏi các anh tằn tiện, phụng dưỡng.
Đến lúc này, tôi chợt nhớ những vần thơ của Chế Lan Viên. Những vần thơ như chân lý, nói về lẽ sống của các anh:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con sông…
Vĩnh biệt các anh, nhưng các anh sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam .

CHUYỂN KHOẢN ONLINE

Thượng tá Trần Thanh Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Nô (Đắk Nông), cho biết đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của gia đình chị Lê Thị Thu Thảo (24 tuổi, vợ anh Trần Văn Lộc) về việc bị một đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt số tiền 100 triệu đồng ủng hộ gia đình chị trong những ngày qua.


Theo đơn trình báo của chị Thảo, hàng trăm nhà hảo tâm đã gọi điện hỏi thăm, động viên và ủng hộ giúp đỡ gia đình số tiền hơn 250 triệu đồng sau khi khi biết thông tin về hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
"Tuy nhiên, vào trưa 20/10, có một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi hỏi rất nhiều chuyện. Sau cuộc gọi này, tài khoản của tôi bỗng nhiên bị trừ mất 100 triệu đồng”, chị Thảo trình bày.
Cũng theo chị Thảo, người gọi điện cho chị xưng tên Nghị, hiện đang sinh sống tại TP Đà Nẵng.
"Người này ngoài động viên, chia sẻ thì có hỏi rằng đây có phải là số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của tôi hay không. Sau khi tắt máy, người này gửi cho tôi một tin nhắn có gắn thêm một đường link đề nghị tôi nhập thông tin cá nhân vào đường link đó. Người này còn không quên nhắc nhở rằng, đây là tiền của Nhà nước ủng hộ nên phải nhập đầy đủ thông tin mới nhận được.
Anh ta nói chuyện rất chậm rãi, hướng dẫn tôi làm từng bước một. Tin tưởng nên tôi đã sử dụng một chiếc điện thoại khác để đăng nhập vào đường link này, làm đúng như lời anh ta. Thế nhưng đang nói chuyện thì tài khoản của tôi hai lần bị trừ tổng cộng 150 triệu đồng”, chị Thảo nói.
Theo lời chị Thảo, sau khi phát hiện tài khoản của mình bị trừ, người này gọi điện đến thì chị không bắt máy nữa. “Do mình không bắt máy nữa nên số tiền 50 triệu đồng bị rút lần thứ 3 được hoàn trả lại tài khoản. Sau khi được mọi người tư vấn, tôi đã liên lạc với ngân hàng, tạm thời khóa tài khoản cá nhân, đồng thời cùng gia đình trình báo Cơ quan Công an”, chị Thảo nói.
Công an Đắk Nông đang phối hợp với nhiều đơn vị nghiệp vụ để điều tra.
PS: Đang có một loạt lừa đảo đăng nhập vào trang web giống của ngân hàng, nhưng thực ra là web giả, bà còn xài trên điện thoại hãy cẩn thận.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

THƯƠNG LẮM ĐỒNG ĐỘI ƠI!!!

[20 giờ cắt rừng, bám dây vượt lũ đưa thi thể đồng đội hy sinh trở về]
Hai tổ công tác của Công an huyện Hướng Hóa với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ, sau gần 1 ngày xẻ núi, băng rừng, cuốc bộ hàng chục km đã đến được địa bàn xã Hướng Việt, đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng trở về.

Thượng tá Hồ Sỹ Nhung – Trưởng Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết, các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đang trên đường đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng (Công an viên xã Hướng Việt) ra khỏi khu vực bị cô lập, trở về gia đình.
Khoảng 16h ngày 17/10, sau khi nhận tin báo có 7 người dân đi rẫy bị mất tích, Đại úy Thắng cùng một số lãnh đạo chính quyền đi tìm kiếm người dân thì gặp nạn, hy sinh.
Thời điểm xảy ra vụ việc, do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp lũ quét làm sạt lở đồi núi, vùi lấp đường sá, 2 xã Hướng Việt và Hướng Lập (huyện Hướng Hóa) bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Sau khi nhận thông tin, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Trị, Công an huyện Hướng Hóa huy động nhân lực, vật lực, gấp rút tiếp cận hiện trường để đưa thi thể đồng chí Thắng ra ngoài, trở về với gia đình.
Theo Trưởng Công an huyện Hướng Hóa, thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây là con đường độc đạo nối xã miền núi Hướng Việt đến trung tâm huyện Hướng Hóa.
Sau hơn 20 giờ băng rừng, vượt suối, đến 17h30 chiều nay (20/10), Công an huyện Hướng Hóa phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng Hướng Lập đã đưa được thi thể Đại úy Trương Văn Thắng ra khỏi khu vực gặp nạn về xã Hướng Phùng, lên xe cứu thương chở về trung tâm huyện Hướng Hóa.
Cũng theo Thượng tá Nhung, quá trình đưa thi thể từ xã Hướng Việt gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ vì quãng đường xa, đồi núi hiểm trở và nguy cơ đồi núi sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sau khi tiếp nhận thi thể Đại úy Trương Văn Thắng từ chính quyền địa phương, đoàn công tác của Công an huyện với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ phải thay nhau gánh bộ suốt quãng đường hàng chục km.
Có nhiều đoạn qua sông, suối, nước lũ dâng cao, lực lượng cứu nạn phải nối dây thông dòng, đoàn cán bộ hơn 20 người phải xếp thành hàng, cẩn thận thay nhau chuyền thi thể của đồng đội lên bờ”, Trưởng Công an huyện Hướng Hóa chia sẻ.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA BAO GIỜ KHUẤT

Mình nhớ một dạo gần Tết của mấy năm trước, nhà đài VTV có làm một phóng sự mang tên "Phép màu ngày Tết". Trong phóng sự ấy, nhà đài sử dụng công nghệ máy quay 360 độ, ghi lại toàn bộ hình ảnh không khí đón Tết, làm mâm đón Tết và truyền tất cả những hình ảnh đó được ghi trực tiếp từ quê nhà đến cho anh bộ đội biên phóng ở Lý Sơn thông qua một loại kính 360 độ đặc biệt.
Trong đoạn phim ngắn đó, chị vợ anh nói rằng: "Lúc mới yêu, anh ấy có nói với mình như thế này, lấy chồng bộ đội rất là vất vả, thế em có làm được không?


Chị vợ đáp lại: "Yêu anh, em sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn".
Ba anh chia sẻ với đội ngũ sản xuất chương trình rằng: "Đi làm nhiệm vụ cho Tổ Quốc ở nơi đảo xa, chúng tôi rất lo lắng, thậm chí thi thoảng ở nhà cũng có lúc nghĩ đến việc cháu nó có thể hy sinh vì Tổ Quốc". 
Đoàn kinh tế quốc phòng 337 đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tại các địa điểm miền núi, vùng cao giáp biên giới tại Hướng Hóa, Quảng Trị. Trong ngày 17/10, đoàn 337 thực đã thực hiện hành quân hơn 30km để đến địa bàn xã Hướng Việt thực hiện việc cứu nạn, hỗ trợ đồng bào. Anh em chiến sĩ trở về đơn vị đúng nửa đêm rạng sáng ngày 18/10 và tranh thủ chút thời gian nghỉ ngơi nhanh chóng để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Nhưng chỉ mấy chục phút sau, bi kịch đã đến theo một cách vô cùng bất ngờ và thương đau.
Một người dân sống gần doanh trại của đoàn 337 nói rằng: "Họ vừa đi giúp đỡ đồng bào về chưa kịp nghỉ ngơi".
Chúng ta có những người anh hùng, vừa ngả lưng nghỉ ngơi sau cả ngày vượt đèo băng dốc núi để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại Rào Trăng. Và rồi, các anh nghỉ ngơi vĩnh viễn, sau đó trở về với gia đình mà không nói được lời từ biệt. 
Chúng ta, thường nghĩ rằng thời điểm hiện tại, đất nước đang hòa bình và an vui. Nhưng tại Trường Sa, nơi đầu sóng của Tổ Quốc, vẫn có sự những hi sinh mà đại đa phần chúng ta ít biết hoặc ít chú ý đến. Năm 2013, chiến sĩ Đinh Văn Nam hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại đảo Phan Vinh hay năm 2014, chiến sĩ Phan Văn Hạnh hi sinh khi làm nhiệm vụ tuần tra tại đảo Tốc Tan C. Nơi đảo xa, không phải chỉ có sóng dữ, ở đất liền bình yên, không có nghĩa là ngoài đó cũng vậy.
Hay nhắc một chút về những công trình nhà giàn DK, những công trình mọc lên vững chãi giữa biển khơi, nhưng biết bao nhiêu người đã ngã xuống để những công trình vững trãi ấy "đứng lên".
Có những chiến sĩ may mắn tìm được phần thân thể, có những người khác thì mãi mãi nằm lại dưới biển, và số khác thì yên vị ở một góc đảo, không nỡ rời đi và đồng hành cùng những đồng đội đang sống và trực chiến.
Hòa bình, là điều tự nhiên có, hay phải đấu tranh? Hy sinh, là điều không ai muốn, nhưng đôi khi, là điều cần phải đánh đổi.
Nếu họ bỏ chạy, thì ai sẽ cứu mọi người? Nếu họ từ chối lao thân vào khó khăn, thì ai sẽ ra đi? 
Chúng ta được dạy về việc tôn vinh những người anh hùng đã khuất, ghi nhớ công lao của cha ông trong quá khứ. Rằng để có được những ngày hòa bình, đã có hàng triệu người ngã xuống, và họ chấp nhận ngã xuống một cách rất an nhiên và bình tâm. Nhưng, để giữ vững sự hòa bình, đưa Tổ Quốc vượt khó khăn, có rất nhiều người cũng sẵn sàng hi sinh giữa thời bình, đó là một truyền thống quý báu, cũng là nỗi đau. 
Cứ thi thoảng, cánh báo chí "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” khi đưa bảng lương của ngành quân đội, công an ra so đo với các ngành nghề khác, họ cho rằng các ngành này hưởng đặc quyền quá cao, gây ra nhiều mâu thuẫn xã hội. Mới tháng 5 vừa rồi, một số cử tri gửi kiến nghị đến Bộ Nội Vụ nhằm mục đích rà soát, tính lại và điều chỉnh bảng lương cho các cán bộ, chiến sĩ ngành quân đội và công an.
Có không ít người tị nạnh với những người vợ của các chiến sĩ đã hi sinh vì các chị vợ được tạo điều kiện vào làm việc tại các đơn vị quân đội. Dạo trước, một vài cư dân mạng cũng "nói ra nói vào" về trường hợp anh Dương - người sống sót trong vụ rơi máy bay quân sự tại Hòa Lạc được nhà nước trợ cấp nhà, vợ và gia đình anh được tạo điều kiện làm việc.
Có vài người nói các chị vợ sướng nhỉ, chồng mất thì lấy người khác, rồi con cái thì không phải lo mấy vì được đi học và trợ cấp miễn phí. Thật chẳng thể hiểu được là có những người suy nghĩ như vậy, hẹp hòi và ích kỷ như vậy. 
Kiểu như lấy lòng dạ tiểu nhân và do lòng quân tử.
Những nỗi đau hay mất mát, chẳng thứ gì có thể bù đắp được. Vậy bây giờ đặt câu hỏi thế này, những người đó có dám hi sinh để người thân của họ được hưởng những quyền lợi đó không? Dám chắc là không. 
Khi làm nhiệm vụ, các chiến sĩ chỉ quan tâm đến những điều họ mà làm cho mọi người, đó là việc cứu giúp người dân, hi sinh vì nền độc lập... Họ không màng đến những quyền lợi mà người thân của họ nhận được. Vì không ai muốn chết, ai cũng ham sống cả, không gia đình nào muốn mất đi người thân, người thân nào cũng muốn chồng, con trai... trở về.
Chúng ta cần phải giúp đỡ, tri ân gia đình và người thân của các chiến sĩ đã hy sinh. Phải luôn nhớ rằng, sau hòa bình, sau bão tố, sau bình yên, là biết bao nhiêu người nằm xuống.

SỐNG SAO CHO THOÁT ĐƯỢC MIỆNG ĐỜI!!!

Từ đầu mùa mưa lũ đến giờ, ca sĩ Thủy Tiên đã khiến cả nước nức lòng vì những hành động của mình. Nữ ca sĩ đã quyên góp được tới hơn 60 tỷ để ủng hộ bà con miền Trung. Không thông qua bất kỳ tổ chức nào, Thủy Tiên cùng chồng, tự mình lăn lộn đến những nơi xa xôi nhất để trao tặng từng phần quà đến cho bà con đang căng mình chống lũ.


Nhưng, chúng ta cũng đã quá quen với việc, có ai đó nổi lên là không thiếu những kẻ đeo bám hay cố dìm người khác xuống bằng những "ý kiến cá nhân" của mình. Đúng có, sai có nhưng hầu hết đều là những góc nhìn hẹp hòi hay nói thẳng ra là "bới lông tìm vết".
Ban đầu thì là chuyện, có nên từ thiện mì tôm không. Nhưng họ đâu có nhẹ nhàng như vậy, phải 1 cái title thật kêu là: "XIN ĐỪNG ỦNG HỘ MỲ TÔM NỮA. TÓC EM XOĂN HẾT CẢ RỒI". Ồ, ăn mỳ thì liên quan mẹ gì đến chuyện tóc tai. Ờ, nhưng thích đấy, ví von như thế mới có nhiều người quan tâm. Rồi họ đưa ra cả ngàn lập luận bảo vệ "quan điểm cá nhân" của mình nào là mua cái này, mua cái kia, sao không tặng tiền, sao không tặng gạo... bla...bla.... Xin thưa rằng, đợt mưa lũ vừa qua, không chỉ có 1 đoàn từ thiện tới miền Trung mà là cả ngàn người. Rất nhiều thông tin về việc mọi người ủng hộ thuốc men, tiền bạc, nhu yếu phẩm,... mỗi đoàn 1 kiểu chứ không phải đoàn nào cũng chỉ tặng mỗi mỳ tôm. Lộn cả mề.
Tôi chơi với admin bên Tổ lái, hôm trước anh em có nói chuyện với nhau, cậu ấy bảo em đang chuẩn bị thuốc men với áo phao cho bà con mà đường đi khó quá, xe hỏng suốt, mãi chưa vào được đến nơi. Mà đoàn cậu ấy đi cũng chỉ có mấy người vậy những đoàn từ thiện lớn, bạn nghĩ gì mà họ "mặc định" cứ lũ là phát mỳ tôm?
Rồi cái hôm Beat đăng ảnh Thủy Tiên đi từ thiện, tưởng hành động đẹp như vậy sẽ chỉ nhận được những lời khen. Nhưng không! Vẫn có những bài báo nói về chuyện sao cô ấy mặc quần quá bó, sao đi từ thiện lại đeo túi Luôn Vui Tươi ?? ?? Từ thiện từ bao giờ trở thành 1 bộ phim mà người đi làm thiện nguyện lại phải nhập vai sao cho phù hợp với hoàn cảnh vậy???
Thử hỏi nếu bây giờ, bạn là ca sĩ, chồng bạn là cầu thủ ngôi sao, trong nhà bạn lấy đ đâu ra 1 cái túi chợ xanh 2,300 nghìn mà đi từ thiện. Nếu ai chuẩn bị kỹ càng, sắm bộ cánh "nghèo" cho hợp lý thì kiểu gì chẳng có những ý kiến nói là "cố diễn cho tròn vai". Còn với những người, ngồi ở nhà, đi soi đến cả cái quần phụ nữ thì thôi chịu hẳn. Không đáng để nhắc tới lúc này. Tư duy dồn hết xuống cái đũng quần theo họ mất.
Rồi khi các ngôi sao khác lên tiếng, đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu chung thì bị lôi chuyện tiền nong ra cân đo đong đếm theo kiểu: "Giàu thế mà ủng hộ có bằng này" hay "Mua cái nhà chục tỏi mà ủng hộ có chục triệu đồng". Đúng là rơi nước mắt. Từ thiện - luôn có sự lựa chọn "Có" hoặc "Không" với tất cả mọi người, chứ không phải người nổi tiếng thì sẽ mặc định "Mày phải làm...". Nên cái chuyện ủng hộ bao nhiêu càng không phải thứ bị đem ra mổ xẻ. Không phải tất cả, nhưng chắc chắn rất nhiều người bàn luận chuyện đó chưa bao giờ ủng hộ 1 nghìn nào vì với cái tư tưởng từ thiện bằng tiền người khác như vậy thì chẳng bao giờ dám bỏ tiền trong túi mình ra. Việc thắc mắc về số tiền từ thiện, nó như dạy người giàu cách tiêu tiền ấy, tiền của người ta, người ta muốn làm gì thì làm.
Nhận thấy những chuyện như thế, nên giờ nhiều người làm từ thiện cũng phải rào trước đón sau. Trấn Thành phải hứa "Không ăn chặn 1 đồng", hay có người báo chí đưa tin thì phải xin hãy dùng dưới cái tên "Bộ tộc nào đó" chứ đừng nhắc đến tên mình. Giờ lạ lắm, chuyện tốt cũng phải che giấu và hứa lên hứa xuống mới dám làm, không phải sợ thế lực nào đó mà sợ những con mắt soi xét, sợ những "ý kiến cá nhân".
Từ thiện - luôn là 1 vấn đề nhạy cảm. Từ chuyện tài chính đến chuyện uy tín và nó luôn khó chứ không phải chỉ bây giờ. Nhưng chỉ xin cộng đồng đừng quá khắt khe với những chuyện nhỏ nhặt mà ảnh hưởng tới mục đích cao đẹp vốn có của nó. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, trong lúc này, chẳng có gì là thừa cả.
Một gói mỳ tôm, 1 chiếc áo phao, hay 1 cô bé nhịn bữa sáng để gửi cô Tiên 20 nghìn cũng là điều trân quý! Hướng về miền Trung theo cách văn minh và xây dựng còn cái gì không nên nói.... thì đừng có nói.

Ai cho phép họ đại diện cho nhân dân Việt Nam?

Ngày 18/10/2020 vừa qua, sau khi có thông tin Thủ tướng Nhật sẽ chọn Việt Nam là điểm công du đầu tiên của mình sau khi nhậm chức, xuất hiện một nhóm người tự xưng là “đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nhật” tập trung trước Văn phòng Thủ tướng Nhật, đưa ra yêu sách như sau:

- Thả tự do cho tù nhân lương tâm;
- Yêu cầu tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam;
- Trừng phạt Việt Nam vì vi phạm nhân quyền;
- Yêu cầu điều tra cộng sản vì lỗi gây ra lũ lụt ở miền Trung;
- Mong muốn Nhật cắt đứt quan hệ với Việt Nam.
Thực sự, những hành động trên là cực kỳ phản cảm và tai hại, gây cái nhìn sai lệch của bạn bè quốc tế với Việt Nam, khiến họ hoài nghi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; nhất là khi chuyến công du của Thủ tướng Nhật tới Việt Nam đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tôi không hiểu dụng ý của họ là gì, liệu họ định đòi quyền lợi thực sự cho đám phản động kia; họ bị các đài phản động như Việt tân, BBC che mắt hay họ được các tổ chức phản động thuê nhằm bôi nhọ Việt Nam. Tôi nghiêng về giả thuyết này, vì ở Nhật, người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid -19, thậm chí, nhiều kẻ cầm băng rôn kia còn không phải là người Việt Nam vì người Việt Nam không ai làm như vậy cả.
Trong khi cả dân tộc đang gồng mình để phòng chống dịch Covid-19, trong khi người dân miền Trung đang vất vả chống lũ lụt, những kẻ tự xưng là đại diện cho người dân Việt Nam kia lại không có một tiếng xót thương, lại vì vài đồng bạc đi ủng hộ mấy kẻ phản động phá hoại bình yên cho đất nước. Thật sự xấu hổ và căm phẫn vô cùng./.