KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

NĂM NÀO CŨNG THẾ, NĂM NÀO CŨNG VẬY, LIỆU CÓ AI HAY?!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý sử dụng nguồn ngân sách dự phòng cho thiên tai, lũ lụt để hỗ trợ mỗi gia đình có nhà bị sập 40 triệu đồng, tốc mái là 10 triệu đồng.


Chiều 1/11, tại UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo bộ, ban, ngành đã làm việc với các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị phải chăm lo cho dân, không được để người dân lâm cảnh màn trời, chiếu đất, đói cơm lạt muối, bệnh tật sau lũ.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cho biết bão số 9 là cơn bão mạnh mang tính lịch sử trong 20 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản (khoảng 10.000 tỷ).
Hiện, các lực lượng vẫn khẩn trương tìm kiếm những người mất tích, tập trung công tác cứu hộ tại các điểm sạt lở, chia cắt, không để người dân bị thiếu lương thực thực phẩm. Ngoài ra, các địa phương cũng đang tập trung công tác phục hồi, ưu tiên khắc phục các cơ sở thiết yếu, nhất là điện, nước và trường học, nhà dân. Tuy nhiên, khối lượng công việc rất lớn nên cần có kế hoạch cụ thể và huy động nhiều nguồn lực để triển khai.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đây là giai đoạn bão lũ lịch sử vì chỉ trong thời gian ngắn đã có 5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới vào nước ta.
Thủ tướng chia sẻ khó khăn và tin tưởng người dân miền Trung anh hùng sẽ vượt lên để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
“Với địa hình, địa chất, từ nhiều đời nay, miền Trung cần học cách sống chung với bão lũ. Chúng ta phải sẵn sàng thích ứng phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, tìm mọi biện pháp thích ứng với thiên nhiên”, Thủ tướng nói.
Về các biện pháp thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc bảo đảm thông suốt giao thông, quốc lộ thì Bộ Giao thông Vận tải phải lo, các tỉnh lo tỉnh lộ.
Thủ tướng đề nghị những gì Chính phủ hỗ trợ, các địa phương phải đưa đến người dân kịp thời, liên tục.
"Các địa phương cũng tiếp nhận các nguồn viện trợ công khai, minh bạch, thuận lợi, có tiền đến đâu hỗ trợ cho người dân nhanh đến đó", Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ đồng ý đề xuất bổ sung gạo hỗ trợ cho các tỉnh và phải đưa đến dân, đúng đối tượng; hỗ trợ thêm kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, trong đó có khoản hỗ trợ nhà sập, hư hỏng nặng cho người dân. Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị cần thống kê chính sách, bảo đảm công bằng cho bà con.
Ông cũng đồng ý sử dụng nguồn ngân sách dự phòng cho thiên tai, lũ lụt để hỗ trợ mỗi gia đình bị sập nhà 40 triệu đồng, tốc mái là 10 triệu đồng.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

TÀU NGẦM VÀ ANH ....

Gần 6 năm trước, cô sinh viên Hà Nội lần đầu được vào thăm đơn vị. Ngày đó, hình ảnh về tàu ngầm và những người lính trong lòng đại dương vẫn còn khá lạ lẫm với em. Thi thoảng chú kể về đơn vị, lần nào cũng không quên một câu: "Vợ lính Hải quân thiệt thòi nhiều lắm cháu ạ! nhất là vợ của những người thủy thủ tàu ngầm. Cháu nhớ viết về họ nhiều hơn nhé!". Trên chuyến bay rời Cam Ranh về Hà Nội, em đã viết những dòng đầu tiên về đơn vị mà em thương mến: "Em thầm hỏi về những chuyến ra khơi/ khi tàu anh ẩn mình vào xanh thẳm...". Gần 6 năm qua, ấn tượng về những người lính em gặp ở đây vẫn là sự chu đáo, lịch thiệp. Em hay nói với chú, vào đơn vị cháu cảm thấy rất yên tâm. Còn chú hay đùa "chỉ sợ cháu chê thủy thủ của chú".


Ngày đầu tiên gặp anh là cuối tháng 7 năm 2017, những ấn tượng đầu tiên về anh chẳng nhiều nhặn gì ngoài ý nghĩ: "đẹp trai thì đào hoa", mà đào hoa thì em muốn tránh xa rồi. 1 năm sau là ngày anh tốt nghiệp ra trường, lúc đó em mới nhớ tên anh vì anh là người ra cổng đón em vào học viện. Thế mà anh lại là người duy nhất trong nhóm bạn tốt nghiệp năm ấy không được em tặng hoa, em không biết anh cũng tốt nghiệp. Chúng mình chơi chung trong một nhóm bạn, nhưng chưa từng nói chuyện riêng. Mãi sau này khi anh nhận công tác về 189 được nửa năm mới có dịp nói chuyện nhiều hơn, ban đầu là vì công việc, dần dần không còn chuyện công việc thì lại tìm cớ nói chuyện, tìm cớ gặp nhau. Đến giờ em vẫn nghĩ nếu anh không về 189, mà là một đơn vị khác, có lẽ chúng mình vẫn chỉ là hai người bạn, hai con người đi lướt qua nhau trong cuộc đời mà chẳng bao giờ chạm vào nhau. Duyên do trời định, phận do người tạo. Và có lẽ 189 chính là duyên nợ của chúng mình.


Những ngày đầu anh hay lo sợ, liệu em yêu anh có phải vì anh là một người lính hay không? Không, em không yêu anh vì anh là một người lính, nhưng nếu anh đã chọn màu áo này, em sẽ thương anh hơn. Chàng trai của em không biết nói những lời ngọt ngào, không biết làm những điều màu mè, lãng mạn, thậm chí người ta còn chê anh "nhạt". Chàng trai ấy chỉ biết nắm tay em mỗi khi qua đường, trời nắng sẽ đi trước chắn nắng cho em, luôn nhắc em không phải sợ thấp hơn anh nhiều quá mà đi giày cao gót sẽ đau chân v.v...
Người ấy cũng chẳng bao giờ hứa trước một điều gì, nhưng đã nói là nhất định sẽ làm. Người ấy điềm tĩnh, nhường nhịn cái tính khó ở của em. Em cứ nghĩ mình đã trưởng thành lắm, cuối cùng lại trở thành một con mèo nhỏ khi ở cạnh anh hay mè nheo và làm nũng.
Người ấy cũng không giàu có, nhưng đã yêu thương em chân thành và tử tế. Em vẫn nhớ một hôm đột nhiên mấy cậu em trong nhóm nhắn tin chúc mừng, em chẳng hiểu gì cho tới khi biết thì ra mấy đứa nhóc này đã phát hiện chúng mình đang quen nhau. "Nếu anh chị quen nhau, em cũng mừng cho chị, vì anh ấy là một người tử tế". Câu nói đó khiến em cảm động lắm anh biết không? bởi vì em biết những cậu nhóc, những người anh, người bạn thực sự trân trọng em, ai cũng mong em sẽ hạnh phúc. Em ngưỡng mộ người có tài, nhưng nể trọng người có đạo đức. Tình yêu xuất phát từ những rung động, nhưng điều khiến một người con gái muốn ở lại, muốn đồng hành cùng anh lại chính là sự an toàn, là đạo đức, là cách đối nhân xử thế.
Chúng mình đã lỡ hẹn với nhau không biết bao nhiêu lần. Có khi chỉ còn cách nhau gần 2 giờ bay nữa thôi, nhưng căn cước đã quá hạn 5 ngày, em không được bay. Ngồi ở sân bay gọi cho anh khóc thút thít, anh bảo: "Thỏ ngoan khóc nốt rồi về nhà, tết mình lại gặp nhau". Tết anh sang nhà xin phép bố mẹ em cho hai đứa quen nhau, tới lúc đó vẫn gọi "cậu"-"tớ". Mẹ bảo chưa thấy ai "hâm" như hai đứa này.
Năm 2020 bắt đầu bằng dịch Covid-19, chúng mình lỡ hẹn thêm hai chuyến bay. Mỗi ngày thức dậy em đều cầu nguyện cuộc sống được trở lại bình thường. Xa nhau nửa năm mới được gặp, nhưng anh chỉ về hai ngày anh lại đi. Mỗi năm, hình như số lần gặp nhau không đủ 10 đầu ngón tay. Em hay đùa: "sau này nghỉ hưu rồi ngày nào anh cũng được ăn cơm em nấu, không phải ước nữa."
Cũng có thời gian chúng mình tạm dừng lại, cho nhau thời gian suy nghĩ trước một quyết định quan trọng trong cuộc đời. Tiếp tục đi cùng nhau là lựa chọn con đường nhiều khó khăn nhất, khi cưới rồi vẫn ở xa nhau. Nhưng những con người sống tình cảm và nặng lòng, từng đi qua nỗi buồn, từng đi qua tổn thương như chúng ta mới hiểu rằng gặp được người để mình yêu thương và mở lòng thêm một lần nữa mới là điều khó khăn nhất. Em chẳng nỡ lòng nào trở thành người khiến anh đau lòng, và anh cũng vậy.
Anh cao lớn còn em lại nhỏ bé. Có lần em hỏi: "nếu sau này có người nói em không xứng với anh, em không xinh đẹp, cũng chẳng cao ráo gì, anh sẽ làm thế nào? anh có bảo vệ được em trước những lời nói đó không?". Anh cười: "quan trọng ở cái đầu và đạo đức, ngoại hình với anh không quan trọng". Và anh đã chứng minh được điều đó. Tình yêu của chúng mình thầm lặng, được vun đắp bởi hai bên gia đình, những người bạn thân thiết nhất và đơn vị. Có cô bạn từng bảo: "mong sau này chị được gả vào một gia đình hạnh phúc, vì chị sinh ra trong gia đình hạnh phúc, lớn lên bằng tình yêu thương, nếu rơi vào một nơi suốt ngày cãi vã và lạnh nhạt, chắc chị sẽ không chịu nổi đâu". Gia đình anh sống tình cảm và yêu thương em, có lẽ đó là sự an ủi lớn nhất với em khi ở xa chồng.
Chẳng mong những điều lớn lao, chỉ mong cuộc sống sau này dù còn nhiều khó khăn, nhiều thay đổi nhưng chúng ta vẫn có thể dịu dàng và tử tế với nhau như ngày đầu. Chào tháng 11 - tháng của chúng mình. Mong đất trời sẽ hiền hòa hơn, để đồng bào đỡ khổ, để đồng đội của anh đỡ vất vả, và để em sẽ là cô dâu xinh đẹp nhất trong đời anh.

BẢN ÁN LƯƠNG TÂM...

ĐỌC XONG CHỈ BIẾT NGỬA MẶT THAN TRỜI!
Trước đây bà Võ Thị Ánh Nga (SN 1940) chỉ ở một mình trong căn nhà tại đường liên khu 1/6 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM). Phần lớn ngôi nhà, bà cụ cho thuê lấy tiền sinh sống.
Năm 2010, chị Võ Thị Ánh Hà (SN 1959, con gái lớn bà Nga) mang cả đại gia đình gồm chồng và 10 con về tá túc nhờ nhà mẹ. Sống chung một thời gian, mẹ con liên tục xảy ra va chạm. Bà Nga gợi ý con gái nên đưa chồng và đàn con dọn ra khỏi nhà.


Bị mẹ đuổi, cô con gái bất hiếu gằn giọng: “Ngôi nhà tôi đứng tên, nếu phải ra khỏi đây, người đó chính là bà”.
Không tin lời con, bà Nga lên UBND quận Bình Tân tìm hiểu, ngã ngửa được biết căn nhà quả là đã sang cho con gái từ bao giờ. Trong hồ sơ thể hiện rõ bà Nga đã làm hợp đồng tặng ngôi nhà cho con.
Bà lão phản đối quyết liệt, cho rằng mình bị lừa. Theo lời khai của bà, trước đó con gái có nhờ bà thế chấp căn nhà để vay ngân hàng. Ngày 26/4/2010 hai mẹ con ra phòng công chứng làm giấy ủy quyền cho con gái thế chấp căn nhà để vay 50 triệu đồng.
“Tuy nhiên, do tôi già cả, lại không biết chữ nên con gái đã lừa tôi ký vào hợp đồng tặng nhà chứ không phải hợp đồng vay tiền như đã nói”, bà lão tố cáo.
Hồ sơ lưu ở phòng công chứng Gia Định thể hiện, ngày 26/4/2010 bà Nga đến làm hợp đồng tặng cho con gái Võ Thị Ánh Hà quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Từ hợp đồng này, chị Hà đã làm thủ tục sang tên chị. Ngày 04/6/2010, UBND quận đã cấp sổ đỏ cho “chủ mới”.
Mâu thuẫn này không được làm rõ, đã đẩy xung khắc giữa hai mẹ con lên mức dữ dội. Mỗi khi không vừa ý điều gì, người con gái lại ra mặt khó chịu, mắng chửi, ngược đãi, nhiều lần thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà.
Trưa 04/3/2013, khi cả gia đình con gái đang ngủ trên gác xép, bà lão 73 tuổi nảy sinh ý định đốt nhà cho bõ tức. Bà Nga xách can nhựa đi mua 50 ngàn tiền xăng về đổ lên yên 2 xe máy dựng trong nhà.
Tiếp đến bà ngắt cầu dao điện, lấy một tờ báo châm lửa ném vào 2 chiếc xe máy. Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng lan ra.
Thời điểm đó trong căn nhà có khoảng 10 người gồm vợ chồng chị Hà và các con đang ngủ trên gác xép. Ngửi thấy mùi khét, các nạn nhân thất thanh tri hô.
Vụ cháy đã thiêu hủy 2 chiếc xe máy và nhiều tài sản trong nhà, tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Đứa con bé nhất của gia đình nạn nhân bị bỏng nặng, để lại hậu quả nặng nề sau đám cháy.
Về phía bà Nga, sau khi châm lửa đốt nhà, âm thầm bỏ đi đâu không ai biết.
Giữa năm 2013, lệnh truy nã bà lão được chuyển về phòng Cảnh sát truy nã tội phạm - Công an TP.HCM, giao cho trinh sát Nguyễn Thành Công. Xác minh nhân thân, được biết bà Nga có đến 4 – 5 người con, nhưng sau sự việc xảy ra bà không ở với người nào mà đi bán vé số rồi sống lang thang khắp nơi, hành tung khó xác định.
Mất nhiều ngày lần theo dấu, cuối cùng trinh sát cũng xác định chỗ ở của đối tượng. Sau một thời gian lang thang khắp nơi, bà Nga xin được một gia đình ở phường Bình Trị Đông A cho căng tấm bạt trước vỉa hè nhà họ.
Hình ảnh mà trinh sát truy nã nhìn thấy không phải là tên tội phạm bặm trợn, lì lợm mà chỉ là một cụ bà gầy yếu, tóc bạc trắng, nằm co ro trên chiếc võng cũ. “Mái nhà” của bà chỉ là một tấm bạt rộng bằng chiếc chiếu, một túi nilon treo vài bộ quần áo, một túi khác treo một chiếc xoong, vài cái chén…
Hôm trinh sát tìm đến, có lẽ bị mệt nên bà Nga không đi bán vé số buổi chiều, mà nằm thiêm thiếp ngủ. Mỗi giờ trôi qua, nhìn dáng ngủ khổ sở của bà cụ, trong lòng trinh sát càng cảm thấy nặng nề.
Trinh sát Công kể: “Có lúc tôi nghĩ, hay quay về, không bắt nữa. Nhưng một phần đó là nhiệm vụ, phần nữa đã có lệnh truy nã, tôi không bắt thì người khác cũng bắt. Tôi cố gắng làm cách nào để bà lão cảm thấy nhẹ nhàng nhất”.
Một lúc sau, trinh sát mới tiếp cận, mở lời: “Cô có phải cô Ánh Nga không? Con nghe nói cô mâu thuẫn với con gái, con là Công an, mời cô về phường nói chuyện được không?”. Nghe thấy có người nói đến nỗi ấm ức bấy lâu, bà cụ lên xe về Công an phường.
Bà lão tâm sự, sau khi đốt nhà xong, bà bỏ đi, do thiếu hiểu biết pháp luật nên không biết rằng đó là hành động vi phạm pháp luật. Bà càng không biết mình bị truy nã.
Khi nhìn thấy lệnh truy nã có dán ảnh mình, bà cụ gào khóc thảm thiết: “Con tôi nó cướp nhà tôi, mấy chú không bắt nó, lại đi bắt tôi”. Rồi bà chửi mắng, định xông vào đánh cả trinh sát.
Nhớ lại lúc đó, trinh sát cười buồn: “Những lần khác lần tìm được đối tượng trốn nã, bắt họ về quy án là tôi thấy nhẹ cả người, sao lần này thấy nặng trĩu trong lòng. Chỉ vì lòng tham mà tình mẹ con, bà cháu tan nát hết cả”.
Tòa án nhân dân TP.HCM sau đó đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án bà Nga phạm tội “hủy hoại tài sản”.
HĐXX nhận định bị cáo già yếu, hành vi cũng xuất phát một phần từ lỗi của bị hại, và bị hại cũng đã bãi nại; nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên xử bà Nga hai năm tù, cho hưởng án treo.
Hơn hai năm sau khi vụ án xảy ra, ngôi nhà cũ đã được người con gái xây lên hai lầu khang trang, còn người mẹ 75 tuổi gầy gò già yếu hiện vẫn bán vé số lang thang khắp nơi. Bản án HĐXX tuyên đã thể hiện tính nhân văn của pháp luật, nhưng bản án lương tâm có lẽ sẽ còn những người trong cuộc day dứt./.

SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐBQH NGUYỄN LÂN HIẾU THẾ NÀO?

“Kính thưa Quốc hội,
Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn. Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay. Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương.


Vừa trở về từ miền trung hôm kia, tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột yêu thương, nhưng thảm hỏa sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động hoặc thậm chí còn được cấp giấy phép mới... Nếu vậy sẽ lại còn những trận lụt lịch sử, những cột mốc tang thương nữa phải ghi nhận. Chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ. Việc này thật khó vì thay đổi trên giấy tờ văn bản chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy chẳng dễ tẹo nào. Đơn cử khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ quý tự nhiên là đẹp hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương hay lim sến táu... Rồi tự huyễn hoặc là gỗ của mình nhập khẩu từ Lào, Miến... không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam. Philipin là quốc gia chịu bão nhiều nhất Đông Nam Á nên chúng ta có thể học rất nhiều từ phía bạn. Họ giữ rừng, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước con người trước sự giận dữ của thiên nhiên.
Siêu bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philipin đã hạ cấp độ nguy hiểm là ví dụ rõ ràng nhất.
Bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu từ tư duy, mà tư duy là phải nhờ giáo dục mà có. Với cách giáo dục như hiện nay việc hình thành một tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn. Chúng ta thử hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua thử nghiệm rõ ràng, đang học lại thay đổi bổ sung, sửa chữa hay đính chính. Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và nói dối. 
Những hiện tượng kỳ lạ của xã hội như Khá Bảnh sẽ ngày càng phổ biến vì giá trị cốt lõi không được nhà trường vun đắp từ những năm chập chững bước vào đời.
Mượn câu nói của vị giáo sư nổi tiếng Richard Feynman "Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, số môn đồ, bằng cấp, và danh xưng. Hãy ấn tượng với những tấm lòng tử tế, chánh trực, khiêm cung, và rộng lượng".
Làm sao chúng ta dậy được con cháu mình những điều tưởng rất đơn giản nhưng sẽ là nền móng của sự phát triển đất nước vững chắc trong tương lai. Đừng để cho những tiền bạc, bằng cấp, danh xưng làm choáng ngợp. Nếu có ấn tượng thì nên dành sự ấn tượng cho những tấm lòng tử tế, khiêm cung, và rộng lượng. Và tôi tin Việt Nam sẽ có thật nhiều những người trẻ tuổi thông minh tài giỏi đầy khát vọng nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như đôi vợ chồng Công Vinh Thủy Tiên. Đấy cũng là hình ảnh mà tôi gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn gian khổ trên khắp đất nước. Tinh thần tương thân, bác ái là bản chất, là truyền thống của dân tộc ta, nếu có trách chỉ nên suy nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thực sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chi công và lòng yêu thương con người sẽ ngày càng nhân rộng.
Thưa Quốc Hội, Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như là một qui luật của thiên nhiên. Chính vì vậy không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác. Chúng ta cần có chiến lược LÂU DÀI để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt. Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia và có sự đóng góp của nhiều chuyên gia. Từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn các dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành các thủy điện mới và cũ đến những việc cấp thiết như cập nhật vẽ bản độ sạt lở khắp các tỉnh thành phố, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hữu hiệu quả hơn, hay có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt...
Có vậy người dân mà ở đây là những người nghèo, yếu thế cũng như những ngành chức năng bộ đội, công an, y tế, ... mới tránh được những tổn thất hy sinh vô cùng đau xót.
Xin cảm ơn sự lắng nghe của Quốc hội!”

CHÍNH THỨC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỐI VỚI ÔNG PHẠM PHÚ QUỐC

Chiều 3-11- 2020, Quốc hội chính thức bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) vì không trung thực trong việc báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và Nhân dân.


Cụ thể, với tỷ lệ 429/431 đại biểu bấm nút biểu quyết bằng tán thành, chiếm 89,42% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc.
Nghị quyết nêu rõ, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, đơn vị bầu cử số 4 gồm các Quận: 5, 10, 11 (TP Hồ Chí Minh).
Ông Phạm Phú Quốc bị bãi nhiệm vì không trung thực trong việc báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành ngay khi được Quốc hội biểu quyết thông qua (ngày 3-11-2020).
Trước đó, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc với kết quả 467/470 phiếu đồng ý, chiếm 96,8% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó, ngày 1-9, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã thống nhất hướng xử lý tạm đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tân Thuận (IPC), đề xuất bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc vì có quốc tịch thứ hai ở Síp nhưng không khai báo theo quy định, thể hiện việc không gương mẫu và không chấp hành đúng quy định của Đảng, của tổ chức./.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

CÓ NHỮNG GIẤC NGỦ KHÔNG BAO GIỜ TỈNH LẠI !!!

Những trận lũ lụt liên tiếp ập đến khiến nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Bình lâm vào tình cảnh khốn khó, lao đao. Trước lời kêu cứu nao lòng của người dân nơi đây, nhiều tổ chức, đoàn cứu trợ cùng cán bộ, chiến sĩ đã ngày đêm vượt lũ giúp dân vượt qua cơn hoạn nạn.

Chú Hoàng Ái Nhân (61 tuổi) là một người cán bộ mặt trận thôn, chú đã góp sức từ những ngày đầu tiên của đợt lũ lụt để cứu trợ nhiều nhà dân ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Anh Nguyễn Ngọc Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Ninh cho biết: 'Chú Nhân tham gia vào ban công tác mặt trận thôn, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng các phong trào của thôn xóm đã 6-7 năm nay.
Những ngày trước lũ, chú cùng anh em vận động người dân chống lũ, ngay khi lũ về chú tham gia cứu hộ, sơ tán bà con đến nơi an toàn và điều phối hàng hóa cứu trợ, phát quà từ thiện, dọn dẹp bùn đất sau khi lũ rút. Không ngại nước non, mưa lũ, ngày hay đêm, bất cứ khi nào người dân cần chú Nhân đều nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ'.
Ngày 23/10, chú Nhân cùng con trai đi phát quà từ thiện cho các gia đình bị ngập nặng trong thôn. Khi đi phát về, ngâm nước, dầm mưa nhiều ngày liền, chú nằm nghỉ ngơi rồi m.ất lúc nào không hay.
Anh Hoàng Thân Thanh, em trai của chú Nhân chia sẻ: 'Gia đình anh Nhân làm nông nên rất vất vả, thu nhập nhờ vào ruộng nương, mấy con trâu, con gà. Vợ anh thường xuyên ốm đau, không mấy nhanh nhẹn nên mọi việc trong nhà đều do một tay anh gánh vác. Giờ anh mất rồi, hai con cũng đã có gia đình riêng, không biết những ngày tháng tiếp theo vợ anh sẽ sống như thế nào."

BÉ GÁI "ATM GẠO" VÀ NÓI VỀ CHUYỆN "LỆ LÀNG" HẬU BÃO LŨ.

Mình nhớ hồi mùa dịch, có trường hợp một bé gái đứng xếp hàng nhận gạo tại một điểm "ATM gạo". Bé gái cứ đứng đó, nhấn nút xin hỗ trợ nhưng mãi không có gì cả, lát sau, một thành viên của "ATM gạo" đi ra và nói rằng: "Em áo đen di chuyển ra khỏi khu vực phát gạo giùm chị nha”. Rồi một cư dân mạng ghi lại cảnh đó, phát tán lên mạng xã hội, cư dân mạng vào miệt thị bé gái đó, và cho rằng nhìn bộ quần áo mà bé ấy mặc, rồi người bạn đi xe máy biển TPHCM đi kèm, thì nhìn bé gái ấy không có vẻ gì là nghèo cả và không đáng để nhận cứu trợ. 


Rồi câu chuyện thực tế là gì? Đó là bé gái này mới chỉ 15 tuổi, có trang phục và đầu tóc "tomboy" một chút. Bé gái này nghỉ học và đi làm từ rất sớm, là một thành viên trong gia đình có 4 chị em gái, bạn nữ này là người con duy nhất trong nhà đi làm. Từ Tết, công ty cho nghỉ, sống lay lắt trong đại dịch, bé gái này cũng đi làm phụ hồ, nhưng không kéo cát được và bị chủ thầu cho nghỉ. Ngoài ra, bé gái này còn sống chung phòng trọ với bạn gái khác và hầu như mấy người đều đã hết tiền, hết gạo, chủ trọ thấy thương nên đưa bé gái này đi nhận đồ cứu trợ. Khi đến địa điểm "ATM gạo", chỉ có mình bé gái xin hỗ trợ, người chủ trọ đi cùng chỉ đứng từ xa.
Chiếc áo, cái quần và đôi dép "hàng hiệu" ấy, hóa ra chỉ là hàng chợ giời... 
Làm từ thiện, phải chăng là nhìn bề ngoài rồi định liệu?
Cũng vào hồi đại dịch, có những ảnh ghi lại nhiều bạn trẻ, ăn mặc khá là đơn giản, chỉnh chu và hiện đại, cùng xếp hàng tại các cơ quan bảo trợ xã hội nhằm mục đích làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và mong muốn được giới thiệu việc làm. 
Rồi cư dân mạng, cũng cho rằng những con người ấy còn trẻ, cần đi ra ngoài làm việc, như chạy xe công nghệ, giao hàng, chứ không nên đứng xếp hàng xin trợ cấp, vì họ ăn mặc "đẹp" và còn trẻ, lại dùng điện thoại xịn, có đồng hồ đeo tay, có phương tiện di chuyển... 
"Còn trẻ mà phải xin trợ cấp thất nghiệp, hèn thế". 
"Để tiền cho những người khác chứ, người già, phụ nữ có thai, trẻ mà đứng dài ra đó không thấy nhục à?".
Không ai muốn mất việc, không ai muốn ở nhà ăn bám cả, không một người trẻ nào muốn xếp hàng dài tại các trung tâm hay cơ quan bảo trợ xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian đi làm, các bạn ấy đều đóng các loại bảo hiểm, và lúc thất nghiệp, ốm đau hay bệnh tật, là lúc mà bảo hiểm phát huy vai trò của nó.
Làm đúng nghĩa vụ, quyền lợi, vậy mà cũng bị chỉ trích. 
Phải chăng đến lãnh trợ cấp thất nghiệp là phải ăn mặc bần hàn, phải đi bộ hoặc đi xe bus, phải đi dép lê, phải nhìn khắc khổ, phải nước mắt ngắn dài?
Mới hôm trước thôi, hình ảnh một anh thanh niên mặc áo phông, quần ngố, khóc mong muốn được xin đi nhờ đến Trà Leng để đến với vợ và con đang gặp khó khăn vì bão lũ. Người ta rút tiền hỗ trợ anh, nhưng anh không nhận đồng nào cả, chỉ xin đi nhờ.
Có lẽ vì có quá nhiều "tấm gương" giả nghèo, giả khổ để lợi dụng lòng tốt của người khác, nên cư dân mạng cũng "đề phòng" anh, cho rằng anh cũng như những "tấm gương" ấy. 
Nhưng rồi hình ảnh anh, chị vợ và cháu nhỏ trong bệnh viện được tiết lộ ra, cư dân mạng - vẫn như thường lệ, lặn mất tăm. 
Bé gái "ATM gạo" đọc những lời chỉ trích vô căn cứ, rồi ngồi khóc lì trong phòng. Các mạnh thường quân tìm đến, giúp đỡ rất nhiều, nhưng bé gái ấy chỉ nhận một phần đủ dùng, phần còn lại đóng góp vào quỹ chống dịch giúp những hoàn cảnh khó khăn khác.
Một người trẻ ở Đà Nẵng, khi trả lời phóng vấn về việc đứng xếp hàng nhận trợ cấp thất nghiệp, nói rằng chỉ mong muốn hết dịch, để đi làm và gửi tiền về gia đình, để có tiền đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Phải khó khăn lắm, người trẻ này mới làm đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Anh thanh niên, không nhận tiền, chỉ xin đi nhờ, chỉ cần gặp vợ con là đủ. Anh từ chối nhận tiền, còn gửi lại cho những người khó khăn hơn nữa.
Bà con nhận cứu trợ, đồng loạt nộp lại tiền vào quỹ chung của làng, bà con bảo rằng: "Thế bây giờ có hơn 200 hộ, mà chỉ được hơn 100 phần quà, mà ai cũng khó khăn như nhau, nhận tiền như thế thì mang tiếng, mất tình nghĩa hàng xóm".
Một người bà con trong thôn, nói trong nhóm chung của thôn là: "Bác trưởng thôn làm không sai, chúng ta không sai thì sao phải sợ, toàn dân phải đoàn kết".
Và toàn thể người dân trong thôn, đều nhất loạt kí tên, bất cứ gia đình nào nhận hỗ trợ từ bất cứ đoàn nào cũng nộp về quỹ chung.
Nhưng tiếc thay, bác trưởng thôn đã bị đánh đến đến nhập viện, chỉ vì làm theo đúng cái "lệ làng" đó.
Cái "lệ làng" đó đã tồn tại 10 năm nay, qua bao nhiêu mùa bão lũ, qua bấy nhiêu năm, cái "lệ làng" đã đảm bảo quyền lợi cho cả dân làng, rằng ai cũng có phần, dù ít, dù nhiều, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tấm lòng của các mạnh thường quân đều rất đáng trân quý, nhưng các mạnh thường quân thường không bao quát hết được, vật phẩm hỗ trợ thì lại có giới hạn. 
Chính vì thế, người dân mới nghĩ ra rằng, thôi thì cộng lại, phân chia lại cho hợp tình hợp lý, nhà này có người cao tuổi thì chia nhiều tiền hơn chút, nhà kia có con cái đi học thì ưu tiên quần áo sách vở, nhà ông A có kinh nghiệm chăn nuôi thì lấy lợn giống, nhà bà B có nhiều ruộng hơn thì lấy giống cây trồng, nhà cô C mới thoát nghèo thì nhận ít hơn.
Lá lách ít đùm lá rách nhiều, lá rách nhiều đùm lá rách nát.
Điều đáng sợ nhất sau bão lũ, có lẽ không phải đến từ việc bão lũ đã gây ra những thiệt hại gì. Mà ở đây, có lẽ đó là lòng người, khi người này nghi ngờ người kia, làng này tị nạnh làng kia, xã này ghen ghét xã kia. Rồi cư dân mạng, vốn không được tiếp cận thông tin đầy đủ, quy chụp tất cả bộ máy chính quyền hoặc người dân tại một địa điểm nào đó, rồi phán xét và mắng mỏ họ.
Làm từ thiện, thực sự rất rất khó.

ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM KHI CÔ CA SỸ LÀM TỪ THIỆN

- Lụt vô miền Trung, Tiên hô hào quyên góp tiền. Rồi vận chuyển tiền đi Quảng Bình ban phát. Được 3 bữa, Tiên lu lên mạng việc "xã ăn chặn tiền cứu trợ". Tiên bỏ nhảy, chạy vô Sài Gòn tung tăng.


- Quảng Trị nước lũ vừa rút, Tiên nhào ngay ra Quảng Trị, khoe tiền, phát tiền kiểu bố thí, khi thì đưa ra tiêu chí, nhà nào nước vô dưới 1m, trên 1 m, sau đó đột ngột gút lại trên 1m làm cho danh sách nhận tiền theo Tiên yêu cầu cứ toá tòa lòa. Ngoài kia, người dân gom tiền được ban phát lại nhờ thôn chia sẻ cho đều sự công bằng. Tiên túm lấy vụ Trưởng thôn live, kích động, trưởng thôn rụng cmn răng. Thế là có cớ, Tiên tuyên bố bùng Hải Lăng, Quảng Trị.
- Sáng nay, đùng phát, Tiên đáp xuống phát tiền cứu trợ ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh...
Hệ quả:
- Người dân ở Quảng Bình chỏng chơ, buồn bã. Ở Quảng Trị, người được tiền thì hoan hỉ, người chưa có thì thẩn thờ buồn thiu; có người bị nhục mạ trên fb: sơn móng tay, mặc váy, trưởng thôn cũng đi nhận tiền...! Tiên bỏ đi, số danh sách dài mấy xã chưa nhận đành ngóng ra Kỳ Anh, Hà Tĩnh mà lắc trốc ngao ngán.
- Trưởng thôn bị nhục mặt, một bầy con nhang của Tiên vớ lấy cớ đó tấn công hệ thống chính trị cơ sở.
- Kênh Youtube của Tiên ngùn ngụt like, lồng thêm quảng cáo, tiền vô như nước lũ miền Trung vậy. Bản thân được tôn thờ như bà tiên sống, còn muốn Tiên lên làm lãnh đạo đất nước.
- Bọn phản động bên ngoài được cớ hít mông Tiên rồi há miệng chửi Đảng, Nhà nước.
- Một số kẻ cơ hội chính trị thì nhờ Tiên lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng.
....Xót xa nhất: Người dân miền Trung như bị mùi thơm của 150 tỷ vùi lấp, băm nát nhân cách, hào khí, nghĩa đồng bào.
Miền Trung năm nào chẳng có bão giông, lũ lụt, rồi tấm lòng từ thiện của đồng bào cả nước hướng về. Nhưng lại chưa có mùa lũ nào mà bị cô ca sĩ làm từ thiện thiếu chuyên nghiệp, gây bi kịch như mùa lũ này!
Mong em hãy giữ đúng tôn chỉ, đừng để kẻ xấu lợi dụng rồi chống phá Nhà nước.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

CUỐI CÙNG PHÉP MÀU CŨNG ĐÃ ĐẾN...

Chiều 29-10, lực lượng chức năng đã tìm được hàng chục người trong số khoảng 40 người bị mất tích trong vụ sạt lở tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy nhiều người bị thương rất nặng, nhiều người trong tình trạng nguy kịch nhưng nhiều người còn sống. Những người dân này đang được khiêng ra bên ngoài để được cấp cứu.


Nhân chứng vụ sạt lở ở xã Trà Leng kể lại sự việc kinh hoàng Anh Đinh Văn Thượng (25 tuổi, là công nhân đang làm việc tại một công trình gần Trung tâm xã Trà Leng) cho hay sự việc xảy ra khoảng 12 giờ 30 đến 14 giờ ngày 28-10. Lúc ấy, anh Thượng và nhóm công nhân 5 người đang ngủ trưa thì xảy ra việc sạt lở. “Nguyên cả nhà bị ủi bay luôn nhưng 5 người chúng tôi thoát được còn ông chủ nhà thì t.ử v.ong, đã tìm được t.hi t.hể” - anh Thượng kể lại. Theo anh Thượng, bên trong trung tâm xã có 1 ngôi làng thuộc thôn 1 bị vùi lấp nặng, nhiều người mất tích hiện chưa được tìm thấy. Sau khi thoát được ra ngoài, anh Thượng và nhóm công nhân đi đường bộ để ra ngoài.
Trung tá Hà Ra Diêu, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Nam Trà My cho hay hiện lực lượng chức năng đã cứu sống được 33 người, trong đó có 8 người bị thương nặng. Cơ quan chức năng tìm thấy 6 thi thể, 13 người hiện đang còn mất tích. Những người còn sống được nước đẩy dồn về chân núi.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CON NGƯỜI VIỆT NAM LUÔN LÀ VẬY

Tính đến thời điểm trưa 28/10, hàng trăm phương tiện và hàng ngàn hành khách đã bị kẹt trên địa bàn thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc , tỉnh Thừa Thiên Huế do hầm Hải Vân đã phong tỏa bởi cơn bão số 9
Theo ông Trần Đình Vui - Bí thư Đảng ủy thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), đúng 3h sáng 28/10, lực lượng chức năng đã phong tỏa hầm Hải Vân, mục đích không để người và phương tiện qua hầm hướng từ Bắc vào Nam để đảm bảo an toàn khi từ Đà Nẵng đến Phú Yên là nơi tâm bão số 9 đổ bộ.

Cũng vì vậy mà từ thời gian trên cho đến trưa 28/10, hàng trăm phương tiện cơ giới, chủ yếu là xe tải, xe khách cùng hàng ngàn hành khách đã phải tạm dừng ở thị trấn Lăng Cô, khiến một đoạn QL1A khoảng 4km, đoạn ngang qua thị trấn tính từ tổ dân phố Lập An đến cửa hầm Hải Vân tắc nghẽn, các phương tiện chỉ có thể lưu thông ½ phần đường.
Do hàng quán trên trục đường này đã đóng cửa để tránh trú bão số 9 nên trong thời gian từ rạng sáng đến trưa 28/10, nhu cầu về thực phẩm, nước uống là rất bức thiết với hàng ngàn người đang bị kẹt lại trên xe.
Trước tình hình này, với tinh thần tương thân tương ái, rất nhiều người dân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô đã không quản ngại mưa gió cùng nhau đem cơm, bánh bao, bánh lọc, nước uống và cháo dinh dưỡng để tiếp tế miễn phí đến từng xe, trong đó có nhiều người già và trẻ em với số lượng lên đến khoảng 5 ngàn phần.
Nghĩa cử này tiếp tục lan tỏa khi có một số hàng quán trên trục đường này đã mở cửa trở lãi và treo biển miễn phí để tiếp tục hỗ trợ những ai đang bị kẹt tại đây.
“Do không biết chính xác khi nào bão tan nên chúng tôi đang huy động bà con và các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tiếp tục chuẩn bị lương thực, thực phẩm để hỗ trợ các hành khách, tài xế, giúp họ yên tâm và ấm lòng trong thời điểm chờ bão tan”, ông Nguyễn Hữu Lai, một người dân địa phương đang tiếp tế cơm, bánh lọc cho các hành khách chia sẻ.