KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

HUYỀN THOẠI ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN LA VĂN CẦU: NHỜ ĐỒNG ĐỘI CHẶT ĐỨT CÁNH TAY BỊ GÃY NÁT ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU

Anh hùng La Văn Cầu (sinh 1932) tên thật là Sầm Phúc Hưởng, người dân tộc Tày. La Văn Cầu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, La Văn Cầu gia nhập vào Đại đội 671 - một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh.

Được quân đội giáo dục, rèn luyện, người thanh niên dân tộc Tày sớm trở thành anh bộ đội Cụ Hồ “xung kích mọi mặt, gương mẫu mọi nơi”. Hằng ngày, không có nhiệm vụ nào thủ trưởng Đại đội 671 giao phó mà ông không hoàn thành xuất sắc. Năm 1950, La Văn Cầu vinh dự được kết nạp vào Đảng. Kể từ khi đứng dưới cờ Đảng với lời hứa sắt son, La Văn Cầu càng nuôi dưỡng niềm tin tuyệt đối vào cách mạng.
Nhiều người có thể chưa biết, ngoài trận đánh Đông Khê (thuộc Chiến dịch Biên giới năm 1950) oanh liệt, ông từng tham gia 28 trận đánh đầy khốc liệt nữa. Trận đánh đầu tiên mà ông cho mình vừa gan dạ, vừa mưu trí là trận phục kích trên đèo Bông Lau - Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949. Khi thấy một chiếc xe tăng của Pháp đang nghếch nòng súng, bò qua đèo, trên tháp pháo của chiếc xe tăng có một lính Pháp tay lăm lăm súng, nhanh như cắt, từ điểm phục kích, La Văn Cầu đã bắn gục tên lính này, rồi nhảy phốc lên xe tăng, xả súng diệt gọn 10 tên khác.
Khi anh bạn đồng nghiệp của tôi ngỏ ý: “Anh có thể kể lại cho bọn em nghe về trận đánh Đông Khê được không?”, gương mặt anh hùng La Văn Cầu rạng rỡ hẳn lên, giọng ông hào sảng hơn:
- Theo kế hoạch của cấp trên đã vạch ra, bằng bất cứ giá nào quân ta cũng phải chiếm cho được cứ điểm Đông Khê, bởi cứ điểm này là yết hầu quan trọng nhất mở màn cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. Nếu trận đánh Đông Khê giành được thắng lợi thì mới mở được đường thọc sâu vào sào huyệt quân thù, quân ta tiếp tục tiến lên tiêu diệt các cứ điểm khác. Trận đánh Đông Khê diễn ra vào sáng 16 và kết thúc vào chiều 18/9/1950.
Theo lời ông kể, chiến sự xảy ra cực kỳ ác liệt, bởi ta và địch không tương quan về lực lượng và khí giới, do vậy, chiến thuật quân sự “đánh úp” tạo ra được tình huống bí mật và bất ngờ làm cho quân địch không kịp trở tay. Trận đánh này, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ phá lô cốt mở hàng rào cho quân ta tiến lên chiếm lĩnh cứ điểm. Trong số những chiến sĩ xung kích ôm bộc phá để xé tan hàng rào dây thép gai và phá vỡ lô cốt địch có La Văn Cầu.
Khi trung đội bộc phá của ông vừa mới tiến vào sào huyệt ném bộc phá phá hàng rào và lô cốt thứ nhất đã gặp ngay sự phản kích của địch. Đạn pháo của địch từ trong lô cốt bắn ra như mưa, khói lửa bốc lên mù mịt. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ quần nhau với giặc, trung đội bộc phá của ông đã hy sinh gần một nửa nhưng số chiến sĩ còn lại tinh thần tiến công lại hăng hái và dũng cảm hơn bao giờ hết.
Lúc này, La Văn Cầu đã vượt qua hệ thống giao thông hào an toàn, khi ông vừa trườn mình đến hàng rào thứ 3, bỗng nghe một tiếng nổ xé trời bên tai. Thế là ông ngất đi bên miệng chiến hào, khoảng 10 phút sau tỉnh lại thấy cánh tay phải của mình máu chảy đầm đìa, ướt nhòe cả bàn chân. Quả bộc phá ông ôm trong người vẫn còn nguyên vẹn. Ba chiến sĩ tham gia chiến đấu cùng ông, khi biết ông bị thương đang tìm cách đưa ra tuyến sau. Nhưng ông nhất quyết không chịu mà nói với các chiến sĩ rằng, nhờ các cậu lấy dao chặt nhanh cho mình đi, xương nó gãy nát rồi để thế này vướng lắm. Còn một tay nữa mình vẫn ôm được bộc phá mà.
Nghe lời nói đanh thép đó, đồng đội đành phải chiều theo, cắt lìa cánh tay phải và băng bó tạm cho ông. Chính giây phút này đã làm nên một La Văn Cầu anh hùng, một La Văn Cầu huyền thoại, một La Văn Cầu sống mãi với trang sử vàng dân tộc. La Văn Cầu đã giật tung quả bộc phá, phá được hàng rào và lô cốt quan trọng để tất cả đồng đội xông thẳng vào cứ điểm Đông Khê, giành được chiến công huy hoàng đầu tiên trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Tấm gương chiến đấu của Anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn - một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.

NIỀM TỰ HÀO VIỆT NAM VÀ CHIẾC KHẨU TRANG IN HÌNH CỜ ĐỎ SAO VÀNG

Từ đầu đại dịch covid-19 đến nay, cả thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với kết quả phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Trong những giai đoạn căng thẳng, không chỉ lực lượng phòng chống dịch mà từng người dân đều hết sức tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt... để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch.

Hình ảnh những cụ già, em nhỏ mang gạo, mang rau, thực phẩm tiếp tế cho người dân bị cách ly, cho các chốt chống dịch, chốt biên phòng làm lay động hàng triệu trái tim, đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, quyết chiến quyết thắng của người dân Việt Nam.
Nhờ vậy, Việt Nam đã dập tắt các ổ dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Hà Nội), BV Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TPHCM) và đặc biệt là ổ dịch tại Đà Nẵng trong sự ngưỡng mộ và khâm phục của cộng đồng quốc tế.
Trong những ngày đó, hình ảnh người người đi trên đường phố đều đeo khẩu trang đã trở thành thân quen đối với chúng ta, đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của mỗi người khi đi ra ngoài đường. Trong bối cảnh chưa có vắc xin phòng ngừa, để giữ được thành quả chống dịch, chung sống an toàn với Covid-19 thì đeo khẩu trang là biện pháp hiệu quả nhất, quyết định đến sự thành công của công tác phòng, chống dịch.
Đại dịch Covid-19 ở bên ngoài còn diễn biến hết sức phức tạp, trong khi Việt Nam đã có hơn 70 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đeo khẩu trang là biện pháp hiệu quả, vậy làm sao để mọi người dân luôn tự giác đeo khẩu trang?
Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 mới đây, 13/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gợi ý về mẫu khẩu trang in cờ đỏ sao vàng. Và khi đeo những chiếc khẩu trang có hình quốc kỳ chắc chắn mỗi người dân không chỉ coi đó là một cách phòng chống dịch bệnh mà còn mang theo quyết tâm, niềm tự hào Việt Nam chiến thắng đại dịch./.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

CÔNG NGHỆ SẼ GÓP PHẦN BẢO VỆ BIÊN GIỚI

BKAV đang triển khai thí điểm Camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo AI View tại khu vực biên giới. Chúng tôi đang nỗ lực đưa các sản phẩm Công nghệ do chính người Việt làm chủ để đưa vào thực tế và đặc biệt hơn là hỗ trợ bảo vệ biên giới, an ninh quốc phòng.
Việt Nam có đường biên giới trải dài, với tổng chiều dài biên giới trên đất liên là 4.550 km. Địa hình biên giới nước ta đa phần là rừng và núi cao; có nhiều đường mòn, lối mở, tự phát của dân; nhiều khu vực bãi bồi ven sông. Vì thế việc kiểm soát đường biên gặp khó khăn, các lực lượng bảo vệ biên giới vất vả hơn.


Câu trả lời cho bài toán này không cách nào khác là áp dụng Camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo AI View.
AI View được tích hợp trí tuệ nhân tạo nên có khả năng phát hiện được các đối tượng vượt biên trái phép thông qua các khu vực đường mòn, lối mở, bãi bồi ven sông kể trên. Đồng thời có thể phát hiện các đối tượng vận chuyển, mua bán ma túy, hàng lậu, buôn người, lao động trái phép, tụ tập đông người. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay, AI View có thể phát hiện ra người trốn cách ly khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Với những khả năng đó và có thể giám sát 24/24, AI View có thể đảm nhiệm vai trò như một người lính.
Cũng có nhiều nước đã áp dụng Camera an ninh tại biên giới, tuy nhiên đây là vấn đề An ninh Quốc gia, chúng ta không thể dùng những sản phẩm của nước ngoài. Viện AI của Bkav nghiên cứu, phát triển và tích hợp thành công AI vào sản phẩm Camera an ninh do chính Bkav làm chủ và sẽ tích cực tham gia vào những điều thực tế như thế.

HÃY BỚT XÔN XAO VỀ CHUYỆN ANTI NGƯỜI NỔI TIẾNG!

Những ngày vừa qua, là khoảng thời gian mà showbiz Việt khiến cho cả cộng đồng mạng xôn xao, từ chuyện hoa hậu, ca sĩ, diễn viên bị anti rồi cho đến người yêu cầu thủ dính phốt cắm sừng. Và từ đó hàng trăm ngàn câu chuyện được mổ xẻ, kéo theo, là kiện tụng, dọa dẫm, bêu tên nhau khiến người người hít drama không kịp thở. Lướt newfeed chỉ thấy nhắc đến những cái tên Giang, Tiên, với Hải.
Còn nhớ chỉ mới 1, 2 tuần trước, cộng đồng mạng vẫn đang quặn lòng dõi theo từng dòng tin tức về miền Trung, có người đã rơi nước mắt khi công binh tìm thấy từng thi thể chiến sĩ ta ngã xuống. Vậy mà bây giờ thứ họ quan tâm hơn cả lại là cách mà người nổi tiếng xử lý với anti fan.

Điều đó cũng là hợp lý, bởi bây giờ người ta lên mạng thường bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời. Đã ghét thì cực ghét mà đã yêu thì cực yêu rồi đến vài ngày sau hỏi lại thì họ bảo: "Chuyện qua rồi, nhắc lại làm gì?". Thật lạ!!!
Ngày nào cũng đăng bài và chúng tôi dường như nhận ra một sự thật... hình như cái cảm xúc cả nước hướng về miền Trung nó đã qua rồi.
Trước đây, khi nhìn những giọt nước mắt của bà con, nhìn những đàn gia súc, gia cầm mất trắng trong một tối người ta sẵn sàng ủng hộ ngay mấy lít mà chẳng so bì, vì lúc ấy, chúng ta đều hành động bằng cảm xúc. Một con gà, một cân gạo, một chiếc áo phao cũng quý như vàng.
Nhưng khi cơn lũ đã qua. Báo chí thì bận với chuyện bầu cử, họ cập nhật từng động thái ở xứ Hoa Kỳ, từng nét mặt của ông Trump nhưng quên đi bà con mình còn đang khổ cực. Các fanpage, group thì dồn dập đưa tin về hoa hậu nọ, ca sĩ kia khốn đốn với đám anti mà quên mất đồng bào ta còn đang vật lộn với đống bùn đất mà thiên tai để lại. Giữ được mạng sống rồi nhưng kế sinh nhai trước mắt thì có lẽ chẳng mấy ai để tâm?
Mỗi người sẽ có những hành động thiết thực nhất, khi khó khăn và thiên tai của đồng bào miền Trung chồng chất; nhất là cơn bão Vamco (số 13) vừa đi qua...

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG

Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, với thiên tai mà phía trước là tính mạng của nhân dân, với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ”; của những công chức, viên chức mẫu mực, trách nhiệm, tận tụy, thực sự là công bộc, là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Với tấm lòng tận trung với nước, với Đảng, tận hiếu với dân, 13 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh ở Rào Trăng 3 cho sự bình yên của nhân dân trước thiên tai, bão lụt. Đây là một trong những tổn thất, mất mát rất lớn của quân đội, của đất nước, của nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ trong thời bình.

Các anh ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn. Đảng ta mất đi những đảng viên trung kiên; Quân đội mất đi những chiến sĩ ưu tú tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; địa phương mất đi những cán bộ nòng cốt, năng lực, trách nhiệm; các gia đình mất đi những người trụ cột kính yêu; đồng chí, đồng đội và bạn bè mất đi những người bạn, đồng đội chân tình, quý mến. Các gia đình, họ tộc mất đi một người con hiếu thảo, khiêm nhường, một người anh, người em quý mến; các chị mất đi người chồng thân thương, nghĩa tình, thủy chung, sâu sắc; các cháu mất đi người cha mẫu mực; làng xóm, khu phố, quê hương mất đi một công dân tiêu biểu, tâm huyết; bạn bè thân hữu mất đi một người bạn thân thiết, trọn nghĩa, vẹn tình. Sự hy sinh của các anh đã minh chứng cho truyền thống trung với nước, hiếu với dân, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng, vì hạnh phúc của nhân dân, vì đồng chí, đồng đội cao cả, vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vậy nhưng, trên các trang mạng, các blog của bọn phản động đã táng tận lương tâm khi đăng tải những bài viết, với nội dung nghi ngờ, mỉa mai, bôi nhọ sự hy sinh anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ gặp nạn trên đường thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Chúng đặt ra nhiều câu hỏi về sự chân thật, lý do vì sao 13 cán bộ lại trèo đèo lội suối vào chốn ấy: “Theo lẽ thường, các cán bộ Đảng - Nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên đã rất sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở”(?!!). Một sự bịa đặt, vu khống rất trắng trợn. Có lẽ chỉ có những kẻ chuyên “liếm gót giày”, tay sai cho bọn phá nước, hại dân mới đưa ra cái nhìn ấu trĩ, thiển cận như thế. Rồi chúng hả hê trước sự hy sinh cao cả ấy, cho rằng “rất đáng đời” (?!!). Một sự khốn nạn đến tận cùng của sự khốn nạn.

Giữa lúc mưa lũ hiểm nguy, đi lại vô cùng khó khăn, gian khổ, sự cố có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào mà cán bộ, chiến sĩ vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, dù phải hy sinh tính mạng của mình cũng không chùn bước. Bởi lẽ, với trách nhiệm của người đảng viên, người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Cứu giúp nhân dân là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của “Bộ đội Cụ Hồ”. Với cán bộ, chiến sĩ quân đội, cứu giúp nhân dân không chỉ là nhiệm vụ đơn thuần, mà là mệnh lệnh từ trái tim. Chính mệnh lệnh trái tim đã thôi thúc cán bộ, chiến sĩ đạp bằng mọi hiểm nguy, gian khó để có mặt cứu giúp nhân dân nơi bão, lũ.
Khi thiên tai, bão lũ đổ tai ương xuống dải đất miền Trung ruột thịt không chỉ tàn phá của cải vật chất mà còn cướp đi nhiều sinh mạng người dân. Tất cả cán bộ, chiến sĩ quân đội đều nhận rõ trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp nhân dân qua cơn hoạn nạn. Vì thế, dù ai cũng đớn đau, thương tiếc khi biết tin đồng chí, đồng đội mình hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu dân; ai cũng nghẹn lòng mỗi khi tìm thêm được thi thể của đồng đội trong bùn đất lấp vùi; ai cũng biết khi mình thực hiện nhiệm vụ cũng có thể gặp hiểm nguy, hy sinh như thế; nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào vì thế mà chùn lòng quyết tâm, thậm chí còn ngược lại! Những ngày qua, trên khắp dải đất miền Trung, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ vẫn tiếp tục dầm mình trong lũ dữ để cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Vậy mà những kẻ phản động, táng tận lương tâm đã xuyên tạc, xúc phạm sự hy sinh cao cả của những cán bộ, chiến sỹ, đi ngược lại với truyền thống dân tộc, lợi ích của nhân dân. Mỗi chúng ta cần vạch trần và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái đó./.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

THẤY GÌ QUA ĐỀ XUẤT TĂNG HỌC PHÍ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO?

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo cho giáo dục và đào tạo, Người xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ Hồ đã trình bày những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết ngay. Trong đó, vấn đề thứ hai là “nạn dốt”. Nạn mù chữ của nhân dân ta được Người coi là một thứ giặc nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Thế là phong trào bình dân học vụ ra đời và chính Bác Hồ là chiến sĩ tiên phong trong phong trào, nhân dân ta ngày thì lao động sản xuất, luyện tập chiến đấu, đêm đến người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Nhờ thế mà nhân dân ta từ chỗ mù chữ hơn 90%, trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là thống nhất và xây dựng đất nước. Lúc đó, chẳng có chuyện “học phí thấp khó đòi hỏi chất lượng giáo dục cao” như đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng phát biểu giữa Quốc hội.

Tính ưu Việt của xã hội XHCN nói nôm na là lấy việc nước, việc dân làm trọng, tất cả do nhân dân và vì nhân dân. Nhiều người hay chê bai là Cu Ba, Triều Tiên… là những đất nước nghèo đói, thế nhưng hãy nhìn sang đất nước họ để chúng ta ngưỡng mộ về nền giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội. Giáo dục quốc dân của họ không hề đòi hỏi “học phí cao để có chất lượng tốt”, con em họ đến trường hầu như được miễn phí hoàn toàn. Chúng ta chấp nhận rằng, mỗi thời mỗi khác, không thể để nền giáo dục của đất nước bó hẹp trong chiếc áo quá cũ kỹ và lạc hậu, phải bắt kịp nhịp đập và hơi thở của thời đại. Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao, hay các mô hình dân lập; tuy nhiên không vì thế mà giáo dục công lập chạy đua học phí, có xu hướng bị thương mại hóa với cả giáo dục Quốc lập!
Trong khi giáo dục công lập có sứ mệnh thực hiện trách nhiệm của Nhà nước về đảm bảo công bằng trong lĩnh vực giáo dục, phổ cập giáo dục và tập trung chăm lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, lại đang xuất hiện xu hướng nhà trường công lập cung cấp dịch vụ giáo dục thu học phí cao, nhưng lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền một số địa phương thúc đẩy, bỏ qua mọi ý kiến đóng góp, phản biện từ dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng học phí trong bối cảnh nhân dân khó khăn vì Covid 19, lũ lụt triền miên, nhân dân ở một số nơi, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số không thể kham nổi. Nên chăng đề xuất Chính phủ có cơ chế để hỗ trợ, không để người dân tăng thêm gánh nặng kim tiền để con em được đến trường, vậy là mất hết bản sắc tốt đẹp của chế độ ta. Bác Hồ dạy: “Chế độ XHCN nghĩa là, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” là thế.
Tôi nghĩ là để tăng chất lượng giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cầu thị, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; xử lý có hiệu quả những tiêu cực, thiếu sót như biên soạn sách giáo khoa, vì sách giáo khoa ví như vũ khí của người lính khi ra trận, “vũ khí” hỏng thì làm sao học sinh có thể chiến đấu được để bảo đảm “vừa hồng vừa chuyên”; chấn chỉnh vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; đừng để càng cải cách thì lại càng thụt lùi, đạo đức xuống cấp khi mà hiện tượng thầy và trò “cá đối bằng đầu”, bạo lực học đường hay áp dụng thiếu chọn lọc những giá trị của phương Tây và giáo dục nước ta; đừng bắt thầy cô giáo trở thành tấm khiên đỡ đạn tứ phía khi họ phê bình học sinh hay đình chỉ công tác chỉ vì nặng lời hay yêu cầu học sinh quỳ… giá trị văn hóa Á - Âu khác nhau nhiều lắm, vậy nên đừng bê nguyên xi tư tưởng tự do quá trớn của họ, cho học sinh cái quyền cao hơn cả giáo viên. 
Nhận thức đúng thì hành động mới đúng, đừng bao giờ có tư tưởng “học phí thấp thì đừng đòi hỏi chất lượng cao”./.

THỦY TIÊN, ANTIFAN VÀ CHUYỆN DÍNH LÍU ĐẾN CHÍNH TRỊ

Đêm qua, Công Vinh có bài viết trên trang cá nhân nói về việc sẽ tiến hành khởi kiện một số người dùng mạng xã hội vì họ bịa đặt, bôi xấu vợ anh - ca sĩ Thủy Tiên. Trong đó, Công Vinh có đưa ra một trường hợp là người dùng này lên tiếng cho rằng Thủy Tiên đang dính quá sâu vào chuyện chính trị, một điều cấm kỵ đối với giới nghệ sĩ. 

Vậy điều này có đúng không?
Những ngày đầu kêu gọi quyên góp, Thủy Tiên đã tạo ra một sức hút rất lớn trên mạng xã hội. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, vì càng có nhiều sự ủng hộ, người dân miền Trung sẽ càng nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trở lại cuộc sống thường nhật nhanh bấy nhiêu. Nhưng, câu chuyện lại không lại chỉ dừng lại ở chuyện kêu gọi.
Có rất nhiều người đã lợi dụng việc ủng hộ của ca sĩ Thủy Tiên, miệt thị các đơn vị, cơ quan chức năng và chửi bới chính quyền. Họ cho rằng nhân dân không tin tưởng vào chính quyền nên mới quyên góp cho Thủy Tiên. Điều này, nhìn ở một nhóm thiểu số là đúng, nhưng nếu nhìn rộng ra, thì lại sai rõ ràng. Vì thực tế là ngoài Thủy Tiên, nhân dân còn quyên góp cho các những quỹ khác, đoàn từ thiện khác, người có tầm ảnh hưởng khác, hay các đơn vị cơ quan chức năng như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam...
Những chuyến đi cứu trợ được Thủy Tiên ghi hình lại, và cùng thời điểm đó, xuất hiện thêm nhiều những bình luận chỉ trích chính quyền. Ví dụ như: chính quyền bỏ mặc dân miền Trung, chính quyền để dân chết đối, chỉ có Thủy Tiên mới cứu người dân miền Trung, dân không trông chờ gì vào chính quyền, cứu dân với vì chính quyền chỉ biết tham ô… Những bình luận này này nhiều đến mức mà Việt Tân, RFA, VOA… cộng lại cũng không thể bằng được. Điều đó khiến cư dân mạng bất bình, vì có biết bao nhiêu chiến sĩ, công an, người dân thường ngày đêm cứu trợ, có những chiến sĩ đã hy sinh. Mà rõ ràng trong những đoạn mà Thủy Tiên ghi lại, đều có sự xuất hiện của chính quyền ở cạnh, họ làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn đường, trực tiếp tham gia cứu trợ đồng bào, đảm bảo an ninh và an toàn cho Thủy Tiên và đội ngũ.
"Cuộc chiến cứu trợ" không phải chỉ là đến, cho quà, rồi đi, mà nó còn tiếp diễn nhiều ngày sau nữa, qua việc khôi phục lại nhà cửa, xây dựng lại đường, trường, trạm, cơ sở vật chất và trả lại cuộc sống trước lũ cho người dân. Nhưng cư dân mạng không hiểu điều đó, có thể là do vô tình hay cố ý, những bình luận tôn vinh Thủy Tiên và hạ nhục các cơ quan xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí xuất hiện cả những thông tin bịa đặt như ở xã A, có ông cán bộ B ăn chặn tiền của người dân vùng lũ, mà những bình luận đó không hề được xử lý, tồn tại và được bao nhiêu tiếp cận.
Đồng ý rằng cư dân mạng suy diễn không phải là lỗi của Thủy Tiên. Nhưng hiện trạng đó xảy ra nhiều lần mà Thủy Tiên dường như bỏ qua những điều đó, để mặc những bình luận “bẩn” đó tràn ngập mà không hề xử lý, không một câu nhắc nhở người hâm mộ bình luận văn minh, lịch sự, chứ chưa nói đến việc xử lý nặng hơn bằng cách xóa hoặc ẩn đi. Lại chính là lỗi của Thủy Tiên.
Ngày 31/10, Thủy Tiên đăng tải một đoạn quay lại cảnh người dân phản ánh về việc có tên trong danh sách nhưng không nhận được quà. Đoạn quay đó đính kèm những dòng chữ sai lệch về bác trưởng xóm về những người đi nhận quà cứu trợ hộ những người mắc bệnh hiểm nghèo. Và đoạn quay đó thu hút hơn 9 triệu lượt xem, và không thể đếm được những bình luận chửi và miệt thị chính quyền. Mặc dù có ghi rằng sẽ tìm hiểu, xác minh, nhưng những dòng xác minh đó lại bị cư dân mạng vạch ra rất nhiều lỗi sai và bài viết đó đã bị xóa.
Từ những bài đăng của Thủy Tiên, bác trưởng xóm tự nhiên trở nhiên trở thành một kẻ cậy quyền, cậy thế, một kẻ tham quan, ăn hết tiền của người dân. Mình không rõ là vô tình hay cố tình, mà trên trang của Thủy Tiên, có nhiều thông tin phản ánh không trung thực hoàn cảnh của bác, khiến bác bị hiểu nhầm. Mặc dù có ghi rằng sẽ tìm hiểu, xác minh, nhưng những dòng xác minh đó lại bị cư dân mạng vạch ra rất nhiều lỗi sai và bài viết đó đã bị xóa.
Trước đó, chính Thủy Tiên cũng viết rằng sẽ làm rõ trường hợp mà các bác trưởng thôn/xóm thu lại tiền của nhân dân. Trong đoạn trực tiếp, Thủy Tiên nói rằng "tới số với chị", trong khi đó, các bác trưởng thôn/xóm đều già cả, vất vả và đều gặp khó khăn vì bão lũ.
Và rồi, đoạn quay trên khiến là các bác trưởng xóm bị những người hâm mộ Thủy Tiên vào miệt thị, xúc phạm, đe dọa. Bác Mai Văn Lợi - trưởng thôn Cấp Sơn, Cảnh Hóa, Quảng Bình bị đánh đến mức nhập viện. Hay như bác trưởng thôn Ngọa Cương và gia đình cũng bị những người trên mạng "tế sống". 
Trong những ngày vừa qua, những thế lực phản động liên tục dựa vào Thủy Tiên để công kích chính quyền. Tụi này dựa vào những bài viết và những bình luận được nhiều lượt tương tác tại trang của Thủy Tiên để liên tục truyền bá những thông tin độc hại, nhằm kích động thù hằn dân tộc, chống chính quyền... 
Sau tất cả chuyện, nếu phía Thủy Tiên giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ. Đôi khi, phải cần nhìn nhận thẳng rằng, mình sai ở đâu? Khắc phục như thế nào? 
Mesut Ozil từng là một trong những tiền vệ công xuất sắc nhất thế giới, anh cũng từng vô địch World Cup trong màu áo đội tuyển Đức. Nhưng hiện nay, mặc dù mới chỉ ở độ tuổi 32, không phải quá già, nhưng Ozil gần như đã biến mất trong làng bóng đá thế giới vì một nguyên nhân rất “nhạy cảm”, đó là những rắc rối chính trị mà Ozil chủ động lựa chọn. Đặc biệt là câu chuyện Ozil có dòng viết nói rằng phía Trung Quốc đàn áp cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương. Việc này đẩy Ozil và câu lạc bộ chủ quản Arsenal vào làn sóng tẩy chay của những người hâm mộ Trung Quốc. Và dĩ nhiên, Arsenal chọn thị trường Trung Quốc chứ không chọn Ozil, cầu thủ này bị gạt đi khỏi mọi giải đấu lớn mà Arsenal tham dự. 
Nói gần hơn một chút như trường hợp của ca sĩ Văn Mai Hương, một người từng lên tiếng phản đối rất gay gắt luật An Ninh Mạng, cô cho rằng luật An Ninh Mạng sẽ tạo điều kiện cho chính quyền xâm phạm đời tư, vi phạm quyền con người và cô không tin vào cơ quan công quyền. Nhưng một thời gian ít lâu sau đó, Văn Mai Hương phải nhờ đến cơ quan chức năng và luật An Ninh Mạng để giải quyết vụ việc bị một kẻ gian tấn công xâm phạm đời tư.
MC Phan Anh, từng tiết lộ rằng anh bị “cấm sóng ngầm” vì những bê bối liên quan đến câu chuyện từ thiện và những phát ngôn nhạy cảm về chính trị xã hội và cả xung quanh chuyện đại dịch. 
Cái tâm không xấu, điểm xuất phát không sai, nhưng nếu hành trình bị lệch lạc đi, thì cần phải được điều chỉnh. 
Có lẽ, Công Vinh và Thủy Tiên cần phải ngồi lại, ngẫm nghĩ kĩ một chút, rằng nếu họ giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ. 
Rằng liệu, con đường từ thiện có đang lạc đường hay không.

NGƯỜI CÁN BỘ TẬN TÂM, DẦM MƯA LỘI NƯỚC ỨNG CỨU BÀ CON VÙNG LŨ QUA ĐỜI

Ông Phan Thanh Miên, 51 tuổi, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã qua đời vì nhiễm vi khuẩn trong nước lũ sau một thời gian giúp dân vùng lũ.
Trong trận đại hồng thủy xảy ra vào tháng 10 vừa qua, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng trong xã đã đi về cơ sở ứng cứu nhiều người dân bị mắc kẹt trong lũ dữ. 


Trong lúc cứu dân bị mắc kẹt, ông Miên bị thương nhẹ ở đầu gối. Lúc đó không ai để ý vì bởi vết thương nhẹ trong khi tình hình của người dân vùng lũ đang cấp bách, cần phải di dời khẩn trương. Nhiều ngày sau đó, ông Miên tiếp tục cùng dầm mưa lội nước lũ ứng cứu và cấp phát nhu yếu phẩm cho bà con.
Do ngâm nước lũ nhiều ngày, ông Miên bị sốt, gia đình đưa ra trạm y tế xã điều trị nhưng không thuyên giảm. Sau đó, ông Miên được chuyển vào Bệnh viện trong tình trạng sốt nặng, đầu gối sưng rất to.
Sức khỏe ông Miên ngày một xấu hơn, thể trạng yếu và được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Các bác sĩ điều trị chẩn đoán ông Miên nhiễm 1 loại vi khuẩn từ nước lũ, xâm nhập vào vết thương trên đầu gối. 
Ông Miên bị nhiễm trùng rất nặng, phải thở máy, lọc máu liên tục và tử vong vào ngày 11/11.
Được biết, ông Miên vừa nhận chức Chủ tịch UBND xã được 3 tháng, rất nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ nhân dân trong mưa lũ. Gia cảnh ông Miên không mấy khá giả, vợ làm nghề nông và có 3 con gái.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

ÁC MỘNG TỪ NHỮNG BỤI CÂY BIẾT NÓI

“Các ông biết không, trong cái bộ phim Rambo chết tiệt đó, lính Việt Cộng được mô tả như những thằng ngu, lính Việt Cộng chỉ việc cầm súng rồi lao thẳng vào mục tiêu, như những tên người Nhật như vậy, chẳng có tý chiến thuật nào. Nhưng sau này, khi tôi gặp được một cựu quân nhân ở Dallas, ông ấy bảo rằng đó là một bộ phim rác rưởi, vì nếu những người lính Việt Công ngu đần như thế, thì chúng ta đã chiến thắng chứ không phải là thất bại. Ông ấy còn nói rằng mấy thằng làm ra những bộ phim chiến tranh lại chưa trải qua giây phút chiến tranh nào”.
“Trong rừng, bụi cây nói tiếng Việt.
Ngoài bờ suối, hòn đá nói tiếng Việt.
Củ Chi, dưới lòng đất có tiếng Việt.
Hà Nội năm 72, trên mây cũng có tiếng Việt nốt.
Sau năm 75, nước Mỹ cũng nói tiếng Việt”.
Câu “nước Mỹ cũng nói tiếng Việt” ở đây có hai ý nghĩa chính. Một là nói về hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam - đó là một hội chứng tâm lý xảy ra ở rất nhiều các quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Hai là nói về làn sóng người Việt nhập cư trở vào nước Mỹ.
“Các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù. Đó có thể là cánh cửa, hòn đá, một chiếc xe bán bánh mì dạo hoặc bất cứ nơi nào có cây cối”. 
“Hãy tưởng tượng bạn dành nhiều tháng trời để tập luyện, được cấp những thiết bị cá nhân trị giá hàng ngàn đô la, bạn là một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại và bay vòng quanh thế giới để đến một nơi mà một quả dừa có gắn ốc vít bôi nước tiểu sẵn sàng bay vào mặt bạn”.


“Quân đội Mỹ: Lính dù, lính thủy đánh bộ, M113, bom Napalm, chất độc da cam, B52, F111, UH-1...
Quân đội Bắc Việt: Binh nhất ong bắp cày, binh nhì hổ mang chúa, binh bét đỉa…
Và thế quái nào, đội quân của Bắc Việt lại thắng đấy”.
Đó là một vài trích dẫn mình dịch từ Reddit, Youtube... xung quanh chủ đề về những "bụi cây biết nói".
“Bụi cây biết nói” là một câu nói vốn rất nổi tiếng trên nhiều mạng xã hội phương Tây như Reddit hay Quora. Câu nói đó mô tả một cách ngắn gọn phương thức chiến tranh du kích của quân đội Qiải phóng, phương thức chiến tranh du kích nhằm mục đích chống lại sự vượt trội về hỏa lực, khí tài, trang thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh. Chiến thuật là việc những người lính Giải phóng ẩn mình vào khu vực rừng rậm rồi bất ngờ tập kích lính Mỹ, ngoài ra, chiến thuật này còn được hiểu là sự tận dụng cây cối, động vật tài tình của binh lính Việt Nam nhằm tiêu hao sinh lực địch và khiến quân Mỹ và đồng minh sợ hãi.
Một ý nghĩa khác của câu nói nhằm biểu thị sự ám ảnh, khổ sở của binh lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam, vì quân Giải phóng ở khắp mọi nơi, thoắt ẩn, thoắt hiện, rất khó nắm bắt, rất khó khắc chế. Ngoài ra, một nguồn gốc khác của câu nói đến từ việc các chiến sĩ quân đội Giải phóng hành quân với đầy lá cây trên lưng nhằm mục tiêu ngụy trang đánh lừa các thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh.
Trên rất nhiều diễn đàn, "meme" về những "bụi cây biết nói" còn được sử dụng để châm biếng truyền thông phương Tây - những người luôn tự chorằng quân đội Giải phóng là những kẻ hề, vô lương tâm, thiếu não, còn phía Mỹ và đồng minh không hề thất bại, họ chỉ rút quân. 
Frederic Whitehurst, một binh lính Mỹ từng về thăm Việt Nam chia sẻ rằng trong lúc đang chiến đấu chống lại quân Giải phóng thì anh ấy tự nhiên phát hiện ra một bụi cây động đậy. Và tất cả lính Mỹ đều rợn tóc gáy thì họ phát hiện ra ra một người lính Bắc Việt đang bò bằng tay và không hề đầu hàng, anh lính ấy mới 18 tuổi và bị dập nát cả hai chân. 
Một câu chuyện khác được cựu binh này chia sẻ là chuyện anh này bắn vào một cô gái có đeo thắt lưng kiểu quân trang, cô ấy giật nảy mình nhưng không ngã xuống. Người cựu bình này bắn thẳng vào cô gái 15 lần, nhưng cô ấy không chết, chỉ đến khi một quả đạn M79 được ném thẳng vào, cô ấy mới chết hẳn. Và phản ứng đầu tiên của cựu binh này là sự sợ hãi, vì họ đã diệt đi “một bụi cây” và sẽ có hàng trăm, hàng ngàn “bụi cây” khác sẵn sàng lao vào họ.
Một trong những điểm đến ưa thích nhất của người Mỹ tại Việt Nam chính là địa đạo Củ Chi. Đó là một minh chứng kinh điển cho cái gọi là “bụi cây biết nói”. Những người Mỹ không thể tin được rằng người Việt có thể xây dựng được một công trình vĩ đại ở ngay gần Sài Gòn. Công trình ấy khiến cho người Mỹ khiếp đảm, vì những người lính Giải phóng có thể trồi lên từ bên này, tấn công rồi lại nhanh chống biến mất tăm mất tích. 
Tướng Harold Moore, từng một chỉ huy tại trận Ia Drăng, từng tiết lộ rằng trong cuốn hồi ký của ông đã mô tả những người lính Giải phóng như những chiến binh, họ trồi lên từ trận địa, luồn lách khéo léo dựa vào địa hình và địa vật, có tổ chức rõ ràng, đánh vào mạn sườn địch - hay còn gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh” họ - những người lính giải phóng sẵn sàng hô “xung phong” rồi đâm lưỡi lê vào binh lính Mỹ. Trận chiến đó cũng là trận chiến mà quân đội Mỹ đại bại, nhưng trong bộ phim We were soldiers dựa trên cuốn hồi ký của tướng Moore, toàn bộ những chi tiết về quân đội giải phóng đều bị lược bỏ và thay vào đó, là một đội quân bạc nhược, ngu đần, chỉ biết dùng “biển người” lao vào họng súng của Mỹ. 
Ký giả Gallo Way, người phóng viên chiến trường viết trong trận chiến đó viết lại rằng: “Binh lính Bắc Việt có mặt ở ngay trong hàng ngũ quân Mỹ và ở ngay trên các ngọn cây cao. Bất cứ lính Mỹ nào đang cử động cũng sẽ bị bắn chết. Mặc dù cầu cứu không quân, nhưng những bụi cỏ, cây cối rậm rạp và sự tập kích bất ngờ của quân Giải phóng khiến cho quân Mỹ tự ném bom vào chính quân mình, gây ra thiệt hại cho cả quân Mỹ và quân Giải phóng”.
"Các bạn biết bộ phim Home Alone chứ? Nơi mà những kẻ cắp bị một đứa trẻ hạ gục vì những chiếc bẫy tự chế và tài ngụy trang. Thì hãy tưởng tượng, cuộc chiến tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, nhưng ở quy mô gấp hàng vạn lần"
Giai đoạn đầu của chiến tranh tại Việt Nam, báo giới Mỹ từng có những mẩu tin tức kỳ lạ nói về những nỗi sợ của lính Mỹ, nói là kỳ lạ bởi vì những mẩu tin tức đó không nói về tiếng bom đạn hay những hình ảnh máu me. Mà là những điều vô cùng bình thường mà ở Mỹ cũng có, như hình ảnh con giun, con dế, ruồi, rắn... Thậm chí tiếng cành cây rơi cũng làm họ sợ và tiếng gió thổi cũng làm họ giật mình, và những người lính Mỹ sẵn sàng xả đạn vào không gian thinh không trống vắng mặc cho việc đó có thể khiến họ bại lộ. Và dĩ nhiên, khi những tin tức đó được đưa ra, những người Mỹ không tin, cho đến khi những tốp lính đầu tiên quay trở về Mỹ và mang theo những ác mộng đó.
Thực tế, người Mỹ thua vì họ sợ, một nỗi sợ mà họ chưa phải gặp ở châu Âu, ở Triều Tiên hay Thái Bình Dương, họ thua vì những ám ảnh - không phải chỉ đến từ những người lính ở phía đối diện, họ thua vì họ phải chống lại toàn bộ những gì có tại Việt Nam chứ không phải chỉ người Việt Nam, địch thủ của người Mỹ còn là cỏ cây, là dòng suối, là cơn gió, là tiếng ếch kêu vang giữa rừng. Và dĩ nhiên xen vào đó là tiếng AK-47 điểm xạ.
Cái chết đáng sợ nhất là cái chết đến một cách từ từ không thể chống đỡ được. Nếu được chọn cái chết, người ta sẽ chọn cái chết vì đột quỵ chứ không chọn cái chết vì ung thư. Vì ung thư gặm nhất con người ta từ từ, gặm nhấm từ tinh thần đến cơ thể, từ thể xác đến tâm hồn, từ người này sang người khác. 
Và lính Mỹ cũng như thế, một cựu binh Mỹ từng cho rằng những người lính cộng sản là những "tên ung thư" vì không dám giao tranh trực diện, chỉ dám đánh từ xa hoặc "vừa đánh vừa chạy". 
Và với tất cả những gì đã diễn ra ở Việt Nam, đến bây giờ khi nhìn lại, thì nỗi sợ của lính Mỹ về những "bụi cây biết nói" ấy lại chính là khởi nguồn cho sự thất bại đáng xấu hổ nhất lịch sử quân sự nước Mỹ hùng mạnh cho đến ngày nay.

SÚNG CỦA CÔNG AN ĐÂU?

Mới đây, VTC có đăng bài viết "Công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật", với câu mở đầu thế này, tôi xin được phép dẫn nguyên văn "Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật?". "Bên cạnh sự non yếu về nghiệp vụ, họ chưa đủ dứt khoát, cương quyết khi đối mặt với kẻ vi phạm, nhất là những tên chống đối quyết liệt, hung hãn. Không mạnh tay trấn áp tội phạm trong những trường hợp này chính là tự đưa mình vào thế yếu, khiến bản thân họ gặp nguy hiểm". 

Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu? Ai đã tước đoạt công cụ hỗ trợ của lực lượng công an. Tôi nghĩ anh phóng viên hỏi câu này, nhưng cũng biết câu trả lời. Người công an, khi đối mặt với tội phạm, hay những kẻ côn đồ, họ có muốn dùng súng hay công cụ hỗ trợ không? Xin thưa là có, trên cõi nhân gian này ai cũng muốn bảo vệ tính mạng của mình. Nhưng qua rất nhiều vụ việc cán bộ công an bị dư luận chỉ trích vì dùng công cụ hỗ trợ, thậm chí dùng tay chân để trấn áp người vi phạm, họ xuất hiện tâm lý "ngại" khi dùng nó. Bởi vì sợ rằng, những hình ảnh đó nếu bị ghi lại, rồi cắt xén, đăng lên mạng với một câu chuyện xoay 180 độ, từ những người làm đúng, họ bị cả mạng xã hội lên án, bị ném đá, thậm chí gia đình bị đe dọa.
Năm xưa, tại Phú Quốc một anh sĩ quan Công an đã nổ súng vào đối tượng để cứu một cháu bé, cõi mạng và một số báo rần rần. May thay, nhiều nhà báo có tâm có các bài viết để dư luận tỏ tưởng, chứ không sỹ quan này cũng khốn khổ bởi các tay viết bơm, thổi dư luận.
Vẫn nhớ như in cảm giác khi đọc bài báo của nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao động "Cái nắm tay hay cú đá đó không phải là để dành cho dân!" năm 2016, lên án một chiến sỹ công an khống chế một người vi phạm trật tự đường phố có hành vi chống đối. Một bài báo kinh điển cho lối suy nghĩ dân túy, cho rằng cái nghèo là phải được ngồi trên pháp luật, lại được cả cộng đồng cổ vũ và vô tình, tước bỏ đi những vũ khí cuối cùng của người lính, đó là đôi bàn tay. Khái niệm "dân" được dùng ở mọi nơi, mọi vụ việc, thay thế cho cả từ "kẻ phạm tội", câu nói "công an đánh dân" được hô lên trên khắp các diễn đàn, mỗi khi có việc lực lượng công an bắt giữ người vi phạm pháp luật. Thử hỏi, thượng tôn pháp luật ở đâu, khi một số cây viết, cộng đồng mạng luôn tìm mọi cách để tước đoạt đi những công cụ, phương tiện mà đáng lẽ người chiến sỹ công an phải được sử dụng để thực thi nhiệm vụ của mình.
Và tôi tin rằng, nếu anh cán bộ công an kia dùng súng, dùi cui hay chỉ là đôi tay kia để trấn áp nhóm côn đồ đang đánh nhau, thì chỉ vài phút thôi, vài hình ảnh, video về việc công an đánh dân, rồi một số ngòi bút thiên kiến lao vào hỏi: cú đánh đó không dành cho dân, ai cho phép anh dùng súng, anh đã bắn đủ 3 phát cảnh cáo hay chưa? Thậm chí, ngay cả khi anh ngã xuống, hai từ "hi sinh" còn không được dùng đến, như một sự tưởng nhớ tới anh.
Thương anh, thương cho gia đình anh và cũng cho những người đồng đội anh đang ngày đêm hi sinh cho sự nghiệp bình yên của đất nước.