KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

TRONG TRẬN CHIẾN CHỐNG COVID, SẼ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Mặc dù đã tuyên bố dỗi cả thế giới khi tạm dừng tất cả các chuyến bay thương mại, nhưng trong bối cảnh tết đến xuân về, ai ai cũng ngóng chờ một cái Tết ấm áp bên người thân và gia đình thì Thủ tướng vẫn cho phép tiếp tục các chuyến bay giải cứu công dân về nước.

Tất nhiên là các trường hợp về nước cũng phải là những trường hợp thực sự cần thiết, có danh sách để xét duyệt đàng hoàng. Rút kinh nghiệm từ anh trai tiếp viên khiến cả nước đứng ngồi không yên, bác nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm việc cách ly đối với tổ bay, tiếp viên bảo đảm đúng các yêu cầu phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó công điện này cũng nhấn mạnh việc giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao là cần thiết nhưng cần được khoanh vùng hợp lý, không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan ở phạm vi rộng ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tết đang đến rồi, ai có bà con bên nước ngoài cũng cứ yên tâm nhé, 2 lần trước cũng vậy và lần này cũng vậy, sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau
Tham khảo từ VTC Now

TÂN TỔNG LÃNH SỰ ANH: “CHUYỂN ĐẾN VIỆT NAM LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN NHẤT!”

Tân Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Emily Hamblin không giấu vẻ hào hứng khi nói về sự kết nối với văn hóa Việt Nam thông qua nền ẩm thực phong phú.
____________
Emily Hamblin mặc áo màu xanh cổ vịt đơn giản cho buổi ghi hình ngoài trời với Zing. Bà đề nghị tự chọn và mua một ổ bánh mì thịt, như cơ hội để giao tiếp với người dân TP.HCM bằng vốn tiếng Việt mới học hơn 3 tháng.


Emily Hamblin sinh năm 1986, là một trong những tổng lãnh sự trẻ tuổi nhất trong số các nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc TP.HCM. Bà chuyển đến Việt Nam cùng chồng và con trai 2 tuổi.
Bà tổng lãnh sự thích thú khi chia sẻ trải nghiệm thưởng thức các món đặc trưng của ẩm thực Việt như cơm tấm, bún bò hay lẩu mắm. Bà Hamblin cũng bày tỏ niềm tin vào sự đóng góp của thế hệ trẻ Việt Nam với quan hệ song phương trong tương lai.
- Trước khi bắt đầu nhận nhiệm vụ mới, trải nghiệm sau khi kết thúc cách ly Covid-19 của bà như thế nào?
- Tôi phải bay 3 chuyến để di chuyển từ Anh sang Việt Nam, tổng thời gian bay lên đến 35 giờ đồng hồ. Sau đó tôi cách ly 2 tuần tại Hà Nội.
Ngay ngày đầu tiên sau khi kết thúc thời gian cách ly ở khu phố cổ, tôi và cả nhà được phép ra ngoài để bắt đầu trải nghiệm Việt Nam.
Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là tiết trời Hà Nội vào tháng 8 tương đối nóng, nhiệt độ cao hơn nhiều so với ở Anh. Nhưng thành phố vẫn tràn đầy sức sống với nhiều hoạt động nhộn nhịp.
Trong buổi sáng hôm đó, tôi và cả nhà thử qua một số đặc sản của Việt Nam và uống cà phê ở Hà Nội. Các món ăn và thức uống đều thực sự tuyệt vời.
VIỆT NAM NĂNG ĐỘNG, ĐÁNG SỐNG
- Tại sao bà chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo trong sự nghiệp ngoại giao?
- Khi cân nhắc giữa các lựa chọn nghề nghiệp, càng tìm hiểu về Việt Nam, tôi càng cảm thấy vị trí tổng lãnh sự tại đây chính là công việc mà bản thân hướng đến.
Cuối cùng, tôi quyết định chỉ nộp đơn ứng tuyển vào vị trí ở Việt Nam. Tôi nghĩ lựa chọn đó xuất phát từ môi trường và yếu tố cộng đồng tại Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức có chuyên môn cao.
Thời điểm đó, Anh đang tập trung tăng cường quan hệ với các nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là quốc gia nổi bật của khu vực với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong vài năm trở lại đây. Tiềm năng thắt chặt hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam cũng được đánh giá cao.
Trên phương diện cá nhân, tôi sinh ra ở Hong Kong, sau đó chuyển đi từ năm 4 tuổi. Nhiều thân thích của tôi hiện vẫn ở Hong Kong, anh trai tôi thì ở Singapore. Tôi luôn cảm thấy Đông Nam Á là một vùng thú vị.
Khi trò chuyện với những người từng đến hoặc sinh sống ở Việt Nam, tôi biết rằng đây là một đất nước năng động và đáng sống. Sau ba tháng trải nghiệm, tôi nghĩ họ đúng. Chuyển đến Việt Nam có lẽ là quyết định đúng đắn nhất.
- Tính đến nay, bà cảm nhận như thế nào về cuộc sống Việt Nam?
- Tôi chuyển sang Việt Nam cùng chồng và con trai 2 tuổi. Sau ba tháng đầu tiên, tình hình rất khả quan và gia đình tôi hạnh phúc khi sống tại Việt Nam.
Trước đó, chúng tôi trải qua nhiều đợt cách ly xã hội tại một số nơi như Pháp và Anh, tổng thời gian kéo dài đến 6 tháng.
Việc chuyển đến Việt Nam và có cơ hội di chuyển tự do để khám phá văn hóa và con người nơi đây thật sự rất tuyệt vời. Tôi cũng cảm kích việc chính quyền Việt Nam khống chế đại dịch Covid-19 hiệu quả.
Mặt khác, tôi đã trải qua ba tháng bận rộn. Tôi đang cố bắt nhịp với lối sống và ngôn ngữ ở Việt Nam để hiểu thêm về nền văn hóa của các bạn. Do đó, tôi nghĩ sự bận rộn đó cũng cho ra thành quả xứng đáng.
- Bà muốn tìm hiểu gì về Việt Nam với tư cách người dân bình thường?
- Tôi rất muốn đi vòng quanh đất nước và đến nhiều thành phố, tỉnh thành và vùng miền nhất có thể. Đến nay, tôi đã ghé thăm Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội và TP.HCM, nhưng vẫn rất háo hức khám phá những khu vực khác và trải nghiệm ẩm thực của các địa phương. Tôi nghĩ đây cũng là một cách để kết nối với nền văn hóa bản địa.
Tôi cũng đang cố học tiếng Việt, đặc biệt là những cụm từ khó, song hữu ích trong việc giao tiếp với mọi người.
Tôi rất thích áo dài của Việt Nam nên đã mua hai bộ và trông chờ được mặc nó.
Tôi đặc biệt thích tìm hiểu yếu tố lịch sử và di sản ở TP.HCM. Tại đây, lịch sử vẫn được nghiên cứu, tôn trọng và gìn giữ.
Ở một thái cực khác, nền văn hóa Việt Nam luôn hướng về tương lai, sẵn sàng đổi mới trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa. Sự song hành của quá khứ và tương lai đem lại nội lực mạnh mẽ cho đất nước.
TINH THẦN ĐỘT PHÁ, ĐỔI MỚI TRONG ẨM THỰC VIỆT
- Bà lãnh sự nghĩ gì về những nét khác biệt giữa phong cách ẩm thực của Anh và Việt Nam?
- Thức ăn của Việt Nam rất tươi ngon và các món thường có chứa nhiều rau củ, đem lại cảm giác lành mạnh khi ăn.
Trước khi sang Việt Nam, tôi từng dùng thử một số món Việt ở Paris nhưng nghĩ lại thì chúng không chuẩn vị lắm. Giờ đây tôi rất vui vì có cơ hội trải nghiệm nền ẩm thực bản địa một cách trọn vẹn. Ngay khi có mặt tại Việt Nam, tôi ăn phở và bún bò Huế.
Càng đi nhiều nơi trên đất nước của bạn, tôi càng nhận ra vẫn còn nhiều thứ phải thử. Ví dụ, gần đây tôi đã đến Cần Thơ và dùng thử lẩu mắm. Cực kỳ ngon!
Tôi nghĩ việc khám phá những vùng đất mới thông qua việc dùng đặc sản của địa phương đó cùng người bản địa chính là một cách tuyệt vời để kết nối với nền văn hóa nơi đây.
- Tính đến nay, bà lãnh sự đã thử cơm tấm, bún bò, lẩu mắm, phở. Bà có thể chia sẻ về điểm đặc biệt của từng món?
- Có nhiều thứ về cơm tấm làm tôi rất thích, nhưng điểm đặc biệt nằm ở sự tương đồng với bữa sáng truyền thống kiểu Anh, cũng bao gồm thịt muối và trứng chiên.
Việc dùng thìa để ăn cơm tấm trên đĩa cũng khá giống văn hóa Anh, nhưng món này lại kết hợp nhiều hương vị với nhau, trong đó có cả rau muối và dưa chua.
Tôi thích sự kết hợp giữa các thành phần tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài.
Bánh xèo cũng rất ngon. Tôi thích lớp rau sống kèm rau thơm quấn bên ngoài, và vị béo giòn bên trong thì tựa như bánh kếp (pancake) vậy.
Lẩu mắm lại là một trải nghiệm mới lạ với tôi. Trước đó, tôi chưa từng thử qua món nào như vậy cả.
Tôi lần đầu bắt gặp món này trên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long, do đó trải nghiệm của tôi với lẩu mắm gắn liền với văn hóa nơi đây, ôm trọn những hương vị khác nhau trong cùng một nồi nước dùng.
Đây là một lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới hoặc bù lại nước giữa tiết trời nắng nóng.
- Nếu được mời đến dùng bữa với ba lựa chọn gồm bún bò, phở và lẩu mắm, bà sẽ chọn món nào và tại sao?
- Tôi nghĩ câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nếu tôi đang cần sưởi ấm giữa tiết trời se lạnh vào đông của Hà Nội, hẳn là tôi sẽ chọn một bát phở.
Nhưng nếu đang lênh đênh trên xuồng ở đồng bằng sông Cửu Long vào một buổi chiều, tôi sẽ chọn lẩu mắm để tìm lấy cảm giác khoan khoái và mát mẻ.
Còn nếu đang ở miền Trung, tôi sẽ chọn bún bò Huế để thưởng thức phong vị lịch sử và di sản từ quá khứ được lồng vào món ăn ngon tuyệt này.
TỪ Ổ BÁNH MÌ ĐẾN BÀI HỌC ĐỔI MỚI TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO
- Bà có cân nhắc việc tự nấu món Việt tại nhà không?
- Có chứ! Tôi đang định tìm các khóa học hoặc tài liệu dạy nấu các món Việt Nam. Một trong những điều tôi rất thích ở TP.HCM chính là sự giao thoa ẩm thực bốn phương, có thể tìm thấy các món đặc trưng của nhiều quốc gia ở ngay thành phố này.
Món bánh mì Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nhiều nền ẩm thực. Tôi từng sống ở Pháp và nghiện món bánh mì tươi của họ, vì vậy rất vui mừng khi được thử lại hương vị này trong món bánh mì tại TP.HCM, tất nhiên là theo một cách rất Việt Nam.
- Vậy bà có cho rằng sự đổi mới và sáng tạo là một đặc điểm của ẩm thực Việt?
- Đúng vậy! Ấn tượng của tôi đến thời điểm hiện tại là người Việt Nam rất cởi mở trong việc dung nạp nhiều ý tưởng khác nhau nhưng vẫn giữ vững tinh thần đại diện cho Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam dường như là sự pha trộn độc đáo từ tinh hoa của các sáng kiến đến từ những quốc gia khác. Đây cũng là một nét tương đồng khá thú vị với Anh.
- Theo bà, tinh thần này có thể được áp dụng như thế nào trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh?
- Một vài ví dụ có thể kể đến hai dự án hợp tác giữa chính phủ đôi bên nhằm hạn chế ngập lụt và cung cấp dịch vụ đặt vé tàu điện ngầm thông minh để tránh tắc đường.
Nhiều công nghệ tiên tiến được hai phía trao đổi nhằm triển khai hai chương trình nói trên. Áp dụng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề nhức nhối của người dân địa phương chính là điều mà chúng tôi tập trung vào.
Ngoài ra, nền công nghệ tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ ấn tượng. Tôi nghĩ bản thân có trách nhiệm kết nối các doanh nghiệp công nghệ ở Anh và Việt Nam với nhau để đôi bên có thể hợp tác cùng phát triển.
- Còn trên cương vị chính thức, mục tiêu bà muốn đạt được trong nhiệm kỳ tại Việt Nam là gì?
- Tôi rất phấn khích khi biết sẽ có ít nhất 3 năm sống và làm việc ở Việt Nam. Từ góc độ chuyên môn, mục tiêu lớn nhất của tôi là tăng cường thương mại song phương. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của tôi trong năm nay là hoàn tất hiệp định thương mại tự do giữa hai nước vào cuối tháng 12.
Tôi nghĩ chúng ta đang đi đúng hướng khi phát triển thương mại trên nền tảng thế hệ trẻ. Chúng ta đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy các ngành mà Anh có thế mạnh như công nghệ và kỹ thuật số thông qua hoạt động giao thương giữa hai nước.
Năng lượng tái tạo cũng là một lĩnh vực ẩn chứa nhiều tiềm năng. Anh là quốc gia có công suất điện gió ngoài khơi cao nhất thế giới.
Đặc biệt, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam khá tương đồng với Anh. Việt Nam thậm chí lợi thế hơn trong việc khai thác năng lượng mặt trời.
Những lĩnh vực nhiều triển vọng khác bao gồm giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cao nhất so với mức thu nhập bình quân đầu người (GDP), nên cơ hội là khá rõ ràng.
Bên cạnh thương mại, tôi kỳ vọng sẽ đa dạng mạng lưới xã hội Việt Nam, điển hình như vai trò của phụ nữ, đặc biệt là trong các vị trí lãnh đạo.
TIỀM LỰC TỪ THẾ HỆ TRẺ
- Bà có vẻ thích trò chuyện cùng sinh viên và các bạn trẻ. Bà có thông điệp gì muốn gửi đến thế hệ trẻ Việt Nam?
- Tôi rất thích nói chuyện với người trẻ. Tôi nghĩ một trong những thế mạnh của Việt Nam chính là số người dưới 25 tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu dân số.
Tôi cho rằng đây là yếu tố đóng góp vào nguồn năng lượng của đất nước, với đội ngũ lao động am hiểu về công nghệ, nhạy bén, sẵn sàng thay đổi, hứa hẹn xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước.
Tôi nghĩ việc kết nối với thế hệ trẻ để xem họ nghĩ như thế nào về cơ hội và thách thức của đất nước là điều rất quan trọng. Việc đó cũng giúp củng cố mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh. Chúng tôi hiểu rằng mình nên tập trung vào điều đó trong tương lai.
Cá nhân tôi cam kết sẽ cố hết sức để xây dựng mối liên kết với người trẻ và lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời đối thoại về những điều chúng ta có thể hợp tác thực hiện.
- Tầm quan trọng của thúc đẩy mối quan hệ hai chiều giữa nhân dân hai nước?
- Về cơ bản, mối quan hệ Việt Nam - Anh được hình thành trên cơ sở sự kết nối giữa con người với nhau. Ví dụ, ở khía cạnh giáo dục, khoảng 12.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở giáo dục ở Anh hoặc tham gia chương trình du học từ xa ở Việt Nam lấy bằng cấp quốc tế của Anh.
Sự trao đổi và giao lưu để hiểu nhau hơn chính là nền móng cho mối quan hệ ngoại giao ngày càng bền chặt của đôi bên. Tính hai chiều trong việc này hết sức quan trọng. Năm nay, dịch Covid-19 khiến việc di chuyển quốc tế gặp nhiều khó khăn, song 2020 cũng đánh dấu 10 năm mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Anh và Việt Nam.
Chúng ta cũng thấy lượng khách du lịch từ Anh sang Việt Nam hàng năm tăng gấp ba lần, đồng nghĩa số người Anh có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Việt Nam cũng tăng lên. Tôi tin rằng đà tăng trưởng đó sẽ tiếp tục trong tương lai.
Chúng tôi cũng đang nỗ lực thu hút sinh viên, doanh nhân và giới trí thức từ Anh sang Việt Nam. Đây là một khía cạnh mang tính bản lề trong quá trình thắt chặt mối quan hệ đôi bên.
Trao đổi thương mại song phương cũng tăng hơn gấp 3 lần trong một thập kỷ. Tôi nghĩ thế hệ trẻ sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình thông thương đó.
Tôi hoàn toàn đồng ý rằng sự trao đổi giữa Anh và Việt Nam phải mang tính hai chiều, bởi học hỏi từ phía đối tác chính là một cách hiệu quả để trau dồi.
- Quan hệ hai nước sẽ tiến triển khoảng thời gian hậu đại dịch?
- 2020 là một năm đầy thử thách vì dịch Covid-19. Rõ ràng việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về tình hình đại dịch có phần dễ dàng hơn, bởi chính phủ của các bạn đã phản ứng một cách hiệu quả.
Điều này cho phép một nhà ngoại giao như tôi có cơ hội gặp gỡ trực tiếp mọi người. Nhưng đại dịch cũng cản trở công dân hai nước di chuyển từ Anh sang Việt Nam và ngược lại.
Do đó, chúng ta linh động và nhanh chóng chuyển sang các phương thức sáng tạo hơn, không đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp nữa.
Nhiều nghiên cứu y khoa từ khắp nơi trên thế giới đang đạt được những tiến triển tích cực. Vaccine Covid-19 phát triển bởi Đại học Oxford ở Anh và hãng dược AstraZeneca có mức độ hiệu quả lên đến 90%, đó là một tín hiệu đáng mừng.
Trên cơ sở này, tôi lạc quan rằng tình hình năm 2021 sẽ trở nên khả quan hơn, mở ra cơ hội kết nối mọi người theo cách thông thường.
TIẾP ĐẾN QUÁ KHỨ, HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI 
- Được biết, gần đây bà lãnh sự đã ghé thăm Lăng Ông Bà Chiểu. Bà có thể chia sẻ về chuyến đi đó và cảm nhận của bà về câu chuyện ở Lăng Ông?
- Tôi cũng mới thăm Lăng Ông Bà Chiểu gần đây. Ở đó, tôi được nghe kể câu chuyện về ông Lê Văn Duyệt, người giữ vai trò quan trọng trong chính quyền nhà Nguyễn.
Ông Lê Văn Duyệt về cơ bản đã thiết lập bộ máy quản lý Gia Định, tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của TP.HCM ngày nay.
Tôi rất hứng thú khi đến thăm ngôi đền và nghe kể rằng ông ấy được xem như một vị thần bảo hộ hay một mảnh ghép quan trọng trong lịch sử thành phố.
Một điểm thú vị khác, khoảng 200 năm trước, ông Duyệt đã tiếp một nhà ngoại giao Anh đến từ Ấn Độ tên là John Crawford và trao đổi để thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh.
Tôi nghĩ đó là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự liên kết giữa hai nước. Thời điểm đó, mục tiêu tập trung vào đẩy mạnh thông thương là khá tương đồng với những gì tôi đang cố gắng thực hiện vào thời điểm hiện tại, 200 năm kể từ cuộc gặp đó.
Cơ hội được lắng nghe câu chuyện về buổi gặp đó là một điều hết sức tuyệt vời, khiến tôi có cảm giác mình đang tiếp bước các bậc tiền nhân, được những nhân vật lịch sử quan trọng này dẫn lối.
Một số nguyên tắc về ngoại giao vẫn bất di bất dịch, như giữ thái độ cởi mở với các nền văn hóa khác nhau, hiểu được lợi ích của việc giao thương, và đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách bình đẳng cho đôi bên. Đây cũng là những mục tiêu của nước Anh và cá nhân tôi khi đến Việt Nam.
Chuyến đi đến Lăng Ông là một trải nghiệm tuyệt vời, bởi ngôi đền lọt thỏm giữa đô thị sầm uất nhưng khuôn viên vẫn giữ được sự yên bình và tĩnh lặng, giúp tôi thực sự cảm nhận được thanh âm lịch sử và cội nguồn của thành phố.
Trong lúc đi dạo, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đang tập nhảy trong khuôn viên đền. Đó là một sự liên kết đặc biệt giữa thế hệ trẻ với hiện thân của lịch sử. Không chỉ kết nối với quá khứ, họ còn kết nối với nhau, định hình một cộng đồng thú vị có chung nhịp sống.
_____________
Trước khi nhận nhiệm vụ tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM, bà Emily Hamblin là giám đốc khu vực Mạng lưới Khoa học và Đổi mới của Anh tại Tây Âu. Bà cũng từng là tham tán về khoa học tại Đại sứ quán Anh ở Pháp.
Bà Hamblin bắt đầu làm việc cho chính phủ Anh từ năm 2008 và giữ nhiều vai trò khác nhau trong Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp.
Bà Hamblin theo học ngành Triết học - Chính trị & Kinh tế tại Đại học Oxford (Anh). Bà cũng từng được đào tạo về kế toán quản trị.
NGUỒN: ZING

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

HÒA BÌNH ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Tấm ảnh phía trên bên trái, được đăng tải trên tờ The Guardian, nội dung tấm ảnh nói về việc binh lính Hàn Quốc bắt và tra tấn những người dân ở vùng thôn quê gần Tuy Hòa, miền Nam Việt Nam. Tờ này cho biết rằng, có tới hơn 30 phi vụ mà lính Hàn Quốc "cố tình" nhắm vào dân thường Việt Nam để tạo "số ảo", báo cáo đến phía Mỹ nhằm nhận công lao. Phía quân đội Sài Gòn biết rất rõ, nhưng làm ngơ. Những người đứng đầu ở phía quân đội Sài Gòn cho rằng, cứ để cho quân đội đồng minh làm vậy, dân chúng sẽ sợ, sẽ hết theo Việt Cộng.. Nhưng sự thực là, càng làm như vậy, họ lại càng đứng về phía những người cộng sản, những người miền Nam ấy, lại sẵn sàng đổ máu để hòa hợp cùng với những người anh em miền Bắc.

Tấm ảnh phía dưới bên trái, nếu nhìn nhác qua, có lẽ chỉ là một cây cầu trên một con đường đầy bùn đất được thi công nham nhở. Nhưng sự thực thì những vết đen trên cầu chính là thi hài của của những chiến sĩ quân Giải phóng tại trận đánh đèo An Khê, Bình Định. Phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh chưng ra những thi hài đó, nhằm lung lạc tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, rằng ai tham gia đội quân nông dân, sẽ phải chịu kết cục tương tự. Những nhân chứng kể lại rằng, tụi nó cử người canh giữ những thi hài tử trận đó trong vài ngày và không cho nhân dân đem đi chôn cất. Nhân dân nhìn thấy vậy, điều kỳ lạ là họ không hề sợ hãi. 
Tấm ảnh phía dưới bên phải, ghi lại một phần vụ thảm sát Sơn Mỹ, tội ác dã man bậc nhất của quân đội Hoa Kỳ tại chiến tranh miền Nam Việt Nam. Tấm ảnh đó mô tả những người dân may mắn được sống sau thảm sát, họ bị dồn vào khu dồn Trường An, Sơn Mỹ. Trong vụ thảm sát đó, hơn 500 người Việt Nam đã ra đi, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Điều nực cười ở đây, là phía quân đội Mỹ không hề tìm được bất cứ một bằng chứng nào cho thấy Việt Cộng hiện diện ở đây, không vũ khí, không cờ quạt… 
Cuối cùng, tấm ảnh phía trên bên phải, là hình ảnh những chiến sĩ hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn năm vào năm 1966. Đường mòn Trường Sơn được ví như "No Man's Land" - tên gọi của những vùng đất chết, nhằm phân định giữa hai bên trong chiến tranh. Nhưng điều khác ở đây là "tuyến lửa" này vẫn luôn sống và được duy trì, lửa - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong bấy nhiêu năm tháng chiến tranh không hề bị dập tắt.
Có quá nhiều lần, báo đài, truyền hình, thường hay đặt câu hỏi: Hòa bình đáng giá bao nhiêu?
Giữa tháng 11 vừa rồi, thẩm phán, sĩ quan cao cấp Paul Brereton công bố bản báo cáo điều tra tội ác của binh lính Úc tại chiến trường Afghanistan. Báo cáo đó cho biết, từ năm 2005 - 2016, có khoảng 39 dân thường vô tội Afghanistan đã bị binh lính Úc sát hại. Điều gây bức xúc ở đây, là phía quân đội và chính quyền Úc gần như lờ tịt đi thứ tội ác này. Và ngay khi đọc bản báo, thay vì xin lỗi người dân Afghanistan, thì thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng: "báo cáo vô cùng đáng lo ngại và đau buồn". 
Năm 2019, bộ phim Danger Close: The Battle of Long Tan được công chiếu, bộ phim nói về chiến thắng của binh lính Úc và New Zealand tại trận Long Tân. Bộ phim ấy, cũng như nhiều bộ phim khác của phương Tây, mô tả những chiến binh Việt Công như những đám côn đồ du thủ du thực và rác rưởi, còn những binh lính đồng minh là những vị anh hùng, thiện chiến và luôn chiến thắng. 
Năm 2014, tội ác của binh lính Úc tại Việt Nam được tiết lộ trên tạp chí Oral History of Australia, binh lính Úc tiết lộ rằng đã nhiều lần "vô tình" bắn nhầm vào dân thường Việt Nam. Nhằm tránh phía trên điều tra và lấy công, binh lính Úc đã đặt vũ khí lên thân thể của những người dân vô tội, vu cho họ là Việt Cộng. Một lính Úc nói rằng tiếng phụ nữ và trẻ em rên rỉ mới khiến họ dừng lại, nhiều người đã thiệt mạng, nhưng binh lính Úc vẫn coi thường điều đó, họ cứ lặp lại hành động "bắn nhầm" vào dân thường và đặt súng lên thi thể nạn nhân. 
Trong chiến tranh, tính mạng của người dân Việt Nam có lẽ chẳng bằng một con tốt thí. 
Mới đây, đại diện ngoại giao Trung Quốc lên án tội ác chiến tranh của binh lính Úc, nhưng nhiều người Việt, bênh vực phía Úc chỉ vì họ ghét Trung Quốc. Nhưng liệu những người Việt ấy có nghĩ rằng, những người dân vô tội Việt Nam cũng đã từng ở trong hoàn cảnh như những người Afghanistan, bị binh lính quân đội đồng minh sát hại. 
Nhiều người trẻ, vẫn hay có khái niệm ngây thơ về chiến tranh. Rồi họ xem nhẹ những gì mà thế hệ cha ông đã đánh đổi, một đám thì lật sử, đám khác thì xét lại, rồi chúng thông cảm và bênh vực với những kẻ thủ ác/ Chúng chẳng hề mảy may đồng cảm với những người Việt đã mất đi vì chiến tranh. Cũng đúng thôi, vì những người Việt đã mất đi đó không làm phim cho chúng xem, không kể lại được rằng họ đã phải ra đi trong uất ức, nhục nhã như thế nào.
Chúng thích bắn ai thì bắn, thích hiếp ai thì hiếp, người già, phụ nữ, trẻ em, không có ngoại lệ... Hồi trước, thi thoảng mình hay đặt câu hỏi là, không hiểu mấy ông tướng lĩnh, lãnh đạo phía Việt Nam Cộng Hòa, các ông có còn là con người nữa không? Có còn là người Việt nữa không? Mà thấy đồng bào bị tra tấn, bị hành hạ như vậy mà các ông bâng quơ và bỏ qua? Vô liêm sỉ hơn, là các ông còn trao huy chương cho đám cặn bã ấy, tôn vinh hành động hãm hại đồng bào mình. 
Ai là người Huế sẽ biết về ngày 23/5 Âm lịch hàng năm. Đó là ngày cúng âm hồn của người Huế. Mỗi nhà đều cố gắng làm một mâm cơm để cúng cầu an cho những linh hồn ra đi vào ngày kinh đô Huế thất thủ . Vào ngày đó ở năm 1885, nhiều người dân thường và binh lính Huế đã bị quân Pháp tàn sát dã man. Đó là khởi nguồn cho nỗi đau lịch sử kéo dài suốt bao nhiêu năm về sau của người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Đến nay, đã hơn 130 năm từ nỗi đau ấy, năm nào tiếng nhang khói cũng thoang thoảng nơi đất cố đô. 
Có lẽ, không một quốc gia nào lại muốn có những ngày nói về những nỗi đau như vậy, những ngày tương tự như 27/7 hay 23/5 Âm lịch, nhưng lịch sử của chúng ta, lại đa phần ghi chặt những thương đau. Những ngày ấy, tồn tại không phải để chúng ta ăn mày dĩ vãng về quá khứ, mà là để tôn vinh những thế hệ cũ và nhắc nhở chúng ta về giá trị của hòa bình.
Hòa bình đáng giá bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà một số quốc gia Trung Đông, Bắc Phi đang tìm kiếm và khắc khoải mong chờ. Cũng câu hỏi đó, người Việt đã phải trả một cái giá rất đắt để tìm ra
Hòa bình không phải là thứ chúng ta thụ hưởng từ những thế hệ đi trước, không phải tự nhiên mà có.

BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG ĐỐI VỚI BÀ HỒ THỊ KIM THOA

Theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng tại Công văn số 13836-CV/VPTW, cho biết: 
Ngày 02/12/2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương.


Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2010 - 2017, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến Dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra đề nghị truy tố.
Sau khi có quyết định nghỉ hưu, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Vi phạm của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa là rất nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Công Thương. Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa./.

ẤN ĐỘ BẮT MỸ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

Cho hỏi, địa chỉ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Ấn Độ nằm ở đâu nhỉ? À, vâng, nó nằm trên Đại lộ HỒ CHÍ MINH.
Ở thành phố Kolkata của Ấn Độ có con đường to đẹp, nằm ở trung tâm thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kolkata từng là thủ đô của Ấn Độ trong thời kỳ là thuộc địa của Anh nên người dân ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào Giải phóng dân tộc của Việt Nam từ năm 1945 và nguồn cảm hứng đó đã thôi thúc người dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh giành độc lập. Bác Hồ cũng đã nhiều lần ghé thành phố này, đầu tiên khi còn trên tàu La Touche de Tréville đi tìm đường cứu nước, Bác đã lên cảng Kolkate. Năm 1946, trên đường sang Pháp với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác cũng dừng chân ở Kolkata, gặp gỡ các đồng chí trong Đảng Cộng sản Ấn Độ.

Người Kolkata có câu tục ngữ: “Chúng tôi có thể quên tên cha của mình nhưng không bao giờ chúng tôi quên tên Việt Nam”. Người dân Ấn Độ rất kính trọng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, năm 1968, khi nghe tin Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Hội đồng thành phố đã họp ngay lập tức và quyết định đặt tên một đại lộ của thành phố là “Đại lộ Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Sarani, theo tiếng Bengali). Ban đầu Đại lộ không dài, không lớn lắm, nhưng điều thú vị là đã đặt tên đúng vào con đường có tòa Tổng Lãnh sự của Hoa Kỳ. Thời điểm đó Mỹ cũng thường xuyên can dự vào việc nội bộ của Ấn Độ nên người Ấn Độ không ưa gì. Mãi sau này, các đồng chí lãnh đạo thành phố còn thích thú kể lại: “Chúng tôi bắt đế quốc Mỹ phải hàng ngày đi theo con đường Hồ Chí Minh”.
Mỹ liên tục lên tiếng phản đối việc này nhưng chính quyền thành phố đáp trả đơn giản rằng đất của tôi, đường của tôi, tôi đặt tên gì thì tôi đặt, chả ảnh hưởng gì!
Cũng chỉ sau đó hơn một năm, tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ “chịu không thấu”, đã phải... dọn nhà chuyển đi phố khác, bởi chẳng lẽ cứ phải ghi trên địa chỉ chính thức “Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, số... Đại lộ Hồ Chí Minh, Kolkata”. Nhưng dời đi dời lại cuối cùng hiện nay, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ vẫn chuyển về địa điểm cũ ở Đại lộ Hồ Chí Minh. Ngoài ra trên con đường mang tên Bác ở Kolkata này cũng có Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh./.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

LIÊN XÔ ĐÃ NÓI GÌ KHI NGHE TIN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM.

30 tiếng đồng hồ sau khi người Trung Quốc tấn công, chính phủ Liên Xô tuyên bố giận dữ: “Giới cầm quyền ở Bắc Kinh cần phải dừng lại trước khi quá muộn.”


Ngay sau tuyên bố này, một chiến dịch tuyên truyền để chống k.ẻ thù không đội trời chung là Trung Quốc đã bùng phát ra trong Liên bang Xô viết. Trong nhà máy, nông trường và khu dân cư, người dân Xô viết tụ tập lại dưới những câu khẩu hiệu của tình đoàn kết bền vững với Việt Nam, xuất phát từ thời cuộc Chiến tranh chống Mỹ.
Song song với đó, Liên Xô đã lập tức viện trợ cho Việt Nam 191 tiêm kích, 18 máy bay vận tải, 33 trực thăng, 200 xe tăng, 146 xe bọc thép các loại, 202 pháo tự hành, 314 pháo kéo, 262 tên lửa đất đối không, 10 tàu mặt nước cỡ nhỏ và hàng triệu triệu tấn đ.ạn dược. 
Đặc biệt, tất cả viện trợ trên của người anh em Liên Xô không hề đòi hỏi Việt Nam phải trả lại bằng gì cả. Kiểu "cứ lấy mà xài, đ.ánh bome TQ đi bạn", nhờ số viện trợ khủng đó mà đã góp phần rất lớn để chúng ta xua đuổi cũng như đẩy lui quân bành trướng TQ.
LIÊN XÔ - VIỆT NAM... CHÚNG TA MÃI LÀ ANH EM.

TẢN MẠN CHUYỆN CÁI VƯƠNG MIỆN HOA KHÔI DU LỊCH VIỆT NAM CHƯA TÌM ĐƯỢC CHỦ NHÂN MỚI?

Cuộc thi Hoa khôi du lịch Việt Nam 2020 đã khép lại với kết thúc bất ngờ: không có Hoa khôi. Ngay sau khi kết thúc cuộc thi, cộng đồng mạng đã có những tranh cãi, bày tỏ quan điểm cá nhân từ nhiều góc độ khác nhau.


Hóng hớt được vài thông tin từ BTC Cuộc thi, xin chia sẻ để mọi người cùng trao đổi.
Vì sao không có Hoa khôi?
Những năm gần đây các cuộc thi Hoa hậu, Hoa khôi có dàn thí sinh được đánh giá là chất lượng cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Cuộc thi Hoa khôi du lịch Việt Nam 2020 lần này cũng vậy, phần lớn các bạn thí sinh đều đang học đại học, cao học, có những bạn đang học ở nước ngoài. Và nguyên nhân “không có danh hiệu Hoa khôi” lại bắt đầu từ đây. Những ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu “Hoa khôi du lịch Việt Nam 2020” đã từ chối việc thực hiện các cam kết về thời gian với đơn vị nắm quyền tổ chức Cuộc thi nếu như được trao Vương miện. Đó là cam kết đồng hành cùng các hoạt động quảng bá cho du lịch Việt Nam trong suốt 3 năm. Lý do là bởi các bạn ấy đang du học ở nước ngoài không thể thực hiện được điều kiện ấy.
Vậy những nhan sắc còn lại?
Danh hiệu cao nhất của một cuộc thi sắc đẹp đòi hỏi có những tiêu chuẩn riêng, trên nhiều khía cạnh, chứ không chỉ là sắc đẹp. Thử nhìn lại các cuộc thi nhan sắc của thế giới trong những năm gần đây, thấy rõ chuẩn mực cho ngôi vị Hoa hậu, Hoa khôi đã dần thay đổi. Những gương mặt đẹp quyến rũ, chiều cao nổi bật... đã nhường lại cho các cô gái cá tính, thông minh, vượt qua số phận để truyền cảm hứng sống tích cực.
Những thí sinh còn lại tuy rất xuất sắc, nhưng để toàn diện, tương xứng với chiếc Vương miện Hoa khôi du lịch Việt Nam, đủ sức thực hiện nhiệm vụ quảng bá cho du lịch Việt Nam đến năm châu, bốn biển thì, theo đánh giá của Ban giám khảo, vẫn chưa đủ tầm. Nên nhớ, trong số giám khảo có 02 nhà thiết kế thời trang danh giá ngoại quốc.
Và cũng cần nhớ rằng, để tìm ra được những ngôi vị của các cuộc thi sắc đẹp, không chỉ căn cứ vào tiêu chí sắc đẹp, hình thể mà còn có các yếu tố tài năng, nhân cách.
Mọi người có thể không thích thí sinh này, thích thí sinh kia, có thể hoài nghi vào quyết định của Ban giám khảo. Nhưng mọi người quên mất một điều rằng: không ai có thể gần gũi và hiểu các thí sinh như Ban giám khảo. Họ đã cả một khoảng thời gian dài đồng hành cùng nhau; họ hiểu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Còn chúng ta, nên chăng nhìn vấn đề toàn diện hơn. Bất luận kết quả thế nào cư dân Đắk Nông đã có một đêm mãn nhãn với âm nhạc, ánh sáng và nhan sắc.
Cũng chỉ là một sân chơi thôi mà! Mai ta lại lu bù với vụ cà. Tết nhất đến nơi rồi.
Nào, hãy chúc mừng cho Bùi Minh Anh, chúc mừng cho Đắk Nông. Mong chờ Bùi Minh Anh sẽ thể hiện vai trò của mình góp phần lan tỏa Đắk Nông, lan tỏa hình ảnh Việt Nam sắc màu đến với thế giới.
OK!

Đừng tự biến mình thành con rối của những kẻ tâm thần chính trị!

Không nhận ra cái sai! Lại tiếp tục sai, liệu rằng cuộc đời, số phận Mục sư tự phong A Đảo rồi sẽ đi về đâu? Khi mà vợ theo trai trong lúc A Đảo đi tù, con cái không muốn nhìn mặt cha. A Đảo là mục sư, lẽ ra việc đầu tiên là phải truyền giảng, răn dạy cho người thân trong nhà, đặc biệt là vợ, con hiểu được những điều răn trong kinh thánh mà không làm điều xằng bậy sai trái dâm ô, nhục dục. Điều đơn giản nhưng A Đảo không làm được thì hỏi rằng ai sẽ tin A Đảo, và tin A Đảo sẽ được gì???

Năm 2016, A Đảo lừa phỉnh một số người DTTS ở Gia Lai, Kon Tum nhẹ dạ cả tin để lừa họ vượt biên đi Thái Lan... Cuộc đời A Đảo cũng từ đây mà đi xuống, thân nhân những người bị A Đảo lừa thấy nghi ngờ nên đã báo Công an. Cuộc vượt biên lừa tiền kết thúc, A Đảo bị Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt 06 năm tù. Với chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước, A Đảo được ra tù trước thời hạn. 


Những tưởng A Đảo sẽ vì thế mà biết quay đầu là bờ, cải tà quy chính, ăn năn hối cải. Nhưng không! Mới được tha về trước thời hạn mấy ngày, các đối tượng phản động đã móc nối với A Đảo và tung hô, nâng A Đảo lên trời cao. A Đảo lại quên mất mình là ai và thân phận gì! Y bắt đầu livestreams phản cung, cho rằng việc bắt đi tù là bị chính quyền ép buộc, vì này, vì kia…
Này A Đảo! Hỏi nhỏ một câu nhé?! Nếu anh nuôi c.hó, xích lâu ngày quá thấy thương, anh thả nó ra, nó đi cắn người và sủa linh tinh thì anh sẽ làm gì! 
Phương án 1: Gọi thằng buôn c.hó đến bảo nó lấy thòng lọng xích lại, cho vào lồng chở đi và nhận lại mấy trăm.
Phương án 2: Gọi mấy bạn nhậu đến nhà, mua riềng xả, mắm tôm vật nó ra làm một nồi 7 món vừa nhậu vừa 'nai trym'.
Phương án 3: Thôi thì anh là con của Chúa nên có tình yêu thương bao la, không sát sinh nên tìm cách xíc lại, đồng thời rọ mõm cho nó khỏi sủa bậy ở nhà, cũng đỡ phiền.
Thả c.hó ra được thì cũng sẽ xích lại được phải không A Đảo???

V.ÃI CẢ CHUYỆN TÌNH 2 ĐIỆP

Mang Covid đến khiến 2.000 học sinh nghỉ học, 52 hộ dân quận 6 cách ly cùng một loạt các quán xá, nhà hàng, trung tâm anh ngữ phải tạm đóng cửa

Lần này, Điệp giáo viên không phải đến gặp Lan, mà là gặp một Điệp khác - Điệp tiếp viên hàng không, người yêu. Hai Điệp "đấu k.iếm hợp bích" ngay tại phòng trọ, khi mà việc của Điệp tiếp viên khi cách ly tại nhà là không được ở chung phòng với bất cứ ai. 
Thế mà Điệp tiếp viên bất chấp, và dĩ nhiên, Điệp giáo viên cũng bất chấp, cắt dây chuông phát rụp, tìm đến với nhau - làm cho hãng hàng không nơi Điệp tiếp viên làm việc bị mang tai mang tiếng, khiến cả một cộng đồng (không hề nhỏ) lao đao khốn đốn.
Hai Điệp say đắm bên nhau, quấn quýt như đôi bướm trắng chưa đủ, lại đưa nhau đi gặp hội chị em bạn dì nhà Điệp, rồi hát hò loạn xị hẹn hò tùm lum. Sơ sơ cũng đến mấy chục Điệp khác đợt này phải nhập thất 14 ngày.
Trong số các Điệp tiếp xúc với Điệp giáo viên, có 2 Điệp khác cũng làm nghề giáo viên, tại trường Tiểu học Võ Văn Tần và Nguyễn Huệ, quận 6. Hai Điệp này được xác nhận là F1 của Điệp giáo viên tiếng Anh. Thế là báo hại cho hơn 2.000 học sinh của 2 trường này phải nghỉ học cách ly.
Chưa kể, Điệp giáo viên Tiếng Anh này còn đánh võng bao vòng, hết các trung tâm thương mại đến quán ốc, quán karaoke, phòng tập gym..., gây bao oan gia trái bưởi cho các chủ quán và phục vụ nơi đây. Họ phải mếu máo đóng cửa lên đường nhập thất vài tuần.
Chẳng hiểu làm giáo viên tiếng Anh, văn minh văn hoá ở đâu mà bạn tình đang cách ly, Điệp giáo viên cũng cố nhào tới. Đứng ngoài cửa chùa vài tuần cũng đâu có sao, xô cửa phá tường vào cho bằng được để rồi khiến thành phố không còn bình yên được nữa.
Covid đâu phải trò đùa, mình làm giáo viên, thì phải biết sự an nguy của mình cũng là an nguy của hàng ngàn học sinh; sự ham vui của mình lôi cả một loạt người bị ảnh hưởng. Phen này tốt nhất Điệp cũng nên nhập chùa đi tu để sửa chữa lỗi lầm. Chứ như này, không hề ổn. 
Ý thức của 2 Điệp, tồi tệ đến mức không tưởng tượng nổi.
Đừng nói là "nếu vì tình yêu Điệp có tội gì đâu" nhé. Nhớ nhau quá thì cố nín nhịn đi vài tuần, chứ có ai giành mất cái củ tam thất của mình đâu - nhất là khi đang cách ly nữa, mà phải đến ám đời nhau như thế chứ? 
Chuối chiếc gì chưa ăn thì nó vẫn còn đó, chứ có ai ăn mất đi đâu mà cứ phải vậy cơ chứ??? 
Nhịn kèn nhịn sáo vài tuần thì cuộc đời vẫn còn đầy âm nhạc ra cơ mà? 
Nhịn gặp hội chị em bạn dì đi vài tuần thì miệng cũng có bị cấm khẩu đâu mà gặp cho lắm, để báo hại cả cộng đồng, cả các nhà trường, cả những người kinh doanh buôn bán ở cái mùa dịch bệnh khó khăn như thế này cơ chứ!
Hai Điệp ăn gì để tôi cúng nào?

NGƯỜI PHỤ NỮ ĐÃ TẶNG TỔ QUỐC HƠN 5000 LƯỢNG VÀNG

Ở Hà Nội, mấy ai là không biết căn nhà số 48 Hàng Ngang - căn nhà được cho là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng ít ai biết về vị giai nhân Hà Thành đã dành tặng ngôi nhà đó cùng hơn 5000 lượng vàng cho Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, đó là bà Hoàng Thị Minh Hồ. 

“Cháu vẫn còn nỗi khổ, cháu có nỗi nhục mất nước…”
Đó là lời đáp của bà Hồ với câu hỏi của Bác Hồ khi Người khen bà tuổi trẻ, có cơ ngơi yên ấm, còn gì nữa để lo lắng? Xuất thân là cô tiểu thư của một gia đình giàu có bậc nhất Hà Nội, cộng thêm với tài năng kinh doanh, bà cùng chồng ngay từ khi còn trẻ đã trở thành thương gia giàu có nức tiếng đất Hà thành. Nhưng dù vật chất có đủ đầy đến thế nào đi chăng nữa, tấm lòng với quê hương, đất nước lúc nào cũng đau đáu trong lòng vợ chồng bà.
Và rồi năm 1945, cách mạng Tháng tám diễn ra thành công. Với lòng yêu nước, gia đình bà đã dành tặng ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng có nơi làm việc. Không chỉ vậy trong "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, vợ chồng bà đã không ngần ngại hiến tặng 5.147 lượng vàng.
Những người may mắn được nói chuyện với bà khi bà còn sống; đều nói khi nghe bà kể những câu chuyện lại thấy một thước phim chậm chậm hiện ra: Tháng 8 mùa thu, dòng người ùn ùn kéo về quảng trường nghe giọng Người ấm áp; bà cùng gia nhân may từng tấm áo ấm cho bộ đội trong đêm; bà hăng hái đi quyên góp, vận động những đồng tiền quý giá cho đất nước buổi khai sinh. Rồi những ngày bão tố, rồi những phút đoàn viên
P/s: Cụ Hoàng Thị Minh Hồ phu nhân nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, cụ vừa qua đời năm 2017 cụ hưởng thọ 104tuổi. Hiện ngôi nhà nhà rất nổi tiếng của cụ tại 34 Hoàng Diệu ngay cạnh nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp./.