KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

CHUẨN BỊ NHÂN SỰ CẤP CHIẾN LƯỢC NGÀY CÀNG DÂN CHỦ, CHẶT CHẼ VÀ KỸ LƯỠNG HƠN

Công tác nhân sự cấp chiến lược khóa XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trong gần 2 năm qua với tinh thần quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần. Đây là sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước. Cứ mỗi kỳ đại hội là một lần chuyển giao nhân sự, được người dân đặc biệt kỳ vọng.

Nói đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội là nói đến việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định vận mệnh của Đảng và sự phát triển của đất nước những năm tới.
Do vậy, để có được một đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc phát triển đất nước, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đoàn kết, thống nhất, kế thừa, bổ sung cho nhau, phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn khiếm khuyết.
Đánh giá cán bộ không chỉ định tính, mà cả định lượng
Với cách đặt vấn đề như vậy, công tác nhân sự cấp chiến lược khóa XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trong gần 2 năm qua với tinh thần quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng.
Nổi bật là việc ban hành Quy định 214/2020 thay cho Quy định 90/2017 đã cho thấy quyết tâm đầu tiên của Đảng đó là việc tập trung hoàn thiện thể chế, với những đổi mới về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá. Những nội dung mới của Quy định 214 đã cho thấy việc đánh giá không chỉ định tính mà cả định lượng với những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.
Đối với 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong Quy định 214, Bộ Chính trị đã bổ sung tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng: phải là “trung tâm đoàn kết”, thay cho cụm từ “hạt nhân đoàn kết” trong Quy định 90 và phải có “uy tín cao trong nhân dân”. Những tiêu chuẩn này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng là lấy “dân làm gốc”.
Với chức danh Tổng Bí thư, Quy định 214 bổ sung những phẩm chất cũng rất quan trọng là “Quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh của thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đặc biệt, Quy định cũng bổ sung tiêu chuẩn Tổng Bí thư phải là người có “tư duy nhạy bén” và “bình tĩnh, sáng suốt” trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia dân tộc”. Đây là hai phẩm chất quan trọng đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Quy định 214 còn có bổ sung rất quan trọng về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, đó là “không trục lợi”. Trước đó, Quy định 90 mới chỉ đề cập “không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. Việc bổ sung tiêu chí “không trục lợi” của cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý được đánh giá là cần thiết, bởi trong điều kiện mở cửa và phát triển kinh tế thị trường, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, luôn đứng trước những cám dỗ, đòi hỏi phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức; phải luôn luôn cảnh giác để có thể vượt qua những cám dỗ, ham muốn vật chất, công danh, lợi lộc.
Cùng với Quy định 214 là Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các hành vi chạy chức, chạy quyền gắn liền với công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ trong một quy định của Bộ Chính trị.
Bước đầu, qua kết quả Đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Quy định 205 đã cho thấy tác dụng. Như ghi nhận của chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Những biểu hiện vận động, tranh thủ phiếu bầu đã cơ bản được khắc phục, tình trạng chạy chức, chạy quyền, cục bộ địa phương, lợi ích nhóm giảm hẳn.
Chỉ đạo ráo riết, quyết liệt nhưng cẩn trọng
Để có được kết quả như nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, phải khẳng định rằng, cùng với chỉ đạo ráo riết, quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, không thể không nhắc tới 3 bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với những chỉ đạo sâu sát, sắc sảo, đặc biệt về công tác nhân sự.
Trong bài viết về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo rất rõ cho quá trình lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự: “Quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hóa. Điều quan trọng là phải biết phân biệt, đánh giá chính xác bản chất, mức độ các điểm mạnh, điểm yếu đó để không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi thành viên, bổ sung cho nhau, tạo ra một ê-kíp mạnh, một tập thể lãnh đạo tương đối hoàn chỉnh, không gây tổn thương cho lợi ích của Đảng, của quốc gia, của tập thể”.
Những bài viết và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ thể hiện sự quan tâm, trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, mà cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Có thể nói, chưa có kỳ đại hội nào, công tác nhân sự được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kỹ lưỡng đến vậy. Lần đầu tiên Bộ Chính trị thành lập một Ban chỉ đạo chỉ để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho một nhiệm kỳ 2021 – 2026 do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Công tác quy hoạch cán bộ chiến lược được tiến hành từng bước, từng việc thận trọng, kỹ lưỡng và bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch hơn. Trên cơ sở danh sách quy hoạch của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương, đã được Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Tiểu ban nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá cơ quan chức năng có liên quan rà soát, thẩm định kỹ lưỡng, chặt chẽ, khách quan từng nhân sự trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Một cách làm mới trong công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược ở nhiệm kỳ XIII là số lượng cán bộ được quy hoạch ít hơn, chặt chẽ hơn so với nhiệm kỳ XII. Đồng thời, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng được đổi mới, hiệu quả hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, Trung ương bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược hơn 220 người, giảm gần 300 người so với số quy hoạch khóa XII.
Cùng với đó, việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được tiến hành từng bước thận trọng theo quy trình chặt chẽ, dân chủ, trước hết là tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại hội XIII, không thể vừa quy hoạch nhân sự khóa XIII, vừa quy hoạch nhân sự cho các nhiệm kỳ tiếp theo như nhiệm kỳ trước. Trong quy hoạch nhân sự Đại hội XIII thì tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương trước; quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau; cuối cùng là quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Công tác nhân sự Đại hội XIII cũng được đặc biệt chú trọng về chất lượng trên cơ sở bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự được tiến hành theo quy trình 5 bước và trình tự: Chuẩn bị nhân sự tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước, nhân sự mới tham gia sau và cuối cùng là “trường hợp đặc biệt”. Việc áp dụng quy trình 5 bước với 5 lần rà soát, 5 lần lấy phiếu, 5 lần lấy ý kiến, được đánh giá là một điểm mới rất quan trọng ở kỳ đại hội này, nó giúp cho công tác nhân sự được mở rộng dân chủ hơn, chặt chẽ, khách quan và kỹ lưỡng hơn quy trình 3 bước trước đây, từ đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao hơn./.

“ CÔNG AN ĐÁNH DÂN”: CHIÊU TRÒ HÈN HẠ CỦA ĐÁM PHẢN ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CHO NHIỀU KẺ “TAY NHANH HƠN NÃO“

Mới đây, sự việc tài xế ngang ngược côn đồ, đánh người gây thương tích xảy ra ở ngã tư Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi (Hà Nội) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Không thể tưởng tượng được, ngay giữa thủ đô mà có những kẻ vô pháp, vô thiên, coi thường pháp luật như vậy. Tất nhiên, danh tính của đối tượng này cũng là câu hỏi rất lớn được dư luận quan tâm. Và không ngoài dự đoán, lợi dụng sự quan tâm này ngay lập tức xuất hiện thuyết âm mưu, “công an đánh dân”.

Trong sự việc trên, ngoài những thông tin theo kiểu suy diễn ám chỉ, “con cháu đồng chí nào”, thì nhiều diễn đàn trên mạng xã hội còn dám khẳng định chắc nịch cũng chỉ đích danh người trong clip là công an Quận Thanh Xuân – Vũ Ngọc Long, có con là Vũ Ngọc Ly. Sự việc chưa bị đưa ra xét xử là do công an đang tìm cách bao che là do có người trong ngành đỡ đầu. Kinh hãi quá! Thế nhưng, khi đưa ảnh Thượng úy Vũ Ngọc Long lên so với thanh niên trong clip, thì là 2 người hoàn toàn khác nhau. Có chăng giống nhau là cùng tên Vũ Ngọc Long.
Được biết, Thượng úy Vũ Ngọc Long hiện vẫn đang công tác tại đơn vị CSCĐ đóng trên địa bàn huyện Đông Anh và không công tác tại Công an Q.Thanh Xuân như mạng xã hội đang lan truyền. Và chính Thượng úy Long đã lên mạng khẳng định mình không liên quan đến vụ việc này. Còn đối tượng hành hung người trong clip, đã bị công an bắt giữ khi đang ở Lào Cai, hiện đang bị Công an Hà Nội tạm giữ để điều tra. Vậy mà, cũng có rất nhiều người tay nhanh hơn não đã rơi vào cái bánh vẽ ấy?!
Sự việc đã được rõ ràng, sáng tỏ, đồng nghĩa với việc những tin đồn, đơm đặt với thuyết âm mưu “công an đánh người” ở trên là hoàn toàn sai sự thật. Thế nhưng, nào có một lời xin lỗi, đính chính từ các đối tượng tung tin giả thất thiệt, gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của Thượng úy Vũ Ngọc Long những ngày qua. Bởi đó là âm mưu chống phá quen thuộc của những kẻ “ném đá giấu tay” này. Và không phải ở sự việc ngày hôm nay, lực lượng Công an mới bị gán cho cái mác “công an đánh dân”.
Như mới tháng 9/2019, cư dân mạng xôn xao clip với tiêu đề “công an đánh dân ở Quận 8, TPHCM”. Tuy nhiên sau đó mới vỡ lẽ, bản chất sự việc là do một người phụ nữ đang nhậu cùng chồng (mới đi tù về) khi thấy Công an phường tưởng xuống bắt chồng mình nên lao ra ẩu đả, đánh đập lực lượng thi hành công vụ. Hay hồi tháng 08/2020, mạng xã hội cũng rầm rộ một clip có nội dung cho rằng, “Công an TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) rượt đuổi, dùng gậy đánh người dân”. Rất nhiều bình luận tiêu cực quy chụp chửi rủa công an, thậm chí các trang mạng thù địch còn lợi dụng nó để công kích, xuyên tạc vu vạ “đây là thành quả của chế độ”. Tuy nhiên, sau khi nhận phản hồi chính thức từ Công an TX.Buôn Hồ rằng, đây là việc truy bắt đối tượng nghiện ma túy có hành vi trộm cắp cùng gia đình đã gây rối, chống đối người thi hành công vụ, thì tất cả mới tẽn tò, vội xóa nhanh tin bài đăng từ trước mà không có một lời thanh minh nào.
Rõ ràng, từ các sự việc trên, ta thấy được sự ma mãnh, thâm độc của các đối tượng, lợi dụng sự quan tâm đặc biệt của người dân đối với lực lượng thi hành công vụ. Đánh trúng vào tâm lý người dân, “còn gì bức xúc hơn khi lực lượng bảo vệ dân lại đánh dân”. Để dựng lên những câu chuyện kịch tích, những thuyết âm mưu đen tối nhằm bôi nhọ uy tín của lực lượng, chia rẽ lòng tin của người dân đối với Công an.
Mặc dù, các sự việc trên đã được công khai rõ ràng, thế nhưng mỗi khi có bất cứ sự việc nóng các đối tượng lại tiếp tục tung ra các âm mưu với thủ đoạn xuyên tạc quen thuộc “công an đánh dân”. Chúng sử dụng chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” để làm lung lạc lòng tin của người dân. Đây là thủ đoạn vô cùng nham hiểm, vì vậy mỗi người dân phải tự nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình kiến thức khi tiếp nhận thông tin trên mạng. Tránh trường hợp mất niềm tin vào người bảo vệ cho mình, đến khi cần thì không biết gọi đến ai!
Còn những kẻ “tay nhanh hơn não” đã lan truyền thông tin sai trái xuyên tạc hãy chuẩn bị tiền để lên phường uống trà và nộp phạt nhé!
Chào thân ái và quyết thắng!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Trần Huỳnh Duy Thức sắp vượt mặt Bùi Thị Minh Hằng về ..... tuyệt thực!

Theo thông tin được các đài như RFA, BBC, Việt Tân đăng tải, để phản đối chính sách của trại giam, từ ngày 24/11, Trần Huỳnh Duy Thức đã thông báo tuyệt thực. Tính đến ngày hôm nay, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực được 37 ngày. Anh chàng này chắc chắn đang hướng tới vượt kỷ lục do Bùi Thị Minh Hằng nắm giữ là 52 ngày để trở thành người tuyệt thực lâu nhất thế giới.


Còn nhớ, theo chính miệng người nhà anh này, khi tuyệt thực đến ngày thứ 8, Thức người đã rất xanh xao, thậm chí, đi phải có người dìu, mà đến ngày hôm nay, sau 37 ngày, vẫn chưa có báo đài này đăng tin anh này dừng tuyệt thực; càng không thấy ai bảo anh này đã chết vì tuyệt thực. Chứng tỏ anh vẫn tuyệt thực và vẫn sống nhe răng. Quả là thần kỳ.
Thực sự, theo tôi, anh Thức không nên làm dân chủ viên, mà sau khi ra tù, anh nên làm người hướng dẫn bí kíp tuyệt thực cho người đời. Anh nên đến vùng Châu Phi nghèo đói hay Trung Đông bất ổn để truyền dạy kinh nghiệm, để người dân nơi đây chẳng phải lo vấn đề ăn uống hay lương thực gì cả. 
Và chẳng may, anh lại được đề cử giải Nobel hòa bình cũng nên. Quả là tương lai rộng mở đang chờ anh phía trước./.

VIỆT NAM TRỞ NÊN LỚN LAO TỪ NHỮNG CON NGƯỜI NHỎ BÉ!

Việt Nam những ngày cuối năm 2020, đầu năm 2021 đang khiến cho nhiều nước trên thế giới phải khâm phục vì 2 điều. Một là, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng dương và mức tăng trưởng này thuộc top đầu thế giới. Hai là, hình ảnh phố xa đông nghẹt người trong đêm giáng sinh và đêm giao thừa, các hàng dài ô tô nối đuôi nhau tại các đường vành đai của các thành phố lớn khi người dân đổ về quê hay đi chơi nhân dịp nghỉ lễ. Dường như trong đại dịch, vị thế, hình ảnh của Việt Nam trở nên lớn lao hơn bao giờ hết. 


Ngày hôm nay, cư dân mạng xôn xao bức ảnh về chị Ngô Thị Thu Trang (24 tuổi), y sĩ Y học cổ truyền, đang làm việc trong khu cách ly tập trung huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương). Sáng ngày 1/1, trong khi hàng triệu con người đổ ra đường phố đón giao thừa hoặc quây quần xum họp bên gia đình thì chị Trang cùng với 30 đồng nghiệp của mình vẫn làm việc liên tục từ 22h ngày 31/12 để nhằm phân loại, sàng lọc 243 trường hợp F1, F2 để tiến hành cách ly. Đến 4 giờ sáng, y sĩ Trang đã bị ngất xỉu do làm việc liên tục cộng thêm quá mệt và đói. Hình ảnh đồng nghiệp bế chị ra nghỉ đã làm lay động hàng triệu con tim cư dân mạng.
Để có một đất nước Việt Nam kiên cường trong năm 2020, đối phó thành công với các đợt dịch, đảm bảo thắng lợi mục tiêu kép là nhờ sự đóng góp thầm lặng của những con người nhỏ bé như chị Trang. Cùng với y bác sĩ, các lực lượng Công an, lực lượng Biên phòng từ đầu năm 2020 cho đến nay cũng đã thường xuyên túc trực, tuần tra, canh gác nhằm phòng, chống các trường hợp vượt biên trái phép, hạn chế tối đa khả năng bùng phát dịch từ những người nhập cảnh. Có những người cha được gặp mặt con mới chào đời qua điện thoại, có những người con lập vội bàn thờ cha bên lán canh phòng và trong khi chúng ta đang ấm áp bên gia đình thì hàng ngàn bộ đội đang bám trụ ở rừng sâu lạnh lẽo để đất nước được an toàn.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Xin cảm ơn những người con đất Việt đã làm nên một đất nước Việt Nam đáng tự hào.

KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC VỀ LÒNG DÂN TIN ĐẢNG

Nhìn lại lịch sử, nếu như không có Nhân dân, cho dù đảng có tài tình đến bao nhiêu cũng không thể tự mình tạo ra những thành quả lớn lao ấy.


Năm 2020 đã qua đi với rất nhiều biến động, một trong những biến động bất ngờ đối với cả nhân loại chính là đại dịch Covid-19. Trong khi cả thế giới chao đảo vì đại dịch này, Việt Nam đã trở thành một trong số ít ỏi các quốc gia được đánh giá chống dịch thành công nhất thế giới. Cùng với chống dịch, năm 2020 cũng được xem là một năm thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Việt Nam đã chính thức vượt quy mô kinh tế của Malaysia và Singapore để trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ở Đông Nam Á và đứng thứ 36 trên thế giới.
Đánh giá về thành công này của Việt Nam, IMF đã khẳng định: “Đây là một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”. Để có được thành công đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhưng chắc chắn chính những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân nên được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cũng bởi Nhân dân tin Đảng, ủng hộ Đảng nên mấy mươi năm qua, bao nhiêu lần đất nước gian nguy, bao nhiêu bận đứng trước thử thách, chúng ta đã lần lượt vượt qua. Bài học về sự gắn bó giữa Đảng với dân và lòng tin của dân với Đảng càng có ý nghĩa hơn khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần.
Sức mạnh vĩ đại là ở Nhân dân.
Ngay từ khi ra đời và trong suốt lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện nhất quán tư tưởng "Lấy dân làm gốc". Sau những vấp váp trong hòa bình, Đại hội VI của Đảng đã tổng kết và rút ra bài học lớn: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”,… Quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng”. Tổng kết kinh nghiệm sau 20 năm đổi mới đất nước, một trong bốn bài học lớn mà Đảng ta rút ra, đó là: “Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng… Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 91 năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Đất nước không phải không còn đó những khó khăn thách thức cần đối mặt, song nhìn lại tổng thể mọi mặt của của đất nước, những thành tựu là không thể phủ nhận. Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Nguyễn trong tác phẩm nổi tiếng Tháng Tám trời mạnh thu đã viết: “Cách mạng là công việc thực tế của hằng triệu, hằng triệu người. Một đội tiền phong dầu giỏi đến đâu cũng chỉ tưởng tượng trong phạm vi công việc của năm ba vạn người”, còn sức mạnh vĩ đại là ở Nhân dân.
Nhìn lại lịch sử, nếu như không có Nhân dân, cho dù đảng có tài tình đến bao nhiêu cũng không thể tự mình tạo ra những thành quả lớn lao ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nhân dân ta luôn một lòng trung thành với Đảng, đi theo con đường của Đảng, ủng hộ, chở che, bao bọc để Đảng hoàn thành sứ mệnh của mình trước Nhân dân.
Sinh thời, Lênin đã từng cảnh báo 2 nguy cơ của Đảng Cộng sản cầm quyền, đó là sai lầm về đường lối và quan liêu, xa rời nhân dân. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn luôn cảnh báo, nhắc nhở hiện tượng này và đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Cương lĩnh xây dựng trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam năm 1991, một trong 5 bài học lớn rút ra, có bài học thứ hai, đó là “Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”.
Đến cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011, Đảng ta đã một lần nữa cảnh báo nghiêm khắc hơn, đó là quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân không chỉ đem đến tổn thất khôn lường đối với đất nước mà còn có nguy cơ tồn vong đối với Đảng và chế độ; “quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiện băn khoăn lo lắng về những hiện tượng tiêu cực và tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, sách nhiễu dân. Ngay từ năm 1998, ông Trần Bạch Đằng đã phải thảng thốt kêu lên về hiện tượng xa dân, mà ông gọi là Nỗi thèm khát nóng bỏng để rồi kêu gọi đảng viên của Đảng hãy trở về với cái nôi mà mình đã sinh ra, trở về trong “vòng tay êm ấm của người dân đã cưu mang tất cả - cưu mang cách mạng, cưu mang sinh mạng của chính cá nhân người Đảng viên”.
Người xưa đã từng đúc kết: Túc thực, túc binh, dân tín. Lại nhớ Tử Cống, học trò của Thầy Khổng, trong một lần đẩy xe cho Thầy, đã hỏi Khổng Tử rằng cần có những điều kiện gì để cho một quốc gia hùng mạnh. Khổng Tử nói cần ba điều: Có lương thực cho dân đủ ăn, có quân đội để bảo vệ đất nước và nhân dân tin tưởng ở nhà cầm quyền. Tử Cống hỏi trong ba điều ấy phải bỏ đi một điều thì nên bỏ điều nào, Đức Khổng bảo bỏ quân đội. Tử Cống hỏi hai điều còn lại, nếu phải bỏ đi một điều thì bỏ điều nào, Khổng Tử nói bỏ lương thực, vì không có ăn, người dân sẽ chết đói, nhưng không có lòng tin của nhân dân, chính thể ấy sẽ đổ.
Bởi lòng tin, sự ủng hộ ấy của Nhân dân nên cho dù suốt hàng ngàn năm phải chống chọi với ngoại xâm đô hộ hung bạo gấp nhiều lần, dân tộc chúng ta vẫn vượt lên và chiến thắng. Cũng bởi không được Nhân dân ủng hộ nên, dù có lực lượng quân đội vô cùng đông đảo, nhà Hồ đã thất bại rất nhanh chóng và hậu thế sẽ vẫn nhớ mãi lời tuyên bố của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng: “tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”…
Để không lạm quyền, xa dân: Quyền lực của Đảng phải được kiểm soát
Đảng được Hiến pháp hiến định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội như Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi chuyện hay dở, tốt xấu trong xã hội đều gắn với trọng trách của Đảng. Trong tất cả các cơ quan công quyền, chắc chắn những người giữ vị trí trọng trách đều là đảng viên của Đảng. Khi đã là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Đảng được Hiến pháp hiến định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng không phải là Nhà nước, vì vậy, quyền lực của Đảng chủ yếu dựa trên uy tín mang lại. Uy tín ấy chính là ở việc Đảng phải đề ra các quyết sách lãnh đạo phù hợp với lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng phải thật sự gương mẫu, thật sự vì dân.
Nói dân tin Đảng, nhưng Đảng là một phạm trù rộng lớn, người dân nhìn Đảng qua lăng kính của mình, đó chính là từ những cán bộ, đảng viên của Đảng. Để Đảng làm tốt chức năng lãnh đạo của mình, cần phải có sự giám sát chặt chẽ của Nhân dân, bởi quyền lực của tất cả các tổ chức, đặc biệt là Đảng và Nhà nước là rất lớn, do đó cần phải được kiểm tra, giám sát. Nếu không làm tốt nhiệm vụ này, rất dễ sinh ra suy thoái, biến chất. Quyền lực càng to thì trách nhiệm càng nặng nề. Do đó, chỉ khi Đảng quyền lực ấy vì lợi ích của Nhân dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân mới là mục đích cao đẹp. Nhìn lại lịch sử các triều đại xưa, dù vua được mặc nhiên là “thiên tử” nhưng không phải vì vậy mà nhà vua đứng ngoài pháp luật. Hầu như các triều đại đều có các bộ phận giám sát, tư vấn cho nhà vua. Thời lý có Tam thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo có trách nhiệm tư vấn cho nhà vua về việc trị nước. Năm 1250, Nhà Trần chính thức thành lập Ngự sử đài (sang thời Nguyễn đổi thành Đô sát viện) để làm nhiệm vụ giám sát, đàn hặc nhà vua và các quan. Đặc biệt, dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497); để hạn chế quyền lực quá lớn của các bộ - cơ quan Nhà nước, cứ mỗi bộ, nhà vua đặt một khoa tương ứng để giám sát.
Khi là đảng duy nhất cầm quyền, quyền lực của Đảng là rất lớn, nếu quyền lực ấy không được kiểm soát rất dễ dẫn tới xa dân, lạm quyền. Hiến pháp 2013 không chỉ hiến định Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân mà còn quy định rất cụ thể về việc Đảng phải chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Việc quy định Đảng chịu sự giám sát của nhân dân trong Hiến pháp cũng là quy định nhằm khẳng định các tổ chức đảng và đảng viên của Đảng phải nâng cao trách nhiệm trước Nhân dân chứ không chỉ là trách nhiệm trước Đảng - tổ chức giao quyền lực cho mình. Quy định Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân còn để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để Nhân dân tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt chính trị của đất nước, góp ý xây dựng các chủ trương, đường lối về phát triển và bảo vệ đất nước để dân gần với Đảng, gắn bó với Đảng chặt chẽ hơn.
Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về một gã khổng lồ tên là Anteé. Anteé trở thành một đối thủ bất khả chiến bại trong các cuộc tỷ thí. Mỗi khi kẻ thù quật ngã Anteé xuống thì ngay lập tức Anteé lại vùng dậy với sức mạnh vô song. Cùng thời, Hercules cũng được xem là một dũng sĩ có sức mạnh vô địch. Thế nhưng, sau nhiều lần tỷ thí mà Hercules vẫn không thể nào hạ gục nổi Anteé. Một vị thần đã mách nhỏ với Hercules rằng, Anteé là con của thần đất, nên mỗi khi hắn ngã xuống đất thì mẹ hắn lại truyền cho hắn sức mạnh. Vì vậy, chỉ khi nào bị tách khỏi đất mẹ thì mới có thể thắng được Anteé. Trong một lần chạm trán “long trời lở đất”, Hercules đã nhấc bổng Anteé khỏi mặt đất và bóp chết Anteé ở trên không. Sở dĩ Anteé bị giết chết, bởi vì Anteé đã bị nâng khỏi mặt đất – mẹ của mình – nơi đã truyền sức mạnh cho Anteé.
“Dân là gốc” là chân lý vĩnh hằng. Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân thì Đảng mới có sức mạnh, mới giữ vững và làm tròn vai trò lãnh đạo. Có phải vì vậy mà trong muôn vàn nỗi lo “muôn mối như lòng mẹ” trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quên căn dặn: “Trước hết nói về Đảng” và nhấn mạnh “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra từ cái nôi nuôi dưỡng đó là Nhân dân. Chỉ khi nào Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân thì Đảng mới có sức mạnh. Khi nào Đảng xa rời Nhân dân, Đảng sẽ suy thoái và yếu kém./.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

NÂNG CAO Ý THỨC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Xin một lần nữa thông báo:
Công dân Việt Nam (có giấy tờ chứng minh là công dân, như passport, CMND, CCCD) hoàn toàn được phép nhập cảnh đàng hoàng qua các cửa khẩu quốc tế giữa Campuchia và Việt Nam. Sau khi nhập cảnh sẽ được xét nghiệm Covid và đưa vào cách ly, an toàn cho bản thân và cả cộng đồng trong nước.


Bà con và đồng bào không cần tự làm khổ mình, tốn kém nộp tiền cho các đường dây nhập cảnh phi pháp, mang nguy cơ lây nhiễm cho đất nước, và khi bị bắt sẽ phải chịu tội hình sự phạt tù và tiền rất nghiêm khắc. Biên phòng, công an và quân đội đã xiết chặt kiểm soát biên giới. Cơ hội trốn thoát là không có.
Đừng dại dột nghe theo các lời dụ dỗ trên mạng, 250$/người đi lậu trốn cách ly, từ Sihanoukville thì có mạng chào 400$ để tránh cách ly.
Tất cả các đường dây này đều là tội phạm, đang bị công an và chính quyền hai nước truy nã, triệt phá, và bà con mua dịch vụ cũng bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Có một số bà con hỏi vì không biết có được nhập cảnh. Tôi xin gửi kèm đây thông báo của Sứ quán đã dán công khai từ lâu tại Phòng Lãnh sự, khẳng định công dân Việt Nam lúc nào cũng có quyền nhập cảnh đàng hoàng và thuận lợi qua các CỬA KHẨU QUỐC TẾ (như Bà Vẹt, Mộc Bài, hay các cửa khẩu quốc tế khác). Công dân Việt Nam có đủ giấy tờ tuỳ thân chứng tỏ là công dân thì tất nhiên có quyền về Tổ quốc - nhà của mình.
Còn bà con gốc Việt, không có giấy tờ chứng minh là công dân, thì tất nhiên theo luật và các thông lệ quốc tế, cần có visa cấp bởi các Cơ quan Đại diện như Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán... mới được nhập cảnh. Hiện nay chưa cho phép cấp visa nói chung cho tất cả người không phải công dân, trừ các trường hợp đặc biệt, khách mời, chuyên gia... như đã thông báo.
Nguồn từ Đại sứ Việt Nam tại Campuchia

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

ĐẰNG SAU NHỮNG YÊU CẦU CẢI TỔ CỦA CÁC DÂN CHỦ VIỆT

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam loan báo thông tin sẽ tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào tháng 1, các nhà dân chủ Việt đã có nhiều động thái xây dựng các kịch bản bàn thảo về tương lai của đất nước, dù rằng những kẻ này không có tư cách để thảo luận vấn đề chung của đất nước Việt Nam.
Cụ thể, trong bài viết đăng trên trang BBC tiếng Việt của Tiến sĩ Triết học và Luật học Nguyễn Hữu Liêm ở Mỹ có tiêu đề "Nhìn về 2021, Đại hội 13 và đề nghị thiết thực cho VN" đưa ra một số cách làm như:


Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu là sửa đổi Hiến Pháp theo xu hướng trở về với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lý do đưa ra đó là "Thể chế Xã hội chủ nghĩa bị đào thải ở Đông Âu và Liên Xô đúng 30 năm trước, và hiện trở thành khẩu hiệu gây mâu thuẫn sắc tộc, chủng tộc và kinh tế tại Hoa Kỳ, nên không có lợi gì cho Việt Nam".
Thứ hai, cải tổ quyền tư hữu và xóa bỏ ngay định chế "sở hữu toàn dân" đối với nhà cửa và bất động sản.
Thứ ba, cải tổ các bộ, ban ngành theo mô hình của các nước tư bản trên thế giới như: thành lập Bộ Việt kiều; thành lập Bộ Gia cư và Bất động sản; thành lập Bộ Bảo vệ Môi trường...
Nhìn vào các cách thức xây dựng nhà nước kiểu này chả có gì đặc biệt khác hơn những nhà dân chủ khác khi lấy trục giá trị tư bản để thiết kế nên một nền móng nước nhà. 
Đối với những đòi hỏi liên quan đến quyền con người, quyền sở hữu tư nhân thì rõ ràng Việt Nam đang là điểm sáng về bảo vệ quyền con người; những sở hữu vật chất cá nhân đều được coi trọng, không thể đánh đồng giá trị sở hữu chung nhà nước với tất cả cá nhân trong xã hội vì nó còn liên quan đến quản lý, định hướng sự phát triển.
Với việc thành lập bộ ban ngành mới cũng chưa thực sự hợp lý bởi hiện nay câu chuyện cắt giảm biên chế, thu hẹp đầu mối các cơ quan nhà nước là điều đang được tiến hành, hơn nữa phải trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam.
Dù sao đi chăng nữa thì những phương thức, cách làm của các nhà dân chủ góp ý, kiến nghị cho chính quyền đều không phải vì tầm nhìn phát triển mà đều mong muốn đánh bật hoặc xóa bỏ cho bằng được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bởi đó là cái đinh, cái gai trong mắt lâu nay của các nhà dân chủ Việt./.

Saddam Hussein giúp Việt Nam thế nào?

"Nếu cố Tổng thống Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại… có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta phải biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh” trích lời bà Nguyễn Thị Bình.


Iraq là một trong những nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam (CHMNVN và CHXNCNVN) chí tình nhất, cả về tinh thần lẫn vật chất trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước. Sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu này hoàn toàn vô tư, xuất phát từ cảm tình và yêu mến Việt Nam mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
- Năm 1971, bà Bình (khi ấy với cương vị Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris) đã sang thăm Iraq và được đón tiếp hết sức trọng thị như một người anh hùng. Tại Bagdad hôm đón tiếp bà, quần chúng nhân dân Iraq đã đứng dọc hai bên đường vẫy cờ hoa chào đón.
- Năm 1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mở Đại sứ quán tại Iraq. Lúc đó, miền Nam đang dốc sức tập trung chiến đấu, khả năng tài chính rất hạn hẹp. Chính phủ Iraq đã trang trải cho toàn bộ hoạt động của Đại sứ quán, từ trụ sở, xe cộ… cho đến tiền mặt để thanh toán cho các khoản chi tiêu hàng ngày. Đại sứ tại Iraq Nguyễn Quang Khai kể lại rằng:
Tôi còn nhớ, khi khai trương Đại sứ quán tại Thủ đô Baghdad, Tổng thống Iraq lúc đó là Ahmed Hassan Al-Bakr đã gửi tặng một chiếc xe Citroen mới tinh vào loại sang trọng nhất. Còn các tổ chức quần chúng như Uỷ ban Hoà bình & đoàn kết Iraq do ông Aziz Sharif làm chủ tịch, Hội Phụ nữ, Thanh niên… tổ chức quyên góp tiền, quần áo, chăn màn… gửi sang Việt Nam. 
- Tháng 10/1975, bà Bình trở lại Iraq với nhiệm vụ vận động Chính phủ Iraq cho Việt Nam vay dầu. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng bởi dù bạn rất nhiệt tình, nhưng khi đi vào những vấn đề kinh tế mang tính sống còn thì họ phải tính toán kỹ.
Khi ấy, phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng là Saddam Hussein đã tiếp bà. Sau khi nghe bà Bình trình bày những khó khăn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam sau thống nhất, ông đã trả lời ngay:
“Chúng tôi quyết định tặng miền Nam 400 ngàn tấn dầu, coi như đây là món quà gửi nhân dân miền Nam nhân ngày chiến thắng và cho vay thêm 1.5 triệu tấn nữa”. 
Bà Bình như không tin vào tai mình, đến mức phải hỏi lại người phiên dịch 1 lần nữa thì mới biết chắc đó là sự thật.
Vào thời điểm này, ông Nguyễn Cơ Thạch (khi ấy là Thứ trưởng Ngoại giao của miền Bắc) cũng đang có chuyến viếng thăm Iraq. Và Cố Tổng thống Saddam Hussein cũng đã quyết định cho miền Bắc vay 2 triệu tấn dầu không tính lãi.
- Sau khi thống nhất đất nước (về mặt Nhà nước) năm 1976, Việt Nam chuẩn bị hợp tác với nước ngoài để thăm dò và khai thác dầu khí, còn rất thiếu kinh nghiệm đàm phán và ký kết hợp đồng, chính phủ Iraq đã cử các chuyên gia luật pháp và dầu khí giỏi nhất sang giúp ta, chỉ rõ những vấn để cần lưu ý, tránh bị hớ trong làm ăn với các công ty dầu khí nước ngoài.
- Đến năm 1979, theo hiệp định vay nợ, ta bắt đầu phải trả đợt đầu tiên cho Iraq. Nhưng ở thời điểm này, đất nước vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, các vết thương chiến tranh chưa lành, kinh tế bị tàn phá nặng nề trong khi phải dồn sức vào một cuộc chiến tranh mới chống Pol Pot gây rối ở biên giới Tây Nam và chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Việt Nam không trả được nợ cho Iraq theo hạn định.
Năm ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang thăm Iraq. Chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein một lần nữa quyết định cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để trả số nợ đến hạn cho chính Iraq. Một quyết định có một không hai trong quan hệ giữa các quốc gia.
- Những năm tiếp theo sau đó, nước Việt vẫn bộn bề khó khăn, không trả được nợ cho Iraq. Trong tình hình đó, chính phủ ta đề nghị Iraq cho hoãn nợ và nhận trả nợ bằng hàng hoá và lao động, một phần nợ khác được dùng để đầu tư trở lại Việt Nam.
Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn do cuộc chiến vùng vịnh, chính phủ Iraq vẫn đồng ý với đề nghị của Việt Nam.
CUỘC GẶP CUỐI CÙNG
Hơn 20 năm sau, đến năm 2002, mặc dù hết sức cố gắng nhưng Việt Nam vẫn chưa trả hết nợ cho bạn. Tháng 2/2002, bà Nguyễn Thị Bình đề nghị chính phủ ta cho phép thăm Iraq với lý do bà sắp nghỉ hưu và trước khi nghỉ, bà muốn gặp lại người bạn cũ Saddam Hussein để nói đôi lời với ông về món nợ chưa trả được này.
Lúc đó, đã có nhiều ý kiến đã phản đối cho rằng ta vừa ký Hiệp định thương mại BTA với Mỹ, trong khi quan hệ giữa Mỹ và Iraq đang hết sức căng thẳng, liệu chuyến đi có gây khó khăn cho quan hệ Việt - Mỹ đang trên đường cải thiện hay không? Nhưng cuối cùng, bà Bình vẫn lên đường.
Sau 22 năm trở lại, bà Bình vẫn là thượng khách của chính phủ Iraq. Bà được Tổng thống Saddam Hussein tiếp đón thân mật tại toà lâu đài Al-Faw gần sân bay quốc tế Baghdad. Trong buổi trò chuyện thân mật bà Bình bộc bạch:
— Năm 1975, tôi thăm Iraq, Tổng thống đã quyết định cho Việt Nam vay dầu, lúc đó chúng ta còn rất trẻ. Đến bây giờ chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu mà chúng tôi vẫn chưa trả được hết nợ cho Iraq. Tôi cảm thấy trong lòng không vui.
Nghe đến đây, Saddam Hussein nói ngay:
— Mong bà về nghỉ bình yên, giữ gìn sức khoẻ và không phải suy nghĩ gì cả. Từ giờ phút này trở đi, giữa chúng ta không có nợ nần gì với nhau nữa.
Bà Bình một lần nữa lại không tin vào tai mình, quay sang hỏi lại đại sứ Nguyễn Quang Khai (khi ấy đang kiêm vai trò thông dịch viên):
— Khai, em hỏi lại xem có đúng Tổng thống Saddam Hussein nói như vậy không?
Rất nhanh ý, biết bà Bình có thể chưa hiểu hết ý của mình, ông Saddam nói tiếp:
— Tôi không biết con số cụ thể Việt Nam còn nợ Iraq bao nhiêu, 5 giờ chiều nay, tôi sẽ cử Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đến dinh thự bà đang ở để ký Biên bản thoả thuận xoá toàn bộ số nợ này
Đúng 5 giờ chiều, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan cùng một số quan chức cao cấp trong chính phủ Iraq đem một Biên bản thoả thuận đã được đánh máy sẵn. Bản Thoả thuận chỉ có vài dòng với nội dung ngắn gọn đại ý thế này:
Theo chỉ thị của Tổng thống Saddam Hussein, từ hôm nay, ngày ….. tháng 10 năm 2002 Chính phủ Iraq quyết định xoá toàn bộ số nợ cho Việt Nam. Số tiền nợ trước ngày này chưa trả được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án liên doanh giữa 2 nước tại Việt Nam. 
Việc ký kết diễn ra hết sức đơn giản trên một chiếc bàn nhỏ trong phòng khách của dinh thự mà tổng thống Saddam dành cho bà Bình ở trong thời gian thăm Iraq. Ký xong, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đã đích thân lái xe đưa bà Bình đi thăm thành phố Baghdad.
Một năm sau, Mỹ và đồng minh phát động cuộc chiến chống Iraq. Tháng 12/2003, Tổng thống Saddam Hussein bị bắt. Ba năm sau, ngày 30/12/2006, ông bị xử tử sau một phiên tòa chớp nhoáng được tổ chức bởi Chính phủ mới tại Iraq do Mỹ thành lập.
Một câu chuyện kỳ lạ. Một thứ tình cảm thân tình không thể chối bỏ, bởi việc xoá một số nợ lớn như vậy chỉ có thể xảy ra giữa những người anh em hết sức thân thiết trong gia đình. Trong khi đó, chính Iraq đang gặp rất nhiều khó khăn do bị cấm vận và đang trong tình trạng chiến tranh với các nước phương Tây.
Không những vậy, trải qua những biến động lớn trong nước lẫn quốc tế, các chế độ đến rồi đi… nhưng chính quyền mới của Iraq sau chính quyền của tổng thống Saddam Hussein vẫn tôn trọng, thừa nhận và gìn giữ thoả thuận này.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CUỘC GIẢI CỨU LỊCH SỬ !

Tháng 1/2011, Libya chấn động vì làn sóng biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ do đại tá Muammar Gaddafi cầm quyền, nhiều người bị bắn chết. Thời điểm đó, tại Lybia có 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc, có thể dễ dàng trở thành nạn nhân cho những biến cố chính trị xảy ra ở Lybia. Trước tình hình đó, Bộ Lao động thương binh xã hội, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi để nhanh chóng đưa các lao động ở Lybia về nước. Nhắc đến sự kiện này, người ta nhắc đến phát biểu nổi tiếng của người nữ Bộ trưởng nổi tiếng quyết đoán "Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về nước an toàn".

Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ, trong đó có sự quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 26/2, những lao động Việt Nam đầu tiên về đến sân bay Nội Bài. Ngày 9/3, chuyên cơ cuối cùng đưa 209 công nhân ở Libya về nước; hơn 1.000 người đi tàu biển cập cảng Cái Lân một tháng sau đó đánh dấu hoàn tất cuộc sơ tán 10.000 lao động người Việt Nam khỏi Lybia. Đây là cuộc di tản lao động lớn thứ hai trong lịch sử (đứng sau vụ sơ tán lao động trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991) và Việt Nam là nước đầu tiên hoàn tất việc đưa số lượng lớn hàng nghìn người về nước. Tất cả lao động về nước đều được hỗ trợ, ưu đãi tìm việc làm mới. 
Nói thế để thấy, dù ở hoàn cảnh nào, dù còn trăm ngàn khó khăn phải giải quyết thì việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Làm chính trị chứ có phải tham gia showbiz đâu mà cái gì cũng lên mạng kể xem mình đang làm cái gì cho người dân, mình vất vả như thế nào. Thế nên, hãy nghe và thấu hiểu cho công việc của chính quyền, đừng vì thiếu thông tin mà dễ dàng tin tưởng những điều xảo trá..!!!

VIỆT NAM KHÔNG LÀM DU KHÁCH THẤT VỌNG

Fabrice (1971), du khách Pháp mắc kẹt vì Covid-19, chọn ở lại Việt Nam để bán chuối chiên.
Xe chuối chiên của Fabrice ban đầu khá vắng, tuy nhiên sau nhiều lần "rút kinh nghiệm" trong việc chế biến và hạn chế cởi trần, khách tới ngày một đông


Sau một thời gian bán chuối chiên dạo, Fabrice tự nhiên thấy yêu nghề và dễ sống. Khi được hỏi hết dịch anh sẽ làm gì, về nước hay bán chuối chiên tiếp? Fabrice khẳng định: "Nếu bán bánh chiên mà tôi đủ sống, tôi sẽ duy trì xe bánh này ở đây"
Không biết Fabrice có dự định mở rộng quy mô bán chuối chiên hay không, tuy nhiên cộng đồng chiên chuối bản địa tỏ ra quan ngại sâu sắc đối với sự cạnh tranh tới từ chuối chiên nhập cảnh