KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

BÍCH THUỶ TV - RỒI CŨNG CÓ NGÀY TÀN!

Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Bích Thuỷ.
Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1981; hộ khẩu thường trú tại số 228 ấp Hòa Hợp, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; hiện ngụ tại Căn hộ C14J, chung cư Vision số 96 Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 - Bộ luật Hình sự năm 2015.


Các quyết định trên đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Cơ quan CSĐT cũng khám xét nơi ở của bị can và thu giữ được nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án.
Thời gian vừa qua cư dân mạng tỏ ra hết sức quan tâm về một nhân vật có tên Nguyễn Bích Thủy, chủ nhân của kênh Bích Thủy TV chuyên đăng tải những vụ việc liên quan đến kiện cáo, những hình ảnh, clip để gây rối và tấn công hạ uy tín lực lượng Công an. Bằng việc gắn lên mình vỏ bọc “chống tiêu cực” Nguyễn Bích Thủy nổi lên như một hiện tượng khi đi đâu cũng xưng danh nhà báo, hết mạo danh nhà báo này đến báo khác để đe dọa, tố cáo, kênh Bích Thủy TV thành lập không lâu nhưng có số người đăng ký và xem rất "khủng". 
Được biết Nguyễn Thị Bích Thuỷ (tên gọi khác: Bé Em). Vào năm 2011, Nguyễn Thị Bích Thủy từng bị Tòa Án Nhân Dân huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai tuyên 02 năm 06 tháng tù treo về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Thị Bích Thủy lúc bấy giờ nhận 5.000$ để nhận làm visa cho người khác nhưng sau đó bỏ trốn. Theo nhóm SOS 247, Nguyễn Thị Bích Thủy từng có một thời gian thành lập công ty vận tải, tự nhận mình là phóng viên HTV để kêu gọi các chủ xe mang xe về đầu quân cho Công ty của mình và sau này Bích Thủy đã chiếm đoạt hàng loạt xe của họ.
Chưa kể, khoảng thời gian năm 2015, với mác HTV, Bích Thủy thường xuyên kêu gọi đầu cơ xe quá giá của nhà nước. Chiêu lừa này đã khiến nhiều người ôm trái đắng, một số nạn nhân ngụ tại Quận 2 TP HCM đã bị Bích Thủy lừa hàng tỷ đồng. Trước đây báo Công An TP.HCM đã từng nhiều lần đăng thông báo truy tìm Nguyễn Thị Bích Thủy, cô này đã đến tận trụ sở Báo Công An gây rối.
Năm 2018, Nguyễn Thị Bích Thủy cho người tấn công người khác một cơ sở tại P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1; sau khi Công an phường có mặt, Bích Thủy đã có hành vi tấn công người thi hành công vụ. Biết sẽ bị xử lý, Thủy giả bệnh và “sùi bọt mép” liên tục nhiều ngày ở bệnh viện để gây áp lực cho Công an Q1 không khởi tố mình.
Mọi người cần hiểu rõ bản chất, chân dung những kẻ như Nguyễn Thị Bích Thuỷ và cảnh giác với những thông tin mà chúng đăng tải./.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

THỤY ĐIỂN - NGƯỜI BẠN TỐT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Trong số những quốc gia là người bạn tốt của đất nước và Nhân dân Việt Nam, không chỉ có những nước XHCN anh em, mà còn có cả các nước tư bản TBCN, và Thụy Điển là một điển hình. Bạn đã ủng hộ ta về chính trị trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, và sau giải phóng bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều về kinh tế. 


Thật vậy! 
Thụy Điển chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Miền Bắc Việt Nam vào ngày 11/01/1969, ngay khi cuộc chiến diễn ra căng thẳng.Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 6/1970, Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970, ta lập Đại sứ quán tại Stockholm
Trong bối cảnh Việt Nam trong thời kì chiến tranh, và trong thời kỳ khó khăn, bị nhiều nước phương Tây bao vây, cấm vận, Chính phủ và Nhân dân Thụy Điển không chỉ dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm hữu nghị tốt đẹp, mà còn giúp đỡ, ủng hộ về mặt vật chất to lớn. Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục (bắt đầu từ năm 1976) và là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất với tổng số tiền viện trợ tính đến nay là 3 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền...
Nhiều công trình đã được phía Thụy Điển tài trợ xây dựng với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của Chính phủ Thụy Điển như: Nhà máy giấy Bãi Bằng ,là nhà máy giấy lớn và hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ (được xây cuối năm 1982) với công suất 55.000 tấn/năm (500 triệu USD); Bệnh viện nhi Thụy Điển (38 triệu USD); Bệnh viện đa khoa Uông Bí (25 triệu USD). Đây đều là những công trình đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân quanh vùng.
Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (8/1966). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Stockholm. Các cuộc tuần hành, biểu tình chống chiến tranh đã thu hút được nhiều thành phần trong xã hội Thụy Điển, kể cả các quan chức cấp cao, tiêu biểu trong số đó ta phải kể đến Thủ Tướng Olof Palme.
Ngày 23/12/1972, Palme (lúc này làm Thủ tướng) đọc bài diễn văn trên Đài phát thanh quốc gia Thụy Điển, ông đã so sánh việc Hoa Kỳ ném bom Hà Nội với một số hành động tàn bạo trong lịch sử, như cuộc ném bom Guernica, các cuộc tàn sát Oradour-sur-Glane, Babi Yar, Katyn, Lidice và Sharpeville cũng như cả cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã. Chính phủ Hoa Kỳ gọi việc so sánh này là lời "lăng mạ bỉ ổi" và định đóng băng quan hệ ngoại giao của mình với Thụy Điển (kéo dài trên một năm).
Tháng 12/2010, Chính phủ Thụy Điển, với lý do cắt giảm ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 02/8/2011, sau khi thỏa thuận được vấn đề ngân sách với liên minh đối lập, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố giữ lại ĐSQ tại Việt Nam
Ảnh: Cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, người rất có cảm tình với Bác Hồ và nhân dân Việt Nam.

CẬP NHẬT TỪ QUỐC HỘI MỸ

 Người ủng hộ Trump chiếm luôn ghế của Chủ tịch Hạ Viện Pelosi. Tiếng súng đã nổ trong tòa nhà Quốc hội Mỹ. Tình hình hết sức nghiêm trọng, nước Mỹ đứng trước thách thức Hiến pháp lớn nhất kể từ ngày quốc gia được thành lập.



Vệ binh Quốc gia cũng được điều động nhưng việc ngăn cản lòng dân ủng hộ Ngài Trump quả thực hết sức khó khăn. Một quốc gia được xây dựng và thiết chế dân chủ hướng về niềm tin người dân thì việc chọn lựa Tổng thống trái với ý chí đại đa số người dân - đó là điều khiến nước Mỹ chia rẽ.
Trong dòng biển người biểu tình, không một bảng hiệu nào ủng hộ ông Biden. Điều gì đang diễn ra tại nước Mỹ ?
Chúng ta phải chờ đợi, vì không một kịch bản nào được viết ra trong giai đoạn hiện nay...

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

NGƯỜI VIỆT MÌNH LẠ LẮM

Một buổi sáng nọ hai cha con tôi ngồi uống cà-phê với nhau, con trai bảo người Việt mình lạ lắm bố ạ. Ừ nhỉ?
Hồi những năm 1975 trở về trước, ai bảo nước Việt Nam là một quốc gia giàu có? Cái nghèo thời ấy thì ai cũng biết cả nên không cần nói lại. Nghèo làm cho con người trở nên ốm yếu (về thể xác). Và có một số người thì cái nghèo lại làm cho họ trở nên hèn hạ.
Nhưng đại đa số dân Việt thì không vậy. Chúng ta nghèo nhưng chúng ta không hèn. Chúng ta yếu nhưng chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ mạnh. Tại sao chúng lại có được phẩm chất ấy, sức mạnh ấy?




Vì người Việt chúng ta lúc nào cũng LẠC QUAN yêu đời. Điều này thì ai cũng thấy. Thời chiến tranh khó khăn là thế, gian khổ là thế nhưng chưa bao giờ tắt nụ cười trên môi người Việt, chẳng thế mà ngày đó đã có câu ca, “ăn nhanh, đi chậm hay cười, hỏi rằng ai đó – ấy người Việt Nam”. Dù rằng đi chiến đấuu là sẽ có hy sinh, nhưng khi phải ra trận, thì người lính lại ca rằng, “đường ra trận mùa này đẹp lắm!”.
Vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc biết cách GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG. Một ngàn năm bị phương bắc đô hộ mà chúng ta không bị mất nước, cái tên Việt Nam tuy có cách gọi khác nhau nhưng cuối cùng vẫn là chính nó. Trên một trăm năm hết bị Pháp rồi đến Mỹ cai trị nhưng nước Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. 
Vì mỗi khi đất nước bị lâm nguy thì cả dân tộc ĐOÀN KẾT lại một khối, không lực nào có thể phá vỡ. Các bạn hãy nhớ lại đi, có phải như vậy không? Vì thế chúng ta mới tiến hành được cuộc chiến tranh nhân dân, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Vì đức tính HY SINH của người Việt gần như là truyền thống văn hóa của dân tộc. Khi khói lửa chiến tranh lan đến quê nhà, người vợ ở nhà đảm đang mọi công việc để người chồng an tâm lên đường đánh giặc. Dù phải chờ chồng nơi chiến trận từ năm này sang năm khác, nhiều trường hợp đến ngày cuối cùng lại nhận được một giấy báo tử. Khắp đất nước từ bắc vào nam, từ đồng bằng lên miền núi đâu đâu cũng có bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Vì lòng DŨNG CẢM của những người ra trận. Trước khi lên đường ra trận, ai cũng hiểu rằng, có thể sẽ không có ngày trở về, song không một ai nhụt chí. Có anh hùng dùng thân mình để lấp lỗ châu mai nơi lô cốt địch; có anh hùng khi lâm trận thì “nhằm thẳng quân thù, bắn!”; lại có anh hùng lao thẳng máy bay của mình vào máy bay địch; lại có những người lính, khi trận địa đã bị giặc tràn lên chiếm, yêu cầu các pháo thủ bắn thẳng vào trận địa, thà hy sinh tất cả để giành chiến thắng. Các chiến sĩ pháo binh ta vừa khóc vừa bắn.
Nếu ai có dịp đọc những dòng nhật ký của những chiến sĩ ta ngoài mặt trận, không thể tìm thấy một dòng nào tỏ ra có sự bạc nhược, sự đầu hàng trước sự khốc liệt của chiến tranh. Chính Nick Út, phóng viên chiến trường, khi cầm cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một cô gái Hà Nội, hy sinh ở mặt trận xứ Quảng, đã phải thốt lên với người lính Mỹ, “đừng đốt, trong này đã có lửa”.
Vì người Việt chúng ta rất SÁNG TẠO. Xét về phương tiện chiến tranh, chúng ta thua kẻ địch rất nhiều, song ta thực hiện chiến tranh nhân dân. Trong chiến tranh, từ đánh trong nội thành, vùng nông thôn, trên không, trên rừng núi hay trên sông biển, chúng ta có hàng vạn cách đánh khác nhau làm có quân địch phải khiếp sợ và thất bại. 
Ngày nay, chúng ta sống trong hòa bình, thống nhất có còn cần phải hy sinh không? Có đó. Mặt trận ngày nay là cuộc đấu tranh giữa mình với chính mình, giữa ta với ta, giữa sự liêm chính với những toan tính nhỏ nhen. Vẫn là một cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Sự hy sinh ngày nay khó khăn hơn nhiều, chỉ có những con người kiên trung với lý tưởng mới có thắng được chính mình mà thôi./.
Hình trong bài: "nụ cười Việt Nam"

YÊU NƯỚC Ư? - THẾ CHÚNG YÊU NƯỚC NÀO?

Văn là người, văn học là nhân học! Khi con người ta dùng ngòi bút của mình để chống lại cái ác, cái xấu, ca ngợi các tốt, cái đẹp một cách công tâm, khách quan, trung thực. Khi đó mỗi người dân đã làm tròn bổn phận của mình, "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" là thế đó! Không gian mạng hiện nay là mặt trận không tiếng súng, mặt trận này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn nếu chúng ta chủ quan, xem nhẹ chiến trường nóng bỏng này!


Cụ Trường Chinh, dưới bút danh là Sóng Hồng, trăn trở lo cho vận mệnh của dân tộc mà xuất khẩu thành thơ rằng:
“Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu
Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu.
Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.
Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền..."
Ngoài bút của cụ Đồ Chiểu, của cụ Hồ Chí Minh, Trường Chinh...sắc hơn cả dao câu liếc vào mõm đá, nhiều bài có giá trị như trăm vạn hùng binh, giúp nâng cao ý chí quyết tâm của nhân dân để vùng lên khai tử giặc xâm lược, chấn hưng nước Việt hùng anh! Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn...là những kẻ dùng ngòi bút của mình để chống lại quê hương, đất nước mình, can tâm làm bồi bút cho Việt Tân và các tổ chức phản động để nhận những đồng tiền dơ bẩn của chúng mà "vinh thân phì gia". Yêu nước ư? Thế chúng yêu nước nào?
Xin khẳng định rõ là, ở Việt Nam không có ai là "nhà yêu nước" mà phải rơi vào vòng lao lý cả! Chỉ có những kẻ mượn danh "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" để chống phá tổ quốc, vi phạm pháp luật Việt Nam thì mới bị bắt để điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật! Cần thiết phải cách ly lũ sâu mọt này, vì một xã hội đoàn kết, cùng phát triển. Cổ nhân nói "khuyển mã chi tình", chó ngựa cũng có tình cảm và trung thành với chủ. Ấy thế mà những kẻ cũng được xem là con người nhưng phản bội tổ quốc, bồi bút cho giặc để chống lại tổ quốc chính mình. Những kẻ đó không bằng cầm thú, thua cả loài khuyển, mã. 
Những kẻ đang lầm đường, lạc lối hãy nhìn vào gương đó để quay đầu là bờ. Hãy sống cho ra cái giống người, chứ đừng nói đến là người Việt Nam./.

CHUẨN BỊ NHÂN SỰ CẤP CHIẾN LƯỢC NGÀY CÀNG DÂN CHỦ, CHẶT CHẼ VÀ KỸ LƯỠNG HƠN

Công tác nhân sự cấp chiến lược khóa XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trong gần 2 năm qua với tinh thần quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần. Đây là sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước. Cứ mỗi kỳ đại hội là một lần chuyển giao nhân sự, được người dân đặc biệt kỳ vọng.

Nói đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội là nói đến việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định vận mệnh của Đảng và sự phát triển của đất nước những năm tới.
Do vậy, để có được một đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc phát triển đất nước, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đoàn kết, thống nhất, kế thừa, bổ sung cho nhau, phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn khiếm khuyết.
Đánh giá cán bộ không chỉ định tính, mà cả định lượng
Với cách đặt vấn đề như vậy, công tác nhân sự cấp chiến lược khóa XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trong gần 2 năm qua với tinh thần quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng.
Nổi bật là việc ban hành Quy định 214/2020 thay cho Quy định 90/2017 đã cho thấy quyết tâm đầu tiên của Đảng đó là việc tập trung hoàn thiện thể chế, với những đổi mới về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá. Những nội dung mới của Quy định 214 đã cho thấy việc đánh giá không chỉ định tính mà cả định lượng với những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.
Đối với 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong Quy định 214, Bộ Chính trị đã bổ sung tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng: phải là “trung tâm đoàn kết”, thay cho cụm từ “hạt nhân đoàn kết” trong Quy định 90 và phải có “uy tín cao trong nhân dân”. Những tiêu chuẩn này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng là lấy “dân làm gốc”.
Với chức danh Tổng Bí thư, Quy định 214 bổ sung những phẩm chất cũng rất quan trọng là “Quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh của thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đặc biệt, Quy định cũng bổ sung tiêu chuẩn Tổng Bí thư phải là người có “tư duy nhạy bén” và “bình tĩnh, sáng suốt” trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia dân tộc”. Đây là hai phẩm chất quan trọng đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Quy định 214 còn có bổ sung rất quan trọng về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, đó là “không trục lợi”. Trước đó, Quy định 90 mới chỉ đề cập “không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. Việc bổ sung tiêu chí “không trục lợi” của cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý được đánh giá là cần thiết, bởi trong điều kiện mở cửa và phát triển kinh tế thị trường, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, luôn đứng trước những cám dỗ, đòi hỏi phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức; phải luôn luôn cảnh giác để có thể vượt qua những cám dỗ, ham muốn vật chất, công danh, lợi lộc.
Cùng với Quy định 214 là Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các hành vi chạy chức, chạy quyền gắn liền với công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ trong một quy định của Bộ Chính trị.
Bước đầu, qua kết quả Đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Quy định 205 đã cho thấy tác dụng. Như ghi nhận của chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Những biểu hiện vận động, tranh thủ phiếu bầu đã cơ bản được khắc phục, tình trạng chạy chức, chạy quyền, cục bộ địa phương, lợi ích nhóm giảm hẳn.
Chỉ đạo ráo riết, quyết liệt nhưng cẩn trọng
Để có được kết quả như nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, phải khẳng định rằng, cùng với chỉ đạo ráo riết, quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, không thể không nhắc tới 3 bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với những chỉ đạo sâu sát, sắc sảo, đặc biệt về công tác nhân sự.
Trong bài viết về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo rất rõ cho quá trình lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự: “Quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hóa. Điều quan trọng là phải biết phân biệt, đánh giá chính xác bản chất, mức độ các điểm mạnh, điểm yếu đó để không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi thành viên, bổ sung cho nhau, tạo ra một ê-kíp mạnh, một tập thể lãnh đạo tương đối hoàn chỉnh, không gây tổn thương cho lợi ích của Đảng, của quốc gia, của tập thể”.
Những bài viết và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ thể hiện sự quan tâm, trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, mà cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Có thể nói, chưa có kỳ đại hội nào, công tác nhân sự được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kỹ lưỡng đến vậy. Lần đầu tiên Bộ Chính trị thành lập một Ban chỉ đạo chỉ để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho một nhiệm kỳ 2021 – 2026 do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Công tác quy hoạch cán bộ chiến lược được tiến hành từng bước, từng việc thận trọng, kỹ lưỡng và bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch hơn. Trên cơ sở danh sách quy hoạch của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương, đã được Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Tiểu ban nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá cơ quan chức năng có liên quan rà soát, thẩm định kỹ lưỡng, chặt chẽ, khách quan từng nhân sự trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Một cách làm mới trong công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược ở nhiệm kỳ XIII là số lượng cán bộ được quy hoạch ít hơn, chặt chẽ hơn so với nhiệm kỳ XII. Đồng thời, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng được đổi mới, hiệu quả hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, Trung ương bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược hơn 220 người, giảm gần 300 người so với số quy hoạch khóa XII.
Cùng với đó, việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được tiến hành từng bước thận trọng theo quy trình chặt chẽ, dân chủ, trước hết là tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại hội XIII, không thể vừa quy hoạch nhân sự khóa XIII, vừa quy hoạch nhân sự cho các nhiệm kỳ tiếp theo như nhiệm kỳ trước. Trong quy hoạch nhân sự Đại hội XIII thì tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương trước; quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau; cuối cùng là quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Công tác nhân sự Đại hội XIII cũng được đặc biệt chú trọng về chất lượng trên cơ sở bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự được tiến hành theo quy trình 5 bước và trình tự: Chuẩn bị nhân sự tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước, nhân sự mới tham gia sau và cuối cùng là “trường hợp đặc biệt”. Việc áp dụng quy trình 5 bước với 5 lần rà soát, 5 lần lấy phiếu, 5 lần lấy ý kiến, được đánh giá là một điểm mới rất quan trọng ở kỳ đại hội này, nó giúp cho công tác nhân sự được mở rộng dân chủ hơn, chặt chẽ, khách quan và kỹ lưỡng hơn quy trình 3 bước trước đây, từ đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao hơn./.

“ CÔNG AN ĐÁNH DÂN”: CHIÊU TRÒ HÈN HẠ CỦA ĐÁM PHẢN ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CHO NHIỀU KẺ “TAY NHANH HƠN NÃO“

Mới đây, sự việc tài xế ngang ngược côn đồ, đánh người gây thương tích xảy ra ở ngã tư Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi (Hà Nội) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Không thể tưởng tượng được, ngay giữa thủ đô mà có những kẻ vô pháp, vô thiên, coi thường pháp luật như vậy. Tất nhiên, danh tính của đối tượng này cũng là câu hỏi rất lớn được dư luận quan tâm. Và không ngoài dự đoán, lợi dụng sự quan tâm này ngay lập tức xuất hiện thuyết âm mưu, “công an đánh dân”.

Trong sự việc trên, ngoài những thông tin theo kiểu suy diễn ám chỉ, “con cháu đồng chí nào”, thì nhiều diễn đàn trên mạng xã hội còn dám khẳng định chắc nịch cũng chỉ đích danh người trong clip là công an Quận Thanh Xuân – Vũ Ngọc Long, có con là Vũ Ngọc Ly. Sự việc chưa bị đưa ra xét xử là do công an đang tìm cách bao che là do có người trong ngành đỡ đầu. Kinh hãi quá! Thế nhưng, khi đưa ảnh Thượng úy Vũ Ngọc Long lên so với thanh niên trong clip, thì là 2 người hoàn toàn khác nhau. Có chăng giống nhau là cùng tên Vũ Ngọc Long.
Được biết, Thượng úy Vũ Ngọc Long hiện vẫn đang công tác tại đơn vị CSCĐ đóng trên địa bàn huyện Đông Anh và không công tác tại Công an Q.Thanh Xuân như mạng xã hội đang lan truyền. Và chính Thượng úy Long đã lên mạng khẳng định mình không liên quan đến vụ việc này. Còn đối tượng hành hung người trong clip, đã bị công an bắt giữ khi đang ở Lào Cai, hiện đang bị Công an Hà Nội tạm giữ để điều tra. Vậy mà, cũng có rất nhiều người tay nhanh hơn não đã rơi vào cái bánh vẽ ấy?!
Sự việc đã được rõ ràng, sáng tỏ, đồng nghĩa với việc những tin đồn, đơm đặt với thuyết âm mưu “công an đánh người” ở trên là hoàn toàn sai sự thật. Thế nhưng, nào có một lời xin lỗi, đính chính từ các đối tượng tung tin giả thất thiệt, gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của Thượng úy Vũ Ngọc Long những ngày qua. Bởi đó là âm mưu chống phá quen thuộc của những kẻ “ném đá giấu tay” này. Và không phải ở sự việc ngày hôm nay, lực lượng Công an mới bị gán cho cái mác “công an đánh dân”.
Như mới tháng 9/2019, cư dân mạng xôn xao clip với tiêu đề “công an đánh dân ở Quận 8, TPHCM”. Tuy nhiên sau đó mới vỡ lẽ, bản chất sự việc là do một người phụ nữ đang nhậu cùng chồng (mới đi tù về) khi thấy Công an phường tưởng xuống bắt chồng mình nên lao ra ẩu đả, đánh đập lực lượng thi hành công vụ. Hay hồi tháng 08/2020, mạng xã hội cũng rầm rộ một clip có nội dung cho rằng, “Công an TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) rượt đuổi, dùng gậy đánh người dân”. Rất nhiều bình luận tiêu cực quy chụp chửi rủa công an, thậm chí các trang mạng thù địch còn lợi dụng nó để công kích, xuyên tạc vu vạ “đây là thành quả của chế độ”. Tuy nhiên, sau khi nhận phản hồi chính thức từ Công an TX.Buôn Hồ rằng, đây là việc truy bắt đối tượng nghiện ma túy có hành vi trộm cắp cùng gia đình đã gây rối, chống đối người thi hành công vụ, thì tất cả mới tẽn tò, vội xóa nhanh tin bài đăng từ trước mà không có một lời thanh minh nào.
Rõ ràng, từ các sự việc trên, ta thấy được sự ma mãnh, thâm độc của các đối tượng, lợi dụng sự quan tâm đặc biệt của người dân đối với lực lượng thi hành công vụ. Đánh trúng vào tâm lý người dân, “còn gì bức xúc hơn khi lực lượng bảo vệ dân lại đánh dân”. Để dựng lên những câu chuyện kịch tích, những thuyết âm mưu đen tối nhằm bôi nhọ uy tín của lực lượng, chia rẽ lòng tin của người dân đối với Công an.
Mặc dù, các sự việc trên đã được công khai rõ ràng, thế nhưng mỗi khi có bất cứ sự việc nóng các đối tượng lại tiếp tục tung ra các âm mưu với thủ đoạn xuyên tạc quen thuộc “công an đánh dân”. Chúng sử dụng chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” để làm lung lạc lòng tin của người dân. Đây là thủ đoạn vô cùng nham hiểm, vì vậy mỗi người dân phải tự nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình kiến thức khi tiếp nhận thông tin trên mạng. Tránh trường hợp mất niềm tin vào người bảo vệ cho mình, đến khi cần thì không biết gọi đến ai!
Còn những kẻ “tay nhanh hơn não” đã lan truyền thông tin sai trái xuyên tạc hãy chuẩn bị tiền để lên phường uống trà và nộp phạt nhé!
Chào thân ái và quyết thắng!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Trần Huỳnh Duy Thức sắp vượt mặt Bùi Thị Minh Hằng về ..... tuyệt thực!

Theo thông tin được các đài như RFA, BBC, Việt Tân đăng tải, để phản đối chính sách của trại giam, từ ngày 24/11, Trần Huỳnh Duy Thức đã thông báo tuyệt thực. Tính đến ngày hôm nay, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực được 37 ngày. Anh chàng này chắc chắn đang hướng tới vượt kỷ lục do Bùi Thị Minh Hằng nắm giữ là 52 ngày để trở thành người tuyệt thực lâu nhất thế giới.


Còn nhớ, theo chính miệng người nhà anh này, khi tuyệt thực đến ngày thứ 8, Thức người đã rất xanh xao, thậm chí, đi phải có người dìu, mà đến ngày hôm nay, sau 37 ngày, vẫn chưa có báo đài này đăng tin anh này dừng tuyệt thực; càng không thấy ai bảo anh này đã chết vì tuyệt thực. Chứng tỏ anh vẫn tuyệt thực và vẫn sống nhe răng. Quả là thần kỳ.
Thực sự, theo tôi, anh Thức không nên làm dân chủ viên, mà sau khi ra tù, anh nên làm người hướng dẫn bí kíp tuyệt thực cho người đời. Anh nên đến vùng Châu Phi nghèo đói hay Trung Đông bất ổn để truyền dạy kinh nghiệm, để người dân nơi đây chẳng phải lo vấn đề ăn uống hay lương thực gì cả. 
Và chẳng may, anh lại được đề cử giải Nobel hòa bình cũng nên. Quả là tương lai rộng mở đang chờ anh phía trước./.

VIỆT NAM TRỞ NÊN LỚN LAO TỪ NHỮNG CON NGƯỜI NHỎ BÉ!

Việt Nam những ngày cuối năm 2020, đầu năm 2021 đang khiến cho nhiều nước trên thế giới phải khâm phục vì 2 điều. Một là, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng dương và mức tăng trưởng này thuộc top đầu thế giới. Hai là, hình ảnh phố xa đông nghẹt người trong đêm giáng sinh và đêm giao thừa, các hàng dài ô tô nối đuôi nhau tại các đường vành đai của các thành phố lớn khi người dân đổ về quê hay đi chơi nhân dịp nghỉ lễ. Dường như trong đại dịch, vị thế, hình ảnh của Việt Nam trở nên lớn lao hơn bao giờ hết. 


Ngày hôm nay, cư dân mạng xôn xao bức ảnh về chị Ngô Thị Thu Trang (24 tuổi), y sĩ Y học cổ truyền, đang làm việc trong khu cách ly tập trung huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương). Sáng ngày 1/1, trong khi hàng triệu con người đổ ra đường phố đón giao thừa hoặc quây quần xum họp bên gia đình thì chị Trang cùng với 30 đồng nghiệp của mình vẫn làm việc liên tục từ 22h ngày 31/12 để nhằm phân loại, sàng lọc 243 trường hợp F1, F2 để tiến hành cách ly. Đến 4 giờ sáng, y sĩ Trang đã bị ngất xỉu do làm việc liên tục cộng thêm quá mệt và đói. Hình ảnh đồng nghiệp bế chị ra nghỉ đã làm lay động hàng triệu con tim cư dân mạng.
Để có một đất nước Việt Nam kiên cường trong năm 2020, đối phó thành công với các đợt dịch, đảm bảo thắng lợi mục tiêu kép là nhờ sự đóng góp thầm lặng của những con người nhỏ bé như chị Trang. Cùng với y bác sĩ, các lực lượng Công an, lực lượng Biên phòng từ đầu năm 2020 cho đến nay cũng đã thường xuyên túc trực, tuần tra, canh gác nhằm phòng, chống các trường hợp vượt biên trái phép, hạn chế tối đa khả năng bùng phát dịch từ những người nhập cảnh. Có những người cha được gặp mặt con mới chào đời qua điện thoại, có những người con lập vội bàn thờ cha bên lán canh phòng và trong khi chúng ta đang ấm áp bên gia đình thì hàng ngàn bộ đội đang bám trụ ở rừng sâu lạnh lẽo để đất nước được an toàn.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Xin cảm ơn những người con đất Việt đã làm nên một đất nước Việt Nam đáng tự hào.

KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC VỀ LÒNG DÂN TIN ĐẢNG

Nhìn lại lịch sử, nếu như không có Nhân dân, cho dù đảng có tài tình đến bao nhiêu cũng không thể tự mình tạo ra những thành quả lớn lao ấy.


Năm 2020 đã qua đi với rất nhiều biến động, một trong những biến động bất ngờ đối với cả nhân loại chính là đại dịch Covid-19. Trong khi cả thế giới chao đảo vì đại dịch này, Việt Nam đã trở thành một trong số ít ỏi các quốc gia được đánh giá chống dịch thành công nhất thế giới. Cùng với chống dịch, năm 2020 cũng được xem là một năm thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Việt Nam đã chính thức vượt quy mô kinh tế của Malaysia và Singapore để trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ở Đông Nam Á và đứng thứ 36 trên thế giới.
Đánh giá về thành công này của Việt Nam, IMF đã khẳng định: “Đây là một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”. Để có được thành công đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhưng chắc chắn chính những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân nên được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cũng bởi Nhân dân tin Đảng, ủng hộ Đảng nên mấy mươi năm qua, bao nhiêu lần đất nước gian nguy, bao nhiêu bận đứng trước thử thách, chúng ta đã lần lượt vượt qua. Bài học về sự gắn bó giữa Đảng với dân và lòng tin của dân với Đảng càng có ý nghĩa hơn khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần.
Sức mạnh vĩ đại là ở Nhân dân.
Ngay từ khi ra đời và trong suốt lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện nhất quán tư tưởng "Lấy dân làm gốc". Sau những vấp váp trong hòa bình, Đại hội VI của Đảng đã tổng kết và rút ra bài học lớn: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”,… Quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng”. Tổng kết kinh nghiệm sau 20 năm đổi mới đất nước, một trong bốn bài học lớn mà Đảng ta rút ra, đó là: “Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng… Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 91 năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Đất nước không phải không còn đó những khó khăn thách thức cần đối mặt, song nhìn lại tổng thể mọi mặt của của đất nước, những thành tựu là không thể phủ nhận. Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Nguyễn trong tác phẩm nổi tiếng Tháng Tám trời mạnh thu đã viết: “Cách mạng là công việc thực tế của hằng triệu, hằng triệu người. Một đội tiền phong dầu giỏi đến đâu cũng chỉ tưởng tượng trong phạm vi công việc của năm ba vạn người”, còn sức mạnh vĩ đại là ở Nhân dân.
Nhìn lại lịch sử, nếu như không có Nhân dân, cho dù đảng có tài tình đến bao nhiêu cũng không thể tự mình tạo ra những thành quả lớn lao ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nhân dân ta luôn một lòng trung thành với Đảng, đi theo con đường của Đảng, ủng hộ, chở che, bao bọc để Đảng hoàn thành sứ mệnh của mình trước Nhân dân.
Sinh thời, Lênin đã từng cảnh báo 2 nguy cơ của Đảng Cộng sản cầm quyền, đó là sai lầm về đường lối và quan liêu, xa rời nhân dân. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn luôn cảnh báo, nhắc nhở hiện tượng này và đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Cương lĩnh xây dựng trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam năm 1991, một trong 5 bài học lớn rút ra, có bài học thứ hai, đó là “Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”.
Đến cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011, Đảng ta đã một lần nữa cảnh báo nghiêm khắc hơn, đó là quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân không chỉ đem đến tổn thất khôn lường đối với đất nước mà còn có nguy cơ tồn vong đối với Đảng và chế độ; “quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiện băn khoăn lo lắng về những hiện tượng tiêu cực và tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, sách nhiễu dân. Ngay từ năm 1998, ông Trần Bạch Đằng đã phải thảng thốt kêu lên về hiện tượng xa dân, mà ông gọi là Nỗi thèm khát nóng bỏng để rồi kêu gọi đảng viên của Đảng hãy trở về với cái nôi mà mình đã sinh ra, trở về trong “vòng tay êm ấm của người dân đã cưu mang tất cả - cưu mang cách mạng, cưu mang sinh mạng của chính cá nhân người Đảng viên”.
Người xưa đã từng đúc kết: Túc thực, túc binh, dân tín. Lại nhớ Tử Cống, học trò của Thầy Khổng, trong một lần đẩy xe cho Thầy, đã hỏi Khổng Tử rằng cần có những điều kiện gì để cho một quốc gia hùng mạnh. Khổng Tử nói cần ba điều: Có lương thực cho dân đủ ăn, có quân đội để bảo vệ đất nước và nhân dân tin tưởng ở nhà cầm quyền. Tử Cống hỏi trong ba điều ấy phải bỏ đi một điều thì nên bỏ điều nào, Đức Khổng bảo bỏ quân đội. Tử Cống hỏi hai điều còn lại, nếu phải bỏ đi một điều thì bỏ điều nào, Khổng Tử nói bỏ lương thực, vì không có ăn, người dân sẽ chết đói, nhưng không có lòng tin của nhân dân, chính thể ấy sẽ đổ.
Bởi lòng tin, sự ủng hộ ấy của Nhân dân nên cho dù suốt hàng ngàn năm phải chống chọi với ngoại xâm đô hộ hung bạo gấp nhiều lần, dân tộc chúng ta vẫn vượt lên và chiến thắng. Cũng bởi không được Nhân dân ủng hộ nên, dù có lực lượng quân đội vô cùng đông đảo, nhà Hồ đã thất bại rất nhanh chóng và hậu thế sẽ vẫn nhớ mãi lời tuyên bố của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng: “tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”…
Để không lạm quyền, xa dân: Quyền lực của Đảng phải được kiểm soát
Đảng được Hiến pháp hiến định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội như Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi chuyện hay dở, tốt xấu trong xã hội đều gắn với trọng trách của Đảng. Trong tất cả các cơ quan công quyền, chắc chắn những người giữ vị trí trọng trách đều là đảng viên của Đảng. Khi đã là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Đảng được Hiến pháp hiến định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng không phải là Nhà nước, vì vậy, quyền lực của Đảng chủ yếu dựa trên uy tín mang lại. Uy tín ấy chính là ở việc Đảng phải đề ra các quyết sách lãnh đạo phù hợp với lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng phải thật sự gương mẫu, thật sự vì dân.
Nói dân tin Đảng, nhưng Đảng là một phạm trù rộng lớn, người dân nhìn Đảng qua lăng kính của mình, đó chính là từ những cán bộ, đảng viên của Đảng. Để Đảng làm tốt chức năng lãnh đạo của mình, cần phải có sự giám sát chặt chẽ của Nhân dân, bởi quyền lực của tất cả các tổ chức, đặc biệt là Đảng và Nhà nước là rất lớn, do đó cần phải được kiểm tra, giám sát. Nếu không làm tốt nhiệm vụ này, rất dễ sinh ra suy thoái, biến chất. Quyền lực càng to thì trách nhiệm càng nặng nề. Do đó, chỉ khi Đảng quyền lực ấy vì lợi ích của Nhân dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân mới là mục đích cao đẹp. Nhìn lại lịch sử các triều đại xưa, dù vua được mặc nhiên là “thiên tử” nhưng không phải vì vậy mà nhà vua đứng ngoài pháp luật. Hầu như các triều đại đều có các bộ phận giám sát, tư vấn cho nhà vua. Thời lý có Tam thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo có trách nhiệm tư vấn cho nhà vua về việc trị nước. Năm 1250, Nhà Trần chính thức thành lập Ngự sử đài (sang thời Nguyễn đổi thành Đô sát viện) để làm nhiệm vụ giám sát, đàn hặc nhà vua và các quan. Đặc biệt, dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497); để hạn chế quyền lực quá lớn của các bộ - cơ quan Nhà nước, cứ mỗi bộ, nhà vua đặt một khoa tương ứng để giám sát.
Khi là đảng duy nhất cầm quyền, quyền lực của Đảng là rất lớn, nếu quyền lực ấy không được kiểm soát rất dễ dẫn tới xa dân, lạm quyền. Hiến pháp 2013 không chỉ hiến định Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân mà còn quy định rất cụ thể về việc Đảng phải chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Việc quy định Đảng chịu sự giám sát của nhân dân trong Hiến pháp cũng là quy định nhằm khẳng định các tổ chức đảng và đảng viên của Đảng phải nâng cao trách nhiệm trước Nhân dân chứ không chỉ là trách nhiệm trước Đảng - tổ chức giao quyền lực cho mình. Quy định Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân còn để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để Nhân dân tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt chính trị của đất nước, góp ý xây dựng các chủ trương, đường lối về phát triển và bảo vệ đất nước để dân gần với Đảng, gắn bó với Đảng chặt chẽ hơn.
Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về một gã khổng lồ tên là Anteé. Anteé trở thành một đối thủ bất khả chiến bại trong các cuộc tỷ thí. Mỗi khi kẻ thù quật ngã Anteé xuống thì ngay lập tức Anteé lại vùng dậy với sức mạnh vô song. Cùng thời, Hercules cũng được xem là một dũng sĩ có sức mạnh vô địch. Thế nhưng, sau nhiều lần tỷ thí mà Hercules vẫn không thể nào hạ gục nổi Anteé. Một vị thần đã mách nhỏ với Hercules rằng, Anteé là con của thần đất, nên mỗi khi hắn ngã xuống đất thì mẹ hắn lại truyền cho hắn sức mạnh. Vì vậy, chỉ khi nào bị tách khỏi đất mẹ thì mới có thể thắng được Anteé. Trong một lần chạm trán “long trời lở đất”, Hercules đã nhấc bổng Anteé khỏi mặt đất và bóp chết Anteé ở trên không. Sở dĩ Anteé bị giết chết, bởi vì Anteé đã bị nâng khỏi mặt đất – mẹ của mình – nơi đã truyền sức mạnh cho Anteé.
“Dân là gốc” là chân lý vĩnh hằng. Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân thì Đảng mới có sức mạnh, mới giữ vững và làm tròn vai trò lãnh đạo. Có phải vì vậy mà trong muôn vàn nỗi lo “muôn mối như lòng mẹ” trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quên căn dặn: “Trước hết nói về Đảng” và nhấn mạnh “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra từ cái nôi nuôi dưỡng đó là Nhân dân. Chỉ khi nào Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân thì Đảng mới có sức mạnh. Khi nào Đảng xa rời Nhân dân, Đảng sẽ suy thoái và yếu kém./.