KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

BẮT MỘT THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN THAM GIA ĐỘI 'SHIPPER 0 ĐỒNG" ĐỂ BÁN "MAI THUÝ"

Trong ảnh là Bình sinh năm 1992, quê ở ở Đắk Lắk. Mùa dịch Bình thấy buồn phiền vì không làm ra tiền, thế là không đợi "bụng đói mới lăn vào bếp", Bình xin vào đội "shiper 0 đồng" để đi giao hàng và móc nối với các đối tượng, buôn bán "mai thuý" kiếm thêm thu nhập.


Cái kết thì mọi người biết rồi đó

LƯƠN LẸO NHƯ TRƯƠNG HUY SAN!

Trong các KOLs "xấu" (tôi gọi tạm như vậy) còn sót lại trên mạng xã hội, Trương Huy San - cựu nhà báo Huy Đức là một trong những người thường xuyên viết bài đả kích chính sách chống dịch của Hà Nội. Không biết vì anh có "tình cảm " với Hà Nội quá không, nhưng cường độ anh viết về Hà Nội phải nói là rất đáng để ý, với tần suất 1-2 ngày một bài, tất nhiên toàn chê bai, đả kích. Và tôi nghĩ, với một cây bút như anh, chắc chắn phải có gì đằng sau, chứ không chỉ đơn thuần là "góp ý" hay "phản biện" đơn thuần.


Và một điều lạ mà tôi rất chú ý, là các mạch viết của anh không thống nhất, liên tục thay đổi, chỉ nhằm duy nhất một mục đích, đưa cho người đọc cái nhìn tiêu cực nhất về chính sách chống dịch của Hà Nội. Đơn cử, ngày hôm qua, khi TP Hà Nội đã có những bước đầu thành công trong chống dịch, nới lỏng giãn cách ở một số quận huyện, anh viết bài "Ngăn sông đắp đập để chơi non bộ". Anh chê bai chính quyền Hà Nội đã làm quá chặt trong suốt thời gian qua, dù "guồn lây nhiễm trong cộng đồng không hề hiện hữu"; "Hà Nội tháng 9 không phải là Sài Gòn cuối tháng 5". Không xuất phát từ các số liệu khoa học, mà chỉ bằng các phán đoán cảm quan của một nhà báo viết hết sức lệch lạc trong "Bên thắng cuộc", anh khẳng định chắc nịch "Các chỉ số dịch tễ trước ngày 3-9-2021 đã cho thấy Hà Nội không hề bị Covid đe dọa như Chính quyền phô trương. Vậy mà cả Thủ đô vẫn bị giam hãm, dân sinh bế tắc... Ngân sách tiêu tốn những khoản khổng lồ...".
Nhưng cách đây 1 tuần, ngày 8/9, cũng chính trên Facebook của mình, anh đã viết một bài viết có nội dung hoàn toàn trái ngược "NÊN DÀNH CHO CHU CHỦ TỊCH QUYỀN MIỄN TRỪ" (không hiểu sao anh đã xóa bài viết, nhưng may mắn, tôi đã kịp chụp lại), khẳng định rằng, Hà Nội đã "bung, toang" và trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh với lời nói của mình như thế nào, có nên giành cho ông quyền miễn trừ hay không.
Như vậy, cùng về vấn đề dịch bệnh ở Hà Nội, khi diễn biến có phần căng thẳng, anh chỉ trích người lãnh đạo chính quyền, chỉ trích cách làm của thành phố, nhưng đến khi dịch bệnh được khống chế, anh lại quay sang nói rằng dịch bệnh chưa đến mức căng thẳng, chưa cần phải phải dùng những cách làm quyết liệt thời gian qua, khiến "hàng triệu người bị lôi ra khỏi nhà, chen chúc nhau, để xét nghiệm, chích vaccine".
Và tôi cũng mường tượng được rằng, nếu hôm nay, Hà Nội có vài trăm ca bệnh, anh sẽ vẫn có bài viết, nhưng theo hướng chính quyền làm không hiệu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu dân, nhưng "vẫn bung, vẫn toang". Dễ hiểu thôi, khi mục đích cuối cùng của anh chẳng phải là góp ý hay phản biện, mà chỉ nhằm làm rối loạn nhân tâm mà thôi.
Quả thật bái phục tài năng lắt léo của anh - Trương Huy San.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

PHƯƠNG TÂY VĂN MINH GỨM NHỈ!!!

ĐAN MẠCH VẪN TỔ CHỨC SĂN CÁ VOI, CÁ HEO BẤT CHẤP SỰ PHẢN ỨNG TỪ DƯ LUẬN THẾ GIỚI!
“Không có gì lạ khi cuộc săn bắt cá voi tại Faroe lại là một khung cảnh kinh khủng với những ai không quen thuộc với các cuộc săn lùng và tàn sát động vật có vú”, người phát ngôn của chính quyền Faroe nói với AFP vào ngày 11/09 vừa qua. “Tuy nhiên, các cuộc săn bắt được tổ chức quy củ và theo quy định”.

Theo truyền thống, các hòn đảo Bắc Đại Tây Dương - nơi có khoảng 50.000 người sinh sống - săn cá voi hoa tiêu chứ không phải cá heo, người phát ngôn cho biết.

Ngày Quốc tế hòa bình 21/9: Vì một nền hòa bình cho nhân loại

Ngày Quốc tế hòa bình được Liên hợp quốc (LHQ) khởi xướng vào năm 1981 và được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9/1982. Đến năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình nhằm kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí, bước vào thương lượng, đàm phán trong hòa bình; kêu gọi người dân trên toàn thế giới hòa bình, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bởi “Hòa bình” luôn là mong ước, là khát vọng thường trực và hiện hữu của nhân loại, là đích đến trong mọi hành trình và là sợi dây để kết nối toàn cầu.

Kỷ niệm ngày này, LHQ mong muốn và khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động và hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đây cũng là lời nhắn nhủ tới mọi người về vai trò của LHQ trong nỗ lực xây dựng hòa bình, đồng thời cũng là tiếng chuông liên tục nhắc nhở tổ chức này về nghĩa vụ thực hiện các cam kết lâu dài để giành lấy hòa bình cho nhân loại.

Trên thực tế, trong suốt nhiều thập kỷ qua, hoạt động giữ gìn hòa bình đã liên tục được LHQ triển khai dưới hình thức các phái bộ. Những người lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình đầu tiên của LHQ đã có mặt tại Palestine vào năm 1948. Từ đó đến nay, hình ảnh người lính “mũ nồi xanh” đã không còn xa lạ tại hầu hết các điểm nóng trên thế giới như Đông Timor, Haiti, nhưng chủ yếu vẫn là ở châu Phi và Trung Đông.

Đến nay, đã có hơn 70 phái bộ giữ gìn hòa bình LHQ được thành lập, với hơn 1 triệu binh sĩ, dân thường và cảnh sát đến từ 125 nước trên thế giới. Đó là những người lính, Quan sát viên quân sự, Cảnh sát dân sự, Bác sỹ, Kỹ sư... với các nhiệm vụ: giám sát việc chấp hành lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột, bảo vệ người dân, tuần tra, rà phá bom mìn, chất nổ, huấn luyện cảnh sát quốc tế, hỗ trợ xây dựng hệ thống tư pháp, đảm bảo môi trường an ninh thuận lợi cho các quá trình chuyển giao chính trị và hỗ trợ cho các thể chế nhà nước còn non trẻ.

Các phái bộ này phải hoạt động trong những môi trường phức tạp, nguy hiểm, do những mối đe dọa từ các tổ chức vũ trang, tội phạm và khủng bố sở hữu vũ khí tối tân… Từ năm 1948 đến nay, đã có hơn 3.500 người thiệt mạng khi phục vụ trong các chiến dịch giữ gìn hòa bình của LHQ. Ghi nhận sự nỗ lực, hy sinh và những thành tích to lớn của Lực lượng này, năm 1988, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho Lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ.



Những đóng góp tích cực, hiệu quả của Việt Nam

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”. Triển khai đề án này, Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) được thành lập và hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam. Đến nay, số lượng sĩ quan được Việt Nam cử đi theo hình thức cá nhân tăng cả về số lượng và lĩnh vực, nhiệm vụ tham gia và đã được LHQ, chỉ huy phái bộ và sĩ quan các nước đánh giá cao cả về trình độ chuyên môn, khả năng tổ chức làm việc và ý thức kỷ luật... Nhiều sĩ quan đã được LHQ tặng thưởng huân chương. Các sĩ quan Việt Nam hiện đang hướng tới ứng tuyển vào những vị trí cao hơn ở phái bộ cũng như các vị trí chỉ huy khác nhau.

Việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã và đang góp phần thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ hòa bình, duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở trong khu vực và tại các điểm nóng trên thế giới.

Hoạt động này còn góp phần nâng cao uy tín, vị thế của quốc gia nói chung và của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng; củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tạo môi trường hợp tác đa quốc gia, dân tộc, trao đổi và tích lũy kinh nghiệm làm việc, xử lý tình huống trong môi trường làm việc khắc nghiệt, hình thành bản lĩnh, khả năng thích nghi cho quân nhân Việt Nam để ứng phó có hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, góp phần vào chiến lược bảo vệ Tổ quốc ngay từ trong thời bình.

Việc tham gia, đóng góp ngày càng tích cực, có hiệu quả cho hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ đã khẳng định Việt Nam có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực này. Với năng lực đó, Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam được lựa chọn là một trong 4 cơ sở huấn luyện của khu vực để huấn luyện cho lực lượng giữ gìn hòa bình theo Dự án hợp tác ba bên của LHQ. Đây cũng là nền tảng để đưa Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam thành cơ sở huấn luyện giữ gìn hòa bình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tương lai.

Có thể thấy, so với nhiều quốc gia, quá trình tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ của Việt Nam chưa dài, nhưng đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam ở một lĩnh vực hoạt động quan trọng của LHQ. Vừa qua, Việt Nam cũng đã tiếp nhận cương vị Chủ tịch Hiệp hội các trung tâm giữ gìn hòa bình châu Á - Thái Bình Dương năm 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế, đồng thời tiếp tục đóng góp thiết thực vào hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

ẤM ÁP TRƯỚC TÌNH CẢM CỦA CÁC EM THIẾU NHI DÀNH CHO CÁC CHÚ BỘ ĐỘI

Dịch bệnh dù nghỉ học ở nhà, nhưng hai bé rất thích các chú bộ đội đẩy xe thực phẩm hàng ngày trong xóm. Ấp ủ mấy ngày và tự vẽ một bức tranh hết sức dễ thương để tặng mấy chú bộ đội làm kỉ niệm vì nghe nói là hết dịch mấy chú sẽ về mất tiêu rồi.


Bức tranh này được vẽ nên từ đôi bàn tay của một cô gái nhỏ mới lên 4 với ước mơ lớn lên sẽ trở thành một hoạ sĩ chuyên nghiệp. Cô bé tên Nguyễn Trương Tuyết Mai, sống với gia đình ở trong một con hẻm nhỏ trên đường Hùng Vương trực thuộc Khu phố 5A, phường 4, Quận 5.
Thích chú bộ đội nên 2 bé đã xin được mặc áo bộ đội chụp hình với chú (bộ đồ có vẻ quá khổ so với thân hình mảnh mai của 2 cô bộ đội này).
Nhân dịp trung thu 2021, Đoàn phường cùng bộ đội gửi tặng lồng đèn cho các bé, Trung thu năm nay có lẽ không ồn ào nhộn nhịp như mọi năm nhưng sẽ là năm để lại dấu ấn cho bé nhiều nhất.
Tranh đã được đóng khung trang trọng và mang về Sư đoàn 302 sau khi kết thúc chiến dịch.

CẢNH GIÁC MƯU ĐỒ KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH, CHỐNG PHÁ GIÃN CÁCH XÃ HỘI

Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, bên cạnh đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine thì nhiều quốc gia cũng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội để giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm bệnh.
Ở nước ta, việc các địa phương thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số người dân. Mặc dù quá trình giãn cách xã hội sẽ gây khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại, sinh hoạt, sản xuất, lưu thông, tuy nhiên đây là biện pháp cần thiết, cấp bách. Người dân luôn luôn sẵn sàng đồng hành với Chính phủ với tinh thần chung là sớm đẩy lùi dịch bệnh để đưa cuộc sống ổn định trở lại.


Đại dịch cũng đã và đang tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người không có công việc ổn định trong xã hội. Chính vì lẽ đó, Chính phủ rất quan tâm, triển khai các gói hỗ trợ và chỉ đạo sát sao để người dân không thiếu ăn, thiếu mặc, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện, tình hình thực tế của một số địa bàn cơ sở tại các địa phương thực hiện giãn cách nghiêm ngặt nên việc tiếp cận, hỗ trợ chưa kịp thời và một số người dân có phản ứng về vấn đề này.
Điển hình vào ngày 27/8, một số người dân khu trọ đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí Minh có phản ứng vì chưa nhận được tiền hỗ trợ của địa phương và clip vụ việc này được đăng tải trên mạng xã hội.
Lợi dụng tình hình trên, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối chính trị đã chia sẻ video, hình ảnh, bài viết có lời lẽ kích động, thổi phồng sự thật, cho rằng chính quyền không quan tâm đến cuộc sống của người dân, có hàng trăm, hàng nghìn người tham gia biểu tình, tuần hành phản đối chính quyền, kéo lên trụ sở “cướp kho thóc”. Đài Châu Á tự do (RFA) ngày 30/8 đăng tải đoạn video không trích dẫn rõ nguồn gốc và quy kết rằng: “TPHCM: Kéo hàng trăm người biểu tình, hơn 100 hộ dân được hỗ trợ ngay sau đó”.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động cũng đã có các bài đăng tương tự để kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Tổ chức khủng bố Việt Tân ngày 29/8 rêu rao: “Dân đã bắt đầu biết xuống đường đấu tranh bất bạo động. Đói ít thì còn ôn hòa thế, vài tuần nữa, đói nhiều không biết tình hình sẽ ra sao! "Con giun xéo lắm cũng quằn", dân không phải là giun nên không thể cách ly kiểu giam lỏng người dân cả tháng trời mà không cung cấp cho họ đủ sức cầm cự là coi như tiêu…”.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Ngoài ra, thời gian vừa qua, trên các kênh truyền thông của nhiều cá nhân, tổ chức phản động cũng xuất hiện thông tin tuyên truyền, kích động tại các khu vực cách ly về tư tưởng hận thù, chia rẽ để người dân tiến hành các hoạt động chống đối; các đối tượng tung tin “ở lại nhiễm bệnh sẽ chết”, từ đó “vẽ đường” xúi giục người dân phá rào ra về, không thực hiện các biện pháp cách ly theo yêu cầu.
Có thể thấy rằng, sự việc xảy ra ở đường Bưng Ông Thoàn vào ngày 27/8 vừa qua là một cái cớ để các tổ chức phản động, chống đối bên ngoài, các đối tượng cơ hội chính trị trong nước kích động người dân tham gia các hoạt động biểu tình trong thời điểm đang giãn cách xã hội.
Cùng với đó, các đối tượng tung lên các video có nội dung không đầy đủ, không phản ánh đúng bản chất như việc một số người trong khu cách ly chen lấn lấy thức ăn hay cảnh công nhân to tiếng, tranh cãi với nhân viên bảo vệ ở một khu công nghiệp tại Bình Dương. Đây là hành vi nguy hiểm nếu như người dân không đề cao cảnh giác với những video thất thiệt trên mạng.
Bà Nguyễn Thị Hương Hiệp, Bí thư Đảng ủy phường Phú Hữu (TP Thủ Đức) chia sẻ với báo chí: “Với phương châm không để người dân thiếu đói, ngoài hỗ trợ nhu yếu phẩm như rau củ quả thì phường cũng cố gắng hỗ trợ thêm bà con lạp xưởng, cá hộp… để bà con cải thiện bữa ăn. Phường cũng đã nhanh chóng chuyển tới 111 hộ dân trong khu trọ, mỗi hộ 1,5 triệu đồng để bà con trang trải các nhu cầu cuộc sống trong thời điểm dịch. Người dân tại đây sau khi được chính quyền địa phương giải thích, chia sẻ, động viên đã rất phấn khởi, vui mừng, với tinh thần đoàn kết chung tay cùng địa phương để sớm đẩy lùi dịch bệnh”.
Ở nhiều địa phương, người dân cũng thể hiện quan điểm luôn san sẻ sự khó khăn, vất vả cùng tuyến đầu chống dịch, cùng Chính phủ. Nhiều người dân cũng có nghĩa cử cao đẹp, tình nguyện nhường cơm, sẻ áo với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, bớt phần gánh nặng cho địa phương, điều đó cũng thể hiện tấm lòng cao cả, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Trái ngược với những gì mà Chính phủ, nhân dân đang thực hiện để làm tốt công tác chống dịch, các đối tượng phản động, thù địch coi đây là cơ hội, thời cơ vàng để kích động, làm rối ren tình hình xã hội. Các đối tượng cho rằng, một khi tâm lý của người dân đang lo lắng, hoang mang, sự thiếu thốn trong thời điểm giãn cách sẽ là cơ hội để tác động vào nhận thức tư tưởng để họ xuống đường biểu tình.
Thực tế cho thấy, tại một số địa phương cũng từng xảy ra hành vi kích động biểu tình của các phần tử chống đối chính trị dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của các tổ chức phản động bên ngoài nhân các vụ việc nóng như vấn đề Biển Đông; dự án thay thế cây xanh của Hà Nội; vụ Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm biển miền Trung…
Công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề trọng tâm, cấp bách hiện nay với sự quan tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu dồn lực chăm lo cho nhân dân, tận dụng “thời gian vàng” để đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất, sớm đưa cuộc sống trở lại ổn định.
Tại buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết luận “Bảo đảm cho người dân không thiếu ăn, thiếu mặc; đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội...”.
Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền kêu gọi, vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu rõ, việc thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch là nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người.
“Điều đáng mừng là việc tăng cường giãn cách nghiêm ngặt được đa số người dân đồng tình, ủng hộ. Nếu không quyết tâm làm thì càng kéo dài, người dân càng khổ, càng bức bách, càng mất mát. Trong thời gian tăng cường giãn cách, phải đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường. Nếu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh tại thành phố” – Thủ tướng nêu rõ.
Thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tiếp tục có những diễn biến phức tạp với những biến chủng mới rất khó lường. Các quốc gia trên thế giới đang tham gia vào cuộc “rượt đuổi” để tìm ra được các phương pháp, mô hình khống chế dịch hiệu quả nhất.
Trong bối cảnh đó, các phần tử chống phá chế độ sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình để tuyên truyền, kích động chống phá, nhất là ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác trước các luận điệu kích động biểu tình, kêu gọi xuống đường thông qua các bài viết, video, hình ảnh thất thiệt trên internet. Chủ động ứng biến, tiếp cận có chọn lọc trước nguồn thông tin trên internet, biết cách chọn lựa, sàng lọc để tránh sự tác động tiêu cực từ các nguồn thông tin này.
Cẩn trọng trước những thông tin được phát đi từ các trang tin của các cá nhân, tổ chức chống đối chính trị, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam. Mỗi người sử dụng mạng xã hội cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng, nên lan tỏa, chia sẻ những thông tin tích cực, chính thống, có ý nghĩa động viên tinh thần trong công tác phòng, chống dịch. Ngược lại, không chia sẻ những thông tin thất thiệt, không rõ nguồn gốc, thông tin sai trái, độc hại. Đặc biệt, cảnh giác với những thông tin kích động biểu tình, chống phá.
Về phía cơ quan chức năng, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các thông tin chính xác, kịp thời, tạo ra được sự đồng thuận, chia sẻ, ủng hộ của người dân. Với các thông tin, hình ảnh thất thiệt, độc hại trên internet, cần xác minh, kiểm tra để phản hồi kịp thời, tránh để kéo dài khoảng trống thông tin, gây lo lắng trong nhân dân.
Kịp thời nắm các thông tin trái chiều trên không gian mạng, các thông tin kích động biểu tình, chống đối được phát đi từ các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam, các cá nhân, tổ chức chống đối chính trị để khuyến cáo tới người dân phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời bám sát địa bàn cơ sở, từng hộ dân, nắm kỹ các nguồn thông tin, đặc biệt là phản ánh của người dân, lao động nghèo để có các biện pháp tham mưu, đề xuất kịp thời cho chính quyền chăm lo, hỗ trợ kịp thời.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

XÚC PHẠM VONG LINH NGƯỜI ĐÃ KHUẤT: JB NGUYỄN HỮU VINH LÀ LOẠI NGƯỜI NÀO?

JB Nguyễn Hữu Vinh đã viết trên fb cá nhân: "CHỢT CÓ TIN GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG/ GIỜ THÌ THIÊN HẠ KHÔNG CẦN PHẢI ĐỒN ĐOÁN VÀ BỊA TIN" kèm theo bài bình luận trên Youtube "TIN NÓNG: PHÙNG QUANG TRƯ TOI THẬT, TƯỚNG YÊU TÀU ĐI THEO CÁC MÁC - LENIN".
Trong đạo lý thường thấy của người Việt Nam ta xưa và nay thì tuyệt nhiên đối với người đã khuất dù với lí do gì cũng không nên có những bàn luận thái quá, chứ chưa nói đến việc nói ra những lời mạt sát, hạ bệ. Và điều đáng nói ở đây, anh Jb Nguyễn Hữu Vinh, một người Công giáo giáo xứ Thái Hà của chúng ta đã phạm phải điều đó.


Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần đó không chỉ là nỗi đau, mất mát cả riêng lực lượng Quân đội, gia đình, thân nhân Cố Đại tướng mà là của toàn dân ta. Bởi nếu ai đã từng nghe nói tới thì đó là một con người trưởng thành từ chiến đấu, được phong danh hiệu AHLLVTND khi mới 32 tuổi, khi đang trong chiến trường nóng bỏng nhất. Bản thân ông trên các cương vị chỉ huy của Quân đội đã không chỉ làm cho lực lượng này trở nên mạnh mẽ đủ sức bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Đó còn là con người có tầm nhìn và chủ trương có những giải pháp quyết liệt, toàn diện về vấn đề Biển Đông, trong tương quan với TQ. Công lao, sự nghiệp của ông đáng được ngưỡng mộ, người đời biết ơn hơn là dè bỉu, coi khinh.
Vậy mà Jb Nguyễn Hữu Vinh với những tin đồn thổi kiểu bóng gió đã nhiều lần đăng đàn tấn công ông. Lấy chuyện ông bị bệnh để làm hả hê và ra sức bình luận những chuyện bên lề, liên quan. Và khi ông từ giã cõi đời, một lần nữa Jb Nguyễn Hữu Vinh lại nói ra những lời khó nghe.
Đó thực sự là những nỗi buồn của nhiều người Công giáo hôm nay dành cho anh Jb.
Hãy tỉnh thức, hãy hiểu và biết điều nên làm, đó là lời gửi gắm mà tin chắc nhiều người sẽ nói ra khi đọc những dòng nói trên do anh Jb viết ra.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

TỪ LÃNG QUÊN ĐẾN VÔ ƠN…

Mỗi khi có thiên tai, bão lũ, sạt lở, hạn hán, dịch bệnh… ai sẽ là những người đầu tiên đến với Nhân dân và cũng là những người ra đi cuối cùng?
Ai là những người vì Nhân dân mà phục vụ, cùng ăn ngủ với dân, chỉ khi nào mọi chuyện bình thường trở lại mới dám ra đi?
Ai là những người lao đến những nơi khó khăn nhất, một nơi mà không có 3G/4G, không có đường nhựa, chỉ có đường mòn, gù lương thực trên vai trần, môi khô rát nhưng không dám động đến nước cứu trợ Nhân dân?
Ai là những người sẵn sàng đặt tính mạng của mình ở bên dưới và đặt Nhân dân ở bên trên?
Có phải là nghệ sĩ không?
Một vấn đề tồn tại trong suốt những ngày qua, ở một bộ phận trong chúng ta, đó là việc những người này quá đề cao việc những người nổi tiếng, nghệ sĩ tham gia cứu trợ, từ thiện hướng đến người dân, đến mức sẵn sàng gọt bỏ đi toàn bộ công lao của những người khác, của những chiến sĩ Bộ đội, Công an, đội ngũ thanh niên, cán bộ gắn bản và nhiều đoàn từ thiện âm thầm khác.
Những bình luận ở dưới ảnh được lấy fanpage của MC Trấn Thành, ca sĩ Thủy Tiên và một số hội nhóm showbiz, một số bình luận đã bị xóa, một số bình luận vẫn tồn tại, những thứ này là ví dụ cho cái luồng suy nghĩ độc hại, nếu không có nghệ sĩ thì dân sẽ bị bỏ đói, mặc kệ, sẽ không ai đến cứu nhân dân…
Có người lạnh lùng bảo: “Chính quyền có làm gì đâu mà livestream, người ta làm thì mới có tư cách livestream, xem livestream chỉ thấy nghệ sĩ chứ đâu có thấy cán bộ, Công an hay người nhà nước”.
Những chiến sĩ hy sinh khi cứu hộ Rào Trăng, họ không livestream.
Những chiến sĩ đoàn 337 hành quân hàng chục km cứu hộ người dân, sau đó về doanh trại nghỉ ngơi thì gặp sạt lở đất rồi nhiều người đã hy sinh. Trong suốt quá trình ấy, họ cũng không livestream.
Bác Chủ tịch xã Bác Trạch cũng mất do nhiễm trùng máu sau nhiều ngày tham gia cứu trợ Nhân dân, bác bị thương nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trong bấy nhiêu ngày ấy, bác cũng không livestream.
Trong quá trình cứu hộ người dân, anh Công an Trương Văn Thắng đã gặp tai nạn vào ngày 17/10, phải mất 3 ngày sau, người ta mới đưa thi thể anh về với gia đình. Và dĩ nhiên, cũng không có luồng livestream nào về sự việc này cả.
Trong những giây phút khó khăn nhất, thì cái chết đôi khi cũng là một nhiệm vụ và bổn phận. Tại những nơi khó khăn nhất thì chỉ có Công an, Bộ đội, cán bộ gắn bản mới tiếp cận được, những nơi đó không có sóng viễn thông, không có điện nước thì livestream làm sao được?
Mà bận trăm công ngàn việc, mà lại còn rảnh đến mức livestream?
Rồi khi livestream thì lại vào chửi rằng, sao không giúp dân đi còn đứng đó livestream à? Còn vô số những khó khăn khác không được ghi lên sóng livestrem. Cuộc đời đâu phải miệng giếng mà chỉ cần ngước mặt lên trên là ngỡ như thấy được cả bầu trời xanh?
Từ thiện, cứu trợ là đáng quý, không chỉ với giới nghệ sĩ mà còn là với bất cứ ai. Có những nghệ sĩ từ thiện vì danh tiếng, có một số người khác là vì cái tâm, vậy còn những chiến sĩ, cán bộ và những người người khác, họ vì điều gì? - Vì dân.
Từ bao giờ mà người ta lại đánh giá chuyện từ thiện bằng việc “livestream”?
Từ bao giờ mà người lại cho rằng “chỉ có nghệ sĩ mới cứu trợ cho dân?
Từ bao giờ mà công lao của rất nhiều người khác lại bị che mờ bởi giới nghệ sĩ?
Từ bao giờ mà vì công chúng vì bênh vực nghệ sĩ mà sẵn sàng phủ nhận vai trò của chính quyền, những đoàn từ thiện khác trong việc cứu trợ nhân dân?
“Quay trở lại thời chúng ta đọc truyện cổ tích, luôn luôn có người làm anh hùng, vậy hãy làm anh hùng đi" - ca sĩ Hà Anh Tuấn. Thật may mắn cuộc sống của chúng ta đang tồn tại rất nhiều anh hùng. Nhưng cũng rất đáng buồn vì người ta bắt đầu lãng quên và vô ơn với những vị anh hùng ấy.
Mới chưa đầy một năm thôi, mà sao nhiều người lại “mất trí nhớ” nhanh thế?

Cần công tâm xây dựng thay vì ném đá!

Mấy ngày nay, trên face của một số nhân sĩ, chấy chức như của Osin Huy Đức, Mạc Trang, Xuân Diện, Công Định… và cả một số diễn đàn thấy có nhiều bài công kích Hà Nội trong chống dịch. Đặc biệt, từ chuyện lúng túng trong giấy đi đường mà họ quay sang phủ nhận toàn bộ nỗ lực của cả hệ thống chính trị thủ đô trong chống dịch từ trước tới nay.


Tôi nghĩ nhiều người đã có cái nhìn khá ác cảm, hạn hẹp và thiếu tính xây dựng với người dân và hệ thống chính trị thủ đô.
Đúng là hiện nay Hà Nội vẫn chưa khống chế dứt điểm được dịch bệnh, đã phải bước sang tuần giãn cách thứ 7, nhưng đặt trong cả quá trình chống dịch từ đầu đến nay, cần phải có những sự nhìn nhận hợp lý và mang tính xây dựng chứ không phải phủ nhận sạch trơn, bôi đen và phá hoại.
3 đợt dịch đầu, Hà Nội cũng là một trong những tâm điểm của dịch bệnh. Nhưng cả 3 đợt, Hà Nội đều rất nhanh chóng khống chế thành công, kể cả khi phát sinh những ổ dịch rất phức tạp như ổn dịch bệnh viện Bạch Mai. Đó là nhờ sự quyết liệt, khẩn trương của cả hệ thống chính trị chứ.
Đợt dịch thứ 4, tính chất hoàn toàn khác 3 đợt đầu với biến chủng mới. Nhưng Hà Nôi cũng rất nhanh chóng và chủ động giãn cách để khoanh vùng dập dịch. Sự chủ động đó đã giúp Hà Nội khống chế được tỷ lệ lây nhiễm thấp dưới hai con số mỗi ngày.
Có đặt trong mối quan hệ so sánh với nhiều tỉnh, thành khác, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai với hàng nghìn ca mắc mỗi ngày và hàng trăm ca tử vong mới thấy hết sự nỗ lực của người Hà Nội, nhất là trong bối cảnh Hà Nội tính chất phức tạp về dân số và giao thương không kém các tỉnh, thành khác.
Phải khẳng định, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt và cả những sự hợp lý trong chống dịch, Hà Nội không thể giữ vững được thành trì cho đến ngày hôm nay.
Tất nhiên, công việc vẫn bộn bề. Chừng nào chưa giải quyết dứt điểm F0, nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành. Vì thế Hà Nội đã quyết sách đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và tiêm chủng với mục tiêu nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng, quyết tâm khống chế trước 15/9. Tôi cho rằng đó là quyết sách chính xác lúc này.
Tôi không phải bênh chính quyền Hà Nội nhưng cần có sự công tâm và khách quan trong phán xét để động viên cả hệ thống chính trị đang căng hết sức mình trong công cuộc chống dịch của thủ đô.
Còn nếu chúng ta chỉ phán xét một chiều, phủ nhận hết những nỗ lực và thành quả của thủ đô, của bao lực lượng tuyến đầu, chẳng phải là quá hạn hẹp hay sao.
Đặc biệt, nhiều ý kiến, thay vì mang tính xây dựng chỉ có bới lông tìm vết và đả kích cay nghiệt.
Lưu Quang Vũ từng viết:
Khen đời dễ , chửi đời cũng dễ
Chỉ có xây đời mới biết khó khăn.
Hãy dành cho thủ đô những lời động viên nhất định để cuộc chiến này đi đến thắng lợi chứ không phải phá ngang. Phá ngang lúc này là phá hoại và có tội với đất nước!

TRỤC LỢI TỪ THIỆN

Thiên tai, dịch bệnh... ai cũng khó khăn. Nhưng lại là cơ hội làm giàu cho những kẻ làm "nghề từ thiện" chuyên nghiệp, trục lợi từ thiện...
Vì vậy, cần phải có qui định quản lý hoạt động quyên góp từ thiện.

Bởi lẽ:
Cần sự minh bạch rõ ràng thu - chi;
Cần phải xác định tiền quyên góp là tiền "sạch";
Làm cho hoạt động từ thiện đúng nghĩa của từ này.
Dấu hiệu trục lợi từ thiện:
Báo cáo thu - chi không rõ ràng, né tránh;
Không tập trung vào việc chính là giúp người khó khăn mà chủ yếu tập trung vào việc quảng bá hình ảnh (quay phim, chụp ảnh, livestream...), PR bản thân;
Dựng chuyện, tạo sự bi cảm để kêu gọi quyên góp...
Dùng hoạt động từ thiện để "rửa tiền"...