KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

THÓI ĐỜI "GHEN ĂN TỨC Ở" CỦA TỔ CHỨC KH.Ủ.N.G B.Ố VIỆT TÂN

Nhân sự kiện Vifast ra mắt thành công hai mẫu
xe điện là: VF e35 và VF e36 tại triển lãm xe quốc tế Los Angeles vừa qua. Sự kiện này đã ngay lập tức khiến cho tổ chức k.h.ủ.ng b.ố Việt Tân tức trào m.á.u mũi...
Để tỏ rõ sự "ăn ớt" của mình, Việt Tân đã cho giật một cái tít thể hiện sự "...dốt bền" của mình rằng: Tự hào Vinfast có là tự hào dân tộc?
Việt Tân hỏi, có nên tự hào không ư? Tự hào quá đi chứ. Một thương hiệu Việt Nam được bay cao bay xa trên trường quốc tế như thế, hỏi tại sao lại không tự hào?


Một sản phẩm do một tập đoàn lớn của Việt Nam sản xuất đã vươn ra "biển lớn" và bước đầu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường "khó tính" như Mỹ thì sao lại không tự hào?
Một tập đoàn Việt Nam phát triển vững mạnh, đưa lại nhiều nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là cơ sở để xây dựng một đất nước hùng cường, chăm lo đời sống Nhân dân, sao lại không tự hào?
Giật tít theo kiểu của Việt Tân thì "tự hào dân tộc" chắc phải là những cái gì đó vô cùng to lớn thì cỡ như: Việt Nam phải là siêu cường quốc tế, phải đứng thứ 5, thứ 10 thế giới thì mới đáng tự hào? Nhưng xin thưa rằng: Nếu không có những cái nhỏ thì làm sao có cái lớn, không có cái nền móng vững chắc thì làm sao có chỗ đứng và vị trí, thứ hạng cao trong tương lai???
Đúc kết lại từ trước đến giờ, cái gì mà Việt Tân phản đối hay bêu xấu... thì xác định là Việt Nam ta đang làm đúng, đang vững bước đi lên. Thế nên, những người dân Việt Nam chân chính luôn rất tự hào về đất nước mình, tự hào về những doanh nghiệp lớn biết vượt qua mọi "giới hạn" để vươn ra biển lớn như Vinfast và đó chính là sự kiêu hãnh và lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
P/s: Nếu Việt Tân muốn biết có "tự hào" hay không thì hãy vào đường link sau đây để xem phần review của nữ Streamer hót nhất thế giới về hai mẫu xe của Vinfast nhé..

THẦY GIÁO DUY NHẤT TRONG SỬ VIỆT ĐƯỢC SUY TÔN LÀ NHÀ BÁC HỌC

Nước ta từng xuất hiện nhiều thầy giáo kiệt xuất. Họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hết lòng vì nước, vì dân. Một trong số đó là nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn.


Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tên thuở nhỏ của ông là Lê Danh Phương, ông là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Suốt cuộc đời, ông đọc sách không biết mệt mỏi và viết sách không mệt mỏi, cũng vì thế mà kiến thức của ông uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, ngòi bút lại như bay, múa, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho đời.
Lê Quý Đôn còn được biết đến là người có trí nhớ tốt, như Lịch đại danh hiền phổ đã nhận xét là "thông minh lạ thường, lớn lên đi học, nội sách vở gì, ông đã xem một lần là không quên". Có giai thoại cuốn sổ của xã trưởng biên tên người nộp thóc chẳng may bị hỏa hoạn, cháy ra tro, Lê Quý Đôn từng đọc lướt qua, nên cứ theo trí nhớ mà đọc vanh vách cho xã trưởng ghi lại.
Ông có những cống hiến trên nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học… Tuy tác phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một kho tài liệu để khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước ta. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình nhận định: “Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, Lê Quý Đôn là một học giả kiệt xuất nhất, một nhà khoa học lớn nhất, đã có những đóng góp hết sức to lớn vào kho tàng văn hóa của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.”
Tại quê hương ông còn có "Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn" được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia (Quyết định 235 VH/QĐ ngày 12-12-1986 của Bộ Văn hóa Thông tin), nơi đây hàng năm vào ngày sinh của ông và ngày Nhà giáo Việt Nam thường có nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, tưởng nhớ công ơn của nhà bác học xuất chúng. Tên ông được dùng để đặt tên cho nhiều trường học, nhiều đường phố trên khắp đất nước Việt Nam./.

NHÀ BÁO TRUNG QUỐC BỊ PHẢN BIỆN “NGẬP HÀNH” KHI NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC

Ngày 14/11 vừa qua, giáo sư gốc Hy Lạp Yanis Varoufakis viết trên Twitter cho rằng Trung Quốc đã bắt nạt Việt Nam và có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu với Ấn Độ và những gì mà Trung Quốc làm giống với biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc. Thì Chen Weihua đã phản hồi rằng: “Hầu hết mọi người đều cho rằng các quốc gia lớn bắt nạt các quốc gia nhỏ. Nhưng Việt Nam ở năm 1979, họ đã nhiều lần khiêu khích bắt nạt Trung Quốc. Đó là vì sao chúng tôi quyết định dạy cho Việt Nam một bài học. Người Trung Quốc đã khoan dung với các hành động của Việt Nam cho đến khi “lằn ranh đỏ” bị vượt qua”. Chen Weihua, nhà báo theo tư tưởng dân tộc Trung Quốc, chánh văn phòng EU của tờ China Daily - một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Twitter ekstasis: “Này anh bạn, tôi có một câu hỏi, năm 1978, Việt Nam đã làm gì khiến Trung Quốc khó chịu?”. Năm 1978, Việt Nam đã tấn công Khmer Đỏ - thứ mà Trung Quốc đã hậu thuẫn và luôn bao bọc. Điều đáng lên án ở đây là Khmer Đỏ là một chế độ diệt chủng, nhưng Trung Quốc luôn muốn duy trì chế độ ấy bằng việc “bảo kê” trên trường quốc tế.
Twitter GakiLiu13: “Theo Hoàng Văn Hoan, một người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ trốn qua Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã xâm lược Khmer Đỏ và tấn công Trung Quốc”. Twitter Jeff Fecke mỉa mai: “Ai sẽ khóc cho Khmer Đỏ”. Tài khoản Ka1312TheRoll cho biết, Khmer Đỏ đã thực hiện một cuộc diệt chủng nhắm vào Nam Bộ của Việt Nam và tấn công biên giới phía Nam của Việt Nam.
“Tự dưng Việt Nam xâm lược Campuchia và bắt nạt Trung Quốc. Họ nghĩ họ mạnh bằng Hoa Kỳ + Liên Xô à? Người Trung Quốc ơi, vu cáo cũng phải có tính logic chứ” - Twitter McKennie.
Nhà sử học gốc Brazil Jones Manoel có gần 150 ngàn lượt theo dõi trên Twitter, 180 ngàn đăng ký trên Youtube cho biết phía Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ cuộc xâm lược Việt Nam ra khỏi chiến lược ngoại giao của Trung Quốc thời kỳ đó.
Brecht Jonkers, Tổng biên tập của một tờ báo tại Yemen bức xúc: “Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để ủng hộ Khmer Đỏ. Tại sao Việt Nam xung đột với Khmer Đỏ? Đó là vì Khmer Đỏ đã xâm lược Việt Nam trước và thảm sát người dân Việt Nam”.
Twitter Clovis cà khịa: “Đúng rồi. Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học. Bài học là số lính Trung Quốc thiệt mạng trong 1 tháng chiến đấu với Việt Nam bằng số lính Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam trong 8 năm”.
Nhà hoạt động KnowNothingTV có 40 ngàn theo dõi trên Twitter cho biết: “À quên. Không ai có thể quên việc Việt Nam “bắt nạt Trung Quốc” bằng cách chấm dứt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ”. Một tài khoản khác phản hồi: “Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ như một đứa con. Đứa con này phạm tội ác diệt chủng. Nhưng bố mẹ chúng vẫn bao che và còn đi tấn công lại những người thực thi công lý”.
Tài khoản dragon_sickle viết: “Việt Nam đã bắt nạt Trung Quốc như thế nào? Anh có thể giải thích? Điều anh nói rất vô nghĩa”. Tài khoản HareDurer: “Trung Quốc đã thua trong một cuộc chiến với Việt Nam và Chen Weihua rất cay cú vì điều đó”.
“David "bắt nạt" Goliath” - một bình luận của tài khoản Twitter có vẻ như của một người Việt Nam.
“Trung Quốc coi Việt Nam là quốc gia anh em. Nhưng họ không giúp đỡ Việt Nam. Ngược lại, họ còn tấn công Việt Nam khi quốc gia này vừa mới trải qua chiến tranh. Tại sao họ không đem quân đi đánh Khmer Đỏ? Hàng triệu người Campuchia đang cầu cứu và Trung Quốc làm ngơ trước điều điều đó”
Dân mạng accidentalflyer: “Việt Nam đã “bắt nạt” bằng cách lật đổ Pol Pot và Khmer Đỏ. Còn Trung Quốc lại là người ban hành ra Cánh đồng Chết”. Cánh đồng Chết - tên tiếng Anh là Killing Fields, tên một khu vực mà Khmer Đỏ dùng để chôn 1 triệu người vô tội trong chiến dịch diệt chủng.
“Bạn đã dạy một bài học cho người khác. Bài học ở đây là bạn đột nhập vào nhà của anh ta và bị anh ta đá đít (???)” - Twetter Lycy Dream.
Người Trung Quốc nói rằng họ "dạy cho Việt Nam một bài học". Bài học ở đây là gì? Người Trung Quốc lại không nói rõ. Vậy với người Việt Nam, bài học rút ra sau cuộc chiến 1979 là gì? Người Trung Quốc không dám nói về Tuol Sleng - một bảo tàng diệt chủng ở Phnom Penh, không dám nói về thảm sát Ba Chúc... về việc họ lờ đi việc Khmer Đỏ chủ động tấn công Việt Nam.
Họ nói Việt Nam nhiều lần xâm phạm lãnh thổ, bắt nạt người dân Trung Quốc, nhưng suốt bao nhiêu năm tháng qua, chẳng có bằng chứng nào được đưa ra cả. Còn ở Việt Nam, câu chuyện thảm sát Tổng Chúp vẫn ám ảnh bao lâu qua.
Đúng là lời nói dối từ 1979.

XUYÊN TẠC TRƠ TRẼN VÀ XÚC PHẠM LỄ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN COVID-19

Đại dịch Covid-19 hai năm qua đã gây ra nhiều thiệt hại, không phân biệt giàu nghèo, các ngành nghề, cấp bậc. Cứ thế Covid-19 lặng lẽ tấn công cướp đi hơi thở của hơn 23.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trên cả nước. Trong số đó có cả trẻ em, phụ nữ mang thai, những bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Dịch Covid-19 len lỏi vào từng ngõ ngách, từng ngôi nhà và lấy đi sinh mạng của biết bao người, để lại một nỗi mất mát, một khoảng trống khó lòng khoả lấp nổi.
Để tưởng nhớ những người ra đi, xoa dịu đau thương mất mát của người ở lại, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phối hợp với TP.HCM và các tỉnh tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Buổi lễ nhằm tưởng nhớ những người không may mắn qua đời vì đại dịch Covid-19, chia sẻ những nỗi đau với những gia đình mất người thân. Đồng thời, lễ tưởng niệm cũng là để khích lệ mọi người cùng nhau cố gắng vượt qua đại dịch.


Lễ tưởng niệm đã được rất nhiều người đông đảo hưởng ứng trên khắp cả nước. Nhưng bên cạnh sự chia sẻ, cảm thông ấy thì còn đối tượng cố tình xuyên tạc những giá trị, tầm quan trọng cũng như công lao của tuyến đầu chống dịch và các cơ quan đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn Covid-19. Điển hình trong đó là đối tượng Thạch Vũ và trang mạng Chân Trời Mới Media, nói về ngày lễ tưởng niệm 19/11 là “Hoà tan trách nhiệm, ý định chuyển hướng dư luận”. Thậm chí, chúng còn kêu gọi mọi người với lời lẽ kích động gây mất đoàn kết: “Chúng ta, những người sống sót, không thể để oan hồn của 20000 người không đáng chết phải chết bị đẩy vào quên lãng, bị ‘xí xoá huề cả làng’”.
Đối tượng này còn cho rằng “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định mừng 30/4, 1/5, phải đi bầu cử 23/5”, phải làm căn cước ngày đêm, thi tốt nghiệp… trong lúc trận đại dịch đang quét qua cả thế giới”. “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung KHÔNG CHỮA TRỊ, nhốt chung F0 và F1, bỏ đói rất nhiều khu vực bị phong toả.”.
Quả thật đây là một cái nhìn sai lệch và đáng lên án. Có thể thấy ngày 30/4 và ngày 1/5 là những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Không thể nói rằng, vì quyết định nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong lúc dịch bệnh làm phát sinh thêm nhiều ca tử vong hay là “nạn nhân” của quyết định đó được. Trong lúc dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại nhất là vào dịp nghỉ lễ, Bộ Y Tế đã kêu gọi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông không cần thiết, không được chủ quan, lơ là. Cho nên, dù đã nghỉ lễ nhưng Bộ Y Tế đã ra khuyến cáo và đề nghị người dân làm theo để đảm bảo an toàn, không thể quy chụp “nghỉ lễ làm lây lan thêm dịch bệnh”. Như vậy là vô căn cứ và thiếu trách nhiệm.
Tương tự, trong những ngày bầu cử Quốc hội, việc làm Căn cước công dân hay thi tốt nghiệp đã được cơ quan các cấp hướng dẫn cách tổ chức tuân thủ đầy đủ các biện pháp y tế, bảo đảm quy tắc 5K trong xuyên suốt quá trình. Tạo thuận lợi tối đa các hoạt động được diễn ra thuận lợi, thông suốt, an toàn, tiết kiệm và đúng luật.
Càng không thể nói rằng “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung không chữa trị, nhốt chung F0 và F1, bỏ đói rất nhiều khu vực bị phong toả.”. Chính vì số lượng gia tăng ngày càng nhiều của dịch bệnh, từ khu vực này sang khu vực khác nên mới phải có các biện phong toả, cách ly tập trung. Đó là biện pháp căn bản cần thực hiện trong thời gian này để giảm thiểu tình trạng lây lan thêm dịch bệnh, tiến hành khoanh vùng xét nghiệm và điều trị một cách kịp thời.
Khi bị phong toả hay bị cách ly, người dân được chăm sóc chứ không hề “bị bỏ đói” như lời đối tượng xuyên tạc xằng bậy. Họ được chăm lo về sức khoẻ lẫn bữa ăn một cách chu đáo, thậm chí có những đoàn người tình nguyện, lực lượng quân đội cùng nhau tiếp sức đến những vùng phong toả, vào từng nhà giao những phần ăn, lương thực thực phẩm cho người dân một cách an toàn.
Vì vậy, không thể quy chụp cho các sự việc trên là nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, gây nhiều ca tử vong cho người dân. Đồng thời không thể nói, các cơ quan chức năng là “những kẻ ra các quyết định đẫm máu”, không thể phủ nhận những công lao của những cán bộ, cơ quan các cấp đang ngày càng siết chặt, đưa ra các giải pháp giảm thiểu sự mất mát.
Như vậy đối với những lời của đối tượng như Thạch Vũ là thiếu căn cứ và không xác thực mang tính công kích. Không những vậy, chúng còn kích động người dân “Hãy tương kế tựu kế” chống phá lại cuộc tưởng niệm vào 19/11 và còn khẳng định “Vũ Đức Đam và quan chức TP.HCM phải bị truy tố về cái chết của hơn 20 000 sinh mạng con người!” Quả thật đây là những lời lẽ vô cùng thiếu căn cứ và thiếu trách nhiệm, thấy được sự kém hiểu biết cũng như không có tinh thần đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh trong lúc thời điểm căng thẳng. Cho nên trong tình thế lúc bây giờ yêu cầu mọi người thật sáng suốt để không bị những tin xấu tác động đến mình, cùng nhau đoàn kết với nhân dân cả nước, tin vào Đảng và sự lãnh đạo của cơ quan nhà nước quyết tâm chống dịch vì một tươi lai tươi sáng.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

VIỆT TÂN - KẺ "ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ" THỜI ĐẠI DỊCH

Thời gian gần đây, các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Nổi bật trong đó phải kể đến tổ chức phản động Việt Tân.


Vẫn những thủ đoạn quen thuộc, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube… bọn chúng tập trung đăng tải các bài viết phản cảm, phản ánh sai sự thật về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Chúng ra sức xuyên tạc tình hình, gây mất đoàn kết trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta. Ngày 15.9, sau khi VTV phát sóng phóng sự “Ranh giới” phản ánh thực tế diễn biến trong tâm dịch, Việt Tân cho ra đời “Ranh giới cho thấy nhà nước bạc bẽo thế nào với các y bác sĩ, nhân viên y tế”. Lợi dụng chính sách cho người lao động sau giãn cách xã hội được rời các tỉnh phía Nam trở về quê nhà, Việt Tân đã có ngay bài “Hội chứng về quê và khủng hoảng lòng tin” được đăng tải ngày 4.10.2021 trên YouTube. Ngày 5.11.2021, Việt Tân lại tung ra chương trình “Nhà nước Cộng sản Việt Nam chống dịch Covid-19 bằng cách đàn áp người dân”.
Không chỉ lợi dụng tình hình dịch mà chúng còn bám sát các sự kiện kinh tế, chính trị ở trong nước để xuyên tạc, công kích. Ngày 6.11.2021, chúng tung ra cái gọi là “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: hai phe đang đánh nhau”, hay nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, ngày 7.11.2021 chúng cho ra mắt bài “Đông Âu 30 năm – Biến cố Đông Âu có xảy ra ở Việt Nam hay không?”…
Các đối tượng liên tục phát tán những bài viết, hình ảnh, clip xuyên tạc, vu cáo cho rằng chính quyền chưa có sự hỗ trợ kịp thời cho người dân, việc chưa triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 rộng rãi bằng nguồn vốn từ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 sẽ khiến cho dịch bệnh ngày càng lan rộng, người dân sẽ không được tiếp cận, sử dụng theo đúng mục đích của quỹ mà phải bỏ tiền để mua vaccine… Chúng còn phát động “chiến dịch vận động cho người dân trong nước”, yêu cầu viết thư kiến nghị tới các cấp chính quyền để đòi hỗ trợ khẩn cấp; chỉ đạo các đối tượng đồng loạt thay đổi ảnh đại diện Facebook cá nhân với khẩu hiệu “Dân cần: Vaccine và bánh mì” để tăng cường kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước ta.
Đáng chú ý, Việt Tân có ý đồ triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm tập trung lực lượng để tăng cường hoạt động chống phá vào trong nước giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Một số đối tượng của tổ chức này còn trắng trợn xuyên tạc việc giãn cách xã hội để phòng chống sự lây lan dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Một mánh khóe khác của bọn chúng là tích cực dùng mạng xã hội để đưa ra những thông tin bịa đặt, nhắm đến bộ phận quần chúng còn mù mờ về truyền thông, nhận thức còn hạn chế…
Đảng, Nhà nước ta đã nỗ lực không mệt mỏi khi “xuôi ngược” triển khai chiến lược ngoại giao vaccine để người dân được tiếp cận nguồn vaccine khan hiếm, được bảo vệ tính mạng trước dịch bệnh, để phục hồi phát triển kinh tế trong bình thường mới. Những hội nghị trực tuyến, những chuyến công du của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành… đã không ngừng đem lại nguồn vaccine quý giá. Tính đến ngày 8.11, chúng ta đã tiêm chủng được trên 90 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Đây được xem là một nỗ lực tuyệt vời, một tốc độ phủ vaccine đáng được ghi nhận và không ít các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự khâm phục, gửi gắm niềm tin tưởng, khẳng định sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Đi ngược lại những nỗ lực ấy, các tổ chức phản động lưu vong mà điển hình là Việt Tân, vẫn lạc lõng đưa ra những giọng điệu chống đối hòng lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin. Xin được nhắc lại thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra “nếu ai không làm thì đứng sang một bên để người khác làm” và có lẽ thông điệp này đã thấu triệt tới toàn dân nên mới có được kết quả tiêm chủng nhanh đến vậy và cũng mới có được tinh thần thích ứng linh hoạt với đại dịch để cả nước vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

TRANG NHẬT KÝ YÊU NƯỚC BỊ ĐỔI TÊN THÀNH "VĂN TOÀN"

Vận đen tiếp tục bám riết đến mấy trang phản động. Cứ ngỡ sau chiến dịch đổi tên các trang Việt Tân, BBC, RFA,.... thành hàng loạt các băng rôn tuyên truyền như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm,.... dàn admin yêu dân chủ, giỏi công nghệ của các trang đã nâng tính bảo mật của trang mình.
Ấy vậy mà, tối nay trang Nhật ký yêu nước lại tiếp tục bị hacker đổi tên thành "Văn Toàn" cùng một hình ảnh đại diện về đất nước và con người Việt Nam.


Chia buồn với Nhật ký bán nước nhé. Lần sau lấy cái tên cho nó đúng thực chất, ai bảo phản động lại đặt tên là "yêu nước", bảo sao anh em hacker nó không ngứa mắt cơ chứ!
Phải lấy tên Nhật ký bưng bô thì sẽ trường tồn với thời gian!

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

MỘT KỶ LỤC THẾ GIỚI

Chưa cần đến sự kiện mất Buôn Ma Thuột (tháng 3-1975), ngay từ giai đoạn được viện trợ dồi dào, có quân Mỹ kèm cặp, đảm bảo, trong vòng 7 năm (1965-1972), ước tính đã có khoảng 840.000 lính ngụy đào ngũ. Tương đương 84 sư đoàn đủ quân. Tính trên quy mô quân đội, thì ngay cả thời điểm Đức sắp bại trận hoàn toàn ở Châu Âu, Nhật bại trận ở Châu Á trong Thế chiến II, Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991...cũng không lớn đến mức độ ấy.


Riêng từ tháng 4 đến tháng 12-1974, có đến 176.000 lính đã đào ngũ. Các lực lượng được coi là tinh nhuệ nhất của Quân lực hạng tư thì biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55%), tiếp theo đó là dù (30%) và các đơn vị thủy quân lục chiến (15%). Đến tháng 4-1975, thì gần như trên 90% các đơn vị bỏ chạy trốn trước khi quân Giải phóng đánh tới.
Đằng sau các con số trên, nói lên rất nhiều điều..!
***
Ngụy quân cởi bỏ quân phục ngập đường trước cửa ngõ Sài Gòn trong ngày 30-4. Ảnh của phóng viên Pháp Jacques Pavlovsky.
Nguồn: Theo Nguyễn Đức Phương - một người Mỹ gốc Việt tại Cali - trong bài "Việt Nam Cộng hòa 1975 - nguyên nhân sụp đổ"

RA SỚM THÌ CÓ MÀ..

Ngày 18/11, Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục mở phiên xét xử Đường "Nhuệ" cùng đàn em về tội Cưỡng đoạt tài sản, liên quan đến vụ ăn chặn tiền hoả táng. Tại đây, VKS Nhân dân tỉnh Thái Bình đã đọc lu.ận tội các bị cáo và quan điểm của VKS Nhân dân tỉnh và đề nghị mức án với các bị cáo.


Những đàn em giúp sức cho Đường "Nhuệ" gồm: Bị cáo Ninh Đức Lợi (SN 1974) bị đề nghị áp dụng từ 13 - 14 năm tù. Bị cáo Nguyễn Khắc Nin (SN 1979) bị đề nghị áp dụng 12 - 13 năm tù.
Bị cáo Phạm Văn Úy (SN 1989) bị đề nghị áp dụng 13 - 14 năm tù. Bị cáo Bùi Mạnh Tiến (SN 1995, thường gọi là Tiến "trắng", con nuôi Đường "Nhuệ") bị đề nghị áp dụng từ 12 - 13 năm tù. Bị cáo Quách Việt Cường (SN 1974) bị đề nghị 8 - 9 năm tù.
Trong đó, khi được phép nêu ý kiến trước đề nghị luận tội, Bùi Mạnh Tiến (Tiến "trắng") vẫn xin được áp dụng 20 năm tù trong khi các đàn em khác của Đường "Nhuệ" đều nhận tội và xin toà xem xét để giảm án, sớm về với gia đình.
"Nếu không được 20 năm thì cho bị cáo 13 năm tù, vì 12 năm là số năm Hợi không đẹp", Tiến "trắng" nói

LIÊN XÔ

Hơn 40 năm trước người Nga giúp Việt Nam chinh phục dòng Sông Đà hung dữ, xây dựng nhà máy thủy điện ngăn lũ cho đồng bằng Bắc Bộ. Hơn 40 năm trôi qua, bây giờ Liên Xô cũng không còn, những kỹ sư Liên Xô trên đại công trường Thủy điện Hòa Bình ngày đó nếu còn cũng đã tới tuổi "Thập cổ lai hi". Không biết ai còn nhớ tới họ, nhớ tới những công trình cao cả của những người anh em Cộng sản không nhỉ?


Và bây giờ lớp trẻ sau này họ ca thán "giá như đừng đuối đi một nền văn minh của Pháp, hay như đừng đánh Mỹ thì Việt Nam giàu ngang Hàn, Nhật". Quê mình năm 1996 có điện, đúng sau 2 năm khi tổ máy cuối cùng của Thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, chấm dứt một thời kỳ đèn dầu mà mỗi lúc ngồi vào bàn học cay xè nước mắt.
Mùa thu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng.
Cũng chính từ đây công trình Thủy điện Hòa Bình manh nha hình thành và dần đi vào hiện thực. Có thể nói rằng lịch sử thường rất công tâm nếu không có người Nga chúng ta có lẽ chưa biết bao giờ có dòng điện quốc gia đầu tiên của cả nước. Mà trước đó người Pháp từng tuyên bố "Sông Đà bất trị". Và ngược lại nếu không có người Mỹ thì chúng ta sẽ không bị chia cắt 20 năm, không có hàng triệu tấn bom đạn trút trên làng mạc ruộng đồng người Việt, không có những e bé da cam mà dù 40 năm trôi qua hậu quả còn dai dắng nặng nề. Nhìn lại lịch sử để xem ai là bạn là thù để có cái nhìn công tâm đối với lịch sử.
Nếu nhiều người hỏi Liên Xô được gì ở đất nước này? Không gì cả, nuôi cho Việt Nam biết bao nhiêu du học sinh, tạo cho hàng ngàn lao động ở Đông Âu mà nhiều người nhờ đó giàu sụ lên trong khi đất nước còn khốn khó, ngay như tỷ phú của Việt Nam bây giờ Phạm Nhật Vượng cũng được nuôi dưỡng bằng bánh mỳ của nước Nga. Nhưng giờ thì sao? Đám đi Liên Xô tầm 8x chúng chửi Liên Xô không ra gì... đó là sự vong ơn bội nghĩa.
Còn người Mỹ để lại gì cho đất nước này qua 20 năm cai trị Miền Nam?
Không gì cả, lòng người ly tán phân tranh, ngoài bom đạn và những nghĩa trang đầy ắp ngôi mộ.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

“NẾU LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, TÔI SẼ LÀM VIỆT CỘNG”!

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rất nhiều nhà báo nước ngoài đã đến Việt Nam. Nhiều tác phẩm báo chí của họ về những điều “mắt thấy tai nghe” tại chiến trường Việt Nam đã gây hiệu ứng lớn trong dư luận quốc tế, góp phần vào làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.


Trong số đó có nữ ký giả Pháp Michèle Ray của tờ Le Nouvel Observateur (Người Quan sát mới). Bà sang Việt Nam từ đầu năm 1966, chỉ vài tháng sau khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào Việt Nam. Sau này bà cho biết, ngoài công việc làm báo, bà còn muốn tìm tung tích cha mình cũng là một nhà báo đã mất ở cao nguyên Trung phần trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước đó.
Sau ngày về nước, Michèle Ray đã viết cuốn sách “Từ hai bờ địa ngục” (Des deux rives de l’enfer) và một thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng”. Cuốn “Từ hai bờ địa ngục” đã được dịch sang tiếng Anh và phát hành khắp thế giới, kể lại cuộc hành trình mạo hiểm của bà một mình một xe ô tô, khi thì có mặt ở những vùng chiến sự, khi lọt vào vùng giải phóng và tất nhiên, nhiều phen thoát chết trong gang tấc. Thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng” kể về những người cách mạng, từ anh cán bộ phong trào, anh bộ đội, anh du kích… đến người dân bình thường và các cháu học sinh ở vùng giải phóng. Thú vị nhất là việc có lần, bà đã bị họ bắt làm “tù binh” một thời gian và nhờ đó mà bà hiểu kỹ hơn về những người “Việt cộng”.
Michèle Ray kể rằng, sau khi sang Việt Nam, bà đã chọn Bình Định vì hồi đó, đây là một trong những chiến trường nóng bỏng. Đây cũng là nơi đã bẻ gãy 1 trong “5 mũi tên” của Mỹ ở chiến trường miền Nam. Báo chí Sài Gòn thời ấy bình luận: “Bình Định là tỉnh đứng đầu trong 44 tỉnh, thành phố về mất an ninh trật tự nhất ở miền Nam Việt Nam” (vì có phong trào đấu tranh chống Mỹ-ngụy phát triển mạnh mẽ). Vì thế, phần lớn những địa danh và nhân vật trong hai tác phẩm trên đây của Michèle Ray là ở Bình Định, nhiều người trong số đó hiện nay vẫn còn sống. Một trong số đó là nữ nhà báo Lê Thu, người đã từng được tiếp xúc với Michèle Ray hồi bà “bị bắt” ở Bình Định.
Lê Thu quê ở thôn Mỹ An, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình chị từng là một cơ sở cách mạng ở Hoài Nhơn. 14 tuổi, chị tham gia hoạt động hợp pháp trong phong trào đô thị miền Nam, từng bị địch bắt biệt giam ở các nhà lao Quy Nhơn, Nha Trang và giải qua các nhà tù ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận… Ra tù, chị lại tiếp tục hoạt động và được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Sau ngày đất nước thống nhất, chị đi học sư phạm, làm giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn, giảng dạy ở Trường Hành chính tỉnh Nghĩa Bình rồi làm cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Khánh… Duyên nghiệp thế nào, cuối cùng chị lại làm nhà báo công tác tại Văn phòng đại diện báo chí khu vực miền Trung và Tây Nguyên của nhiều tờ báo ở Hà Nội. Lê Thu nói rằng, từ hồi làm du kích và tiếp xúc với Michèle Ray, chị đã mơ ước được làm nhà báo như bà ấy.
Lê Thu kể: Tháng Chạp năm 1966, một hôm nghe xôn xao là du kích vừa bắt được một nữ biệt kích Mỹ lái ô tô đột nhập vùng giải phóng, chị cùng mấy người tò mò đến xem, thấy một cô gái ngoại quốc chừng 26-27 tuổi, tuy bị bắt nhưng không tỏ ra lo lắng, sợ sệt gì. Thầy Tri là giáo viên Pháp văn trao đổi với tù binh, xem giấy tờ rồi quay sang nói với mọi người: Đây là nhà báo Pháp, tên là Michèle Ray, 28 tuổi, phóng viên Báo Người Quan sát mới…
Mọi người vẫn quyết định dẫn Michèle Ray lên cấp trên. Chiếc xe con của bà ấy thì được khiêng giấu vào đám mía tại thôn Tài Lương, xã Hoài Thanh. Thầy Nguyễn Đức Nghĩa, vốn là Hiệu trưởng Trường Trung học Quy Nhơn, được cử đi theo làm phiên dịch viên. Mấy ngày sau, địch có trận càn lớn ở Hoài Thanh, chiếc xe con giấu trong vạt mía bị đốt cháy. Sau này, khi biết chắc chắn Michèle Ray là nhà báo Pháp có thiện chí với cách mạng, bà ấy được đi lại trong vùng tự do. Biết tin chiếc xe đã bị đốt cháy, bà nói: “Tôi đã từng lái loại Renault này từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ, chạy liên tục mấy ngàn cây số vẫn không hỏng. Tới Sài Gòn, tôi đến chi nhánh hãng Renault thuê chiếc xe này để có thể ra Hà Nội. Xe đã được bảo hiểm, nên dù mất tôi vẫn không phải bồi thường”.
Mặc dù đã được “giải oan” nhưng Michèle Ray vẫn luôn ý tứ, dè dặt, muốn làm gì cũng phải xin phép, kể cả chụp ảnh, quay phim. Gặp hôm địch đổ quân càn quét, bà ấy cũng theo mọi người xuống hầm bí mật. Ông Trần Hoài Thu hồi 1965-1967 cũng là giáo viên Pháp văn ở vùng giải phóng huyện Hoài Nhơn, sau này là Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, kể thêm: “Hôm nằm dưới hầm bí mật tại thôn Hội An, xã Hoài Châu, Michèle Ray nghe tiếng giày đinh lính Mỹ nện trên đầu, bà ta cứ nằng nặc đòi đội hầm lên: “Cho tôi được gặp lính Mỹ. Tôi sẽ phỏng vấn họ”. Bà nói đi nói lại nhiều lần, mọi người can ngăn mãi…”.
Khi đã hiểu rõ Michèle Ray, mọi người đều dành cho bà những tình cảm đặc biệt, ngày nào cũng mang cho thịt gà, bia, nước ngọt, trái cây… Nhưng Michèle Ray vẫn thích các món dân dã như rau rừng chấm mắm nêm, canh cua đồng và nhất là khoai luộc nóng. Michèle Ray còn tập chơi bài tú-lơ-khơ với anh em du kích, rồi tự đệm đàn ghi-ta hát bài “Giải phóng miền Nam” bằng tiếng Việt ngọng nghịu. Khi tiếp xúc với mọi người, bà tránh hỏi tên tuổi cụ thể mà chỉ gọi tên theo đặc điểm riêng từng người. Sau này đọc thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng” của Michèle Ray, mọi người cứ cười hoài khi bà ấy gọi anh công an là “anh răng trắng”; anh công vụ mang khẩu súng cạc-bin là “anh mắt chồn” (ý nói mắt sáng tinh tường); còn thầy Nghĩa phiên dịch thì được gọi là “Giáo sư đỏ” (Professeur rouge)…
Những ngày thâm nhập ở Hoài Nhơn, Michèle Ray đề nghị du kích trang bị cho mình các thứ đồ dùng giống như mọi người: Quần áo bà ba đen, võng ni-lông, bát ăn cơm bằng đuya-ra Mỹ, dù hoa, nón lá, dép cao su… Có lần, Michèle Ray còn đề nghị “móc nối” cho bà được theo đường mòn Trường Sơn đi bộ ra Hà Nội. Nhưng điều kiện lúc đó chưa cho phép. Michèle Ray quyết định quay trở lại Sài Gòn để ra Hà Nội bằng cách khác. Hôm chia tay, tất cả hành lý, tư trang của bà được mọi người chuẩn bị đầy đủ và cho vào ba lô con cóc, mang gọn sau lưng, trông như một chiến sĩ du kích thực thụ… Nhưng, khi ngồi lên xe máy chuẩn bị phóng đi, sực nhớ ra điều gì, Michèle Ray liền đấm vào lưng bác lái xe ra hiệu dừng lại. Thầy Nguyễn Đức Nghĩa hỏi: “Michèle Ray còn cần gì nữa?”. Bà ấy chỉ tay lên lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng đang tung bay trước trụ sở, nói: “Tôi muốn xin lá cờ này…”.
Thầy Nghĩa giải thích rằng, nếu mang theo cờ Giải phóng, sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của Michèle Ray, ít nhất cũng sẽ bị làm khó dễ. Nhưng bà ấy mở nút áo, chỉ vào ngực mình, nói: “Tôi sẽ xếp thật gọn, giấu kín vào đây. Khi lên máy bay rời Việt Nam, tôi nhờ các đồng nghiệp Mỹ xách hộ qua cửa, sẽ an toàn thôi mà…”.
Không biết kế hoạch ấy của Michèle Ray có trót lọt? Và sau gần 50 năm, Michèle Ray còn giữ được kỷ vật ấy?