KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

TRUNG ÚY CÔNG AN HỖ TRỢ SẢN PHỤ ‘VƯỢT CẠN’ BÊN ĐƯỜNG

Thấy một sản phụ lên cơn đau, nằm gục bên đường, trung úy công an ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cùng một số người hỗ trợ giúp cô sinh một bé trai hơn 3kg an toàn.

Nam trung úy công an được nhắc đến là anh Lương Văn Thạch - cán bộ Công an xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Khoảng 14h25 chiều 5-6, trên đường đi công tác từ Công an xã Nậm Cắn về thị trấn Mường Xén, trung úy Thạch thấy chị Xồng Y B. (32 tuổi, ngụ xã Nậm Cắn) lên cơn đau, nằm gục xuống lề đường bên quốc lộ 7.
Lại gần thăm hỏi, nhận định chị B. đang trở dạ, không thể tiếp tục đi tới bệnh viện, anh Thạch với kinh nghiệm và kiến thức sơ cứu, trợ sản cơ bản đã ngay lập tức cùng chồng chị B. và một số phụ nữ bên cạnh giúp chị sinh con thành công.
Sau đó, mọi người đã liên hệ với nhân viên y tế đến chăm sóc cho mẹ và bé.
Bà Vi Thị Loan - 40 tuổi, cán bộ Trạm y tế xã Nậm Cắn - cho hay, khi bà vừa về đến thị trấn Mường Xén, nghe tin chị B. sinh con bên đường liền tức tốc chạy xe máy quay lại hỗ trợ sản phụ sinh con.
"Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của người dân và một cán bộ công an địa phương, bé trai nặng hơn 3kg chào đời kháu khỉnh, mẹ con sản phụ khỏe mạnh", bà Loan chia sẻ.

QUỐC HỘI GIÁM SÁT TỐI CAO VỀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHỐNG DỊCH COVID-19

Chiều 6-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua nghị quyết chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
Như vậy, Quốc hội sẽ giám sát tối cao 2 chuyên đề, gồm:
Chuyên đề 1 "việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng";

Chuyên đề 2 "việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".
Hai chuyên đề còn lại là: "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021", Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.
Cũng theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát tối cao về chuyên đề 1. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022…
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội xem xét báo cáo giám sát tối cao về chuyên đề 2. Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công...
Đáng chú ý, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Quốc hội cũng xem xét báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào năm 2023.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2022

BÁC SỸ VIỆT NAM KHÁM, PHÁT THUỐC VÀ TẶNG QUÀ CHO NGƯỜI DÂN TẠI LÀO

Sáng 4/6, đoàn công tác Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại thủ đô Vientiane tổ chức buổi thăm, khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho kiều bào và người dân Lào có hoàn cảnh khó khăn.

Tham dự chương trình có Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; bà Vũ Tú Oanh - Tham tán, thường trực Ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; ông Lê Văn Mùi, Chủ tịch Hội người Việt Nam thủ đô Vientiane; đại diện các lãnh đạo chính quyền Lào tại thủ đô Vientiane và các y, bác sỹ đến từ các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, cùng sự hiện diện của 500 bà con kiều bào và nhân dân Lào có hoàn cảnh khó khăn.
Đây là hoạt động thường niên, mang ý nghĩa nhân đạo, tinh thần tương thân tương ái và cũng nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022;” chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác Việt Nam-Lào, góp phần củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát biểu khai mạc, ông Võ Thành Chất - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: “Tôi hoan nghênh và chia sẻ những nỗ lực của kiều bào và người dân Lào đã không ngừng phấn đấu để thích ứng và phục hồi cuộc sống, tiếp tục ổn định công việc ở nước sở tại, đồng thời còn tham gia nhiều hoạt động thiết thực hướng về quê hương, đất nước. Những nghĩa cử cao đẹp này không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cộng đồng người Việt Nam tại Lào mà còn tôn vinh truyền thống đại đoàn kết, quý báu của dân tộc Việt Nam.”
Ông Võ Thành Chất khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh cùng với cả nước góp phần chia sẻ với kiều bào Việt Nam tại Lào, cũng như chia sẻ với chính quyền của Lào trong việc chăm lo sức khỏe cho người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Thông qua chương trình, những kiều bào và người dân Lào có hoàn cảnh khó khăn tại thủ đô Vientiane có cơ hội được kiểm tra sức khỏe như đo huyết áp, nhịp tim, khám mắt, tai mũi họng, được tư vấn một số bệnh phổ biến nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe và được nhận các loại thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường đề kháng, nước rửa tay…
Trong khuôn khổ chương trình, đoàn cũng đã phát thuốc, tặng quà cho 500 người Việt Nam và người dân Lào có hoàn cảnh khó khăn.
Mỗi phần quà tương ứng 1 triệu đồng, tuy giá trị không lớn, nhưng là tình cảm, tấm lòng, sự chia sẻ của Đảng bộ, Chính quyền và nhân nhân Thành phố Hồ Chí Minh đối với kiều bào và người dân Lào có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống./.

QUYẾT LIỆT CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NHÌN TỪ VỤ VIỆT Á

Kết quả mới nhất trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến vụ Việt Á được công bố vào ngày 4/6.
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021.



Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Chu Ngọc Anh (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và ông Nguyễn Thanh Long (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế).
Cuộc chiến không ngừng, không nghỉ
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực họp phiên thứ 21 để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhấn mạnh rằng dù trong năm 2021 dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, song Ban Chỉ đạo tiếp tục đổi mới, duy trì nền nếp, chỉ đạo sâu sát, toàn diện các mặt công tác và với tinh thần không ngừng, không nghỉ, không vì chống dịch mà chùng xuống, không xử lý, mà ngược lại làm ngày càng quyết liệt, bài bản, ngày càng có hiệu quả hơn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.
Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, điểm lại những kết quả đạt được năm 2021 trong cuộc chiến chống lại cái xấu, cái ác.
Nổi bật trong số này là sự tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tiêu cực xảy ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế, và mới đây nhất là Vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, CDC Hải Dương, các đơn vị, địa phương liên quan. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, dư luận đặc biệt quan tâm và yêu cầu khẩn trương điều tra làm rõ để xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm.
Thực tế cho thấy, liên quan đến Công ty Việt Á, vào thời điểm cuối tháng 5 đã có 58 cán bộ bị khởi tố, bắt giam.
Mở đầu là ngày 10/12/2021, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khám xét trụ sở Việt Á và 16 địa điểm tại 8 địa phương, trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bình Dương, Long An... Sau đó, Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, cùng một số đồng sự bị khởi tố. Tiếp theo, nhiều cán bộ cấp vụ tại Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng bị khởi tố.
Đến tháng 3, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y), cùng Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng phòng Phòng Trang bị, vật tư (Học viện Quân y). Ngày 25/5, ông Nguyễn Huỳnh, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý giá thuộc Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), bị bắt.
Trước đó, nhiều cán bộ, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở Nghệ An, Bình Dương, Nam Định, Thừa Thiên-Huế, Hà Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đắk Lắk … bị khởi tố, bắt giam do vi phạm về quy định đấu thầu, tham ô tài sản.
Về kỷ luật đảng, trong kỳ họp thứ 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Thanh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật; cảnh cáo ông Phạm Công Tạc, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Thiện Thành, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; ông Lê Bách Quang, Chủ tịch các Hội đồng tư vấn, Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm phát hiện COVID-19…
Tại Bộ Y tế, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế; ông Nguyễn Nam Liên, nguyên Phó Bí thư, nguyên Trưởng ban Ban Tổ chức Đảng ủy Bộ Y tế, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, cảnh cáo ông Nguyễn Trường Sơn, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Đặng Đức Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; khiển trách ông Đỗ Xuân Tuyên, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế…
Đối với Học viện Quân y, tại kỳ họp thứ 13, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định cảnh cáo đối với 4 cán bộ gồm Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Đại tá Nguyễn Tùng Linh, Đảng ủy viên Học viện, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng Khoa học quân sự; Thiếu tá Ngô Anh Tuấn, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng Tài chính; Thiếu tá Lê Trường Minh, Chi ủy viên, Trưởng ban Ban Hóa dược (Phòng Trang bị, vật tư). Nhận hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng là 2 cán bộ gồm Thượng tá Hồ Anh Sơn, Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng Trang bị, vật tư.
Ngày 5/4, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật đối với Trung tướng Đỗ Quyết (Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quân y); Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự (Học viện Quân y) bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
"Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
Ngày 12/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng (Hà Nội) trước khi diễn ra kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV.
Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Phan Quan Bách (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) cho biết, nhân dân rất phấn khởi, đánh giá cao quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng - “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, liên tục và ngày càng quyết liệt hơn.”
Từ đó, những cán bộ có chức, có quyền mà thoái hóa, biến chất, kể cả cán bộ cấp cao, đã bị phát hiện, xử lý.
Cụ thể, liên quan đến vụ Việt Á, không chỉ có các vị thứ trưởng mà các vị bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đang trong quy trình bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Trong hai ngày 16 và 17/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 15. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Chu Ngọc Anh (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ); Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thanh Long (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế).
Mới đây nhất, ngày 4/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại cuộc họp, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 gây hậu quả nghiêm trọng.
Các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và Phạm Công Tạc (Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Công Tạc.
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.
Trong Quy định số 22-QĐ/TW (ngày 28/7/2021) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Điều 11 ghi rõ: Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý; khiển trách, cảnh cáo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Trường hợp cách chức, khai trừ thì Ban Bí thư, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định. Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng; quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
Như vậy, quyết định hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo đối với hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long (đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng) thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
Còn quyết định hình thức kỷ luật cao hơn là cách chức, khai trừ thì thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương.
Việc tiếp tục xem xét, quyết định kỷ luật đối với các cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, liên quan đến vụ Việt Á, được coi là một trong những vụ án trọng điểm năm 2022 thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Trong năm nay Ban Chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm./.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

HÀNH ĐỘNG ĐẸP CỦA CHIẾN SĨ CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Trong sáng 31/5, trên mạng xã hội, người dân Bắc Kạn chia sẻ, bình luận tích cực về hành động của một chiến sĩ cảnh sát giao thông đầu trần, đội mưa bê đá lăn ra khỏi lòng đường để bảo đảm an toàn giao thông.

Tìm hiểu được biết, chiến sĩ cảnh sát giao thông này là Thiếu tá Đặng Văn Thu, Đội Cảnh sát giao thông huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Quốc lộ 3B từ thành phố Bắc Kạn vào huyện Na Rì có nhiều đèo, dốc, quanh co, nhiều vách đá là một trong những cung đường nguy hiểm nhất ở Bắc Kạn. Nhiều đoạn bên cạnh độ dốc còn thường xuyên xảy ra sạt lở, đá lăn xuống lòng đường.
Trận mưa lớn từ chiều 30 đến sáng 31/5 cũng đã gây ra nhiều vị trí sạt lở trên con đèo này. Bên cạnh vị trí sạt lở lớn với những khối đá to cần tới sức máy để san gạt thì còn nhiều vị trí đá nhỏ lăn xuống lòng đường.
Thiếu tá Thu cho biết, sáng 31/5, thực hiện việc tuần tra, bảo đảm an toàn giao thông khi mưa lũ xảy ra, khi đến đoạn qua xã Cư Lễ thấy nhiều hòn đá lăn xuống lòng đường có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, anh đã xuống xe bê chúng bỏ ra ngoài hành lang giao thông. Anh Thu cho biết thêm, anh không suy nghĩ gì khi làm việc này, chỉ là thấy đá có thể gây nguy hiểm cho người đi đường trong khi kích cỡ không quá lớn, có thể dùng sức người di chuyển nên đã hành động như vậy.
Theo các chiến sĩ cùng đi với Thiếu tá Đặng Văn Thu, đây là việc mà Đội Cảnh sát giao thông huyện Na Rì vẫn thường làm trên cung đường 3B. Khi tuần tra, bất kể ngày mưa hay nắng, hễ thấy đá lăn xuống đường mà sức người có thể bê được là anh em xuống xe dọn ngay. Những vị trí sạt lở lớn cần sức máy thì báo cáo, phối hợp thông tuyến, bảo đảm giao thông. Một hành động nhỏ trên một đoạn đường ngắn nhưng ý nghĩa lớn, giúp người dân đi đường có thêm phần an toàn.
Trung tá Lộc Văn Du, Đội trưởng Cảnh sát giao thông Na Rì cho biết, đây là việc làm thường xuyên của Đội ở một địa bàn nhiều đồi núi, vách đá, thường xuyên xảy đá lở, đá lăn. Đối với cá nhân Thiếu tá Đặng Văn Thu là một đồng chí gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./

TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN VÀ ĐÀI RFA CÙNG ĐÁM FULRO LƯU VONG LIÊN TỤC LỢI DỤNG BÓP MÉO TÌNH HÌNH TẠI BUÔN LANG, EA PÔK, CƯ M’GAR

Ngày 01/6/2022, Facebook “Việt Tân” của tổ chức khủng bố Việt Tân và “Dak Lak News” của số FULRO lưu vong tại Thái Lan đã đăng tải một bài viết với tiêu đề rùng rợn rằng “HÀNG TRĂM GIA ĐÌNH NGƯỜI BẢN ĐỊA ĐẮK LẮK BIỂU TÌNH VÌ KHÔNG MUỐN LÀM NÔ LỆ TRÊN CHÍNH MẢNH ĐẤT CỦA MÌNH”.


Có thể thấy, đây không phải là lần đầu tổ chức khủng bố Việt Tân cùng các Đài thiếu thiện chí với VN và số FULRO xuyên tạc tình hình đất nước Việt Nam, vẫn chiêu bài cũ theo lối mòn là lợi dụng những vấn đề xã hội ở trong nước để xuyên tạc tình hình các vụ việc, chống phá Đảng và Nhà nước, nhất là tình hình vùng đồng bào thiểu số Tây Nguyên, mới đây nhất là tình hình tại Buôn Lang, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

Ai không biết rằng tổ chức khủng bố Việt Tân có trụ sở tại Mỹ nhưng luôn tìm cách móc nối, khai thác tình hình tại Việt Nam từ những đối tượng bất mãn, chống đối. Tổ chức này đã xuyên tạc bất chấp sự thật mang tính pháp lý rõ ràng Công ty CPCP Ea Pôk tiền thân là Nông trường cà phê Ea Pôk được thành lập theo Quyết định số 199/QĐ-UB ngày 22/11/1976 của UBND tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở tiếp quản 03 đồn điền cà phê (Cư H’lâm, Nhơn Nghĩa và San Tili) do chế độ cũ để lại, được giao quản lý diện tích 2.065 ha (theo Quyết định số 779/QĐ-UB, ngày 17/12/1982 của UBND tỉnh). Ngày 21/12/1998, chuyển đổi thành Công ty cà phê Ea Pôk; ngày 23/9/2010, chuyển thành Công ty TNHH MTV cà phê Ea Pôk. Ngày 13/6/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1308/QĐ-UBND “V/v phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV cà phê Ea Pôk thành công ty cổ phần” trong đó vốn Nhà nước chiếm 32,1% cổ phần. Ngày 12/11/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 3389/QĐ-UBND cho Công ty cổ phần cà phê Ea Pôk thuê 6.919.750,9 m2 đất tại xã Cư Suê và thị trấn Ea Pôč, huyện Čư M’gar để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cây ăn trái, hoa màu, chế biến và sản xuất cà phê, chăn nuôi bò thịt); trong đó, diện tích 40,35 ha vùng 40 buôn Lang, thị trấn Ea Pôč nằm trong diện tích đất này.
Các đối tượng cầm đầu đi vận động thêm các hộ dân khác cùng tham gia và hứa hẹn khi giành được đất sẽ chia đều đất chiếm được cho những ai có tham gia với nhóm 40 hộ trên. Sáng ngày 28/5/2022 có khoảng 300 người ở buôn Lang đã đập phá, xô đổ làm hư hỏng hoàn toàn 2,7 km hàng rào bằng tôn của Công ty Ea Pôc và dùng cuốc, máy cưa lốc, gậy gộc phá hỏng, đánh sập 01 nhà tạm, 01 chòi gác, giá trị tài sản ước tính khoảng trên 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn làm thay đổi hiện trạng đất, san lấp các hố trồng Sầu riêng.
Trước tình hình trên, chính quyền và các cơ quan chức năng đã kiên trì tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân nói chung, tổ chức đối thoại để giải thích, nói rõ những điều người dân băn khoăn, chưa hiểu, qua đó tạo sự đồng thuận cao hơn từ người dân trong phương án canh tác của Công ty cũng như tính pháp lý rõ ràng tại vùng 40 Buôn Lang, thị trấn Ea Pôk.
Thế nhưng, một số hộ dân quá khích vẫn kích động số đông bà con phản đối và bắt công ty phải thực hiện theo bất chấp cả khía cạnh luân lí và pháp luật.
Trước đó, 40 hộ dân này yêu sách đòi trồng cà phê phản đối chuyển đổi cây trồng, mặc dù công ty cùng chính quyền huyện, thị trấn kiên trì vận động đối thoại 5 lần nhưng 2 năm nay số hộ trên nghiễm nhiên chiếm đất trồng bắp hưởng lợi, trong khi công ty đóng tiền thuê đất gây thiệt hại cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Về phương án sản xuất từ khi thành lập nông trường đến nay công Cty cà phê Ea Pôk đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu... người dân Êđê buôn Lang chỉ là người làm công ăn lương và sản phẩm ngoài ra không đầu tư gì.
Vì sao 40 hộ khăng khăng yêu cầu trồng cà phê? Bởi vì một thời gian dài họ trồng cà phê được công ty cho trồng xen canh bắp, đậu giữa các lô và tự thu hoạch tự thụ hưởng thậm chí họ còn lấy phân của công ty phát để bón cho cây cà phê đem đi bón bắp bón đậu của mình.
Vậy mới thấy tư tưởng, cách làm nhỏ nhặt tiểu nông chỉ vì lợi ích cá nhân của họ không thích ứng môi trường kinh doanh hiện nay. Vì công ty chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh trồng cây sầu riêng hoặc cây khác họ không được hưởng lợi nhàn hạ như trước. Mặt khác điều kiện trình độ sống tập quán lâu nay trồng cây cà phê từ đầu năm đi ứng tiền đại lý cho sinh hoạt ăn uống rồi nợ đến cuối năm mới trả nên thay đổi làm ảnh hưởng ngay đến cuộc sống họ, làm công nhân nông nghiệp cao thì lấy cà phê đâu ứng tiền đại lý? Từ đó họ mặc nhiên tiến thêm 1 bước là đòi lại đất, họ cho rằng vùng đất này là “do ông bà để lại” nên nhất quyết phải đòi bằng được, bất chấp các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Mà không biết rằng đó là lí do “trẻ con”, của những kẻ lý lẽ cùn trong khi hoạt động của Công ty được đảm bảo tính pháp lý bằng quyết định giao quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Cần phải nói, ở đây có bàn tay hà hơi tiếp sức của đám tàn quân Fulro lưu vong ở Thái Lan Y Quynh Bdap xúi giục kích động đập phá, giương khẩu hiệu, tự quay phim rồi gửi cho cho chúng để chúng xuyên tạc.
Có thể thấy, tổ chức khủng bố Việt Tân và đám FULRO có sự liên kết móc nối với nhau luôn triệt để lợi dụng tình hình trong nước để xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước ta. Đây là những hoạt động chống phá công khai, tính chất rất nguy hiểm, tạo ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như dư luận trong nước. Đồng thời, tạo ảo tưởng, động lực cho nhiều đối tượng chống đối trong nước hoạt động ngày càng quyết liệt hơn.
Người dân chúng ta cần nhìn nhận bản chất phản động lợi dụng vụ việc của các tổ chức phản động và cần lên án phê phán hành vi gây rối trật tự vi phạm pháp luật của 300 người Ede ở buôn Lang, tố cáo với cơ quan chức năng đối với những đối tượng đã liên lạc cung cấp video, hình ảnh cho nhóm Fulro lưu vong ở Thái Lan Y Quynh Bdap để họ điều tra xử lý nhằm ổn định ANTT ở địa phương.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

BÁC HỒ THĂM LỚP MẪU GIÁO TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thiếu nhi. Nhìn bức ảnh “Bác Hồ thăm lớp mẫu giáo tại chiến khu Việt Bắc ngày 19-5-1953”, người xem thấy rõ hình ảnh Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc giản dị, thân mật, gần gũi với các cháu thiếu nhi và nét mặt vui mừng của các cháu khi được ngồi bên Bác đã bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến mà các cháu dành cho Bác Hồ.



Giờ đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về cõi vĩnh hằng và các em thiếu nhi trong bức ảnh này thì nay cũng đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng tác phẩm nhiếp ảnh này sẽ mãi sống trong lòng người xem bởi dấu ấn sâu đậm về tình cảm vô cùng lớn lao mà Bác dành cho các cháu.
Điều mà Bác Hồ đặc biệt quan tâm và luôn luôn nhắc nhở, khích lệ các cháu là học sao cho tốt, cho giỏi, bởi “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945.
Thế hệ thiếu nhi Việt Nam ngày nay chỉ được gặp Bác qua các tác phẩm nhiếp ảnh hoặc những bộ phim tài liệu nhưng khắc sâu trong tâm trí của các em là hình ảnh về Người lãnh tụ dẫu bận bịu nhiều việc nước nhưng vẫn dành thời gian để đến các trường học thăm các cháu, Người luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho những mầm non tương lai của nước nhà.
Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ như Người hằng mong đợi.

CON HƯ TẠI MẸ!

Mới đây, trang BBC Tiếng Việt đã đăng tải thông tin, Bùi Thị Thiện Căn - mẹ của Phạm Đoan Trang, đã bay sang tận Thụy Sĩ để nhận giải thưởng nhân quyền Martin Ennals 2022 cho con gái mình. Không những vậy, trước báo giới, bà Căn còn “mạnh dạn” phát biểu trước báo giới: “Tôi cực kỳ tự hào vì sự dũng cảm cũng như sự đóng góp của con gái tôi vào công cuộc dân chủ hóa đất nước”.

Xem hình ảnh bà Căn ở Thụy Sĩ, đứng cạnh đám dân chủ ở hải ngoại như Will Nguyễn, Trần Quỳnh Vi mới lắc đầu ngao ngán và thấm hiểu câu nói của ông cha ta “Con hư tại mẹ”. Đúng là cái gì cũng có lý do của nó, một Phạm Đoan Trang đang rộng đường tương lai lại lao vào bụi rậm mang tên “dân chủ”, bởi đơn giản có người mẹ như bà Bùi Thị Thiện Căn không biết phân biệt đúng sai mà cổ vũ, khích lệ hành động của con gái; tiếp tục vào hùa với mấy thành phần chống phá như Will Nguyễn và cánh Luật khoa Tạp chí xuyên tạc tình hình nhân quyền VN.
Gia đình dân chủ này có lẽ chẳng bao giờ có kết cục tốt đẹp được đâu.

BỨC THƯ ĐẦU TIÊN BÁC GỬI CÁC CHÁU THIẾU NHI NGÀY 1/6.!

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/1950 – 01/6/2022), chúng ta cùng nhìn lại quá trình hình thành và bức thư đầu tiên Bác gửi các cháu thiếu nhi cả nước nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi.


Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến sự kiện hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm Ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950), trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác viết:
“Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.
Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô.
Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ.
Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn.
Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến.
Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng....
Bác mong các cháu ngoan ngoãn. Bác chúc các cháu mạnh khỏe. Bác gửi các cháu nhiều cái hôn”.
Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày tết Thiếu nhi và tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP MANG SỨ MỆNH GÌN GIỮ HÒA BÌNH

Nỗ lực không mệt mỏi trên chặng đường 8 năm qua, những chiến sĩ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc xứng đáng là sứ giả hòa bình, là Bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ hội nhập.
Một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển là khát vọng lớn lao của toàn nhân loại, là mục tiêu cao cả mà mỗi quốc gia đều mong muốn hướng tới.

Trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ với tinh thần "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành độc lập", bảo vệ hòa bình, thống nhất đất nước. Vì vậy, Việt Nam luôn trân trọng, hiểu rõ giá trị của nền hòa bình.
Tiếp nối truyền thống yêu chuộng hòa bình, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ), đạt được nhiều kết quả tích cực, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước ủng hộ và cộng đồng quốc tế, LHQ đánh giá cao.
Tinh thần cống hiến, làm việc trách nhiệm, tận tụy của các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam đã giúp lan tỏa hơn hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu hòa bình, vì cộng đồng nhân loại thịnh vượng, tiến bộ, như đánh giá của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: "Hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình LHQ trong hơn 8 năm qua là một điểm sáng về đối ngoại đa phương của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta".
Tiếp nối truyền thống yêu chuộng hòa bình
Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là kết quả của một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị hết sức thận trọng. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của LHQ.
Từ năm 1993 Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Từ năm 2005, Việt Nam đã tiến hành cử các đoàn công tác liên ngành đi tham quan, nghiên cứu và cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn quốc tế về gìn giữ hòa bình để chuẩn bị triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Tháng 11/2012, "Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ" được Bộ Chính trị thông qua. Việt Nam đã thành lập Tổ công tác liên ngành về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Bộ Quốc phòng đã xây dựng và triển khai "Đề án Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/12/2013, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Với việc tổ chức Lễ thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và đồng thời là Lễ xuất quân cho 2 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên lên đường đi làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ LHQ tại Nam Sudan. Ngày 27/5/2014 đã đánh dấu sự tham gia chính thức của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Ngày 13/11/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 130/2020/QH14 về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, qua đó quy định rõ về các nguyên tắc, hình thức, lĩnh vực, lực lượng, thẩm quyền, quy trình triển khai lực lượng, kinh phí bảo đảm, chế độ, chính sách và quản lý nhà nước đối với việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.
Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (nay là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) làm nhiệm vụ tham mưu và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đến nay, sau 8 năm thành lập, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đưa các cơ chế liên quan đi vào hoạt động, phối hợp hiệu quả, đóng góp tích cực trong quá trình triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết ngay từ khi ra đời, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, nay là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã xác định rất rõ ba chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể là, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chiến lược về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác chuẩn bị, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở LHQ và tại các phái bộ; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam và của Việt Nam tại LHQ và tại các phái bộ.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đánh giá, trong những năm qua, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung và đối ngoại quốc phòng nói riêng nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, của Quân đội Việt Nam.
Tham gia tích cực và có trách nhiệm
Đến nay, Việt Nam đã cử 76 lượt sĩ quan cá nhân của Quân đội tham gia các nhiệm vụ sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu (tham mưu hậu cần, tham mưu trang bị, theo dõi các hoạt động quân sự tại phái bộ, Tham mưu huấn luyện), quan sát viên quân sự, sĩ quan phân tích thông tin tình báo... tại Trụ sở LHQ và 2 Phái bộ tại Nam Sudan (UNMISS), Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), trong đó có 8 lượt nữ sĩ quan.
Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam có 4 sĩ quan trúng tuyển vào làm việc tại Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) và Sở Chỉ huy Phái bộ Cộng hòa Trung Phi. Quy trình ứng thi vào các vị trí tại trụ sở LHQ vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường, để có một vị trí làm việc tại đây, sĩ quan của Việt Nam phải vượt qua 200 sĩ quan ứng thi từ các nước thành viên khác.
Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng, cho thấy sự phát triển về chất lượng trong hành trình tham gia thực hiện sứ mệnh hòa bình cao cả của Việt Nam. Đối với hình thức đơn vị, năm 2018, Việt Nam chính thức cử đội hình cấp đơn vị đầu tiên - Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Bentiu, Nam Sudan, đánh dấu mốc son trong tiến trình triển khai lực lượng.
Tới nay, Việt Nam đã cử trên 250 cán bộ, y, bác sĩ của các Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, số 2, số 3 và số 4 đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan. Không những được đánh giá cao về chuyên môn cũng như hiệu quả của các chương trình quân - dân kết hợp triển khai tại địa bàn phái bộ, các đội hình này đều có tỷ lệ nữ quân nhân đáp ứng yêu cầu của LHQ.
Đặc biệt, sau nhiều năm chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 17/11/2021, Việt Nam chính thức ra mắt Đội Công binh số 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử Đội Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, cũng là lần triển khai đội hình đơn vị tham gia gìn giữ hòa bình LHQ với quân số lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam, gồm 184 quân nhân (trong đó có 21 nữ).
Đội Công binh số 1 đã xuất quân lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ lực lượng an ninh lâm thời của LHQ tại Abyei (UNISFA). Cùng với Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh của Việt Nam sẽ góp phần cung cấp các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giúp các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ thực hiện nhiệm vụ, góp phần vào công cuộc gìn giữ hòa bình, tái thiết đất nước, mang lại cuộc sống hòa bình, ổn định cho các quốc gia bản địa, đồng thời góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, ngay từ trong thời bình.
Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là chủ trương rất lớn của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng để Việt Nam hội nhập quốc tế ở mức độ cao hơn.
"Đây là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng, bởi không chỉ đóng góp trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng hay hợp tác quốc tế, mà thực chất chúng ta mang những kiến thức về quân sự, kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước trước đây vào một giai đoạn phát triển mới, hội nhập quốc tế trong môi trường đa phương, đòi hỏi có trình độ, năng lực phối hợp, cùng hành động giải quyết các xung đột, hậu quả, thách thức phi truyền thống mà nhân loại đang phải cùng đối phó", Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận định.
Nỗ lực không mệt mỏi trên chặng đường 8 năm qua, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã tự khẳng định và chứng minh hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu của LHQ, xứng đáng là sứ giả hòa bình, xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ hội nhập.
Thời gian tới, chủ trương của Việt Nam là tập trung phát triển có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình LHQ; thu hút các nguồn lực quốc tế nhằm nâng cao năng lực toàn diện của Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuẩn bị và triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ trong tương lai.
Theo Nghị quyết 130/2020/QH14 về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, Việt Nam cũng sẽ nghiên cứu mở rộng lực lượng, không dừng lại ở quân y, công binh hay sĩ quan hoạt động độc lập, mà sẽ cố gắng xây dựng thêm thêm lực lượng bộ binh, kiểm soát quân sự, công an, dân sự... tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ; xây dựng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và Trung tâm Huấn luyện của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam có năng lực và tầm cỡ đạt chuẩn quốc tế.
"Chúng ta sẽ lựa chọn các hình thức tham gia và phái bộ phù hợp, nhưng tiêu chí được đặt lên đầu tiên là đảm bảo an ninh, an toàn cho các lực lượng tham gia, đảm bảo chắc thắng trong mỗi mặt trận mở ra; nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước Việt Nam, thể hiện Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ", Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng chia sẻ.