KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

VÌ ĐÂU NÊN NỖI, HỠI ANH LƯU!?

Có lẽ chủ đề “nóng” nhất thời gian qua là việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Đó là kết quả của việc điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (tức Cường quắt) – một tay giang hồ cộm cán tại quê lúa Thái Bình. Nói “nóng” là bởi nó không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận trong nước mà còn được các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong bên ngoài quan tâm đặc biệt với tần suất tin, bài cao, dày đặc, trong đó có tổ chức khủng bố Việt Tân là nhiều nhất và xuyên tạc trắng trợn nhất.



Các bài viết của Việt Tân, Chân Trời mới Media, RFA, VOA… tập trung nhào nặn thông tin, thương xót và xuyên tạc, cho rằng việc ông Nhưỡng bị bắt là kết quả của việc nhiều lần công kích, đối đầu với lực lượng Công an trước diễn đàn Quốc hội (những lần phát biểu không có căn cứ và vô cùng phi lý khi chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm rằng lực lượng Công an không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%:); phi lý đến thế mà ông ấy cũng phát biểu được và không hiểu thông tin ấy được trích dẫn từ đâu).



Có lẽ, ông Lưu Bình Nhưỡng là trường hợp hiếm hoi, hiếm gặp khi vừa bị bắt vì phạm tội hình sự thông thường lại được các tổ chức, truyền thông phản động “săn đón” nồng nhiệt như lúc này. Liệu rằng, trong thời gian tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông Nhưỡng sẽ nghĩ gì? Vì sao lại trở thành quân cờ của chúng? Một người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, có đóng góp cho sự phát triển, ổn định của xã hội để đến khi “sa chân lỡ bước” lại trở thành công cụ, phương tiện để những kẻ chống phá dựng chuyện, đả phá lực lượng Công an, chống Đảng và Nhà nước. Có phải, đó là hậu quả tất yếu của việc khi còn ở diễn đàn Quốc hội, ông đã có những phát biểu mang màu sắc dân túy, dân chủ quá chớn và đề đạt những vấn đề thiếu căn cứ và một chiều khi phản ánh những vấn đề liên quan đến ngành tư pháp, vụ án Hồ Duy Hải, Đồng Tâm…để rồi tự bao giờ, ông trở thành Idol của chúng, để chúng trích dẫn phát ngôn, nhiều khi lại thiếu đầu, thừa đuôi nhằm thực hiện mưu đồ chống phá.


Thế nhưng sự thật thật bẽ bàng, khi ông nói không đi đôi với làm, ông thường phản biện, “lên án” những vấn đề của ngành tư pháp nhưng nay ông lại vi phạm, để đến nỗi phải bị khởi tố, bắt giam vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Đáng lẽ ra, một người được đào tạo bài bản, được trưởng thành, thành danh từ ngành luật, một người thường xuyên phản ánh những tồn tại, hạn chế của ngành tư pháp thì ông nên tránh và biết tránh, nhưng nay ông lại dính chàm… Hôm nay, khi ông tra tay vào còng số 8, nhìn biểu cảm, sắc thái khuôn mặt của ông khi cơ quan CSĐT đọc lệnh bắt, thì tôi võ đoán, dường như mọi sự đã an bài và cơ quan CSĐT đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ thật sự khách quan, vững chắc. Thời gian và kết quả điều tra sẽ cho câu trả lời chính xác, việc còn lại, án nặng hay án nhẹ tùy thuộc vào thái độ hợp tác của ông.
Cuối cùng chỉ mong ông tỉnh táo, tường minh và nhớ kỹ một điều, dù bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng đừng biến mình thành “con cờ” của những kẻ bên kia chiến tuyến, những kẻ ngày đêm muốn phá hoại sự ổn định của đất nước này.
Nguồn: Vấn Đề Đa Chiều

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

NHỮNG CON SỐ “TƯỞNG TƯỢNG” !

Khi bạn đang phê “hoa đu đủ” dẫn đến ảo giác và tự vẽ những con số viễn vông, thì chúng tôi đang bận kiếm tiền, lo cho cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp.
Chuyện là những ngày qua, không biết lấy thông tin từ đâu mà đám tàn quân, “chống cộng nửa mùa” ở các trang, kênh phản động như Việt Tân, Media Chân Trời Mới, hay RFA… đồng loạt tung lên không gian mạng những con số đầy cơ học và không có căn cứ về việc chi ngân sách năm 2023 của Bộ Công an. Từ đó, chúng đem ra so sánh với một số bộ, ngành khác như Y tế, Giáo dục, Khoa học và công nghệ… rồi xuyên tạc rằng chi cho Bộ Công an gấp 10 lần. Hơn nữa, đến thời điểm này mới giữa tháng 11/2023, Chính phủ, Bộ Tài chính… cũng chưa có số liệu về mức chi ngân sách năm 2023 của các Bộ, ban, ngành thì chúng lấy số liệu ở đâu để dắt mũi những kẻ bất mãn? Xin tài liệu minh chứng!? Đừng miệng ngoa trôn trẻ!

Sự xyên tạc trắng trợn của Việt Tân

Trong khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 đã quy định: Ngân sách Nhà nước được quy định rõ ràng trong các Luật, bộ Luật của Nhà nước, được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, rõ ràng, minh bạch, công bằng; có sự phân công, phân cấp quản lý chặt chẽ, gắn với quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Do đó, việc dự toán và chi ngân sách phải chặt chẽ theo quy định của pháp luật và có căn cứ, cơ sở rõ ràng, cụ thể, chứ không thể tùy tiện, lãng phí.
Mặt khác, theo Quyết định 1293/QĐ-TTg, ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách thì dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… là tài liệu thuộc tài liệu Bí mật Nhà nước, thì chúng lấy số liệu đó ở đâu hay trong cơn mê man, hoang dại.
RFA tiếp tục hành trình phá hoại tư tưởng, chống phá ta

Xin khẳng định rằng, đó là sự vu cáo, xuyên tạc một cách trắng trợn và trơ trẽn. Tất cả những số liệu “tưởng tưởng” mà chúng đưa ra chỉ mục đích dẫn dắt dư luận, chia rẻ các bộ, ngành, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân nhằm chống phá lực lượng Công an - những người đang ngày, đêm đấu tranh với những âm mưu, hoạt động thâm độc của chúng, bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc và Nhân dân.
Có thể nói, cuộc chiến chống tin xấu, độc, xuyên tạc với các thế lực thù địch, phản động sẽ vẫn tiếp diễn hàng ngày, hàng giờ và ngày càng gay go, phức tạp, nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người dân hãy là “một công dân mạng thông thái”, một chiến sỹ trên mặt trận này, biết sàng lọc khi tiếp cận những thông tin, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không vì sự thiếu hiểu biết để vô tình trở thành “cánh tay nối dài” cho chúng.
Đời Cát

LƯU “THỦ ĐÔ TRIỀU TIÊN” BỊ BẮT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN!

 Ngày 15/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (Sinh năm 1963) để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh nêu trên đã được Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn. Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án trú tại xã Thụy Xuân, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội "cưỡng đoạt tài sản”. Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Ông Lưu Bình Nhưỡng quê Thái Bình, nguyên là Tiến sĩ giảng viên Trường đại học Luật Hà Nội; hiện là Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội – Hết trích.

Ông Lưu Bình Nhưỡng khi bị bắt

Với tư cách là Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có nhiều phát ngôn gây tranh cãi, mang sặc mùi dân túy, vuốt đuôi quần chúng. Điển hình nhất là trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội do Lê Đình Kình cầm đầu, ông ta phát biểu với báo chí rằng: “Tôi cho rằng những đề xuất của những người dân là rất chính đáng, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải thích đến nơi, đến chốn chứ không phải giải thích theo hướng các của cơ quan nhà nước” hay như “Tôi chờ đợi sự công bằng với cụ Kình. Cụ Kình có nói với cơ quan nhà nước cụ Kình có phần lỗi trong các vụ việc. Tôi nghĩ rằng, việc để mà gây thương tích cho cụ Kình là một điều không cần thiết, trái pháp luật. Bởi vì, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân cần được xem xét trên bình diện hiến pháp và pháp luật”.
Đáng chú ý, khi phát biểu về cơ quan tư pháp, Lưu Bình Nhưỡng phản ánh số liệu thiếu căn cứ, mang tính quy chụp, chỉa búa rìu dư luận nhân dân vào lực lượng Công an, khi phát biểu trước diễn đàn Quốc hội rằng: “Hôm nay tôi xin được báo cáo rõ, nếu đem so sánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau (Công an, Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm chiếm tuyệt đối", và bồi thêm một số liệu vô cùng thiếu căn cứ rằng "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...". Trước phát biểu rất phiến diện trên, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã phản bác lại thông tin trên.
Buồn thay, những phát ngôn của Lưu Bình Nhưỡng, các tổ chức phản động ở bên ngoài đã trích lại, tung hô, ca ngợi họ Lưu hết lời, từ đó đưa thêm các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để chống Đảng, Nhà nước.


Trái với những phát biểu “vui lòng” nhân dân, vừa lòng phản động, hôm nay, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt về tội danh không ai ngờ tới “Cưỡng đoạt tài sản”. Đáng lẽ với học vị Tiến sĩ Luật, am hiểu pháp luật thì họ Lưu sẽ “luồn lách”, né tránh để không vi phạm. Từ đỉnh cao sự nghiệp, với khuôn mặt bi thảm, Lưu Bình Nhưỡng hôm nay mất trắng. Dự báo chắc chắn rằng, sau thông tin này, các con kền kền của thế lực thù địch, phản động lưu vong sẽ biên bài, xuyên tạc về vụ việc này.
Không ngoài dự đoán, tổ chức khủng bố Việt Tân đã lên bài xuyên tạc


Đời Cát

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN, NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC TUYÊN HUẤN, TCCT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tôi định không bàn về phim Đất rừng phương Nam nữa; nhưng vừa qua trên báo Thanh niên có đưa tin bộ phim này tham gia Liên hoan phim Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, và được đưa vào ứng cử giải cao nhất Bông sen vàng, và nhất là mới đây bà ĐBQH Bích Châu lại chất vấn ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về chế tài xử lý việc cộng động mạng xã hội “bạo hành” phim Đất rừng phương Nam. Thế là buộc tôi phải suy nghĩ tìm hiểu kỹ để viết bài này.

Trước hết xét về nghệ thuật đơn thuần đó là việc chọn cảnh, tạo tiết tấu, diễn võ thuật, kỷ xảo điện ảnh và trình độ diễn xuất của những diễn viên chính… có thể đạt điểm khá cao. Phải thừa nhận ê kíp làm phim từ đạo diễn đến diễn viên, từ sử dụng hiệu ứng âm thanh đến ánh sáng đã tôn vẻ đẹp của phim và tạo sự hấp dẫn người xem theo tiêu chuẩn giải trí đơn thuần nếu đây chỉ là một phim hư cấu, dã tưởng không gắn gì với lịch sử. Đây là thực tế tôi không phủ nhận.
Song khi bàn đến phim với tư cách là một sản phẩm văn hóa, nhằm phục vụ công chúng thì lại đang là vấn đề cần phải làm rõ.
Trước hết cần khẳng định đã là sản phẩm đưa ra phục vụ công chúng đều là sản phẩm văn hóa, và chính vì nó là sản phẩm văn hóa nên Bộ VHTT&DL với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim Đất rừng phương Nam. Như vậy điều đầu tiên đã được làm rõ đây không phải là phim giải trí đơn thuần.
Điều thứ hai, phim Đất rừng phương Nam có là phim sản xuất “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022“ (như CV số 01/CV/HKF/ ĐRPN ngày 12/10/2022) hay không? Điều này cũng đã được Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bác bỏ “không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất“. Như vậy Nhà sản xuất phim đã tự ý sửa đổi văn bản quản lý của Nhà nước từ “đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ thành “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ một sự đánh tráo với ý định lừa đảo mọi người liên quan cho đây là một phim truyện do Nhà nước đặt hàng sản xuất, mà đã là của Nhà nước thì nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà phải là một sản phẩm mang đậm chất văn hóa (dân tộc, khoa học, đại chúng), trong khi đó đây không phải là phim do Nhà nước đặt hàng (một biểu hiện cố tình sửa đổi văn bản của nhà nước nhằm mục đích riêng.
Điều thứ ba, sau khi lùm xùm xảy ra, với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận xã hội và nhất là cộng động mạng các nhà làm phim và những người bảo vệ phim này đều hướng lái dư luận theo hướng đây là phim giải trí, cốt truyện là hư cấu, không phải dựa vào tác phẩm văn học Đất rừng phương Nam của cố nhà văn Đoàn Giỏi mà chỉ là lấy cảm hứng từ ĐRPN mà thôi và đây không phải là sách giáo khoa, không có trách nhiệm giáo dục lịch sử …v…v… vậy có đúng như thế không ?
Trước tiên để trả lời chính xác vấn đề này tôi nghĩ Hội đồng duyệt kịch bản mà trực tiếp ông Cục trưởng Cục Điện ảnh cần nói rõ khi Hội đồng duyệt kịch bản đã kết luận kịch bản phim này thuộc thể loại gì, phim truyện lịch sử hay phim giả tưởng, hư cấu ? Song trong khi chờ sự trả lời của ông Cục trưởng tôi nghĩ các nhà làm phim đã khẳng định tại CV số01/…/ĐRPN “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19 …” như vậy phim này là phim lịch sử, tên phim là tên tác phẩm văn học của cố nhà văn Đoàn Giỏi, toàn bộ nội dung phim là giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp… mọi lấp liếm hiện nay đều nhằm mực đích bao che cho việc làm sai lệch lịch sử nước nhà của các nhà làm phim.

Xin hỏi nhưng ai bao che bảo vệ phim dám khẳng định một phim hư cấu có thể được phép làm sai lệch lịch sử, có thể thay đổi mốc lịch sử hay sao ? ĐRPN của nhà văn Đoàn Giỏi lấy mốc lịch sử là sau 1945, sau thời kỳ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thời gian thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta. Lúc đó sự nghiệp giữ nước của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, vậy những người làm phim có quyền hư cấu có quyền làm thay đổi lịch sử hay sao ?
Thành quả cách mạng của dân tộc nói chung và của người dân miền Tây Nam bộ nói riêng theo cách mạng, kiên cường chiến đấu giữ từng tất đất, tất làng, kháng chiến chống Pháp cho đến ngày buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ cũng như tiếp tục kiên cường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc lại không đủ cảm hứng, đủ tư liệu, đủ đất để các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo hay sao ? Để rồi không có nội dung mà phải hư cấu nên một kịch bản, một bộ phim không còn gốc anh hùng, cái phẩm chất của người dân Nam bộ thành đồng Tổ quốc, mà phải hư cấu thành những tổ chức ảo gốc của người Hoa như Thiên Địa hội (Chính nghĩa hội), Nghĩa hòa đoàn (Nam hòa đoàn) trong khi giai đoạn này những tổ chức này đã tha hóa, hợp tác với Pháp để kinh doanh sòng bạc, buôn lậu, ma túy, bảo kê… Rõ ràng sự hư cấu nay không chỉ phi lịch sử mà là sai lệch lịch sử, phải chăng cũng nằm trong âm mưu thay đổi nhận thức về lịch sử của dân tộc, một biểu hiện lật sử trên lịch vực văn hóa.
Điều thứ ba là sự quảng cáo cho phim, nếu không phải là phim lịch sử sao lại đưa vào trường học từ phổ thông đến đại học với sự quảng cáo khá bài bản, cùng với việc tổ chức giao lưu giữa những người làm phim với học sinh, sinh viên tạo nên dấu ấn trong nhận thức lớp trẻ phải chăng vì thu lợi hay vì mục đích nào khác. Thiết nghĩ cũng cần làm rõ. Dù vì thu lợi nhuận cũng cần phê phán vì trường học không thể ai muốn đưa nội dung giáo dục nào cũng được, trường học là môi trường giáo dục không cho phép những sản phẩm sai lệch lịch sử vào tuyên truyền, truyền bá cho thế hệ trẻ. Cần phải lên án và ngăn chặn.
Nhân đây xin hỏi ĐBQH Bích Châu, bà hãy trả lời ai “bạo hành“ phim ĐRPN và bà đề nghị cần có chế tài xử lý những người nào, phải chăng là những người phê phán phim này ? Hay những người như bà để bảo vệ phim ĐRPN, bà đang “bạo hành“ người dân yêu nước Việt Nam nói chung và người dân yêu quý Nam bộ nói riêng ?
Tôi tha thiết đề nghị cần loại ngay ra khỏi danh sách tranh giải Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam và làm rõ, xử lý những người liên quan đến chủ trương dựng phim và truyền bá một bộ phim sai lệch lịch sử, xúc phạm đến truyền thống của quê hương Nam bộ thành đồng.

Trào lưu “chữa lành” có thực sự chữa lành?

 Có lẽ chưa bao giờ trào lưu “chữa lành” lại phát triển phổ biến như hiện nay. Bất cứ điều gì khiến tâm hồn con người ta thư thái, an nhiên; những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu; những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực, bất an được vứt bỏ, họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn thì đều được gọi là “chữa lành”. “Chữa lành” trở thành nhu cầu thực sự của cả một thế hệ, thế nhưng không ít người đang lợi dụng các phương pháp “chữa lành” để trục lợi trên nỗi đau của người khác.

1. Chị Nguyễn Thu Hương (Kim Giang, Hà Nội) tìm được sự “chữa lành” tâm hồn cho mình sau hơn 10 năm ly hôn. Thời gian đầu chị sống khép kín một mình nuôi cậu con trai nhỏ, không muốn giao lưu tiếp xúc với ai. Nhưng sau khi tham gia các phong trào chạy bộ nâng cao sức khỏe, giảm stress, hay những cuộc đi “phượt” vùng cao, chị dần tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Chị mở lòng mình hơn, vui vẻ, yêu đời hơn, và quan trọng là chị đã đón nhận một tình yêu mới sau những lần tham gia phong trào như thế. Người bạn đời mới của chị cũng là một người đam mê “phượt” và chạy bộ như chị.
Không phủ nhận vai trò của trào lưu “chữa lành” khi nhiều người tự thay đổi được bản thân, cảm xúc, tâm lý, thoát khỏi rối loạn, trầm cảm, lo âu. Nhất là sau đại dịch COVID-19 bủa vây, nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện, áp lực về cơm áo gạo tiền đè nặng khiến người trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe tinh thần, tâm lý.
Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ “chữa lành” sẽ cho hơn 60 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng 0,2 giây, đủ để thấy trào lưu “chữa lành” đang trở thành “trend” và được nhiều người tìm kiếm. Đi đâu cũng dễ dàng bắt gặp cụm từ “chữa lành”, từ “du lịch chữa lành”, “bộ phim chữa lành”, “đọc chữa lành”, “điện ảnh chữa lành”, “âm nhạc chữa lành”, đến “cách chữa lành tâm hồn”, “cách chữa lành vết thương tâm lý”… Thậm chí là cách “chữa lành cơ thể”, tức là thải độc cơ thể, ăn uống thực dưỡng để chữa các bệnh nan y, tránh rước họa vào người như các “thánh” thực dưỡng đang tuyên truyền.
Bản thân “chữa lành”, đúng như tên gọi của nó là sự xoa dịu, chuyển hóa cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an, cảm giác bị tổn thương để trở về trạng thái an yên, mãn nguyện, từ đó giúp mỗi người tiếp tục tìm được những niềm vui, ý nghĩa, sống lạc quan hơn. Trong xã hội hiện nay, người ta tìm đến “chữa lành” thông qua nhiều hình thức như thiền định, du lịch trải nghiệm, bỏ phố về quê, âm nhạc, phim ảnh, sách, các podcast, workshop, thể thao… Tuy nhiên, khái niệm “chữa lành” hiện đang gây ra nhiều tranh cãi khi đang là cơ hội kiếm tiền của nhiều người. Không ít cá nhân, tổ chức đang lợi dụng sự bất ổn về tâm lý, nỗi đau trong tâm hồn của nhiều người để lôi kéo, dụ dỗ bán những khóa học “chữa lành” với giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Anh Hoàng Minh Anh (Hà Đông, Hà Nội) kể rằng, trước đây anh có một người đồng nghiệp rất giỏi kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Người này có thể ngồi hàng giờ giảng giải về Phật pháp, về những chuyện liên quan đến thế giới tâm linh. Nhờ đó mà anh ta có rất nhiều người theo dõi trên các trang mạng xã hội, kênh YouTube cũng như đắt “show” trong các cuộc talk với người trẻ. Cái tên gọi “chuyên gia chữa lành” với anh ta cũng xuất phát từ đó. Thời gian sau, người này nghỉ hẳn việc ở cơ quan và bắt đầu hành trình làm “coach” của mình.
Các khóa học “chữa lành” được anh này mở ra khắp mọi miền đất nước, nhưng điều khiến anh Minh Anh khó chịu là mỗi lần bạn bè, đồng nghiệp hỏi thăm, hay tâm sự về vấn đề gì đó, là người này lập tức gửi… “báo giá” cho một khóa học “chữa lành” với giá cắt cổ. “Chẳng biết có thật sự “chữa lành” cho người khác không, nhưng tôi đã từng thử nghe mà không thể “thẩm” được, vì chỉ toàn giáo điều, sáo rỗng. Những điều ấy ai cũng biết, cũng nhìn nhận được, nhưng quan trọng tùy vào hoàn cảnh mỗi người mới áp dụng được. Còn chắc chắn là “chữa lành” cho người rao giảng rồi vì họ vừa kiếm được tiền vừa làm được công việc họ thích”.

Ảnh minh họa

2. Nếu như trước kia khi gặp vấn đề bất ổn về cảm xúc, tâm lý, không thể thổ lộ cho ai, nhiều người phải ôm trong lòng, lâu dần tích tụ, kìm nén dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần. Nhưng thời buổi công nghệ 4.0, khắp các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, YouTube… dễ dàng bắt gặp các chuyên gia tâm lý với những lời khuyên nhủ, sẻ chia, trở thành cứu cánh cho người trẻ. Rất nhiều câu chuyện người trẻ vượt qua được những áp lực tâm lý, stress lo âu, trầm cảm, hoặc bệnh tật được chia sẻ trên mạng và dần dần câu chuyện của họ trở thành những bài học, kinh nghiệm giúp người khác vượt qua những giai đoạn khó khăn, bất ổn về tâm lý. Và lâu dài chính họ trở thành các chuyên gia tâm lý, thành “coach” để tiếp tục thực hiện “sứ mệnh” đi “chữa lành” cho người khác.
Trong khi các bác sĩ tâm lý thường phải mất 4-5 năm, thậm chí cả chục năm để có bằng cấp liên quan đến tư vấn tâm lý, nhưng với các “chuyên gia”, các “coach” “chữa lành” thì dường như người ta không thấy có một nơi nào đào tạo bài bản, bằng cấp, mà tất cả là tự nhận mà ra. Chỉ cần lên mạng rao giảng bài học đạo đức, đưa ra những lời khuyên nhủ, cảnh báo, được nhiều người ủng hộ, theo dõi, xin tư vấn, hoặc theo học vài khóa học trong vài tháng… là đã có thể trở thành “chuyên gia”. Chưa bao giờ, tư vấn tâm lý lại diễn ra nhanh chóng và dễ dàng đến vậy.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, khi đời sống vật chất quá dư thừa, thậm chí dư thừa đến mức khủng hoảng, cuộc sống hàm chứa nhiều nguy cơ với những căn bệnh về tinh thần hiển hiện rất rõ trong đời sống hiện đại ngày nay như stress, trầm cảm, thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần được giải tỏa, “chữa lành”.
“Người Việt Nam thường không có thói quen trị liệu tâm lý, khi gặp vấn đề trục trặc trong đời sống tinh thần thì lại đi cầu cúng, tìm đến các dịch vụ “chữa lành”, nên hiện nay dịch vụ “chữa lành” do tư nhân tổ chức mọc lên rất nhiều. Đó là quy luật tất yếu. Các trung tâm thường có sự quảng bá rất lớn, ví dụ mời đến hội thảo, kết hợp du lịch tâm linh, bán sản phẩm thực dưỡng nên kích thích tâm lý tò mò muốn trải nghiệm của nhiều người vì đánh đúng vào tâm lý, nhu cầu thực của họ. Nhưng người đứng ra tư vấn thực sự có được đào tạo bài bản hay không, có chứng chỉ không và trung tâm có được cấp phép không thì không ai biết. Có người thấy có hiệu quả, nhưng có người thì không.
Để tránh tiền mất tật mang, mỗi một cá nhân phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết, phải có trí tuệ, có tri thức phân biệt được “chữa lành” thật, “chữa lành” giả, lựa chọn dịch vụ phù hợp với bản thân, túi tiền của mình và để biết bản thân mình có cần được “chữa lành” hay không. Bản thân chính mình có thể tự “chữa lành” được mà không cần phải tìm đến các dịch vụ. Giảm bớt hoạt động vô bổ, chọn công việc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, thể trạng sức khỏe, làm việc hiệu quả, hưởng thụ hợp lý là chúng ta đã có thể tự “reset” lại cơ thể và tự “chữa lành”, TS. Nguyễn Ngọc Mai đưa ra quan điểm cá nhân.
Cùng quan điểm này, TS. Bùi Thị Phương Thảo, chuyên gia tâm lý, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, cho biết, “Chữa lành” là một quá trình điều trị và phục hồi tái tạo lại sự cân bằng, hài hòa trong tâm hồn và cơ thể của con người. “Chữa lành” là cần thiết trong cuộc sống nhưng hiện nay phương thức “chữa lành” đang có hiện tượng bị lợi dụng để kinh doanh và thương mại hóa quá mức. Những dịch vụ “chữa lành” đang có xu hướng tự phát, ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể kinh doanh dù không có chuyên môn gì về y tế, tâm lý. Các cơ quan chức năng hiện nay chưa có quy định cụ thể cho loại hình chữa trị này. Tất nhiên hiện tượng nở rộ trào lưu chữa lành là do quy luật phát triển tất yếu của xã hội, có cung ắt có cầu. Trên thực tế không thể phủ nhận “chữa lành” có nhiều mặt tốt, nhưng hiện nay nhiều dịch vụ “chữa lành” đang biến mọi thứ trở nên cao siêu, huyễn hoặc với mục đích thu tiền. Kiếm tiền trên những người có đau khổ, tổn thương đôi khi lại dễ nhất.
“Chữa lành” thực chất là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người, chúng ta cần hướng vào bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình, để luôn cảm thấy an yên, cân bằng dù bên ngoài xảy ra bất cứ điều gì. “Các cụ ngày xưa cũng thường nói, thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất để “chữa lành” mọi tổn thương. Chúng ta đôi khi chỉ cần sống một cuộc sống thường nhật an yên, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hòa nhập với thiên nhiên, tĩnh dưỡng là đã có thể tự “chữa lành” mà không cần phải làm điều gì đó cao siêu”, TS. Bùi Thị Phương Thảo cho hay.
Sau thời gian ngắn, nhiều người bắt đầu ngán ngẩm khi các dịch vụ gắn mác “chữa lành” nở rộ. Vì vậy, từ một khái niệm mang ý nghĩa tích cực, “chữa lành” giờ đây mang cả hàm ý châm biếm, mỉa mai về sự bội thực những dịch vụ gắn mác sức khỏe tinh thần. Với những người có tiền, có điều kiện, họ dễ dàng tìm đến các phương pháp “chữa lành”, đi du lịch “chữa lành”, xem phim để “chữa lành”, làm những điều mình thích để “chữa lành” khi gặp vấn đề về tâm lý; còn với những người lao động nghèo đang vật lộn với mưu sinh, với cơm áo gạo tiền thì “chữa lành” dường như không có trong từ điển sống của họ.
Ngọc Trâm (cand.com.vn)