KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn học sinh cá biệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học sinh cá biệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Hãy bình tĩnh!


Tôi không dám xem hết đoạn clip quay cảnh 5 cháu học sinh nữ lột quần áo rồi đánh đập bạn không thương tiếc xảy ra ngay giữa lớp học. Thú thực là tôi không dám xem vì thấy xót xa, uất nghẹn thay cho cháu bé. Tôi không dám đặt trường hợp con cháu mình không may bị bạn đối xử như vậy. Vì cũng không dám chắc là nếu xảy ra với người thân của mình tôi sẽ xử lý được một cách tỉnh táo nhất.

Hãy bình tĩnh!

Nói vậy để thấy tôi không dửng dưng trước cảnh bạo lực trên. Nhưng nghe nhiều người, trong đó đa số là những người ở tuổi làm cha mẹ văng tục chửi bậy, đòi chém 5 đứa trẻ máu lạnh kia ra làm trăm mảnh, rồi tiện thể réo tên Bộ trưởng ra đổ trách nhiệm thì tôi nghĩ, ngay chính người lớn chúng ta thôi còn đang hung hăng thế, vậy trách gì đám trẻ.
Có mấy điều cần phải sòng phẳng với nhau về bạo lực học đường (tất nhiên tôi không nói riêng trường hợp này vì vụ việc này các thầy cô rất đáng trách) mà nói chung thực trạng: Bạo lực học đường là vấn đề muôn thủa, mấy chục năm nay đã có. Thời tôi học phổ thông, có những trường hợp bị bạn đánh không dám đến lớp phải bỏ học. Không chỉ nam, mà nữ cũng có những trò giật tóc, vật nhau giữa sân trường, rồi lôi bố mẹ họ hàng đến cổng trường chửi nhau ầm ĩ là không hiếm. Giờ họp lớp mọi người vẫn kể cho nhau nghe về những trò đó rồi... cười. Chỉ là thời đó chưa có mạng, chưa có máy quay nên người ta ít tạo thành cơn sóng dư luận như này thôi. Ngay bản thân tôi vẫn còn một vết sẹo ở đuôi mắt vì bị cậu bạn dùng kiếm bằng gỗ nhảy lên đâm bổ từ trên xuống. Máu ướt đẫm khăn quàng, sợ phải nhờ thầy cô đưa về không bị bố đánh. Rồi thôi…
Nói thế không phải chấp nhận để học sinh sống chung với bạo lực học đường, nhất là trong môi trường giáo dục hiện đại, văn minh ngày nay. Nhưng la lối om tỏi, cho đó là sự hoảng loạn mang tầm vóc của xã hội thì cũng hơi quá và oan cho giáo dục.
Nói về sự rối loạn của xã hội, hãy nhìn lại cách ứng xử của người lớn đi đã. Các bậc phụ huynh có tự thấy mình đang ngày càng hung hăng, dễ nổi giận và hành động không cần suy nghĩ hơn không? Ra đường, nhìn những vụ va chạm rất đỗi bình thường mà người lớn sẵn sàng đứng chửi, rồi rút dao rút tuyp nước, thậm chí rút súng bắn vào nhau, là đủ hiểu. Bọn học trò mới lớn nó nhiễm những thứ bạo lực ấy từ nhà, ra ngoài đường đã rồi mới đến trường. Vì ở trường chẳng thầy cô nào hướng chúng đến cách hành xử bạo lực, trừ trường hợp cá biệt.
Lên án các thầy cô giáo, đổ lỗi cho họ là đương nhiên, rất dễ, nhưng không phải cách giải quyết tận gốc bạo lực ở giới trẻ! Dạy trò đánh nhau chắc là không rồi. Dạy bằng lời nói liệu chúng có sợ và răm rắp nghe theo không? Rất khó đối với đám trẻ cá biệt mới lớn và ngỗ ngược. Trước chúng còn có chút sợ nếu thầy cô dùng thước, dùng bạt tai, nhưng giờ thì chắc chắn các thầy cô dù liều mấy cũng ít người dám làm. Vậy họ phải điều chỉnh hành vi các em bằng cách nào khi sự việc xảy ra rồi? Đến phạt bắt dựa bảng nhiều phụ huynh còn cho đó là xúc phạm học sinh. Đến bắt quỳ xuống ghế nhựa còn cho đó là sỉ nhục, vi phạm nhân quyền. Vậy phải chăng chỉ còn cách đuổi học? Mà đâu phải muốn là đuổi được? Còn phải dựa theo đủ thứ quy chế, và quan trọng nhất là, đuổi học chỉ vì “đám trẻ nó hiếu động đánh nhau vài cái”, liệu các phụ huynh có con em như vậy có chấp nhận không? Hay lại dùng truyền thông gây sức ép, tạo dư luận, cho rằng trường đang đẩy mầm non đất nước ra tạo thành gánh nặng cho xã hội? Cái này thay vì gọi thầy cô hãy nên mời Công an đến, may ra mới xử lý được rốt ráo.
Một vài cô giáo bị kỷ luật ngừng dạy, một vài Hiệu trưởng bị kiểm điểm hay về hưu sớm, kể cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo có từ chức chăng nữa chắc chắn không thể làm giảm tình trạng bạo lực học đường, nếu toàn thể người lớn không ngồi lại với nhau. Bọn trẻ nó nhìn vào người lớn để hành xử cả đấy! Vì vậy, để trẻ bớt bạo lực, máu lạnh, trước tiên người lớn chúng ta cũng nên tự nhìn lại mình, xem mình có được thiện lành không đã?!?

Chiến Văn