KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Sách giáo khoa tăng giá: Khi những con chữ không mang tính kế thừa

Mạng xã hội bùng nổ, phụ huynh kêu cứu vì sách giáo khoa tăng giá gấp 2-3 lần. Dịch bệnh khó khăn là một phần nhưng cái mà bậc cha mẹ quan tâm nhất là những con chữ ngày hôm nay dường như đang xa dần bản chất của nó so với thời đại của họ.

20 năm trước, việc anh chị em, hàng xóm sử dụng lại những bộ sách giáo khoa của nhau là điều hết sức bình thường. Cứ lớp anh chị là được dặn dò phải sử dụng sách thật cẩn thận để còn cho các em học lại. Những trang giấy in mỏng trong từng bộ sách giáo khoa ấy là hành trang của biết bao nhiêu thệ hệ học sinh. Không ít những thế hệ trưởng thành từ những trang giấy ấy. Và cũng nhờ vậy, mà trong thời buổi cái đói vẫn còn ở cửa miệng thì việc bớt đi một phần chi phí từ sách giáo khoa, giúp những bậc cha mẹ bớt nhọc nhằn hơn trong hành trình đưa con mình đi học.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, những lứa học sinh 20 năm trước cũng đã làm cha làm mẹ và đang tiếp tục chuẩn bị hành trang đến với con chữ cho con mình. Với thời buổi ăn ngon mặc đẹp, thì việc xuất bản những ấn phẩm sách giáo khoa có chất lượng cao hơn cũng là điều rất dễ hiểu. Thế nhưng, điều mà người làm cha mẹ đang cực kì thắc mắc, đó chính là tính kế thừa của những bộ sách giáo khoa.
Cải cách, cải cách và cải cách. Phụ huynh bị xoay như chong chóng. Sách mới năm nay mua cho con học, năm sau đã phải bỏ vì chương trình đã khác, vì con thực hành trực tiếp trên sách. Chưa kể là những kiến thức khởi đầu (cho các bé tiểu học) có nhất thiết phải thay đổi nội dung liên tục như vậy không? Để rồi chính lớp cha mẹ ngày xưa bị quay cuồng trong bộ sách giáo khoa của con mình. Với kiến thức từng học, họ không biết phải dạy sao cho con mình đúng.
Đấy là kể, mỗi đứa trẻ đến trường đều được giáo dục đức tính tiết kiệm, ấy vậy nhưng những bộ sách chứa đựng tri thức lại không hề mang tinh thần ấy. Ngay cả những nước giàu có như Đức họ vẫn sử dụng những bộ sách giáo khoa mang tính kế thừa còn chúng ta tại sao lại không?
Nâng cao chất lượng là điều bình thường trong nhu cầu phát triển của xã hội. Thế nhưng xét trong môi trường giáo dục nếu nó không đi kèm những điều kiện bắt buộc như tính kế thừa thì sẽ đem lại cho phụ hunh một cảm giác ngoài tri thức thì đâu đó còn là bàn tay “con buôn” đang hiện hữu.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

CHUYỆN BUỒN VỀ CÁI TÁT!


Sáng nay, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một nam học sinh xông lên bục giản đòi điện thoại, chửi bậy giữa lớp và đỉnh điểm là dám tát cô giáo ngay trên bục trước sự can ngăn của nhiều bạn học sinh khác. Tất nhiên, cư dân mạng lên tiếng chỉ trích vì hành vi trái với truyền thống tôn sư trọng đạo của nam sinh này.


Dẫu biết các em học sinh trong tuổi ăn tuổi lớn, tính cách sẽ có phần nổi loạn khi đang khẳng định bản thân, nghi ngờ mọi thứ người lớn nói. Nhưng hành vi lệch chuẩn này thể hiện kết quả tiêu cực về định hướng hành động của nam sinh này. Nhà trường chắc chắn không cấm các em mang điện thoại đến trường, không cấm các em sử dụng điện thoại ngoài giờ học.
Bằng chứng là hành vi vô lễ của nam học sinh đã bị một bạn học sinh khác dùng điện thoại quay lại. Có lẽ nam sinh đã bị bắt khi dùng điện thoại trong giờ học và sự phản ứng này có lẽ cũng xuất phát từ nội dung nào đó trong điện thoại mà nam sinh sợ cô giáo xem được. Nam sinh này cho mình cái tôi quá lớn đến nỗi không ai động đến mình được chăng.
Không phủ nhận một phần trách nhiệm trong việc giáo dục các em làm người là của nhà trường nhưng chỉ nhà trường thôi là chưa đủ. Tôi nghĩ rằng cái tát này cũng dành cho bố mẹ em nam sinh này và không biết có khiến họ tỉnh ngộ về cách nuôi dạy con không. Ai mua điện thoại cho nam sinh? Chắc chắn là bố mẹ em. Nhưng mua thôi mà lại không dạy các em dùng điện thoại một cách đúng đắn. Cắm đầu vào game, dùng điện thoại chát chít linh tinh thay vì dùng nó như công cụ mở ra tri thức. Thực đáng buồn khi tôi nhìn thấy những ông bố bà mẹ ngày nay dỗ con ăn bột bằng điện thoại, thỏa hiệp với con bằng cách dùng điện thoại nhưng không định hướng cho những đứa con mình dùng điện thoại như nào cho đúng.
Trong bộ ba giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội thì gia đình là yếu tố cơ bản, kiên quyết nhất. Nó làm nên một con người ham học hỏi, có ý chí phấn đấu nhưng dường như ngày nay nhiều ông bố bà mẹ “trăm sự” nhờ thầy cô còn bố mẹ chẳng được cái sự nào chăng? Ngẫm rằng nếu bố mẹ không dạy được con để nó tát cô giáo của mình (như bố mẹ thứ hai) thì rồi đây, ra đời, xã hội sẽ trả lại nam sinh bằng những cái tát đau đớn hơn. Mong rằng, nhiều ông bố bà mẹ nhìn được cảnh này sẽ thay đổi cách dạy con của mình.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

NHỮNG ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN BAY VỀ MIỀN CỰC LẠC!

Đành rằng tri thức rất quí nhưng quí hơn tất cả là tính mạng, đặc biệt là với mạng sống trẻ thơ. Một lần nữa, xin được chia sẻ với gia đình và cầu mong những đôi cánh thiên thần bay về miền cực lạc!

Trong khi hơn 21 triệu học sinh nô nức đến trường chào năm học mới thì một sự kiện bi thương đã xảy ra tại Lào Cai.
NHỮNG ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN BAY VỀ MIỀN CỰC LẠC!

Cổng điểm trường mầm non bản Phung, xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn) bất ngờ đổ sập đã khiến 3 cháu nhỏ tử vong và 3 cháu khác bị thương.

Ngay trong ngày 7.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới người thân các cháu không may thiệt mạng, thăm hỏi gia đình các học sinh bị thương đang được chữa trị. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung chữa trị tích cực, kịp thời cho các cháu bị thương.

Xin được gửi tới các con niềm tiếc thương vô hạn và chia sẻ với gia đình các phụ huynh sự mất mát to lớn không gì có thể bù đắp này.

Đã nhiều năm nay, tai nạn học đường luôn là mối lo nhức nhối. Năm nhiều, năm ít, hầu nhưng không năm nào là không xảy ra thương vong mà ở đây, nạn nhân đều là các con thơ tuổi đời non trẻ.

Những cái chết bi thương như tai nạn giao thông, đuối nước, ngã từ ban công, đổ cây… còn rất nhiều những vụ “lãng nhách” mà nếu có sự để tâm của người lớn, nó sẽ không xảy ra như rơi quạt trần, cánh cửa sổ hay vữa trần nhà…

Để ngăn chặn và hạn chế tối đa tai nạn học đường, cùng với việc xây dựng, sửa chữa trường lớp theo hướng kiên cố, theo tôi ngành giáo dục nên ngay lập tức yêu cầu tất cả các địa phương cho rà soát lại trường sở trên toàn quốc từ cánh cửa, bàn bảng, cánh quạt, trần nhà cho đến cây cối, ao chuôm, hè rãnh…

Nếu phát hiện hỏng hóc, có nguy cơ gây tai nạn, cần lập tức sửa chữa, thậm chí phong tỏa.

Xin đừng để phải ca tiếp bài ca “làm rõ nguyên nhân”, “xử lý trách nhiệm”, “rút kinh nghiệm sâu sắc”… để rồi những năm sau, lại lặp lại các ca khúc này.

Xin đừng để các con đến trường mà bố mẹ, ông bà nơm nớp nỗi lo cho đến khi con về đến nhà mới thở phào nhẹ nhõm.

Đành rằng tri thức rất quí nhưng quí hơn tất cả là tính mạng, đặc biệt là với mạng sống trẻ thơ.

Một lần nữa, xin được chia sẻ với gia đình và cầu mong những đôi cánh thiên thần bay về miền cực lạc!

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

CỘNG ĐỒNG TRANH CÃI MỨC LƯƠNG 8 TRIỆU/ THÁNG LIỆU CÓ ĐỦ SỐNG?

Có mức lương hơn 8 triệu đồng/tháng, một cô giáo tiểu học ở Hà Tĩnh vẫn viết đơn xin nghỉ việc do không đủ sống.

Trên mạng xã hội ở Hà Tĩnh đang lan truyền thông tin cô giáo Phạm Thị B., giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) viết đơn xin nghỉ việc.
CỘNG ĐỒNG TRANH CÃI MỨC LƯƠNG 8 TRIỆU/ THÁNG LIỆU CÓ ĐỦ SỐNG?

Theo đơn của cô giáo B. gửi cơ quan chức năng, lý do xin nghỉ là "Thu nhập từ công việc dạy học không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi. Nên tôi viết đơn này xin nghỉ việc để chuyển sang công việc mới".

Chiều 1/9, ông Lê Xuân Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên xác nhận cô giáo Phạm Thị B. đã viết đơn xin thôi việc.

"Chúng tôi đã nhận được đơn của cô Phạm Thị B. xin nghỉ từ ngày 1/9. Cô giáo B. nói là lương thấp.Thực tế hiện lương của cô là hơn 8 triệu đồng/tháng, so với các giáo viên trong trường thì mức lương đó cũng khá cao. Cô B. công tác tại trường được 16 năm", thầy Hạnh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Xuân Hoàng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên cho biết, hiện Phòng GD&ĐT huyện vẫn chưa nhận được đơn xin thôi việc của cô giáo Phạm Thị B., cũng như của trường gửi lên. Khi nào nhận được đơn thì phòng GD&ĐT huyện sẽ xử lý theo quy định./.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN!

Nguyễn Văn Kiên (1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình), vừa trở thành 1 trong 2 thủ khoa khối A của cả nước với số điểm 29,75, trong đó đạt 10 điểm môn Toán, 10 điểm môn Hóa học và 9,75 điểm môn Vật lý.

Khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Kiên mới bắt đầu vào lớp 10. Xuất phát điểm chậm hơn, nhưng cậu học trò này đã làm nên điều kỳ tích. Nói như cô Bùi Thị Miên – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1: “Lần này, Kiên đã ‘rũ bùn đứng dậy sáng lòa’”.
Hình ảnh có thể có: 4 người, văn bản
Những năm cấp 2, Kiên vốn là cậu học trò thông minh, có thành tích học tập khá tốt. Đỗ vào một ngôi trường cấp 3 của huyện, việc phải đi học thường xuyên khiến cậu không cảm thấy hứng thú nữa. Kiên thích chơi game hơn. Vì thế, một tuần đi học 6 ngày, cậu bỏ học quá nửa.

“Em cảm thấy việc đi học không có tương lai nên đã quyết định bỏ dở”.

Quyết định này của Kiên khiến cả bố và mẹ đều sốc. “Mẹ em khóc suốt, còn bố em - những tưởng sẽ mắng rất nặng vì bố vốn là người nghiêm khắc – thì giờ lại im lặng không nói bất cứ điều gì. Trước đó, có những lần bắt được em đi chơi game, khi về nhà bố đã lôi hết sách vở ra đốt”.

Vài ngày sau khi đã trấn tĩnh lại, bố mẹ gọi Kiên ra khuyên nhủ. Nhưng dù bố mẹ có thuyết phục thế nào, cậu cũng nhất quyết không đi học nữa.

Nghỉ học, Kiên bỏ vào Nam làm đủ thứ nghề phổ thông như xin đi bán cà phê và làm thợ may. Mỗi ngày như thế, Kiên kiếm được 200.000 đồng.

“Ban đầu em thấy tự do lắm! Em thuê phòng trọ hết 1 triệu/ tháng, ăn hết 2 triệu/ tháng. Chi tiêu các khoản, em vẫn còn để dư ra một ít”.

Nhưng một thời gian sau, khi phải liên tục tăng ca, làm từ 7 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về đến nhà, Kiên bắt đầu thấy hối hận: “Làm việc liên tục khiến em cảm thấy mệt mỏi. Giai đoạn đầu khi mới vào Nam, thi thoảng em cũng bị bắt nạt, thậm chí bị lừa. Em muốn quay lại để được đi học, nhưng vì đã bỏ học rồi, giờ quay lại em cũng cảm thấy rất ngại”.

Những đêm nằm một mình trong phòng trọ, Kiên nhớ tới mẹ. “Mẹ em thường đi chợ bán hoa quả và mía. Ngày nào khá bán được 200.000 đồng, còn không cũng chỉ được vài chục nghìn. Có hôm trời mưa còn bị lỗ vốn vì hoa quả thối, không bán được nữa. Em bỗng thương mẹ và cảm thấy mình đang phụ lòng của bố mẹ”.

Kiên quyết định gọi điện về nhà. Lần này, bố mẹ cậu lại ra sức thuyết phục con: “Con cứ học đi, tốn bao nhiêu tiền bố mẹ cũng nuôi được. Kể cả không có tiền, bố mẹ cũng có thể đi vay, chỉ cần con học tốt”.

Câu nói này khiến Kiên như “tỉnh ngộ”. Cậu quyết định quay trở về học lại sau quãng thời gian 3 năm bỏ dở.

Kết quả, với số điểm 29,75, Kiên đã trở thành thủ khoa khối A của cả nước.

"Nếu không có kiến thức, mãi mãi không có tương lai"

Từng cảm thấy rất hối hận khi đã bỏ học, nhưng giờ đây, nhìn lại sau tất cả, Kiên nói rằng, nếu thời điểm đó không bỏ học, có lẽ em sẽ không có động lực để đạt được kết quả này.

“Khi đi làm, em thấy rất vất vả. Nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân không có tương lai. Em cũng từng chứng kiến những người lao động xung quanh mình và cảm thấy họ khổ nhọc vô cùng”.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

VỤ VIỆC THỨ TRƯỞNG LÊ HẢI AN QUA ĐỜI: NHỮNG KẺ KHỐN NẠN VỚI THUYẾT ÂM MƯU


Sáng ngày 17/10/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát đi thông tin về việc đồng chí Lê Hải An, sinh năm 1971, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từ trần do bị tai nạn, ngã từ trên cao xuống tại tòa nhà trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội. Bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đến sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng, nhiều người còn không tin điều đó là sự thật. Thế nhưng khốn nạn thay, lợi dụng sự việc này, một số kẻ táng tận lương tâm đã không từ thủ đoạn, lấy hình ảnh người đã khuất để dựng lên hàng loạt thuyết âm mưu phục vụ cho mưu đồ xấu của mình.
VỤ VIỆC THỨ TRƯỞNG LÊ HẢI AN QUA ĐỜI: NHỮNG KẺ KHỐN NẠN VỚI THUYẾT ÂM MƯU
Đánh đúng vào tâm lý tò mò, háo tin giật gân của một bộ phận người dân, những thuyết âm mưu được dựng lên, những câu chuyện mập mờ được xào xáo truyền đi nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. Có lẽ sớm nhất là câu chuyện của một thanh niên mắc bệnh hoang tưởng ngồi uống trà đá ven đường “Có đứa em đang là sinh viên trọ phường Bách Khoa, sáng nay ngồi uống trà đá ở đường Tạ Quang Bửu cạnh bộ giáo dục. Ngõ ngay cạnh nhà Luật Sư Nguyễn Văn Đài, nó bảo khoảng hơn 7h nghe tiếng súng nổ trong bộ giáo dục”. Giữa khu dân cư đông đúc, ấy vậy mà mỗi anh thanh niên tai thính nghe thấy tiếng súng. Một câu chuyện tưởng chừng như rất vô lý, nhưng hóa ra lại rất vừa tai đối với các đối tượng: một là đám phản động, đám dân chủ cuội, và hai là đối với một bộ phận không ít Giang cư mận.
Một cách tinh vi, đầu óc hơn, một vài nhà dân chủ cuội bắt đầu liên hệ, dẫn dắt về câu chuyện của một bản thông báo mà ông Lê Hải An đã kí thay Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo Phùng Xuân Nhạ về việc xem xét kỷ luật 13 công chức ngày 21/8/2019 và sau đó đến ngày 9/9/2019, Bộ Giáo dục & đào tạo có văn bản hủy bỏ các Quyết định và Thông báo trên. Từ đó mở ra thuyết âm mưu về câu chuyện đấu đá nội bộ rất li kỳ và gay cấn. Về lý do hủy bỏ thì xin mời vào đây đọc sẽ rõ:
Sự ra đi của một con người tài năng ở tuổi đời còn trẻ để lại sự mất mát, niềm thương tiếc vô hạn. Điều này dĩ nhiên cũng dẫn đến tâm lý chung là sự tò mò, cảm thấy cần thêm những chi tiết cụ thể hơn để sáng tỏ vấn đề. Nhưng thay vì bình tĩnh chờ đợi kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra để giải đáp thắc mắc của mình thì nhiều người lại dễ dàng đặt niềm tin vào những mẩu tin nhảm tràn lan trên mang xã hội. Nói cách khác thì những câu chuyện, thông tin bị tam sao thất bản bỗng trở thành “cứu tinh” cho một bộ phận người đọc khỏi sự “khát” tin, để rồi họ ngồi rung đùi gật gù tự thỏa mãn rằng thì ra câu chuyện nó như vậy, và từ đó vô tình họ vừa trở thành nạn nhân của tin đồn, vừa trở thành người tiếp tay cho việc lan truyền những thông tin thất thiệt này.
Bao nhiêu sự tiếc thương còn chưa hết, nhưng đâu đó vẫn còn không ít những kẻ khốn nạn lợi dụng sự mất mát của người khác, lấy cái chết của người khác ra làm trò mua vui, biến đó trở thành công cụ để thực hiện những âm mưu xấu xa của mình. Đó thực sự là những kẻ táng tận lương tâm, thú chứ không còn là người nữa./.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Hải An

Sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An đã gây nên sự bàng hoàng trong dư luận. Có rất nhiều đặt câu hỏi xoay quanh cái chết của vị Thứ trưởng này…
Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Hải An
Đúng là một cái chết chưa bao giờ là bình thường, nhất là với bố mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái của người đã ra đi. Sự mất mát không gì có thể bù đắp được, nhưng thật đáng lên án nếu như ai đó cứa vào nỗi đau của người ở lại bằng những câu từ luận điệu gai góc, man rợn? Ngay sau thông tin Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An qua đời vì ngã từ tầng cao được truyền đi thì ngay lập tức đã có một số kẻ cơ hội chính trị vẽ ra một rừng thuyết âm mưu ghê rợn. Từ đâu ra có “một người ngồi quán nước nghe được tiếng súng GẦN trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi liên hệ với việc ông Lê Hải An rơi từ tầng 8 xuống”. Một số người còn lợi dụng việc xử lý gian lận thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đang nóng để móc nối vào nguyên nhân cái chết của vị Thứ trưởng tài năng này. Chưa cần biết ông ấy chết vì tai nạn hay vì lý do nào khác nhưng một sinh mạng mất đi, người thân của họ đang quằn quại với nỗi đau mà một số kẻ trên mạng xã hội lại đơm đặt thông tin như thế là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt là khi cơ quan chức năng chưa hề có kết luận chính xác về nguyên nhân cái chết.
Động cơ xây dựng kịch bản nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là gì? Phải chăng chúng muốn câu view, đánh bóng tên tuổi bản thân. Xét về tính thời điểm sắp diễn ra Đại hội XIII, sắp có sự thay đổi trong công tác cán bộ thì phải chăng đây là một chiêu trò kích động, chia rẽ lòng dân và hạ uy tín lãnh đạo? Cho dù vì lý do gì đi nữa thì những kẻ lợi dụng cái chết của người khác để mưu đồ lợi ích cá nhân thì đúng là bất nhân bất nghĩa.
Đã có rất nhiều người cảm nhận tài năng, sự tâm huyết và tính chính trực của vị lãnh đạo này kể từ khi ông tốt nghiệp bằng cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài rồi trở về công tác tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, truyền dạy tri thức cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên. Cũng đích thân ông là người từng ký Thông báo ngày 21/8/2019 về việc xem xét kỷ luật 13 công chức tại Bộ Giáo dục và Đào tạo do liên quan đến tiêu cực giáo dục trong Kỳ thi Quốc gia năm 2018 (mặc dù sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huỷ bỏ quyết định này). Được biết, Thứ trưởng Lê Hải An còn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục. Cha của ông là thầy Lê Hải Châu, một người có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam, từng đào tạo rất nhiều lớp học sinh tham gia các kỳ thi Toán quốc tế, mang về huy chương danh giá cho Việt Nam. Vì vậy, khi ông Lê Hải An lên làm Thứ trưởng, có không ít người đặt niềm tin và sự kỳ vọng nơi ông.
Ấy vậy mà, ông ra đi quá sớm so với cái tuổi 49 mà người xưa thường gọi là “thập tri thiên mệnh”, cái tuổi được cho là nắm được xu thế thời cuộc và có thể cống hiến rất nhiều. Sự ra đi đột ngột ấy đã để lại vô vàn khoảng trống, sự bàng hoàng, nỗi niềm xót xa, đau lòng cho người thân, đồng nghiệp và các sinh viên của ông. Khi họ vẫn chưa kịp hoàn hồn khi nhận hung tin, khi họ vẫn đang gào khóc, ngã quỵ bên thi thể của người con, người cha, người chồng của mình, khi vết thương chưa kịp lên da non lại tiếp tục bị cào cấu thì còn gì là “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Đến thời điểm này thì tiếng súng duy nhất mà người dân nghe thấy chỉ có tiếng súng phát ra từ những kẻ cơ hội chính trị, bọn kền kền chuyên ăn hôi sự kiện nóng bắn vào nỗi đau của gia đình, đồng nghiệp và những người yêu quý Thứ trưởng Lê Hải An mà thôi./.
Đặng Trường

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

TRẦN THẾ TRUNG GIÀNH VÒNG NGUYỆT QUẾ ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA 2019

Sáng 15/9, vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2019 diễn ra với các phần so tài gay cấn của bốn “nhà leo núi” từ Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Cần Thơ. Kết quả, thí sinh Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2019.
TRẦN THẾ TRUNG GIÀNH VÒNG NGUYỆT QUẾ ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA 2019
Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) là thủ khoa đầu vào khối chuyên Lý, Huy chương bạc tiếng Anh toàn quốc năm 2017, giải Nhì Olympic Toán tuổi thơ cấp tỉnh 2013. Người giành vòng nguyệt quế có một niềm đam mê đặc biệt với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và bắt đầu làm quen với các câu hỏi từ khi còn học tiểu học. Lên THCS, Trần Thế Trung bắt đầu chia sẻ sự yêu thích này với mẹ, chị gái và được cả hai ủng hộ rất nhiệt tình.
Nhưng tới năm lớp 9, một cú sốc lớn đến với gia đình Trần Thế Trung, khi người chị gái của em không may qua đời. Những tưởng Trung sẽ từ bỏ niềm đam mê của mình. Vì lời hứa với mẹ, với chị gái, Trần Thế Trung đã nỗ lực vượt qua và em đã đậu thủ khoa đầu vào lớp chuyên Vật lý - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Trong giây phút xúc động, Trần Thế Trung đã gửi lời nhắn tới cho người chị đã khuất của mình, người từng ước mơ cho mình có thể đặt chân tới trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Và ước mơ đó của hai chị em đã trở thành sự thật. Trần Thế Trung nói vòng nguyệt quế này là món quà dành cho chị gái đã mất của mình.
Nguồn: Báo Tin tức/TTXVN

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

‘Tự nguyện’ và ‘thỏa thuận’ là hai tên trộm trong trường học

Hai kẻ có tên Thỏa Thuận và Tự Nguyện đã đánh cắp niềm tin và sự kính trọng của phụ huynh với một nơi, với những người mà lẽ ra đáng được kính trọng.
Tôi đoán chắc trong những ngày đầu năm học thì “Thoả thuận” và “Tự nguyện” là hai từ ám ảnh phụ huynh (kể cả thầy cô giáo đứng lớp) nhiều nhất. Nó gắn chặt với các loại phí phải đóng đầu năm học.
Câu chuyện về lạm thu nói nhiều, nói mãi cả chục năm nay, dư luận bức xúc nên cấp quản lý và chính quyền đã đưa ra những quy định để siết chặt (và cũng để chứng tỏ sự nghiêm khắc) trong việc thu chi ở trường cũng như đóng góp của phụ huynh.
Những biện pháp như thế ít nhiều có tác dụng. Với xã hội thì để trấn an, còn các trường thì cũng không thể tự tung tự tác, muốn thu kiểu gì thì thu được nữa.
Song, quy định nào thì cũng vẫn có chỗ lách nếu như các trường rắp tâm. “Thoả thuận” và “Tự nguyện” được thai nghén và sinh nở trong hoàn cảnh như thế. Thực tế thì cái tên của chúng cũng đã được người ta gợi ý trước khi sinh ra, ngay trong những quy định rồi.
“Thoả thuận” và “tự nguyện”, dù xuất phát từ thực tâm người học thì lúc này nhà trường, từ chỗ chủ động cung ứng dịch vụ một cách hệ thống bỗng dưng biến thành bị động đáp ứng yêu cầu một cách manh mún, cục bộ. Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực khoa học vừa khó, vừa nhạy cảm, không phải ai cũng hiểu nên việc “đáp ứng yêu cầu” cũng cần xem xét.
Còn nếu “Thoả thuận” và “Tự nguyện” được đưa ra để đối phó nhằm hợp pháp hoá hoạt động của nhà trường (cho dù phần đông học sinh và phụ huynh không mong muốn) thì chả cần phân tích gì thêm vì nó thể hiện rõ sự áp đặt và mất dân chủ.
Ví dụ như ở bậc tiểu học hiện nay thì nhiều trường liên kết với các trung tâm tiếng Anh để dạy thêm cho học sinh. Đây là công việc cần có sự bàn bạc và nhất trí với phụ huynh. Tuy nhiên, mọi công việc có lẽ đều làm chiếu lệ giữa hiệu trưởng với ban phụ huynh nhà trường.
Trường con tôi năm nay tiếng Anh liên kết chuyển sang một trung tâm khác. Lý do đưa ra chưa thuyết phục nên một vài phụ huynh phản ứng. Rốt cuộc thì những phản ứng yếu ớt và đơn lẻ ấy cũng đành “Thoả thuận” và “Tự nguyện” vì biết mình là thiểu số.
Họ ký vào tờ giấy xác nhận sự thoả thuận và tự nguyện trong trạng thái miễn cưỡng, thậm chí có cảm giác bị ép buộc. Làm như thế, nhiều phụ huynh đã tự dối lòng để đổi lấy sự an toàn và đảm bảo việc học của con em mình được yên ổn.
Dù “Thoả thuận” và “Tự nguyện” diễn ra trong sự ấm ức, chưa hài lòng nhưng phần đông phụ huynh đều ý thức không để con mình biết, sợ ảnh hưởng đến tâm hồn trong trẻo của các cháu. Tuy nhiên làm vậy cũng tức là đẩy chủ thể học tập ra ngoài rìa mà đáng ra chúng hoàn toàn được phép tham gia vào một vài nội dung nào đó.
“Thỏa thuận” và “Tự nguyện” thể hiện sự thân thiện, hợp tác và đồng thuận. Nhưng chính trong nhà trường chúng đã trở thành bình phong và mất đi ý nghĩa tích cực đó.
Hai kẻ trộm có tên là Thỏa Thuận và Tự Nguyện đã đánh cắp niềm tin và sự kính trọng của phụ huynh với một nơi, với những người mà lẽ ra đáng được kính trọng. Tôi chắc rằng chẳng thầy cô nào muốn “hai tên trộm” này lẻn vào trường nhưng đôi khi lực bất tòng tâm. Dần dà, sự hiện diện của chúng ở trường cũng trở thành quen, một số giáo viên đã bắt đầu thỏa hiệp, số khác ngó lơ vì sự yên ổn của chính bản thân mình.
Tho NGÔ THIỆU PHONG / VOV