KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại Biểu Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại Biểu Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2 - Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện - từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội là người được nhân dân tín nhiệm, lựa chọn làm đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri để truyền đạt tới Quốc hội; Đại biểu cũng là người tham gia vào công việc quản lý và điều hành đất nước. Đại biểu Quốc hội lắng nghe tiếng nói của nhân dân không có nghĩa là bất cứ ý kiến nào cũng mang lên phát biểu trên nghị trường bởi trăm người trăm ý, không thể thấy ai nói gì Đại biểu cũng mang lên Quốc hội nói lại. Bản thân Đại biểu cũng phải là người có trình độ, có nhận thức, nhân dân cần một người đại diện chứ không cần một người truyền tin. Giữa hàng trăm, hàng nghìn ý kiến khác nhau, Đại biểu phải là người biết nhận thức để từ đó chọn lọc ra những ý kiến quan trọng, những vấn đề thực sự cần thiết rồi mới truyền đạt đến Quốc hội. Đồng thời Đại biểu cũng cần phải có trách nhiệm với những phát ngôn của mình, mà việc quan trọng nhất chính là nói đúng, nói đủ, nói có sách, mách có chứng. Luật pháp dựa trên chứng cứ, không dựa trên suy đoán cá nhân hay phán đoán chủ quan của bất kỳ ai. Nhưng thật đáng tiếc khi không phải Đại biểu Quốc hội nào cũng đủ năng lực làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre - Lưu Bình Nhưỡng - người nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi. Khi dư âm của vụ việc sử dụng sai số liệu để dẫn chứng về sai phạm của ngành Công an hồi cuối năm 2018 còn chưa tan hết, vị Đại biểu này lại tiếp tục làm nóng dư luận bằng việc thay cơ quan điều tra kết luận về vụ án buôn lậu của công ty Nhật Cường. Hay gần đây nhất là việc phát biểu về lối sống của cán bộ cao cấp bằng một nhận xét chung chung rằng “sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách”... Nhiều phát biểu gây hiểu lầm được vị Đại biểu này đưa ra dưới dạng “dư luận có ý kiến cho rằng…”, khiến nhiều cử tri đặt câu hỏi “Ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội hay là người đưa tin mà ý kiến đúng sai gì ông cũng tiếp nhận và truyền đạt hết với Quốc hội và truyền thông báo chí? ”
     Biến 0,06% thành 94% để nhận xét rằng sai phạm của ngành Công an là “đặc biệt nghiêm trọng”, thay lực lượng chức năng đưa ra kết luận vụ án đang trong quá trình điều tra… Rất nhiều lần vấp phải phản ứng của dư luận bởi những phát ngôn gây tranh cãi của mình, nhưng dường như Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chưa bao giờ để tâm đến dư luận. Vậy nên dù dư luận có phản đối hay ủng hộ, dù là ý kiến của cử tri hay chỉ suy đoán chủ quan của bản thân thì ông Nhưỡng vẫn tiếp tục trả lời báo chí dưới danh nghĩa Đại biểu Quốc hội.
     Trên nghị trường, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng yêu cầu Quốc hội phải ngăn chặn người thiếu năng lực, phẩm chất vào bộ máy để làm khổ Nhà nước, làm khổ nhân dân. Những cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên “tự xử” bằng cách từ chức để “gỡ” lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa. Đúng như ông Nhưỡng nói, chỉ có điều không chỉ có “cán bộ công chức sai phạm không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên tự xử” mà những Đại biểu Quốc hội không làm tròn chức trách nhiệm vụ, thường xuyên có những phát ngôn thiếu chuẩn mực gây hiểu lầm, chia rẽ cũng nên “tự xử” để “gỡ lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa”.
     Quay trở lại với những phát ngôn gây xôn xao dư luận, tại sao Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không sử dụng quyền chất vấn Quốc hội khi cảm thấy những số liệu trong báo cáo của Bộ Công an có vấn đề, vụ án Nhật Cường có khuất tất hay lối sống của cán bộ nào đó quá mức xa hoa… mà lại trực tiếp phát biểu những kết luận mang đầy cảm tính cá nhân, sử dụng dẫn chứng sai nhưng vẫn luôn khẳng định mình đúng, viết tâm thư đăng trên mạng xã hội kêu gọi chia sẻ? Từ những hành động và phát ngôn thiếu chuẩn mực của mình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thấy mình đã làm đúng và đủ chức trách của mình chưa?
HL

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định


Ngày 09/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH vì lý do sức khỏe.

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, việc bà Thanh có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Trước đó ngày 04/5, Ban Bí thư đã họp xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định
Bà Phan Thị Mỹ Thanh vừa bị Ban Bí thư kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng
Ban Bí thư kết luận: Những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân bà Thanh.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'

Liên quan đến vụ tin đồn “bồ nhí” của ông Đỗ Trọng Hưng lan truyền trên mạng mấy ngày qua, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát đi văn bản thông báo kết quả điều tra ban đầu.

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'
Thông báo kết quả điều tra của Công an tỉnh Thanh Hóa

Chiều nay 22.3, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thông báo kết quả điều tra ban đầu, xác minh thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Công an Thanh Hóa xác định, khoảng 20 giờ ngày 19.3, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh có liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng, đăng tải từ tài khoản facebook có nickname Sơn Thai và thông tin, hình ảnh liên quan của chị Nguyễn Thị Trang, hiện đang công tác tại Phòng Biên tập, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa.

Công an Thanh Hóa đã làm việc với chị Trang và được chị này xác nhận các hình ảnh đăng tải trên facebook Sơn Thai là đúng hình ảnh của chị. Song, chị Trang khẳng định đó là hành vi dựng chuyện, vu khống, xúc phạm nhân phẩm bản thân, vì chị Trang không hề quen biếtvà chưa bao giờ gặp gỡ, cũng như tiếp xúc với ông Đỗ Trọng Hưng, chỉ nghe tên ông Hưng qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, ông Đỗ Trọng Hưng cũng khẳng định không biết gì về chị Trang.

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'
Những tin nhắn đồn trên mạng xã hội

Ngoài ra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, xác định các dữ liệu trên máy điện thoại của chị Trang đang sử dụng, bao gồm danh sách các cuộc gọi, tin nhắn đi, đến đều không phát hiện có thông tin gì liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng.

Từ đó, Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Các hình ảnh và nội dung tin nhắn đăng tải trên facebook Sơn Thai là do đối tượng tự tạo và chụp lại gán ghép với hình ảnh của chị Trang được sao chép trên facebook cá nhân của chị. Đối tượng đã tạo dựng tin nhắn có nội dung bịa đặt, sử dụng facebook đăng tải, phát tán với động cơ mục đích xấu, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân của ông Đỗ Trọng Hưng, nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn".
Công an Thanh Hóa cho biết đang phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục điều tra, truy tìm đối tượng đã đăng tải thông tin trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ chiều 19.3, mạng xã hội facebook lan truyền chóng mặt thông tin ông Đỗ Trọng Hưng có “bồ nhí”. Cụ thể, các thông tin này kèm theo hình ảnh và số điện thoại được cho là của ông Đỗ Trọng Hưng cùng với nhiều tin nhắn qua lại một cô gái mang hình thể “hot girl”.

Đáng chú ý, trong nhiều tin nhắn đã nhắc đến những chuyện nội bộ của tỉnh Thanh Hóa xảy ra trong thời gian qua, như trường hợp của “hot girl” Quỳnh Anh cùng với tên của nhiều lãnh đạo tỉnh này.

Tại cuộc họp đột xuất chiều 21.3 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng khẳng định tin đồn trên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống, gây bức xúc cho bản thân ông và dư luận. Vì vậy, ông Đỗ Trọng Hưng cũng đề nghị cơ quan công an khẩn trương điều tra, làm rõ, nếu cần, cơ quan công an có thể trích xuất toàn bộ tin nhắn (đi và đến) từ số điện thoại của ông từ năm 2014 đến nay (thời điểm mà tin đồn ngầm nhắc đến), để điều tra, đối chứng.