KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Đừng để bị dắt mũi bởi các loại tin đồn trên internet

Với nhiều ưu thế, internet đã trở thành phương tiện quan trọng giúp con người thể hiện tính tích cực xã hội. Song với mưu đồ xấu, một số tổ chức, cá nhân đã sử dụng internet để tung tin đồn và bình luận tiêu cực gây hoang mang dư luận và nhiễu loạn niềm tin xã hội.


Thời gian gần đây, việc bịa đặt, tung tin đồn trên internet gây hoang mang trong dư luận, không còn là hiện tượng đơn lẻ, mà có nguy cơ lan rộng. Có thể điểm qua vài sự kiện: tháng 4-2015, Ngô Bá Sơn, Vũ Văn Bằng đưa lên facebook tin một nữ sinh viên ở Hà Nội bị “hiếp dâm đến chết” để người dùng nào nhấp chuột vào tin này sẽ bị chuyển hướng đường dẫn đến những trang mạng cần tăng lượng người truy cập hòng hưởng tiền từ dịch vụ quảng cáo của Google; tháng 8-2016, Trần Tuấn Vĩnh đưa lên facebook thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm tới uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự cá nhân; tháng 6-2017, Nguyễn Thị N tung lên facebook tin giả bắt cóc trẻ em; tháng 7-2017, Phạm Thị Mùi đăng trên facebook tin: “Mưa to quá, máy bay rơi luôn” kèm theo năm ảnh máy bay rơi với chú thích vụ việc xảy ra tại sân bay quốc tế Nội Bài;…
Đáng chú ý là tin đồn trên mạng xã hội không chỉ liên quan đến động cơ thiếu lành mạnh trong cạnh tranh kinh doanh, gây chú ý bằng bịa tin giật gân, kiếm lời từ hoạt động quảng cáo, bôi nhọ uy tín và danh dự của người khác, trả thù đối tượng thù ghét, tăng số người truy cập để khoe khoang,… thời gian qua, nhiều tin đồn nhằm phục vụ âm mưu của các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Mục đích đen tối của họ là bằng thủ đoạn bịa đặt, vu cáo, vu khống nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam,… gây hoang mang trong tâm lý xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của công chúng đối với chế độ, hòng đẩy tới sự rối loạn, bất ổn về kinh tế, văn hóa, từ đó gây bất ổn về chính trị.
Năm 2016, Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã bắt giữ Nguyễn Xuân Long và hai người khác cùng là quản trị trang mạng do một người ở Mỹ là Nguyễn Hằng lập ra, đã tung tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền, dàn dựng hình ảnh mẫu tiền mới, khẳng định các mẫu tiền này được in và vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, kêu gọi mọi người rút tiền từ ngân hàng để mua vàng, ngoại tệ và kèm theo các bình luận phỉ báng chính quyền, kích động chống phá. Một số kẻ xấu lập tức khai thác, bình luận theo lối đơm đặt, xuyên tạc về tin đồn này; một số địa chỉ truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam cũng triệt để khai thác.
Cũng năm 2016, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Trước đó, từ tháng 10-2015, Nguyễn Danh Dũng trực tiếp lập, quản trị tài khoản trên youtube, facebook, blog đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc…
Tuy nhiên với kẻ xấu, tung tin đồn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều chúng muốn là tìm mọi cách để tin đồn có thể “in dấu” vào nhận thức của người tiếp cận. Để làm điều này, các đối tượng cố gắng tạo ra hiệu ứng tin cậy trong người đọc, với thủ đoạn phổ biến là tin đồn thường kèm theo sự bảo đảm như “một nhân vật quan trọng giấu tên cho biết”, “một nguồn tin khả tín nói rằng”, “một văn bản không được phổ biến cho hay”,… Đồng thời, phổ biến tin đồn trên không gian mạng, cố gắng “giải mã” theo lối bịp bợm, phóng đại tin đồn theo thuyết âm mưu, liên kết một số sự kiện ngẫu nhiên,… bịa chuyện “đấu đá nội bộ”, “phe này, phe kia”, dựng ra tình huống giả tạo, giật gân, ly kỳ,… nhằm tác động tới sự tò mò của người tiếp cận, từ đó biến tin đồn thành “tin thật”, biến không thành có, biến tin đồn thành một thứ “hoang tin có lý” gây nghi ngờ, hoang mang, đầu độc dư luận.
Hiện nay, các mạng xã hội người Việt Nam đang sử dụng thường có xuất xứ nước ngoài, như facebook, youtube,… và xuất xứ trong nước, như me.zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, clip.vn… Tuy nhiên, ở Việt Nam có tới 45 triệu người dùng mạng xã hội facebook, Việt Nam là một trong 10 nước có số người dùng youtube nhiều nhất, và tin đồn chủ yếu xuất hiện, lan truyền từ các mạng này.
Đến nay, dù chủ quản facebook thừa nhận bị lợi dụng và bảo đảm sẽ thay đổi, nâng cấp giải pháp bảo mật, an ninh cho nền tảng mạng xã hội của họ để đối phó các thủ đoạn tung tin giả, tin lừa gạt, thao túng nội dung tại diễn đàn trao đổi,… nhưng thực tế chỉ vài giây sau khi tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội, đã được lan truyền, thì khó có thể giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ứng phó tin đồn trên mạng, trong đó các cơ quan có trách nhiệm cần cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời (trừ thông tin mật liên quan tới an ninh quốc gia) để tin đồn, tin sai sự thật không có cơ hội lan rộng tác động xấu đến xã hội, con người.
Phải chủ động tuyên truyền để mỗi người dân luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, đồng thời tạo điều kiện để mỗi người nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác, có tinh thần trách nhiệm, tỉnh táo và tự sàng lọc khi tiếp cận tin đồn, không biến bản thân và không biến trang cá nhân thành nơi chuyển tiếp, lưu giữ, truyền bá tin đồn.
Về luật pháp, hành vi tung tin đồn tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân,… dưới bất kỳ hình thức nào, với bất cứ phương tiện truyền tải nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, tại khoản 1 Điều 5 quy định các hành vi bị cấm, có một số điểm đáng chú ý như: “a. Chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;… d. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;… e. Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Vì thế, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần dựa trên cơ sở luật pháp để xử lý nghiêm mọi hành vi xâm phạm, góp phần củng cố niềm tin xã hội.
Theo QUANG HÀ / NHÂN DÂN ONLIN

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Bí mật về ‘đội quân áo đen’ đặc biệt của Việt Nam Cộng Hòa


Đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau. Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết.


Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để nuôi dưỡng và duy trì một đội quân với hơn 1,3 triệu người của chính quyền Sài Gòn, bao gồm các sắc lính như bộ binh, hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng, lính thủy đánh bộ, biệt động quân, biệt kích dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, mật vụ, người nhái…Bên cạnh đó, còn có một lực lượng khác với tên gọi rất hiền lành: “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” mà về mặt nổi, họ đến các thôn xã, “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân nhằm xây dựng “cuộc sống mới” nhưng thực chất, nhiệm vụ chính của họ là tìm hầm bí mật, chỉ điểm du kích, cán bộ cách mạng nằm vùng…
1. Đầu năm 1967, người dân xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) lấy làm ngạc nhiên khi thấy gần 30 con người kéo về xã mình.
Đã quá quen với những sắc lính thuộc chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ, lính Australia nhưng đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau.
Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết. Bà Tám Bảnh, năm nay 76 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, từng có thời gian ở ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ nhớ lại: “Họ thưa thì mình nghe thôi vì bà con lạ gì lính ông Thiệu: Sáng giở nón thưa ba, tối vào chuồng bắt gà”.
Đoàn “áo đen” về buổi sáng thì ngay đầu giờ chiều, viên xã trưởng đã ra lệnh cho mọi người dân tập họp ở sân vận động xã để nghe phổ biến về một chủ trương mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Theo viên xã trưởng, nhằm tạo ra một cuộc sống ấm no, sung túc cho bà con, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã cử “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” (Đội quân áo đen) về đây để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với mọi người.
Nhà ai hư hỏng sẽ được “cán bộ” chung tay sửa chữa, đường xá sẽ được chỉnh trang, trường học được nâng cấp, trạm y tế sẽ không thiếu thuốc men. Ngay cả những chuyện lặt vặt như chuồng heo, nhà cầu hay giếng nước – cái nào chưa tốt cũng sẽ được làm lại cho hợp vệ sinh, vật nuôi mau lớn, bán được nhiều tiền, bà con bớt ốm đau bệnh tật.
Tiếp lời viên xã trưởng, một người đàn ông được giới thiệu là Nguyễn Văn Ký, Đoàn trưởng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn quận Đất Đỏ” bước ra phát biểu.
Theo ông Ký, trong thời gian công tác tại xã nhà, ông mong mỏi mọi người cùng chung tay hợp tác với cán bộ. Bên cạnh đó, ai cũng có quyền nêu lên những mặt chưa tốt của “cán bộ” khi “ba cùng” với bà con. Mọi hành vi nhũng nhiễu, quấy rối, gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con đều sẽ bị nghiêm trị.
Cuối cùng, viên xã trưởng thông báo: Tùy theo vị trí, diện tích và số nhân khẩu của từng gia đình, mỗi nhà sẽ nhận 2 hoặc 3 “cán bộ” về ở chung. Bà Tám Bảnh nói: “Tuy nhiên, coi đi coi lại thì những nhà có “vinh dự” nhận “cán bộ” về ở chung phần lớn là nhà có người đi tập kết, hoặc thoát ly theo Cách mạng…”.
2. Ngược dòng thời gian, cuối năm 1965, khi phong trào Cách mạng miền Nam càng lúc càng lớn mạnh với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia, Bình Giã, Ấp Bắc, Đồng Xoài…, cùng với hàng nghìn “ấp chiến lược”, “khu trù mật” bị người dân phá tan, biến thành vùng giải phóng thì Chính phủ Mỹ quyết định gia tăng quân số các binh chủng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam lên 75 nghìn người, đồng thời ra lệnh tổng động viên 225 nghìn người làm lực lượng dự bị.
Bên cạnh đó, họ cấp tốc thành lập một cơ quan, đặt tên là “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng – Civil Operations and Revolutionary Development Support – gọi tắt là CORDS”.
Mục tiêu của CORDS là tạo ra những vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam mà trước đây vẫn ủng hộ, che giấu Quân Giải phóng hoặc tổ chức các nhóm du kích đánh lại lính Mỹ và quân đội VNCH hành những vùng an toàn, không còn bóng dáng Cộng sản.
Người đẻ ra chương trình “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng” là Robert W. Komer, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA, được Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng chấp thuận.
Bay đến Sài Gòn, Komer gửi cho Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam là Bunker bản dự thảo “khái niệm về việc tổ chức các Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, đồng thời cung cấp một lịch trình và các bước để thực hiện.
Bên cạnh đó, Komer cũng đề nghị thành lập một Ban chỉ đạo nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lặp giữa Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV) và Đội quân áo đen.
Komer nói: “Mặc dù cả hai đều cùng chung mục đích là tiêu diệt Cộng sản nhưng mỗi bên lại có những phương thức hoạt động khác nhau. Với những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, biện pháp mà họ áp dụng là làm thế nào để người dân tự đuổi Cộng sản ra khỏi từng làng, từng  xóm”.
Ngày 11/12/1965, Đại sứ Bunker chính thức công bố với báo chí sự ra đời của cơ quan CORDS. Ông ta nhấn mạnh những ưu điểm của Đội quân áo đen với sự hỗ trợ của người Mỹ nhưng sẽ không có sự xuất hiện trực tiếp của cố vấn Mỹ như với quân đội VNCH.
Hai ngày sau, trong một hội nghị chỉ huy do MACV tổ chức tại vịnh Cam Ranh, Bunker và Westmoreland, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thống nhất triển khai các hoạt động của CORDS.
Theo đó, tất cả những báo cáo của các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn sẽ được chuyển thẳng về cho CORDS rồi tùy theo mức độ và tính chất, CORDS sẽ chia sẻ thông tin cho các cơ quan quân sự, tình báo VNCH.
Đi vào hoạt động, CORDS cho ra đời nhiều bộ phận như “Biệt đội Thiên Nga, Phượng Hoàng” chuyên săn lùng bắt bớ, ám sát cán bộ cách mạng nằm vùng, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” làm nhiệm vụ dò la, phát hiện du kích sống như những người dân bình thường trong thôn xóm, tìm hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, các nguồn tiếp tế cho Quân Giải phóng, bộ phận “Chiêu hồi” tiến hành mua chuộc, lôi kéo những người tham gia cách mạng ra đầu hàng…
Ngày 26/1/1966, theo sự chỉ đạo của nhóm chuyên gia CIA nằm trong cơ quan CORDS, Ủy ban Hành pháp Trung ương chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 137, chính thức thành lập đồng thời hoàn chỉnh bản quy chế hoạt động cho các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng –  bấy giờ là Tổng Ủy viên Tổng bộ xây dựng kiêm Tổng thư ký Hội đồng xây dựng nông thôn Trung ương.
Mark Moyar, một người Mỹ gốc Do Thái, là sĩ quan CIA phụ trách kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, cố vấn cho CORDS đã viết trong cuốn sách mang tên “Phượng hoàng và những con chim mồi – Phoenix and Birds of Prey”, xuất bản năm 1997: “Tính đến cuối năm 1966, đã có 700 đoàn được thành lập.
Tại các tỉnh, cán bộ xây dựng nông thôn được tổ chức thành Tỉnh đoàn, các quận có Liên đoàn (về sau đổi thành Quận đoàn) còn tại các xã thì có Xã đoàn, các ấp mỗi ấp có một toán.
Y phục cho “cán bộ” là quần áo bà ba đen theo kiểu nông dân, mũ vải rộng vành, giày bố hoặc dép râu, vũ trang bằng những loại súng bán tự động hạng nhẹ như Carbine M1, Garant M14 nhằm tránh cho người dân có ý nghĩ rằng đây cũng chỉ là một đội quân chuyên bắn giết. Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn đặt tại Trại Lam Sơn trong khu rừng dương liễu Chí Linh, Vũng Tàu. …”.
Về nhân sự, các Đội quân đen lấy người từ các ngành khác như đoàn Biệt chính Nhân dân, Biệt chính Tiền phong, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ xã, ấp.
Vẫn theo Mark Moyar, ngoài kỹ thuật quân sự, chúng còn được huấn luyện về công tác tâm lý chiến, cách moi tin nơi những người nghi ngờ theo Cộng sản, cách phát hiện hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, cách theo dõi các đường dây giao liên.
Ông Hai Đặng ở ấp Hội Bài kể: “Hồi đó tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho cách mạng, chủ yếu là pin đèn, thuốc Tây, giấy in truyền đơn, đôi khi cả máy đánh chữ…
Trước khi tụi xây dựng nông thôn về xã, việc chuyển hàng vào chiến khu Minh Đạm khá dễ dàng. Chỉ cần đưa hàng tới một địa điểm đã hẹn trước rồi bỏ đó thì sẽ có người đến lấy”. Tuy nhiên, khi hai “cán bộ” xây dựng nông thôn về ba cùng tại nhà ông thì nhất cử nhất động của ông đều bị họ để ý.
Ông kể tiếp: “Một bữa, tôi nhận được tin của cơ sở mật cho biết là “mấy ảnh” cần 50 cục pin đại. Pin mua thì dễ rồi nhưng làm cách nào chuyển đi mà không bị nghi ngờ mới khó”.
Sau vài ngày suy nghĩ, ông Hai Đặng tìm ra một cách là cứ chập tối, ông đi soi cá. Với một cây chĩa và cái đèn pin đội ngang đầu, ông chèo chiếc xuồng nhỏ, cặp theo mấy con rạch ra sông lớn rồi gần sáng ông về.
Lần nào cũng vậy, cứ về tới nhà thì bữa sáng hai anh “cán bộ” có món cháo cá, trưa có canh cua, tép rang còn tối thì lai rai với mấy con chình, con chạch. Riết rồi cái việc ông mua cả chục cục pin là việc bình thường.
Ông nói: “Nhờ vậy, việc tiếp tế cho cách mạng diễn ra êm ả. Thậm chí có bữa, tụi nó cho tui nguyên cả khối pin của máy truyền tin PRC25 đã xài rồi. Loại này bền lắm. Dù xài rồi nhưng khi gắn vào đèn soi cá, nó vẫn sáng được cả tuần lễ còn pin tôi mua, tôi gửi vào khu cho mấy ảnh”.
3. Với mục đích phát hiện cơ sở cách mạng trong nhân dân nên dần dần các Đội quân đen được tổ chức rất bài bản.
Theo các tài liệu ta thu được sau ngày giải phóng thì ở mỗi tỉnh đều có một đơn vị xây dựng nông thôn gọi là Đoàn 59, gồm 3 bộ phận là Ban Chỉ huy Đoàn, Liên toán xây dựng và Liên toán dân quân.
Năm 1966, cả miền Nam Việt Nam có hơn 12 nghìn “ấp đời mới”, được phân loại từ A đến E, trong đó A là “ấp không du kích, không Cộng sản nằm vùng, không có người đi tập kết, không có người có cảm tình với Cộng sản” còn ấp loại E là ấp “có đủ thứ”.
Trong tài liệu công tác do Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Tổng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ký ban hành, có đoạn: “Nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn là ưu tiên 1 cho những ấp loại E, và mục tiêu số 1 là tiêu diệt Cộng sản nằm vùng trong những ấp đó…”.
Theo Mark Moyar, nếu một xã có dưới 5 nghìn dân thì Đoàn 59 sẽ bố trí 6 người, xã trên 5 nghìn dân có 8 người, xã từ 20 nghìn dân trở lên có 23 người.
Ông Hồ Niềm, người dân huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Bọn xây dựng nông thôn vùng tui toàn người địa phương, hầu hết là đảng viên đảng Đại Việt vì vậy, chúng rành rẽ đường đi nước bước, phong tục, tập quán. Thậm chí trong nhà, bồ thóc, bồ gạo để đâu chúng cũng biết”.
Bà Nguyễn Thị Bé Em, ở Bình Đại, Bến Tre, có chồng đi tập kết nói: “Khi chúng bố trí hai tên “cán bộ ba cùng” với nhà tui, tui từ chối vì nhà chỉ có 3 mẹ con. Tui nói chồng tui đi đâu mất tăm mất tích, tui hổng biết, bây giờ tự dưng cho đàn ông vô ăn ngủ, coi sao đặng! Không ở chung để theo dõi được, chúng bày trò phun thuốc diệt trừ sốt rét bằng cách đeo bình xịt, tự động xộc vào từng buồng, thậm chí chui cả xuống gậm giường nhà tui phun phun xịt xịt mà mục đích là để tìm hầm bí mật”…
4. Có thể nói, giai đoạn đầu khi những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đi vào hoạt động, phong trào Cách mạng miền Nam đã gặp phải một số khó khăn. Với hình thức “ấp đời mới” mà mục tiêu căn bản là tách rời du kích và cán bộ nằm vùng ra khỏi nhân dân, mọi ấp đều được bảo vệ bởi nhiều lớp hàng rào kiên cố, các cổng chính ra vào có trạm gác cùng nhiều chòi canh. Ban ngày, người dân được tự do đi lại làm ăn nhưng người lạ mặt muốn vào ấp thì phải qua thủ tục kiểm soát rất chặt chẽ. Ban đêm, các cổng chính đóng lại. Nếu muốn đi bệnh viện chẳng hạn, phải có sự đồng ý của “cán bộ”.
Trong cuốn “Phượng hoàng và những con chim mồi”, Mark Moyar viết: “Cán bộ xây dựng nông thôn ở cấp xã còn có nhiệm vụ tổ chức “Đội Thiếu nhi”, huấn luyện cho các em nhỏ cách thức cảnh giới và báo động kịp thời mỗi khi có người lạ lén lút vào ấp, “Đội Phụ nữ” làm công tác tiếp tế, cứu thương. “Đội Lão ông, Lão bà” tung tin gây hoang mang cho địch, che giấu và bảo vệ cán bộ xây dựng nông thôn hoạt động trong xã với phương châm không biết, không nghe, không thấy…”.
Tuy nhiên, có một điều mà Mark Moyar phải thừa nhận là: “Bắt đầu từ năm 1965, nhận thức của đa số nông dân miền Nam Việt Nam về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có sự thay đổi nhưng hầu hết người Mỹ đều không nhìn ra điều này. Sự thay đổi bắt nguồn từ những trận ném bom, bắn phá bừa bãi của Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đã tàn phá nhà cửa ruộng vườn, giết chết những người thân trong gia đình họ.
Phần nữa, nhiều “cán bộ xây dựng nông thôn” lợi dụng tình thế khó khăn của những phụ nữ có chồng đi tập kết để cưỡng bức họ – và điều này mặc nhiên được phép nhằm ngăn không để họ che giấu, tiếp tế cho chồng họ nếu chồng họ trở về. Tại những xóm ấp hẻo lánh ở Định Quán, Mã Đà, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), một “cán bộ xây dựng nông thôn” ép buộc 2, 3 phụ nữ phải quan hệ tình dục là chuyện bình thường vì nếu không chấp nhận, những phụ nữ ấy sẽ bị tước đi những quyền căn bản nhất…”.
Để đập tan âm mưu của địch, mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy chiến lược “ấp đời mới”, phá ách kìm kẹp “xây dựng nông thôn”, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cách mạng đã tiến hành nhiều trận đánh mà mục tiêu là những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đang hoạt động tại những xã ấp. Sau cuộc phục kích tại ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Phước Tuy thừa nhận: “Việt Cộng chơi trò giương đông kích tây và chúng tôi đã mắc bẫy”.
Ngày 6/7/1967, một “cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Bài nhận được tin “mật báo”, rằng “khuya nay sẽ có một nhóm Việt Cộng lẻn về tuyên truyền”.
Ngay lập tức, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng và Trần Văn Hiền, Tỉnh đoàn phó thuộc Ban chỉ huy Đoàn 59 tỉnh Phước Tuy xuống tận nơi. Sau khi quan sát địa thế, Ký ra lệnh cho một toán “xây dựng nông thôn” đợi đến sẩm tối, phục kích gần một lò sản xuất nước mắm, cạnh con đường mà “nhóm Việt Cộng” sẽ đột nhập. Trên con đường này, Ký bố trí 2 trái mìn claymore với chiến thuật cắt đầu, khóa đuôi. Theo kế hoạch, khi nhìn thấy “Việt Cộng”, một bộ phận sẽ điểm hỏa 2 trái mìn, bộ phận còn lại dùng súng, lựu đạn tấn công, tiêu diệt.
3 giờ 30 sáng, nằm phục mãi mà chẳng thấy bóng dáng “Việt Cộng” nào, toán trưởng xin lệnh Ký cho rút lui. Tháo xong 2 trái mìn claymore rồi trên đường quay trở lại nơi đóng quân nằm cạnh trụ sở ấp thì bất ngờ có một ánh chớp lóe lên và tiếp theo là một tiếng nổ long trời. Toán “cán bộ xây dựng nông thôn” nháo nhào, kẻ chúi vào gốc cây, người lăn xuống vệ đường, súng các loại nổ loạn xạ.
Bắn suốt 10 phút nhưng không thấy đối phương đáp trả, cả bọn mới hoàn hồn. Nhìn lại, hai “cán bộ” Phạm Công Ngọc Hải, Bùi Thiện Thọ chết tại chỗ vì trúng mìn, còn 6 người khác bị thương. Chưa hết, sáng hôm sau trên bức tường vôi trắng của trụ sở ấp, ai đó đã viết một dòng chữ lớn bằng than: “Giết một tên cán bộ xây dựng nông thôn bằng giết ba tên xâm lược Mỹ”.
Tỉnh đoàn phó Đoàn 59 là Trần Văn Hiền sau này khi sang Mỹ định cư, đã thú nhận trong một buổi họp mặt “cán bộ xây dựng nông thôn” ở miền Nam bang California: “Lúc đó chúng tôi bị lừa. Một phụ nữ đến ấp mua bán cá, làm như vô tình tiết lộ việc “Việt cộng về tuyên truyền” cho một mật báo viên của toán xây dựng nông thôn ấp Hội Bài. Lực lượng Cộng sản phục kích chúng tôi đêm hôm đó là Đội du kích cơ động của Long Phước Hội – gồm 3 xã Long Mỹ, Phước Hải và Hội Mỹ…”.
Nhận thấy Chiến khu Minh Đạm là mối nguy hiểm cho chương trình “xây dựng nông thôn” quận Đất Đỏ, cuối năm 1967, dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ thuộc Cơ quan CORDS, Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Xây dựng nông thôn đưa về xã Phước Hải “Đoàn Phát triển 1”, Ban chỉ huy đặt tại miếu thờ ông chủ xã.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, bộ đội chủ lực huyện Đất Đỏ phối hợp với du kích tiến đánh Phước Hải và bao vây nơi này gần một tuần lễ. Nguyễn Văn Á, cán bộ xây dựng nông thôn kể lại với Mark Moyar rồi được ông ta đưa vào cuốn sách “Phượng hoàng và những con chim mồi”: “Các cấp chỉ huy quá chủ quan. Họ tin rằng chỉ cần “ba cùng” với người dân là dân sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nên việc vũ trang cho cán bộ xây dựng nông thôn rất sơ sài. Cả 15 người chỉ có 1 trung liên Bar, 10 Carbine M1, 2 Garant M14 cùng vài quả lựu đạn trong khi Việt Cộng xài AK-47, B40. Đã vậy, bên ngoài hàng rào ấp đời mới, đêm nào họ cũng phát loa kêu gọi chúng tôi quay súng trở về với nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc Mỹ…”.
5. Bước qua năm 1969, Cơ quan CORDS gia tăng viện trợ cho chương trình bình định, “xây dựng nông thôn” đồng thời tuyển thêm người, mở thêm nhiều khóa huấn luyện ở Trại Lam Sơn, Chí Linh, Vũng Tàu, trong đó có những khóa huấn luyện mà học viên đều là phụ nữ.
Nguyễn Thị Hồng, một trong những “cán bộ” theo học khóa 3/69, tổ chức vào tháng 3/1969 kể: “Khóa tôi có 400 chị em. Tùy theo từng môn, giảng viên có thể là người Việt hoặc người Mỹ. Các sĩ quan người Việt chủ yếu dạy về chiến thuật quân sự, cách tổ chức phòng ngự, phản công, cách phục kích, gài mìn, cách sử dụng một số các loại súng và công tác dân vận, còn người Mỹ thì dạy cách khai thác tin tình báo, cách theo dõi, điều tra người tình nghi, cách phát hiện du kích, Cộng sản nằm vùng từ những dấu vết nghi ngờ…”.
Tốt nghiệp khóa huấn luyện, Hồng được đưa về Quận đoàn Củ Chi, Xã đoàn An Nhơn Tây. Tại vùng này 90% các gia đình đều có người tham gia cách mạng nên công tác “dân vận” của Hồng hầu như chỉ là con số 0! Trong nhật ký, cô ta viết: “Người dân ở xã nhìn những cán bộ xây dựng nông thôn chúng tôi bằng con mắt nghi kị, thậm chí thù địch. Có lần tôi ghé vào nhà của một bà cụ già mà tôi đã nhắm từ trước với ý định hỏi thăm, làm quen, sau đó đề nghị sửa lại cho bà cái mái tranh đã gần sập.
Tuy nhiên, khi tôi vừa mở lời thì bà ta đã lắc đầu: “Cám ơn cô. Cô sửa xong thì ngày mai – nếu không Mỹ thì lính Cộng hòa cũng lại kéo đổ. Cô có sửa thì cô sửa cho mấy người đó, sửa cho họ đừng giết hại nhân dân”. Tôi rất chán nản, chỉ muốn trở về nhà..”. Lê Văn Hội, “cán bộ xây dựng nông thôn” xã Tân Phong, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Cả toán cán bộ xã Tân Phong chúng tôi, buổi sáng nếu có quân đội mở đường thì chúng tôi từ thị trấn Cai Lậy mới dám vào, làm việc ất ơ một lát rồi chiều lại rút ra. Không ai dám ngủ đêm tại vì sợ du kích”.
Một tháng 4 ngày sau khi nhận công tác, Nguyễn Thị Hồng đạp phải một trái mìn do du kích Củ Chi gài, chết tại chỗ. Nhưng không phải chỉ có Nguyễn Thị Hồng, cũng trong năm 1969, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Cửu, huyện Đất Đỏ lĩnh thêm một búa nữa. Nằm ngay trên tỉnh lộ 44, ấp Hội Cửu thuộc xã Hội Mỹ có vị trí địa lý phía đông giáp rừng chồi sát biển; phía tây giáp với những thửa ruộng và tiếp theo là những cánh rừng kéo dài đến mật khu Minh Ðạm. Phía nam giáp một ngọn đồi cát, nơi đây có đồn Lò Gốm do một trung đội Ðịa phương quân trú đóng, còn phía bắc giáp cánh đồng xã Phước Lợi, Gò Tre. Theo báo cáo của “cán bộ xây dựng nông thôn” ấp Hội Cửu: “Ấp có 76 nóc nhà, dân số 750 người, là vị trí chiến lược rất quan trọng vì Việt Cộng từ mật khu Minh Đạm sang mật khu Mây Tào đều đi ngang qua đây”.
Vì vậy, viên chức xã ấp muốn đi từ quận Đất Đỏ đến Hội Mỹ, Hội Cửu, chỉ dám đi vào ban ngày nhưng trước khi đi, phải có lực lượng Địa phương quân mở đường, dò mìn, phát hiện những chốt phục kích của Quân Giải phóng. Để bình định vùng này, ngày 3/9/1969 “Tỉnh đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” tỉnh Phước Tuy quyết định đưa về đây một “đoàn cán bộ” gồm 30 người, gọi là Đoàn Phát triển 9. Trong một báo cáo gửi Tỉnh đoàn Phước Tuy, Đoàn trưởng Đoàn Phát triển 9 là Đặng Hướng viết: “Ngay khi đến nhiệm sở, tôi đã đôn đốc anh em củng cố những vọng gác, đào thêm giao thông hào, huy động người dân trong ấp rào lại hàng rào ở những nơi hiểm yếu. Ban đêm đặt mìn claymore, gài lựu đạn…”.
Biết vị trí đóng quân của Ðoàn Phát triển 9 rất quan trọng và nguy hiểm, chiều ngày 5/9/1969, Ban chỉ huy Tỉnh đoàn Phước Tuy xuống kiểm tra. Quả y như rằng, lúc 22 giờ 30 phút đêm hôm đó, trời bỗng nổi gió, mây đen mù mịt báo hiệu một cơn giông. Đột ngột, có tiếng nổ đầu nòng của súng cối 61mm, tiếng điểm hỏa của B40, B41 rồi tiếp theo là hàng chục ánh chớp lóe lên kèm theo từng chuỗi tiếng nổ tức ngực, kéo dài gần 15 phút.
Trận mưa pháo vừa dứt, đã nghe tiếng thét xung phong của Quân Giải phóng, tiếng súng AK, trung liên RPD đanh gọn từng loạt dài. Ở cổng gác chính, một “cán bộ xây dựng nông thôn” tên An chết ngay trong loạt đạn đầu. Tại vọng gác số 2, “cán bộ xây dựng nông thôn” Huỳnh Muội giữ khẩu trung liên BAR cũng chết. Theo Đoàn trưởng Đặng Hướng: “Việt Cộng áp sát hàng rào thép gai, mìn claymore trở nên vô dụng vì họ nằm ngoài tầm sát thương của mìn. Phía ta do mất khẩu trung liên BAR, chỉ còn súng carbine nên tổ chức chống trả rất rời rạc”.
Gần 20 phút sau cuộc tấn công, pháo 105mm từ Chi khu Đất Đỏ mới bắn chi viện nhưng lúc này, Quân Giải phóng đã rút hết. Vẫn theo Đoàn trưởng Đặng Hướng, ngoài 2 “cán bộ” xây dựng nông thôn tử thương, còn có 9 “cán bô”å bị thương.  Tưởng là đã xong, ai dè đến 23 giờ 50 phút, Quân Giải phóng bất ngờ tập kích thêm một lần nữa. Do chủ quan, không đề phòng, 3 “cán bộ xây dựng nông thôn” chết trong đó có Đoàn trưởng Đặng Hướng.
6. Năm 1973, Hiệp định Paris ký kết. Lính Mỹ rút về nước, tiền viện trợ của CORDS cho chương trình xây dựng nông thôn cũng hết nên các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” chỉ còn cái vỏ rồi mạnh ai nấy chạy trong Đại thắng mùa Xuân 1975.
Bây giờ ở Mỹ, cứ gần đến ngày 30/4 là một số ông bà “xây dựng nông thôn” lại tụ họp nhau ở một nhà hàng nào đó với quần áo bà ba đen, mũ vải, giày bố, tổ chức “lễ thượng kỳ” ba sọc rồi “tự sướng” với nhau về những “chiến tích oai hùng” thời… đó! Trong luận văn đánh giá về hiệu quả của “chương trình xây dựng nông thôn” do Đại học Baylor, bang Texas xuất bản vào tháng 8/1989, tác giả Douglas J. Brooks viết: “Vì đã từng làm cố vấn cho CORDS nên tôi được họ mời nhưng xem ra, những hành động của họ chỉ là ăn mày dĩ vãng mà thôi…”.
Theo AN NINH THẾ GIỚI

Khi những thứ âm nhạc dễ dãi, nhảm nhí lên ngôi

“Chất lượng âm nhạc chạm đáy” không còn là lời cảnh báo mà dần trở thành hiện thực với âm nhạc giải trí trong nước hiện nay. Bởi, thay vì được thưởng thức các ca khúc hay, những giọng hát đẹp, giờ đây công chúng bị “bội thực” những bài hát có nội dung đánh đố hoặc câu từ dễ dãi, phản cảm,…

Trong sự ồn ào của các trò chơi truyền hình (gameshow) về âm nhạc đình đám, như Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc, Nhân tố bí ẩn,… ít người còn nhớ tới chương trình Bài hát Việt. Sau 11 năm tồn tại và đã ngưng phát sóng từ ngày 22-1-2016, Bài hát Việt thật sự đã để lại nhiều tiếc nuối cho không ít tác giả, ca sĩ và khán giả trên cả nước, vì đây là một sân chơi sáng tác âm nhạc hiếm hoi trên sóng truyền hình từng giới thiệu nhiều gương mặt trẻ tài năng và bước đầu có phong cách riêng như Nguyễn Đức Cường, Lê Cát Trọng Lý, Phạm Toàn Thắng, Vũ Cát Tường…
Sự ra đi lặng lẽ của Bài hát Việt dường như cũng là dấu chấm hết cho nỗ lực hiếm hoi trong việc tìm kiếm các hướng đi mới cho âm nhạc đương đại. Cho dù tại thời điểm nói lời từ biệt, ê-kíp sản xuất từng chia sẻ rằng, Bài hát Việt sẽ sớm “tái sinh với diện mạo mới” với khung chương trình thú vị hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Sing my song (Bài hát hay nhất) được cho là sự kế thừa Bài hát Việt chưa thể tạo được nhiều điểm nhấn như kỳ vọng, chưa kể những lùm xùm không đáng có về tư cách của một vài thí sinh, khiến sức hấp dẫn của chương trình bị giảm sút.
Trái ngược với sự vắng bóng của các cuộc thi sáng tác âm nhạc, sự nở rộ của nhiều gameshow, liveshow âm nhạc với xu hướng giải trí bình dân, có phần dễ dãi dường như đang chiếm lĩnh nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những trào lưu “đang lên”, gây nhiều tranh cãi trong dư luận thời gian qua là bolero với sự ra đời của hàng loạt các gameshow có tên gọi na ná nhau: Thần tượng Bolero, Song ca cùng Bolero, Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Tình Bolero hoan ca, Kịch cùng Bolero…
Một số cuộc thi âm nhạc tuy không gắn “mác” bolero nhưng đội hình ban giám khảo ngồi trên “ghế nóng” đều chủ yếu nổi lên từ dòng nhạc này, vì thế phần lớn thí sinh đã lựa chọn giải pháp an toàn bằng việc hát… bolero! Sự thái quá dẫn đến tình trạng: một dòng nhạc bình dân, ít được đánh giá cao tại chính mảnh đất từng sản sinh ra nó, bolero đã bất ngờ trở thành trào lưu được một bộ phận ca sĩ và khán, thính giả ở Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng. Điều này sẽ không có gì đặc biệt nếu như bolero không phải là một dòng nhạc “giẫm chân tại chỗ”, vì dù đã có lịch sử hình thành gần 60 năm mà số lượng sáng tác vẫn ít ỏi, không có nhiều sáng tạo từ giai điệu, phối khí đến ca từ và phong cách biểu diễn. Và nội dung của hầu hết các bài hát bolero chỉ quẩn quanh những chuyện tình ngang trái, đẫm nước mắt.
Vì vậy, nhận định của một ca sĩ nổi tiếng cho rằng: “Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với bolero thì đúng là một sự thụt lùi” tuy có làm mất lòng nhiều người trong giới giải trí nhưng đã đề cập một cách thẳng thắn tình trạng “nghèo nàn trong sáng tạo” trong đời sống âm nhạc Việt Nam đương đại.
Theo dõi trên bảng xếp hạng ca khúc mới của một số website âm nhạc nổi tiếng thời gian qua, vị trí “độc tôn” thường thuộc về một số bài hát không mấy xuất sắc, cho thấy “mảnh đất” này còn quá nghèo nàn và thiếu tính cạnh tranh. Điều đó trái ngược với các bảng xếp hạng âm nhạc nước ngoài, bởi ở đó sự thay đổi ngôi vị liên tục của nhiều ca khúc, giọng ca, nhóm nhạc cho thấy một đời sống âm nhạc thật sự sôi động và phát triển. Sự chiếm lĩnh của bolero cùng các trào lưu K-pop (nhạc pop Hàn Quốc), C-pop (nhạc pop tiếng Trung) trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay đang đặt ra câu hỏi về sự yếu kém trong một bộ phận nhạc sĩ, ca sĩ trẻ.
Các nhạc sĩ, ca sĩ trẻ chiếm được sự yêu mến của người hâm mộ bằng những sáng tạo của mình như Lê Cát Trọng Lý, Tạ Quang Thắng hay Hà Anh Tuấn không nhiều. Thay vì tìm lối đi riêng, dày công tập luyện thanh nhạc, rèn luyện vũ đạo, tham gia các chương trình âm nhạc có tính chất cống hiến, không ít ca sĩ trẻ mải mê với các gameshow để đánh bóng hình ảnh, hoặc sa vào thể hiện lại ca khúc của người nổi tiếng, như trong các chương trình Gương mặt thân quen, Giọng ải giọng ai, Gương mặt thân quen nhí, Phiên bản hoàn hảo…
Thậm chí, một số nhạc sĩ còn bị tố đạo nhạc. Đáng chú ý, xu hướng ca khúc, ca từ dễ dãi, thiếu lành mạnh, tục tĩu từng chìm xuống một thời gian,… nay đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Điểm qua danh sách ca khúc “đình đám” trong thời gian gần đây, nhiều người phát hoảng với những ca khúc có nhan đề khó hiểu như: Đ.C.M.A, Đ.C.M.E, Quăng tao cái boong…
Mới nhất, ca khúc thảm họa “Như cái lò” tiếp tục gây bức xúc trong dư luận với những ca từ gợi dục, kích động. Đáng buồn hơn, người sáng tác ca khúc này từng là một nhạc sĩ trẻ triển vọng có dấu ấn nhất định trong lòng người hâm mộ. Nội dung sáo rỗng, ca từ vô nghĩa của nhạc giải trí Việt Nam cũng trở thành chủ đề châm biếm trên nhiều diễn đàn, website, mạng xã hội. Một số trang giải trí còn thường xuyên đăng tải video thống kê về số lượng ca khúc đạo nhạc hoặc chứa các ca từ vô nghĩa. Bất ngờ là đến thời điểm hiện tại, loạt video nhiều kỳ này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại! Có thể coi đây là minh chứng về sự bất cập của thị trường âm nhạc giải trí hiện nay.
Khi thị trường âm nhạc đang trở nên bão hòa, một bộ phận nhạc sĩ, ca sĩ và thính giả trẻ bắt đầu tìm đến những xu hướng âm nhạc mới như Underground (Underground music – âm nhạc phi chính thống), Indie (Independent music – âm nhạc độc lập). Về cơ bản, đây là hai xu hướng âm nhạc với sự tham gia của các nhà sản xuất, nhạc sĩ, ca sĩ hoạt động độc lập, phân biệt với những hãng ghi âm, công ty giải trí hoạt động mang tính thương mại, chịu sự chi phối của thị trường.
Tuy nhiên, giữa Underground và Indie vẫn có nhiều điểm khác biệt. Từ lịch sử hình thành của nó, Underground gắn liền với các hoạt động nghệ thuật ngợi ca tinh thần tự do cá nhân đến mức cực đoan. Có nhiều trường hợp, các ca sĩ theo dòng Underground chỉ tham gia hoạt động sáng tác trên internet, không biểu diễn, phát hành ca khúc. Trong khi đó, Indie là xu hướng âm nhạc theo hướng tìm tòi, thể nghiệm cá nhân. Các nhạc sĩ, ca sĩ thường tự phát hành ca khúc, album thông qua các website chia sẻ nhạc trực tuyến như Soundcloud, youtube,… và tổ chức các chương trình biểu diễn tại nhiều địa điểm công cộng nhỏ lẻ như đường phố, quán cafe, quán bar… Những nhạc sĩ theo trào lưu Indie cũng không cố định mình trong bất kỳ một phong cách rap, pop, rock hay dân ca,… mà đi theo sở thích cá nhân.
Đều là những xu hướng âm nhạc xuất hiện từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ trước tại các quốc gia phương Tây, song Underground và Indie mới chỉ thật sự trở thành cơn sốt trong giới “chơi nhạc” thời gian qua nhờ các tiện ích chia sẻ nhạc trực tuyến. Một vài gương mặt quen thuộc từ cộng đồng Indie bước đầu đã để lại dấu ấn trong công chúng phổ thông, tiêu biểu có thể kể đến: Quái vật Tý hon, ban nhạc Đa Sắc, Ngọt hay Vũ. Dẫu vậy, điểm nổi bật của các ban nhạc này mới chỉ dừng lại ở sự gần gũi, ấm áp về mặt ca từ, đề tài giản dị mang hơi thở cuộc sống chứ chưa có nhiều đột biến, thể nghiệm trong giai điệu.
Trong khi đó, phong trào Underground sau một thời gian dài phát triển tại Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính đến từ sự cạn kiệt về mặt chủ đề cùng những tranh cãi không hồi kết giữa những tên tuổi đình đám của dòng nhạc này. Mặc dù đang là những trào lưu cuốn hút giới trẻ đam mê âm nhạc, đời sống của Underground và Indie cũng khá bấp bênh. Chủ yếu xuất phát từ vấn đề bản quyền âm nhạc khi nhiều sản phẩm Underground, Indie hay rất thoải mái trong việc “mượn” giai điệu, phối lại (remix) giai điệu của ca khúc khác.
Vì lý do này, nhiều trang chia sẻ âm nhạc trực tuyến – “mái nhà” của các sản phẩm Underground và Indie đang đối mặt với các vụ kiện lớn dẫn đến nguy cơ đóng cửa, dừng hoạt động. Bên cạnh đó, việc tự ý phát hành album mà không qua cấp phép của một số ca sĩ thuộc dòng nhạc Underground, Indie đã và đang vi phạm các quy định của pháp luật.
Dù đã đạt được một số điểm nhấn tại Việt Nam nhưng cũng như tại các quốc gia khác trên toàn thế giới, Underground và Indie mới chỉ là sân chơi, nơi tập dượt, tìm cơ hội của những người đam mê âm nhạc trước khi họ bắt đầu bước vào hoạt động chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, sự phát triển của Underground và Indie cũng cho thấy thực tế thiếu hụt các cuộc thi, sân chơi âm nhạc chính thống, uy tín để các nhạc sĩ, ca sĩ tiềm năng cho đến nhà sản xuất âm nhạc thể hiện năng lực của mình thay vì chạy theo các trào lưu có tính nhất thời.
Chính vì thiếu sân chơi chuyên nghiệp, thiếu các hoạt động khuyến khích sáng tạo âm nhạc, các buổi biểu diễn, khóa học khuyến khích sự tìm tòi những phong cách mới,… mà hiện nay số người “làm âm nhạc tử tế” tại Việt Nam ngày một ít ỏi. Tình trạng này cũng có một phần trách nhiệm của cơ quan chức năng quản lý về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, nhất là trong vấn đề định hướng, kiểm soát các chương trình, hoạt động âm nhạc kém chất lượng, tạo những sân chơi âm nhạc lành mạnh, thúc đẩy sự sáng tạo. Trong xã hội hiện đại, giải trí và hưởng thụ âm nhạc là nhu cầu quan trọng của công chúng, bởi vậy, nếu không sớm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của nền âm nhạc giải trí trong nước thì sớm hay muộn thị phần âm nhạc Việt Nam sẽ bị sản phẩm âm nhạc nước ngoài lấn lướt trên chính sân nhà.
Theo QUANG MINH / NHÂN DÂN ONLINE

Phim tài liệu The Vietnam war: Vẫn chỉ là ‘cái nhìn Mỹ’

Những ngày vừa qua, một bộ phim đã thu hút sự quan tâm của không ít người Việt Nam, “The Vietnam war” (Chiến tranh Việt Nam) của hai đạo diễn người Mỹ, Ken Burns và Lynn Novick.

Người Mỹ từng làm nhiều phim về cuộc chiến mà họ gọi là “The Vietnam war”. Gần đây nhất là “Vietnam in HD” công bố năm 2011, xa hơn một chút là “Battlefield Vietnam” (Chiến trường Việt Nam, 1999), “Vietnam: A Television History” (Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, 1983) và “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày, 1980).
“The Vietnam war” là cái tên mới nhất trong danh sách này, đồng thời cũng là cái tên mà người Mỹ đặt cho cuộc chiến mà ngày nay, họ rộng rãi thừa nhận là “sai lầm”, bắt nguồn từ tham vọng và dối trá của các đời tổng thống, từ Harry S. Truman tới Gerald Ford.
Đây cũng là nội dung trọng tâm trong 10 phần của bộ phim của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, với những thông tin không mới nhưng được nhấn mạnh, liên tục củng cố bởi câu chuyện từ những nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến khi tuổi đời còn rất trẻ.
Hầu hết họ là những người lính bước chân đầu tiên vào đời cũng là bước chân vào chiến trường cách nước Mỹ nửa vòng trái đất. Theo diễn biến của cuộc chiến, họ dần biến đổi từ những chàng trai thơ ngây, trong sáng của nước Mỹ, mang hoài bão phục vụ Tổ quốc, trở thành những kẻ trơ lì, thậm chí sắt máu, tàn bạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành những tên tội phạm chiến tranh. Những tội ác mà người lính Mỹ trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến đã trở thành nỗi ám ảnh của cả nước Mỹ, mang tên “Hội chứng Việt Nam”.
Sự chia sẻ suy nghĩ của họ trong bộ phim dường như là lời sám hối cho những sai lầm của bản thân và chính quyền Mỹ. Thế nhưng, dù vậy, thông điệp trong bộ phim vẫn thể hiện của thái độ “dĩ Mỹ vi trung”, lấy quan điểm của người Mỹ làm cốt lõi. “The Vietnam war”, dù các nhà làm phim đã gắn mác “There is no single truth in war” (Không có sự thật đơn nhất trong cuộc chiến) thì những phân tích bình luận, nhận xét của người Việt, ở hai bên chiến tuyến, cũng chỉ để minh họa cho quan điểm cơ bản của người Mỹ.
Bởi vậy, nhiều sự kiện lịch sử, đáng lẽ cung cấp cho khán giả cái nhìn đầy đủ về thời cuộc, đã vô tình hoặc cố ý bị lờ đi. Ví dụ, sau tháng 9/1945, đứng trước nguy cơ tái lập thuộc địa của người Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã gửi thư tới các lãnh đạo cường quốc, kêu gọi sự ủng hộ cho nền độc lập vừa được thiết lập của Việt Nam, gồm có Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Joseph Stalin. Vậy mà bộ phim chỉ nhắc tới bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, dường như Washington là niềm hy vọng duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Một sự kiện khác, cái chết của Peter Dewey – thành viên OSS ở Sài Gòn vào ngày 26/9/1945. Dewey được cho là người hiểu rõ khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, và cũng là người có thể tác động tới chính quyền Mỹ đề ra những chính sách đối ngoại có lợi cho Việt Nam trước dã tâm tái xâm lược của người Pháp.
Bị tưởng nhầm là người Pháp nên Dewey đã bị bắn chết trong một vụ phục kích của Việt Minh. Trường hợp của Dewey, tất nhiên là một sự tiếc nuối nhưng dường như đã bị đẩy cao quá tầm mức của vai trò cá nhân và sự kiện. Bởi ai cũng rõ, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ cần nước Pháp ở châu Âu như thế nào trong cuộc đối đầu ý thức hệ với Liên Xô và đó là lý do để Mỹ dung dưỡng một nước Pháp thực dân ở châu Á.
Hơn nữa, và nếu như Dewey là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam (kể từ 1945) thì bộ phim đã không hoàn toàn không nhắc tới bất kỳ người Việt Nam nào cũng hy sinh trong cuộc chạm súng với phái bộ OSS cuối tháng 9/1945 ấy.
Nói như chính ông Đại sứ Mỹ: “Chúng ta cần thừa nhận và thành thực về quá khứ” – thì để thành thực với quá khứ, The Vietnam war còn phải có thêm nhiều “sự thật đơn nhất” một cách đầy đủ và công bằng hơn.
Liên quan tới bộ phim tài liệu được phía Hoa Kỳ đưa ra gần đây mang tựa đề “The Vietnam War” và sự phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ được nêu lên trong bộ phim này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.

Theo DƯƠNG TUẤN LINH / NGƯỜI ĐƯA TIN

NGƯỜI ĐỐT LÒ LỊCH SỬ



Lịch sử nước Việt ta
Qua bao nhiêu triều đại
Suy vong rồi tồn tại
Để rồi khải hoàn ca.
Nay nước Việt Nam ta
Đang tạo đà đổi mới
Lòng dân đang phấn khởi
Chờ tin người đốt lò.
Bao quan nhỏ quan to
Ngồi thi nhau đục khoét
Giờ lại đang lấm lét
Sợ mình là củi tươi.
Lịch sử sẽ ơn người
Một sỹ phu yêu nước
Nếu người "đốt lò" được
Nhân dân sẽ tôn thờ.
Đất nước đang trông chờ
Một chính phủ liêm khiết
Giờ đây dân đã biết
Một "sỹ phu Bắc Hà".
Đảng từ dân mà ra
Và lấy dân làm gốc
Ông xứng người nô bộc
Đại sỹ phu hiền tài.
Cuộc chiến chắc còn dài
Mong ông không đơn độc
Trước thế lực phản động
Đang vần vũ như mây.
Người nghĩa khí bậc thầy
Gióng lên hồi trống trận
Dẹp tan nỗi uất hận
Quét sạch lũ sói lang.
Nghĩa khí tấm lòng vàng
Làm lên trang sử mới
Lòng dân đang phấn khởi
Hướng về phía Ba Đình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ta làm nên lịch sử
Vượt qua cơn sóng dữ
Đưa đất nước vinh quang.
Từ quan huyện, quan làng
Bao quan đang run sợ
Những tên quan mắc nợ
Tội bất hiếu với dân.
Giờ đất nước đang cần
Những con người nghĩa khí
Chúng ta cùng chân lý
Hãy lên tiếng đi thôi.
Vận nước đã đến rồi
Chung tay ta tìm củi
Đốt chúng thành tro bụi
Bọn bán nước, hại dân.
Hãy sát lại thật gần
Nắm tay ta đoàn kết
Chúng ta không thể chết
Đừng vô cảm ngồi yên.
Người dân khắp mọi miền
Ta đồng tâm kiếm củi
Lửa thiêng đừng để lụi
Lò ta đã nóng rồi!
Hỡi các bạn của tôi
Hãy đáp lời đi chứ
Bớt đi lời trách cứ
Vô cảm và buông xuôi.
Chín mươi triệu con người
Lẽ nào ta bất lực
Cùng chung tay đồng sức
Giúp Bác Trọng đốt lò.
Dù củi nhỏ củi to
Cho vô lò đốt hết
Dẫu ta có phải chết
Để đất nước hồi sinh.
Hỡi tất cả dân mình
Cùng đồng tình đi nhé
Không phân biệt già trẻ
Cùng lên tiếng đấu tranh.
Góp gió bão sẽ thành
Lai nhiều thành bão mạng
Quan tham phải hoảng loạn
Đất nước sẽ thanh bình
Rạng rỡ ánh bình minh
Đất nước mình tươi sáng.
--- Nguyễn Tiến Du ---

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Một góc nhìn khác về nền giáo dục của nước Mỹ

Việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.

Bài viết của tác giả Hoàng Phong – Đại học Cornell, New York, Mỹ.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Cỏ bên kia đồi lúc nào cũng xanh hơn”, ý khuyên người ta đừng đứng núi này trông núi nọ, vì nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ luôn có vẻ tốt đẹp hơn thực tế bên trong.
Sau khi du học ở Mỹ thì tôi cũng phần nào thấm thía hơn câu nói này.
Không thể phủ nhận nền giáo dục Mỹ có nhiều điểm ưu việt – không phải vô lý mà học sinh hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều học sinh Việt Nam – đổ xô sang Mỹ du học, nhất là cấp 3 và đại học.
Cũng không thể phủ nhận là giáo dục Việt Nam còn có nhiều yếu kém, sai lầm, dẫn đến những tình trạng như học thêm quá nhiều, chương trình học nhồi nhét, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Tuy nhiên, việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.
Mỹ: Quá tự do, mất định hướng?
Nước Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học Liberal Arts, khi mà học sinh được rất nhiều tự do trong việc lựa chọn các môn học của mình. Phong cách giáo dục này được tôn vinh là dạy cho sinh viên kĩ năng mềm, có thể áp dụng cho bất kì ngành nghề nào, là đào tạo nên những con người toàn tài, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Tuy nhiên, chính sự tự do này cũng bị chỉ trích là không thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều ngành học bị coi là mang lại quá ít cơ hội việc làm, với mức lương quá thấp, không xứng đáng với số tiền lớn mà sinh viên và gia đình phải bỏ ra.
Câu chuyện một sinh viên có bằng đại học ngành Lịch sử nghệ thuật (Art History) hay Tiếng Anh (English), nhưng khi ra trường phải làm những công việc chân tay lương thấp như phục vụ ở cafe Starbucks hay nhà hàng ăn nhanh McDonald’s đã trở thành một trò đùa phổ biến.
Các chính trị gia từ cả hai đảng, trong đó có cả Mitt Romney và Obama, đều có những lời khuyên nhủ học sinh xem xét việc học lấy một bằng kĩ thuật (học một ngành nghề cụ thể như kế toán, kĩ sư) thay vì một bằng đại học Liberal Arts truyền thống.
Hơn nữa, nền đại học Mỹ còn bị chỉ trích là không giúp thu ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, mà còn làm khoảng cách đó nặng nề hơn.
Được nhận vào một trường đại học danh giá, ví dụ như một trường trong nhóm Ivy League, hoặc WASW (Williams, Amherst, Swarthmore, Wesleyan – các trường thường được coi là tốt nhất trong nhóm đại học Liberal Arts nhỏ), thường đòi hỏi học sinh phải có kết quả thi SAT cao, biết chơi nhạc cụ hoặc thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
Rõ ràng là con em các gia đình giàu có, có đủ điều kiện đi luyện thi SAT, có huấn luyện viên thể thao hay âm nhạc, không phải đi làm thêm hay phụ giúp việc nhà mà có nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ luôn có lợi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rõ rằng kết quả thi SAT có liên quan trực tiếp đến thu nhập bình quân của gia đình. Không đáng ngạc nhiên khi nhóm 1% (những người có thu nhập ở 1% đầu) có thể đưa con cái mình vào những ngôi trường danh tiếng, nơi lại sản xuất ra những con người 1% thể hệ tiếp theo.
Cuối cùng, một nền giáo dục với những trang thiết bị hiện đại và các giáo sư đầu ngành của thế giới không hề miễn phí: ước tính các học sinh Mỹ đang nợ tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đô la để chi trả cho quá trình học đại học của mình.
Những lời kêu gọi học tập châu Á
Và khi châu Á, trong đó có Việt Nam, đang tìm cách gửi con em ưu tú của mình sang Mỹ học, thì người Mỹ cũng đang bắt đầu đặt vấn đề học tập cách dạy con của người châu Á.
Người Mỹ lo lắng vì học sinh Mỹ tụt lại sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc (và có cả Việt Nam), về kĩ năng toán và các môn khoa học. Triết lý dạy con theo kiểu mềm mỏng, có phần tự do hơn của phụ huynh Mỹ được đem ra so sánh với triết lý nghiêm khắc, thậm chí có phần khắc nghiệt của người châu Á và gốc Á.
“Khúc chiến ca của mẹ hổ”, cuốn sách của bà mẹ gốc Á Amy Chua về quá trình dạy con vô cùng kỉ luật, đến mức gần như độc tài, trở thành best-seller và được đem ra mổ xẻ khắp nơi.
Người Mỹ bắt đầu lo lắng rằng cách giáo dục từ lâu nay của họ, nhấn mạnh vào việc bảo vệ tính tự tôn cho con trẻ, cho chúng những điểm A và những huy chương mang tính khuyến khích để khiến trẻ em hứng thú với hoạt động mà chúng tham gia, đã đi quá xa.
Trong khi châu Á đang hướng đến việc giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh, thì Mỹ phần nào đang muốn gia tăng tầm quan trọng của việc cho điểm khắt khe hơn.
Căn bản giống nhau
Dù tôi đang học ở một trường đại học vẫn được coi là thuộc hàng tốt nhất ở Mỹ, tôi cũng thấy quanh mình những thực trạng tương tự như những lời than phiền về sinh viên Việt Nam.
Quanh tôi cũng đầy những bạn bè chưa có định hướng, luôn than thở không biết sau khi ra trường sẽ đi đâu về đâu. Thậm chí ở Mỹ, do có quá nhiều lựa chọn về ngành học, câu hỏi này còn khó trả lời hơn.
Quanh tôi cũng có đầy những người trốn tiết, chỉ đến lúc thi mới xuất hiện; đầy những buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm, trong đó toàn học sinh dưới độ tuổi được uống rượu hợp pháp (21 tuổi).
Ở Việt Nam cũng học thêm để thi SAT, cũng đến trung tâm thuê người giúp viết bài luận vào đại học. Ở Mỹ cũng thế.
Ở Việt Nam, có những học sinh ra trường không kiếm được việc làm, lại về nhà với bố mẹ. Ở Mỹ cũng thế, và họ gọi đây là “ thế hệ Boomerang” (ý là đáng lẽ đã phải rời gia đình để tự lập rồi, nhưng sau đó lại quay lại).
Ở Việt Nam người ta lo thừa thầy thiếu thợ, thừa cử nhân kinh tế. Ở Mỹ người ta cũng lo thiếu các kĩ sư, thừa các cử nhân ngành xã hội.
Hệ thống là một phần, nhưng không quan trọng bằng năng lực và ý chí phấn đấu của mỗi người.
Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Bạn vẫn phải, ngoài việc học tốt ở trường, tự tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm, thực tập có liên quan đến ngành nghề sau này của mình.
Đối với những người đang đòi hỏi một sự thay đổi trong giáo dục Việt Nam, cần phải hiểu rằng không có một giải pháp dễ dàng, hay thậm chí một mô hình lý tưởng nào để bắt chước y nguyên, ít nhất là không phải từ nước Mỹ.
Còn học sinh và sinh viên thì cần phải hiểu rằng, họ luôn cần tìm con đường riêng cho mình, dù con đường chung của nền giáo dục có dẫn đi đâu chăng nữa.
Theo BBCNEWS

Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi


Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi
Và mọi người đều có thể là đồng chí
Bạn nghĩ rằng tôi điên rồ, mất trí?
Xin hãy dành một phút lắng nghe tôi
“Bản chất” và “hiện tượng”, hẳn bạn hiểu điều này
Vâng. Có những hiện tượng được gọi là Cộng sản
Nhưng bản chất thì không. Và ngược lại
Cộng sản nằm ở nơi bạn không thể nào tin
Cộng sản là gì? Hiểu một cách giản đơn
Là hình thái sẻ chia và kết nối
Giữa con người không còn đường ranh giới
Thế giới đại đồng là một mái nhà chung…
Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi
Như lúc này, trong quán bia Bùi Viện phố
Những con người từ mọi miền thế giới
Ngồi bên nhau, cùng thưởng thức bia hơi
Họ kết nối với nhau bằng một ngôn ngữ chung
Cùng sẻ chia những trào lưu xuyên biên giới
Như công dân của một tổ quốc chung
Tổ quốc ấy chính là toàn thế giới
Tôi hớp bia và click vào vô vàn kết nối
Từ Facebook, Google, Wiki… cho đến Reds.vn
Chúng là Cộng sản, nơi mọi người sở hữu chung
Tư liệu sản xuất của kỷ nguyên trực tuyến
Bạn viết một bài chửi Cộng sản dài 2.000 chữ
Post lên Facekook, được 20.000 lượt share
Việc bạn làm bản chất là Cộng sản. Ok?
Đừng gân cổ cãi. Hãy nghe tôi nói tiếp
Cộng sản chính là xu hướng vận động của lịch sử
Là dòng chảy khởi nguồn từ bản năng kết nối và sẻ chia
Từ khi con người là giống loài mông muội, man di
Chảy đến ngày nay, thời được gọi là hiện đại
Ngay lúc này, tôi đang tắm trong dòng chảy ấy
Khi hòa vào dòng người trên Bùi Viện phố đêm
Bước cùng tôi là hai người thầy vĩ đại
Đức Phật trong tâm hồn và Karl Marx trong tim
Họ dạy tôi rằng dòng chảy lịch sử không dịu êm
Nó cuồng bạo khi gặp những tảng đá chặn dòng ác hiểm
Những tảng đá của lòng tham, hận thù, chia rẽ…
Của cả loài người, và mỗi người chúng ta
Dù vậy, sau muôn vàn ghềnh thác đã qua
Loài người đang Cộng sản hơn bao giờ hết
Dòng chảy sẽ đưa ta đến đâu? Dẫu không thể biết
Hạnh phúc vẫn hiện ra trong từng chặng hành trình
Khi bạn gỡ dần đá tảng bên trong mình
Để dòng chảy lịch sử tràn qua trái tim và trí tuệ
Bạn sẽ hiểu giá trị đích thực của kết nối và chia sẻ
Và góp phần làm cuộc đời ngày càng Cộng sản hơn
REDS BLOG