KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Văn Vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Văn Vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

LIÊN MINH MA QUỈ

Trong thế giới tội phạm, để tồn tại, các đối tượng phạm tội riêng lẻ có xu hướng liên kết với nhau thành nhóm theo kiểu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Những nhóm này thường được gọi là băng, nhóm tội phạm hoặc là “liên minh ma quỉ”.
LIÊN MINH MA QUỈ
Không chỉ riêng thế giới tội phạm, các nhóm lợi ích cũng có sự liên kết quyền lực và tài chính nhằm thao túng, lũng đoạn một lĩnh vực nào đó. Mà Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa trên lĩnh vực công nghệ cao hoặc Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình, Phạm Công Danh, Trần Bắc Hà… trên lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng là một điển hình của những liên minh ma quỉ đó.
Vậy, liên minh ma quỉ có tồn tại trong các cơ quan quyền lực nhà nước hay không? Về lý thuyết chắc chắn là không vì các cơ quan nhà nước được thành lập theo qui định pháp luật, mỗi người đều có chức trách, nhiệm vụ rất rõ ràng; đặc biệt là quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị được qui định rất rõ ràng.
Tuy nhiên, thực tế đến sự hoàn hảo của lý thuyết bao giờ cũng có một khoảng cách. Và một số cơ quan quyền lực nhà nước vẫn có thể tồn tại những liên minh ma quỉ, mà người cầm đầu liên minh đó có thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trong một nhóm xã hội hay một tập thể, một đơn vị, tổ chức thường tồn tại 03 nhóm với 03 xu hướng khác nhau: Nhóm tích cựcnhóm trung dungnhóm chống đối. Nếu là lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài đức, họ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm nhóm tích cực, tác động tranh thủ nhóm trung dung và từng bước cải thiện sự tích cực ở nhóm chống đối. Qui tụ mọi người đoàn kết quanh mình vì công việc, nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, với lãnh đạo là quan tham, chỉ vì quyền lợi của mình, để củng cố quyền lực, địa vị của mình chắc chắn họ sẽ hành động ngược lại và hình thành liên minh mà quỉ do mình đứng đầu.
Đầu tiên, họ sẽ cô lập, vô hiệu hóa, triệt tiêu động lực của phe nhóm đối lập cũ (thường là những người rất thân cận với lãnh đạo cũ), đặt điều kiện với nhóm trung dung là theo hoặc không theo và ra sức củng cố quyền lực bằng việc triệt để sử dụng nhóm “tích cực” theo quan điểm của họ. Đây là những người trung thành với họ, có thể vì họ mà làm mọi việc bất chấp đúng sai, có thể làm “Lê Lai cứu chúa khi cần”. Và đổi lại, nhóm này sẽ được nhiều lợi ích trong giai đoạn tồn tại của liên minh ma quỉ này.
Và thường nhóm tích cực trong liên minh ma quỉ sẽ lao vào làm việc, chịu sự điều khiển của người đứng đầu liên minh một cách ngu muội, như một con thiêu thân nhưng họ luôn tự hào vì điều đó và bị ám thị rằng mình là người có vai trò quan trọng, là người đang đóng góp tích cực cho đơn vị, tổ chức. Nhưng bản chất là họ chỉ đóng góp tích cực và làm đầy thêm túi tham của tham quan, của người đứng đầu liên minh ma quỉ đó.
Đổi lại họ sẽ được người đứng đầu liên minh ban phát cho quyền lực, chức vụ, tiền tài và họ hạnh phúc bởi điều đó. Nhưng họ không biết được rằng họ đang mất rất nhiều: Thời gian giành cho gia đình, cho bản thân không còn vì phải cung phụng người đứng đầu liên minh bất cứ lúc nào, ở đâu; Vợ họ có thể phải làm mồi nhử hoặc phải chấp nhận trở thành món đồ chơi trong tay cấp trên, phục vụ những buổi ăn nhậu, tiệc tùng; Nhân cách của họ bị hạ thấp trong mắt nhiều người ở tổ chức, đơn vị đó; Lưng họ bị còng đi do phải khom lưng luồn cúi, sức khỏe của họ yếu dần, những căn bệnh mới đang hình thành vì phải tiếp lãnh đạo ăn nhậu, gánh cho lãnh đạo… Nhưng đó lại là hạnh phúc của họ và họ lựa chọn như vậy, họ tự hào vì họ là người đứng đầu liên minh ma quỉ đó chọn.
Và vẫn là câu “quan nhất thời, dân vạn đại”, một ngày đẹp trời, người đứng đầu liên minh ma quỉ đó bị xử lý trước pháp luật, họ sẽ trở thành những con chốt thí hoặc sẽ bị tước mọi quyền lực, địa vị và càng nhận thêm sự khinh miệt của người đời.
Khi liên minh ma quỉ này bị tan rã, nếu may mắn, tổ chức sẽ được củng cố, xây dựng trong sạch bởi lãnh đạo có tài đức. Nhưng chẳng may, lãnh đạo mới lại là một tham quan, chắc chắn sẽ hình thành liên minh ma quỉ khác và lại có qui trình hoạt động tương tự như liên minh ma quỉ cũ.
Để xây dựng đơn vị, tổ chức trong sạch vững mạnh, mỗi người cùng góp tay triệt tiêu liên minh ma quỉ trong đơn vị, tổ chức của mình. Và để tồn tại, phát triển, mỗi cá nhân cần tránh tham gia vào những liên minh ma quỉ đó. Chắc chắn, cá nhân đó sẽ được nhiều hơn mất. Chắc chắn là như vậy./.
TS Đoàn Văn Báu

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

1. Đại án kinh tế tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí (PVC).
Phiên xử phúc thẩm tháng 5/2018 y án 13 năm tù giam với ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank) vào tháng 9/2008.
Đối với Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC), sau khi trở về nước đầu thú đã bị kết án chung thân về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
2. Đại án kinh tế ở ngân hàng Ocean Bank: Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm bị tuyên mức án tù chung thân về 4 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Năm 2018 diễn ra giai đoạn II của vụ án này. Cơ quan điều tra xác định: Ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, bị cáo Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp...
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) bị tuyên án tử hình về các tội “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
3. Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Đường dây đánh bạc qua mạng thu hút hàng triệu tài khoản tham gia, với số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng được vạch trần trong tháng 4/2018. Cơ quan điều tra xác định liên quan trong đường dây này có hai cựu tướng Công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 11/2018 kết án: Bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội trên, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nhận bản án 10 năm tù. Bị cáo Phan Sào Nam nhận bản án án 5 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Văn Dương bị tuyên 10 năm tù về hai tội danh tương tự.
4. Vụ đại án ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ: Tháng 12/2017, cơ quan điều tra khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” sau đó tiếp tục khởi tố thêm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Phan Văn Anh Vũ còn bị điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện dự án, mua bán, chuyển nhượng tại Đà Nẵng. Tại phiên sơ thẩm diễn ra tháng 7/2018, Phan Văn Anh Vũ bị tuyên phạt 9 năm tù.
5. Đại án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB): Xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT của VNCB - Phạm Công Danh; nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng Sacombank Trầm Bê và đồng phạm.
Tháng 8/2018, HĐXX nhận định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB. Tòa án Nhân dân TPHCM quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt trong giai đoạn một của vụ án, bị cáo Danh nhận mức án tổng cộng 30 năm tù giam. Bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nhận 4 năm tù giam.
6. Vụ án ở Tổng công ty Thái Sơn (thuộc Bộ Quốc phòng): Xét xử Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.
Trong vụ án này, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc) bị VKS Quân sự Trung ương truy tố về 2 tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Ngày 01/11, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - bị tuyên án 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
7. Xét xử vụ lừa đảo ở Housing Group, liên quan đến cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.
Tòa cho rằng có đủ căn cứ kết luận bà Châu Thị Thu Nga có hành vi gian dối khiến khách hàng góp vốn vào các dự án. Tháng 4/2018, Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên án Chung thân với bà Châu Thị Thu Nga về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Cần chống quan điểm vin cớ xử lý sai phạm để quy chụp, chống phá lực lượng vũ trang


Thời gian qua, xung quanh các phiên tòa xét xử một số vụ án có liên quan hành vi phạm tội của những cá nhân từng công tác trong CAND, QĐND như vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc tại Phú Thọ (liên quan ông Phan Văn Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa); vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), trên nhiều trang báo ngoài nước và mạng xã hội đã có những bài viết, bình luận mang tính suy diễn, quy chụp, vượt phạm vi khuôn khổ một vụ án, tại một phiên tòa cụ thể.

Cần chống quan điểm vin cớ xử lý sai phạm để quy chụp, chống phá lực lượng vũ trang

Các thế lực thù địch, phản động lồng ghép những vụ án này với một số cá nhân trong CAND, QĐND đã bị xử lý kỷ luật theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương trong thời gian qua, từ đó chúng sản xuất các video clip, cắt ghép hình ảnh nhằm chế nhạo, miệt thị lực lượng vũ trang.
Thủ đoạn của chúng là, từ vụ án, vụ việc sai phạm, tiêu cực liên quan đến những cá nhân cụ thể, các đối tượng tìm cách đánh đồng, chụp mũ, quy kết thành vấn đề có tính “bản chất” của lực lượng, cho rằng sai phạm, tiêu cực “có tính hệ thống” và là “tảng băng chìm”. Một số trang mạng phản động, chuyên chống phá chế độ đã lợi dụng vụ án để phủ định sạch trơn truyền thống, thành tựu của lực lượng CAND, tìm cách thổi phồng sự việc, bôi nhọ danh dự, đồng thời lên án, kích động tư tưởng phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thậm chí đổ lỗi các hiện tượng tiêu cực là do “nguyên nhân chính trị”.
Trong khi đó, không ít cá nhân trong và ngoài nước cũng bị ảnh hưởng bởi “hội chứng đám đông”, đã share bài viết, hình ảnh châm biếm và có những bình luận mang tính tiêu cực, suy diễn, vô tình hay cố ý tiếp tay cho mưu đồ phá hoại của kẻ xấu.
Cần thấy rằng, trong quá trình xây dựng, phát triển, cùng những thành tựu, kết quả đạt được thì ở bất kỳ ngành, lĩnh vực nào cũng còn những tồn tại, khuyết điểm. Để sự phát triển được vững mạnh, củng cố niềm tin trong nhân dân, Đảng ta luôn xác định phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực, cùng việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu.
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chỉ rõ: “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật; trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm và công khai kết quả xử lý. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng”.
Đối với lực lượng CAND, việc xử lý những cá nhân sai phạm cả về mặt kỷ luật hành chính và xử lý hình sự như vừa qua là thể hiện việc thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII cũng như thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
Việc xử lý kỷ luật cũng như điều tra, truy tố, xét xử hình sự đối với các cá nhân sai phạm thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, theo nguyên tắc “không có vùng cấm”, không có ngoại lệ. Cơ quan bảo vệ pháp luật càng phải chấp hành nghiêm pháp luật. Điều này thể hiện tinh thần của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay “xử một vài người để cứu muôn người”. Ở đây là xử lý người phạm pháp, vừa là việc áp dụng theo đúng quy định pháp luật, vừa là biện pháp để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung, vì sự ổn định và phát triển, làm trong sạch lực lượng.
Điều quan trọng là từ những vụ việc đã xảy ra, chúng ta cần có quan điểm thấu đáo, từ đó đúc rút bài học cho chính mình, cho đồng chí, đồng đội. Với mỗi vụ án, vụ việc xảy ra là sự thức tỉnh, là bài học để mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND tiếp tục phấn đấu rèn luyện, tuân thủ pháp luật, tận hiến công tác; khẳng định niềm tin vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sự quyết tâm của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, xử lý nghiêm sai phạm, chấp nhận những tổn thất nhất định để giữ vững kỷ cương, phép nước, vì lợi ích chung.
Đồng thời, phải nhìn nhận theo tinh thần xây dựng, một cách nhìn toàn diện vì công cuộc, sự nghiệp chung. Ở đây là sai phạm của cá nhân, trong một vụ án cụ thể, do đó phải nhìn nhận trong phạm vi vụ án và với chính cá nhân, hành vi đó. Không vì sai phạm của một cá nhân, một vụ việc mà đánh đồng, suy diễn ra vấn đề chung của lực lượng. Việc suy diễn, quy kết từ vụ việc cụ thể của các cá nhân thành vấn đề của ngành, của lực lượng rồi tìm cách bôi nhọ, miệt thị, thậm chí phủ nhận sạch trơn vai trò, vị trí, thành quả của lực lượng CAND rõ ràng mang động cơ xấu, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá lực lượng vũ trang.
Thực tiễn hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã bồi đắp nên truyền thống vẻ vang của CAND: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Nhà nước; gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào nhân dân để công tác và chiến đấu. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận, đánh giá cao những công lao, đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ CAND đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho lực lượng CAND và các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Những sai phạm, tiêu cực xảy ra chỉ ở bộ phận nhỏ và điều quan trọng là bất luận trường hợp nào, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an cũng thể hiện rõ thái độ, quan điểm nghiêm khắc với các tồn tại, thiếu sót, kịp thời chỉ đạo kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, vì sự ổn định, phát triển, trong sạch lực lượng.
Tại phiên họp Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu của lực lượng CAND trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lực lượng CAND đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các mặt công tác, hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra, chủ động nắm, phân tích, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định các chủ trương, chính sách chiến lược trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại và bảo đảm lợi ích, an ninh, trật tự; bảo vệ an ninh, an toàn tuyệt đối các mục tiêu, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Kết quả các mặt công tác của lực lượng CAND tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ với lực lượng CAND đã ngày đêm vất vả, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao; mong muốn năm 2019 và những năm tiếp theo, toàn lực lượng Công an cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa các lĩnh vực công tác, hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần khẳng định những thành tựu to lớn của công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của lực lượng CAND. Không vì một số vụ án, một số tiêu cực, phạm khuyết điểm mà suy diễn, coi thường, phủ nhận công lao đóng góp của lực lượng Công an. “Phải khẳng định rõ thành tựu to lớn, sự vững vàng, kiên định của lực lượng Công an, vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng Công an; đồng thời đấu tranh phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lực lượng Công an” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ.
Về vấn đề này, trong bài trả lời phỏng vấn mới đây, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh: Công an là “thanh bảo kiếm” của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống tội phạm, bảo vệ pháp luật. Việc chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm không phải là ý thích của một ai mà là Nghị quyết của Đảng, là nguyện vọng của quần chúng nhân dân, là yêu cầu tất yếu phải làm.
Trong quá trình đó, kẻ xấu luôn tìm cách xuyên tạc, chia rẽ, dựa vào những vụ việc, hiện tượng sai phạm của một số cán bộ, chiến sĩ để đánh đồng đó là bản chất của Công an. Âm mưu, hành vi chống phá đó cần phải nhận thức rõ để đấu tranh, ngăn chặn...
Đăng Minh

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng


Nguồn tin riêng cho biết Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương khai đã đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng. Đến nay, ông Vĩnh vẫn chưa thừa nhận điều này.

Ngày 29/5, nguồn tin từ cơ quan có thẩm quyền liên quan vụ án cho biết mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố thêm tội danh Đưa hối lộ đối với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam - hai người cầm đầu vụ cờ bạc ngàn tỷ qua mạng gây chấn động dư luận thời gian qua. Họ đã khai đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng.

Khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ"

Con số này đang được cơ quan điều tra tiếp tục tập trung làm rõ dựa trên căn cứ lời khai và các chứng cứ vật chất khác. Tuy nhiên, qua rất nhiều lần hỏi cung, đấu tranh, bị can Phan Văn Vĩnh vẫn không thừa nhận hành vi nhận hối lộ này dù đã thể hiện rất trung thực, thành khẩn đối với những hành vi liên quan khác trong vụ án.

Về tài sản, ông Vĩnh có nhà xây kiên cố và một vườn cây cảnh tại thành phố Nam Định trị giá lớn, còn một số biệt thự thì đứng tên em gái ông. Nguồn tin này cũng cho biết bị can Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng C50, cũng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ.

Nguồn tin cho biết thêm, ông Võ Tuấn Dũng - nguyên Cục phó C50, có liên quan đến vụ án này. Nếu không xảy ra vụ ông Dũng “đột tử” hôm 04/5, gần như chắc chắn cơ quan điều tra sẽ sử dụng biện pháp ngăn chặn đối với ông này.

Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng
Tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến tổ chức đánh bạc qua mạng. 
Ông Dũng được xác định là người đã soạn những văn bản liên quan gửi đến một số cơ quan thẩm quyền vào các năm 2014, 2015 và 2016, hòng “bao” cho hoạt động của đường dây cờ bạc. Tuy nhiên ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

Tính đến nay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 96 bị can, bắt giam hơn 40 bị can, trong đó Nguyễn Văn Dương bị khởi tố nhiều tội danh nhất, gồm: Tổ chức đánh bạc, Rửa tiềnĐưa hối lộ. Đây cũng là người đã nộp lại cho cơ quan điều tra gần 1.000 tỷ đồng thu lời bất chính từ đường dây cờ bạc. Được biết ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đã mời luật sư (mỗi người mời 2 luật sư, đều thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).

Dự kiến giai đoạn 1 của vụ án này sẽ kết thúc điều tra vào tháng 7/2018 để chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố. Giai đoạn 2 của vụ án sẽ tiếp tục truy nã số người bỏ trốn, làm rõ và xử lý số người đánh bạc.

Vất vả và tốn kém cho công tác điều tra

Những khó khăn của cơ quan điều tra gặp phải ngay từ ban đầu khi phát hiện vụ án (tháng 7/2017) thể hiện rõ qua việc các điều tra viên phải di chuyển, đi lại, xác minh, điều tra, nắm bắt ở hàng chục tỉnh thành. Chỉ riêng phí mua vé máy bay (hạng giá rẻ hoặc hạng bình thường) đã lên đến 2 tỷ đồng, số tiền này hiện còn đang tạm nợ các hãng hàng không.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ thậm chí đã bỏ tiền túi để chi phí cá nhân. Cơ quan điều tra huy động đến 80 cán bộ điều tra giỏi, trong đó đến cả từ công an các huyện, thị phục vụ vụ án, trong khi vẫn phải đảm bảo công tác gìn giữ an ninh trật tự địa phương, thực hiện các công việc nghiệp vụ khác, vụ án khác.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh



Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành Công an, gây rúng động dư luận thời gian qua.

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Ảnh: Tư liệu

Ngày 06/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Trung tướng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo Điều 356, Bộ luật Hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Trước đó, Công an Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can ông Phan Văn Vĩnh.

Trước khi bị khởi tố ông Vĩnh có cấp bậc Trung tướng.

Liên quan đến vụ án này, ngày 11/3 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Dù là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên khi phát hiện sai phạm ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này. 

Vì vậy đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".

Hai bị can cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Dương (khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online).

Đến nay cơ quan điều tra đã làm rõ ông Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club.

Cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là khoảng hơn 2.700 tỉ đồng. 

Đây là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia vì đã có hàng triệu USD được chuyển ra nước ngoài. Đến nay cơ quan chức năng thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố hơn 80 bị can, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh, nguyên là tướng công an.

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), sinh năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Trước khi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. 

Ông Vĩnh cũng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.

Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Phan Văn Vĩnh nhất là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện và vụ bắt "bầu" Kiên.

Ông Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra. Ông cũng chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.

Tướng Phan Văn Vĩnh thôi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 4/2017 để nghỉ theo chế độ.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an ngày 15/01, một số phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an) có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ.

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết vụ đánh bạc ở Phú Thọ, hiện cơ quan Công an đã khởi tố vụ án. Bộ Công an giao các lực lượng nghiệp vụ, chức năng của Bộ phối hợp với Công an Phú Thọ và giao Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo điều tra.

Theo trung tướng Yến, những thông tin trên mạng xã hội, trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Đại án cờ bạc: Công an Phú Thọ đang làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh


Đại án cờ bạc: Công an Phú Thọ đang làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh


Đại án Tổ chức đánh bạc, rửa tiền... liên quan đến một số cán bộ công an vẫn đang gây sự chú ý lớn đối với dư luận. Liên quan đến vụ việc, một nguồn tin tin cậy cho biết, Công an tỉnh Phú Thọ đang làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an từ hôm 14/3/2018.

Hiện tại Công an tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh để làm rõ vụ án, nên cơ quan điều tra chưa thể cung cấp thông tin gì.

Dự kiến, thời gian làm việc với tướng Phan Văn Vĩnh còn tiếp tục kéo dài.

Liên quan đến vụ án, Công an tỉnh Phú Thọ đã phát lệnh truy nã 09 người trong vụ án sử dụng mạng Internet chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền.

Tới thời điểm hiện tại, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định khởi tố gần 80 bị can trong vụ án nói trên, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an).

Công an tỉnh Phú Thọ cũng xác định 2 bị can có vai trò đứng đầu trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia này là Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online) và Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Phát triển an ninh công nghệ cao).

Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy, Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam thành lập công ty với danh nghĩa nhập khẩu thiết bị công nghệ nhưng thực chất tổ chức đánh bạc trá hình với quy mô lớn qua mạng để thu lời bất chính. Theo đó, Phan Sào Nam đã ký hợp đồng cung cấp phần mềm và bản quyền game điện tử Rikvip, và Tip.club cho Nguyễn Văn Dương.

Thông tin tài liệu thu thập được cho thấy, số lượng người tham gia cực kỳ đông và số tiền giao dịch lên tới nhiều ngàn tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rõ số tiền bất chính từ đường dây đánh bạc này là gần 2.800 tỉ đồng.

Cơ quan chức năng đã thu được khoảng 1.000 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước tính lên tới 3,6 triệu USD. Trong đó, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỉ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỉ đồng và 13 ô tô các loại.

***

Trung tướng Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19/5/1955, quê Nam Định. Ông từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.

Năm 2011, ông Vĩnh được Bộ Công an bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Ông Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm. Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Vĩnh nhất chính là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện. Trung tướng Vĩnh chính là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án đặc biệt nghiêm trọng này.

Một vụ án khác cũng ghi đậm dấu ấn của ông là chuyên án bắt giữ “bầu” Kiên. Trong vụ này, ông là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án.

Mới đây nhất, vụ thảm sát tại Bình Phước cũng ghi dấu sự lãnh đạo trong công tác phá án của ông Vĩnh.

Tháng 4/2017, ông thôi giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát để nghỉ chế độ hưu.


Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

TIN TRUNG TƯỚNG PHAN VĂN VĨNH BỊ BẮT LÀ KHÔNG XÁC THỰC

Trên mạng đang lan truyền thông tin Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã bị cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an khởi tố và bắt vì có liên quan đến tổ chức đánh bạc trên RIKVIP và TIP.CLUB, nhưng theo người phát ngôn của Bộ Công an, sự thật không phải như vậy.

TIN TRUNG TƯỚNG PHAN VĂN VĨNH BỊ BẮT LÀ KHÔNG XÁC THỰC
Trung tướng Phan Văn Vĩnh
Thông tin này xuất phát từ FB Lê Nguyễn Hương Trà và được lan rộng trên mạng, thu hút sự chú ý của dư luận.
Sáng 12/01/2018, Thiếu tướng Lương Tam Quang - Chánh Văn phòng, Bộ Công an khẳng định: "Hiện chưa có thông tin gì về việc khởi tố này. Đây là thông tin không có căn cứ, cơ sở gì".
Một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho biết thêm: Thông tin này là tin đồn, không có căn cứ.
Ông Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19/5/1955, quê Nam Định. Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Vĩnh nhất chính là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê văn Luyện thực hiện. Quá trình điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra, tướng Vĩnh chính là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án.
Ông cũng là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên. 
Ông Vĩnh thôi giữ chức Tổng cục trưởng từ tháng 4/2017 để nghỉ chế độ. Ông từng là Giám đốc Công an Nam Định.