KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn SÚNG CỦA CÔNG AN ĐÂU?. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SÚNG CỦA CÔNG AN ĐÂU?. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

SÚNG CỦA CÔNG AN ĐÂU?

Mới đây, VTC có đăng bài viết "Công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật", với câu mở đầu thế này, tôi xin được phép dẫn nguyên văn "Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; công an không bảo vệ được mình, làm sao bảo vệ được pháp luật?". "Bên cạnh sự non yếu về nghiệp vụ, họ chưa đủ dứt khoát, cương quyết khi đối mặt với kẻ vi phạm, nhất là những tên chống đối quyết liệt, hung hãn. Không mạnh tay trấn áp tội phạm trong những trường hợp này chính là tự đưa mình vào thế yếu, khiến bản thân họ gặp nguy hiểm". 

Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu? Ai đã tước đoạt công cụ hỗ trợ của lực lượng công an. Tôi nghĩ anh phóng viên hỏi câu này, nhưng cũng biết câu trả lời. Người công an, khi đối mặt với tội phạm, hay những kẻ côn đồ, họ có muốn dùng súng hay công cụ hỗ trợ không? Xin thưa là có, trên cõi nhân gian này ai cũng muốn bảo vệ tính mạng của mình. Nhưng qua rất nhiều vụ việc cán bộ công an bị dư luận chỉ trích vì dùng công cụ hỗ trợ, thậm chí dùng tay chân để trấn áp người vi phạm, họ xuất hiện tâm lý "ngại" khi dùng nó. Bởi vì sợ rằng, những hình ảnh đó nếu bị ghi lại, rồi cắt xén, đăng lên mạng với một câu chuyện xoay 180 độ, từ những người làm đúng, họ bị cả mạng xã hội lên án, bị ném đá, thậm chí gia đình bị đe dọa.
Năm xưa, tại Phú Quốc một anh sĩ quan Công an đã nổ súng vào đối tượng để cứu một cháu bé, cõi mạng và một số báo rần rần. May thay, nhiều nhà báo có tâm có các bài viết để dư luận tỏ tưởng, chứ không sỹ quan này cũng khốn khổ bởi các tay viết bơm, thổi dư luận.
Vẫn nhớ như in cảm giác khi đọc bài báo của nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao động "Cái nắm tay hay cú đá đó không phải là để dành cho dân!" năm 2016, lên án một chiến sỹ công an khống chế một người vi phạm trật tự đường phố có hành vi chống đối. Một bài báo kinh điển cho lối suy nghĩ dân túy, cho rằng cái nghèo là phải được ngồi trên pháp luật, lại được cả cộng đồng cổ vũ và vô tình, tước bỏ đi những vũ khí cuối cùng của người lính, đó là đôi bàn tay. Khái niệm "dân" được dùng ở mọi nơi, mọi vụ việc, thay thế cho cả từ "kẻ phạm tội", câu nói "công an đánh dân" được hô lên trên khắp các diễn đàn, mỗi khi có việc lực lượng công an bắt giữ người vi phạm pháp luật. Thử hỏi, thượng tôn pháp luật ở đâu, khi một số cây viết, cộng đồng mạng luôn tìm mọi cách để tước đoạt đi những công cụ, phương tiện mà đáng lẽ người chiến sỹ công an phải được sử dụng để thực thi nhiệm vụ của mình.
Và tôi tin rằng, nếu anh cán bộ công an kia dùng súng, dùi cui hay chỉ là đôi tay kia để trấn áp nhóm côn đồ đang đánh nhau, thì chỉ vài phút thôi, vài hình ảnh, video về việc công an đánh dân, rồi một số ngòi bút thiên kiến lao vào hỏi: cú đánh đó không dành cho dân, ai cho phép anh dùng súng, anh đã bắn đủ 3 phát cảnh cáo hay chưa? Thậm chí, ngay cả khi anh ngã xuống, hai từ "hi sinh" còn không được dùng đến, như một sự tưởng nhớ tới anh.
Thương anh, thương cho gia đình anh và cũng cho những người đồng đội anh đang ngày đêm hi sinh cho sự nghiệp bình yên của đất nước.