KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

THÊM MỘT SỰ SÙNG BÁI VỌNG NGOẠI


Thế giới vừa xảy ra một sự kiện chấn động. Mỹ đã dùng máy bay không người lái tấn công và giết hại một chỉ huy quân đội cấp cao của Iran tại Iraq. Đây gần như là một vụ việc chưa có tiền lệ: Một quốc gia nhân danh chống khủng bố lại có hành vi không khác gì một hoạt động khủng bố để ám sát lãnh đạo quân đội của một quốc gia có chủ quyền ở một quốc gia có chủ quyền khác.

Thêm một sự sùng bái vọng ngoại

Hành vi này bộc lộ 3 điều khó có thể chấp nhận trong quan hệ quốc tế:
Thứ nhất, tạo ra lập lờ về một hoạt động vốn được cộng đồng thế giới ủng hộ là “chống khủng bố”; tức là một hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyện vọng của nhân dân tiến bộ đã trở thành chiêu bài của ai đó khi muốn chống lại người khác nếu không thuận theo họ.
Thứ hai, giết hại lãnh đạo, một nhân vật lãnh đạo của một đất nước có chủ quyền, là thành viên LHQ và bản thân nước đó, cá nhân đó chưa từng được điều tra hay cáo buộc của tổ chức quốc tế về cái gọi là “hoạt động khủng bố”.
Thứ ba, bất cứ hành động quân sự nào của một nước trên lãnh thổ một nước khác mà không có sự đồng ý của nước đó là trái với pháp luật quốc tế và sự văn minh của nhân loại; không chỉ vậy, hành động đó có thể châm ngòi cho sự xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia này cũng như các bên có liên quan khác.
Sự kiện đó thực sự đã gây sửng sốt với cộng đồng quốc tế. Dù chưa có nhiều quốc gia đưa ra lời phản đối nhưng rõ ràng đây là điều rất khó được chấp nhận, đặc biệt là với nhân dân các nước tiến bộ và yêu hòa bình.

Thêm một sự sùng bái vọng ngoại

Dù sự kiện đó bước đầu còn “tranh tối tranh sáng” và cần thời gian để xác định rõ bản chất nhưng ở Việt Nam, một quốc gia xa xôi và không có liên quan gì với các bên cũng như luôn mong muốn hòa bình ở khu vực và thế giới, lại có những tiếng nói lạc lõng ủng hộ hành động bạo lực của phía Mỹ. Họ cho rằng Mỹ hẳn có lý do chính đáng để hành động đó, hàm ý nhất quán về nhận thức bất cứ thứ gì của Mỹ cũng là tốt, là hay. Họ ca ngợi chính quyền Mỹ có hành động bất ngờ, sáng suốt nhằm ngăn chặn các hành động chiến tranh mà phớt lờ bản chất của hành động đó là gây chiến và rõ ràng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về các vụ xung đột, trả thù sẽ diễn ra trong thời gian tới. Họ lại lớn tiếng cảnh báo một số quốc gia khác đang đối đầu với Mỹ như Triều Tiên, Venezuela, Cuba... có thể sẽ là tầm ngắm tiếp theo của Mỹ nếu như tiếp tục ra một thách thức Mỹ, lẽ dĩ nhiên, họ cũng không quên ca ngợi các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ có thể giết chết bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu...
Hẳn chúng ta không lạ gì thái độ sùng bái Mỹ, đồng thời mang tư tưởng vọng ngoại không cần che đậy của một số người. Với họ, "shit" của Mỹ cũng thơm và ngon! (chúng tôi xin lỗi không thể viết ra đúng từ tiếng Việt của từ tiếng Anh này, bởi nó chẳng lấy gì làm thơm tho, sạch sẽ). Về thái độ đó, bất cứ việc gì của Mỹ làm cũng được họ bốc đến tận mây xanh. Đó là cách họ ca ngợi Mỹ đã tấn công Taliban ở Afghanistan sau vụ 11/9/2001 dẫn tới Mỹ sa lầy ở quốc gia này. Đây là vụ Mỹ ngụy tạo chứng cứ để lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq để rồi đất nước này tan đàn xẻ nghé, chìm ngập trong bạo lực suốt 17 năm qua, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có lúc lên ngôi. Tuy là vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden dẫn tới hàng loạt cuộc đánh bom khủng bố nhằm vào Mỹ và nhiều nước phương Tây trong thời gian qua.
Ta thấy rõ, bạo lực không bao giờ là giải pháp để chấm dứt bạo lực, huống hồ gì là các hành động bạo lực mang tính áp đặt, “cả vú lấp miệng em”, sen đầm quốc tế. Do đó, thay vì lên án bạo lực, những kẻ ủng hộ hành động của Mỹ chẳng khác nào hoan nghênh bạo lực. Phải chăng, họ sẽ thấy vui mừng khi Mỹ đi gieo rắc chiến tranh, xung đột ở các nước khác dưới các mỹ từ như  “ủng hộ dân chủ”, “chống độc tài”? Phải chăng, thế giới có thêm các vụ bạo lực nhân danh bất cứ lý do gì làm nhiều thường dân vô tội bị giết hại, thế họ mới thấy thỏa mãn?
Có nhà nghiên cứu đã dùng cụm từ  “căn tính nô lệ” để nói về những kẻ luôn bào chữa cho các thế lực thực dân, đế quốc trong hành trình đàn áp, áp bức các quốc gia yếu hơn. Hình như ở Việt Nam ta hiện nay, những kẻ có “căn tính nô lệ” ấy có rất nhiều! Xấu hổ thay! Đau lòng thay!
 Ngũ Yên

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HÒA BÌNH TRƯỚC HÀNH VI XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC?

       Thời gian qua, dư luận khu vực và quốc tế đang chú ý theo dõi phản ứng của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ liên quan vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương 8 cùng với các tàu bảo vệ và tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đã có các hoạt động trong khu vực Tư Chính - Vũng Mây, gần với lô 06-01 của Việt Nam. Dù đây không phải là vùng biển tranh chấp mà là vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


       Cho đến nay, chưa có khẳng định chính thức nào về động cơ của Trung Quốc lần này. Đây có thể đơn thuần là động thái thể hiện cái gọi là “chủ quyền” sau khi đã quân sự hóa các đảo nhân tạo bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc luôn tìm mọi cách hạn chế hoặc ngăn chặn Việt Nam thăm dò, khai thác năng lượng trong vùng biển mà Trung Quốc coi là “khu vực tranh chấp”. Hay có thể đây là hành động thăm dò phản ứng, gây sức ép với Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đang có uy tín, vị thế nhất định trên trường quốc tế nhờ tuân thủ đường lối đối ngoại đa phương, độc lập, tự chủ. Quan hệ Việt - Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục có những bước phát triển có lợi cho hai bên. Hoặc đánh lạc hướng dư luận trong nước, “chuyển lửa ra ngoài” như lâu nay vẫn làm, trong bối cảnh kinh tế trong nước đang chịu đựng cú sốc lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, biểu tình ở Hồng Kông, quan hệ Mỹ - Triều có nhiều tiến triển đe dọa đến vai trò Trung Quốc trên báo đảo Triều Tiên, quan hệ Đài Loan bất ổn… 
       
       Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua, trong đó kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác. Đáng chú ý, khác với sự kiện HD-981 lần trước, lần này Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua. Còn Trung Quốc, trước đó vào ngày 12/7 vẫn tuyên bố rằng "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông”. Tuy nhiên, sau khi bị Việt Nam nêu đích danh hôm 19/7, đến nay chưa thấy có phản ứng gì từ phía Trung Quốc. 

       Các sự việc diễn ra gần đây tuy phức tạp nhưng vẫn chưa đến mức tranh chấp căng thẳng cực độ. Bất chấp các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc, Việt Nam hiện vẫn đang hết sức bình tĩnh và kiên trì không sử dụng vũ lực. Theo nhận định của nhiều chuyên gia đăng tải trên báo chí quốc tế (kể cả BBC và VOA), đây là một hành động hết sức khôn ngoan và sáng suốt của Việt Nam. Bởi, để đối phó với Trung Quốc, quốc gia luôn biết cách tính toán để viện ra cớ “đóng vai nạn nhân”, thì các hành vi trái với pháp luật như sử dụng vũ lực, sẽ làm tiền đề để Trung Quốc lấn tới. Việt Nam đã lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết. Từ phát ngôn trực tiếp của lãnh đạo trong các cuộc gặp ngoại giao, trao đổi công hàm, nêu vấn đề trong các hội nghị quốc tế, vận dụng cơ chế làm việc của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên để kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế…Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng cơ chế hòa giải bắt buộc đối với các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học theo phụ lục V Công ước về Luật Biển 1982, hay việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc ở phụ lục VII của Công ước về các vấn đề pháp lý liên quan khác trong hai sự kiện trên. 

       Việc Việt Nam thể hiện thái độ thận trọng là đương nhiên, bởi nếu nghiên cứu qua thông tin báo chí, đánh giá của các chuyên gia và diễn biến hiện trường có thể thấy ngay cả Trung Quốc cũng dường như tránh đề cập trực tiếp đến tranh chấp lần này. Việc tuyên bố mạnh mẽ có thể khiến các kênh đối thoại đang diễn ra khó khăn hơn, và có thể dẫn đến việc lợi dụng sự kiện này để lôi kéo người dân tụ tập tuần hành, biểu tình dưới danh nghĩa “yêu nước”, chống Trung Quốc, nhưng thực chất là tiến hành bạo loạn, tấn công lực lượng chức năng; đập phá tài sản người dân, nhà nước, doanh nghiệp; xâm phạm trụ sở cơ quan công quyền; khiến tình hình an ninh trật tự rơi vào trạng thái mất kiểm soát và hậu quả kinh tế vô cùng nặng nề. Điều này thể hiện rất rõ bản chất khủng bố của các tổ chức, cá nhân tham gia kích động. 

       Cần nhớ rằng với hàng loạt thành công ngoại giao từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, vị thế của Việt Nam nay đã khác, không dễ bị lấn áp và cô lập. Trong khi đó, Trung Quốc với những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, quên mất di ngôn “ẩn mình chờ thời”, giờ có nguy cơ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch”. Huống chi Việt Nam suốt hàng nghìn năm qua và hàng chục năm gần đây đã quá quen với những động thái gây hấn của Trung Quốc. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói “lấy đoản binh để thắng trường trận”, lấy những dẫn chứng về quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc để nhận định: "Họ cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”. 

       Lời của Hưng Đạo Vương cũng là lời nhắc hãy giữ bình tĩnh, sáng suốt trong thể hiện lòng yêu nước. "Bờ yên biển mới lặng", giữ hòa bình là để làm ra tiền của, để chăm lo tốt nhất cho con em chúng ta, để không phụ xương máu bao anh hùng liệt sĩ đã đánh đổi. Chúng ta không sợ Trung Quốc nhưng phải đủ khôn ngoan để đối phó với họ như cha ông từng dạy. Đừng lấy đá tự đập chân mình!
    Lam Vân

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN



Chiến tranh Việt Nam khi có Mỹ trực tiếp tham gia từ 1954 -1975 là một trong 11 cuộc chiến tranh lớn nhất của thế giới hiện đại, mà sự kết thúc của nó để lại rất nhiều dấu ấn thời đại.


Những cái “NHẤT” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam


- Một: Đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.

Về thời gian: Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1; thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửa thời gian Mỹ sa vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

Về huy động lực lượng: Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN
Tổng thống Mỹ Trump bắt tay Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”“Việt Nam hóa chiến tranh”.

Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu (Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand).

Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 820 tỷ USD (thời giá lúc đó) cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.

Về bom đạn: Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn Mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom (trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tấn và 27 kg). Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.

Từ 1961 - 1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon = 75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. (Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ sau).

- Hai: Đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối.

Tại sao Mỹ sai và thua trận?

Đối đầu với một dân tộc mà phụ nữ cũng trở thành tướng quân đầy mưu lược thì Mỹ thua là đúng.

Rất nhiều sách vở, phát biểu, đánh giá, các công trình nghiên cứu…nói về nguyên nhân thắng trận của Việt Nam… nhưng ở góc nhìn của Mỹ thì điều gì khiến Mỹ thua trận sẽ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN
Nữ anh hùng Trần Thị Lý.
Trước hết Mỹ thua là do nhận thức sai về tính chất chiến tranh Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…

Mỹ cho rằng Việt Nam chống Mỹ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Quốc và Liên Xô nhưng thật ra không phải như vậy.

Mỹ đã quên mất chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ vào năm 1945 như thế nào nên đã xác định sai lầm tính chất cuộc chiến. Mỹ nên hiểu, Việt Nam coi quyền lợi dân tộc, quốc gia là trên hết. Việt Nam muốn độc lập, giang sơn thu về một mối và sẽ chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào vì mục tiêu đó.

Sai lầm tệ hại nhất của Mỹ là Mỹ đã “bất chấp” hay “vô tình” đối đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng “thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Mỹ nhảy vào Việt Nam là để ngăn chặn CNCS… nhưng nhân dân Việt Nam chỉ biết rằng, Mỹ là kẻ xâm lược và chiến đấu với Mỹ như bao kẻ xâm lược khác. Người Việt Nam đánh Mỹ để bảo vệ quê hương, ruộng đồng, để không phải làm kiếp nô lệ như thời thuộc Pháp, đánh Mỹ để thống nhất Bắc - Nam thu giang sơn về một mối, cho nên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, hễ là người Việt Nam thì họ đều đứng lên chống giặc ngoại xâm… Chính tư tưởng, tinh thần đó là nguồn gốc khiến một dân tộc yêu hòa bình, yêu tự do độc lập trở nên anh hùng và tất yếu sẽ tạo ra một quân đội anh hùng.
Nguồn FB

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

NỰC CƯỜI VỚI MÀN “LÊN ĐỒNG” BẢO VỆ NGUYỄN VĂN ĐÀI CỦA MỸ, EU


Ngay sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn Đài và các thành viên “Hội anh em dân chủ” kết thúc, đám zân chủ quốc nội và hải ngoại đã thi nhau la lối om xòm, lên tiếng này tiếng nọ để phản đối bản án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên với các bị cáo. Ngoài đám zân chủ giả cầy, lâu nay vẫn mang danh, đội lốt hoạt động “dân chủ”, “nhân quyền”, người ta còn thấy sự vào cuộc của một số ông, bà được cho là đại diện cơ quan ngoại giao của Mỹ, EU. Xem chừng, Nguyễn Văn Đài và đồng phạm đang nhận được sự ủng hộ hết sức đông đảo của giới zân chủ và “cộng đồng quốc tế”.

NỰC CƯỜI VỚI MÀN “LÊN ĐỒNG” BẢO VỆ NGUYỄN VĂN ĐÀI CỦA MỸ, EU

Các trang mạng “lề trái” như BBC, RFA, Viettan… sáng nay đều đồng loạt đăng tải tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với Nguyễn Văn Đài và đồng phạm. Vị phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ này đã lớn tiếng tuyên bố: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức với các án tù nặng nề dưới tội danh mơ hồ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và kêu gọi “Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Trong khi đó, người được cho là Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU), Maja Kocijancic thì dường như cũng tỏ ra không kém cạnh. Vị này lớn giọng: “Việc kết án các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức trong ngày 5/4, như là một phần trong công tác thi hành rộng rãi những điều khoản an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, tiếp diễn khuynh hướng tiêu cực truy tố và tuyên án những nhà hoạt động và blogger nhân quyền tại Việt Nam”.

Còn những tổ chức “quốc tế” hoạt động về “nhân quyền” quen thuộc như “Theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW), “Ân xá quốc tế” (AI), “Phóng viên không biên giới” (RSF) thì khỏi phải nói. Họ vẫn cho mình cái quyền phán xét về “nhân quyền” tại Việt Nam như những lần trước. Giám đốc Văn Phòng Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, lớn giọng cho rằng, những bản án tù tuyên cho 6 “nhà hoạt động dân chủ”“vô cùng lố bịch vì tội duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam”.

Thật đúng là nực cười và lố bịch. Nguyễn Văn Đài và đồng phạm âm mưu lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để nhằm thực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền nhân dân tại Việt Nam. Hành vi phạm tội của các đối tượng đã rất rõ ràng, vậy mà họ lại đi ra sức bênh vực, bảo vệ cho những kẻ phạm pháp.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát đã nêu rất rõ, các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Cáo trạng cũng nhấn mạnh, bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội và cần phải được xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có thể chế chính trị, những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chẳng phải Mỹ, các nước EU và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng làm vậy hay sao? Hay là ở Mỹ, các nước EU chính quyền các nước này lại làm ngơ, lại đồng tình với những hành vi chống đối chính quyền? Hãy đừng can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” xin thưa các vị. Dân chủ và nhân quyền luôn là mục tiêu mà bất kỳ xã hội nào cũng đều phải phấn đấu để đảm bảo, tuy nhiên lợi dụng dân chủ, nhân quyền để thực hiện các hoạt động phạm pháp, chống Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.

Việt Nguyễn

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ?



"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ? Tôi trả lời luôn :  
Đéo thân ai hết , ai cũng chơi chứ nhất quyết ko thân hay có ý định làm đồng mình với ai , thế cho nhanh
Trước hết, tôi ko bàn về cách tiếp đón 2 nguyên thủ Trump và Tập thế nào , vì xưa nay tôi chỉ bàn tầm vĩ mô, mấy cái trò tiếp đón kiểu như trải thảm đó hay bắn pháo chào mừng là cách đỗi đãi của các lãnh đạo đáp lễ , đó hoàn toàn mang tính hình thức, tôi ko quan tâm cho lắm
Sách trắng quốc phòng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu rõ : Việt Nam ko theo thằng nào, ko chống thằng nào và ko cho bất cứ thằng nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam , Việt Nam ủng hộ 1 nước Tàu thống nhất ko công nhận Đài Loan nhưng vẫn mở cửa cho Tàu con vào làm ăn mà anh Trung Hoa Đại Lục có nhìn thấy cũng ko làm gì đc , ủng hộ nhân dân Palestin nhưng mua tên của Israel , Viện trợ cho Bắc Hàn chơi với Nam Hàn, Ca ngợi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ nhưng sẵn sàng đứng trước LHQ kêu gọi các nước đoàn kết chống lại nghị quyết trừng phạt Cuba của Mỹ .... Đấy đối tác toàn diện đấy, hỏi xem có đc bao nhiêu nước dám đứng lên như Việt Nam tuyên bố trước LHQ chống lại nghị quyết của Mỹ ?
Để làm đc điều đó ko sứt mẻ tình cảm anh em, ko mất đi tình bằng hữu quốc tế thì tính độc lập tự cường của Việt Nam đc thể hiện rõ trong quan điểm nhất quán của nhà nước và chính phủ , cũng như sự chỉ đạo và tài ngoại giao , tôi nói qua như vậy cho các bạn biết về chính sách của Việt Nam đối với thế giới để các bạn hiểu rõ cái tầm cái đã mới nói chuyện khác đc
1 số bạn lý luận trên Facebook rằng ơ kìa , Tàu nó gây hấn với ta ta thân Mỹ để chống tàu , tôi đánh giá nhãn quan chính trị của những bạn này là cực kỳ kém cỏi , 1 bên là rắn hổ chúa 1 bên là rắn cạp nong bạn nhảy về hướng nào cũng đều bị đớp chết , Bạn thân Mỹ để chống tàu ư ? GDP đầu người các bạn đc bao nhiêu ? Lợi ích các bạn đc bao nhiêu mà đòi Mỹ đánh đổi lợi ích của nó chỉ vì các bạn , Tư Bản Chủ Nghĩa đéo có bao giờ có khái niệm cho ko , nó chỉ có lợi ích của nó là vĩnh cửu
Các bạn nói các bạn có tinh thần dân tộc , Trung Hoa ko có tinh thần dân tộc chắc ? Các bạn nói các bạn ko sợ Trung Quốc vậy Trung Quốc nó sợ các bạn chắc ? Hả ? Các bạn nói các bạn yêu nước , dân Tàu ko yêu nước nó chắc ? Các bạn đánh nhau vớ Tàu cả mấy nghìn năm rồi còn định đánh đến bao giờ ? Thực lực các bạn đc bao nhiêu mà đòi đánh nhau với tàu ? Tỉnh táo lên chứ các anh hùng
1 nước như Trung Quốc , với tỉ 4 dân nền kinh tế đứng nhất nhì thế giới , mà các bạn ko biết cách lợi dụng vào nó mà kiếm tiền lại đi thích bấu víu mấy thằng dặt dẹo khu vực đông nam á , mạnh tầm cỡ như Nga , Mỹ , Nato còn phải dè chừng Trung Quốc các bạn là cái thá gì mà đòi chống Trung Quốc để theo Mỹ ? Hả ? Có tin nó đóng cho toàn bộ cửa khẩu tháng sau cả nước lại sắn độn ngô mà tọng vào mồm nhau ko ? Các bạn ghét tàu 1 cách mù quáng để cho nó chi phối tất cả mọi hành động và suy nghĩ là cực kỳ nguy hiểm , đó là điều ko hề tốt
Mỹ là ai ? Là giới tài phiệt nơi mà họ chỉ biết đến Tiền, Kinh doanh bất cứ cái gì ra tiền là họ làm hết kể cả xác chết ko tin chứ nhìn Syria, Lybia, Palestin, Iraq thì biết, các anh chị quên vụ Hilary Clinton mà lên tổng thống bán đứt Đài Loan cho Trung Quốc để trả nợ cho Mỹ khiến cho bọn quan chức đài loan khóc loạn xạ mấy tháng trời rồi à ? năm xưa nó mang bom đi rải thảm các bạn các bạn có tươi cười vẫy cờ hoa chào đón ko ? Tôi nói thật, tôi mong mỏi đất nước này giữ đc thế trung lập và chính sách ngoại giao độc lập vĩnh cửu như trên cho chính nhân dân đc nhờ , chỉ cần ngã nghiêng ko vững , ko Tàu nó đập thì Mỹ nó cũng đập, thiếu gì cách để đập các bạn đâu, thời buổi bây giờ súng đạn làm gì , nó phong toả bao vây cấm vận đất nước các bạn thì rất có thể nhân dân các bạn sẽ dẫm đạp lên nhau mà chết như người hồi giáo hành hương ở Mecca
Chừng nào mà nhân dân các bạn chưa bỏ cái thói sinh tây cuồng ngoại , bài tàu thoát hán kích động thù hằn dân tộc vớ vẩn thì đất nước các bạn chẳng khác gì con Vàng trong truyện của Lão Hạc , Và chưa bao giờ mà câu nói của Winston Churchill đúng hơn lúc này : “ Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn “
Rồi kiểu gì cũng sẽ có lũ cẩu nhảy xổ vào đây vu cho tôi là tay sai Tàu Cộng hay đại loại là Dư Luận Viên của Đảng , Rất tiếc cho chúng mày , tao lớn lên ở xã hội văn minh và gia đình gia giáo đc dạy những điều hay lẽ phải ? Đâu là sai đâu là đúng , Chứ tao nhất quyết khổ tận cam lai cũng đéo bao giờ vào hùa với quân chó đàn ngu học nhà chúng mày !"

Theo FB Trung Hoàng.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Nước mỹ cũng đâu phải là xứ thiên đường!!

Vụ xả súng từ tầng 32 ở Las Vegas hôm 1/10 có điểm tương đồng với vụ xả súng hàng loạt năm 1966, khi tay súng bắn tỉa lạnh lùng bóp cò nhằm vào từng nạn nhân bên dưới.
Cuộc thảm sát ở "đại lộ cờ bạc" Las Vegas Strip hôm 1/10 được coi là vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên một tay súng đơn độc nã đạn liên tiếp vào đám đông từ trên cao.
Đối với những quan chức chuyên nghiên cứu về các vụ giết người hàng loạt, vụ xả súng điên cuồng ở Las Vegas mới đây khiến họ nhớ tới vụ xả súng hàng loạt đầu tiên thời hiện đại xảy ra vào ngày 1/8/1966.
Một cựu binh sĩ thủy quân lục chiến 25 tuổi đang theo học tại Đại học Texas đã trút mưa đạn từ đài quan sát trên tầng 28 của tháp đồng hồ xuống khuôn viên trường.
Hành động như lính bắn tỉa
Với trang bị gồm 1 súng ngắn, 3 súng trường, 3 súng lục và hơn 700 băng đạn, Charles Whitnam đã sử dụng các kỹ năng bắn tỉa mà y tích lũy được trong quân đội để bắn trúng hơn 40 người, khiến 14 người thiệt mạng. Whitman ra tay giữa ban ngày và di chuyển quanh đài quan sát để nã đạn từ nhiều hướng.
Khác biệt của vụ tấn công năm 1966 so với vụ xả súng của Paddock ở Las Vegas là loại vũ khí được sử dụng và mục tiêu của sát thủ. Whitman lập kế hoạch và hành động như một tay lính bắn tỉa thực thụ. Y chủ yếu bóp cò khẩu súng bắn tỉa lên đạn từng viên và lần lượt nhắm vào một số nạn nhân cụ thể.

Khi đó, khái niệm về một vụ xả súng hàng loạt vẫn còn là điều xa lạ. Cảnh sát đã mất hơn 90 phút để đột nhập vào tháp đồng hồ qua hệ thống cống ngầm và tiêu diệt Whitman. Trong thời gian này, dân thường và các cảnh sát bên dưới đã bắn trả và góp phần cản trở vụ tấn công của Whitman.
Trong vụ xả súng ở Las Vegas hôm 1/10, Paddock dường như đã bắn liên tiếp vào đám đông nhờ súng máy hoặc súng bán tự động được hoán cải. Do đó, số người trúng đạn nhiều hơn gấp 10 lần so với vụ tấn công của Whitman. Chỉ trong vài phút, số người chết cũng cao hơn 5 lần.
Năm 1966, rất ít vũ khí sát thương trên thị trường có thể được cải tiến thành vũ khí tự động và cũng ít người biết cách thực hiện điều này. Ngày nay, các chỉ dẫn hoán cải vũ khí cùng những bộ dụng cụ hỗ trợ chỉ tốn vài trăm USD đầy rẫy trên Internet.
"Năm 1966 chưa có nhiều súng AK-47 như hiện nay, chỉ có một số ít súng AR-15 có thể được hoán cải vì lúc đó loại vũ khí này vẫn còn mới", Bill Buford, cựu cục trưởng Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá và Súng đạn ở Arkansas, nói với Guardian.
"Bây giờ việc chuyển đổi súng bán tự động thành tự động khá đơn giản nếu có dụng cụ thích hợp", ông cho biết.
Mối đe dọa từ các tay súng máu lạnh
Buford nhấn mạnh rằng khác biệt giữa Whitman và Paddock còn nằm ở mức độ chuẩn bị và quy mô vụ giết người mà các tay súng dự liệu.
Whitman đã sở hữu một khẩu súng trường và mua thêm các vũ khí khác trong 24 giờ trước vụ tấn công. Trong khi đó, các vũ khí mà Paddock sở hữu và việc làm thế nào y có được chúng vẫn chưa được xác định.

Động cơ chính xác của Whitman chưa bao giờ hoàn toàn rõ ràng. Đêm trước khi ra tay, y đã giết chết cả mẹ và người vợ sắp ly dị đồng thời để lại lời nhắn rằng y không muốn họ xấu hổ vì việc làm tiếp theo của mình. 
Trên đường tới tháp đồng hồ, y đã giết thêm 3 người nữa, khiến tổng số người chết lên tới 17. Một giả thuyết được đặt ra là Whitman có thể đã bị loạn trí do u não.
Điều chắc chắn là hành động giết người của y đã gây ra mối đe dọa an ninh công cộng mới ngày càng gia tăng sau nhiều năm. Theo một nghiên cứu về các vụ giết người hàng loạt ở Mỹ, trước vụ tấn công của Whitman, có khoảng 25 vụ xả súng trong 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua từ năm 1966, đã có 150 vụ việc khác xảy ra.
Vụ xả súng ở Texas cũng buộc lực lượng hành pháp trên khắp nước Mỹ nghiên cứu cách phản ứng với các vụ việc tương tự. Trong hơn 30 năm, phương án thường được sử dụng là cầm chân tay súng, như trong trường hợp của Whitman, để đợi tới khi cảnh sát tìm ra cách tiếp cận và khống chế hung thủ một cách an toàn nhất.
Cách tiếp cận này đã lộ điểm yếu sau vụ xả súng trong trường học ở Colorado năm 1990. Khi cảnh sát chuẩn bị đột nhập trường học, những kẻ giết người đã tự kết liễu và một trong số các nạn nhân đã bị mất máu đến chết. Nếu cảnh sát can thiệp nhanh hơn thì người này có thể đã được cứu sống.
Hiện tại, cách thức để đối phó với các tay súng là giải quyết càng sớm càng tốt. Sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đột nhập vào căn phòng của Paddock trên tầng 32 của khu nghỉ dưỡng và casino Madalay Bay nhưng y đã tự sát.


 

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Những hành vi mờ ám của chính quyền Mỹ sau vụ khủng bố 11/9

Ngày 11/9/2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.
Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố – không tặc – đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những bí ẩn chưa có lời giải
1. Vì sao Mỹ cho phép người thân trùm khủng bố Osama bin Laden rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9?
Câu hỏi đầu tiên được dư luân đặt ra sau vụ khủng bố đẫm máu, đó là lý do Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9.
Báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, một chiến dịch đưa người Saudi Arabia rời khỏi Mỹ đã được tiến hành: 6 chuyến bay chở khoảng 140 công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24/9/2001. Trong số đó, chuyến bay cất cánh ngày 20/9 chỉ chở 26 khách, phần lớn được cho là họ hàng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden.
Ngay sau khi thông tin về việc này bị lộ lọt, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng khẳng định hành động của Washington là bắt buộc và hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi Arabia trong đó có họ hàng của Bin Laden trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.
Tuy nhiên, sự việc lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.
Có ý kiến thậm chí cho rằng chính quyền Washington đã toan tính mờ ám khi để “những manh mối sống” quan trọng cho quá trình điều tra rời đi bí ẩn.
2. Liệu có phải nước Mỹ đã hoàn toàn mất cảnh giác khi để xảy ra vụ 11/9? Có ai bị mất chức sau vụ khủng bố đẫm máu?
Trước khi xảy ra vụ 11/9, đã có một số sự kiện có dấu hiệu cho thấy những kẻ khủng bố sắp tấn công quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ. Trong số đó có thể kể tới vụ đánh bom ở Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, vụ đánh bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 và vụ tấn công nhằm vào chiến hạm USS Cole của Mỹ ở Yemen.
CIA thậm chí đã từng theo dõi tung tích của của một số tên không tặc tiến hành vụ khủng bố 11/9 khi chúng đặt chân tới Mỹ trước đó và xếp chúng vào danh sách đen cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các cơ quan chức năng Mỹ đã không kịp thời xử lý các thông tin tình báo này và để thảm hoạ xảy ra.
Một vấn đề khác cần phải nói tới, theo một bài báo được New York Times đăng tải năm 2001, một thời gian sau vụ khủng bố đẫm máu, những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức. Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers.
Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Henry Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khẩn cấp. Ông này đã thất bại trong việc ngăn chặn 4 máy bay thương mại bị không tặc. Ấy vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau thảm hoạ, Myers vẫn nhận quyết định thăng chức Tổng tham mưu trưởng Liên quân và không hề bị kỉ luật.
3. Chính quyền Bush đã né tránh điều tra toàn diện vụ 11/9?
Phải sau một khoảng thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Theo giới quan sát, việc Nhà Trắng không thành lập uỷ ban điều tra toàn diện là để né tránh lỗ hổng của lực lượng an ninh và tình báo Mỹ.
4. Những kẻ khủng bố vẫn chưa chết?
Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11/9 là về số phận những kẻ khủng bố. Giới chức Mỹ xác nhận toàn bộ 19 tên khủng bố đều đã chết trong các vụ tấn công. Tuy nhiên, vài ngày sau, BBC lại đưa tin một số tên khủng bố đã trốn thoát và không hề hấn gì.
“Waleed al-Shehri là một trong 5 người FBI cáo buộc cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23/9/2001.
BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.
Sau bản tin của BBC, Giám đốc FBI khi đó là ông ông Robert Mueller, đã thừa nhận rằng việc xác định danh tính của một số kẻ không tặc đã không minh bạch.
Việc này đã dấy lên nghi ngờ về việc liệu những kẻ gây ra những vụ tấn công khiến 3.000 người thiệt mạng có đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở đâu đó trên trái đất?
5. Tại sao chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11/9, Mỹ lại vội vã tấn công Afghanistan?
Không mất nhiều thời gian sau vụ tấn công, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Mặc dù 15 trong tổng số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông – nhưng Mỹ cho rằng, chính sự bao bọc của Taliban- một phong trào Hồi giáo thống trị ở Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 mới là kẻ đầu sỏ cần bị trừng trị.
Ngày 7/10/2001, Cựu Tổng thống George W. Bush, với sự hậu thuẫn từ Quốc hội Mỹ, đã phát lệnh mở cuộc tấn công quân sự toàn diện ở Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda nhằm đánh bật quyền lực của Taliban.
16 năm sau cuộc chiến tốn kém của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, nhiều người vẫn đang hỏi tại sao Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden?
Cần lưu ý rằng, tại Iraq, giới chức Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bagdad khi đó sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các phòng thí nghiệm cơ động có thể sản xuất vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến ở Iraq, Washington chưa phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào.
Theo CÔNG AN NHÂN DÂN