KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Thượng lưu sông Ba: nơi lưu giữ dấu tích tổ tiên loài người


Những phát hiện kỹ nghệ thời đồ đá cũ ở thị xã An Khê (Gia Lai) đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta, gây chấn động về nguồn gốc lịch sử loài người.
  
Thượng lưu sông Ba: nơi lưu giữ dấu tích tổ tiên loài người
Công cụ ghè một mặt
Ngày 30/3, tại thị xã An Khê diễn ra hội thảo khoa học quốc tế về “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở Châu Á” do UBND tỉnh Gia Lai phối hợp Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện khảo cổ học khái quát: Vào tháng 6/2014, khi Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ thời đại Đá vùng thượng du sông Ba ở tỉnh Gia Lai, cán bộ Viện đã phát hiện 5 di tích thời đại đá cũ ở thị xã An Khê.
Cuối năm 2014, các di tích được thẩm định, đưa vào chương trình hợp tác Quốc tế nghiên cứu quá khứ xa xưa giữa Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khảo cổ - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga (2015 - 2019).
Các phát hiện điển hình như di tích Gò Đá ở phường An Bình (thị xã An Khê) nằm ở bờ phải sông Ba. Năm 2015, di tích được khai quật 20m2, năm 2016 khai quật 4 hố với diện tích 74m2. Các hố khai quật có cấu trúc địa tầng giống nhau.
Lớp chứa vết tích hoạt động của người tiền sử nằm dưới lớp đất canh tác và trên lớp sinh thổ, dày trung bình 10cm-25cm. Đất tầng văn hóa thuộc loại sét vốn phong hóa tại chỗ từ đá granite lẫn nhiều sạn sỏi, đá quartz đã bị laterit và đôi nơi có hiện tượng bị rửa trôi. Nhìn chung tầng văn hóa ở đây được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Trong các hố khai quật. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 58 hiện vật đá (9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt kiểu chopper, 9 mảnh nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không định hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá). Hầu hết công cụ ở đây được làm từ đá quartz. Trong các hố khai quật còn tìm thấy 21 mảnh đá tectit, phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá. Điều đó có nghĩa là đá tectit rơi từ vũ trụ xuống khi tầng văn hóa đã và đang hình thành.
Về việc phá hiện cụm di tích Rộc Tưng ở xã Xuân An (thị xã An Khê): Năm 2016, 2018 các nhà khoa học tiến hành khai quật 2 điểm nằm ở bờ trái sông Ba. Các di tích Rộc Tưng phân bố trên nhiều đồi gò lượn sóng, xung quanh là các bồn địa khe suối ven bờ sông Ba. Trong khu vực này đã phát hiện được 14 địa điểm có di tồn văn hóa của người nguyên thủy, được đặt tên theo trật tự phát hiện từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 14.

Nơi cổ xưa nhất

An Khê là vùng trũng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, có địa hình núi cao xen lẫn các bồn địa, thung lũng, đồi gò thấp cùng hệ thống sông khu vực sông Ba. Đây là vùng thuận lợi để người cư trú cả thời tiền sử và hiện nay.
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, những phát hiện kỹ nghệ đá cũ An Khê đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta. Con người xuất hiện lúc nào thì lịch sử bắt đầu từ đó. Lâu nay, chúng ta thường lấy điểm xuất hiện Người đứng thẳng (Homo erectus) ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn) cách đây 0,5 triệu năm làm mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Với phát hiện di tích đá cũ An Khê, chúng ta có thêm cơ sở kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về quá khứ.
Trên thế giới, chủ nhân các nền văn hóa trong khung niên đại từ 1,8 đến 0,2 triệu năm là những người đứng thẳng, tổ tiên của Người hiện đại (Homo sapiens). Như vậy, vùng thượng lưu sông Ba được ghi dấu vào bản đồ thế giới, là một trong những nơi lưu giữ dấu tích văn hoá của tổ tiên loài người - Người đứng thẳng, chủ nhân của kỹ nghệ Đá cũ An Khê.
Ngoài ra, có 2 mẫu niên đại ở 2 điểm Đá cũ vùng An Khê đã được phòng thí nghiệm đồng vị hoá và niên đại địa chất Igem Ran, Viện Địa chất trầm tích quặng, thạch học, khoáng vật và địa hoá thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga phân tích cuối năm 2017, bằng phương pháp K/Ar cho niên đại ở di tích Gò Đá là khoảng 806.000 năm và Rộc Tưng I là khoảng 782.000 năm cách ngày nay.
Khi phân tích so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ ở Hà Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn.
Trao đổi với PGS. TS Nguyễn Khắc Sử - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đồ đá (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đánh giá: Hội thảo này có tầm quan trọng vô cùng lớn vì tổng kết kết quả khai quật trong 5 năm. Trên cơ sở kết quả này sẽ đánh giá lại, thêm và sâu sắc hơn cái đã làm. Đồng thời đưa ra dự án mới cho công việc tiếp tục trong tương lai.
Tất cả để tập trung làm rõ hơn nữa giai đoạn về lịch sử tối cổ ở Việt Nam, giai đoạn xuất hiện của Người đứng thẳng - tổ tiên trực tiếp của người Homo erectus (người hiện đại). Đồng thời đóng góp một vị trí quan trọng trong bản đồ khảo cổ học thế giới, góp phần nghiên cứu sự tiến triển của lịch sử nhân loại.
“An Khê ngày hôm nay không chỉ là di tích của An Khê mà đã mang tầm của thế giới. Sắp tới sẽ rất nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu nhằm làm rõ tính chất niên đại, đặc điểm của văn hoá cổ xưa” - PGS. TS Nguyễn Khắc Sử nhấn mạnh và cho biết:  ba yếu tố (văn hoá, tự nhiên, lịch sử) được kết hợp với nhau sẽ tạo cho An Khê tầm vóc mới. Làm sao vừa bảo tồn tốt được di sản văn hoá tổ tiên, đồng thời làm điểm tựa cho sự phát triển của vùng đất năng động này. Bí thư Thị uỷ An Khê Nguyễn Thị Thanh Lịch cũng cho biết đang triển khai xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu An Khê - Kbang trong những năm tới.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Hãy bình tĩnh!


Tôi không dám xem hết đoạn clip quay cảnh 5 cháu học sinh nữ lột quần áo rồi đánh đập bạn không thương tiếc xảy ra ngay giữa lớp học. Thú thực là tôi không dám xem vì thấy xót xa, uất nghẹn thay cho cháu bé. Tôi không dám đặt trường hợp con cháu mình không may bị bạn đối xử như vậy. Vì cũng không dám chắc là nếu xảy ra với người thân của mình tôi sẽ xử lý được một cách tỉnh táo nhất.

Hãy bình tĩnh!

Nói vậy để thấy tôi không dửng dưng trước cảnh bạo lực trên. Nhưng nghe nhiều người, trong đó đa số là những người ở tuổi làm cha mẹ văng tục chửi bậy, đòi chém 5 đứa trẻ máu lạnh kia ra làm trăm mảnh, rồi tiện thể réo tên Bộ trưởng ra đổ trách nhiệm thì tôi nghĩ, ngay chính người lớn chúng ta thôi còn đang hung hăng thế, vậy trách gì đám trẻ.
Có mấy điều cần phải sòng phẳng với nhau về bạo lực học đường (tất nhiên tôi không nói riêng trường hợp này vì vụ việc này các thầy cô rất đáng trách) mà nói chung thực trạng: Bạo lực học đường là vấn đề muôn thủa, mấy chục năm nay đã có. Thời tôi học phổ thông, có những trường hợp bị bạn đánh không dám đến lớp phải bỏ học. Không chỉ nam, mà nữ cũng có những trò giật tóc, vật nhau giữa sân trường, rồi lôi bố mẹ họ hàng đến cổng trường chửi nhau ầm ĩ là không hiếm. Giờ họp lớp mọi người vẫn kể cho nhau nghe về những trò đó rồi... cười. Chỉ là thời đó chưa có mạng, chưa có máy quay nên người ta ít tạo thành cơn sóng dư luận như này thôi. Ngay bản thân tôi vẫn còn một vết sẹo ở đuôi mắt vì bị cậu bạn dùng kiếm bằng gỗ nhảy lên đâm bổ từ trên xuống. Máu ướt đẫm khăn quàng, sợ phải nhờ thầy cô đưa về không bị bố đánh. Rồi thôi…
Nói thế không phải chấp nhận để học sinh sống chung với bạo lực học đường, nhất là trong môi trường giáo dục hiện đại, văn minh ngày nay. Nhưng la lối om tỏi, cho đó là sự hoảng loạn mang tầm vóc của xã hội thì cũng hơi quá và oan cho giáo dục.
Nói về sự rối loạn của xã hội, hãy nhìn lại cách ứng xử của người lớn đi đã. Các bậc phụ huynh có tự thấy mình đang ngày càng hung hăng, dễ nổi giận và hành động không cần suy nghĩ hơn không? Ra đường, nhìn những vụ va chạm rất đỗi bình thường mà người lớn sẵn sàng đứng chửi, rồi rút dao rút tuyp nước, thậm chí rút súng bắn vào nhau, là đủ hiểu. Bọn học trò mới lớn nó nhiễm những thứ bạo lực ấy từ nhà, ra ngoài đường đã rồi mới đến trường. Vì ở trường chẳng thầy cô nào hướng chúng đến cách hành xử bạo lực, trừ trường hợp cá biệt.
Lên án các thầy cô giáo, đổ lỗi cho họ là đương nhiên, rất dễ, nhưng không phải cách giải quyết tận gốc bạo lực ở giới trẻ! Dạy trò đánh nhau chắc là không rồi. Dạy bằng lời nói liệu chúng có sợ và răm rắp nghe theo không? Rất khó đối với đám trẻ cá biệt mới lớn và ngỗ ngược. Trước chúng còn có chút sợ nếu thầy cô dùng thước, dùng bạt tai, nhưng giờ thì chắc chắn các thầy cô dù liều mấy cũng ít người dám làm. Vậy họ phải điều chỉnh hành vi các em bằng cách nào khi sự việc xảy ra rồi? Đến phạt bắt dựa bảng nhiều phụ huynh còn cho đó là xúc phạm học sinh. Đến bắt quỳ xuống ghế nhựa còn cho đó là sỉ nhục, vi phạm nhân quyền. Vậy phải chăng chỉ còn cách đuổi học? Mà đâu phải muốn là đuổi được? Còn phải dựa theo đủ thứ quy chế, và quan trọng nhất là, đuổi học chỉ vì “đám trẻ nó hiếu động đánh nhau vài cái”, liệu các phụ huynh có con em như vậy có chấp nhận không? Hay lại dùng truyền thông gây sức ép, tạo dư luận, cho rằng trường đang đẩy mầm non đất nước ra tạo thành gánh nặng cho xã hội? Cái này thay vì gọi thầy cô hãy nên mời Công an đến, may ra mới xử lý được rốt ráo.
Một vài cô giáo bị kỷ luật ngừng dạy, một vài Hiệu trưởng bị kiểm điểm hay về hưu sớm, kể cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo có từ chức chăng nữa chắc chắn không thể làm giảm tình trạng bạo lực học đường, nếu toàn thể người lớn không ngồi lại với nhau. Bọn trẻ nó nhìn vào người lớn để hành xử cả đấy! Vì vậy, để trẻ bớt bạo lực, máu lạnh, trước tiên người lớn chúng ta cũng nên tự nhìn lại mình, xem mình có được thiện lành không đã?!?

Chiến Văn

MÊ TRẬN “GIANG HỒ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Những tên tuổi xấu trên mạng xã hội, trang chia sẻ video đang xuất hiện ngày càng dày đặc. Bất chấp những giá trị về văn hóa, đạo đức, hàng loạt kênh “YouTube giang hồ” với nội dung xoay quanh những cuộc ăn chơi thác loạn, những lần chửi bới thách thức giữa các băng đảng, thậm chí cả… đi siết nợ cũng được đưa lên nhằm câu view, thu hút khán giả hiếu kỳ.

MÊ TRẬN “GIANG HỒ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Những hình ảnh trên trang YouTube của K.B. được một bộ phận giới trẻ tung hô (đốt xe gây sốc, dàn hàng ngang trên cao tốc chụp hình).

Gần đây, 2 kênh YouTube chính thức của “đại ca mạng” K.B. nhận được lượt theo dõi khủng. Cụ thể, tài khoản tên K.B. nhận được gần 1,9 triệu lượt theo dõi, tài khoản Đời sống K.B. nhận được hơn 60.000 lượt theo dõi. Nếu như trước kia, những video của nam thanh niên này mang tính tự phát, chỉ xoay quanh những cuộc chơi thác loạn tại vũ trường, hay khoe hình xăm, khoe tiền, thì tới nay, những video đã có sự đầu tư với một ê kíp hùng hậu phía sau.
Gần đây nhất, ê kíp K.B. cho ra mắt phim ngắn kể về những câu chuyện trong giới giang hồ. Điều đáng ngạc nhiên là dù nội dung phim chứa không ít cảnh bạo lực với lời lẽ thô tục, dàn diễn viên diễn phô không chịu nổi, nhưng vẫn thu hút tới hơn 25 triệu lượt xem chỉ sau 2 tháng ra mắt, lọt vào bảng xếp hạng những video được xem nhiều nhất trên YouTube. Không dừng ở đó, các “đại ca mạng” còn tương tác qua lại, tổ chức những buổi gặp gỡ tại nhà riêng, rồi cùng livestream, giới thiệu nhau, tự hào kể về những chiến tích tù tội cùng những lời lẽ không thể bậy hơn.
Chỉ cần lên YouTube, không khó để tìm thấy những kênh tương tự như kênh của K.B., tất cả đều có một đặc điểm chung đó là chứa rất nhiều video về các cuộc ăn chơi thác loạn, những phát ngôn gây sốc, những lời thách thức, hay khoe tiền của. Các kênh này đều có từ vài chục ngàn cho tới vài trăm ngàn lượt theo dõi.
Những anh em “cùng hội cùng thuyền”, được gợi ý theo dõi từ kênh YouTube của K.B. phải kể tới tài khoản C.G. (59.982 lượt theo dõi), D.T.H.Đ. (53.679 lượt theo dõi), “thánh chửi” vừa được mãn hạn tù vì tội danh gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản D.M.T. (372.785 lượt theo dõi), N.T.O. (147.297 lượt theo dõi)… Đây cũng là những cái tên được cho là có “số má” trong giới “đại ca mạng”, chủ nhân của những tài khoản này không ngần ngại phơi bày từ việc làm tín dụng đen cho tới những mối quan hệ với đàn anh, đàn chị trong giang hồ. Tất cả đều được công khai và vô tư thể hiện qua những video đăng tải tràn ngập từ Facebook tới YouTube.

Tác động xấu tới giới trẻ

Mấy ngày gần đây, cư dân mạng lại có một phen dậy sóng với hình ảnh hàng trăm học sinh tại tỉnh Yên Bái chào đón, xin chụp ảnh chung với K.B. như người hùng trong dịp nam thanh niên này tới đây dự đám cưới của một người bạn. Những hình ảnh trên khiến không ít người, nhất là các bậc phụ huynh giật mình.
Bên cạnh những người dùng YouTube, Facebook, cộng đồng mạng liên tục kêu gọi tẩy chay những video, kênh chứa nội dung không lành mạnh, bạo lực, gây ảnh hưởng xấu tới văn hóa xã hội thì vẫn có một bộ phận không nhỏ giới trẻ tung hô, ủng hộ, cổ súy cho những người nổi tiếng dạng này. Việc xây dựng hình ảnh bên ngoài là một người ngang tàng, sống tự do theo kiểu bất chấp, phát ngôn không theo chuẩn mực nào của xã hội, làm cho nhiều bạn trẻ cảm thấy kích thích, mới mẻ và có tính giải trí.
“Bọn trẻ túm tụm vào tung hê cho một thanh niên có lối sống bất hảo. Có thể vì chúng cho đó là hay, đó mới là anh hùng, hoặc cũng có thể vì tâm lý a dua, bắt chước theo bạn mình. Dù là như thế nào thì cũng là biểu hiện đáng lo ngại, tôi không mong tương lai mấy đứa nhỏ học đòi theo những thần tượng bất hảo này” - chị Trịnh Mai Anh (29 tuổi, giáo viên Trường THCS Trương Định, Hà Nội) chia sẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Nhung, giáo viên Trường THPT tại TP Tân An, tỉnh Long An, cho rằng: “Mạng xã hội, kênh chia sẻ video đã và đang là kênh thông tin tác động mạnh tới cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Đây là lứa tuổi có đặc điểm tâm lý và xu hướng thần tượng hóa. Khi giới trẻ thần tượng một cá nhân không phải bởi tài năng mà bởi những hành động đi ngược lại với xã hội, giới trẻ rất dễ có những hành vi bắt chước, thậm chí có những thể hiện manh động hơn”.
Hiện nay, những trang YouTube sặc mùi giang hồ này còn liên tục được nhận “nút vàng, nút bạc”, là phần thưởng từ YouTube cho những tài khoản đạt hàng trăm, hàng triệu lượt theo dõi. Đây chính là “động lực” để các YouTuber tệ hại trên ngày càng bành trướng. Lo lắng cho giới trẻ và càng lo lắng hơn khi các giá trị văn hóa đang bị đảo lộn./.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

CẢNH BÁO MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN INTERNET


Hiện nay, Internet đang là kênh thông tin phong phú, là phương tiện đắc lực giúp con người mở mang tri thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tình cảm, rút ngắn khoảng cách giữa người với người, giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Đặc tính của Internet là tương tác thông tin đa chiều, kết nối xã hội và tìm kiếm thông tin theo nhu cầu.

CẢNH BÁO MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN INTERNET

Internet đã hiện diện xung quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi, là phương tiện truyền thông liên cá nhân như thư điện tử (e-mail), điện thoại internet, video call, nhắn tin, tán gẫu qua mạng (Chat), diễn đàn (Forum), website nội bộ, blog (nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet). Internet đã tạo được một môi trường liên lạc nhanh và tiết kiệm chi phí cho các cá nhân hay tổ chức giao dịch với nhau mà vẫn đảm bảo các yêu cầu như các liên lạc truyền thống hiện nay như gửi thư, điện thoại, hay fax. Internet còn đảm nhiệm chức năng của một phương tiện truyền thông tập thể. Hơn thế nữa, chức năng quan trọng của Internet là chức năng của một phương tiện truyền thông đại chúng, đó là một phương tiện truyền thông vượt qua rào cản không gian và thời gian.
Từ khi có internet mọi việc dường như được thực hiện một cách dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí... như nắm bắt thông tin từ các nguồn khác nhau, giải trí, tán gẫu, mua bán hàng qua mạng, chuyển khoản... Bởi vì nó cho phép người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, vượt qua ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Những lợi ích mà internet mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực đến cuộc sống nhưng bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều tác động tiêu cực là các tệ nạn xã hội, nó làm con người trở nên sống xa rời thực tế, phụ thuộc vào internet một cách hoàn toàn, tìm thú vui qua các mạng xã hội ảo. Lợi dụng chính chức năng “hữu dụng” của mạng internet cũng như những điểm yếu, sơ hở đó của người dùng, các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau.
Qua các vụ việc thực tế trong cuộc sống, chúng tôi xin tổng hợp một số phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường hay sử dụng như sau:

1. Nhắn tin trúng thưởng: Thủ đoạn của loại tội phạm này là giả danh nhà mạng để nhắn tin trúng thưởng, yêu cầu người trúng thưởng nạp tiền để làm các thủ tục nhận thưởng. Các đối tượng thường giả danh nhà mạng để lừa đảo trúng thưởng xe máy Liberty, xe SH… Nhiều người khi đọc xong tin nhắn nghĩ rằng đó là thật, để làm thủ tục nhận thưởng đã nhanh chóng nạp tiền vào tài khoản của các đối tượng.

Tham khảo tại đây.

2. Giả người nước ngoài, làm quen tặng quà hoặc nhờ giữ giúp số tiền lớn: Thủ đoạn của loại tội phạm này là đối tượng sử dụng Facebook, thường tự xưng là quân nhân, doanh nhân Mỹ, tìm kiếm kết bạn, tán tỉnh yêu đương với nhiều phụ nữ Việt Nam. Khi nhận thấy các nạn nhân phát sinh tình cảm hoặc tin tưởng thì xin thông tin cá nhân, số điện thoại để tặng quà, tiền hoặc nhờ nhận giúp số tiền lớn gửi từ nước ngoài về Việt Nam. Khi những người này chuẩn bị đi nhận quà, đối tượng gọi điện thoại giả làm nhân viên hải quan của sân bay, nhân viên giao hàng yêu cầu nạn nhân nạp tiền phí hoặc tiền thuế qua một tài khoản cho sẵn thì khách hàng mới được nhận món quà của bạn trai từ “nước ngoài” gửi về. Nhiều người nghĩ rằng đó là thật đã nạp tiền vào tài khoản của các đối tượng.

Tham khảo tại đây.

3. Hack tài khoản Facebook, mạo nhận người thân nhờ nạp tiền: Thủ đoạn loại tội phạm này là đối tượng truy cập, chiếm quyền đăng nhập tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo...) của người khác, truy cập vào lịch sử cuộc trò chuyện của chủ tài khoản, học cách nói chuyện giống như chủ tài khoản rồi liên hệ với bạn bè, người thân của chủ tài khoản để vay tiền hoặc nhờ mua thẻ cào... Bị hại tưởng người thân của mình đang gặp khó khăn đã nạp tiền, đã bị các đối tượng chiếm đoạt.

4. Giả bán hàng online: Thủ đoạn của loại tội phạm này đó là đối tượng giả các trang bán hàng online ở trên mạng. Những người tham gia mua hàng trên mạng tưởng đó là Facebook quen thuộc mà mình đã đăng ký mua hàng nên không nghi ngờ, nạp tiền vào tài khoản các đối tượng đưa ra và bị đối tượng chiếm đoạt tiền, không chuyển trả hàng như đã cam kết.

5. Giả danh Điều tra viên, Kiểm sát viên: Thủ đoạn của loại tội phạm này là đó là đối tượng giả danh nhân viên các công ty viễn thông, gọi điện thoại cho nạn nhân, đưa ra lý do nạn nhân đang nợ số tiền cước viễn thông rất lớn, yêu cầu nạn nhân phải cung cấp thông tin về nhân thân, lai lịch, số CMND số tài khoản ngân hàng đang sử dụng để đối chiếu, kiểm tra. Sau khi có được thông tin về nạn nhân, các đối tượng tự xưng là điều tra viên, kiểm sát viên gọi điện, thông báo cho nạn nhân biết mình đang liên quan đến một vụ án lớn (buôn bán ma túy, rửa tiền…), đồng thời các đối tượng làm giả các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt, lệnh khám xét gửi qua zalo, facebook cho nạn nhân. Sau đó, các đối tượng này yêu cầu nạn nhân phải chuyển toàn bộ số tiền đang có trong tài khoản của mình sang tài khoản của đối tượng để thẩm tra, xác minh. Nhiều trường hợp nạn nhân do tin tưởng đã chuyển tiền và bị chiếm đoạt.

6. Xin thông tin tài khoản để chuyển tiền đặt cọc mua hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản: Sau khi tìm hiểu, nắm bắt thông tin rao bán hàng hoá ở các trang thương mại điện tử, các đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản Messenger, liên hệ với người bán, tự giới thiệu là công dân Việt Nam, đang sinh sống ở nước ngoài, có nhu cầu mua hàng hoá (thường là nhà, đất) ở Việt Nam. Sau khi thoả thuận thống nhất giá cả mua bán, các đối tượng này đề nghị người bị hại cung cấp thông tin về số tài khoản, số điện thoại cá nhân của người bán để chuyển tiền đặt cọc. Sau đó, các đối tượng này gửi đường link của trang Wed giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế Westernunion, yêu cầu người bán hàng nhập số tài khoản, mật khẩu tài khoản và mã OTP vào trang Wed giả mạo để nhận tiền đặt cọc. Sau khi người bán nhập mã OTP thì số tiền trong tài khoản của người bán được chuyển đến tài khoản của đối tượng lừa đảo.
Trên đây là một số phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng internet. Chúng tôi hi vọng rằng mọi người có thể vận dụng các kiến thức phía trên để sử dụng trong cuộc sống, nâng cao cảnh giác trong quá trình sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến hành vi trên thì nhanh chóng trình báo cơ quan Công an gần nhất để phối hợp ngăn chặn, bắt, xử lý đối tượng.

HÃY CHIA SẺ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT VÀ CẢNH GIÁC!

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

KẾT THÚC NHỮNG TIN ĐỒN VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT


Theo Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, cơ quan chức năng đã phát hiện dấu hiệu sai phạm của ông Trương Duy Nhất trong quá trình điều tra vụ Vũ “nhôm”.

KẾT THÚC NHỮNG TIN ĐỒN VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT
Trung tướng Trần Văn Vệ trả lời báo chí chiều nay, 25/3/2019
Chiều nay, 25/3, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo về kết quả công tác của quý I/2019, tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Trả lời báo chí, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, cho biết liên quan đến vụ Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bắc Nam 79, cơ quan này đã khởi tố 6 vụ án độc lập với 21 bị can, trong đó có 17 bị can là quan chức thuộc UBND và các sở, ngành của Đà Nẵng. Trong đó, có 2 vụ án đã được TAND các cấp xét xử, gồm: vụ Cố ý làm lộ bí mật nhà nước và vụ Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4 vụ án khác đang được được cơ quan tố tụng điều tra làm rõ. Đáng chú ý, Trung tướng Trần Văn Vệ cho biết, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ “nhôm”, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất. Thời điểm đó, ông Nhất là Trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết tại TP. Đà Nẵng, đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua đất nhà không qua đấu giá gây thất thoát lãng phí. “Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp thông tin cụ thể” - ông Trần Văn Vệ nói.
Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, ngụ ở số 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ông Trương Duy Nhất có thời gian làm Báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang Báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Từng là một nhà báo nhưng ông Nhất lại được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.
Các bài viết của ông Trương Duy Nhất gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí cả những cuộc “bút chiến” kịch liệt giữa các blogger.
Tháng 5/2013, ông Trương Duy Nhất đã bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an bắt giữ về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2014, ông Nhất bị TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt 2 năm tù giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo khoản 2, điều 258, Bộ luật Hình sự.
Theo truy tố, từ năm 2009 đến ngày 25/5/2013, trên trang mạng cá nhân của mình, bị cáo Trương Duy Nhất đã đăng tải nhiều bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của người khác, trong đó có 11 bài do Trương Duy Nhất viết và 1 bài do người khác viết.
Các bài viết này có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Mặc dù đã nhiều lần cơ quan chức năng làm việc yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt việc viết, đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước nhưng bị cáo vẫn bất chấp, tiếp tục vi phạm.
Đến tháng 5/2015, ông Trương Duy Nhất mãn án tù.

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ LỒNG GHÉP NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ “PHÁP LUÂN CÔNG” VÀ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM


Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các website, fanpage mang tên “Đại Kỷ nguyên” cùng với các trang mạng “chân rết” của chúng như “Trí thức Việt Nam”, “Chân trời mới Media”, “Hoa Sen khai nở”, “Đại Pháp hồng truyền chân thiện nhẫn”… ngoài những bài viết,  video giải trí với chủ đề về kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật… chúng lồng ghép những nội dung tuyên truyền, phát triển “Pháp Luân công”, đồng thời phân tích sai lệch về thực trạng xã hội, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ XHCN nước ta hiện nay.

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ LỒNG GHÉP NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ “PHÁP LUÂN CÔNG” VÀ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

“Đại Kỷ nguyên” (tên tiếng Anh: The Epoch Times), là một tờ báo đa ngôn ngữ và là tổ chức truyền thông quốc tế, được duy trì bởi các phiên bản chính bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt và 21 ngôn ngữ khác trên mạng internet. Tờ báo “The Epoch Times” đã được xuất bản bằng tiếng Trung kể từ tháng 5/2000, có trụ sở chính tại Thành phố New York, Hoa Kỳ, có một mạng lưới phóng viên, cộng tác viên trên toàn thế giới. Sau sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, tờ báo “Đại Kỷ nguyên” và các trang mạng nêu trên luôn cổ vũ cho “Pháp Luân công”. Xuất hiện trên mạng xã hội facebook và xâm nhập vào Việt Nam từ năm 2015 đến nay với việc đăng tải các bài viết, hình ảnh, video đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề về kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Cùng với việc tuyên truyền miệng, phát tờ rơi, quảng cáo trái phép về “Pháp Luân công”, các nhóm “Pháp Luân công” ở trong và ngoài nước còn phát triển các website/fanpage như đã nêu ở trên để thuận tiện trong việc tuyên truyền, phát triển lực lượng của chúng. Do vậy, “Đại Kỷ nguyên” (DKN.TV) hiện đã trở thành một trong những trang mạng phổ biến và quen thuộc đối với cộng đồng mạng Việt Nam.
Đáng chú ý, thời gian qua, cách thức mà trang website/fanpage “Đại Kỷ nguyên” và các trang mạng “chân rết” của chúng tuyên truyền rất tinh vi, xảo quyệt, làm cho người đọc rất khó nhận diện. Ngoài việc tập trung vào tuyên truyền, đăng tải các bài viết ca ngợi về tác dụng, lợi ích của việc tập luyện “Pháp Luân công”, các trang mạng nêu trên đã đánh vào tâm lý người đọc, lồng ghép các tin tức thời sự nóng hổi trong nước và thế giới, những câu chuyện khôi hài, những hình ảnh gây tò mò, kích thích, những câu nói, châm ngôn để đời… khiến nhiều người đọc đăng ký theo dõi các trang website/fanpage này. Đây được xem là chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” rất khôn ngoan của bọn chúng, dần dần làm cho người đọc có suy nghĩ “tích cực” hơn về website/fanpage của chúng, đồng nghĩa với nó là việc số lượng người tiếp cận “Pháp Luân công” không ngừng tăng lên, và mục tiêu cuối cùng là chúng lôi kéo, mê hoặc những người theo dõi trang website/fanpage này tìm hiểu sâu hơn “Pháp Luân công” nhằm thoả mãn sự tò mò, từng bước bị thu hút, lôi kéo trở thành “học viên” của môn phái này. 
Khi đã có số đông người theo dõi thì các trang website/fanpage của “Đại Kỷ nguyên” mới dần dần bộc lộ bản chất của chúng là để tập hợp, phát triển lực lượng nhằm hướng lái sang mục đích chính trị. Chúng lồng ghép những bài viết giới thiệu về “Pháp Luân công” với các bài viết, hình ảnh có nội dung chống chính quyền Trung Quốc, chửi chế độ cộng sản… Nguy hiểm hơn, chúng còn tuyên truyền, chống phá, nói xấu, xuyên tạc tình hình Việt Nam bằng cách dàn dựng, giật tít và đưa lên những bài viết, hình ảnh, video có nội dung không đúng sự thật; phân tích sai lệch về thực trạng xã hội, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ XHCN nước ta hiện nay nhằm làm cho người đọc hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bài viết, hình ảnh, video mà chúng đưa lên hầu hết là những thông tin sai lệch, bóp méo sự thật, không có nguồn gốc rõ ràng, kèm vào đó là những dòng cảm xúc có tính định hướng phản động, kích động cộng đồng mạng thực hiện những hành động sai trái theo ý đồ của chúng.
 Có thể thấy rằng, trang mạng “Đại Kỷ nguyên” và các trang mạng “chân rết” của chúng là những trang mạng có nhiều vấn đề chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng, thận trọng trước khi đọc, xem, tin và chia sẻ những gì các trang mạng này đưa lên mạng xã hội. Vì vậy, chúng ta hãy luôn cảnh giác, phải có cái nhìn khách quan, toàn diện, không nên để trang báo mạng có lịch sử phản động dẫn dắt, hướng lái vào những hoạt động tội lỗi, sai trái, vi phạm pháp luật.

Thảo Nhiên

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam


Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo - với tư cách vừa là một học thuyết giải thoát về cách sống lương thiện tốt đẹp cho con người, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ quốc là trọng đại - đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam.

Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam
Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Kể từ khi đất nước giành được độc lập (1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa…; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài  lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo, luôn là một vấn đề nhạy cảm. Trong tình hình hiện nay, đây là lĩnh vực thường xuyên bị kẻ xấu và các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; chống phá, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cổ súy những hoạt động núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật...
Để đấu tranh có hiệu quả với mọi hoạt động núp bóng và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trái với pháp luật, bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền liên quan đến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, rất cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp cũng như vai trò, đóng góp của các tôn giáo chính thống - nhân bản, trong đó có Phật giáo vào quá trình phát triển của đất nước.
Với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố không thể chia cắt trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam. Thể hiện trên một số khía cạnh nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như sau:

Một là, đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình.
Thực tế lịch sử Phật giáo Việt Nam đều khẳng định vị trí tối cao của con người. Thiền sư Vạn Hạnh từng nói: “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (Khéo léo vận dụng quy luật thịnh suy thì không còn sợ hãi, thịnh suy mong manh như hạt sương trên đầu ngọn cỏ)(1). Trước khi nhập Niết bàn, Phật đã từng khuyên học trò phải dựa vào bản thân mình, lấy mình làm ngọn đèn, tự thắp đuốc lên mà đi. Nhìn lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông - nhà Phật học lỗi lạc đã khẳng định bản chất con người là thánh thiện, mỗi người nếu biết dụng tâm tu tập đều có thể làm cho Phật tánh hiển lộ, tức là thành Phật ngay giữa cuộc đời. Tuy đề cao trí tuệ thực nghiệm (sống, thực hành), nhưng đạo Phật không xem nhẹ trí tuệ học hỏi và trí tuệ tư duy, mà sách Phật thường gọi là văn tuệ (học hỏi mà biết) và tư tuệ (tư duy mà biết).
Việc Phật giáo luôn đề cao khả năng tư duy độc lập của con người, chính là nhằm hướng mỗi người biết tự chọn cho mình phương châm hành động đúng lẽ phải, phân biệt chính/tà, thiện/ác, biết cần phải làm gì trong cuộc sống vốn đầy biến động, xây dựng một xã hội an bình.
Có thể nói, trí tuệ của Phật giáo là khuyến khích chính sách, biết tự khai thác năng lực nội sinh của mình để nỗ lực vươn lên, xây dựng hướng đi cho bản thân trong hoạt động thực tiễn. Bởi, nếu không có lý trí, không có khả năng tư duy “tùy biến”, con người sẽ bất lực và dễ dàng gục ngã trước những tác động phức tạp, biến động của cuộc sống, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Phật giáo biện tâm và hướng nội giúp con người có được nội tâm yên bình, trong sáng để duy trì cuộc sống bình ổn, hòa đồng và có trách nhiệm trong xã hội hiện đại. Hướng nội là để cân bằng với hướng ngoại. Vì vậy, tâm lý học Phật giáo góp phần điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của con người hiện đại. Những xu thế hướng nội của Phật giáo Việt Nam còn có một cội rễ sâu xa: đúng/sai và chân lý không phải do khách quan đưa lại, mà là xuất phát từ bên trong mỗi người.

Hai là, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng.
Là một trong những hệ tư tưởng điển hình trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, tinh thần Phật giáo in đậm, tạo nên một sắc thái riêng trong các lĩnh vực văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa kinh doanh... Hầu hết các hoạt động phật sự đều xuất phát từ lợi ích dân tộc, Tổ quốc và cuộc sống nhân sinh. Lịch sử đã chứng minh, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào chấn hưng đất nước, an sinh, đấu tranh vì hòa bình thịnh vượng...
Thông qua những hoạt động mang tính xã hội, cùng với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn, hướng thiện, tăng cường kết nối tình đoàn kết giữa Đạo với Đời, giữa các tầng lớp nhân dân, góp phần giáo dục, phát huy tinh thần cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể theo truyền thống của người Việt.
Trong xã hội hiện đại, khi những xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi trên trên thế giới thì triết lý và thực hành mô hình cộng đồng sống hòa hợp, đoàn kết của Phật giáo Việt Nam được coi là điển hình, vì điều đó mong muốn và hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp, yêu thương, gắn bó, chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Lấy đạo đức, trí tuệ làm cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển nên Phật giáo là đạo của sự giác ngộ, giác ngộ để giải thoát khỏi tham lam, thù hận. Suy ra, nếu mỗi con người nhận thức đúng đắn (tức là giác ngộ) về tự nhiên và xã hội, hiểu rõ quan hệ của cá nhân trong cộng đồng và ảnh hưởng của xã hội tới cá nhân, thì sẽ có hành động và ứng xử đúng mực, hài hòa (giữa con người và tự nhiên, cá nhân và cộng đồng), biết sống hòa đồng và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau...

Ba là, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước.
Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, khi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo phát triển; cùng với nền độc lập, tự do của dân tộc, trong nhiều năm qua, Phật giáo đã tích cực góp phần cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống thông qua giáo dục tín đồ, phật tử phát huy truyền thống yêu nước, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đã chứng minh những đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc của Phật giáo. Qua nhiều triều đại phong kiến, nhiều vua/quan là Phật tử đã vận dụng những tinh hoa trong tư tưởng, triết lý của đạo Phật phục vụ cho công cuộc chấn hưng đất nước. Cùng với tinh thần tự chủ, độc lập, anh dũng của dân tộc, các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã khẳng định tinh thần gắn liền đạo pháp với dân tộc của Phật giáo. Tại lễ Phật Đản Vesak 2008 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu nhấn mạnh: “...Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay”. (2)
Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ XX của dân tộc, nhiều phật tử đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì lẽ phải, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Phật giáo đã góp phần đồng hành cùng dân tộc trong các cuộc trường chinh cứu nước, giữ nước; góp phần giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước trong mỗi tín đồ phật tử cũng như các thế hệ con dân nước Việt.

Bốn là, chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên nhiều góc độ, bình diện, trí tuệ Phật giáo đã thể hiện rất rõ tác dụng, trong việc góp phần cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn những chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác nhân đạo, từ thiện, hạn chế những tiêu cực, mặt trái trong xã hội hiện đại... Thể hiện qua hoạt động truyền bá và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống dân tộc với nhiều hình thức giáo dục đa dạng; khơi lên những giá trị tích cực trong văn hóa tâm linh; giác ngộ lòng từ bi, hướng thiện trong tâm hồn con người...
Mặc dù cũng còn những hạn chế nhất định trong phương châm hành động và triết lý duy tâm, nhưng Phật giáo đã và đang có những đóng góp quan trọng cùng với những tôn giáo khác vào quá trình phát triển của xã hội và đất nước. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang có những bước tiến mạnh mẽ vào quá trình hội nhập và phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; bên cạnh những kết quả tích cực, nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã và đang đưa đến nhiều hệ lụy, trong đó có những hệ lụy về mặt tinh thần.
Để thúc đẩy sự phát triển của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai thác, phát huy, xây dựng các nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển đất nước. Trong đó, có những chính sách đúng đắn về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng để việc giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước hiện nay.
Giáo lý của Đức Phật nhằm tạo ra sự ổn định trong mỗi gia đình và từ đó đưa đến sự ổn định và phát triển trong mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia ổn định, hạnh phúc sẽ tạo nên một thế giới hòa đồng, nhân ái, hòa bình, ổn định - là điều mà mọi người trong mọi xã hội, mọi thời đại đều mong muốn được thực hiện, được thụ hưởng. Trong đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo đã hòa nhập trong cộng đồng xã  hội, thành một bộ phận văn hóa tinh thần, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú. Các thiền sư Không Lộ, Tuệ Tĩnh, Vạn Hạnh hết lòng phò vua giúp nước, xây dựng xã tắc vững bền vì bách tính. Phật hoàng Trần Nhân Tông hai lần khoác chiến bào cùng toàn dân kháng chiến chống quân Nguyên, khi đất nước yên bình, Ngài nhường ngôi cho con và lên núi Yên Tử tu thiền trở thành Sư tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam.

(1), (2): Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Tôn giáo, H, 2014, tr.50.

Đỗ Nguyên Tuấn Anh

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

“GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG”

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội có nhiều chia sẻ hình ảnh của một nhóm học sinh, thanh thiếu niên... chụp ảnh chung với một nam thanh niên với số lượt tương tác (like, comment) rất lớn.

“GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG”

Trong những bức ảnh được đăng tải, chia sẻ cho thấy nam thanh niên được ví như một người nổi tiếng... Người dân cùng rất nhiều em học sinh, thanh thiếu niên; trong số đó thậm chí có người đã đứng tuổi xúm đông, phấn khích vây quanh để xin chụp ảnh cùng “idol” của mình. Thậm chí, trong một bức ảnh, nam thanh niên còn được các em học sinh bế lên cao với vẻ hào hứng.
Được biết, nam thanh niên tên là Ngô Bá Khá có biệt danh là Khá “bảnh”, là hiện tượng mạng xã hội, đang được sự quan tâm của giới trẻ; nổi tiếng vì tính cách “nổi loạn” với các video clip nhảy múa, lắc lư trên nền nhạc sàn trong quán bar đầy khói thuốc!
Sơ lược về nhân thân thì nam thanh niên này chả có thành tích gì nổi trội ngoài việc… tù tội! Đầu năm 2011, Khá bị bắt vào trại giáo dưỡng (Bộ Công an), nơi dành cho thanh niên phạm tội khi chưa đủ tuổi vị thành niên vì tội đánh người và cố ý gây thương tích (2 năm). Ngoài lần này thì Khá phải đi tù vài lần nữa nhưng thời gian không nhiều với các hành vi như hành hung, đánh người gây thương tích, đòi nợ thuê... Đặc biệt, ngày 24/9/2017 Khá ra tù, được đông đảo anh em đến đón... Và lần gần đây nhất, ngày 09/3/2019, trên MXH xuất hiện một bức ảnh có mặt của Khá chụp cùng một đám thanh niên đứng hàng ngang, đáng nói hơn địa điểm trong bức ảnh chính là cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Như vậy, đây là một người mà chúng ta nên thần tượng hay không thì mọi người chắc cũng đã hiểu!

“GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG”
Chụp ảnh trên cao tốc và cái kết: nộp phạt!
Trong xã hội có rất nhiều người làm điều hay, việc tốt, bao điều hay lẽ phải tại sao các bạn trẻ không học? Mà lại đi hào hứng, tung hô một con người vào tù ra tội, nhiều chiến tích “tiêu cực” như thế? Các bạn có biết việc tung hô, a dua, bắt chước những trào lưu không lành mạnh như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào không? Nó sẽ gián tiếp làm thay đổi tính cách cũng như lối sống của mình đấy. Nó sẽ thấm dần, thấm dần vào tư tưởng chúng ta và cái kết cuối cùng là chúng ta sẽ có những hành động không được đẹp, làm tăng tính bạo lực, khiến chúng ta sẽ có lối sống ăn chơi, buông thả, chạy theo xu hướng bởi bia bọt, bóng cười... Và nặng hơn sẽ dẫn đến các cuộc chiến, xung đột, gây rối mất an ninh trật tự, gia tăng tệ nạn xã hội... (như vụ ca sỹ Châu Việt Cường - vì chơi ma túy đá gây chết người và phải đi tù - là một bài học mà chúng ta lấy làm gương để tránh né!).
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang thực hiện sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển để có thể đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Là tuổi trẻ - chúng ta phải cố gắng ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, vượt qua các cạm bẫy tiêu cực, không a dua, bắt chước những thói hư tật xấu... như vậy mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội, cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc, xứng đáng là con Lạc cháu Hồng, góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa, bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam!
Tóm lại, với bất kỳ ai có những việc làm tốt, là tấm gương sáng, thể hiện được đạo đức, văn hóa của người Việt Nam thì chúng ta mới nên học hỏi, làm theo tiếp đó là biểu dương, tuyên truyền và nhân rộng!
Tương lai của bạn ảnh hưởng rất nhiều từ ngày hôm nay! Hãy học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp! Tuổi trẻ hôm nay, thế giới ngày mai!

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

VỀ VỤ QUẤY RỐI NỮ SINH TRONG THANG MÁY

Hiện trên không gian mạng đang xôn xao về vụ kẻ quấy rối tình dục trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng và được cho là quá nhẹ, không đủ sức răn đe đối tượng, và ám chỉ Công an Hà Nội bao che hành vi của đối tượng. Có một số facebook còn nói rằng nộp trước tiền phạt 2.000.000 đồng để tiếp tục thực hiện hành vi nêu trên(!?). Cá biệt, có tờ báo giật hẳn tít dẫn lời đại biểu quốc hội Phạm Thị Minh Hiền cho rằng “Phạt 200.000 đồng kẻ quấy rối nữ sinh trong thang máy: cái nhếch mép vào sự ngay thẳng của cơ quan công quyền”???…

VỀ VỤ QUẤY RỐI NỮ SINH TRONG THANG MÁY


Vậy theo các anh chị phạt như thế nào mới đủ sức răn đe? Truy tố đối tượng hay phạt nặng đối tượng như thế nào với hành vi nêu trên?
Có thể nói, hành vi quấy rối trong thang máy của tên biến thái này rất đáng phê phán, nhưng theo luật pháp hiện hành, hành vi này được quy định trong khung hình phạt hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo quy định tại khoản 1, điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội). Luật quy định là như thế, nếu Công an phạt cao hơn, luật không cho phép. Còn nếu phạt theo sự phẫn nộ của các anh chị thì có thể anh Công an bị cho ra khỏi ngành! Nếu các anh, chị được giao xử lý vụ việc này, các anh chị sẽ làm gì? Đặt câu hỏi để các anh, chị tự trả lời.
Tất cả mọi người đều phải tuân thủ và bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật. Nếu luật đã ban hành nhưng chưa phù hợp, thì luật sẽ được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, vụ việc nêu trên, các cơ quan chức năng đã thực hiện đúng pháp luật hiện hành, không thực hiện theo cảm tính hay bênh vực kẻ biến thái đã nêu ở trên như một số đối tượng lợi dụng vụ việc này nhằm mục đích để nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc…!
                                           Thảo Nhiên

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng một loạt cán bộ khác bị khởi tố do các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN

Ngày 18/3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, để điều tra các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có mặt tại nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn tại đường Hoàng Kế Viêm, phường Mỹ An, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.
Ông Hồ Sĩ Hoàng, tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Mỹ An, cho biết ông được công an mời đến chứng kiến khám xét nhà ông Tuấn.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (61 tuổi, kiến trúc sư, quê quán Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) nguyên là Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Trước khi làm Phó Chủ tịch thành phố, ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ: Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; Phó Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Khi đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Tuấn phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: quản lý đô thị; quản lý đất đai; quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường các dự án đầu tư và công trình xây dựng trên địa bàn (không phân biệt nguồn vốn đầu tư); tài nguyên - môi trường; giao thông vận tải…
Ông Tuấn có quyết định nghỉ hưu từ ngày 01/01/2019, tuy nhiên do có nguyện vọng cá nhân, ông xin được nghỉ hưu sớm tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 19/12/2018.
Được biết ngày hôm nay, Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố nhiều bị can khác, trong đó có ông Nguyễn Đình Thống, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất TP Đà Nẵng.
Ông Thống đã từng bị Ủy ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra, trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, ông Nguyễn Đình Thống đã ký hợp đồng giao đất có thu tiền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Sai phạm của ông Thống liên quan đến vụ bán Sân vận động Chi Lăng (diện tích hơn 6ha ở khu đất bốn mặt tiền giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng gồm đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự, Hùng Vương và một số sai phạm khác.
Năm 2010, Đà Nẵng giao đất sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh xây khu phức hợp, thương mại. Tuy nhiên đến nay dự án đang bị “treo”, các cầu thủ đã được chuyển sang thi đấu tại Sân vận động mới Hòa Xuân.
Ông Thống cùng một số bị can khác bị khởi tố hôm nay đều được áp dụng biện pháp cho tại ngoại.
Liên quan đến sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, trong năm 2018 có nhiều nguyên lãnh đạo thành phố này bị khởi tố.
Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can hai nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (bị bắt tạm giam) và ông Văn Hữu Chiến do các vi phạm về quản lý đất đai.
Thực tế, từ năm 2007 đến nay, rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng được bán, giao đất cho nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có dấu hiệu vi phạm khi không thực hiện đúng Luật đất đai.
Vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND TP).
Các cơ quan, cá nhân tham mưu có vai trò của ông Nguyễn Điểu (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường), Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng)...
Cơ quan điều tra cũng khởi tố các ông Trần Văn Toán (sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng) và Lê Cảnh Dương (sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng).

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”

Ngày 15-3, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Ksor Ruk (SN 1975, trú tại buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) 10 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.

 Trước đó, năm 2007, Ksor Ruk từng bị Toà án nhân dân tỉnh kết án 6 năm tù cũng về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Đến năm 2011, đối tượng này đã chấp hành xong hình phạt tù và trở về địa phương sinh sống. Tuy nhiên, đến tháng 7-2016, y vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại khi cấu kết cùng người chú là Ksor Phom cũng từng bị kết án 7 năm về tội “Phá rối an ninh”, đã phục hồi “Tin lành Đê-ga” khu vực Lệ Bắc, huyện Krông Pa. Ksor Ruk đã đi tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia nhóm họp để bầu ra Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” ở khu vực này cùng các chức danh chấp sự trưởng, chấp sự phó, thư ký, thủ quỹ…
Đồng thời nhóm này đã bầu ra Ban chấp sự ở 9 buôn với mục đích kêu gọi những người trước đây đã từng tham gia “Tin lành Đê-ga” tái nhóm họp, cầu nguyện, nhằm tập hợp lực lượng khi có điều kiện sẽ đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống. Tuy nhiên hoạt động này của Ksor Ruk đã sớm bị phát hiện từ tháng 10-2016, lực lượng Công an đã đưa các đối tượng ra kiểm điểm, giáo dục nên đã chấm dứt hoạt động.
Đến tháng 10-2017, Nay Phoan - con của Ksor Phom là đối tượng FULRO sống lưu vong ở Mỹ đã điện thoại và chỉ đạo cho Ksor Ruk tiếp tục hoạt động phục hồi tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” trên địa bàn huyện Krông Pa và huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên); khôi phục lại Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” huyện Krông Pa như năm 2016 và thành lập Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” từ cấp huyện đến cấp xã và cấp buôn. Đồng thời, tìm cách liên lạc với các đối tượng trước đây tham gia “Tin lành Đê-ga” nay đã hết hạn tù về, động viên họ tiếp tục tham gia hoạt động trong tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” như trước đây, tiếp tục tin tưởng vào sự thành công của “Nhà nước Đê-ga” và thu thập số điện thoại của các đối tượng này cung cấp cho Nay Phoan.

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”
Đối tượng Ksor Ruk tại phiên toà.
 Nay Phoan giao nhiệm vụ cho Ksor Ruk, trực tiếp đến gặp những người đứng đầu “Tin lành Đê-ga” các buôn đã bầu năm 2016 để tuyên truyền, giao nhiệm vụ cho họ giữ lại chức vụ cũ; tuyên truyền, vận động, lôi kéo, nhiều người tham gia nếu có điều kiện thuận lợi thì cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lại đất đai của người Jrai, đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”.
Để tránh sự phát hiện của Công an, Nay Phoan yêu cầu Ksor Ruk sử dụng facebook để liên lạc. Ksor Ruk không biết sử dụng mạng xã hội facebook nên đã nhờ một đối tượng là Nay Bông sử dụng facebook của Nay Bông có tên là “Sít Tơi Lơi” liên lạc qua facebook của Nay Phoan có tên là “Tơi Lơi Pogop” để nhận sự chỉ đạo của Nay Phoan vào các sáng chủ nhật hàng tuần. Ngoài ra, Nay Phoan còn tuyên truyền cho Ksor Ruk và Nay Bông ở nước Mỹ đã có Nhà thờ “Tin lành Đê-ga”, có “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống.
Theo sự chỉ đạo của Nay Phoan, từ tháng 10-2017 đến tháng 9-2018, tại huyện Krông Pa, Ksor Ruk đã tái phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” cấp huyện và phân công nhiệm vụ cho 10 người phụ trách “Tin lành Đê-ga” tại 10 buôn/7 xã; thành lập bộ khung Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại buôn Toát và buôn Nu A xã Ia Rsươm với tổng số 18 người tham gia. Tại huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) Ksor Ruk đã phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại 1 buôn/1 xã với 5 người tham gia. Đồng thời, Ksor Ruk còn tuyên truyền cho 3 người tại huyện Ia Pa không được từ bỏ “Tin lành Đê-ga” và cung cấp số điện thoại của 4 đối tượng theo “Tin lành Đê-ga” đã chấp hành xong án phạt tù cho Nay Phoan để Nay Phoan trực tiếp liên lạc với họ, nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga”.
Với những hành vi trên, ngày 30-10-2018, Ksor Ruk đã bị lực lượng Công an bắt giữ. Với các đối tượng khác đã thành khẩn khai báo, nhận thức được việc làm sai trái và cam kết không tái phạm, lực lượng Công an đã ban giao cho địa phương theo dõi, quản lý giáo dục đồng thời đưa ra kiểm điểm trước nhân dân. Riêng đối tượng Nay Phoan, Cơ quan An ninh Điều tra đã ra quyết định truy nã và quyết định tách vụ án để tiếp tục điều tra về hành vi phạm tội của y.