KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NỮ BIỆT ĐỘNG "THÉP" 8 LẦN GẶP BÁC HỒ.!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NỮ BIỆT ĐỘNG "THÉP" 8 LẦN GẶP BÁC HỒ.!. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

NỮ BIỆT ĐỘNG "THÉP" 8 LẦN GẶP BÁC HỒ.!

Trần Thị Kim Cúc sinh năm 1936, tại vùng quê nghèo xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Bà làm giao liên cho huyện ủy Hòa Vang từ năm 14 tuổi. Năm 1961, bà được tổ chức phân công làm đội trưởng đội công tác đặc biệt, có nhiệm vụ thăm dò tình hình địch, đưa thông tin liên lạc cho cách mạng. 4 năm sau, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dũng cảm, mưu trí, gan dạ, bà đã tham gia nhiều trận đánh “tìm Mỹ mà diệt” làm nức lòng đồng bào và chiến sĩ. Nhiều lần bị địch bắt, tra tấn cực kỳ tàn độc nhưng bà vẫn kiên cường giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ra tù, được tổ chức bí mật đưa ra Bắc chữa bệnh, bà vinh dự 8 lần được gặp Bác Hồ.

Bà Cúc bồi hồi nhớ lại: “Một buổi chiều giữa năm 1966, tôi và chị Mười quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang nằm điều trị chung một phòng ở Bệnh viện Việt - Xô, được thông báo sắp có người trong Phủ Chủ tịch đến thăm. Tối đó, một chiếc ô tô con đỗ trước hiên Khoa A1. Một ông già dáng dong dỏng, râu tóc bạc, nét mặt đôn hậu, mặc bộ bà ba màu nâu sẫm, chân đi dép cao su và một người trẻ tuổi hơn (về sau tôi mới biết là chú Vũ Kỳ, thư ký của Bác), nhanh nhẹn đi về phía buồng bệnh. Tôi hồi hộp nói với chị Mười: “Đúng là Bác rồi, chị ơi!”. Chúng tôi định chạy ra, thấy thế Bác liền vẫy tay, bảo: “Hai cháu đừng chạy, ngã đấy!” rồi đưa hai tay đỡ chúng tôi. Tôi ôm lấy Bác mà nước mắt cứ trào ra. Ước mơ cháy bỏng ấp ủ bấy lâu, bây giờ đã thành hiện thực!
Chú Trịnh Kim Ảnh, Giám đốc Bệnh viện thưa với Bác: “Cô Cúc ngoài các vết thương trong người còn có 2 vết thương rất nặng: Vết thương ở đầu do bọn địch đóng đinh vào gây chấn thương não, để lại di chứng động kinh kéo dài. Vết thương thứ 2 ở cửa mình vẫn ra máu do mảnh vụn đèn neon địch tra tấn”. Nghe vậy, mắt Bác ngấn lệ. Người đưa tay sờ lên vết thương trên đầu tôi, lo lắng hỏi: “Đau thế, đêm cháu ngủ có được không? Cháu ăn có biết ngon miệng không?” Tôi liền thưa: “Dạ thưa Bác! con ăn và ngủ cũng được ít”. Bác đưa tay vẫy anh Bình, Chủ nhiệm khoa A1 lại gần, căn dặn: “Chú phải theo dõi cả việc ăn uống của các cháu, nhắc nhà bếp phải thường xuyên đổi món và chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị. Ở miền trong thường thích món cá nấu chua lắm!”.
Sau lần đó, tôi và chị Mười còn nhiều lần được đón vào Phủ Chủ tịch cùng ăn cơm với Bác và chú Tô (tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi sâu nặng, ấp áp như tình thương của người cha vậy. Biết bệnh của chúng tôi không thuyên giảm, Bác quyết định đưa sang Trung Quốc chữa trị và động viên 2 chị em cố gắng học tiếng nước bạn, để nếu có nhà báo đến thì kể cho họ nghe về tội ác của đế quốc Mỹ và ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào ta. Khắc ghi lời Bác, tôi vừa chiến đấu với bệnh tật vừa nỗ lực học hỏi, luyện cách giao tiếp bằng tiếng Trung.
Sau gần 2 năm, các vết thương được chữa lành, trở về Hà Nội, tôi được Bác cho xe đón vào Phủ Chủ tịch. Đó là buổi chiều 30 tết Mậu Thân 1968, tiết trời se lạnh, Bác bảo chú Vũ Kỳ đưa ra một cái khăn và chiếc mũ ấm bảo tôi mang vào kẻo lạnh (Chiếc khăn này tôi đã tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5). Rồi Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe, và bất ngờ hỏi bằng tiếng Trung: “Cháu đã học được tiếng nước bạn đến đâu rồi? Bác hỏi một câu, cháu trả lời Bác nghe thử”. Tôi lúng túng thưa với Bác cũng bằng tiếng Trung, Bác khen và dặn: “Có chí, ở hoàn cảnh nào học cũng được, cháu ạ!”. Tôi trình bày nguyện vọng muốn được trở về miền Nam đánh giặc, mắt Bác rưng rưng. Bác bảo hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, vì người còn yếu thế chưa về được đâu”.
Sau đó, Trần Thị Kim Cúc học văn hoá tại Trường phổ thông lao động Trung ương, đầu năm 1969, được Đài Tiếng nói Việt Nam nêu gương về thành tích học tập. Bà kể: “Nhận được tin ấy, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đến trường đón tôi. Bác ôm chầm lấy tôi như một người cha đón đứa con sau bao ngày xa cách. Tình cảm của Bác vẫn nồng ấm, nhưng cử chỉ và giọng nói đã yếu đi nhiều. Bác dặn chú Tô bằng giọng khàn khàn: “Sau này, tôi có mệnh hệ gì, không chăm lo được cho cháu Trần Thị Cúc và cháu Trần Thị Lý (Anh hùng LLVTND, quê Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) thì nhờ chú thay tôi chăm lo cho hai cháu đến nơi đến chốn”.
Đến chiều, chú Vũ Kỳ đưa tôi trở lại trường, Bác lấy tay xoa nhẹ lên đầu tôi và bảo: “Cháu về trường, nhớ giữ gìn sức khỏe, Bác gửi lời thăm thầy cô, bạn bè của cháu!”. Nghe thế, tôi cắn môi lại cố không để bật ra tiếng khóc, lòng thầm ao ước: “Cầu mong Bác mạnh khỏe, bình an”. Nào ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp Bác. Ngày 2-9 năm ấy Bác đã đi xa mãi mãi”.
Sau này, bà Cúc thi đỗ vào Khoa Hóa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ tư thì vết thương tái phát, đôi mắt không nhìn được, phải sang chữa trị tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Mãi đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà mới được trở về quê hương. Các con của bà đều đã trưởng thành, trong đó 2 người con trai đang công tác trong quân đội. Bà bảo: “Tôi thường kể cho các con nghe kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ. Đó chính là hành trang để các cháu trọn đời vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn”./.