KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn East Sea. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn East Sea. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

Vừa rồi có cái hội thảo về Biển Đông tổ chức ở Đà Nẵng, trên backdrop có chữ "South China Sea" gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người dè bỉu và chửi rủa xa xả không tiếc lời, đến mức không tiện nhắc lại. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà trí thức lên tiếng về vấn đề này.
Nhưng nôm na lại thì:
ẤN ĐỘ DƯƠNG KHÔNG PHẢI CỦA ẤN ĐỘ
VỊNH THÁI LAN KHÔNG PHẢI CỦA THÁI LAN
THÁI BÌNH DƯƠNG CŨNG KHÔNG PHẢI CỦA TỈNH THÁI BÌNH.
Và, SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

SOUTH CHINA SEA KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC

Thực ra thì cụm từ “South China Sea” là tên tiếng Anh QUỐC TẾ của vùng biển bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000km2, hai hướng Đông và Tây tiếp giáp với Philippines và Việt Nam. Các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường là về vị trí địa lý so với  đất nước họ. Việt Nam gọi bằng tên Biển Đông, Philippines gọi là biển Tây Philippines.
Và “South China Sea”“biển Nam Trung Hoa” không phải của Trung Quốc, đấy là điều chắc chắn. Tên đại dương (ocean), tên biển (sea), tên vịnh (gulf) chỉ là cái tên gọi mà người ta đặt để gọi và để dễ tra cứu, nó không liên quan đến chủ quyền hay quyền tài phán.
Cách đây 500 năm (vào thế kỷ 16), các thủy thủ Bồ Đào Nha, những người đầu tiên của thế giới có hạm đội tàu vượt đại dương gọi nó là Biển Trung Hoa (Mare da China), bởi thời ấy Trung Quốc là quốc gia rộng lớn nhất, phát triển nhất trong khu vực và đấy là tuyến đường từ châu Âu và Nam Á đến Trung Quốc để giao thương buôn bán, đặc biệt là tơ lụa. Những năm sau đó người ta đổi tên thành South China Sea để phân biệt với vùng biển phía đông Trung Quốc cũng có tên là China Sea.
Cũng theo cách đặt tên như vậy, Ấn Độ Dương (India Ocean) không phải của Ấn Độ, nó là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi; hay biển Nhật Bản (Japan Sea) không phải của Nhật Bản, nó bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản; hay Arabian Sea không phải của các nước Arabia, nó bao quanh bởi Ấn Độ, Pakistan, Somalia, Iran, Oman và Yemen; hay biển Timor (Timor Sea) không phải của Timor Leste, nó được bao quanh bởi Úc và Timor Leste; hay Vịnh Mexico (Gulf of Mexico) không phải của Mexico, nó được bao quanh bởi Mỹ, Cu Ba và Mexico; hay Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) không phải của Thái Lan, nó được bao quanh bởi Malaysia, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Cái tên South China Sea đã tồn tại gần 500 năm nay, là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh cho biển, trong tiếng Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nó được dùng các từ có ý nghĩa tương đương trên bản đồ thế giới: Người Pháp gọi là “Mer de Chine méridionale” (các bản đồ thế giới thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), người Đức gọi là “Südchinesisches Meer” (bản đồ thế giới 1890). Ở khu vực châu Á, người Thái Lan gọi là “Thale Chin Tai”, người Malay và Indonesia gọi là “Laut Cina Selatan”, người Nhật gọi là “Minami Shina Kai”.
Cái tên South China Sea chỉ bắt đầu có vấn đề khi Trung Quốc leo thang tranh chấp quần đảo Trường Sa năm 2011 bằng việc bồi đắp quy mô lớn các đảo chìm, Philippines bắt đầu sử dụng tên “West Philippine Sea (biển Tây Philippines), một số học giả, sử gia đề xuất đổi tên biển thành "biển Đông Nam Á" ("Southeast Asia Sea") hay biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea).
Việt Nam chúng ta đã dùng tên gọi Biển Đông (East Sea) từ rất lâu, ít nhất là từ thời cụ Nguyễn Trãi (trong Bình Ngô đại cáo), sau này cụ Phan Huy Chú (1782 - 1840) cũng ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí.
     Vì vậy dù Trung Quốc hay thế giới có gọi là East Sea hay South China Sea thì Biển Đông không bao giờ, chưa bao giờ là của Trung Quốc./.