KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn cách mạng sắc màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách mạng sắc màu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG LỢI DỤNG TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ.

Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng một số “tổ chức xã hội dân sự” chống phá Việt Nam tập trung vào các hướng sau đây:
- Thực hiện xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam;
- Tác động chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng;
- Tập hợp lực lượng, sử dụng bạo động dân sự, bạo lực quần chúng để thay đổi chế độ như chúng đã thực hiện thành công, từ “phong trào công đoàn đoàn kết” ở Ba Lan những năm 1989 - 1990 cho đến các cuộc “Cách mạng sắc màu” ở Trung Đông và Bắc Phi thời gian qua.

THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG LỢI DỤNG TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ.

Phương châm thực hiện của chúng là “3 tại chỗ”:
+ Mâu thuẫn tại chỗ
+ Nguồn lực tại chỗ
+ Giải quyết tại chỗ
Những thủ đoạn chính của các thế lực thù địch, phản động:
Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá xã hội dân sự vào xã hội Việt Nam. Tác động gây sức ép để Việt Nam công nhận vai trò, hoạt động của xã hội dân sự và “tổ chức xã hội dân sự” ở Việt Nam. Triệt để khai thác tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập, lợi ích của tổ chức và các thành viên để tập hợp lực lượng, đặc biệt là các đối tượng bất đồng hoặc đa nguyên về tư tưởng, chính kiến.
Thứ hai, tuyệt đối hóa, tối đa hóa tính độc lập của các “tổ chức xã hội dân sự” để thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hình thành các lực lượng đối lập, tổ chức chính trị đối lập. Từng bước hướng lái hoạt động của các “tổ chức xã hội dân sự” (đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành) vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị.
Một số “tổ chức xã hội dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt. Những người sáng lập không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thay vì đặt mục tiêu hoạt động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ đã hướng lái tổ chức phục vụ cho lợi ích của một số tầng lớp, một nhóm người, đối lập với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Vì vậy, họ luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng. “Tổ chức xã hội dân sự” của họ chỉ là vỏ bọc, thực chất đó là những tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động là động cơ và mục đích chính trị. Về lâu dài, đây sẽ là mặt trận đấu tranh giai cấp trên mọi phương diện: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế.
Thứ ba, tối đa hóa vai trò tham gia quản lý nhà nước của các “tổ chức xã hội dân sự”, đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện xã hội” của các “tổ chức xã hội dân sự” để làm suy giảm niềm tin của nhân dân, khuyếch tán, gia tăng bức xúc trong xã hội. Từ đó, chúng đẩy mạnh từ “phản biện xã hội” lên “phản ứng”, đến “phản đối”, rồi chuyển thành “phản kháng”, chống lại mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đây cũng là thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch, phản động, dưới danh nghĩa ủng hộ quan điểm mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm bảo quyền con người để tuyên truyền, vận động có thêm lực lượng, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ tham gia, từng bước hình thành các “phong trào”, “mặt trận” dân chủ, trở thành lực lượng đối trọng, đối lập với Đảng và Nhà nước ta trong tương lai. Họ triệt để lợi dụng những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương, chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự để phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm cho Đảng ta trong các vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo… Một số tổ chức thông qua hoạt động nghiên cứu, phản biện, tư vấn để truyền bá quan điểm, tư tưởng sai trái, phê phán đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, yêu cầu Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo.
Thứ tư, thúc đẩy xã hội dân sự hình thành ở Việt Nam và sử dụng các “tổ chức xã hội dân sự” từng bước tác động, chuyển hóa/thay đổi chế độ ở Việt Nam. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để hướng lái “tổ chức xã hội dân sự” vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của phương Tây. Chúng tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền; phụ họa và tiếp tay cho các thế lực bên ngoài chống phá Việt Nam. Một số người công khai viết, tán phát tài liệu, sách, sử dụng các trang mạng truyền bá những quan điểm, tư tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước. Nhiều bài viết, tài liệu công khai cổ vũ, đề cao mô hình “xã hội dân sự” kiểu phương Tây và yêu cầu, hô hào, tác động áp dụng mô hình này vào xã hội Việt Nam để mở rộng diễn đàn dân chủ, phát huy đa nguyên… Các thế lực thù địch còn tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động móc nối, tác động chuyển hóa các tổ chức xã hội đích thực ở Việt Nam, nhất là các hội, các tổ chức phi chính phủ, trở thành các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu phương Tây, làm mất dần bản chất đích thực, vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội hiện nay. Từ đó sẽ trực tiếp chi phối, khích lệ các hoạt động chống đối chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở nước ta.
Thứ năm, hỗ trợ các “tổ chức xã hội dân sự” hoạt động và nâng cao năng lực hoạt động. Các thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn, tài trợ cho những đối tượng “bất đồng chính kiến” trong nước, những người bất mãn trong một bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư… hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “tổ chức xã hội dân sự” đối lập theo mô hình của phương Tây, các nước Đông Âu và Liên Xô trước khi sụp đổ, tan rã.
Chúng phát tán tài liệu, phổ biến kinh nghiệm biểu tình, lật đổ, tiến hành “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu”, để cổ vũ, bồi dưỡng năng lực hoạt động cho lãnh đạo của các “tổ chức xã hội dân sự”.