KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

"SỐNG CHẬM" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Các cơ quan chức năng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Viết Trung (28 tuổi, trú tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và 5 bị can khác về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo kết quả điều tra, với thủ đoạn lập các trang fanpage giả danh Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để quảng cáo chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp rồi mời chào bán các loại thuốc “độc quyền” của hai bệnh viện này, chỉ trong thời gian từ tháng 6-2022 đến nay, Phạm Viết Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền gần 50 tỷ đồng của hơn 7.000 người bị hại trên toàn quốc.


Nhiều người không khỏi giật mình trước khoản tiền lừa đảo “khủng” cũng như số lượng nạn nhân của nhóm đối tượng trên lên đến hàng nghìn người chỉ trong vòng hơn một năm. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng xảy ra thời gian qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho không ít người. Điều này càng cho thấy không gian mạng đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ của bọn tội phạm.
Vì sao vậy?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng này, như thủ đoạn của các đối tượng tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; internet nói chung, mạng xã hội nói riêng là một môi trường đặc thù, không nhiều người nắm chắc, hiểu sâu về kỹ thuật, về cách thức hoạt động nên dễ bị lừa đảo... Cùng với đó, không thể không nói đến ý thức cảnh giác, “kỹ năng sống” của một bộ phận người dân còn hạn chế. Một cán bộ của Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, ngay sau khi phát hiện các trang fanpage giả mạo để lừa đảo bán thuốc, Bệnh viện đã kịp thời báo cáo cơ quan chức năng, liên hệ với nhiều cơ quan báo chí để đăng, phát bài cảnh báo, đồng thời đăng tải thông tin cảnh báo trên trang web cũng như fanpage chính thức của Bệnh viện. Tuy nhiên, dường như các nạn nhân vẫn không biết thông tin do không chủ động xác minh bằng cách truy cập vào các trang web chính thống. Không tiếp cận được thông tin cảnh báo, cộng với sự nhẹ dạ cả tin nên nhiều người đã dễ dàng bị lừa. Theo cán bộ này, chỉ cần một thao tác đơn giản là truy cập vào trang web của Bệnh viện để tìm hiểu thông tin thì có lẽ hàng nghìn người đã không trở thành nạn nhân của bọn tội phạm.
Trong bối cảnh công nghệ, internet, mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, các giải pháp về mặt kỹ thuật, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn hành vi vi phạm, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng của các cơ quan chức năng mặc dù quyết liệt nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thì sự tỉnh táo, cảnh giác, kỹ năng xử trí tình huống của người dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước những thông tin liên quan trên không gian mạng, mỗi người cần “sống chậm” hơn để có thể phân tích, xác minh tính chính xác bằng các biện pháp phù hợp, trong đó có việc tìm đến những nguồn tin, những trang web chính thống...
PHƯƠNG HIỀN

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

“CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU CƠ QUAN, TỔ CHỨC” LÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT RÕ RÀNG, ĐỪNG “LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN”!!!

Ngày 20/9/2023 lực lượng chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Chiếm đoạt tài liệu của cơ quan, tổ chức” của Ngô Thị Tố Nhiên, (SN 1974, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam) thì các trung tâm phá hoại tư tưởng như RFA, VOA, BBC cũng như các tổ chức phi chính phủ giả hiệu đã đưa tin xuyên tạc, vu cáo cho Việt Nam bắt giam nhà “hoạt động môi trường”. Trước đó, theo điều tra, đối tượng Nhiên đã móc nối, cấu kết, ký kết hợp đồng và được trả tiền với 02 đối tượng có chức vụ đang công tác ở EVN là Dương Đức Việt và Lê Quốc Anh để thu thập thông tin, tài liệu; trong khi các thông tin, tài liệu được mua – bán chứa thông tin, tài liệu mang tính chất nội bộ, thông tin chứa BMNN và chưa được công bố công khai. Hành vi vi phạm pháp luật trên là rõ ràng và không có gì để bàn cãi và phải bị xử lý nghiêm.

Thế nhưng, như mang tính quy luật, khi Tố Nhiên bị bắt, với chiêu bài “bình cũ rượu mới”, được sự thao túng, “hà hơi tiếp sức” bằng tiền và phương tiện kỹ thuật của một số chính phủ nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam, các cơ quan truyền thông phản động như RFA, BBC, VOA hay trang tin của các tổ chức phản động lưu vong như Thoibao.de, Việt Tân… đã sử dụng ngòi bút “đen” nhem nhúa của mình để làm công cụ tuyên truyền, xuyên tạc vụ việc nhằm can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta.


Trước đó, dưới cái vỏ bọc rất “cao cả”, hết sức vì cộng đồng song bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, kín kẽ, nhiều đối tượng đã thiết lập nhiều “Trung tâm”, “Viện nghiên cứu”, “Công ty TNHH…” về môi trường và sử dụng các “bình phong” này để để luồn lách, trục lợi cho cá nhân, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước bằng hành vi trốn nộp thuế của các cá nhân, pháp nhân. Nổi lên thời gian qua, các đối tượng đã lần lượt sa lưới pháp luật và chịu bản án nghiêm minh của pháp luật như Hoàng Thị Minh Hồng, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng Dương, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách…
Thế nhưng, khi các đối tượng lần lượt tra tay vào còng thì lại được các “đài rè” ở Mẽo và phương Tây gắn danh xưng “nhà hoạt động vì môi trường”!?. Có lẽ vì các đối tượng từng hoạt động trên lĩnh vực môi trường hoặc đã, đang tham gia, núp bóng vào các hội “yêu cá”, “thương cây”, “tích cực lên tiếng” chống đối khi chính quyền tổ chức triển khai các dự án liên quan đến thủy điện, năng lượng tái tạo, cải tạo cây xanh… !?,. Đừng “lập lờ đánh lận con đen”!!!


Do đó, luận điệu xuyên tạc, vụ cáo chính quyền Việt Nam “ đàn áp” các nhà hoạt động vì môi trường là thiếu khách quan, phi lý, vô căn cứ, xuyên tạc và xâm phạm nghiêm trọng vào nội bộ của Việt Nam. Những hành vi lặp lại mang tính quy luật của cơ quan truyền thông thù địch thật là lố bịch và kệch cỡm, cần phải tiếp tục lên án gay gắt và mạnh mẽ ở mọi phương diện. Bởi, mọi công dân Việt Nam phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được điều tra, xử lý nghiêm minh.
ĐC

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

CỞI CHIẾN BÀO MẶC ÁO CÀ SA

Trong hình là trung tá Đinh Hữu Thuần, nguyên đại đội trưởng, đại đội Rađa 45, trung đoàn 291 khi tham gia phỏng vấn trong chương trình phóng sự “12 ngày đêm: làn ranh lịch sử”. Trung tá Đinh Hữu Thuần và đơn vị của ông đã có những đóng góp công lớn vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Trong hình, Trung tá Đinh Hữu Thuần là một vị chân tu hiền lành, uyên thâm Phật pháp nhưng trong 12 ngày đếm năm 1972, ông cùng đơn vị đã bám sóng, lọc nhiễu để nhận diện được 151/165 lần tốp B-52 của toàn bình chủng phòng không lúc bấy giờ. Qua đó, giúp các lực lượng phòng không, không quân chủ động đón chặn các tốp máy bay địch, nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trung đoàn 291 đã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang còn riêng đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng hai.
Đất nước hoà bình, con người lại được trở lại cuộc sống bình dị, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ, hoài bão của mình. Nếu khi toàn quốc kháng chiến năm 1946 nổ ra, 27 nhà sư Chùa Cổ Lễ - Nam Định “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” thì khi đất nước hoà bình, đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần đã “Cởi chiến bào mặc áo cà sa”.
Hay nói như giới trẻ ngày nay rằng “Khi bạn đam mê Phật pháp mà kẻ thù lại buộc mình cầm súng, đứng lên”.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

VŨ THƯ HIÊN ĐƯỢC TRỞ VỀ VỚI NƠI CHÔN RAU CẮT RỐN

Những ngày gần đây cộng đồng mạng chia sẻ về việc Vũ Thư Hiên, một kẻ chống phá sống lưu vong nơi xứ người đã được trở về với quê hương đất mẹ, nơi chôn rau cắt rốn của mình, để thấy được sự phát triển của đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chỉ được biết qua thông tin từ báo đài thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việc Vũ Thư Hiên trở về Việt Nam đã thêm một lần nữa minh chứng cho chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cũng là một bài học cho những kẻ đã từng quay lưng lại với dòng chảy của lịch sử dân tộc, quay lưng lại với lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Vũ Thư Hiên, người gốc Nam Định, sinh năm 1933 tại Hà Nội, trong một gia đình cha mẹ đều là thành viên của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Vũ Thư Hiên từng được Đảng, Nhà nước Việt Nam cho đi đào tạo tại trường điện ảnh Liên Xô, chuyên về biên kịch. Về nước trong khi cả nước đang sục sôi lao vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng gian khổ, ác liệt để giành độc lập tự do cho Tổ quốc thì Vũ Thư Hiên thay vì làm phim để đền đáp công ơn của nhân dân đã trở mặt chống phá chế độ nên đã bị tù từ năm 1967 đến 1979 liên quan đến vụ án xét lại chống Đảng.
Năm 1993 nhân chuyến công tác tại Nga, Vũ Thư Hiên đã trốn ở lại và bắt đầu hoạt động “trở cờ” của mình. Với sự bất mãn, hận thù đối với chế độ, Vũ Thư Hiên đã trở thành một kẻ "mù” thật sự khi nhìn xã hội toàn bằng một màu đen, bôi lem các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn… hay xúc phạm cả Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Vũ Thư Hiên cùng với những kẻ như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Ngô Đình Diệm, Bùi Tín… đã trở thành những kẻ trở cờ, chống phá đất nước khi đưa ra những sản phẩm văn thơ, hồi ký như “Đêm giữa ban ngày” hay cộng tác cho các đài hải ngoại chống phá đất nước từ bên ngoài.
Sau gần 30 năm sống lưu vong tại Pháp, giờ đây với chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Vũ Thư Hiên được trở về với quê hương đất mẹ trong niềm vui khi thấy một Việt Nam phát triển hưng thịnh khác xa so với những “bánh vẽ” mà trước đây y đã đọc được từ các báo đài chống phá đất nước. Đúng là không có gì hạnh phúc hơn khi được về với Tổ quốc, với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Tiếng nói thức tỉnh từ hải ngoại

Trần Thị Nga (sinh năm 1977) từng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân. Chính Nga đã có những “chia sẻ đắng cay” trên mạng xã hội về cuộc sống của mình và người thân sau quá trình định cư ở “xứ thiên đường”.

Theo chia sẻ trên facebook cá nhân, Nga và người thân gặp rất nhiều khó khăn trên đất Mỹ. Nga viết rằng, Mỹ là thiên đường của người này nhưng là địa ngục của người kia khi rơi vào vòng luẩn quẩn của các loại giấy tờ, trong khi tiền bạc lại không kiếm được. Nga tỏ ra chán nản: “Một gia đình 4 người (1 người già và 2 trẻ nhỏ) đã trải qua cảnh sống đó rồi. Giờ đã chán cảnh ngồi chờ chết dần chết mòn rồi, vì đằng nào cũng chết thì có chết cũng phải chết cho có ý nghĩa. Đi làm giấy tờ thì chỗ nọ chỉ chỗ kia, chỗ kia chỉ chỗ nọ…”.
Trần Thị Nga tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân từ năm 2007 với bí danh Sơn Nam, được coi là thành viên có tiềm năng, cốt cán. Nga có những thủ đoạn rất ranh mãnh như nửa đêm mang con ra nằm vỉa hè để đồng bọn chụp ảnh, quay phim tố chính quyền để cho dân khổ, có khi lại đặt hai con nhỏ lên xe nôi đẩy ra đường để biến thành công cụ “ăn cướp, la làng”. Với những hành động chống phá quyết liệt, Nga được các tổ chức, cá nhân thù địch tung hô là “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà cải cách”. Trần Thị Nga bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Phiên toà phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Như thường lệ, khi Trần Thị Nga bị bắt, xét xử và thi hành án, một số tổ chức, cá nhân thù địch ở nước ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam. Các đối tượng tung hô Nga là “người đấu tranh cho những thân phận bị dồn vào đường cùng”,“tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”, xuyên tạc Việt Nam “vi phạm Công ước chống tra tấn” của Liên hiệp quốc và yêu cầu “trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện” cho đối tượng này. Tổ chức khủng bố Việt Tân cũng đã trao cho Nga “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”…
Nhận được sự tung hô, cổ suý từ bên ngoài nên trong thời gian chấp hành án tù, Nga thường xuyên bất tuân quy định của trại giam, khi được gọi điện cho người thân thì vu khống bị cán bộ trại giam “đàn áp, tra tấn”… Tuy nhiên, với chính sách nhân đạo, Nga đã được ra tù trước thời hạn và ngày 10/1/2020 bị trục xuất, sang định cư tại Mỹ cùng 3 người thân trong gia đình.
Nay sang Mỹ, người ta chờ đợi xem “nhà dân chủ tự xưng” sẽ nói gì về miền đất mà Nga vẫn tụng ca bấy lâu. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, hiện thực không như ảo mộng, Nga buộc thừa nhận bi kịch với vô vàn thách thức đối mặt ở chính “miền đất hứa”. Thêm nữa, nếu như khi ở trong nước, Nga “khóc thuê” cũng được bên ngoài dụ dỗ, cho tiền thì khi sang Mỹ, những lời hứa “sẽ quan tâm”trở thành bi kịch trớ trêu.
Không nhận được sự trợ giúp từ những tổ chức vẫn nói “luôn đồng hành”, Nga túng thiếu, vật lộn khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, khi đó mới nhận ra mình đã bị mắc mưu những kẻ giảo hoạt. Còn kẻ giảo hoạt thì nói rồi quên, hứa rồi bỏ, tung hô rồi phó mặc, tưởng đường mật hoá ra đắng chát, sự thật ấy khi Nga nhận ra thì đã quá muộn. Kẻ giảo hoạt bản chất là vậy, chẳng có gì lạ cả, chỉ có những “con rối” ảo vọng, cả tin như Nga mới rơi vào bi kịch!
Thực tiễn vỡ mộng đó đã khiến cho Trần Thị Nga thốt lên chua xót: “Vậy là tôi đã có thêm một bài học một kinh nghiệm có giá trị”! Vậy mà, khi còn trong tù, Nga không hối lỗi cải tạo để sớm được trở về với xã hội, trở về với cộng đồng hưởng cuộc sống thanh bình, tự do, mà còn tìm kiếm mộng ảo nơi “thiên đường đất Mỹ”, giờ đây mới đớn đau tỉnh ngộ. Lời than thở chua cay của Nga cũng như một số đối tượng khác có tư tưởng, hành vi phản bội lại quê hương, đất nước là bài học thức tỉnh, hãy biết dừng lại trước khi quá muộn.
Cũng rơi vào viễn cảnh như Nga là trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Như Quỳnh khi ở trong nước hay lên mạng chửi bới chính quyền Việt Nam, ra sức bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ca ngợi “thiên đường” ở các nước phương Tây. Sau khi bị bắt giữ, xử lý, Quỳnh được phía Mỹ bảo lãnh theo diện tị nạn chính trị. Nhưng khi được sang Mỹ rồi, Quỳnh mới thấy tất cả không như ảo tưởng của mình.
Trên Facebook của mình, cô ta đã cay đắng thừa nhận “nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ”, đồng thời chĩa mũi nhọn chỉ trích vào tổng thống Mỹ và chính quyền sở tại. Thực tế, trong dịch bệnh COVID-19, tầng lớp không có việc làm ổn định, không có nhà cửa như Quỳnh là những người chịu áp lực nhất khi giá y tế ở Mỹ cao kỷ lục và khó tiếp cận. Trên mạng Internet, Quỳnh có lúc bày tỏ “nhớ nhà”, “muốn được trở lại”...

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG CỦA ANH HÙNG PHẠM TUÂN SAU KHI BẮN RƠI B52 !

Triển lãm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Một huyền thoại đã đi vào lịch sử
Một kỷ vật đặc biệt ở triển lãm này như một minh chứng xác tín về sự thất bại thảm hại của không lực Mỹ trong cuộc chiến tranh mà chúng tưởng sẽ khuất phục được nhân dân ta. Đó là chiếc cờ ăn xin của phi công Mỹ - thứ vật dụng mà mỗi tên giặc lái đều có, để xin ăn của nhân dân ta, những người mà chúng vừa ném bom hủy diệt, sau khi nhảy dù vì máy bay bị bắn cháy.

>> Vinh quang những người lính Bộ đội Cụ Hồ hạ gục pháo đài bay B52
Từng trải qua tuổi thơ trong thời chiến, với phập phồng lo sợ lo bom đạn Mỹ dội xuống bất ngờ, cũng từng nghe nhiều về tội ác của kẻ thù trong 12 ngày đêm chúng ném bom rải thảm xuống Hà Nội tháng 12/1972.
Nhưng, chỉ khi đối diện với những bức ảnh, những hiện vật trong cuộc triển lãm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” khai mạc chiều 18/12 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự, tôi mới thật sự thấm thía, thế nào là tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra với người dân Thủ đô năm ấy, mới hiểu nỗi đau mà người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải gánh chịu. Để rồi, thêm một lần cắt nghĩa trọn vẹn vì sao, dân tộc Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến thắng một cường quốc trên thế giới.
Trong số gần 300 bức ảnh và hiện vật, có nhiều tài liệu, hiện vật lần đầu được biết tới, sau tròn 4 thập kỷ im lặng, để cất lên cả tiếng nói bi thương lẫn hào hùng của dân tộc ta ở thời khắc 40 năm trước. Bức ảnh về con phố Khâm Thiên sau trận bom đêm 26/12/1972 khiến bất cứ ai cũng phải rơi nước mắt. Không còn một ngôi nhà nguyên vẹn. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát. Sự hoang tàn hiện lên trên từng đống gạch vụn, trên con đường không bóng người, nơi mà sự sống vừa bị hủy diệt sau một nút nhấn bom của lũ giặc trời.
Tội ác của kẻ thù không thể chối cãi được, khi những bằng chứng hùng hồn còn đây:
Đó là chiếc khăn mùi xoa còn vương nụ cười thơ bé của em Phạm Thị Ngọc Bích, học sinh Trường Tô Vĩnh Diện, nhà ở 22 ngõ Chiến Thắng, phố Khâm Thiên, kỷ vật duy nhất còn lại sau khi cả gia đình em bị bom Mỹ sát hại.
Đó là mảnh vải màn của gia đình cụ Lê Thị Đức Thành ở 47 Khâm Thiên, thứ còn lại sau vệt bom kéo dài 1.000m, rộng 40-50m, khiến 3 căn nhà liền nhau 47, 49, 51 bị san phẳng và gia đình cụ Thành không còn ai sống sót. Nơi ba căn nhà thuở trước đã trở thành tượng đài tưởng niệm Khâm Thiên.
Đó còn là chiếc vại và mâm nhôm – kỷ vật của gia đình ông Hoàng Đình Dị ở xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội sau trận bom B52 đầu tiên đêm 18/12/1972 đã giết hại vợ, 4 đứa con ông cùng đứa cháu ngoại…
Bức ảnh một bé trai bụ bẫm, nằm chết bên xác mẹ, trên người còn đầy máu, khiến chẳng ai có thể cầm lòng. Tấm ảnh 2 cô con gái nhỏ của ông Vũ Tiến Đẩu (thị trấn Gia Lâm) nằm bên nhau, vĩnh viễn giã từ tổ ấm của gia đình sau loạt bom đêm 28/12/1972 đủ khiến người xem phải lau nước mắt trước những mất mát quá lớn mà giặc Mỹ mang đến. Những hố bom sâu hoắm, những ngôi nhà đổ nát của Bệnh viện Bạch Mai được ghi lại cũng khiến chẳng ai quên nổi căm thù…
Nhưng chính nỗi đau đến tận cùng đã biến thành sức mạnh đoàn kết để cả dân tộc ta chung vai sát cánh, quyết đánh cho giặc những đòn chí mạng, trả thù cho người đã khuất, cũng là để bảo vệ độc lập dân tộc. Bởi thế, mỗi người lính được ra trận là cảm nhận rõ sự tin yêu mà nhân dân gửi gắm, để niềm vui, tự hào ấy đọng lại trong mỗi nụ cười rạng rỡ trong loạt bức ảnh về đoàn tàu chở bộ đội lên đường chiến đấu.
Ký ức hào hùng ngày ấy còn hiển hiện qua các hiện vật gắn với tên tuổi những người trực tiếp chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong những ngày khói lửa ấy: giản đồ chiến đấu của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Giắng (binh chủng Radar); bảng bắn của đại đội pháo 100mm khu Đống Đa sử dụng 8 viên đạn bắn rơi một chiếc F.8. Các hiện vật của Anh hùng Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, người chỉ huy đơn vị trong 10 phút bắn rơi 2 máy bay Mỹ đêm 20/12/1972; khẩu súng máy 14,5mm của Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng, bắn rơi chiếc máy bay F-111 hiện đại bậc nhất của Mỹ ngày 22/12/1972…
Khi đó, tiêu diệt B52 là mục tiêu quan trọng của quân ta, để có câu trả lời đanh thép với kẻ thù: không gì khuất phục được quyết tâm gìn giữ hòa bình và độc lập của nhân dân Việt Nam. Khát vọng đó đã được phi công Phạm Tuân biến thành hiện thực trong đêm 27/12/1972. Nụ cười rạng ngời của anh sau chuyến bay đánh đuổi “thần sấm Mỹ” trở về mà một bức ảnh ghi lại được là nụ cười của niềm tin chiến thắng. Đó cũng là tinh thần của dân tộc ta trong cuộc chiến trường kỳ.
Một phần quan trọng của triển lãm là rất nhiều hình ảnh, hiện vật về chiến thắng của quân và dân ta trong trận “Điện Biên Phủ trên không”: Đó là động cơ máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi xuống làng hoa Ngọc Hà; xác máy bay rơi trên cánh đồng Chuôm (Phủ Lỗ, Sóc Sơn).
Đó cũng là vô vàn vật dụng của phi công Mỹ mà ta thu được sau khi máy bay bị bắn rơi: Những cuốn sách hướng dẫn sử dụng máy bay, những tấm bản đồ, sách kế hoạch tác chiến, găng tay, áo kháng áp, túi cứu thương, bộ sưu tập mũ phi công, giày cao cổ của phi công Mỹ, cả tấm thẻ ngân hàng mang tên Charles Brown, hay chiếc bật lửa khắc tên H.K. Wilson.
Một kỷ vật đặc biệt ở triển lãm này như một minh chứng xác tín về sự thất bại thảm hại của không lực Mỹ trong cuộc chiến tranh mà chúng tưởng sẽ khuất phục được nhân dân ta. Đó là chiếc cờ ăn xin của phi công Mỹ - thứ vật dụng mà mỗi tên giặc lái đều có, để xin ăn của nhân dân ta, những người mà chúng vừa ném bom hủy diệt, sau khi nhảy dù vì máy bay bị bắn cháy.
Đúng như Đại tá Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự, chia sẻ: “Triển lãm tái hiện một phần nào lịch sử dân tộc, mà ở đó có đủ cả mất mát, đau thương, cả niềm tự hào khôn xiết của mỗi người dân Việt Nam”. Điều quan trọng, triển lãm này không chỉ mang cho những người đã trải nghiệm một phần ký ức về những ngày đau thương và anh dũng của dân tộc, mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu rõ thế nào là tội ác của chiến tranh xâm lược và vì sao mà dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù hùng mạnh trên thế giới. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù!

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

KHI BẠN THUA THÌ BẠN SẼ NGHĨ RA ĐỦ MỌI CÁCH ĐỂ BIỆN HỘ CHO SỰ THẤT BẠI CỦA MÌNH

Trên Quora, cựu thiếu tá Keith Parker từng phục vụ trên các máy bay B-52G và C-130 cho biết Việt Nam đã bắn hơn 1400 tên lửa SAM-2 lên bầu trời một cách mù quáng để hạ gục các máy bay B-52 chứ không phải là do thực lực của phòng không Việt Nam. Keith Parker cho biết Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) đã tự nghiên cứu rất nhiều phương pháp chống B-52 nhưng đều thất bại, ngay cả những quốc gia như Liên Xô cũng đều không dám tự tin hạ gục B-52. Các cựu chiến binh cũng cho rằng “Việt Nam đã thất bại vào 12/1972 chứ không phải là một chiến thắng như họ tuyên truyền. Thiệt hại của Việt Nam nặng nề hơn trong khi chỉ bắn hạ được 2% số B-52 mà Hoa Kỳ có”.

Cùng quan điểm, một số phi công về hưu của Hạm đội 7 cho biết Việt Nam đã may mắn bắn hạ được B-52 nhờ vào chiến thuật “vãi đạn”. Là chiến thuật sử dụng hỏa lực phòng không bừa bãi để hạ gục B-52 chứ không đến từ sự tính toán chiến thuật và năng lực phòng không. Gary Cummings, một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam còn đặt một giả thuyết rằng chính những sĩ quan Liên Xô mới bắn rụng B-52 chứ không phải là bộ đội Việt Nam. Một cựu binh khác là Paul Reinman cho biết phi công MiG của Việt Nam đã bắn hạ thành công B-52 là do vô tình lạc vào đường bay của B-52 chứ không phải là do năng lực.
Trong một nhóm nghiên cứu lịch sử có hơn 70 ngàn thành viên, có rất nhiều đánh giá Việt Nam đã “may mắn” bắn hạ B-52 vì sự chủ quan của đối phương, vì trời tối, vừa sự chủ quan của quân địch, vì Trung Quốc và Liên Xô đã “bắn hộ”...
Nếu chỉ bắn được 1 hoặc 2 máy bay B-52 thì còn có thể nói là may mắn, chứ bắn rụng đến hơn 30 chiếc (16 chiếc theo cách tính của phía Hoa Kỳ) thì tuyệt nhiên không còn là may mắn nữa. Có câu “may mắn chỉ đến với những người có thực lực và nỗ lực” và không phải tự nhiên mà chỉ có Việt Nam mới có thể bắn rụng được B-52, mặc cho B-52 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác…
Phòng không Việt Nam đã trải qua rất nhiều trận chiến từ trước đó và kịch bản mà Việt Nam phải đối diện luôn là lấy ít đánh nhiều, luôn ở chiếu dưới hơn cả về hỏa lực, trang bị và kinh nghiệm. Vũ khí chủ lực của Việt Nam hồi đó là tên lửa SAM-2 cũng không phải là loại tên lửa hiện đại nhất hồi đó, thậm chí loại tên lửa này còn thất bại nặng nề ở Ai Cập và Iraq và được coi là “đồ bỏ đi” trong mắt không quân Hoa Kỳ. Việt Nam đánh bại B-52 là nhờ năng lực nghiên cứu từ lâu, kinh nghiệm qua rất nhiều trận đụng độ trực tiếp với không quân Hoa Kỳ từ trước đó. Thậm chí một giáo trình nghiên cứu B-52 đã ra đời trước trận chiến khoảng 2 tháng và liên tục được cập nhật, nghiên cứu mới… Cựu phi công John Cheshire tiết lộ rằng việc Hoa Kỳ thất bại vào tháng 12/1972 là do chiến thuật mồi nhử, bẫy, phục kích của phòng không Bắc Việt rất hiệu quả. Họ đã nhử B-52 vào các nơi mà các tên lửa SAM-2 sẽ nhắm đến, biết trước các điểm là B-52 xuất kích lúc nào nhờ mạng lưới tình báo rộng rãi…
Nếu thiệt hại nhiều hơn được tính là thua, vậy những thiệt hại nhiều hơn đó đến từ đâu? Từ hơn 1600 dân thường thiệt mạng, từ những bệnh viện, trường học, khu dân cư bị tan hoang. Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ và đạo đức giả mới tự hào bằng thành tích không kích vào dân thường. Đừng nói là Việt Nam đặt hệ thống phòng không vào trường học, bệnh viện, khu dân cư… vì đơn giản là không có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy điều đó, mặc do miền Bắc lúc ấy tràn ngập ký giả nước ngoài, đại sứ quán.
John Cheshire tiết lộ rằng việc B-52 bị bắn hạ đến từ sự chủ quan của các tướng lĩnh ở cắn cứ không quân Offutt, Nebraska khi cho rằng kinh nghiệm tác chiến của quân nhân Hoa Kỳ hơn nhiều so với bộ đội Việt Nam, SAM-2 đã bị nghiên cứu quá rõ ràng và sự chênh lệch trang bị, khí tài, radar và hỏa lực của Hoa Kỳ với Việt Nam là quá lớn… Các phi công bay đến Việt Nam với tâm lý “không thể bị bắn hạ” và còn vui vẻ nghĩ đến lễ Giáng Sinh. Vậy nên khi bị bắn hạ, mọi sự thay đổi là không kịp.
Nói chiến công MiG của Phạm Tuân bắn hạ B-52 là may mắn do “vô tình đi vào đường bay của B-52” có đúng không? Đừng quên rằng B-52 đi cùng với rất nhiều các máy bay vệ tinh làm nhiệm vụ bảo vệ, vậy những chiếc máy bay đó đã làm gì? Việc để máy bay MiG vượt qua hệ thống radar, qua mặt các phi công lão luyện lái F- 111 và F-4 để bắn hạ B-52 rồi lại nói là “may mắn” thì thú thực, đây là hành động không quân tử, không dám nhận thất bại. Mà nếu nói là “may mắn” thì tin chắc rằng bất cứ một phi công nào cũng muốn có cái may mắn đó trong đời.
Xin mượn câu nói của một streamer về sự ngụy biện khi cho rằng Việt Nam thắng Điện Biên Phủ trên không là nhờ may mắn: “Nói thế thì chịu rồi chứ biết sao giờ. Uống miếng nước cho đỡ quê, được không”.

KHÔNG HẬN THÙ NHƯNG TUYỆT ĐỐI CŨNG KHÔNG ĐƯỢC LÃNG QUÊN

Cách đây mấy hôm, mình nhận được dòng tin nhắn từ một bạn sống ở phố Văn Chương. Bà bạn ấy đã mất cách đây mấy tháng, bà là một nhân chứng sống từ sự kiện phố Khâm Thiên bị ném bom vào 26/12/1972. Ngày còn bé, thi thoảng bà còn dắt bạn ấy đi qua Tượng đài tưởng niệm Khâm Thiên và nói rằng: “Người ở bức tượng kia là bạn của bà. Bà ấy mất ở số nhà 47 khi trên tay vẫn còn bồng con”. Sau này, bà già yếu chỉ ở trong nhà, cứ mỗi ngày 26/12, bạn ấy vẫn thay bà đi thắp hương ở tượng đài. Năm nay bà không còn, thói quen ấy vẫn được duy trì. Bạn ấy nhắn rằng: “Bà em dặn là chiến tranh đau khổ lắm, các cháu có trưởng thành thì cũng đừng có quên hồi xưa đã khổ cực thế nào. Sau này có con, nhất định em cũng dẫn chúng đi để kể về bà và lịch sử”.

Những câu chuyện về Khâm Thiên là một phần kí ức của bạn ấy và rất nhiều người khác…
Những người học sinh đến nhà thầy giáo thu lượm xác của cả gia đình. Người chồng làm nhiệm vụ phòng không trở về nhà vội vã để nhặt những mảnh thân xác của vợ và các con… Thi thoảng, lật vỡ một mảng tường gạch lại thấy một mảnh xác người. Những đứa trẻ mới vài tuổi đầu phải nhìn cảnh thi thể của bố mẹ, ông bà… không toàn vẹn. Những thi thể được di chuyển đến Bạch Mai để nối lại và làm lễ an táng, có những xác người đặt trong những cái lồng lớn, số lồng nhiều đến mức lấp kín phòng và tràn ra bên ngoài…
Mùi tử khí quấy quanh Khâm Thiên cả tháng giời. Tết Nguyên Đán năm đó không có pháo, không đào mà chỉ toàn quấn khăn trắng, lưa thưa người qua lại và những tấm cáo phó treo vất vương…
Những người sinh ra và lớn lên ở Khâm Thiên và các con phố xung quanh hiểu lý do mà tại sao vào cùng một ngày mà sao lại có nhiều đám giỗ tập thể được diễn ra như vậy. Cứ đến những ngày cuối tháng 12, những con người trải qua những ngày tháng đau thương ấy lại dành một buổi để thắp hương tại Đài tưởng niệm hố bom 51 Khâm Thiên… Bà Chu Thị Kỳ, một người từng trải qua ký ức buồn nói rằng: “Nhiều khi tôi nghĩ, chiến tranh đã lùi xa, lịch sử của cuộc chiến đã khép lại rồi. Giờ chúng ta phải sống cho ngày hôm nay chứ không thể giữ mãi trong lòng nỗi hận thù.”
50 năm không phải là một thời gian ngắn, nhiều khi là cả một đời người với bao nhiêu thế hệ được sinh ra… Những thế hệ đã qua kể cho con cháu về những ngày cũ không phải để giữ mối hận trong lòng, vì suy cho cùng, không ai muốn thế hệ sau cứ phải sống trong uất ức, khốn khổ như thế hệ trước.
Nhưng, không giữ mối hận nhưng tuyệt đối cũng không thể quên. Như câu nói trong Mùi Cỏ Cháy: "...sau này cho con cháu chúng nó biết, chúng ta đã đi qua cuộc chiến này như thế nào nhá".
Tội ác thì có thể đã trôi qua lâu lắm, những người còn sống từ ký ức 26/12/1972 thưa vắng dần, nhưng đau thương trong lòng thì không bao giờ quên được.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

NHỮNG “ÂM HỒN” VẤT VƯỞNG TRONG SẮC LÍNH VNCH!

Tự bao giờ, những sắc lính của chế độ ngụy tam côn xuyên điệp (VNCH - vịt ngan cộng hành) lại được những con người đã lên chức ông, tuổi bà mặc với vẻ tự hào; họ gọi nhau là “đại tướng”, “trung tá”, “chỉ huy quân lực”, họ mở tiệc ra mắt, đi khai trương cửa hàng, đi giao lưu các cái…

Họ khệnh khạng, niềm nở bắt tay, khoác vai, bước đi trong những bộ đồ chắp vá, xen lẫn Tây và Tàu, đầy vẻ tân thời như model trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” của cụ Phụng; họ checkin, sẵn sàng “úp ảnh” sống ảo của mình lên mọi nền tảng của mạng xã hội mà họ có, họ muốn gì? Họ muốn khoe khoang gì từ những dĩ vãng, quá khức nhục nhã, tàn ác mà những sắc lính này đã gây bao đau thương cho đồng bào Nam – Bắc. Họ thật kệch cỡm!
Họ không biết hoặc biết nhưng giả mù, giả điếc; bao ánh mắt ái ngại, thương hại, dè bỉu của người đời ‘vả’ vào họ, đáng thương cho cảnh “già không nên nết”. Họ không biết rằng, dù có mặc bao nhiêu áo, đóng bao nhiêu giày, quấn bao nhiêu khăn, đeo bao nhiêu móng cọp, móng gà… thì cũng không che đi biểu tượng, hình ảnh về sự thảm hại của một đội quân thua trận, một chế độ bù nhìn đã vùi lấp hơn 47 năm qua, và những F2, F3 đang ngay đêm “inh ỏi” khát nước bên xứ người.
Pháp luật có thể chưa có chế tài để điều chỉnh, xử lý với những hành vi “lạc loài”, này nhưng đạo đức, truyền thống và tinh thần yêu nước của người Việt Nam không cho phép nó tồn tại. Ngẫm rằng:
Hỡi ôi, nhưng âm hồn vất vưởng
Sống làm chi trong sắc lính cộng hành
Để mai kia khi giấc mộng không thành
Quay nhìn lại chỉ một trời thương hại.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

MỘT QUỐC GIA ĐÁNH MẤT VĂN HÓA, LỊCH SỬ THÌ CHẲNG CÓ QUÁ KHỨ VÀ CŨNG KHÔNG CÒN TƯƠNG LAI

Việt âm thi tập là một trong những quốc bảo văn thơ Việt Nam thời phong kiến, được Nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa biên soạn, sưu tầm. Đây là một trong 25 tư liệu quý giá đã bị mất, thất lạc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Một số quyển trong Toàn Việt thi lục được nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn cũng “không cánh mà bay” - đây là bộ sách văn hiến dân tộc, là một kho báu quốc gia, chất chứa tinh hoa văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XVI. Chúng ta sẽ ăn nói ra sao với thế hệ sau khi không thể gìn giữ được tinh hoa văn hóa từ cha ông? Trong một nhóm chơi truyện tranh, có người bình luận rằng một người chơi truyện tranh cũng có ý thức giữ gìn tài sản hơn là những người có chuyên môn, lại còn là tài sản quốc gia, có giá trị rất lớn.

Một tài liệu vô giá khác là Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, có ghi chép chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa cũng biến mất trong kho nghiên cứu của viện. Nếu một ngày nào đó diễn ra tranh chấp chủ quyền, chẳng lẽ Việt Nam lại mang ra những tài liệu được sao chép, scan, photocopy ra hay sao? Như vậy thì khác gì trò cười trên bàn đàm phán quốc tế. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi là cả một quốc gia mà không có tài liệu gốc, khác gì bịa đặt về chủ quyền?
Chiều nay, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết hơn 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đã mất khả năng sử dụng, hỏng hóc không thể khôi phục. Trong đó có những bộ phim có giá trị lịch sử, văn hóa, thời kỳ như Mùi cỏ cháy, Sống cùng lịch sử, Sóng ở đáy sông… Tuy đã được lưu trữ số hóa, nhưng 300 phim lưu trữ này có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, là nguồn chứng minh sự phát triển của phim ảnh Việt Nam, tài sản lưu trữ quốc gia, là minh chứng công sức của biết bao nhiêu nghệ sĩ tài năng.
Tài liệu văn hóa, lịch sử của Việt Nam đã ít do chiến tranh, loạn lạc. Giờ đây đã hòa bình rồi, hiện đại, đất nước khá hơn mà còn bị mất mát đi thì không còn gì để diễn ra nữa. Và đây mới chỉ là ở Viện nghiên cứu Hán Nôm thôi, liệu ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu khác có diễn ra thực trạng như thế này hay không? Hay là có những không bị khui ra rồi những tài liệu quốc gia cứ âm thầm biến mất.
Mới đây, ĐH Tôn Đức Thắng lại ghép hình lính Mỹ vào trong một tài liệu giảng dạy về Quân đội Nhân dân Việt Nam, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội đưa cờ Trung Quốc và lính Trung Quốc vào phông chào mừng ngày 22/12. Đây có lẽ không phải chỉ là sự cẩu thả đơn thuần mà có lẽ là sự thiếu hiểu biết, hời hợt và đối phó cho qua. Là hệ quả của sự xem nhẹ lịch sử!
Có bình luận tại một hội nhóm rằng: “Những gì mà họ làm mấy hôm nay đang biến Việt Nam thành một quốc gia không văn hóa, không lịch sử và không có tương lai”. Bình luận trên thì hơi quá, nhưng, khi nhìn vào trường hợp nhiều người muốn biến Lịch sử thành môn học tự chọn hoặc ghép Lịch sử vào môn học khác và những gì gần đây… Phải chăng là có những con người đang muốn Việt Nam trở thành một quốc gia không có quá khứ cũng chẳng có tương lai?

INDONESIA BẮN 21 PHÁT ĐẠI BÁC CHÀO ĐÓN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC

10h sáng 22-12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì lễ đón long trọng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Dinh Tổng thống ở thành phố Bogor, cách trung tâm thủ đô Jakarta khoảng 60km.
Trước đó, từ 7h giờ sáng, 20 thiếu niên Indonesia trong trang phục truyền thống cầm quốc kỳ hai nước chờ đợi ở Dinh Tổng thống, trong khi đội tiêu binh đã trong tư thế sẵn sàng.

Tổng thống Indonesia đã dành cho Chủ tịch nước Việt Nam sự đón tiếp chân tình, trọng thị, cởi mở, thiết thực và thắm tình hữu nghị.
Một trong những điểm nhấn đặc biệt của lễ đón theo nghi thức cao nhất là màn diễu binh trước đoàn xe hộ tống Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Dinh Tổng thống và loạt đại bác chào mừng.
Tổng thống Joko Widodo ra tận cửa xe chào đón và mời Chủ tịch nước bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Indonesia. 21 tiếng đại bác vang lên hùng tráng chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Sau lễ đón, nguyên thủ hai nước bước vào bên trong Dinh Tổng thống, giới thiệu quan chức cấp cao hai bên, trước khi tiến vào phòng hội đàm. Lãnh đạo hai nước sẽ chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác của một số bộ ngành và gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.
Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN nằm trong Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao ở khu vực và toàn cầu.
Do đó, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ lần này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả thực chất trên nhiều lĩnh vực. Nói như Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông, hai nước có nhiều lợi ích tương đồng và sự hội tụ các lợi ích chiến lược.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

VẬN NƯỚC ĐANG LÊN GIỮA TÂM BÃO CHÍNH TRƯỜNG THẾ GIỚI

Hình ảnh Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN- EU.

Không cần phải phân tích hay chỉ ra những đối sách của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian qua thì các bạn cũng đã biết cái tầm của nước ta rồi chứ! Tuy chưa phải là nước lớn nhưng uy tín khỏi phải bàn.
Phương Tây hiện vẫn đang âm thầm chống phá Việt Nam nhưng cũng không thể phủ nhận được việc phải bắt tay hợp tác với các quốc gia theo CNCS như Việt Nam để làm ăn và tranh giành quyền ảnh hưởng ở Đông Nam Á, muốn lôi kéo Việt Nam ngả về phe họ, đặc biệt Việt Nam lại gần ông Trung Quốc có cùng ý thức hệ cộng sản. Nhưng với một quốc gia có cả bầu trời kinh nghiệm về ngoại giao như Việt Nam thì tất cả đã được các Cụ ở trên nắm trong lòng bàn tay, dù Tây hay Tàu các Cụ đã tính hết rồi. Việc bây giờ là duy trì ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước, do vậy chủ trương nhất quán của chúng ta là luôn giữ vững quan điểm ngoại giao hoà bình, thêm bạn bớt thù, "không chọn bên mà chỉ chọn lẽ phải", tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau. Với đường lối này dĩ nhiên mấy ông Tây vẫn a cay nhưng biết làm sao được, thôi thì chịu khó bắt tay hợp tác để cùng có lợi.
Còn dăm ba "cậu vàng" ở đâu đó vẫn cứ ẳng, cơ mà chỉ là công cụ giải trí cho khán giả Việt thôi

NHẬN THỨC, Ý THỨC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh tấm pano được cho là đặt trong khuôn viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhưng có hình nền quốc kỳ Trung Quốc gây xôn xao dư luận.
Nơi treo phông nền trên là cơ sở 2 trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cơ sở TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Qua xác minh ban đầu, xác định 1 người ở Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh và một người ở Phòng Quản trị đã tự ý làm nên và nghĩ đó là chuyện nhỏ. Sự việc được sinh viên chụp lại đưa lên mạng xã hội. Ngay sau khi xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc nhà trường đã họp kỷ luật 2 cán bộ trên với hình thức trước mắt tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật.

CẨU THẢ HAY BÔI NHẾCH?

Môn điền kinh Đại hội thể thao toàn quốc 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình gặp phải sự cố "vô tiền khoáng hậu". Ở vòng chạy cuối cùng nội dung marathon, cổ động viên đã vào phía bên trong sân để đón VĐV tại vạch đích nhưng... không thấy vạch đích đâu.


Thậm chí, các nhà báo, cổ động viên đi vòng vèo để hỏi thăm, thậm chí phải gọi điện thoại cho thành viên ban tổ chức.
Không chỉ người ngoài cuộc, mà chính các VĐV tham dự cuộc đua cũng bối rối như nhà vô địch 42km nữ - Lê Thị Tuyết (Phú Yên) sau khi đã cán đích vẫn chạy tiếp. Phải đến khi một thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam chạy theo hô rất to, Tuyết mới biết mình đã về đích rồi.
Chưa kể, các điều kiện cần thiết để tổ chức một cuộc đua như: bàn tiếp nước, bàn y tế hỗ trợ cho các VĐV, thiết bị tính giờ điện tử được gắn vào số đeo của VĐV... ở Đại hội thể thao toàn quốc này cũng... không có nốt!
Phải chắp tay xin các anh chị ban tổ chức. Đến cái giải bóng bàn ở tổ dân phố tôi còn không bôi nhếch như Đại hội thể thao toàn quốc này.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH ĐẾN DỰ VÀ CHỈ ĐẠO HỘI NGHỊ CÔNG AN TOÀN QUỐC

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 có nhiệm vụ đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2022; đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị...
Sáng 19/12, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 đã khai mạc tại Hà Nội để tổng kết tình hình, kết quả công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao; Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao; Hồ Đức Phớc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban MTTQ Việt Nam.
Về phía Bộ Công an có các đồng chí trong Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; nguyên lãnh đạo Bộ Công an; thủ trưởng các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XIII. Năm 2022, dịch COVID 19 được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội được khởi sắc, phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, nhiều sự kiện lớn quan trọng của đất nước được diễn ra. Tuy nhiên, tình hình trong nước, thế giới cũng có những chuyển biến phức tạp, nước ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành, địa phương và Nhân dân, lực lượng CAND đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác đã đề ra, tạo dấu ấn nổi bật so với những năm trước đây.
Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ về những khó khăn, thách thức, thời cơ, thuận lợi về tình hình thế giới, trong nước năm 2023 sẽ ảnh hưởng, tác động đến nhiệm vụ của lực lượng Công an trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đồng chí Bộ trưởng cho biết, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 có nhiệm vụ đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2022; nhìn nhận, đánh giá các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản; công tác xây dựng Công an xã, thị trấn; đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và thời gian tới; tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2022 trong toàn lực lượng CAND.
ồng chí Bộ trưởng yêu cầu các đại biểu tập trung trí tuệ nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong năm 2023…
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/12/2022. Báo CAND sẽ tiếp tục cập nhật nội dung hội nghị.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH, CẢNH BÁO KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Đảng ta xác định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Đây vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề có tính quy luật của nhận thức, vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta. Đồng thời, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc dễ”, cội nguồn và là nguyên nhân sâu xa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn trong và ngoài nước lại không nghĩ như thế; họ đã và đang dùng mọi thủ đoạn, sử dụng “trăm phương, nghìn kế” để bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; vu cáo, buộc tội, quy kết Đảng ta bảo thủ, trì trệ, sai lầm mang tính hệ thống; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là “kéo lùi lịch sử”, “làm cho Việt Nam tụt hậu”, v.v... Ở ngoài nước, các thế lực thù địch triệt để khai thác, sử dụng không gian mạng với “các chiêu trò phản cảm” để công kích, bôi nhọ, phủ định sạch trơn giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hạt nhân hệ tư tưởng vô sản. Điều dễ nhận diện nhất là các thế lực thù địch, phản động ngoài việc cố tình “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, đang tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hạ thấp giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh “sao chép tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin” và tư tưởng của các bậc tiền bối; “Hồ Chí Minh không có tư tưởng riêng” hoặc có thì đó là tư tưởng dân tộc hẹp hòi, không có hệ thống; thậm chí có một số người đã “tuyệt đối hóa” vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến nghị với Đảng ta nâng tầm tư tưởng Hồ Chí Minh thành chủ nghĩa Hồ Chí Minh. Theo họ, cách làm này là để nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, là “con đường tẩy sạch chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi đời sống tinh thần xã hội Việt Nam” mà thực chất là phủ nhận cả chủ nghĩa Mác - Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh, dọn đường cho ý thức hệ tư sản tràn vào Việt Nam.
Từ đó, họ phủ nhận tính hợp pháp, tính chính danh, chính đáng của Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các văn kiện của Đảng; phủ nhận vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo là không hợp hiến bởi do nội bộ Đảng tự bầu cho nhau chứ không phải nhân dân bỏ phiếu, tín nhiệm, bầu lên; con đường đi lên CNXH của Việt Nam là “vết xe đổ của Liên Xô”, là hết sức sai lầm, đã và đang cản trở lịch sử, vi phạm quy luật khách quan nên tất yếu Đảng sẽ thất bại, v.v... Ở trong nước, một số người thiếu thiện chí, có có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta, đã ngụy tạo bằng cách viết “tâm thư”, “kiến nghị” gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kiến nghị Đảng bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ giữ lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên cớ, lý do họ đưa ra thì nhiều, song chủ yếu là do chủ nghĩa Mác - Lênin là “học thuyết ngoại lai”, “không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam”; từ đó thừa nhận hệ tu tưởng tư sản là “mốt”, “hợp thời”, cần đưa vào Việt Nam. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin quá cũ, lỗi thời; đã là của quá khứ nên rất lạc hậu, không phù hợp với diễn tiến của thời đại cách mang công nghiệp 4.0 nên cần dứt khoát loại bỏ. Họ cho rằng, C. Mác và V.I. Lênin sống ở thời đại khác, cách chúng ta hàng thế kỷ và không có học thuyết, lý luận nào sống mãi nên không thể lấy quan điểm của người “đã chết” để làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của “những người đang sống”, không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương châm chỉ đạo hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam thời nay. Hơn thế, họ còn cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin chẳng qua chỉ là “sự sao chụp phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc” và “quan điểm của chủ nghĩa dân túy ở Nga”… Chúng đã quy kết, vu cáo Đảng ta cản trở tiến bộ xã hội, đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng tư sản và cho rằng: Thời nay, xây dựng chủ nghĩa tư bản là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn bởi tính ưu việt của nó, nhất là nền công nghiệp tiên tiến đã được kiểm nghiệm trên thực tế, qua nhiều thế kỷ. Điều đáng tiếc, cần phê phán là, một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân có nhận thức mơ hồ, không phân biệt đúng, sai về bản chất, tính chất của thời đại, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung thời đại với nội dung của từng giai đoạn, nhất là giai đoạn hiện nay đã tán đồng, tán dương các quan điểm sai trái ấy, ngộ nhận “sự tốt đẹp của chủ nghĩa tư bản, của phương Tây”.
Tình hình trên cho thấy, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, chống đến cùng hệ quan điểm sai trái để bảo vệ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng có thành công hay không, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc có đạt được hay không; bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân có đạt được hiệu quả hay không, tất cả phụ thuộc vào kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong đó thắng lợi của cuộc chiến đấu chống “giặc ngoại xâm và giặc nội xâm” do Đảng lãnh đạo và cả hệ thống chính trị Việt Nam đang vào cuộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự cảnh báo, cảnh tỉnh về mối đe dọa, các nguy cơ đối với dân tộc không thể xem thường/.

ÔI SỢ QUÁ!

Việt Tân vừa có bài viết “Rước giặc vào nhà” nhại theo bài viết của VOA trong khi VOA lại đớp lời của tổ chức quyền dân sự Safeguard Defenders của Tây Ba Nha. Rút cuộc, tất cả bài viết chỉ muốn dọa rằng tại Việt Nam có 1 đồn công an Trung Quốc, qua đó hù dọa người thiểu hiểu biết rằng: “SỢ CHƯA”.
Nếu ai mà nghe cái số liệu do Việt Tân trích dẫn mà hoảng sợ, mà giật mình thì cứ bình tĩnh bởi theo các báo cáo trên, Trung Quốc đã lập hẳn 102 “đồn công an” tại 53 quốc gia. Mình không phải đơn nhất, chẳng phải tiếp tay.

Nếu cho rằng để “đồn công an” Trung Quốc là sự yếu kém của chính quyền hay được sự cho phép của chính quyền mà quy kết là bán nước thì theo báo cáo trên, Ý có 11 cái, Tây Ba Nha có 9 cái, Canada có 5, Mỹ có 4. Vậy ai yếu kém hơn ai hay ai bán nước, rước giặc về nhà hơn ai. Việt Tân đã có ỉm đi những số liệu trên. Và trước khi lo lắng cho Việt Nam thì anh em Việt Tân nên xuống đường, gào cái mồm mình ra mà trách mắng chính quyền Mỹ bán nước, yêu cầu từ CIA đến FBI từ chức, nghỉ việc hết đi vì vô dụng khi để Trung Quốc làm hẳn 4 cái mà không biết để rồi cái tổ chức nhân quyền con con lại biết.
Trên hết, tất cả những báo cáo, số liệu này đến từ 1 tổ chức phi chính phủ, nhân lực thì ít, nguồn lực thì có hạn mà có thể biết và phanh phui ra hệ thống “đồn công an” của Trung Quốc quả thất cũng rất đáng nể. Tuy nhiên, đây cũng là 1 tổ chức nhân quyền, được sử dụng như bao tổ chức nhân quyền khác, ngày ngày gõ máy tạo nên những báo cáo xuyên tạc nhằm chỉ trích các chính quyền các nước về các vấn đề nhân quyền qua đó can thiệp công việc nội bộ mà thôi.
Về phần admin Việt Tân thì nên giữ mình, biết nhiều chuyện đã là không tốt, nhưng tuyên truyền những thứ đã không tốt lại không đúng sự thật cẩn thận tình báo Hoa Nam rồi “đồn công an” Trung Quốc ở Mỹ lại gõ cửa tận nhà “vận động” về sớm với ông bà, ông vải lại khổ ra.
Dọa ai chứ dọa chúng tôi bằng giọng điệu này, chúng tôi lại “SỢ QUÁ CƠ”.

CẢNH GIÁC VỚI HÌNH THỨC MỚI TRONG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUÂN CÔNG

===
Pháp luân công (PLC) còn có tên gọi khác là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc) lập ra năm 1992. PLC không phải tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật, cấu trúc tổ chức, nhà cầu nguyện…

Thời gian qua, bên cạnh việc sử dụng các hình thức tuyên truyền, lôi kéo người tham gia PLC như trực tiếp tán phát tờ rơi, tặng đĩa CD, sách, quà tặng qua bưu điện... thì hiện nay các đối tượng PLC còn sử dụng hình thức mới là gửi kèm "quà tặng" (đồ vật liên quan đến PLC) cho khách đặt mua hàng online. Với hình thức trên, sau khi chốt đơn hàng các đối tượng sẽ nhắn tin đường link về PLC và gửi "quà tặng" kèm theo hàng hóa được đặt mua, gồm một số đồ vật như: Chuỗi nhựa hình bông sen (dạng móc khóa) có gắn miếng nhựa mika có ghi chữ: “PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO”, dòng chữ tượng hình, đường link, tài liệu tuyên truyền về PLC.
Khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện rõ bản chất của PLC, kịp thời phát hiện, trình báo với lực lượng Công an khi phát hiện người có hành vi truyền bá PLC trên địa bàn.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

CÁI GỌI LÀ "VINH DANH NHỮNG NGÒI BÚT CHÂN CHÍNH"

------------------------------------------
Đây là hình ảnh của các "nam thanh, nữ tú" được VT vinh danh là "những ngòi bút chân chính". Nhưng mà khoan, nếu tôi nhớ không nhầm thì phần lớn trong số này hiện đang đầu quân cho "CLB Juventus" thì phải.

À thì ra họ đều là các gương mặt thân quen trong cái gọi là "làng dân chủ", nào là: Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang... Họ là những người đã "đ.ấu tr.anh" vì lý tưởng của VT là muốn kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, từng bước xóa bỏ chế độ XHCN. Nhưng "vải thưa" thì khó qua được "mắt thánh", những hành vi của họ nhanh chóng bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Đó là lý do mà VT luôn tung hô, ca ngợi họ, nhưng những con người này đâu biết mình thực ra chỉ là "con rối" trong tay của mấy anh em VT bên hải ngoại. Họ coi những con người này là "tấm gương" để người khác hùa theo và kết cục thì đã được định trước.
P/s: Cái cụm từ "những viên ngọc quý hiếm trong làng báo chí" mà phía VT đem đi ám chỉ những con người này thì đúng là buồn cười thật. Ai trong số này là nhà báo vậy? Bước ra đây cho tôi xem nào.

CHU HÙNG - KẺ DỊ HỢM

Chu Hùng được biết đến là một diễn viên gạo cội trong làng điện ảnh nước nhà. Với gương mặt tướng dữ, ông thường được các đạo diễn chọn vào đóng các vai xã hội đen, giang hồ, tội phạm trong suốt hầu hết sự nghiệp của mình như Bắc đại bàng trong phim Cảnh sát hình sự, vai Quang - người đứng sau Lão Phật Gia chỉ huy cả một đường dây tội phạm xuyên biên giới trong “Bí mật tam giác vàng” ;Thế Chột trong phim “Người phán xử”. Chính vì tài năng, sự đóng góp của ông cho nền điện ảnh nước nhà mà ông đã được trao danh hiệu NSƯT.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi lại thấy một diễn viên Chu Hùng đang từng ngày làm méo mó hình ảnh của bản thân.
Đóng vai giang hồ nhưng chính ông cũng chơi rất thân với giới giang hồ đặc biệt là số giang hồ mạng đang nổi lên.
Ông thường xuyên xuất hiện trong các video các giang hồ mạng tiếp đón, giao du với nhau, ông nhiệt tình tham gia, tư vấn về nghệ thuật cho bộ phim Chạm mặt giang hồ của những Phú Lê, Đường Nhuệ đầy tính bạo lực, vô pháp vô thiên.
Và trong 1, 2 năm đổ lại đây thì hình ảnh của ông cũng xuất hiện đầy rẫy trong cái nhóm hội những người yêu áo lính nhưng chỉ là lính ngụy. Hội nhóm này xuất hiện quay MV với những bài nhạc vàng mà theo tôi được biết có sự tư vấn hỗ trợ của diễn viên Chu Hùng.
Nhiều người bức xúc chất vấn không biết có phải Chu Hùng và đám bạn vô học của gã đang định đào mộ và dựng dậy cái thây ma Việt Nam Cộng Hòa, những kẻ bám gót ngoại bang giết chóc đồng bào, đã thối rữa từ gần nửa thế kỷ trước hay không?
Ở cái tuổi làm cha, làm ông thiết nghĩ nghệ sĩ Chu Hùng nhẽ ra phải có cái nhìn thấu đáo, cẩn trọng hơn với những phát ngôn và việc làm của mình bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Cũng cần nhấn mạnh rằng, có nhiều người phấn đấu cả đời chưa chắc đã được phong tặng danh hiệu NSUT, đây là sự ghi nhận cho những cá nhân có đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà, mà nền nghệ thuật nước nhà là nghệ thuật cách mạng, tức là phải mang tính chính thống có tính tuyên truyền giáo dục chứ không phải là những trò lố lăng, rẻ tiền!
Đừng biến mình trở thành những kẻ ngược dòng và bị cả dân tộc khinh bỉ./.